Ai điều hành Nga cùng Tổng thống Putin?

 
‘Bộ đôi quyền lực’ của Nga, ông Putin và Thủ tướng Medvedev tập thể dục cùng nhau

Khi ông Vladimir Putin mới lên nắm quyền, ông được hỏi trong một cuộc phỏng vấn rằng, ai là những đồng nghiệp ông tin cậy nhất?

Ông nêu tên năm người:

  • Nikolai Patrushev
  • Sergei Ivanov
  • Dmitry Medvedev
  • Alexei Kudrin
  • Igor Sechin

15 năm sau, những người này vẫn thuộc nhóm nòng cốt của Tổng thống Putin và thống trị đỉnh cao tại chính phủ và các doanh nghiệp lớn của Nga:

  • Ông Patrushev là giám đốc cơ quan an ninh nội địa FSB từ năm 1999 cho tới khi ông được chỉ định vào chức Thư ký‎ Hội đồng an ninh Nga năm 2008
  • Ông Ivanov là Bộ trưởng Quốc phòng và là Phó Thủ tướng. Từ năm 2011, ông là người phụ trách văn phòng tổng thống Nga
  • Ông Medvedev là Tổng thống từ 2008-12, là một phần của “bộ đôi” cầm quyền với ông Putin, và nay là Thủ tướng
  • Ông Kudrin, Bộ trưởng Tài chính cho tới năm 2011, không còn nắm giữ chức vụ chính thức nào nhưng dường như vẫn cố vấn tổng thống về các vấn đề kinh tế, tài chính
  • Ông Sechin, người từng giữ các chức vụ cao cấp trong văn phòng tổng thống và chính quyền, là giám đốc điều hành Rosneft, tập đoàn dầu khí của nhà nước

Trước tiên, có sự thống nhất về mặt nhân sự thân cận nhất với ông Putin. Hiếm khi xảy ra cải tổ, và rất ít người bị đẩy ra khỏi nhóm nòng cốt này.

Thứ hai, trung tâm lãnh đạo của nhóm được thành lập bởi những đồng minh cùng làm việc với ông Putin từ thời KGB, hay những năm 90 ở thành phố St Petersburg, hoặc cả hai.

Theo chiều kim đồng hồ, từ ảnh trên cùng bên trái: Nikolai Patrushev và Dmitry Medvedev, Sergei Ivanov, Alexei Krudin, Igor Sechin

Nhóm cũng gồm những người khác mà ngài tổng thống tin tưởng giao phó cho những dự án hạ tầng quan trọng, như Arkady Rotenberg, một trong những người chịu trách nhiệm Thế Vận hội mùa Đông ở Sochi, cũng như một số nhân vật ở địa phương và một vài quan chức cao cấp.

Rất nhiều trong số này đã giữ chức vụ cao trước khi ông Putin lên nắm quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu từng là Bộ trưởng Tình trạng Khẩn cấp, là nhân vật chính trị nổi bật trong đảng vào nửa cuối thập niên 90, và là lãnh đạo đảng nước Nga Thống nhất từ năm 2001 – 2005.

Những nhân vật như thế cùng tụ lại ở hội đồng an ninh, một trong những tổ chức quan trọng nhất trong việc phối hợp ở cấp cao và cung cấp các nguồn lực.

Cùng lúc đó, hệ thống chính quyền của Nga – cái gọi là trục quyền lực – vận hành không được tốt lắm: hướng dẫn chính sách thường được thực hiện chậm trễ, và đôi khi còn chẳng được thực hiện, nên những người có vai vế quan trọng khác cũng phải giúp phát triển và thực hiện các dự án.

Chẳng hạn như ông Yuri Trutnev, được bầu là thống đốc vùng năm 2000, sau đó được bổ nhiệm thành Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Tự nhiên và Sinh thái năm 2004.

Năm 2013, ông được cất nhắc lên thành Phó Thủ tướng và là Đặc sứ của Tổng thống ở vùng Viễn Đông Nga, vị trí được ông Putin ưu tiên cao.

Tổng thống Nga và ông Yuri Trutnev

Các quan sát gia Nga cũng chỉ ra vai trò của ông Vyacheslav Volodin trong việc giúp Tổng thống Putin điều hành chính sự từ năm 2011.

Ông Volodin nổi lên từ làm chính trị địa phương và sau đó là quốc gia, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí chính phủ.

Ông thiết lập Mặt trận Bình dân toàn Nga năm 2011, có ảnh hưởng lớn, đóng góp quan trọng trong việc thành lập, thực thi và giám sát chính sách của tổng thống.

Ông Volodin sau đó được chỉ định thành Phó chủ tịch thứ nhất của văn phòng tổng thống, phụ trách thực hiện “tái thiết lập” chính trị nội bộ Nga từ năm 2012.

Bên cạnh việc duy trì nhóm nòng cốt, cũng có nhu cầu ngày càng lớn đối với các nhà quản lý có hiệu quả nhằm thực thi chính sách.

Thực vậy, thay vì thu nhỏ lại như dự đoán của một số nhà bình luận, nhóm lãnh đạo còn có vẻ mở rộng ra.

Có một vài ngôi sao đang lên đón vai trò ngày càng quan trọng trong chính trị của đảng và chính quyền.

Một trong số đó là Alexander Galushka, 39 tuổi, là thành viên của Mặt trận Bình dân và có mặt trong rất nhiều ban cố vấn tổng thống và thủ tướng.

Ông được chỉ định là Bộ trưởng khu vực Viễn Đông năm 2013.

Putin là nhân vật trung tâm trong chính trị Nga nhưng cũng là thành viên của một nhóm nòng cốt

Điều này dẫn tới luận điểm cuối cùng về việc ai điều hành nước Nga cùng ông Putin – tuy ngài tổng thống là nhân vật trung tâm, ông cũng là thành viên của nhóm nòng cốt, mà nhóm này là một phần của hệ thống. Nó nêu bật tầm quan trọng của khả năng thực hiện nhiệm vụ thật hiệu quả.

Mọi cá nhân trên đều được tiếng là chăm chỉ, trung thành và chứng tỏ khả năng làm việc hiệu quả trước những nhiệm vụ khó khăn trong kinh doanh, quản lý nhà nước và chính trị.

Như một người thân cận với ông Putin đã quan sát thấy, ông không chọn người vì vẻ bề ngoài mà vì khả năng hoàn thành công việc của họ.

Andrew Monaghan là nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Nga và Âu Á ở Chatham House, London.

@bbc

Thực chất chuyến thăm TQ của ông Sinh Hùng

Quan hệ Việt - Trung  Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội VN, thăm Trung Quốc từ ngày 23-27/12/2015.

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng, chỉ có ý nghĩa ‘đối ngoại’ hơn là liên quan tới vấn đề nhân sự của Đại hội đảng lần thứ 12 sắp nhóm họp đầu năm tới đây, theo một nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung từ Hà Nội.

Bình luận với BBC về chuyến thăm của ông Nguyễn Sinh Hùng, người vừa thăm Trung Quốc từ ngày 23-27/12/2015 theo lời mời của nhà lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, ông Trương Đức Giang, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Việt Nam nói:

Có thể giải thích là chuyến đi thăm cuối cùng khi còn cương vị thì tội gì không đi.

“Đi thì vừa tỏ lễ nghĩa, tỏ tình cảm, còn chuyện họ có ý đồ gì nữa thì chuyện đó là cái chuyện để đó xem thôi.

“Chứ còn theo tôi thì ông Nguyễn Sinh Hùng nhiều tuổi rồi, theo tôi, mà cũng không phải là nhân vật đặc biệt.

“Cho nên khó mà có thể ở lại để làm chức vụ gì mới trong ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đâu,” nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói.

‘Bỏ một lá phiếu’

Có thể giải thích là chuyến đi thăm cuối cùng khi còn cương vị thì tội gì không đi.

“Đi thì vừa tỏ lễ nghĩa, tỏ tình cảm, còn chuyện họ có ý đồ gì nữa thì chuyện đó là cái chuyện để đó xem thôi.

“Chứ còn theo tôi thì ông Nguyễn Sinh Hùng nhiều tuổi rồi, theo tôi, mà cũng không phải là nhân vật đặc biệt.

“Cho nên khó mà có thể ở lại để làm chức vụ gì mới trong ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đâu,” nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói.

‘Bỏ một lá phiếu’

Về ý nghĩa của việc Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 11/2015, đã bày tỏ lời mời đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, sang thăm Trung Quốc ‘vào một thời điểm thích hợp’ trong tương lai, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy bình luận thêm:

“Cá nhân tôi, với sự hiểu biết của tôi, thì tôi cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ‘khá chắc’ rồi.

