Cười chút chơi – 20 cách phân biệt gái ngoan và gái hư

AABAD1

1. Gái hư yêu nhất bản thân mình, gái ngoan yêu người yêu.

2. Khi lên giường, gái ngoan tự cởi quần áo, gái hư đợi trai cởi đồ cho.

3. Khi vào khách sạn, gái hư nắm tay trai, gái ngoan đi theo sau trai.

4. Khi đi ăn nhà hàng, gái ngoan nói tuỳ anh chọn món, gái hư xem xét thật kỹ menu và chọn món nào mình thích nhất.

5. Khi đi du lịch, gái ngoan nói trai xách đồ cho mình, gái hư tự mình làm mọi thứ.

6. Khi ra mắt bố mẹ trai, gái ngoan nói “con thích hai bác”, gái hư nói “con yêu con trai hai bác”.

7. Khi dắt trai về ra mắt bố mẹ mình, gái ngoan nói “đây là người yêu con” gái hư nói “đây là người con yêu”.

8. Khi làm tình, gái ngoan nói “em hư hỏng quá”, gái hư nói “ôi, em chết mất”.

9. Khi đi chơi với bạn bè của trai, gái ngoan chỉ dám nắm tay trai, gái hư hôn say đắm.

10. Sinh nhật mình gái ngoan đòi hoa hồng và quà đắt tiền, gái hư rủ trai đi du lịch.

11. Khi đi biển, gái ngoan mặc đồ “bà ngoại”, gái hư mang theo 6 bộ bikini.

12. Khi đi bar, gái ngoan gọi bia, gái hư gọi cocktail.

13. Gái hư chơi thể thao, gái ngoan sợ da cháy nắng.

14. Gái hư da ngăm đen, gái ngoan da trắng bóc.

15. Gái hư dùng đồ handmade, gái ngoan dùng đồ hiệu

16. Gái hư mặc áo sơ mi trắng dài với quần sọoc ngắn, gái ngoan mặc đầm.

17. Gái hư có tattoo, gái ngoan nói tattoo là hư hỏng.

18. Gái hư biết nói ít nhất 2 ngoại ngữ, gái ngoan chỉ biết tiếng Việt.

19. Gái hư kiếm tiền giỏi, gái ngoan đợi trai bao.

20. Gái hư nói mình là gái ngoan, gái ngoan nói mình là gái ngoan.

(Theo Vitalk)

Lượm lặt tin 22-2-14

VN quy hoạch kinh tế biên giới với TQ

Hợp tác biên giới Trung - Việt

Việt Nam đẩy mạnh nhiều lĩnh vực hợp tác xuyên biên giới với Trung Quốc.

Việt Nam vừa phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp và thương mại trên tuyến biên giới Việt – Trung tới năm 2020 với ‘tầm nhìn đến năm 2030’, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 19/2.

Một số trọng điểm đầu tư được định hướng gồm các công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, một số loại hình thương mại hiện đại kết hợp giữa thương mại đô thị với thương mại truyền thông, theo Bộ Công nghiệp và Thương mại.

Hôm 20/2, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói Việt Nam nhắm mục tiêu đạt tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch biên giới với Trung Quốc ở mức 16 tỷ đôla vào năm 2015.

Tờ báo Trung Quốc cho hay Việt Nam hiện có 11 vùng kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1.400 km tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng trị giá giao dịch công thương song phương hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Hôm thứ năm, một chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam bình luận với BBC:

“Cả bản Quy hoạch Tổng thể mới phê duyệt lẫn các chương trình hợp tác kinh tế song phương Việt – Trung tới nay đều không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam.”

‘Lo ngại nhập siêu’

Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt

Báo Việt Nam

Cuối năm ngoái, ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương nói với tờ  Đại Đoàn Kết:

“Việt Nam từng có thời kỳ xuất siêu sang Trung Quốc, từ năm 1991-2000. Song từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ nước này với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng.”

Theo tờ báo này Việt Nam khai thác khoáng sản và bán cho Trung Quốc cũng ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ “tận diệt nguồn khoáng sản”.

