Khu vườn toàn rau trái Việt trên đất Mỹ

Đam mê trồng trọt nên ngay khi sang Mỹ 16 năm trước, chị Thanh Thảo đã cải tạo khu vườn 450 m2 quanh nhà thành “thiên đường” của đủ loại rau trái Việt.

Nguyễn Thanh Thảo, 38 tuổi, sang Mỹ từ năm 2005. Người phụ nữ quê Thái Bình sống và làm việc tại thành phố San Diego, bang California cùng với gia đình bảy thành viên.

Từ nhỏ, chị Thảo đã là người yêu thiên nhiên, cây cỏ. Khi mua nhà tại Mỹ, chị thích nhà phải có vườn, có cây để thỏa mãn đam mê trồng trọt. Thảo kể: “Lúc mới sang Mỹ, tôi rất nhớ nhà và thèm các món ăn Việt Nam. Vì vậy, để cải thiện bữa ăn và thỏa mãn sở thích, tôi đã làm nông tại nhà”.

Ngoài diện tích nhà ở, mảnh vườn của gia đình chị Thảo rộng gần 450 m2, chia làm 4 phần: vườn trước nhà, vườn sau nhà và 2 mảnh vườn nhỏ bên hông nhà. Lúc mới mua, vườn trước là một thảm cỏ xanh mướt, nhưng chị quyết định lột bỏ để trồng cây.

Vì mảnh vườn nằm sát đường đi bộ, nhiều người qua lại nên chị cắm hàng rào, trồng hoa hồng xung quanh vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, vừa có thêm hàng rào bằng hoa che chắn cho rau và trái cây trong vườn.

Miền nam Califonia là vùng núi nhiều sỏi đá, đất sét. Để trồng được những cây to, chị Thảo và gia đình phải cải tạo và thay rất nhiều đất mới, có khi phải đào hố, tưới nước vào hố để làm mềm đất trước khi cậy sỏi đá. Có những hố phải đào sâu cả mét để đổ đất mới và phân bón trước khi trồng cây xuống. Vì vợ chồng chị Thảo hàng ngày vẫn đi làm nên để đào được một hố sâu có khi mất cả mấy ngày mới hoàn thành.

Khu vườn trước nhà, chị Thảo chọn những giống cây lùn để cây không mọc quá cao, che khuất ngôi nhà như hoa dâm bụt, loa kèn, ngô, hồng táo… Ngoài ra chị còn trồng thêm đào, quất để mỗi khi Xuân về, từ ngoài nhìn vào ngôi nhà ngập tràn hương sắc Tết Việt.

Khu vườn phía sau nhà có diện tích rộng hơn, xung quanh trồng các loại cây trái lâu năm. Giữa vườn, chị Thảo giữ lại khoảng sân rộng để làm chỗ vui chơi cho các con hoặc mở tiệc cuối tuần thiết đãi bạn bè. Tại mảnh vườn này, chị trồng rất nhiều các loại cây thuần Việt, phù hợp với khí hậu California như: nhót, cam, xoài, bưởi, táo tàu, thanh long, nhãn, đào, bơ, mận, na, roi… Những loại rau thuần Việt nhất như khoai lang, củ dong, hoa thiên lý cũng phát triển tốt tại đây.

Hai bên hông nhà, bầu, bí, mướp, khổ qua được chị Thảo làm giàn, cho cây leo. Phần đất phía dưới, chị trồng một số loại rau ngắn ngày như rau ngót, mồng tơi, rau dền, cà pháo, rau muống, các loại rau thơm… Chị trồng rau trái theo mùa, vừa hạn chế sâu bệnh, vừa có thực phẩm sạch dùng quanh năm.

Hàng ngày, ngoài việc tưới nước, chị còn tranh thủ lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi đi làm về để thụ phấn cho một số cây như bầu, bí, mãng cầu. Vườn nhà chị Thảo chủ yếu dùng các loại đất, phân bón, thuốc chữa bệnh… bằng chất hữu cơ nên chất lượng luôn đảm bảo, không sợ tồn dư những chất độc hại cho cơ thể.

Để vườn cây phát triển xanh tốt ra hoa trái, chị Thảo sử dụng phân bò, gỗ mục, đất tốt số lượng bằng nhau trộn đều rồi bỏ xung quanh gốc cây cứ ba tháng một lần. Cuối đông để cho tốt rễ và cây ra nhiều hoa vào mùa xuân, chị bón thêm phân có chỉ số phốt pho cao. Khi hoa nở, tưới phân NPK liên tục trong vòng một tuần, giúp hoa đậu trái nhiều hơn. Với rau, để lá nhiều và xanh tốt, chị Thảo bón phân cao đạm từ 2-4 tuần một lần.

Để có được những giống cây quý cũng như học hỏi cách trồng và chăm sóc cây, chị Thảo tham gia nhiều hội nhóm trồng cây của người Việt tại Mỹ. Cứ đi đâu hoặc tìm hiểu thấy có những giống cây hợp khí hậu mà thuần giống Việt là chị mua. Lâu dần trong vườn nhà có đủ loại trái cây, rau củ Việt Nam.

Nhờ “mát tay”, vụ nào gia đình chị cũng thu hoạch nhiều rau củ đến nỗi ăn không hết, thường gửi tặng người thân và bạn bè.

Khu vườn không chỉ là nơi thoả mãn ước mơ trồng trọt từ thủa bé, mà còn giúp chị giải toả được những căng thẳng, bộn bề trong cuộc sống cũng như công việc. Đây cũng là không gian xanh để cả nhà quây quần, trò chuyện mỗi lúc rảnh rỗi.

Do dịch Covid-19, hơn một năm nay các bé nhà chị Thảo không được đến trường nên ngoài giờ học online, ba cô bé đều thích ra vườn phụ mẹ nhổ cỏ, bắt sâu, hái rau trái. Các bé cũng thích ăn những món thuần Việt như rau đay mồng tơi ăn cùng cà pháo, rau ngót nấu thịt bằm, thậm chí cả gà tần ngải cứu hay canh cá, bún bung của người Thái Bình.

“Từ nhỏ được làm quen và thưởng thức các loại rau củ mang đậm chất quê hương nên các bé cũng gần gũi bản sắc dân tộc Việt Nam hơn”, chị chia sẻ.

Mười sáu năm sống xa Việt Nam, nhưng nhờ có mảnh vườn với đủ loại cây trái, rau cỏ, chị Thảo luôn có cảm giác quê hương ở đâu đó quanh mình. Bởi vậy ngoài giờ làm việc, mỗi khi trở về nhà, được làm nông dân mang lại cho chị niềm vui, hạnh phúc và tiếng cười.

Hải Hiền
Ảnh: Nhân vật cung cấp /Viêt Nam Express

Tại sao lại có tình dục

Tiếp cận vấn đề trí óc từ góc độ tâm lý và nhận thức, lồng ghép kiến ​​thức chuyên môn từ khoa học máy tính, nhân chủng học, sinh học tiến hóa, triết học, cuốn sách trình bày ý tưởng về cách trí óc con người phát triển và tạo ra những kỳ công.

Trước hết, tại sao lại có tình dục? Bá tước Chesterfield ghi chép về tình dục như sau: “Khoái cảm thì ngắn ngủi, tư thế thì lố bịch và cái giá phải trả thật đáng nguyền rủa”.

Tri oc van hanh anh 1
Tranh Người chăn thuê (1851) của William Holman Hunt (1827-1910).