“Cho nên khi mời ông Dũng đi, thì tức là phía Trung Quốc đã bỏ phiếu Tổng bí thư cho ông Dũng đấy.”

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá của mình về mức độ ‘hiệu quả tác động’ của Trung Quốc ‘vào nội bộ’ của Việt Nam.

Ông nói: “Tôi biết ảnh hưởng của Trung Quốc từ những đại hội trước đó, từ thời ông Lê Khả Phiếu, rồi đến ông Nguyễn Phú Trọng…, ông Nông Đức Mạnh, Trung Quốc làm sao can thiệp được Việt Nam, (can thiệp) rất nhiều, nội bộ không muốn nói ra đấy chứ.

Về ý nghĩa của việc Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 11/2015, đã bày tỏ lời mời đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, sang thăm Trung Quốc ‘vào một thời điểm thích hợp’ trong tương lai, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy bình luận thêm:

“Cá nhân tôi, với sự hiểu biết của tôi, thì tôi cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ‘khá chắc’ rồi.

“Cho nên khi mời ông Dũng đi, thì tức là phía Trung Quốc đã bỏ phiếu Tổng bí thư cho ông Dũng đấy.”

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá của mình về mức độ ‘hiệu quả tác động’ của Trung Quốc ‘vào nội bộ’ của Việt Nam.

Ông nói: “Tôi biết ảnh hưởng của Trung Quốc từ những đại hội trước đó, từ thời ông Lê Khả Phiếu, rồi đến ông Nguyễn Phú Trọng…, ông Nông Đức Mạnh, Trung Quốc làm sao can thiệp được Việt Nam, (can thiệp) rất nhiều, nội bộ không muốn nói ra đấy chứ.

“Họ ép anh này, ép anh kia, nhưng có ép được đâu, vấn đề là Việt Nam vẫn chọn người của mình thôi,” nhà nghiên cứu nói.

‘Yên chí sẽ chọn đúng’

Nhân dịp này, ông Dương Danh Dy cũng bày tỏ tin tưởng của mình là Đại hội đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chọn ra giàn lãnh đạo một cách đúng đắn.

Ông khẳng định: “Làm sao ngần ấy đảng viên người ta mù hay sao mà người ta chọn những anh ngu, anh ngốc, những anh không làm được việc? Cho nên yên chí rằng là Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ theo tôi thì qua nhiều đại hội, và đặc biệt là qua mấy chục năm đổi mới rồi, thì họ trưởng thành lắm.

“Cho nên các đại biểu đi dự không phải người ta cũng bầu đâu, anh vớ vẩn họ không bầu đâu. Bầu lên không làm việc, họ không bầu đâu,” ông Dương Danh Dy nói.

Quan hệ Việt - Trung
Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11/2015 đã mời ông Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Trung Quốc ‘trong tương lai vào một thời điểm thích hợp’.

Trở lại với ý nghĩa thực sự của chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Sinh Hùng, người vừa thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung, bình luận:

“Theo tôi, phải nói thẳng ra là nó là một chuyến đi bình thường thôi, hai bên đi thăm nhau thì qua lại bình thường thôi, nhưng trong tình hình hiện nay, theo tôi nghĩ là nó cũng có một số ý nghĩa mà mình (Việt Nam) cần phải chú ý.

“Tức là, thứ nhất phải nói thẳng là quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, nói chung là như thế. Điểm thứ hai là Việt Nam và Mỹ, qua chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có bước tiến dài trên con đường bình thường hóa và cải thiện quan hệ hai nước.

“Cho nên chuyến đi của ông Nguyễn Sinh Hùng sang thăm Trung Quốc nó cũng có thêm ý nghĩa mà chúng ta không thể xem thường được,” cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói với BBC hôm Chủ Nhật.

@BBC

Mưu hèn kế bẩn của Nguyễn Công Khế hiến cho “minh chủ”

CLB Nhà báo trẻ xin cáo lỗi cùng bạn đọc về việc tạm ngừng phóng sự “Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?” để nhường bước cho một phóng sự nóng về vị “minh chủ” vốn quá nổi tiếng với những thủ đoạn chính trị nhằm triệt hạ đối thủ, mà kẻ “y cẩm dạ hành” theo hiến kế cho ông ta không ai khác ngoài Nguyễn Công Khế, một tay buôn chính trị lão luyện với hàng tá mưu hèn kế bẩn ở cấp thượng tầng.

Sau thất bại tại Hội nghị TW 6 với lá bài “Quan làm báo”, Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến bị lộ, không còn giá trị sử dụng. Nguyễn Công Khế khi đó may mắn thoát khỏi liên đới nhờ sự ma mãnh của một con buôn chính trị nhà nghề, nhờ thế mà “minh chủ” còn sót lại một vị “quân sư” tự ví mình là Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.

Từ trước Hội nghị TW 6, “minh chủ” thường xuyên tổ chức tiệc tùng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM để mua chuộc, dụ dỗ trí thức. Trong hình: Chủ tọa và toàn bộ khách mời đã đông đủ nhưng chưa ai dám động đũa…

 

Buổi tiệc chỉ khai mạc khi Nguyễn Công Khế có mặt, ngồi vào chiếc ghế trống để sẵn bên phải vị “minh chủ”
Càng gần đến Đại hội 12, vị “minh chủ” càng nôn nóng với ghế Tổng Bí thư mà Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ để lại, tất nhiên với điều kiện tiên quyết là phải loại được “đối thủ” là Thủ tướng Dũng khỏi chính trường. Hàng nghìn tin nhắn, cuộc gọi giữa “minh chủ” (090.40.13579) và Nguyễn Công Khế (090.318.9999) suốt từ đầu năm đến nay, chủ yếu ngoài giờ hành chính, bất kể nửa đêm hoặc gà gáy, cuối cùng, một “liên hoàn chi kế” đã được Khế vạch ra và trực tiếp điều phối thực hiện. Với vai trò làm trung tâm của kế hoạch, Khế chạy đôn chạy đáo khắp nơi, ra bắc vào nam như con thoi, điện thoại reo liên hồi…
Mượn danh 3 ông giáo sư Học viện Chính trị để tố cáo nhằm triệt hạ đối thủ
Nghe theo lời Khế, vị “minh chủ” lập tức liên lạc với các cụ giáo sư, vốn là thầy giáo cũ của mình tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đó là các ông Lưu Văn Sùng (0904.112.517, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Chính trị), Nguyễn Đình Kháng (0903.203.817, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị học) và lôi kéo thêm ông Đỗ Thế Tùng (nguyên Trưởng Khoa Kinh tế Chính trị), Khế đã lượm lặt vài thông tin trên mạng, dự thảo lá đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng để “minh chủ” đưa cho 3 ông giáo sư già ký gửi lên Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TW ngày 18/9/2015.
Nội dung lá đơn, 3 giáo sư tố cáo những sai lầm của ông Dũng trên 3 điểm: Thứ nhất: ông Dũng là người tiếp sức cho “thế lực thù địch” vu cáo cho “đảng ta lệ thuộc vào Trung Cộng”, thứ hai: ông Dũng chính là người đã “kích động sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc” và thứ ba: ông Dũng đang kêu phe cánh vận động để ông trở thành tổng bí thư. Các giáo sư già kết luận: Nếu Nguyễn Tấn Dũng lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII thì đó là “thảm hoạ cho Đảng ta và dân tộc ta”. Không hiểu sao lá đơn tố cáo bị tung hê lên mạng khiến dư luận được một phen ầm ĩ, 3 ông giáo sư già lẩm cẩm lỡ bút sa gà chết, đành nghe lời bêu rếu của thiên hạ cả tháng nay về các nội dung tố cáo quá ấu trĩ và thiển cận.
Lá đơn tố cáo Thủ tướng Dũng do 3 ông giáo sư ký (trang 1)
Lá đơn tố cáo Thủ tướng Dũng do 3 ông giáo sư ký (trang 2)
Lá đơn tố cáo Thủ tướng Dũng do 3 ông giáo sư ký (trang 3)