“Không đâu xa, nhìn ngay cách Trung Quốc thu mua nông sản của Việt Nam thời gian qua cho thấy họ không thu mua một thứ nông sản nào mà nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam,” tờ Đại Đoàn Kết bình luận.

Hôm 11/2, chuyên mục kinh tế của tờ Người Cao Tuổi cho hay trong thời gian từ 2010 – 2013, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 44,8 tỉ USD, nhưng phải nhập khấu từ Trung Quốc 110,6 tỉ USD, dẫn tới nhập siêu lên tới 65,8 tỉ USD và về mặt tỉ lệ là 146%.

“Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt…,” tờ báo viết.

————————-

Tại sao không?

Thế giới đang chờ đợi những vòng đàm phán tự do thương mại điện tử, trong bối cảnh những công ty liên quan đến internet sẽ có quy mô lớn nhất trong số các công ty trên toàn cầu trong 5 năm tới.

Tự do thương mại, thị trường mở và cạnh tranh mạnh mẽ là xu hướng kinh tế thế giới đang vận hành. Các nhà kinh tế lập luận rằng nguyên tắc này cũng cần được áp dụng đối với thương mại điện tử. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về rào cản thương mại, có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố cản trở dòng chảy tự do của thông tin trực tuyến và các hiệu ứng này tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu mới của Boston Consulting Group (BCG), được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos mới đây, đã làm rõ vấn đề này.Nghiên cứu này đã lập các chỉ số “e-friction” bao gồm hơn 55 tiêu chí (từ “băng thông internet bình quân đầu người” tới “tốc độ kết nối điện thoại di động trung bình”, “sức mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ” và “tự do báo chí”) và tính điểm cho 65 quốc gia (xem biểu đồ). Kết quả không đáng ngạc nhiên.

Các quốc gia Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) thuộc nhóm đầu, trong khi các nước đang phát triển gặp khó khăn ở nhóm dưới (Ai Cập , Pakistan, Nigeria). Tuy nhiên, có một vài thứ hạng nổi bật: Hồng Kông đứng thứ 5 và một số nước Trung Đông (Qatar, Ả rập, Bahrain) lại đứng trên các nước châu Âu như Tây Ban Nha và Ý.

BCG cho rằng các yếu tố cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như chất lượng và chi phí truy cập internet, là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chỉ số về internet. Một phát hiện thú vị hơn là một mối tương quan giữa thứ hạng chỉ số e-friction và kích thước của nền kinh tế internet: chỉ số càng thấp càng có thị phần các hoạt động trực tuyến lớn hơn và có tỷ lệ liên quan GDP cao hơn. Trong trường hợp của Ai Cập là 2%, Thụy Điển 6%. Một minh chứng là Anh, có nền kinh tế kỹ thuật số cao nhất với hơn 8%, mặc dù đứng thứ 12 trong bảng chỉ số e-friction.

Mỗi quốc gia có những điều kiện khác nhau, nhưng tốc độ và chi phí truy cập là những yếu tố cần quan tâm nhất để cải thiện nền kinh tế trực tuyến. Senegal đã đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình và đã xây dựng một mạng lưới sâu rộng các “trung tâm viễn thông” và các quán cà phê internet. Một số nước châu Âu đã tuyên bố truy cập internet là một quyền cơ bản của mọi công dân. Ví dụ, Every Finn có quyền kết nối đạt tốc độ ít nhất một megabit trên giây.Châu Âu cũng là một ví dụ tốt. Mặc dù các thành viên của Liên minh Châu Âu có xu hướng có cơ sở hạ tầng tốt, nhưng giao dịch thương mại kỹ thuật số giữa các quốc gia thành viên rất hạn chế. Chỉ có khoảng 7% người sử dụng internet đã đặt đơn hàng quốc tế (trong phạm vi EU). Nguyên nhân là quy định về thương mại trực tuyến trong khu vực này rất khác nhau và pháp luật của EU thường được thực thi không nhất quán.