Nói về khía cạnh sinh học, cái giá phải trả quả thực là đáng nguyền rủa, vậy tại sao hầu hết sinh vật phức tạp đều sinh sản hữu tính? Tại sao phụ nữ không sinh sản vô tính ra chỉ toàn con gái là bản sao của chính họ, thay vì lãng phí nửa số lần mang thai của mình để sinh ra con trai, kẻ thiếu bộ máy sinh sản và chỉ là người hiến tinh trùng?

Tại sao con người và các sinh vật khác đổi nửa bộ gen của mình để lấy gen của một thành viên khác trong loài, tạo ra sự đa dạng trong con cháu mình chỉ vì mục đích đa dạng? Không phải để tiến hóa nhanh hơn, vì các sinh vật được chọn lọc để phù hợp với điều kiện hiện tại. Không phải để thích nghi với những thay đổi trong môi trường, vì một thay đổi ngẫu nhiên trong một sinh vật đã thích nghi sẵn nhiều khả năng sẽ là tệ hơn chứ không tốt hơn, vì có vô số cách để trở nên kém thích nghi thay vì thích nghi tốt.

Lý thuyết thích hợp nhất, được John Tooby, William Hamilton và những người khác đề xuất và hiện nay được nhiều loại bằng chứng ủng hộ, nói rằng tình dục là một hình thức đấu tranh chống lại ký sinh trùng và mầm bệnh (những vi sinh vật gây bệnh).

Từ góc nhìn của các mầm bệnh, bạn là một núi bánh bông lan phô-mai ngon lành, nằm đó chỉ để chúng hưởng thụ. Cơ thể bạn có quan điểm khác, và tiến hóa ra một đội quân để tự vệ gồm từ da đến hệ miễn dịch để ngăn chặn hoặc tiêu diệt mầm bệnh.

Một cuộc chạy đua vũ trang tiến hóa cũng diễn ra giữa vật chủ và mầm bệnh tương tự như cuộc cạnh tranh giữa thợ làm khóa và kẻ phá khóa. Các mầm bệnh là rất nhỏ. Chúng còn tiến hóa ra các mánh khóe hiểm ác để xâm nhập và chiếm đoạt bộ máy của các tế bào, để hớt tay trên các nguyên liệu thô, và để đánh lừa cơ thể rằng chúng là các mô bên trong, hòng thoát khỏi sự giám sát của hệ miễn dịch. […]

Nếu một sinh vật sinh sản vô tính thì một khi mầm bệnh bẻ gãy cơ chế bảo vệ của cơ thể, chúng cũng sẽ bẻ gãy cơ chế bảo vệ của anh chị em và con cháu của sinh vật đó. Sinh sản hữu tính là một cách thay đổi khóa bảo vệ mỗi thế hệ một lần. Bằng cách đổi nửa lượng gen để lấy một nửa khác, sinh vật giúp con cái của nó dẫn trước trong cuộc đua chống lại các mầm bệnh cục bộ. […]

Tình dục đặt ra câu hỏi thứ hai. Tại sao chúng ta chia thành hai giới tính? Tại sao chúng ta tạo ra một trứng lớn và rất nhiều tinh trùng nhỏ, thay vì hai tế bào bằng nhau và hợp nhất lại như thủy ngân? Đó là vì tế bào sẽ phát triển thành một đứa bé không thể chỉ là một túi gen, nó còn cần cả bộ máy trao đổi chất.

Trong bộ máy đó có ti thể, và ti thể có gen riêng của nó, chính là ADN ti thể nổi tiếng rất hữu ích trong việc xác định thời điểm phân chia loài trong tiến hóa. Giống như mọi gen khác, gen 1 ti thể được chọn lọc để nhân bản không ngừng. Và đó là lý do tại sao một tế bào được hình thành bởi hai tế bào tương đương nhau sẽ gặp rắc rối.

Ti thể của một bên (cha hoặc mẹ) và ti thể của bên còn lại sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh dữ dội để tồn tại trong tế bào hợp nhất đó. Ti thể từ một bên sẽ giết chết ti thể từ bên kia, khiến tế bào hợp nhất bị thiếu năng lượng ở mức nguy kịch. Các gen còn lại của tế bào (các gen trong nhân tế bào) phải chịu đựng tổn thất này, do vậy chúng tiến hóa nên một cách để ngăn chặn cuộc chiến tương tàn này.

Trong mỗi cặp cha mẹ, một bên “đồng ý” đơn phương tử bỏ ti thể của mình. Nó đóng góp một tế bào không có bộ máy trao đổi chất mà chỉ có ADN để kiến tạo nên nhân mới. Loài này sinh sản bằng cách kết hợp một tế bào lớn chứa một nửa bộ gen cộng với bộ máy trao đổi chất cần thiết với một tế bào nhỏ chỉ chứa một nửa bộ gen mà không có bộ máy trao đổi chất.

Tế bào lớn được gọi là trứng và tế bào nhỏ được gọi là tinh trùng Khi sinh vật đã thực hiện bước đầu tiên, sự phân hóa các tế bào giới tính chỉ có thể leo thang mà thôi. Tinh trùng nhỏ và ít giá trị, vì thể sinh vật có thể phải tạo ra rất nhiều tinh trùng và cho chúng một bộ phận vận động gắn ngoài để nhanh chóng tới chỗ trứng, cùng một cơ quan để phóng chúng đi.

Trứng lớn và rất giá trị, vì vậy sinh vật nên cho chúng khởi đầu tốt đẹp hơn bằng cách bao bọc chúng bởi dưỡng chất và vỏ bảo vệ. Điều đó khiến trứng càng quý giá hơn, vì vậy để bảo vệ sự đầu tư, sinh vật tiến hóa nên những cơ quan giúp trứng đã thụ tinh phát triển trong cơ thể và hấp thu nhiều thức ăn hơn nữa, cũng như sinh ra con cái chỉ khi nó đã đủ lớn để sinh tồn.

Những cấu trúc này được gọi là cơ quan sinh sản đực và cái. Một vài động vật, như các loài lưỡng tính, có cả hai loại cơ quan sinh sản trên một cá thể, nhưng các loài chuyên hóa sâu hơn và chia thành hai loại, mỗi cá thể phân bổ tất cả các mô sinh sản vào một trong hai kiểu cơ quan. Chúng được gọi là giống đực và giống cái.

Trivers đã xác định được các khác biệt rõ rệt giữa giống đực và giống cái xuất phát ra sao từ sự khác nhau trong mức đầu tư tối thiểu vào con cái. Nhớ lại rằng đầu tư là bất kỳ điều gì cha hoặc mẹ làm để tăng cơ hội sống sót của con cái trong khi làm giảm khả năng sinh ra con cái có khả năng sống sót khác của chính mình.

Sự đầu tư này có thể là năng lượng, dinh dưỡng, thời gian, hay rủi ro. Theo định nghĩa, sinh vật giống cái bắt đầu với khoản đầu tư lớn hơn (tế bào sinh dục lớn hơn), và ở hầu hết loài, dâng hiến bản thân mình nhiều hơn.

Con đực chỉ đóng góp một túi gen nhỏ bé và thường dừng lại ở đó. Vì tất cả các con non đều cần cả hai sự đầu tư trên, nên đóng góp của con cái là bước giới hạn số lượng con non có thể sinh ra: tối đa là một con cho mỗi trứng mà nó tạo ra và nuôi dưỡng.

Sự khác biệt này sinh ra hai dòng hệ quả. Thứ nhất, một con đực có thể thụ tinh rất nhiều con cái, khiến các con đực khác không có bạn tình. Điều này tạo nên sự cạnh tranh giữa các con đực để tiếp cận con cái. […]

Thứ hai, thành công trong sinh sản của con đực phụ thuộc vào số lượng con cái nó kết đôi, nhưng sự thành công trong sinh sản của con cái không phụ thuộc vào số lượng con đực nó kết đôi. Điều đó khiến con cái chọn lựa kỹ hơn.