Osin Huy Đức: Nuôi quân ba năm, dùng trong một sớm

Trương Huy San – Osin Huy Đức
Trương Huy San – Osin Huy Đức vốn là một nhà báo nổi tiếng, sau khi chấm dứt nghề báo chính quy, Huy Đức toàn tâm toàn ý về dưới trướng của “minh chủ”, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút phục vụ mưu đồ hạ gục đối thủ chính trị, đích nhắm duy nhất cũng chỉ có một mình Ba Dũng. Dân tình không hiểu, làng báo cũng giả nai, Osin lại càng lên mặt vì tài “đánh 3 Dũng tơi bời cả chục năm mà vẫn chẳng mất một sợi lông”. Nếu bảo Huy Đức chẳng mất gì thì cũng hơi quá, ít nhất là đã khiến gia đình xào xáo dẫn đến tan nát, vợ bỏ vì không chịu nổi hành vi của chồng, bạn bè thì chỉ còn những kẻ cùng hội cùng thuyền, đếm trên đầu ngón tay. Được cái danh hão, nổi đình nổi đám “trên mạng” và được “minh chủ” bảo kê, không ai dám đụng. Sau khi từ Mỹ về, cả năm trời im hơi lặng tiếng, khi có lệnh giờ “G” đã điểm của “minh chủ”, Huy Đức lập tức ra tay dưới sự điều phối của Khế.
Sáng sớm ngày 31/10/2015, vị “minh chủ” nhấc máy gọi Phan Trung Hoài (0903.812.548), Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, vốn là cấp trên của Lê Công Định – người “bạn học” đã đi theo “minh chủ” trước đây để rồi ngã ngựa, nằm tù từ năm 2010-2013 vì âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Phan Trung Hoài là luật sư bào chữa cho Hồ Đăng Trung (nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6) trong vụ án Dương Thanh Cường, “minh chủ” yêu cầu luật sư Hoài chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, lời khai hoặc bất cứ thông tin gì liên quan đến vụ án Dương Thanh Cường, để sẵn đấy.
Luật sư Phan Trung Hoài (thứ 3 từ phải sang)
Nhanh như điện, đúng 11:20:34 trưa cùng ngày (31/10/2015), Nguyễn Công Khế gọi cho “osin” Huy Đức (0903.809.495): “Chú đến nhà Phan Trung Hoài lấy tài liệu rồi mang đến anh”. Hai nhà báo “kỳ cựu” nhanh chóng tiếp cận hồ sơ, lượm lặt tất cả lời khai, kể cả lời khai mà đương sự đã bác bỏ để làm “tư liệu”. Tối hôm đó, Huy Đức lên bài gây chấn động cộng đồng mạng: “Em vợ Thủ tướng & “siêu lừa” Dương Danh Cường”, lôi vợ chồng tướng Trần Quốc Liêm (em vợ Thủ tướng Dũng) ra chịu trận, nhưng ẩn ý phía sau chính là đổ vấy cho Ba Dũng. Sau khi nghe Khế báo công, vị “minh chủ” cười khà khà trong điện thoại, nhắn Khế “Cho anh gửi lời khen Huy Đức, không hổ danh là tay bút số 1 Việt Nam”. Tiếp tục thực hiện ý chỉ của “minh chủ” về việc “chơi sát ván”, Huy Đức tung thêm các bài “Cái ôm thắm thiết của Nguyễn Tấn Dũng với Tập Cận Bình” lấy từ anh bạn Trương Duy Nhất, đến nay, người đi Trung Quốc không phải Ba Dũng mà lại là ông Nguyễn Sinh Hùng, thiên hạ mới ngã ngửa. Tiếp đó, Huy Đức lại hạ gục tướng Liêm bằng lời hiệu triệu “Nên đình chỉ ngay chức vụ của tướng Liêm” mà ẩn ý đằng sau vẫn không ngoài việc xỏ xiên Ba Dũng.
Nguyễn Công Khế còn tỏ ra dã man và tàn độc hơn cả, sau khi hứa hẹn sẽ nói tốt về Trầm Bê với “minh chủ” của mình, vừa dọa dẫm vừa dụ dỗ, Khế đã thành công trong phi vụ 300 tỷ bằng một hợp đồng hợp tác dỏm. Vậy mà không những không nói giúp, Khế lại lôi Trầm Bê vào một rắc rối kinh hoàng không đáng có. Đúng lúc 06:58:45 tối ngày 12/11/2015, Khế nhắn tin thỉnh ý “minh chủ” về ngón đòn tiếp theo và gợi ý cho “minh chủ” nên chăng lôi Trầm Bê vào cuộc(!!). Đúng 10:47:27 buổi tối cùng ngày, “minh chủ” nhắn lại với nội dung ngắn gọn “Tram Be-3D”. Khế hiểu ngay ý “minh chủ” muốn tiếp tục lôi Ba Dũng hoặc người nhà ông ta vào vì nghe đâu Nguyễn Thanh Phượng (con gái Ba Dũng) có cổ phần cổ phiếu gì đó khá “đậm” với Trầm Bê tại Sacombank, Phương Nam Bank. Thế là Trầm Bê trở thành nạn nhân tiếp theo trong kế sách “chỉ tang mạ hòe” của thầy trò Nguyễn Công Khế.
Đầu năm 2013, “minh chủ” có đưa Khế bản báo cáo dầy cộp, đóng dấu “mật” của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm 2013 về “Kết luận Thanh tra Giám sát Ngân hàng Phương Nam” với số liệu từ cuối năm 2012, sau đó Khế đã chuyển cho Đoàn Khắc Xuyên “nghiên cứu” (Xuyên là người gắn bó chặt chẽ với Khế từ thời xa xưa, cùng chung mưu hất cẳng Huỳnh Tấn Mẫm và bao che cho Khế trong việc bị tố cáo đầu hàng địch. Hiện Xuyên dù vẫn có chân trong Thời báo Kinh tế Sài Gòn nhưng đã được Khế ưu ái đưa về tờ báo riêng của y mang tên “Một Thế Giới” để thế chân Lê Ngọc Thịnh). Đúng 6:31:12 sáng ngày 14/11/2015, Khế gọi cho Đoàn Khắc Xuyên (0903.815.713), yêu cầu tập hợp, phân tích ngắn gọn các thông tin sai phạm của Trầm Bê và ngân hàng Phương Nam để chuyển cho Huy Đức. Xuyên lập tức vào cuộc với kỹ năng chuyên làm phóng sự kinh tế, y dễ dàng đánh lận con đen, bỏ qua các khoản tài sản lớn hơn nhiều lần so với các khoản nợ của gia đình Trầm Bê tại ngân hàng Phương Nam, bỏ qua phần kết luận của Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước, chỉ chăm chắm vào những cái gọi là “sai phạm”, “nợ xấu” của Phương Nam, tiện thể Xuyên lôi cả Thống đốc Bình, vốn được xem là cùng chiến tuyến với Ba Dũng vào cuộc. Chiều ngày 15/11/2015, Xuyên đã hoàn tất bài báo và đúng 6:15:22 chiều ngày 15/11/2015, Xuyên gọi cho Huy Đức: “nhận hàng, sửa lại cho bén”. Vốn dốt đặc về kinh tế, ngân hàng nhưng lại là bậc thầy về chính trị, Huy Đức dễ dàng biến tấu, sửa thành văn phong sặc mùi thuốc súng. Và thế là trưa ngày 17/11/2015, Huy Đức lên bài “AI BẢO KÊ ÔNG TRẦM BÊ”, tiếp tục chĩa thẳng vào Thống đốc Bình và Thủ tướng Dũng.
Cùng với Huy Đức, Đoàn Khắc Xuyên từ xưa đã là “cật ruột” của Nguyễn Công Khế lập nên một liên minh kền kền trong làng báo
Còn nhớ dạo trước, chỉ vì câu “ném chuột sợ vỡ bình” xỏ xiên Tổng Bí thư mà Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ bị xộ khám; chỉ vì dám lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị trên mạng mà Trương Duy Nhất phải nằm tù. Ấy vậy mà, nhờ có “minh chủ” bảo kê, Huy Đức liên tục công khai đánh phá chế độ, Nguyễn Công Khế trong quá khứ đầu hàng địch, làm gián điệp bán nước cầu vinh, hiện tại giở mọi thủ đoạn để vơ vét, cả hai liên tục chơi “sát ván” Thủ tướng như thế mà vẫn bình an vô sự, lại được tiếng “anh hùng”! Có “minh chủ” bảo kê quả là khác hẳn!
Với sự trợ giúp đắc lực của Nguyễn Công Khế với những mưu hèn kế bẩn, mục tiêu của vị “minh chủ” đã thành công bằng lá đơn của Thủ tướng Dũng gửi Tổng Trọng với nội dung “XIN KHÔNG TÁI CỬ”. Nhưng vị “minh chủ” lại chẳng ngờ mình lại thua mưu của một người mà ai cũng ngỡ là “LÚ” nhưng thực ra lại vô cùng thủ đoạn: Tổng Trọng. Sau khi Ba Dũng xin rút, tới lượt Nguyễn Phú Trọng ngửa bài: Đề nghị được ở lại thêm nửa nhiệm kỳ nhằm bảo vệ “đoàn kết” nội bộ Đảng. Cả tháng nay, vị “minh chủ” đấm ngực, than phiền với Khế: “đúng là cốc mổ cò xơi”….
Đón xem kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế nói và làm về những ‘điều cấm kỵ’
CLB Nhà báo trẻ

Một số tư tưởng của người Nga trong giai đoạn Perestroika

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

Mikhail Gorbachev vớiPerestroika. Nguồn: Internet

Thời điểm này, ngay trước đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, những người Việt quan tâm đến tương lai của cộng đồng chung và tương lai của bản thân mình xét trong tương quan với cộng đồng, cũng như tương lai của các thế hệ con cháu, có lẽ đều tự đặt cho mình câu hỏi : Việt Nam có thể tiến hành những cải cách chính trị căn bản để phát triển, để bảo tồn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ ?

