TRÒ CHƠI Ô QUAN TRONG TÒA NHÀ QUỐC HỘI VN

Thập Toàn

H1

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (bà Ngân):Trên trang chủ của Quốc hội VN, tiều sử bà Ngân được ghi chi tiết quá trình công tác cùng chức vụ và bằng cấp từ sau năm 1975 cho đến nay khi bà trở thành Chủ tịch Quốc hội. Tại đây, phần trình độ của bà Ngân được ghi là Cử nhân chuyên ngành tài chính – ngân sách nhà nước, trình độ thạc sỹ kinh tế [1].

Nhìn vào lịch trình công tác dày đặc với nhiều chức vụ trọng trách, người viết bài này tò mò không biết bà Ngân đã giành thời gian lúc nào để theo đuổi được 2 văn bằng, cử nhân và thạc sỹ. Trong trang này, thời gian công tác của bà Ngân được ghi cụ thể và nối nhau tiếp diễn chi tiết. Tuy nhiên,  trang này và các trang khác cũng đều không hề đề cập đến thời gian bà theo học. Và người viết cũng thật sự “khâm phục” rằng bà Ngân quả là siêu nhân khi vừa làm ở những công việc như thế, vừa qua được các kỳ thi khó khăn của cả hai cấp bậc cử nhân và thạc sỹ này, nhất là thời điểm làm đề tài tốt nghiệp.

Bà Ngân, xin bà giúp điền thêm thông tin về thời gian theo học của bà vào trang tiều sử này của quốc hội VN, để người dân có đầy đủ thông tin về người đứng đầu Quốc hội, “đại diện cho dân”?

Bà Ngân sinh ra ở Bến Tre, miền sông nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng. Vựa lúa và vựa cá của VN và của khu vực nữa. Vùng nổi tiếng nuôi cá bè, lồng và ao đầm. Chắc chắn tuổi thơ và cả một thời gian dài trước khi bà Ngân thăng tiến, ra Hà Nội sinh sống và làm việc vào năm 1995, bà Ngân đã gắn bó nửa cuộc đời mình với miền sông nước và nghề nuôi cá đặc thù của vùng này.

Cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn còn tắt lịm khi bà từng giữ những vị trí trọng trách “thứ trưởng bộ tài chính” cơ quan ngân khố của một quốc gia mà lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, mô hình kinh tế XHCN theo kim chỉ nam của chủ nghĩa Marx-mao-leninist.  Cho đến khi tên bà được xướng lên cho cái chức Bộ trưởng bộ LĐTB&XH, cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ xuất hiện ở một tần suất khiêm tốn. Nhưng thời thế thay đổi, cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân đã dần dần được ngân nga khi nó được đặt vào vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội. Còn thời thế ở đây là cái gì? Với định nghĩa của đảng CS thì báo giới phải ca ngợi bà là một đảng viên  xuất sắc mọi mặt. Nhưng theo hiểu biết của người dân thì con đường công danh của bà hay bất cứ ai trong cái chính thể này đều là một trò chơi Ô quan.

Trò chơi Ô quan

H1

Theo trang vi.wikipedia.org [2], thì: Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh, Việt Nam, mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chấtchiến thuật thường dành cho hai hoặc ba người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi (xem hình).

Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.

Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

Quan ở trò chơi trong hội trường quốc hội chính là những ứng cử viên vào vị trí chủ tịch quộc hội. Quân/dân chính là các ông bà nghị. Diễn tiến cuộc chơi trong hội trường là cuộc bầu chủ tịch QH. Tuy nhiên, trò chơi Ô quan của trẻ em ngoài đời còn công bằng hơn trò chơi trong hội trường quốc hội. Bởi vì nó còn có ít nhất là 2 quan đặt đối diện và ngang bằng vị thế lúc thời điểm chơi bắt đầu, trong khi đó trò chơi trong hội trường chỉ duy nhất 1 quan. Và số quân/dân trò chơi ngoài đời cũng được chia ra thành 2 phe một cách minh bạch và sòng phẳng. Trong khi đó, trò chơi ô quan trong hội trường nhà QH thì đến 96-97% số quân (ông nghị bà nghị) là đảng viên, nghĩa là thuộc 1 phe.

