KHI NÀO VIỆC TỰ ỨNG CỬ THÀNH CÔNG?

FB Nguyễn Quang A

Khi nào một (nhóm) người tự ứng cử (vào Hội đồng nhân dân hay Quốc hội) thành công?

1. Thứ nhất, quyền ứng cử là quyền của công dân, nhưng quyền bỏ phiếu là của cử tri chứ không phải của riêng (các) cá nhân ứng cử. Vì thế việc một ứng viên trúng cử hay thất cử là quyết định của tập thể cử tri trong khu vực bầu cử đó (giả như các cử tri được quyền lựa chọn thật sự giữa các ứng cử viên cạnh tranh nhau một cách lành mạnh). Như thế KHÔNG THỂ lấy việc trúng cử hay thất cử của một (hay một tập thể) ứng viên làm THÀNH CÔNG của các ứng viên đó. Phải nói rõ ngay từ đầu để sau này chúng ta có đánh giá đúng mức về thành công hay thất bại.

2. Thứ hai, nếu chúng ta (những người ứng cử và các cử tri) đạt được các mục tiêu sau đây thì có thể coi việc ứng cử là THÀNH CÔNG (tùy theo mục tiêu đề ra):

2.1. Công dân thực thi được quyền ứng cử của mình: nộp đơn ứng cử; phá bỏ được các thủ tục, mưu mẹo phi dân chủ được thiết kế trong các khâu của quy định hiện hành như Hội nghị cử tri, Hiệp thương nhằm loại bỏ các ứng viên mà hệ thống muốn loại họ ra; đấu tranh để có sự phân chia các ứng viên vào các khu vực bầu cử một cách công bằng; giám sát việc bầu cử để cho bầu cử thực sự tự do; giám sát việc kiểm phiếu để cho việc kiểm phiếu được minh bạch, công khai không gian lận.

Làm được vậy thì có thể nói thành công là 100%. Để đạt thành công 100% này cần nhiều thời gian và nỗ lực của tất cả mọi người, những người ứng cử và cử tri trên toàn quốc để buộc quốc hội sửa đổi luật bầu cử thành luật bầu cử thực sự công bằng không còn những sự vi phạm nhân quyền và vi hiến rành rành như các quy định về Hội nghị cử tri và Hiệp thương. Chưa thể hy vọng sẽ có thành công 100% trong đợt bầu cử 2016 này!

2.2; Mục tiêu thực tế hơn là gây sức ép để cải thiện từng bước các khâu vi hiến trên bằng cách: a) gây phong trào (lấy chữ ký chẳng hạn) đòi hủy bỏ các quy định vi phạm nhân quyền và vi hiến; b) sáng tạo loại bớt tác dụng của các quy định vi hiến đó; c) để cho nhân dân và thế giới thấy rõ các thủ tục đó là VI HIẾN vì chúng vi phạm quyền ứng cử, thiên vị cho những người do hệ thống cử ra để dân bầu và như thế gây áp lực đòi sửa luật; d) đấu tranh để một số nhất định người tự ứng cử có tên trong danh sách cuối cùng; e) góp phần vào quá trình học hỏi dân chủ của toàn dân, nhất là giới trẻ….

Nếu đạt được vậy thì có thể nói phong trào tham gia ứng cử 2016 THÀNH CÔNG (chí ít từ 70% đến 100% so với mực tiêu 2.2 hay từ 50% đến 60% so với mục tiêu 2.1).

3. Vì các lý do và mục tiêu trên: những người cảm thấy đủ điều kiện hãy tham gia ứng cử một cách nghiêm túc với tinh thần xây dựng; các cử tri hãy hiểu quyền của mình và thực thi các quyền đó một cách chủ động.

THỜ Ơ, THỤ ĐỘNG là NGẦM ỦNG HỘ cái hiện trạng phi dân chủ mà chúng ta muốn thay đổi.

____

FB Tô Hải

H1

Ảnh: TS Nguyễn Quang A. Nguồn: internet

Với những lời tuyên bố lúc đầu tiên có sáng kiến ra ứng cử quốc hội kỳ nay: “Tôi xem đây là một ‘cuộc học tập lớn’ và muốn mọi người tham gia vào tất cả các khâu, xem thành quả là sự thức tỉnh của dân chúng, sự học hỏi của cử tri”, mình luôn quan niệm việc làm của TS A có nhiều tính chất đánh thức sự vùng lên về ý thức “quyền lợi công dân” của mình lâu nay đã bị cái thể chế “đảng cử dân phải bầu” cướp mất! Và mình chờ, chờ xem có mấy đoàn thể, tổ chức dân sự nào (dù chưa có phép của đoảng) đề cử người ra tranh cử với mục tiêu, chủ trương đường lối thật rõ ràng, thuyết phục, không phải là của những cá nhân đơn lẻ…