Ở một thời điểm như vậy, có lẽ cần tìm hiểu thấu đáo những gì mà người Nga đã làm để tiến hành cải cách trong giai đoạn Perestroika, giai đoạn mà nước Nga biết đến một sự thay đổi căn bản trong cấu trúc chính trị xã hội, đặt nền móng cho sự hình thành một nước Nga dân chủ.

Tổng công trình sư của Perestroika, như tất cả chúng ta đều biết, là Mikhail Gorbatchev, người được đánh giá là không chỉ làm thay đổi nước Nga, mà còn « làm thay đổi số phận của cả hành tinh chúng ta », như nhận định của Andrei S. Gratchev. Tuy nhiên, perestroika không thể tiến hành nếu không có một bộ phận lớn các trí thức và các nhân vật chính trị ủng hộ. Trong số những người sát cánh bên Gorbatchev, có Vadim Medvedev, uỷ viên Bộ Chính trị, Tringuiz Aïtmatov, nhà văn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch và được độc giả Việt Nam yêu mến (Truyện núi đồi và thảo nguyên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Và một ngày dài hơn thế kỷ, Con tàu trắng, Djamila), Tatiana Zaslavskaia, nhà xã hội học, Otto Latsis và R. Simonian, nhà kinh tế học…

Dưới đây xin dịch giới thiệu một số đoạn thể hiện những tư tưởng quan trọng của một số người đã tham gia thực hiện công cuộc cải cách ở nước Nga.

1/ Ngày hôm nay, nhiệm vụ chính của chúng ta là xây dựng đời sống tinh thần cho các các nhân, trong khi tôn trọng đời sống nội tâm của họ và trao cho họ sức mạnh đạo đức. Chúng ta tìm cách khởi động tất cả mọi tiềm năng trí tuệ của xã hội chúng ta, tất cả mọi tiềm năng văn hoá, để tạo ra các cá nhân năng động về mặt xã hội, phong phú về tinh thần, công chính và có lương tâm. Một con người cần biết và cảm nhận được rằng những người khác cần đến sự đóng góp của mình, rằng phẩm giá của mình không bị coi rẻ, rằng mình được đối xử với sự tin tưởng và tôn trọng. Nếu một người nhận ra những điều đó, anh ta sẽ có khả năng thực hiện rất nhiều việc. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.36)

2/ Cải cách(Perestroïka), điều đó có nghĩa là loại bỏ sự suy thoái đạo đức xã hội chủ nghĩa khỏi xã hội, thực sự thi hành các nguyên tắc của công lý xã hội. Điều đó có nghĩa là lời nói phải tương ứng với việc làm, các quyền phải đi đôi với nghĩa vụ. Đó là tôn trọng lao động lương thiện và lao động chất lượng cao, đó là vượt lên trên các xu hướng cào bằng về lương và về tiêu thụ. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.44)

3/ Cải cách đã mang lại những nhiệm vụ mới cho nền chính trị của chúng ta, và cho suy tư của chúng ta về xã hội. Trong số các nhiệm vụ đó, có nhiệm vụ phải chấm dứt sự trì trệ tư duy của xã hội, để mở ra cho xã hội những phạm vi rộng lớn hơn của tư duy và để khắc phục triệt để những hậu quả của sự độc quyền về lý luận, điển hình cho thời kỳ tôn thờ lãnh tụ. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.62)

4/ Chính là trong sự minh bạch (glasnost) mà bầu không khí mới mẻ này được thể hiện một cách sống động nhất. Chúng ta muốn càng phải minh bạch hơn nữa trong lĩnh vực công và trong mọi lĩnh vực của đời sống. Mọi người cần phải có ý thức về những gì là tốt và những gì là xấu, để làm tăng thêm điều tốt và chống lại điều xấu. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.103)

5/ Điều cốt yếu, đó là phải đối diện với sự thật. Lénine nói : « Cần có nhiều ánh sáng hơn nữa ! » Đảng cần phải biết hết mọi điều. Hơn bao giờ hết, chúng ta không cần đến những góc tối tăm nơi sinh sôi ẩm mốc, nơi trú ngụ của tất cả những gì phát triển một cách lén lút mà chúng ta đang bắt đầu cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại chúng. Vì thế chúng ta cần có nhiều ánh sáng hơn nữa.

 Ngày nay, minh bạch chính là sự phản ánh một cách thuyết phục bầu khí quyển tinh thần và đạo đức bình thường trong một xã hội, bầu khí quyển bình thường này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những gì đã diễn ra trong quá khứ, và những gì đang diễn ra trong hiện tại. Cũng là để hiểu rõ chúng ta đấu tranh vì cái gì, kế hoạch của chúng ta là như thế nào, và trên cơ sở sự thấu hiểu này mà tham gia một cách có ý thức vào nỗ lực tái cấu trúc [xã hội].

Dân chủ hoá và những thay đổi về xã hội và kinh tế có được động năng phần lớn nhờ vào việc chúng ta tăng cường sự minh bạch. Chắc chắn chính sách của Đảng là cơ sở của quá trình này. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.103)

6/ Các công dân càng ngày càng tin rằng minh bạch là một hình thức kiểm soát công được thực thi đối với các hoạt động của mọi tổ chức chính phủ, không có ngoại lệ, và là một phương tiện mạnh mẽ để sửa chữa những thiếu sót. Kết quả là đạo đức tiềm tàng của xã hội chúng ta đã được hồi phục. Lý tính và lương tâm bắt đầu lấy lại lợi thế so với sự thụ động và thờ ơ vốn từng làm xơ cứng trái tim chúng ta. Đương nhiên, nếu chỉ biết và nói lên sự thật thì chưa đủ. Điều quan trọng là, từ nhận thức và hiểu biết về sự thật, cần phải đi tới hành động. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.104)

7/ Nền tảng của cải cách kinh tế là ở sự sáng tạo và tăng cường các tác nhân kinh tế nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng sản xuất, sự hoàn thiện về chất lượng, trên cơ sở đẩy nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Nhưng điều căn bản, chắc chắn đó là việc tái cấu trúc các quan hệ sở hữu, loại bỏ sự tha hoá của con người khi nó có dịp sử dụng tài sản công. (Ý kiến của Medvedev, trích « Quan niệm hiện nay về chủ nghĩa xã hội », in trong Perestroïka 89, Messidor/Editions sociales, 1989, tr.66)

8/ Không có đạo đức thì khoa học sẽ chết, và điều này sẽ kéo theo sự tàn lụi của kinh tế cũng như sự xuống cấp của các mối quan hệ xã hội. Lịch sử gần đây của chúng ta đã xác nhận một cách đau đớn sự thật này : ở thế kỷ XX, không thể thực hiện các tư tưởng xã hội tốt đẹp nhất bằng các phương pháp trung cổ, độc đoán, bằng sự cưỡng bức thể xác, trong khi đó lại không hướng tới lương tâm, lý tính, ý chí tự do và quyền được lựa chọn đạo đức cá nhân của con người. Những cung điện và đền đài của tương lai không thể được xây trên máu. (Phát biểu của Dimitri Likhatchev, viện sĩ Viện Hàn lâm, trích « Không có đạo đức, khoa học sẽ chết », in trong Perestroïka 89, Messidor/Editions sociales, 1989, tr.69-70)

Đến đây, không thể không liên tưởng tới tình hình Việt Nam hiện nay, không thể không viết một vài bình luận ngắn. Mới đây xuất hiện một bức thư được cho là của Thủ tướng Việt Nam đương nhiệm. Cho dù nó có phải là thư của Thủ tướng hay không thì cách thức xuất hiện của nó (công khai một cách lén lút, hay lén lút một cách công khai, muốn nói theo kiểu nào cũng cũng được ; hoàn toàn giống như tình trạng công an giả dạng côn đồ, hay côn đồ được tuyển dụng làm công an) đã không tuân theo một tiêu chuẩn đạo đức nào, không tuân theo một chuẩn mực ứng xử và chuẩn mực hành chính nào. Trái lại, một cách thức như vậy sẽ góp phần huỷ diệt đạo đức xã hội, huỷ diệt các chuẩn mực xã hội.