Trong trò chơi ô quan, việc gian lận cũng xảy ra, nếu người nào muốn ăn gian thì khi đi qua ô quan của phe mình sẽ bỏ số quân nhiều lên theo qui định là 1. Khi đó sẽ xảy ra tranh cãi giữa 2 phe. Phe bị cáo buộc thường hay “thề không ăn gian”, còn phe cáo buộc thì thường phản ứng “thề cá trê rúc ống”. Nếu không phân thắng bại, thì trò chơi ô quan bị giải tán. Trong hội trường QH, năm nay trò chơi ô quan này cũng bắt đầu có mục “thề”. Và người dân ngoài hội trường thì lại nói “thề cá trê rúc ống”.

Diễn tiến trò chơi Ô quan trong nghị trường nhà QH

Cuối tháng 3 năm 2016. Dưới sự sắp xếp các quân cờ vào các ô quan trong hội trường nhà quốc hội của ông cựu chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, ứng cử viên duy nhất và cũng là người thắng cuộc trong trò chơi ô quan lần thứ nhất là cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân, bà cựu phó Chủ tịch Quốc hội, đã được xướng lên trong không khí “dân chủ đến thế là cùng”, nào vỗ tay, vỗ tay… Bà Ngân quần “lĩnh áo the” bước ra với lời thề “Tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [3]. Vỗ tay, vỗ tay nào!!! Trò chơi ô quan lần thứ nhất xin được tạm dừng. Các quân có thể ăn, ngủ, nghỉ xả láng, tiệc tùng cỗ yến, máy lạnh hết công suất phục vụ các quân ngủ ngon gật giỏi nào, vỗ tay, vỗ tay nào!

Chỉ sau 4 tháng từ tháng 3, đến trung tuần tháng 7 năm 2016, bà Ngân điên tiết muốn chứng tỏ bản lĩnh điều hành quốc hội của mình, nên đã tổ chức “cào bài” của trò chơi lần thứ nhất. Trò chơi Ô quan lần thứ hai được xòe ra. Lúc này thì quan, chính là bà Ngân, vừa ngồi ô quan vừa lấy tay chia quân vào ô. Kết thúc trò chơi ô quan lần 2, cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân lại được xướng lên gióng rả với số quân lên tới 98%, lại vỗ tay rầm rầm!  Bài cào kết thúc, trò chơi ô quan cũng tạm dừng. Bà Ngân với “quyền hiến pháp” cặp nách bước ra. Lại thề nào, thề nào: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, tôi Chủ tịch Quốc hội xin tuyên thệ, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó” .[4] Trò chơi ô quan lần kết thúc. Dân ở ngoài hội trường lại ngao ngán “mình có giao việc gì cho bả đâu mà thề cá trê rúc ống chi mô”?

H2Bà Ngân tuyên thệ. Nguồn: internet

Hậu trò chơi ô quan

Sau trò chơi lần thứ nhất, cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân đã “sáng rực” các trang báo đảng. Những bài ca “Nguyễn Thi Kim Ngân” cứ ngày càng vang lên lấn át các âm thanh khác, hấp dẫn một anh chàng da đen từ bên nửa kia của bán cầu phải đến. O-ba-ma, ồ- bá-ma. Xin chào, xin chào!!!

Lúc trước, khi bà Ngân còn làm Phó Chủ tịch Quốc hội, thì chỉ thấy đi phát quà và làm những việc linh tinh này nọ, nhưng ngay sau lần thứ nhất thề nhậm chức, trong cuộc tiếp kiến ông Obama, hành động bà ấy cho cá ăn, đã nhận không ít gạch đá của cư dân mạng với những lời bình luận “tác phong của một mụ nông dân”…. Nhưng với người viết bài này, hành động của bà Ngân thể hiện lỗ hổng tri thức của bà ấy. Bà ấy đi lên chức Chủ tịch Quốc hội nhưng không chịu học hỏi và bồi đắp kiến thức cho bản thân trước khi có đủ hành trang của một người làm chính trị có tri thức. Bà ấy xuất thân từ cái nôi của vùng nuôi cá lớn nhất VN. Thế mà bà ấy không chịu quan sát những kiến thức thực tế xung quanh và rất đời thường này. Bà Ngân ơi, có bao giờ bà tự hào về hoạt động ngư nghiệp truyền thống ấy của quê hương bà? Có bao giờ bà  tự đặt câu hỏi là tại sao các viên thức ăn lại cần có kích cỡ khác nhau cho từng giai đoạn trưởng thành của các loài nuôi? Và vì sao các viên thức ăn đó bao giờ cũng được sản xuất có một độ xốp nhất định?