Con đực tán tỉnh con cái và kết đôi với bất kỳ con cái nào đồng ý. Con cái nghiên cứu kỹ con đực và chỉ kết đôi với con đực tốt nhất: con đực có gen tốt nhất, con đực tự nguyện và có khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ con non nhất, hoặc con đực mà các con cái khác có vẻ ưa thích

Sách hay / Zing

US News & World Report công bố xếp hạng các nước “hùng mạnh” nhất thế giới năm 2022, dựa trên ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự.

Việt Nam xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới 2022 của tạp chí Mỹ US News & World Report (US News) , với GDP được ước tính là 363 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 11.553 USD.

Quốc gia hùng mạnh nhất thế giới: Việt Nam xếp hạng 30 - Ảnh 1.
Việt Nam xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới 2022 (Ảnh minh họa: IMF)

Theo US News , bảng xếp hạng “hùng mạnh” theo đó dựa trên điểm trung bình được tính từ năm yếu tố liên quan đến quyền lực của một quốc gia: sự lãnh đạo, có ảnh hưởng kinh tế, có ảnh hưởng chính trị, liên minh quốc tế mạnh và quân đội mạnh.

“ Các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng là những quốc gia luôn xuất hiện trên các bản tin, khiến các nhà hoạch định chính sách quan tâm và định hình các mô hình kinh tế toàn cầu. Chính sách đối ngoại và ngân sách quân sự của họ cũng được chú ý theo dõi. Khi họ đưa ra lời cam kết, ít nhất một số trong cộng đồng quốc tế tin rằng họ sẽ giữ lời cam kết đó. Các quốc gia này thể hiện ảnh hưởng của mình trên sân khấu toàn cầu”, US News cho biết.

Trong bảng xếp hạng này, 5 nước đứng đầu theo thứ tự từ trên xuống là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức và Vương quốc Anh. Trong đó Mỹ (GDP 23 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người 69.288 USD ) được đánh giá là “cường quốc kinh tế và quân sự nhất thế giới. Dấu ấn văn hóa của nước này cũng lan rộng khắp thế giới, phần lớn được dẫn dắt bởi văn hóa đại chúng (pop) trong âm nhạc, phim ảnh và truyền hình”.

Trung Quốc (GDP 17,7 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người 19.338 USD) được bình luận là nơi “có nền văn minh lâu đời nhất thế giới”, “đông dân nhất” và “lớn thứ hai thế giới tính theo diện tích đất”. Nền kinh tế nước này cũng được đánh giá là phát triển nhanh nhất từ khi cải cách năm 1978.

Nga (GDP 1,78 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người 32.803 USD) trong khi đó được nhắc đến với “quy mô khó tưởng tượng được”, là “nước có diện tích đất lớn nhất thế giới”, “có biên giới đất liền với hơn 10 nước, biên giới biển với Nhật Bản và Mỹ”, “nền kinh tế lớn nhất thế giới”, với nhiều ngành công nghiệp hàng đầu bao gồm sản xuất dầu khí, nông lâm ngư nghiệp.

Các quốc gia châu Á khác nằm trong top 30 là Hàn Quốc (đứng thứ 6), Nhật Bản (thứ 8), Israel (thứ 10), Ả rập Xê-út (thứ 11), Ấn Độ (thứ 13), Iran (thứ 18), Qatar (thứ 23), Singapore (thứ 26).

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3756);}else{parent.admSspPageRg.draw(3756);}

Các quốc gia Đông Nam Á khác nằm trong top 50 gồm Indonesia (thứ 32), Thái Lan (thứ 36), Philippines (thứ 45), Malaysia (thứ 46), Myanmar (thứ 49).

Bảng xếp hạng là một phần của nghiên cứu “các quốc gia tốt nhất” mà tạp chí Mỹ thực hiện hàng năm, đánh giá 85 quốc gia dựa trên phản hồi từ 17.000 người.

PHƯƠNG ANH / VTC NEWS,

Tin tức thế giới 2-1: ‘Phông nền’ của ông Putin bị nghi ngờ; Tin đồn hỏa táng ở Thượng Hải

IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt với năm khó khăn hơn; Tân ngoại trưởng Trung Quốc điện đàm với đồng cấp Mỹ; Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà; Pháp bắt đầu xét nghiệm khách Trung Quốc… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 2-1.

Tin tức thế giới 2-1: Phông nền của ông Putin bị nghi ngờ; Tin đồn hỏa táng ở Thượng Hải - Ảnh 1.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva – Ảnh: REUTERS

* IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt với năm 2023 khó khăn hơn. Ngày 1-1, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định đối với phần lớn nền kinh tế toàn cầu, 2023 sẽ là một năm khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu – gồm Mỹ, châu Âu và Trung Quốc – đều trải qua hoạt động suy yếu.

“Năm mới sẽ khó khăn hơn so với năm chúng ta bỏ lại phía sau. Tại sao? Bởi vì ba nền kinh tế lớn gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đều đang giảm tốc đồng thời” – bà nói trên Đài CBS.

* Tấn công bằng xe bọc thép vào nhà tù Mexico khiến 14 người chết. Văn phòng công tố bang Chihuahua của Mexico cho biết các tay súng đã tấn công một nhà tù ở thành phố Ciudad Juarez, miền bắc Mexico, vào ngày 1-1, khiến 14 người thiệt mạng và để 24 tù nhân trốn thoát, theo Hãng tin AFP.

Trong một tuyên bố, cơ quan này thông tin nhiều tay súng không rõ danh tính trên xe bọc thép đã tham gia vụ tấn công. Trong số những người thiệt mạng có 10 cai ngục và nhân viên an ninh.

* Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thảo luận về quan hệ Mỹ – Trung với tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương. Ngày 1-1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với ông Tần Cương, cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ và là người vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng Trung Quốc thay ông Vương Nghị.

Ngoại trưởng Blinken cho biết ông đã thảo luận về quan hệ Mỹ – Trung và việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở trong cuộc điện đàm với ông Tần.

Tin tức thế giới 2-1: Phông nền của ông Putin bị nghi ngờ; Tin đồn hỏa táng ở Thượng Hải - Ảnh 2.

“Binh sĩ” nữ đứng phía sau ông Putin khi ông phát biểu trước giao thừa bị nghi ngờ không phải là binh sĩ thực thụ – Ảnh: switzerlandtimes

* “Phông nền” của ông Putin lại bị nghi ngờ. Hôm 31-12-2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu mừng năm mới dài nhất (9 phút) trong hai thập niên cầm quyền của ông. Năm nay phông nền phát biểu của nhà lãnh đạo Nga không phải là tại Điện Kremlin như thường lệ, mà đằng sau là các quân nhân Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tuy nhiên, báo Switzerland Times (Thụy Sĩ) cho rằng những người đứng quanh ông Putin dường như không phải là những người lính. Những người này tạo dáng ở phía sau, nhìn chằm chằm vào máy ảnh một cách trang trọng. Theo Switzerland Times, nhiều người “dường như là diễn viên, công chức”. Họ có “những khuôn mặt tương tự như những người đã được nhìn thấy tại các sự kiện khác nhau của ông Putin”.