Cho dù người chủ trương đưa ra bức thư này là ai, thì một cách thức như vậy đối lập hoàn toàn với điều mà Gorbatchev gọi là glasnost – sự minh bạch, sự trong suốt. Bởi sự xuất hiện của bức thư đã đặt tất cả vào tình trạng mù mờ, hỗn độn, gây mất niềm tin. Sự xuất hiện của bức thư mang theo nó toàn bộ cái « góc tối tăm », như từ dùng của Gorbatchev, « nơi trú ngụ của tất cả những gì phát triển một cách lén lút».  Nó xác nhận rằng trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam tồn tại một kiểu đấu đá thiếu lành mạnh. Kiểu đấu đá trong bóng tối này hoàn toàn khác hẳn với cạnh tranh quyền lực ôn hoà và lành mạnh trong các thể chế dân chủ, nơi các đảng phái và các cá nhân ứng cử vào các chức vụ có thể chỉ trích lẫn nhau một cách công khai, và có thể đòi đối thủ chính trị của mình giải trình, cũng một cách công khai trước dân chúng. Sự xuất hiện mù mờ của bức thư cho thấy việc thiếu minh bạch trầm trọng trong các hoạt động chính trị tại Việt Nam. Vì thế người dân không thể nào hiểu được một cách rõ ràng những gì đang diễn ra trong đời sống chính trị của đất nước mình. Chính trị Việt Nam thiếu chính sự minh bạch mà Gorbatchev đề cao trong quá trình cải tổ ở nước Nga. Và do vậy, xã hội Việt Nam không thể có được « bầu khí quyển tinh thần và đạo đức bình thường ». Vậy xã hội sẽ lấy động lực ở đâu để phát triển ?

Chúng ta cũng không thể không thấy rằng ở Việt Nam đang có sự tăng cường các biện pháp thời trung cổ, tăng cường sự độc đoán và cấm đoán, sử dụng bạo lực một cách tàn nhẫn. Liên tục hết luật sư này đến luật sư kia bị đánh, liên tục những người dân vô tội bị hành hung, bị tạt a-xit. Phải chăng máu của người dân được sử dụng để gieo rắc sợ hãi? Nhưng đúng như Likhatchev nói, làm sao có thể xây tương lai trên máu của dân lành ? Chúng ta sẽ còn phải trở lại với những vấn đề của Việt Nam. Ở đây, xin tạm dừng bài này ở câu hỏi :

Với tất cả khả năng phân tích và nhận định của mỗi người, chúng ta thử nghĩ xem, từ các chỉ dấu hiện tại, liệu trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam có thể có những người thực sự mang tư tưởng cải cách, liệu cách tuyển dụng và sử dụng nhân sự như đang diễn ra có thể tạo điều kiện cho các cá nhân có tinh thần cải cách đứng vào hàng ngũ lãnh đạo, liệu Việt Nam có thể cải cách theo hướng tích cực, và chính quyền Việt Nam, sau đại hội XII, sẽ đưa đất nước này đi về đâu ?

ĐÓN GIÁNG SINH NÓNG Ở ÚC

Hầu hết các nước trên thế giới đều đón Giáng Sinh và năm mới trong mùa đông giá lạnh nhưng điều ngược lại, người dân Úc lại đón Giáng Sinh trong mùa hè. Bãi biển Bondi ở Úc là một điểm du lịch rất phổ biến vào ngày Giáng sinh. Năm nay có khá nhiều du khách đến Úc để đón Giáng Sinh ở bãi biển. Một cây Giáng sinh khổng lồ mà họ đã dựng lên tại bãi biển Bondi vào ngày 25 tháng 12 năm 2010 tại Sydney, Australia. Bãi biển Bondi từ lâu đã là một nơi phổ biến cho khách du lịch nước ngoài và người dân Úc cùng nhau ăn mừng một ngày “ Giáng sinh nóng ”. (Ảnh của Don Arnold / Getty Images)

This slideshow requires JavaScript.

Bài học dành cho người Á Đông từ văn hóa ứng xử của người Mỹ

Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm…

Dưới đây là chia sẻ của một người châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ khiến chúng ta nhận ra được nhiều điều cho bản thân mình:Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa.Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn.

Có nhiều người châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích.

Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác.

Công việc nào cũng đều có sự tự tin

Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy.

Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các “quý nhân” ở châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo.

Một viên chức châu Á đã từng nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng.

Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa.

Một hôm, tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh.” Cậu ấy nói: “Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt.” Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates.

Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc.

Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn.

Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác

Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi.

Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng: “Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy.”

Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không.

Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa.

Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém.

Học vị cao không tạo ra khoảng cách

Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ Massachusets tới California thuê căn hộ sống.

Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống.

Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm: e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác.

Trong môi trường xã hội của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí.

Người quyền quý cũng không thể ngang ngược

Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy.

Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi.

Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi: “Thưa bà, bà đang làm gì thế?” Phóng viên Cindy trả lời “Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton.” Người bảo vệ nói “Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài.” Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại.

Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói: “Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây.” Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó.

Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình.

Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo.

Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm.

Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không?

Theo TRITRI GROUP

Tương quan giữa các phe trong đảng sau Hội nghị 13

Việt Dũng, cộng tác viên Dân Luận/Danluan

Trong thời gian gần 10 năm nắm giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ (2 nhiệm kỳ), ông Nguyễn Tấn Dũng ngày càng tỏ ra nổi trội và khuynh loát chính trường Việt nam và điều đó đến hôm nay đã làm hại ông ta. Vì cái đó đã làm cho không ít thế lực và các cá nhân lo sợ rằng, nếu để toàn bộ quyền lực nằm trong tay ông Dũng thì sẽ là nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng CSVN. Đây chính là lý do, vì sao trước Đại hội 12 đã có những thế lực và rất nhiều cá nhân bằng mọi cách để chứng minh nguy cơ nói trên nhằm chặn đường vươn tới ghế TBT của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Hơn lúc nào hết, sự chia rẽ trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam sâu sắc như ở lúc này. Đó là phe bảo thủ, giáo điều thân Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một phe “cải cách” có xu hướng thân phương Tây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Điều đó cho thấy, đó không chỉ là sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân lãnh đạo trong đảng, mà còn là việc mâu thuẫn về chủ trương, đường lối, và các chính sách đối nội, đối ngoại… giữa 2 thế lực chính trị. Điều này sẽ có tác động hết sức quan trọng đối với an ninh quốc phòng cũng như sự tồn tại và phát triển của đất nước.

Ví dụ trong công tác đối ngoại, về quan hệ với nước láng giềng phương Bắc, trong lúc một phe cho rằngViệt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó“. Thì trái lại một phe thì vẫn khẳng định: “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông. Dù có đối đầu, chống đối nhau, rồi cũng phải tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị với nhau. Còn tình hữu nghị lệ thuộc của Việt Nam với Trung Quốc thì từ khi sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo đến nay chưa bao giờ có.“.

Cũng như về đường lối kinh tế, cũng có sự khác biệt rất cơ bản giữa 2 phe. Trong lúc phe “cải cách” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương theo đuổi một nền Kinh tế thị trường đầy đủ, lấy kinh tế tư nhân làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế. Thì ngược lại, phe bảo thủ, giáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn cố gắng bấu víu vào cái gọi là “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN“, trong dó lấy kinh tế Quốc doanh làm chủ đạo.