Bà Ngân ạ, một người nông dân thôi, hay một đứa trẻ con nếu hỏi chúng cũng sẽ trả lời được rằng, mục đích kích cỡ viên thức ăn là để nó phù hợp với khẩu miệng của đối tượng nuôi từng giai đoạn, và độ xốp để viên thức ăn có độ chìm chậm lại, có thế cá mới kịp đớp mồi trước khi viên thức ăn đó chìm xuống đáy, vừa tránh lãng phí, vừa tránh gây ô nhiễm. Bà cầm cả vốc thức ăn ném ào xuống nước, rồi lại đổ ụp cả xô thức ăn xuống. Ối ối bà ơi, Ồ-bá-ma đã phải thốt lên thay cho những con cá nạn nhân kia bà ạ.  Hình ảnh này của bà nó đại diện cho cái chính thể của đảng bà, nơi ấy bà và các đồng chí của bà cũng mãi mãi vẫn là “kẻ vô học” mà thôi.

Gần đây, tại phiên họp QH đầu tiên khóa 14 của đảng bà, bà đã hùng hồn mà nói rằng “Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác”. Câu nói này của bà nó được lặp lại từ câu nói tương tự của bà Tôn Nữ Thị Ninh cách đây hơn 10 năm. Thì ra, các bà quá láo (lời của BS. Nguyễn Đan Quế). Các bà chỉ là những nhân vật đại diện của cái đảng bà.  Bà cùng cái đảng của bà không những láo, mà còn ngu trong việc so sánh phân quyền và trách nhiệm trong xã hội với một mối quan hệ trong gia đình. Với suy nghĩ của bà và cái đảng của bà như thế này mà lãnh đạo đất nước thì chẳng khác nào các bà để XHVN và dân tộc này suy vong vì căn bệnh “quần hôn” là phải.

Bà lại còn nói văng nước miếng với câu “Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên”, ố hố, ố hố. Nghe câu này từ miệng bà, bé nhà tôi đang tả con vịt kìa bà ạ. Bái phục, bái phục!!!!

Nhưng khi bà tung chưởng “ban hành luật biểu tình làm rối loạn đất nước”, có ai ngạc nhiên chứ? Bởi trò chơi ô quan của bà và cái đảng của bà xá lá xá lá nó là thế.

Trò chơi ô quan và cộng sản Việt Nam

Bài viết này được viết nhờ cảm hứng sau khi đọc bài “Tư tưởng của người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam” của luật sư Lê Luân được đăng trên trang Ba Sàm [5].

____

[1] http://quochoi.vn/pct-nguyen-thi-kim-ngan/Pages/qua-trinh-cong-tac.aspx?ItemID=27966

[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_%C4%83n_quan

[3] http://video.vnexpress.net/xa-hoi/tan-chu-tich-quoc-hoi-the-trung-thanh-voi-to-quoc-nhan-dan-3378930.html

[4]  http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-kim-ngan-lan-thu-hai-tuyen-the-nham-chuc-3440335.html

[5] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/31/9386-tu-tuong-cua-nguoi-dung-dau-co-quan-lap-phap-viet-nam/