Tiếc rằng, đến hôm nay không thấy một ai, một hội đoàn nào cử người của mình ra tranh cử cả Trái lại con số cá nhân tự đề ra cương lĩnh, đường lối đấu tranh “nếu tôi trúng cử” vào quốc hội bù nhìn ngày càng tăng, dù ngay từ bây giờ Đoảng họ đã trâng tráo, lì lợm ra quyết định ai là chủ tịch… và chỉ cho phép 25 đến 50 chỗ cho người ngoài đảng (nhưng tất nhiên phải do họ chọn lựa những kẻ còn “cộng sản” hơn cả đoảng viên!?)

Thế là hàng loạt bài trên trang mạng, đặc biệt của cac tác giả nước ngoài quá quen với lề thói ứng cử, tranh cử bên trời Tây) cho là “đầu hàng”, là “trẻ con”, là “thiếu ý thức chính trị”. Có người còn lo: “Thế là anh chấp nhận ngồi cùng mâm với bọn cộng sản sao?” Một mâm cỗ chúng bầy ra toàn là thức ăn tẩm thuốc độc… Còn mình thì, từ niềm hy vọng phen này sẽ có dịp ít nhất giác ngộ cái ĐA SỐ IM LẶNG MACKENO VỀ NỖI NHỤC MẤT QUYỀN CÔNG DÂN CƠ BẢN NHẤT CỦA MÌNH, đã trở thành nỗi lo:

1- Việc gì sẽ xẩy ra đây khi BẤT CỨ AI ĐỦ 21 TUỔI ĐÊU HĂNG HÁI RA ỨNG CỬ PHEN NÀY vì tưởng đã đến lúc phải làm cho thiên hạ biết măt, biết tên!

2- Cái gì sẽ xẩy ra nếu bọn an ninh đảng nó sẽ lùa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dư lợn viên của chúng cũng ra ứng cử, để rồi, lợi dụng chuyện ứng cử à uôm này mà ra một cái nghị quyết kiểu 244? Chúng sẽ viện cớ: “do tình hình cần phải ổn định lại tinh thần dân chủ xã hội chủ nghĩa bị hiểu lầm”, Dân Chủ nhưng phải có tập trung, có chỉ đạo, có kỷ cương: TẤT CẢ AI ỨNG CỬ VÀO QUỐC HỘI DO ĐẢNG LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN ĐỀU PHẢI ĐƯỢC PHÉP CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ!? Mà họ dám làm lắm, dám lắm đấy các bạn ạ!

Cái mong muốn và hành động lẻ loi của mình qua những lần bầu cử trước chỉ là BẤT HỢP TÁC BẰNG CÁCH KHÔNG ĐI BẦU HOẶC MANG THÙNG PHIẾU ĐẾN NHÀ THÌ GẠCH CHÉO TẤT CẢ, lần này may ra nhờ sáng kiến của các vị như TS A, mở ra một cơ hội cho phong trào rộng khắp BẤT HỢP TÁC TRONG CÁI TRÒ ĐẢNG BẮT ĐI BẦU VÀ TIÊU DIỆT NHỮNG KẺ DÁM VƯỢT QUA KỶ CƯƠNG CỦA HỌ MÀ ỨNG CỬ này!

Chẳng cần nói ra thì ai cũng biết: chúng không đời nào nhường bước chúng ta đâu. TẤT CẢ CHỈ XUẤT PHÁT TỪ SỰ GHI XƯƠNG KHẮC CỐT TRONG MÌNH LÀ SỰ TRÂNG TRÁO, LÌ LỢM, KHÔNG BIẾT XẤU HỔ CỦA BỌN CHÚNG LÀ VÔ HẠN ĐỊNH! HÃY CẢNH GIÁC TRƯỚC MỌI TRÒ CHƠI BẤT CẦN ĐỜI CỦA BỌN NÀY!

Có phải vì mình quá già rồi nên có lúc nghĩ quẩn mà quá lo xa không các bạn? TS Nguyễn quang A có kêu goi “càng đông người ra ứng cử thì cang tốt” (?) hay việc làm của TS đã bị cuộc “ứng cử đại trà” này làm “loãng” đi chuyện giác ngộ cho dân chúng đang bị đoảng cướp đi quyền công dân?

Bình luận về bài viết này