Đáng chú ý, trong thời gian trước Đại hội 12, các phe đã đưa ra nhiều thông tin “mật” hay nội bộ để bảo vệ phe mình, đồng thời cũng nhằm triệt hạ đối thủ. Điều đó được chứng tỏ rõ nét nhất trước, trong và sau hội nghị trung ương 13, thông qua các thông tin từ truyền thông và mạng xã hội xung quanh hội nghị ban chấp hành trung ương lần này. Mới nhất, trong lúc báo chí nhà nước đưa tin về chuyến thăm Trung quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong đó có tin ông Nguyễn Sinh Hùng tới viếng và đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm Mao Chủ tịch, thì lập tức trang Nguyễn Tấn Dũng có đăng bài “Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974”. v.v… và v.v…

Trên thực tế, ông Nguyễn Sinh Hùng đã hết vai trò trong việc nắm giữ một chức vụ cao cấp nhất trong đảng sau Đại hội 12, vì theo nghị quyết của Quốc hội thì ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Bầu cử theo nghị quyết của Quốc hội. Chính vì thế chuyến thăm Trung quốc vừa qua của ông Hùng chỉ mang tính chất báo cáo kết quả hội nghị trung ương 13. Tuy vậy, thông qua các hoạt động của chuyến đi này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho thấy phe thân Trung quốc đang thắng thế.

Cho dù sự tồn tại mâu thuẫn trong nội bộ ban lãnh đạo đảng, giữa các phe phái từ trước đến nay là điều không phải bàn cãi, song nó chưa tới mức là các mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn. Tuy vậy, mâu thuấn này cũng đã cận kề ở mức nguy hiểm và nếu không biết kiềm chế thì có lẽ các phe sẽ không ngần ngại trong việc triệt hạ lẫn nhau vì quyền lợi của phe mình. Như ý kiến của ông Bùi Đức Lại, một chuyên viên cao cấp của Ban tổ chức trung ương, trong một bài nhận xét góp ý cho văn kiện đại hội đảng gần đây đã cảnh báo rằng: “Giai đoạn tới cuộc đấu tranh giữa các thế lực sẽ có thể diễn biến gay go hơn, quyết liệt hơn, công khai hơn. Không loại trừ một số hành vi cực đoan đối với nhau và đối với những người khác chính kiến (bị đe dọa trong 2 đoạn của Dự thảo).“.

Cho dù ông Bùi Đức Lại không nói ra cụ thể “một số hành vi cực đoan đối với nhau” là gì và từ phe nào? Song trong dư luận xã hội hiện nay có không ít người đã mường tượng đến việc một trong 2 phe sẽ sử dụng lực lượng quân đội để tiến hành một cuộc “chỉnh lý” để quyết định thắng bại, thay vì được ngã ngũ trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào cuối tháng 1 năm 2016. Theo họ, nguy cơ này xuất hiện trong bản tin5.200 cảnh sát, bộ đội tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng 12” đăng trên website Nguyễn Tấn Dũng, mà hầu như không có báo chí chính thống khác đưa tin này. Từ đó đã có không ít người bình luận và cho rằng “Có phương án Phòng Chống Đảo Chính, tức là có Âm Mưu Đảo Chính mà các đại hội trước chưa từng có?“.

Tuy vậy, đây có lẽ là việc không dễ và không thể xảy ra vào thời điểm này. Vì sao?

Từ sau vụ scandal của Đại tướng Phùng Quang Thanh cách đây 6 tháng, nhất là khi người ta thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi vào chiếc ghế của người thống lãnh quân đội Việt nam tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 diễn ra sáng 1/7/2015, tại Hà Nội, do Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng đã tổ chức. Và ngày 5 tháng 10 năm 2015 ông Đỗ Bá Tỵ được phong quân hàm Đại tướng cùng với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị – ông Ngô Xuân Lịch. Lúc đó hầu hết đều cho rằng việc Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, sẽ là người giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau Đại hội 12. Và nhiều người đã khẳng định như đinh đóng cột rằng 2 ông Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ chắc chắn sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng trong Danh sách 24 nhân sự được đề cử để Đại hội 12 bầu vào Bộ Chính trị, sau hội nghị trung ương 13 được chốt lại cuối cùng như sau:

Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Trương Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Nên, Trịnh Đình Dũng, Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Văn Bình, Lê Xuân Thắng, Tô Lâm, Lương Cường, Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Hoà Bình.

Nếu danh sách nói trên là chính xác, thì điểm mặt từng vị ứng viên cũng dễ dàng nhận thấy sức mạnh đang thuộc về phe nào. Đáng chú ý, trong đó ứng viên từ Quân đội là 2 ông, đó là Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Trung tướng Lương Cường, cả 2 tướng kể trên đều là lãnh đạo Tổng cục Chính trị. Điều này đã cho thấy lực lượng quân đội và đa số Ủy viên trung ương đang nắm trong tay phe Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng. Việc ngày 22/12/2015 vừa qua, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương và Ban Nội chính Trung ương tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp công tác. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương đồng chủ trì lễ ký. Đặc biệt lại có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chứng kiến ký kết.

Tuy nhiên, người ta cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải tay vừa, việc thoát hiểm ngoạn mục của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau cú bị đánh “tơi bời” trong hội nghị trung ương 4 (2012) và đặc biệt là việc loại 2 ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh không được bầu vào Bộ Chính trị đã chứng minh điều đó. Vả lại nếu như trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng “ngã ngựa” tại đại hội đảng lần này, thì không biết có bao nhiêu hiểm họa đang rập rình cá nhân ông ta, con cái, gia đình và tay chân. Điều đó cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng không được phép nghĩ đến việc rời bỏ quyền lực vào lúc này, vì buông ra lúc này là chỉ có đường chết.

Do vậy, không ít người đã cho rằng, hội nghị trung ương 14 tới đây sẽ không giải quyết xong vấn đề nhân sự chủ chốt và rất có thể cú lật thế cờ ngoạn mục của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ xảy ra trong Đại hội 12. Còn nếu không, thì khi đó buộc các phe người ta sẽ thống nhất đi tới phương án thỏa hiệp là, và có thể là cả 4 ông tứ trụ hiện nay sẽ tiếp tục giữ chức vụ hiện tại.

Vì thế, rất có nhiều khả năng, phải chờ tới Đại hội giữa nhiệm kỳ 12 (2018) mới có câu trả lời rõ ràng về nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng.

27/12/2015

© Việt Dũng

Việt Nam lại nghiêng về Trung Quốc?

 TS. Đoàn Xuân Lộc
 
Lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam nâng cốc trong chuyến thăm
của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội từ 05-6/11.
Sau chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có không ít ý kiến cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam đang có những chuyển dịch – tiến gần Mỹ và xa dần Trung Quốc.
Nhưng nhiều biểu hiện, chi tiết trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy, giới lãnh đạo ở Hà Nội vẫn coi trọng ý thức hệ và nghiêng về Bắc Kinh.

Tranh chấp Biển Đông là vấn đề nổi cộm trong quan hệ Việt-Trung. Nhưng Tuyên bố Việt-Trung được đưa ra nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Tập chỉ có đoạn sau trực tiếp đề cập đến Biển Đông.‘Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), thúc đẩy sớm đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ Việt – Trung’. 

 
Coi nhẹ Biển Đông?
 
So sánh Tuyên bố này với Tuyên bố Việt-Mỹ dịp ông Trọng thăm Mỹ sẽ thấy nhiều điểm khác biệt rất lớn.Tuyên bố Việt-Mỹ đã có một phần về ‘Diễn biến Biển Đông đe dọa hòa bình, an ninh’, trong đó hai nước ‘bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông’, ‘nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận’ và ‘bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế’.

Hai bên còn ‘ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, kể cả như đã được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển’.

Trong khi đó, Tuyên bố Việt-Trung không đề cập gì đến quyền tự do lưu thông được quốc tế công nhận hay các hành động, hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp luật pháp quốc tế.

Đáng chú ý hơn, nó không nói gì đến việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp, công ước quốc tế.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN, Nguyễn Phú Trọng thăm Nhà trắng
hôm 7/7/2015 và được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón.

Đặt chuyến thăm của ông Tập trong bối cảnh Mỹ vừa mới đưa tàu khu trục USS Lassen vào một khu vực cách các đảo do Trung Quốc xây trên Biển Đông 12 hải lý hay Tòa Trọng tài quốc tế quyết định sẽ xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc – hai sự kiện được nhiều chính phủ và công luận trong vùng nói chung ủng hộ – sẽ thấy Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc rất nhiều trong vấn đề Biển Đông.

Việc Hà Nội đồng ý đưa ra một bản tuyên bố như thế với Bắc Kinh chắc làm Mỹ và nhiều nước trong vùng không vui và đặc biệt sẽ gây nhiều bất lợi cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc sau này.