Nhưng một số ma sát internet cần phải được xử lý trên toàn cầu. Đứng đầu trong số đó là mức độ tin cậy trong các dữ liệu cá nhân. Nếu các thông tin cá nhân bị xử lý sai có thể giảm lòng tin và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia của kỹ thuật số của người tiêu dùng.

Trong nhóm 7 công ty hàng đầu, nước Mỹ có người khổng lồ tìm kiếm Google (giá trị vốn hóa 293 tỷ USD), các tập đoàn thương mại điện tử Amazon (giá trị vốn hóa 125 tỷ USD) và eBay (giá trị vốn hóa 66 tỷ USD), và tất nhiên không thể không kể tới người khổng lồ mạng xã hội Facebook (giá trị 58 tỷ USD). Ngoài nước Mỹ, Trung Quốc cũng đóng góp ba tên tuổi lớn là Baidu (giá trị 33 tỷ USD), Alibaba và Tencent…

Theo đánh giá của giới quan sát, nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng như hiện tại, nhóm công ty này sẽ vươn lên thành những công ty lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 5 năm. Trong thời gian đó, thế giới sẽ được chứng kiến việc thị trường thương mại điện tử sớm thay thế thị trường truyền thống để trở thành thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế. Tại Mỹ, doanh thu thương mại điện tử năm ngoái đạt 225 tỷ USD, chiếm hơn 5% doanh số bán lẻ. Ở Trung Quốc, năm ngoái, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc đạt 207 tỷ USD, ứng với 6% tổng doanh thu toàn ngành bán lẻ…

Với quy mô như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu thế giới tổ chức các cuộc đàm phán tự do thương mại kỹ thuật số trong một vài năm tới.
 

Phạm Quý Ngọ lừa cắt lá gan của con trai một đồng đội

“…Một chuyên gia về ghép tạng tại Bệnh Viện Chợ rẫy cho chúng tôi hay là quá trình thải ghép nếu có chỉ trong thời gian ngắn ban đầu mà thôi. Bây giờ hơn 5 năm thì chứng tỏ ca ghép gan thành công. Nếu lá gan được ghép là bình thường thì người được ghép có thể sống hàng chục năm sau đó. Như vậy việc ông Ngọ bị bệnh do thải ghép gan là khả năng khó xảy ra…”

phamquyngo08

Béo tốt nhưng bất đắc kỳ tử vì quả báo

Cái chết của ông thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ nhằm ngay thời điểm Bộ Chính Trị quyết định đình chỉ mọi chức vụ của ông ta. Vụ việc ồn ào với cáo buộc ông ta ăn hối lộ hơn 1,5 triệu USD và tiết lộ lệnh truy nã cho Dương Chí Dũng để đối tượng chạy trốn. Truyền thông lề đảng đồng loạt đưa tin là ông Phạm Quý Ngọ qua đời vì bịnh ung thư gan. Báo Tuổi Trẻ còn cho biết thêm ông Ngọ được ghép gan 5 năm trước đây. Lá gan được ghép cho ông Ngọ là lá gan của một thanh niên trẻ trung mạnh khỏe. Tại sao đến bây giờ hơn 5 năm mới bị thải ghép nhằm ngay cái thời điểm “nhạy cảm” hiện nay?

Để có lá gan ghép cho ông thượng tướng công an thì một thanh niên phải chết cách oan ức. Người thanh niên này đồng ý hiến 1/2 lá gan cho ông bố nuôi giả nhân giả nghĩa của mình. Nhưng khi phẫu thuật cắt gan thì ê kíp bác sĩ được lệnh của ông Phạm Quý Ngọ cắt hơn 3/4 lá gan của người thanh niên cũng là viên sĩ quan công an dưới quyền của tướng công an Ngọ. Vì bị cắt 3/4 lá gan nên sĩ quan công an này chỉ sống một thời gian ngắn rồi chết. Anh ta là con trai duy nhất của một liệt sĩ ở Thái Bình. Khốn nạn hơn nữa là bố sĩ quan công an này là một  đồng đội của Phạm Quý Ngọ cũng ở quê Thái Bình.