“Các thám tử trên Internet đã phân tích tỉ mỉ các bức ảnh. Một người phụ nữ trung niên với mái tóc vàng đặc biệt nổi bật. Bà đứng ngay sau ông Putin và giống như những người khác đang tạo dáng, bà đang mặc quân phục. Nhưng bà được cho là có nhiều kinh nghiệm trên sân khấu hơn là kinh nghiệm chiến đấu. Người phụ nữ tóc vàng bí ẩn này đã xuất hiện trong nhiều video của ông Putin” – Switzerland Times viết.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết lời chúc mừng năm mới của ông Putin được ghi hình tại trụ sở Quân khu miền Nam của Nga.

* Thượng Hải bác tin thiêu nhiều thi thể trong một lò hỏa táng. Ngày 1-1, chính quyền thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố hệ thống nhà tang lễ của thành phố này kiên quyết tôn trọng người quá cố cũng như quyền lợi của các gia đình. Cục Nội vụ Thượng Hải khẳng định hoạt động của thiết bị hỏa táng tại các nhà tang lễ ở Thượng Hải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, vốn yêu cầu hỏa táng một thi thể trong một lò hỏa táng.

Họ bác bỏ tin đồn lan truyền trên mạng cho rằng các nhà tang lễ trong thành phố đang thiêu hai hoặc nhiều thi thể trong cùng một lò hỏa táng.

Kể từ cuối tháng 12-2022, có 23 trang web về tang lễ giả mạo đã bị đóng. Các nhân viên và đơn vị dịch vụ tang lễ giả tham gia đăng thông tin sai sự thật lên mạng đã bị các cơ quan ở Thượng Hải xử lý nghiêm khắc, theo Thời báo Hoàn Cầu.

Tin tức thế giới 2-1: Phông nền của ông Putin bị nghi ngờ; Tin đồn hỏa táng ở Thượng Hải - Ảnh 3.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc ngày 28-12-2022 về người mắc COVID-19 phải nằm ngoài hành lang do quá tải – Ảnh: REUTERS

* Pháp bắt đầu xét nghiệm khách Trung Quốc. Ngày 1-1, Pháp bắt đầu xét nghiệm các hành khách đến từ Trung Quốc để theo dõi khả năng xuất hiện các biến thể mới sau khi Bắc Kinh nới lỏng phần lớn biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và dịch COVID-19 lan rộng tại Trung Quốc đại lục.

“Việc kiểm soát như thế này khi nhập cảnh không phải là biện pháp để ngăn hành khách đi vào lãnh thổ của chúng tôi, mà là biện pháp kiểm soát khoa học cho phép chúng tôi kiểm tra rất chính xác các biến thể khác nhau” – Bộ trưởng Y tế Pháp Francois Braun cho biết khi có mặt tại sân bay Charles de Gaulle ở phía bắc Paris, theo Hãng tin AFP.

Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà. Theo Hãng tin AFP, lệnh cấm người nước ngoài mua bất động sản nhà ở tại Canada có hiệu lực vào ngày 1-1, nhằm cung cấp nhiều nhà hơn cho người dân địa phương đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở.

Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ vẫn cho phép các cá nhân như người tị nạn và thường trú nhân không phải là công dân Canada mua nhà.

Vào cuối tháng 12, Ottawa cũng làm rõ rằng lệnh cấm sẽ chỉ áp dụng cho nhà ở thành phố, chứ không áp dụng cho các bất động sản giải trí như nhà tranh mùa hè.

* Động đất 5,4 độ Richter tấn công California. Một trận động đất mạnh 5,4 độ xảy ra cách khu vực Rio Dell của bang California (Mỹ) 15km về phía đông nam. Đây là khu vực vẫn đang phục hồi sau một trận động đất mạnh vào tháng trước, theo Hãng tin Reuters.

Trận động đất mới nhất có tâm chấn ở độ sâu 27,8km, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ngày 1-1.

Cũng tại khu vực nói trên của California, nằm ở hạt Humboldt, một trận động đất mạnh 6,4 độ vào ngày 20-12 đã làm đổ nát nhà cửa và đường sá, làm đứt đường dây điện và khiến hàng ngàn cư dân không có nước và điện.

Bình An / shoha VN

Zelensky: 2023 là năm của chiến thắng và trở về

Tổng thống Volodynyr Zelensky và phu nhân Olena chúc mừng năm mới người dân Ukraine tại Kyiv sáng ngày 1-1-2023. Ảnh Ukrainian Presidency / Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã có bài phát biểu đêm giao thừa tối thứ Bảy 31 tháng Mười Hai 2022, điểm lại một năm mà theo ông chỉ thực sự “bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai” với nỗi sợ hãi cuộc xâm lược của Nga nhưng kết thúc hôm nay với hy vọng chiến thắng của đất nước ông. Tường thuật của The New York Times.

“Chúng ta đã vượt qua sự hoảng loạn. Chúng ta không bỏ chạy mà đoàn kết. Chúng ta đã vượt qua những nỗi nghi ngờ, tuyệt vọng và sợ hãi,” ông Zelensky nói. “Năm nay là năm của chúng ta. Năm của Ukraine. Năm của người Ukraine.” 

Đứng trong bóng tối, sau lưng là lá quốc kỳ Ukraine phấp phới trong gió, trong bài phát biểu video cuối cùng của năm, ông Zelensky đã điểm lại những khoảnh khắc đáng chú ý của cuộc chiến – bao gồm cuộc tấn công vào một bệnh viện phụ sản, cuộc giao tranh dữ dội tại nhà máy thép Azovstal, vụ phá hủy của một cây cầu của Nga nối bán đảo Crimea, cuộc tái chiếm thành phố Kherson, vụ đánh chìm một kỳ hạm của Nga… Có nhiều đoạn video minh họa cho lời nói của ông.

“Năm nay đã đánh động trái tim của chúng ta,” ông nói, theo một bản dịch được đăng trên trang web chính thức của chính phủ Ukraine. “Chúng ta đã khóc hết nước mắt. Những lời cầu nguyện đã được gào lên. 311 ngày mà mỗi phút chúng ta có điều gì đó để nói về”.

Minh họa cho lời của ông Zelensky về những thiệt hại khủng khiếp của Ukraine là những đoạn video cảnh hoang tàn đổ nát mà bon đạn của Nga gây ra, những thành phố bị san bằng, những chú gấu bông nhuốm máu sau vụ hỏa tiễn Nga đánh vào một nhà ga hồi tháng Tư giết chết nhiều trẻ em đang tập trung chờ di tản tới vùng an toàn.

Tối giao thừa 2022-2023 Người dân thủ đô Kyiv tụ tập quanh cây thông trang trí theo màu cờ Ukraine để đón mừng năm mới trong lúc quân Nga vẫn tiếp tục pháo kích vào thành phố làm mất điện và nước nhiều khu vực. Ảnh Spencer Platt/Getty Images

Bài phát biểu mừng năm mới 2023 chỉ là một trong số hàng trăm bài phát biểu mà ông Zelensky đã trình bày trong năm nay trong một chiến dịch không ngừng nghỉ không chỉ nhằm củng cố sự đoàn kết của đất nước chống lại quân đội Nga mà còn kích động sự ủng hộ dành cho Ukraine ở nước ngoài.

Trong khi lịch sử của hầu hết các cuộc chiến tranh được kẻ chiến thắng viết ra sau khi chiến trận kết thúc, thì ông Zelensky lại tạo ra một câu chuyện về cuộc kháng chiến chống lại quân Nga theo thời gian thực – một câu chuyện mà ông kể cho người dân Ukraine trong các video hàng đêm, hướng dẫn họ cách nhìn nhận cuộc chiến, biện minh cho nỗi gian khổ của họ, và gieo niềm tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của đất nước.