QUẢ BOM MÔI TRƯỜNG Ở TÂY NGUYÊN NGANG TẦM FORMOSA

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa.
Chính quyền chưa báo cáo?
Sáng 23/7, sự cố đường ống Nhà máy Alumin Nhân Cơ (do nhà thầu Chalieco, Trung Quốc phụ trách) khiến hóa chất kiềm tràn ra bên ngoài, một phần kiềm thẩm thấu xuống lòng đất trong phạm vi 600m2, phần còn lại chảy theo đường ống đổ về suối Đắk Dao. Khi thấy cá trên suối Đắk Dao chết, nhiều người dân, trong đó có cả trẻ em đã lội xuống dòng suối này vớt cá về ăn.
Ông Phan Diệu Anh, một trong những người phát hiện sự việc đầu tiên cho biết: “Khi đó, dòng nước có nhiều biểu hiện lạ so với bình thường, nước đục, có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ…; Tiếp xúc thấy có chất nhờn như nước bọt xà bông. Sau khoảng 10 phút tiếp xúc với nước, chân tôi bị ngứa, da khô cứng, căng ra; Những vùng da non bị đau rát, có chỗ rộp lên như bỏng nước sôi”.
Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, đến ngày 31/7, đã có hàng chục người dân ở dọc suối Đắk Dao bị ảnh hưởng bởi sự cố. Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Trương Thanh Tùng, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông cho hay, hiện vẫn chưa nhận được báo cáo sự việc của chính quyền huyện Đắk R’lấp.
“Hiện, vẫn đang rà soát lại toàn bộ vụ việc để có phương án cụ thể. Còn đền bù hay không thì hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào. Thời gian khắc phục sự cố cũng chưa xác định là bao lâu”, ông Tùng cho hay. Vị Phó chủ tịch tỉnh cũng khẳng định: Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã được đánh giá tác động môi trường một các đầy đủ. Ngoài ra, việc giám sát đều được thực hiện cẩn trọng.
Về hướng khắc phục sự cố, Sở TN&MT Đắk Nông cho biết, Công ty Nhôm Đắk Nông đã cho máy móc, công nhân thu gom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài; Đào xúc phần đất bị kiềm tràn ra ngoài để đổ vào hồ chứa bùn đỏ, đồng thời dùng hóa chất pha loãng trung hòa lượng kiềm. Được biết, công ty cũng đã yêu cầu nhà thầu Chalieco kiểm tra lại toàn bộ thiết kế, thiết bị và quá trình thi công lắp đặt Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Theo đó, Chalieco buộc phải lập báo cáo đánh giá chi tiết về sự cố để đưa ra giải pháp khắc phục, không để xảy ra sự cố tương tự ở các điểm bơm kiềm tại các phân khu khác.
Ông Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam bày tỏ sự lo lắng khi biết thông tin vụ việc. “Một khingười dân bị bỏng và cá chết thì rõ ràng nồng độ phải lớn mới gây ra hậu quả như vậy. Cách xử lý là đổ axit để trung hòa chất xút. Xút là một chất cực độc hòa vào nguồn nước là một điều rất đáng sợ. Theo tôi, đây là một cảnh báo cho việc khai thác boxit”, ông Bái nhấn mạnh.
Không cẩn trọng sẽ có Formosa thứ hai
Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) cho biết, nếu không cẩn trọng trong khai thác boxit ở Nhân Cơ sẽ có nguy cơ thảm họa môi trường giống Formosa ở Tây Nguyên.
PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ bày tỏ lo lắng khi mới đây Nhà máy Alumin Nhân Cơ vỡ ống xút và tràn ra ngoài. “Quả thực đây là điều báo động cực kỳ nguy hiểm đối với quá trình sản xuất alumin ở khu vực Nhân Cơ. Về nguy hại lâu dài sẽ vô cùng khủng khiếp”.
Được biết, năm 1984 PGS. Phổ đã bảo vệ luận án liên quan đến boxit ở Việt Nam. “Hiện nay, trên thế giới người ta sợ nhất là bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit. Bùn đỏ này có độ kiềm rất cao lên đến 12 PH (nước ở mức trung tính độ PH= 7-PV). Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết”, vị chuyên gia phân tích.
Theo PGS. Phổ, ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. “Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Công nghệ xử lý bùn đỏ trên thế giới chưa nước nào chế ngự được xút. Nếu mà vỡ ra thì nguy hại toàn vùng, ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường sống của sinh vật ở các dòng sông, con suối trong khu vực… Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại.
Tương tự, ông Đỗ Thanh Bái cho biết, xử lý được vấn đề bùn đỏ phải tốn chi phí rất cao nên người ta chủ yếu sử dụng các hồ chứa để trữ lại lượng bùn này nhằm vào một số việc khác. “Tuy nhiên, hiện nay thời tiết tiêu cực, diễn biến thất thường do biến đổi khí hậu, thế nên trong trường hợp xấu, lượng bùn đỏ này có thể tràn xuống lưu vực các con sông. Khi đó, nó thực sự như một “quả bom” môi trường ở thượng nguồn”, ông Bái đặt vấn đề.
Tạ Vĩnh Yên/Báo Giao thông

Ôm tiền ra ngoại quốc, cuộc tháo chạy mới ở Việt Nam

Tập đoàn Kinh Đô đã bán phần lớn cổ phiếu cho nước ngoài. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Tập đoàn Kinh Đô đã bán phần lớn cổ phiếu cho nước ngoài. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Văn Lang/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Cái thời mà người ta nói “Cái cột đèn có chân mà đi được nó cũng đi,” tuy đã xa, nhưng bây giờ Việt Nam đang bắt đầu một cuộc tháo chạy khác.