Ai có thể tin Trung Quốc sẽ ‘không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp’ ở Biển Đông trong tương lai vì chỉ một ngày sau khi rời Hà Nội đến Singapore ông Tập Cận Bình tái khẳng định những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Với những quốc gia nhỏ trong vùng đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc như Philippines và Việt Nam, ‘vũ khí’ lợi hại nhất, công cụ chính đáng nhất để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc là dư công luận và luật pháp quốc tế.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng giới lãnh đạo Việt Nam có những nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông và không công khai đề cập đến nhiều ‘tiểu tiết’ quan trọng khác trong quan hệ Việt-Trung vì họ có những ưu tiên khác lớn hơn?

TS. Đoàn Xuân Lộc

Đây là điều Bắc Kinh luôn sợ vì biết mình sẽ yếu thế khi đưa ra trước trọng tài quốc tế và vì vậy luôn tìm cách ngăn cản các nước dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Một điểm quan trọng khác – rất có ý nghĩa đối với người dân, nhưng đối với giới lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chỉ là ‘tiểu tiết’, không đáng quan tâm đối và vì vậy – không được đưa vào trong Tuyên bố Việt-Trung là ‘quyền con người’.

Trong khi đó, Tuyên bố Việt-Mỹ nhấn mạnh ‘quyền con người’ và ‘các quyền căn bản’.

Không phải ngẫu nhiên những ai muốn Việt Nam thực sự độc lập, vững mạnh, thịnh vượng, dân chủ, tự do đều ủng hộ Việt Nam gần Mỹ và thoát quỹ đạo Trung Quốc.

Việc một số người dân đã xuống đường biểu tình – hay ‘các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam’ ra tuyên bố – phản đối chuyến thăm Việt Nam của ông Tập hoặc trên các trạng mạng xã hội có khá nhiều bài viết, bình luận tiêu cực về chuyến thăm cho thấy dư luận Việt Nam nói chung không muốn Việt Nam gần Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng giới lãnh đạo Việt Nam có những nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông và không công khai đề cập đến nhiều ‘tiểu tiết’ quan trọng khác trong quan hệ Việt-Trung vì họ có những ưu tiên khác lớn hơn?

Để lo ‘đại cục’?
Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
trong một giao lưu quốc phòng với Trung Quốc.

Phát biểu khi vừa tới sân bay Nội Bài sáng 5/11, ông Tập Cận Bình đã nói là Trung Quốc hứa cùng với Việt Nam ‘nhìn về đại cục’.

‘Trong diễn văn trước Quốc hội Việt Nam – đã được BBC dịch đăng toàn văn, nhưng vẫn chưa được Việt Nam chính thức đăng – một ngày sau đó ông nhấn mạnh hai bên cần lấy ‘đại cục’ quan hệ song phương và ‘đại cục’ phát triển của hai nước làm trọng’.

Điểm cốt lõi trong hai ‘đại cục’ được ông nhấn mạnh là quan hệ Việt-Trung là mối quan hệ giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị, lý tưởng tương đồng, có chung quá khứ đấu tranh và đường hướng phát triển.

Theo ông cả hai đã ‘kề vai chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau’ trong quá trình giành độc lập dân tộc, đã ‘học tập lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và vẫn ‘kiên trì đi theo con đường chủ nghĩa xã hội’.

Ông còn nhấn mạnh, hai bên cần phải ‘kiên định, hỗ trợ lẫn nhau, cùng dắt tay nhau đi về phía trước, kiên quyết không được để bất kì kẻ nào phá vỡ bước đi của chúng ta, kiên quyết không được để bất kì thế lực nào dao động, thay đổi bức tường bảo vệ chế độ của chúng ta’.

Như vậy, có thể nói ‘đại cục’ mà ông Tập nhắc nhở giới lãnh đạo Việt Nam hướng tới và coi trọng trong quan hệ Việt-Trung cũng như đường lối đối nội, đối ngoại của Việt Nam là phải kiên định ‘chủ nghĩa xã hội’ và ‘bảo vệ chế độ’.

Ông cũng cho rằng láng giềng với nhau ‘khó tránh khỏi va chạm, nhưng hai bên cần phải xuất phát từ đại cục quan hệ song phương’ và tránh làm ‘quan hệ song phương giữa hai nước đi lệch khỏi quỹ đạo’.

Những điểm ông nêu không quá xa lạ với giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam.

Vì kiên định ‘chủ nghĩa xã hội’, vì quá coi trọng chuyện ‘bảo vệ chế độ’, trong những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm mọi cách để thiết lập bang giao và củng cố quan hệ với Trung Quốc.

Không lâu trước chuyến thăm của ông Tập, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã nói ‘mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất’.

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng được ông Tập Cận Bình ngở lời mời thăm Trung Quốc
‘vào thời điểm thích hợp’ trong chuyến thăm tuần này.

Cách đây gần một tháng, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng được báo chí Việt Nam nói trích dẫn nói, ‘Đảng và Nhà nước luôn khẳng định tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, đồng bộ. Nhưng đổi mới không nên chệch hướng, phải đúng quỹ đạo’.

Có không ít bài viết giải thích ‘hướng’ và ‘quỹ đạo’ mà ông Trọng nhắc tới là gì.

Nhưng có thể vì vẫn chưa yên tâm, sợ các ‘đồng chí’ Việt Nam của ông bị ‘các thế lực dao động’ và ‘lệch khỏi quỹ đạo’ – đặc biệt trước những nồng ấm trong quan hệ Việt-Mỹ gần đây – ông Tập Cận Bình đã muốn nhân dịp này giúp giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam hiểu rõ hơn đâu là ‘đại cục’ trong quan hệ Việt-Trung và ‘đại cục’ của mỗi nước và nhắc họ đừng để các ‘tiểu cục’ – như những ‘va chạm’ nhỏ giữa hai nước láng giềng – chi phối, lấn át những ‘đại cục’ đó.

Và nếu dựa trên lập trường của giới lãnh đạo Việt Nam được diễn tả trong Tuyên bố Việt-Trung, có thể nói ông Tập đã thành công trong việc thuyết phục họ hướng về những ‘đại cục’ ấy.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả đang sinh sống tại Anh quốc.

 

Quan tài cho Ba Dũng, phe phái Ba Dũng và dòng họ Nguyễn Tấn.

Nhóm Bà Đầm Xòe.

Tôi đã viết một số bài: “Thòng lòng cho thủ tướng”, “Thư ngỏ gửi thủ tướng”, “Những khát vọng từ lũy tre làng sẽ thổi bay Nguyễn Tấn Dũng”, “Ủng hộ Ba Dũng là ủng hộ cho cái chết của Cộng sản”, … là để cảnh báo cho Ba Dũng, phe Ba Dũng biết thế lực Trọng – Sang – Hùng sẽ dần dần đặt thòng lọng và thít thòng lọng từng bước vào cổ Ba Dũng, phe của Ba Dũng qua chiến trường đại hội đảng. Điều này quả nhiên đúng khi Đại hội đảng CSVN XII đang nhích từng ngày máu để đến đại hội vào tháng 1năm 2016 (20 -28.1.2016).

Một tín hiệu làm bể mặt Ba Dũng vừa diễn ra sáng ngày 25.12.2015, tại Tp. Hồ Chí Minh, đó là “Ông Hoàng Bình, một người hoạt động ở Sài Gòn vừa bị công an bắt giữ đưa về công an phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú khi đang cầm 4 ngàn tờ rơi photo lời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về Công đoàn độc lập – Sài Gòn, DL”.

Hôm nay tôi thực sự cay đắng khi viết bài mang tính dự cho Ba Dũng, phe phái Ba Dũng và dòng họ Nguyễn Tấn nhà Ba Dũng với một cái tít bài mà tôi không muốn một tí nào. Tin hay không, đó là quyền cua Ba Dũng, phe phái Ba Dũng, họ hàng nhà Ba Dũng…

—–

Tuy phải đợi tới phút bù giờ mới biết ai thắng, ai thua. Nhưng việc thắng, thua trong một trận bóng khác hẳn việc thắng, thua trên vũ đài chính trị. Ở đây,việc thắng, thua kiểu gì thì cũng nhất nhất diễn ra theo nguyên lý: “Chỉ có lực lượng vật chất mới đánh bại được lực lượng vật chất mà thôi” và ngược lại. Điều này càng không thể khác khi việc đấu đá, tranh giành quyền, tiền của một nhóm nhỏ (ĐCSVN là một nhóm nhỏ) trên một sân khấu hẹp tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam.