Khi Năm Mới đến gần, ông Zelensky đã kể lại những khoảnh khắc tuyệt vọng cũng như những niềm vui chiến thắng, đồng thời báo trước quyết tâm của người Ukraine đồng bào của ông. Ông nói, những quả tên lửa đầu tiên vào tháng Hai đã “phá hủy mê cung ảo tưởng của chúng ta” nhưng cũng thể hiện cho người Ukraine thấy “chúng ta có khả năng gì”. “Đây là năm mà Ukraine đã thay đổi thế giới và thế giới đã phát hiện ra Ukraine”, ông Zelensky nói. “Chúng ta được yêu cầu đầu hàng. Chúng ta đã chọn phản công! Chúng ta được yêu cầu nhượng bộ và thỏa hiệp. Chúng ta đang gia nhập Liên minh châu Âu và NATO”, ông nhấn mạnh.

Ông Zelensky cho biết tất cả người Ukraine – những người đang đi làm, đang đi học hoặc “mới tập đi” – đều đang tham gia bảo vệ Ukraine. Và mặc dù năm 2022 có thể được gọi là một năm mất mát, nhưng ông nói rằng đó không phải là cách nghĩ đúng. “Chúng ta không đánh mất gì cả mà bị cướp. Ukraine không đánh mất những người con trai con gái của mình – họ đã bị những kẻ sát nhân cướp mất. Người Ukraine không bị mất nhà – họ bị bọn khủng bố phá hủy. Chúng ta không mất đất – chúng đã bị quân xâm lược chiếm đóng. Thế giới không đánh mất hòa bình mà Nga đã phá hủy nó,” ông nói.

Ông Zelensky cho biết thế giới đã tập hợp lại xung quanh Ukraine, từ quảng trường chính của các thành phố nước ngoài và các văn phòng chính phủ cho đến kết quả tìm kiếm trên mạng Google.

“Người Ukraine gây ngạc nhiên. Người Ukraine được hoan nghênh. Người Ukraine truyền cảm hứng. Có điều gì có thể làm chúng ta sợ hãi? Không. Có ai có thể ngăn cản chúng ta không? Không. Bởi vì tất cả chúng ta đứng cùng nhau. Đó là những gì chúng ta đấu tranh. Mọi người vì nhau,” ông nói.

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Phó Tổng thống Kamala Harris nhận từ tay Tổng thống V. Zelenskyy quà tặng là lá quốc kỳ Ukraine mang tới từ tiền tuyến, có chữ ký của các binh sĩ Ukraine đang chiến đấu chống quân xâm lược Nga ở miền Đông Ukraine, sau khi ông Zelenskyy có bài phát biểu trước các nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ hôm 21 tháng Mười Hai 2022. (ảnh Chip Somodevilla/Getty Images)

Kết thúc bài phát biểu, ông Zelensky đưa ra hy vọng cho năm tới: chiến thắng. Tuy ông Zelensky không đề ra một thời gian biểu cụ thể để kết thúc chiến tranh nhưng ông nhắc đi nhắc lại mục tiêu của ông là giành lại toàn bộ lãnh thổ, “sự trở về của tất cả những gì bị ăn cướp từ tay chúng ta”, ông nói.

“Một điều ước cho tất cả người dân Ukraine: Hãy để năm nay là năm của sự trở về. Sự trở về của nhân dân. Những người lính trở về gia đình của họ. Tù binh trở về nhà. Người di cư trở về nước Ukraine của họ. Những vùng đất của chúng ta trở về với tổ quốc. Và những vùng bị chiếm đóng tạm thời sẽ trở thành tự do mãi mãi.”

Điều đó bao gồm không chỉ các vùng lãnh thổ mà Nga đã chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu hơn mười tháng trước, mà còn cả Crimea, bán đảo mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp năm 2014 – “một vùng đất của Ukraine độc lập, giống như từ năm 1991 và nó sẽ luôn như vậy,” ông nói.

Ông kết luận: “Mong năm mới mang lại tất cả những điều này. Chúng ta sẵn sàng chiến đấu vì nó. Đó là lý do tại sao mỗi chúng ta ở đây. Tôi đây. Chúng tôi ở đây. Bạn đang ở đây. Tất cả mọi người ở đây. Tất cả chúng ta đều là Ukraine”.

Hiếu Chân / Saigon Nhỏ

Ngôi nhà có giếng trời hình dải lụa

THANH HÓA – Lấy cảm hứng từ vạt áo cô gái Bắc bộ thời xưa, giếng trời hình dải lụa vừa tạo sự mềm mại, vừa cản ánh nắng từ trên cao rọi xuống.

Ngôi nhà 260 m2 nằm tại một khu đô thị ở thành phố Thanh Hóa có thiết kế ba tầng, một tum. Theo quy định chung, kiến trúc sư chỉ được cải tạo nội thất, không được thay đổi bề ngoài ngôi nhà, tác động tới cảnh quan chung của khu.

Với mong muốn của gia chủ là có không gian sống gần gũi, quen thuộc với mọi thành viên trong gia đình, nhóm thiết kế đã chọn phong cách Đông Dương kết hợp giữa kiến trúc tân cổ điển Pháp và các chất liệu truyền thống Á Đông nhằm phối hợp giữa nét hiện đại và văn hóa đặc trưng dân tộc.

Thiết kế giếng trời tạo hình dải lụa là điểm nhấn ấn tượng nhất của ngôi nhà, cũng là nơi đón những tia nắng ban mai đầu tiên của ngày mới.

Dải lụa được thiết kế ngay khu vực thông tầng, có chiều cao bằng một tầng, kéo dài từ điểm dưới của bồn hoa tầng ba xuống dưới nền lan can tầng hai. Ngoài tác dụng làm mềm không gian, giếng trời hình dải lụa còn cản ánh nắng trực tiếp từ trên cao rọi xuống, khiến ánh sáng vào tới nhà là ánh sáng gián tiếp, không gây chói lóa.

Theo kiến trúc sư phụ trách, phần dải lụa được làm từ hệ khung thép-lưới đổ bê tông mỏng tạo hình, chỉ có hai điểm tiếp xúc với tầng dưới rất nhỏ. Bởi vậy làm sao để khối bê tông này vừa nhẹ nhàng, mềm mại, vừa đảm bảo tính chịu lực kết cấu cũng gây khá nhiều khó khăn khi thi công.

“Dải lụa giống vạt áo đung đưa của những cô gái Bắc bộ xưa lúc xuân thì. Tôi muốn đưa những nét đẹp đầy thi vị đó vào trong thiết kế công trình hiện đại”, kiến trúc sư phụ trách nêu ý tưởng.

Cũng có chức năng cản bớt ánh nắng trực tiếp rọi từ trên xuống, phía trên “dải lụa” là hệ mái kính có hoa văn sắt sơn trắng cách điệu từ những đám mây trắng kết hợp hệ lam gỗ cong với phần sắt cong 1/2 hình tròn mô phỏng ngói âm dương trong đình làng Bắc Bộ.

Cách thiết kế này vừa tạo tính thẩm mỹ, vừa giảm độ sáng gay gắt chiếu trực tiếp vào nhà.

Nếu như trong phong cách Đông Dương thuần túy, mọi thứ đều phải trật tự, đăng đối tuân thủ theo nhiều nguyên tắc thì với không gian này, kiến trúc sư giản lược tối đa, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích của cuộc sống hiện đại.

Màu chủ đạo của căn hộ là trắng, kết hợp nâu trầm của nội thất – màu sắc điển hình của phong cách Đông Dương. Gỗ sử dụng trong nhà chủ yếu là gỗ sồi với ưu điểm về tính thẩm mỹ cũng như giá thành tốt.