Đầu tiên phải kể tới sự triệt thoái vốn của các công ty “đại gia” tư nhân, cũng như nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân của người Hoa vùng Chợ Lớn. Dưới chính thể cộng sản, họ bị “chà” đi, “xát”lại không biết bao nhiêu lần. Cho tới khi, tập đoàn bánh kẹo Kinh Đô, vốn xuất thân từ một lò bánh của gia đình, vươn lên thống lĩnh hoàn toàn thị trường Việt Nam. Nó trở thành niềm tự hào của người Hoa, trong giai đoạn làm ăn sau thời “mở cửa.”

Nhưng trong năm 2015, tập đoàn Kinh Đô đã bán tới 80% cổ phần cho tập đoàn Mondele’z International có trụ sở chính nằm tại Hoa Kỳ. Và cũng theo lời của một doanh nhân người Hoa, trong tương lai, cuộc triệt thoái vốn có thể lên tới… 97%.

Vị doanh nhân người Hoa này, lắc đầu ngao ngán, cho biết: “Khi Kinh Đô đã bán cho nước ngoài, thì khó có doanh nghiệp Việt Nam nào còn có thể trụ lại được.”

Hàng loạt công ty tư nhân Việt Nam “phất” lên sau mở cửa. Nay hoặc đã phá sản, hoặc đang đứng trên bờ vực của sự phá sản,với số nợ chồng chất trong ngân hàng. Một số ít còn lại,lặng lẽ âm thầm bán công ty (hoặc đa số cổ phần) cho các công ty nước ngoài.

Người Thái Lan, tuy không ồn ào, nhưng đã mua hầu hết các siêu thị ở Sài Gòn. Và cũng đã lên tiếng sẵn sàng mua lại tập đoàn bia Sài Gòn, niềm tự hào còn sót lại của người Việt.

Trong bối cảnh đó, nhà nước Việt Nam ra quyết định triệt thoái vốn khỏi các tập đoàn mà lâu nay nhà nước là “ông chủ,” tức nắm từ 51% cổ phiếu trở lên.

Trong số danh sách triệt thoái vốn của nhà nước, có cả những tập đoàn lâu nay vốn là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân sách.

Hai cái tên “cộm cán” trong đợt rút vốn này phải kể tới tập đoàn sữa Vinamilk và tập đoàn Viễn Thông FPT (FPT Telecom).

Câu hỏi đặt ra là, tại sao lúc này nhà nước lại rút vốn? Mà lại khuyến khích bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để thu ngoại tệ. Như Vinamilk được khuyến cáo là sẵn sàng để nước ngoài sở hữu 100% cổ phiếu.

Phải chăng nhà nước cộng sản đang cần tiền để trả nợ công (vay của nước ngoài) đã tới thời kỳ phải đáo hạn? Hay là do sức ép đã cam kết khi gia nhập WTO và hiệp định TPP sắp tới?

Nhưng câu trả lời nghiêng về phía cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân ở Việt Nam, đều thấy họ không có khả năng cạnh tranh khi thị trường mở ra thực sự. Nên “khôn hồn” là bán trước, trong khi còn được giá hơn là để phá sản, mất trắng. Tư nhân vẫn tiếp tục điều hành công ty cho ông chủ nước ngoài. Nhà nước thì chỉ việc thâu thuế công ty mới, không quan tâm sợ nó phá sản như khi nhà nước vẫn quản lý.

Nhưng cuộc triệt thoái vốn của phe nhà nước gặp cản trở, vì Bộ Tài Chánh, cũng như Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC – State Capital and Investment Corporation) nơi được giao việc quản lý các tập đoàn trên, nay lại được giao việc thoái vốn. Nhất định không chịu nhả miếng “mồi ngon” ra.

Một lo ngại khác, là lợi ích phe nhóm, sẽ định giá cổ phiếu thấp hơn thị trường nhiều lần. Sau đó mua bán, giao dịch “nội bộ” lòng vòng với nhau, bán tài sản quốc gia, thực chất là chia tài sản – mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, cho những nhóm tư bản thân hữu, bọn tư bản đỏ.