Một người đi lừa để cắt lá gan đoạt mạng sống của đứa con trai duy nhất của đồng đội của mình đã hi sinh thì kẻ đó là người hay quỷ?

Một nhân chứng hiện đang sống ở Thái Bình kể cho chúng nghe toàn bộ quá trình “hiến gan” cũng là một kịch bản do Phạm Quý Ngọ lừa viên sĩ quan trẻ. Ban đầu ông ta nhận anh sĩ quan làm con nuôi. Rồi về quê xây mồ mã cho bố của anh ta cũng là đồng đội của ông Phạm Quý Ngọ. Rồi hứa hẹn đưa lên Hà Nội cho vào Bộ Công an công tác. Rồi thì sẽ cưới vợ cho viên sĩ quan thật linh đình. ông Phạm Quý Ngọ và nhóm bác sĩ đinh ninh chỉ chắt 1/2 lá gan của anh ta thôi. Nhưng cuối cùng thì lá gan bị cắt 3/4 và anh ta cũng sống lay lất chưa hết 1 năm sau đó. Cái chết rất là bi thảm.

Một đạo diễn quê cũng ở Thái Bình nói cho chúng tôi biết là chưa bao giờ ông thấy luật quả báo nó xảy ra nhãn tiền như vậy. Vị đạo diễn khẳng định đó là quỷ chứ không phải người. Cụm từ ” ăn gan uống máu ” nó được hiểu như là nghĩa đen ghê tởm.

Một nhà thơ là hội viện Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thái Bình cho hay là ai cũng biết việc ghép gan oan uổng này nhưng không ai dám nói vì sợ bị “giết người diệt khẩu”.

Một chuyên gia về ghép tạng tại Bệnh Viện Chợ rẫy cho chúng tôi hay là quá trình thải ghép nếu có chỉ trong thời gian ngắn ban đầu mà thôi. Bây giờ hơn 5 năm thì chứng tỏ ca ghép gan thành công. Nếu lá gan được ghép là bình thường thì người được ghép có thể sống hàng chục năm sau đó. Như vậy việc ông Ngọ bị bệnh do thải ghép gan là khả năng khó xảy ra.

Như vậy thì để có lá gan ghép cho ông Phạm Quý Ngọ thì một viên sĩ quan công an đã bị ông tướng công an này lừa nhằm cưỡng đoạt mạng sống. Và câu hỏi về việc ông thượng tướng công an đã chết thiệt hay chết giả và nếu có thì chết ra sao vẫn còn nhiều bí ẩn. Không có một sự thật nào bị che lấp vĩnh viễn dưới bầu trời này. Nhất là số phận của một con người đầy nợ máu với nhân dân tỉnh Thái Bình. Phạm Quý Ngọ dù có chết thì mồ mã cũng chưa chắc được yên.

@eThongluan

 

 

Ông Trần Văn Truyền cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?

Trần Tiến Công


Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre.Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3), nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…

q1.jpg

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

q2.jpg
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.a7_0.jpg
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.a6.jpg
Một góc dinh thự chính.a2_0.jpg
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.a5.jpg
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.Thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong trang này là hiện thực nhãn tiền.

Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành “tấm gương” cho cấp dưới. Chỉ ví dụ một trường hợp ông Lê Sỹ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I TTCP có 6 nhà như Báo Người cao tuổi đã đưa tin.

Bài và ảnh Trần Tiến Công

Phạm Chí Dũng – Mùa xuân dệt liệm

Phạm Chí Dũng

Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)

Áng thơ quá đỗi sầu muộn

Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.

Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.

Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá – lương – tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.

Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.

Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.

Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.

Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank – một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước – đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?

Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.

Nguyễn Văn Bình – người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính – tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng – bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

ANZ – một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.

Bản xonnê đáng nguyền rủa

Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng – cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho – cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.

Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.

Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.

Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.

Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.

Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.

Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?

Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.

Cùng đinh thể chế

Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.

Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.

Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?

Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.

Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.

Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?

Ninh Thuận – nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức – bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.

Mùa xuân dệt liệm

Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:

Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi

Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…