Dấu ấn phong cách Đông Dương thể hiện rõ nhất ở không gian phòng khách, phòng ăn với những chi tiết như nội thất mây tre đan cùng họa tiết trang trí truyền thống.

Hệ tủ giày nối tiếp với khu vực vệ sinh chung ngay tại tầng một, kéo dài qua khu bếp tạo một khoảng liền mạch. Cách thiết kế này gần như ẩn giấu phòng vệ sinh một cách tinh tế, không ảnh hưởng tới công năng và thẩm mỹ chung.

Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông thường được sử dụng lát sàn. Từ khu vực phòng ăn, loại gạch này được sử dụng vừa tạo điểm nhấn, vừa làm mềm không gian.

Hệ cửa, khung trần nhà, vật dụng trang trí, chạm khắc phù điêu… đều chế tác từ gỗ có tuổi thọ cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Khu vực sảnh tầng hai, bao quanh khu vực thông tầng được thiết kế thành nơi đọc sách. Với thiết kế này, mọi người sống trong nhà đều cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ dàng tương tác với nhau nhất.

Khoảng thông tầng từ lầu một tới mái giúp toàn bộ công trình được đối lưu không khí và đủ ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng từ khu vực này dễ dàng tiếp cận không gian riêng tư qua các vách kính.

Hành lang dẫn vào phòng thay đồ sử dụng gạch bông cổ điển, giúp không gian vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại.

Các họa tiết hoa văn trở thành nét đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất, tạo nên chất riêng khi ứng dụng vào các chi tiết tường, trần, vật dụng trang trí…

Những bức phù điêu trong nhà là tranh vẽ sơn dầu trên toan kết hợp hệ khung bao gỗ. Toàn bộ nội dung tranh đều đến từ ý tưởng và đề xuất của nhóm kiến trúc sư nhằm phù hợp với phong cách chủ đạo của ngôi nhà.

Khu vệ sinh cũng được lát gạch bông truyền thống.

Vì bồn tắm mua sẵn có nhiều mẫu không phù hợp với tổng thể, lại không đáp ứng được kích thước thực tế, do đó bồn tắm được thiết kế riêng, lắp đặt đầy đủ các thiết bị tăng tính tiện nghi nhất cho người sử dụng. ​​​​​​

Ngôi nhà thi công trong thời điểm dịch Covid-19, do đó kéo dài 15 tháng, chi phí không được tiết lộ.

Trang Vy / Thiết kế và thi công: Lê House / Ảnh: WuyHoang Studio

Đặc tính tình dục của con người

Tại sao tình dục lại thú vị

Jared Diamond trình bày một khám phá về lịch sử tình dục của con người, giải thích cách hành vi tình dục không bình thường của con người có thể là lý do giúp chúng ta tiến hóa.

Điểm mấu chốt để hiểu được đặc tính tình dục của con người là phải xác định đó là một vấn đề trong sinh học tiến hóa.

Một trích đoạn tranh của họa sĩ Marco Battaglini. Ảnh: Mixed Media Painting.

Khi Darwin mô tả hiện tượng tiến hóa sinh học trong cuốn sách Nguồn gốc các loài của ông, đa số các bằng chứng của ông được rút ra từ các đặc điểm giải phẫu. Ông cho rằng hầu hết cấu trúc của động vật và thực vật đều tiến hóa và chúng có xu hướng biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông cũng cho rằng động lực chính đằng sau sự thay đổi trong quá trình tiến hóa chính là chọn lọc tự nhiên.

Darwin sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ rằng các loài thực vật và động vật có những đặc điểm thích nghi khác nhau về giải phẫu; một số đặc điểm thích nghi nào đó có thể cho phép các cá thể có khả năng chống chọi để sinh tồn và sinh sản thành công hơn các cá thể khác. Và vì thế, các đặc điểm thích nghi đó sẽ tăng tần số xuất hiện trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các nhà sinh học sau này đã chỉ ra rằng những lập luận của Darwin về giải phẫu học cũng có thể ứng dụng cho sinh lý học và hóa sinh: Những đặc điểm sinh lý và hóa sinh của một loài động vật hoặc thực vật cũng thích nghi với từng phương thức sống và tiến hóa để đối phó với các điều kiện của môi trường.

Gần đây hơn, các nhà sinh học tiến hóa đã cho thấy những hệ thống xã hội của động vật cũng tiến hóa và thích nghi. Thậm chí giữa các loài động vật có mối quan hệ gần gũi, một số sống đơn độc, một số khác sống thành từng nhóm nhỏ và một số khác nữa lại sống thành từng nhóm lớn. Hệ quả của tập tính xã hội là sự sống sót và sinh sản. Ví dụ, tùy thuộc vào nguồn thức ăn của một loài nào đó là tập trung hay rải rác, loài đó có phải đối mặt với những nguy hiểm từ thú ăn thịt hay không mà việc sống đơn độc hoặc thành từng nhóm có thể tốt hơn cho việc tăng cường khả năng sống sót và sinh sản của chúng.

Những giả thiết tương tự cũng được áp dụng cho bản năng tình dục. Một vài đặc tính tình dục có thể có lợi thế cho việc sinh tồn và sinh sản hơn những đặc điểm khác, phụ thuộc vào nguồn cung cấp thức ăn của từng loài, sự đối mặt với những loài ăn thịt chúng và những đặc điểm sinh học khác.

Tại điểm này, tôi sẽ đề cập đến một ví dụ về một tập tính mà mới đầu tưởng như hoàn toàn trái ngược với logic tiến hóa: Tập tính ăn thịt đồng loại sau quan hệ tình dục.

Con đực của một số loài nhện và bọ ngựa thường bị bạn tình của chúng ăn thịt ngay sau khi hoặc thậm chí ngay khi nó đang giao phối với con cái. Việc ăn thịt đồng loại này rõ ràng có sự chấp thuận của con đực vì khi tiếp cận con cái, con đực không hề có ý định chạy trốn và thậm chí còn nghiêng phần đầu và ngực của chúng về phía miệng con cái để nó có thể nhai gần như toàn bộ phần thân của chúng trong khi phần bụng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ đưa tinh trùng vào cơ thể con cái.

Nếu chúng ta nghĩ rằng chọn lọc tự nhiên là sự tối đa hóa tỉ lệ sống sót, những kiểu tự sát cho đồng loại ăn thịt như vậy sẽ thật là vô nghĩa. Thực ra, chọn lọc tự nhiên là tăng tối đa khả năng truyền thụ gen và sự sinh tồn trong đại đa số trường hợp chỉ là một chiến lược nhằm đem lại nhiều cơ hội hơn để truyền thụ gen sau này.

Giả sử rằng có những cơ hội truyền gen nảy sinh một cách không lường trước được và không thường xuyên, số lượng con được sinh ra trong những cơ hội đó tỉ lệ thuận với điều kiện dinh dưỡng của con cái. Đó là trường hợp của một số loài nhện và bọ ngựa sống trong một quần thể có mật độ thấp. Một con đực phải may mắn lắm mới gặp được con cái và sự may mắn đó không thể xảy ra hai lần.

Chiến lược của con đực lúc này là tạo ra được càng nhiều con mang gen của nó càng tốt trong cuộc gặp gỡ may mắn đó. Lượng dinh dưỡng mà con cái dự trữ được càng lớn, nó càng có thể truyền nhiều calo và protein vào trứng.

Nếu con đực bỏ đi sau khi giao phối, nó có thể không tìm được một con cái nào khác và sự sống sót của nó sau đó sẽ trở nên vô nghĩa. Thay vào đó, con đực có thể giúp con cái sinh được nhiều trứng mang gen của nó hơn bằng việc khuyến khích con cái ăn nó.