Một cuộc tháo chạy khác,là các công ty khởi nghiệp của giới trẻ có học thức ở Việt Nam trong lãnh vực IT và kinh doanh Internet đều chạy qua Singapore. Vì ở đó họ được hưởng chính sách ưu đãi. Còn về thủ tục thì họ chỉ mất có một ngày, trong khi ở Việt Nam phải mất từ 6 tháng tới 1 năm .Chưa kể các khoản “bôi trơn.”

Khi các doanh nhân tháo chạy

Diễn biến mới nhất, một cựu CEO của tập đoàn FPT, đã đem gia đình vợ con đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện EB-5.

Theo như bà Kim Hạnh, cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho biết là hiện có một làn sóng người ra đi theo diện EB-5.

Bà Kim Hạnh đồng thời là người trong nhóm sáng lập tờ Sài Gòn Tiếp Thị, từng giữ chức Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại thành phố và hiện nay, điều hành tổ chức tư nhân mang tên “Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ Doanh Nghiệp” quy tụ nhiều CEO đã thành danh ở Sài Gòn và miền Nam nói chung và cũng là người thường xuyên tiếp xúc với giới doanh nhân.

EB-5 là chương trình đầu tư để nhận thẻ xanh ở Hoa Kỳ.

Trụ sở của tập đoàn sữa Vinamilk tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Trụ sở của tập đoàn sữa Vinamilk tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Có hai mức đầu tư để có thẻ xanh. Mức 500 ngàn Mỹ kim là đầu tư được chỉ định và mức 1 triệu Mỹ kim (không chỉ định). Tối thiểu phải tạo ra việc làm cho 10 người bản địa, được cấp thẻ xanh trong 2 năm, và sau hai năm “tái thẩm” công việc đầu tư hiệu quả tạo công việc lâu dài cho người bản địa sẽ được cấp thẻ xanh… lâu dài.

Tiền đầu tư theo diện EB-5 chỉ cần chứng minh là hợp pháp. Nhưng không phân biệt là tiền đầu tư của cá nhân hay nhà nước. Vì vậy, khá nhiều quan chức Việt Nam và Trung cộng tận dụng tiền đầu tư của công ty nhà nước để tháo chạy sang Hoa Kỳ.

Một doanh nhân trẻ trong làn sóng ra đi diện EB-5,viết trên Facebook cho biết là một du học sinh, trở về nước kinh doanh và thành đạt. Dù thừa nhận là được hưởng “ơn mưa móc” từ chế độ. Nhưng anh ta vẫn quyết dắt gia đình, vợ con ra đi, chỉ vì không muốn con cái của mình suốt đời phải sống trong sự dối trá!

Trong một diễn tiến khác,mới đây quốc hội cộng sản Việt Nam đã bãi miễn tư cách của một nữ đại biểu đương nhiệm. Vì bà này đã dùng tiền đầu tư vào đảo quốc Malta để kiếm quốc tịch Malta. Một cách để lo… tương lai cho mình và con cái sau này.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, thì trong năm 2014 chỉ có 6,418 trường hợp đi định cư ở nước ngoài theo diện đầu tư. Thì trong năm 2015,con số đi định cư bằng tiền đầu tư đã tăng vọt lên tới 17,662 trường hợp.

Cũng theo một thống kê, thì trong vòng 5 năm (2008-2013), số tiền từ Việt Nam “đội nón” ra đi là 33 tỷ Mỹ kim. Trong đó có tiền đầu tư để được định cư ở nước ngoài và tiền cho du học sinh một đi không trở lại.

Một doanh nhân trẻ trong làn sóng ra đi, cho rằng nhà nước Việt Nam đang “chảy máu” không chỉ rất nhiều tiền. Mà quan trọng hơn cả là nguồn nhân tài đầy nhiệt huyết kinh doanh cũng đang lần lượt ra đi.

Điều đó giống như sân khấu về khuya, mà còn chỉ toàn đào kép già nua bệnh hoạn. Khán giả ngáp dài, trong khi nhà đèn lại “rung chuông” cảnh báo sắp tới giờ… cúp điện.