Hiện tại Ba Dũng đang thất thế trên sàn đấu quyền, tiền này. Ba Dũng còn tiếp tục thất thế. Cơn say của đòn đánh hội đồng với ba đội quân của Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói tiếp tục dâng cao. Đội quân này đã thắng nhỏ ở Hội nghị trung ương 11, thắng vừa vừa ở Hội nghị trung ương 12 và thắng có tính bản lề ở Hội nghị trung ương 13. Nguyên nhân thắng, tôi đã nói rõ và cụ thể ở bài viết: “Khát vọng từ lũy tre làng sẽ thổi bay Nguyễn Tấn Dũng” cách nay độ vài tháng. Với đà chiến thắng đã có được, lực lượng của Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói sẽ tự tin, hùng dũng, tràn đầy tinh thần chiến đấu khi vào cuộc giáp đấu ở đại hội XII đang đến rất gần.

Tinh thần chiến thắng này còn được thể hiện ở hai biểu hiện sau Hội nghị trung ương 13:

1 – Thư giải trình của Nguyễn Tấn Dũng gửi Trọng lú và Bộ chính trị;

2 – Thời gian Hội nghị trung ương 14 và đại hội Đảng diễn ra vào tháng 1 năm 2016.

– Ba Dũng không bị thất thế thì không có thư giải trình này. Ba Dũng đã buộc phải ngửa bài nhằm tìm kiếm sự ủng hộ với ba thông điệp chủ yếu của thư:

+ Ai theo tôi tức theo đổi mới, cái cách, gần sát lại phương Tây, châu Âu, Nhật Bản và những nước có nền dân chủ tam quyền phân lập, còn với Trung Quốc thì “vừa hợp tác vừa đấu tranh”; và

+ Có thể đây là một biểu hiện của sự thua cuộc, đầu hàng với thông điệp “Tôi đã không tái cử”.

– Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói nếu không nắm chắc phần thắng thì không thể tiến hành đại hội gấp vào tháng 1 năm 2016, trước tết Âm lịch, như vậy.

– Chiến thắng của Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói còn được thể hiện ở danh sách “ứng cử viên vào Bộ chính trị”, gồm:

Đỗ Bá Tỵ ( Đại tướng quân đội); Ngô Xuân Lịch ( Đại tướng quân đội); Trịnh Đình Dũng ( xây dựng); Cao Đức Phát ( Nông nghiệp); Vương Đình Huệ (kinh tế TƯ); Tô Lâm ( Thượng tướng Công an); Nguyễn Văn Nên ( văn phòng Chính phủ); Ngô Thị Dõan Thanh ( Dân vận trung ương); Nguyễn Hòa Bình ( Viện kiêm sát tối cao); Phạm Minh Chính (Tổ chức trung ương); Hoàng Trung Hải ( phó thủ tướng); Phạm Binh Minh ( phó thủ tướng); Đinh La Thăng ( Giao thông vận tải); Nguyễn Thành Phong ( Tp. Hồ Chí Minh); Vũ Đức Đam ( phó thủ tướng); Võ Văn Thưởng ( TP Hồ Chí Minh) – Tổng cộng 16 người + 4 tứ trụ còn bỏ ngõ trong cuộc đấu.

Danh sách này cho thấy, đa số là người của phe Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói. Tôi chẳng nhìn rõ ai là người của phe Ba Dũng mà có dũng khí, ngoài trừ  trường hợp Đỗ Bá Tỵ và Đinh La Thăng; còn những Vũ Đức Đam, Nguyễn Văn Nên, Phạm Bình Minh( hết) thì chỉ là những người không có dũng khí, ý chí, mưu lược. Những người này khi Ba Dũng còn mạnh thì bám Ba Dũng, nhưng khi thấy Ba Dũng mới nghiêng nghiêng thì cờ trong tay những người này đã bay theo hướng khác rồi.

– Chiến thắng của Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói còn biểu hiện ở số lượng cơ cấu vào trung ương ủy viên.

Trung ương ủy viên đang tại vị có 180 người, nay tăng thêm 90 người, đưa tổng ủy viên lên 270 người.

Trong số 180 người đang là ủy viên trung ương, tối đa chỉ có 50% người bỏ phiếu cho Ba Dũng, giảm trên 20% phiếu giúp Ba Dũng thoát hiểm ở Hội nghị trung ương 6, tháng 10 năm 2012. Như vậy, Ba Dũng được 90 phiếu, cộng với ¼ phiếu trong số 90 ủy viên tăng thêm, Ba Dũng được thêm 20 phiếu; cộng lại Ba Dũng được 70 phiếu/ 270 phiếu, mới chiếm có 40% tổng số phiếu bầu, chưa quá bán.

Ấy là nói khi Đại hội đã kết thúc vòng loại và Ba Dũng có tên trong số 270 ủy viên để có thể lên ngôi Tổng bí thư. Còn tính ở trước đó, Ba Dũng có đủ phiếu để trúng vào ủy viên trung ương hay không, cũng là một cửa ái vô cùng khó vượt, vì trong số 1.510 đại biểu tham dự đại hội, đa phần là người của Trọng lú, Tư Sang và Hùng hói và họ chỉ bỏ phiếu cho phe cánh của họ.

Với tương quan lực lượng như vậy, Ba Dũng thua là có thể “sờ”, “nắm” được.

Ba Dũng mà thua thì cái gì sẽ xảy ra đối với Ba Dũng, phe Ba Dũng và dòng họ Nguyễn Tấn?

– Những đệ tử ruột của Ba Dũng do “nhanh trí” trở cờ nên hầu hết bình an, ngoại trừ Đỗ Bá Tỵ và Đinh La Thăng.

Còn với riêng Ba Dũng.

Ba Dũng cần nghiêm túc và vận công năng trí tuệ tối đa cho bật sáng hết cỡ lên để thấy hậu quả đến với ông, phe phái ông và dòng họ Nguyễn Tấn từ những cứ liệu sau đây, sẽ biết số phận ông, gia thuộc ông sẽ như thế nào:

1.Phe phái mới sẽ dựa hẳn vào Tàu Cộng. Và đương nhiên theo gương, đúng hơn là buộc phải theo gương, Tàu Cộng, bộ sậu mới cũng thực thi ngay chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” như họ Tập đang làm bên Trung Quốc.

2.Cay đắng đã ngấm sâu vào tim óc Trọng lú đến mức nói không nên lời, mặt cắt không còn hạt máu khi không hạ bệ được Ba Dũng tại Hội nghị Bộ Chính trị và Hội nghị trung ương 6 vào tháng 9, tháng 10 năm 2012.

3.Tư Sang mấy năm nay cũng “gặm một mối căm hờn trong củi sắt” đến mức nước bọt không thể bật ra khi phải ngọng ngịu nói về “con sâu, bầy sâu, đồng chí X”…

4.Hùng hỏi, gan còn dòng dòng máu tươi khi nhà thờ họ Nguyễn bị phá, khi những đồng tiền bị mất tiêu trong vụ án Hà Văn Thắm với ngân hàng Ocen Banhk.

5.Vinashim, Vinalie, các doanh nghiệp trực thuộc chính phủ và nền kinh tế bị sa sút trầm trọng, chi tiêu bừa phứa, vay nợ tràn lan, nợ nần ngập đầu, tham nhũng trầm trọng… là những viên đạn mà phái Trọng lú, Tư Sang, Hùng hói đã cho nó vào nòng và khóa an toàn đã mở từ lâu.

Bị tiêu diệt là không thể tránh khỏi. Nó đã là truyền thống mang bản mệnh văn hóa của những ông vua và triều đại thay đổi trong lịch sử của dân tộc ta mà gần đây đây nhất là Quang Trung – Nguyễn Huệ lên ngôi vua thì tận diệt dòng tộc Nguyễn; khi Nguyễn giành được vương triều thì lại tận diệt dòng tộc Nguyễn – Quang Trung. Các triều đại trước thay thế nhau cũng trả thù tàn độc như vậy.

Chế độ Cộng sản còn tàn độc hơn các chế độ trước đó nhiều lần. Những cái chết âm thầm của “người đồng chí” chưa bao giờ được lộ ra anh sáng của Dương Bạch Mai, phó Chủ tịch Quốc hội; Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn,Thứ trưởng quốc phòng, đang ngấp nghé chức Bộ trưởng Quốc phòng; Đinh Đức Thiện… Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng công an; Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính… còn nhãn tiền sờ sờ ra đó.

Bấy nhiêu nợ nần với đồng chí trong nước và với Tàu Cộng, Ba Dũng, phe phe Ba Dũng chỉ còn nước sắm quan tài, nếu Ba Dũng không có kế hoạch, quyết tâm sát thát, kiểu gì cũng chết… để lật ngược tình thế.

BĐX