Hơn nữa, một con nhện cái với cái miệng bị chi phối bởi việc nhai cơ thể con đực sẽ cho phép quá trình giao phối được tiến hành dài hơn, kết quả là sẽ có nhiều tinh trùng được truyền sang và nhiều trứng được thụ tinh hơn.

Logic trong tiến hóa của con nhện đực là hoàn hảo và chỉ kì quặc với chúng ta bởi những đặc điểm sinh học khác của con người khiến cho tình dục ăn thịt đồng loại hoàn toàn không có lợi. Đại đa số đàn ông có nhiều hơn một cơ hội trong cuộc đời để giao phối; hơn thế nữa, mỗi người phụ nữ được chăm sóc tốt cũng thường chỉ sinh một đứa trẻ tại một thời điểm, hoặc có thể chỉ là sinh đôi; và một người phụ nữ sẽ không thể tiêu hóa hết cơ thể một người đàn ông trong một lúc để tăng cường mức dinh dưỡng trong quá trình thụ thai.

Ví dụ này minh họa cho việc phụ thuộc của chiến lược tiến hóa tình dục vào cả các tiêu chí sinh thái và sinh học của loài; cả hai đặc điểm này đều rất khác nhau giữa các loài. Tình dục ăn thịt đồng loại ở các loài nhện và bọ ngựa diễn ra bởi các yếu tố sinh thái ở mật độ quần thể và mức độ gặp gỡ hiếm hoi cũng như các yếu tố sinh học trong khả năng tiêu hóa một lượng thức ăn lớn để tăng cường một cách đáng kể lượng trứng đẻ ra của con cái.

Những tiêu chí sinh thái có thể thay đổi chỉ trong một đêm khi một cá thể chiếm lấy một chỗ cư trú mới nhưng những cá thể đó lại thừa hưởng những đặc tính sinh học từ các thế hệ trước, thứ chỉ có thể thay đổi một cách chậm chạp thông qua chọn lọc tự nhiên.

Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu chỉ xem xét đến nơi cư trú và phương thức sống của một loài nào đó, phác thảo trên giấy một tập hợp các đặc tính tình dục có thể phù hợp với nơi cư trú và phương thức sống đó, rồi ngạc nhiên khi những đặc tính tình dục được cho là tối ưu đó lại không tiến hóa. Thay vào đó, sự tiến hóa về sinh dục phải tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố di truyền và lịch sử tiến hóa trước đó.

Ví dụ, ở đa số các loài cá, con cái đẻ trứng và con đực sẽ thụ tinh những quả trứng đó bên ngoài cơ thể con cái, thế nhưng ở các loài động vật có vú có nhau thai và các loài thú có túi, con cái sẽ sinh ra một con thay vì đẻ ra những quả trứng và tất cả các loài động vật có vú đều có sự thụ tinh trong (tinh trùng của con đực được đưa vào trong cơ thể con cái).

Việc sinh con non và sự thụ tinh trong liên quan đến rất nhiều đặc điểm thích nghi sinh học và nhiều gen khác nhau mà các loài động vật có vú có nhau thai và các loài có túi phải tuân thủ nghiêm ngặt trong hàng chục triệu năm. Những đặc điểm di truyền này sẽ giúp chúng ta giải thích tại sao không có loài động vật có vú nào chỉ có con đực chăm sóc con non, mặc dù chúng có thể sống trong cùng ổ sinh thái với các loài cá và ếch nhái, những loài mà chỉ có con đực thực hiện nghĩa vụ chăm sóc con.

Qua đây, chúng ta có thể định nghĩa lại vấn đề về bản năng tình dục kì lạ của con người. Trong vòng 7 triệu năm gần đây, các đặc điểm giải phẫu sinh dục của con người đã được tách biệt với người họ hàng gần nhất của chúng ta, các loài tinh tinh, dưới một góc độ nào đó, các đặc điểm sinh lý được tách biệt sâu hơn và tập tính tình dục của chúng ta còn được tách biệt nhiều hơn nữa. Những điểm khác biệt đó phản ánh sự khác biệt về nơi sống và phương thức sống của con người và tinh tinh. Những điểm khác biệt đó cũng bị hạn chế bởi những yếu tố di truyền.

Theo Zing

Chung quanh vụ thanh trừng Phạm Bình Minh – Vũ Đức Đam

Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, hai quan chức cao cấp vừa bị đảng CSVN thanh trừng. Ảnh VOA

Theo thông cáo báo chí của Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) hôm thứ Sáu 30 tháng Mười Hai, hai đảng viên cao cấp là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã bị thanh trừng: ông Minh bị thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, còn ông Đam bị thôi chức Ủy viên Ban chấp hành trung ương. Điều đó nghĩa là ông Minh cũng sẽ không còn làm phó thủ tướng thường trực, ông Đam mất chức phó thủ tướng trong kỳ họp bất thường của Quốc hội bù nhìn sẽ khai diễn vào ngày 3 tháng Giêng 2023 sắp tới. 

Một lần nữa, thông tin vỉa hè ở Việt Nam về những vụ đấu đá bí mật trong cung đình Hà Nội đã tỏ ra rất chính xác đến từng chi tiết và không ai ngạc nhiên: Chuyện mất chức của hai ông Minh và ông Đam được dân chúng bàn tán từ lâu vì vai trò của các ông này trong các vụ đại án tham nhũng liên quan tới đại dịch COVID-19: vụ xét nghiệm Việt Á và chuyến bay giải cứu. Khi tay chân của các ông này như các bộ trưởng thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Tô Anh Dũng bị “nhập kho” thì người ta đã biết sự nghiệp chính trị của các phó thủ tướng Minh và Đam sắp cáo chung.

Không ngạc nhiên, người ta chỉ thắc mắc liệu Minh và Đam đã là “trùm cuối” của các vụ án này hay chưa, lý do chính xác của vụ thanh trừng hai ông này là gì, vụ thanh trừng chỉ dừng lại ở mức cách chức, khai trừ đảng hay truy tố và bỏ tù, liệu đây chỉ là kết quả một vụ tranh chấp phe nhóm trong nội bộ hay có bàn tay của ông bạn “bốn tốt 16 chữ vàng” nhằm lũng đoạn chính trường Việt Nam? Vân vân…

Thông cáo của Ban chấp hành trung ương đảng CSVN về vụ thanh trừng hai ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam.

Dù thế nào, việc cách chức hai ông Minh và Đam đã đáp ứng được một mong mỏi của người dân đã chịu nhiều thương đau mất mát vì chính sách chống dịch ngu xuẩn của nhà cầm quyền do các ông này lãnh đạo và đang uất hận vì những quan chức cao cấp táng tận lương tâm, trục lợi trên nỗi đau khổ của đồng bào trong suốt ba năm dịch từ 2020 đến nay. 

Có người nói, chuyện thanh trừng là chuyện nội bộ của đảng CSVN, dân chúng đâu có quyền xía vô nên chẳng cần phải quan tâm, “có gì mà ầm ĩ”! Vẫn biết chuyện thanh trừng là chuyện riêng của đảng, nhưng trong chế độ đảng trị, những cá nhân này cũng đồng thời là lãnh đạo nhà nước mà mỗi quyết định của họ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người, mà vụ COVID là một ví dụ, không thể không quan tâm.