 

Thanh tra toàn diện Núi Pháo: Trần Đại Quang muốn cưỡng chiếm “sân sau” tỷ đô của Nguyễn Tấn Dũng

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫy tay chào các đại biểu quốc hội khi được mời đến tham dự phiên khai mạc
kỳ họp thứ nhất của quốc hội khoá 14 vào hôm 20/7/2016.
Hoàng Trần (Danlambao) – Đúng một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức lần 2, tân chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mở chiến dịch thâu tóm nhắm vào các “sân sau” của gia tộc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 26/7/2016, bộ tài nguyên môi trường loan báo quyết định “thanh tra toàn diện” đối với công ty Núi Pháo. Đây được coi là một siêu dự án trị giá lên đến hàng tỷ đô-la liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông Dũng.
Việc thanh tra được nói dựa theo đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên – nơi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang đang giữ chức bí thư tỉnh uỷ.
Siêu dự án tỷ đô
Nguyễn Tấn Dũng đến Núi Pháo năm 2009

Theo thông báo, bộ tài nguyên môi trường sẽ tiến hành tranh tra toàn diện ngay trong đầu tháng 8 tới đối với một số lĩnh vực như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước và đất đai.

Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9km vuông, nằm trên địa bàn huyện Đại Từ, Thái Nguyên, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, siêu dự án này đã bị thâu tóm bởi tập đoàn Masan.
Công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đã đứng ra tư vấn và môi giới cho thương vụ sát nhập phức tạp nhất từ trước đến nay này.
Riêng trong năm 2015, dự án Núi Pháo đã mang lại cho Masan doanh thu lên đến 2.665 tỷ đồng.
Do là một mỏ khai thác lộ thiên và tỷ lệ bóc đất đá thấp, Núi Pháo cũng được coi là một trong những nhà sản xuất vonfram có chi phí thấp nhất thế giới.
Trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế. Riêng tại Núi Pháo, trữ lượng vonfram đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Do đó, việc sở hữu Núi Pháo không chỉ mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới hiện nay.
Anh em Quang – Tỏ đối đầu gia tộc Nguyễn Tấn Dũng
Chính vì những nguyên nhân trên, Núi Pháo đã trở thành tâm điểm gây nên nhiều cuộc chiến tranh giành quyền sở hữu trong giới chóp bu Ba Đình.
Từ khi đi vào hoạt động từ năm 2012, việc khai thác mỏ đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, đời sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Suốt nhiều năm, người dân đã liên tục gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng không hề được giải quyết.
Lợi dụng điều này, các đối thủ của ông Dũng đã “đặt vấn đề” để đòi chia chác. Tuy nhiên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ấy còn rất mạnh, ông ta dùng quyền lực để bịt miệng báo chí, làm giả kết luận kiểm tra, dễ dàng đập tan những kẻ dám “nhòm ngó” sân sau của mình.
Anh em Trần Đại Quang – Trần Quốc Tỏ
Cục diện bắt đầu thay đổi vào đầu năm 2014, khi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ (em trai Trần Đại Quang) được TBT Nguyễn Phú Trọng “luân chuyển” về Thái Nguyên giữ chức phó bí thư tỉnh uỷ.
Đáp lại, vào tháng 10/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thay đổi hàng loạt quan chức Thái Nguyên. Anh em Quang – Tỏ cũng không vừa khi buộc được chủ tịch tỉnh này tự ý ra văn bản bổ nhiệm nhân sự chống lại cả quyết định của thủ tướng.
Đã có lúc, cuộc chiến nhân sự tại Thái Nguyên trở thành trò cười cho dư luận khi cùng một lúc, có đến 2 ông quan chức cùng ngồi ghế giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Sau cùng, số phận của Nguyễn Tấn Dũng cũng đã được định đoạt tại đại hội 12, Núi Pháo tạm yên trong vài tháng để liên minh Trần Đại Quang – Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực qua chiêu bài “doạ hổ đập ruồi”.
Vài ba con “ruồi” đầu tiên đã bị đập, nhưng còn con “hổ” vẫn chẳng hề hấn gì đã khiến ông đại tướng công an – vốn chỉ quen đàn áp, bắt bớ – mất kiên nhẫn.
Đúng một ngày sau khi được quốc hội khoá mới “bầu chọn”, việc làm đầu tiên của tân chủ tịch nước Trần Đại Quang là tấn công vào “sân sau” tỷ đô của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng.
Thanh tra Núi Pháo chỉ là cú đòn đầu tiên để “thử lửa” và chưa phải là trận đánh cuối cùng. Rõ ràng, các đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng đã không chấp nhận để ông thành “người tử tế” như lời hứa trước khi về hưu.