Nhiều người tiếc rẻ vì cho rằng Minh và Đam là hai “gương mặt sáng nhất” trong bộ máy chính phủ cộng sản, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có triển vọng sẽ lèo lái đất nước trong công cuộc hội nhập sắp tới. Riêng Minh là con của ông Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, chống lại một mưu đồ “Bắc thuộc” mới và đã bị Bắc Kinh gây sức ép đẩy ra khỏi guồng máy cai trị ở Hà Nội. Thế nhưng môi trường độc tài độc đảng của Việt Nam có tác dụng làm biến chất, tha hóa con người rất kinh khủng, người thiện lương không tồn tại được trong thể chế độc hại đó. 

Huống nữa, trong nhiều năm cầm quyền ở đỉnh cao, Minh và Đam cũng không chứng tỏ họ có khát vọng lớn lao hay tầm nhìn xa trông rộng để thay đổi cục diện, thực hiện dân chủ hóa đất nước mà chủ yếu chỉ diễn những trò mị dân rẻ tiền, những ai theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam đều biết rõ. Không đợi đến đại dịch COVID-19 mà những ung nhọt nhức nhối trong ngành ngoại giao, giáo dục, y tế, văn hóa – thuộc phạm vi điều hành của Minh và Đam – tồn tại đã nhiều thập niên mà không hề được cải thiện. Việc phế truất các cá nhân này xem ra không có gì phải tiếc nuối cả.

Những quan chức cộng sản sắp ngồi vào chiếc ghế mà Minh và Đam để lại chưa chắc đã khá hơn hai nhân vật vừa bị thanh trừng, cũng có thể tệ hơn. Vấn đề chung quy lại là ở thể chế độc tài. Thay đổi các cá nhân mà thể chế cộng sản vẫn giữ nguyên thì không làm cho đất nước tiến bộ hơn mà có khả năng tạo ra thêm mầm mống cho các cuộc thanh trừng tương lai. Sau Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam hẳn sẽ có thêm nhiều cán bộ cao cấp khác của đảng CSVN biến thành “củi”.

Đảng CSVN không công bố rõ lý do Minh và Đam bị thanh trừng, có lẽ vì họ cho rằng đây là chuyện nội bộ của đảng, dân chúng không được quyền biết. Trong bối cảnh vụ Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu đang ầm ĩ trên truyền thông, dư luận nghĩ rằng, hai ông này ngã ngựa vì tham nhũng, lợi dụng chức quyền để trục lợi trong thời kỳ đại dịch.

Thế nhưng trong 18 ông bà ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 của đảng CSVN hiện nay, người nào không tham nhũng, không lợi dụng chức quyền để trục lợi? Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng… đều đã “nhúng chàm”, dính từ vụ Formosa, AVG Mobifone, Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC, Việt Á cho đến vụ Vũ Nhôm và vô số vụ tham nhũng lớn khác mà vẫn bao che cho nhau, thỏa hiệp với nhau để duy trì ách thống trị trên đầu trên cổ gần một trăm triệu dân. 

18 ông bà ủy viên bộ chính trị đảng CSVN, tổ chức cầm quyền cao nhất ở VN, có ai là người trong sạch?

Tìm được một quan chức trong sạch trong đảng cộng sản có khi còn khó hơn tìm kim đáy bể cho nên “chống tham nhũng”, “đốt lò” chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch, những chiêu bài để triệt hạ lẫn nhau mà vụ thanh trừng Minh và Đam là trường hợp mới nhất.

Nếu để ý thì sẽ thấy cuộc thanh trừng trong đảng và chính phủ Việt Nam nhân danh chống tham nhũng diễn ra song song với cuộc đàn áp khốc liệt thành phần bất mãn trong xã hội dựa vào các điều luật mơ hồ và phi lý: “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, và cả hai được thúc đẩy rất mạnh từ sau chuyến đi chầu Bắc Triều của ông đảng trưởng đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Có thể trong chuyến đi, ông Trọng học được bí kíp của Tập Cận Bình về thanh trừng nội bộ và củng cố quyền lực, cũng có thể ông ta photocopy sách lược của Tập củng cố quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, thanh trừng những phần tử có biểu hiện không trung thành, “tự chuyển hóa” cả trong đảng và trong xã hội nói chung. Cho rằng cuộc thanh trừng của đảng CSVN có bàn tay sắp xếp của Bắc Kinh là một loại thuyết âm mưu, nhưng xem ra cũng không xa thực tế lắm.

Cuối cùng, cho dù ai xuống ai lên thì vụ thanh trừng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam cũng biểu hiện một cuộc tranh chấp một mất một còn giữa các phe phái trong đảng CSVN nhằm chiếm lấy quyền lực tối cao khi ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng phải từ bỏ chức vụ trong một ngày không xa nữa. Phe đảng CSVN với lực lượng công an “còn đảng còn mình” đang sử dụng hết công cụ bạo lực của họ để đánh bật những phần tử bất tuân trong phe chính phủ và cài cắm vào đó những đảng viên trung thành với đảng, với “đồng chí bốn tốt mười sáu chữ vàng” ở bên kia biên giới phía Bắc.

Không có nhiều hy vọng cho đất nước dù năm 2023 đã cận kề!

Hiếu Chân / Saigon Nhỏ

Trước thềm năm mới và thời đại mới

Những đợt rét đậm kéo dài trong mùa giáng sinh (2022) như muốn báo hiệu một năm mới bất thường (2023), và một thời đại mới bất định. Thế giới chưa thoát khỏi đại dịch Corona thì chiến tranh Ukraine đã ập tới. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi đại dịch vì chính sách “zero Covid”, làm dân chúng “tức nước vỡ bờ”. Dù các nước có thoát khỏi đại dịch thì còn lâu mới thoát khỏi hệ quả nặng nề đối với hệ thống y tế và nền kinh tế.   

Biến số khó lường

Sau hai thập niên khởi đầu thế kỷ 21, loài người đã bị sốc bởi hai sự kiện khó lường. Một là đại dịch Corona đã làm 15 triệu người chết (theo WHO, tính đến tháng 5/2022), làm cho nhiều quốc gia, kể cả siêu cường cũng bị khủng hoảng. Hai là cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã làm cho hàng trăm ngàn lính Nga và Ukraine bị chết (theo các nguồn báo chí), và hàng chục triệu người dân Uktraine phải sơ tán khỏi quê hương (theo UNHCR).  

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine không chỉ làm cho số người chết ngày càng tăng, và nhiều thành phố của Ukraine bị phá hủy (destruction), mà nó còn làm cho nước Nga bị suy sụp từ bên trong (implosion). Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chưa có hồi kết, không chỉ làm thay đổi vận mệnh của nước Nga và Ukraine, mà còn làm đảo lộn cả trật tự thế giới. Đó không phải là “xung đột giữa các nền văn minh” hay do “ba dòng thác cách mạng”.

Có thể nói đó là một hệ quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan (ultra-nationalism) bị thao túng bởi các nhà độc tài kiểu mới như Putin, Tập Cận Bình, và Donald Trump, làm khuynh đảo thế giới. Nói cách khác, lịch sử chưa thể kết thúc như Franscis Fukuyama đã tuyên bố (the End of History, 1992), mà nó đang bị thao túng. Trong thời đại mới, một số học thuyết cũ của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản có thể trở thành truyện cổ tích.

Chủ nghĩa dân tộc thường là động lực để các quốc gia khởi nghiệp và phát triển. Người Do Thái đã từng bị ruồng bỏ và mất cả tổ quốc, nhưng một khi có được mảnh đất Israel sau chiến tranh,  họ đã trỗi dậy thành một cường quốc, do chủ nghĩa dân tộc Do Thái. Nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể đầu độc tư tưởng và xô đẩy loài người vào tai họa chiến tranh và diệt chủng. Nước Đức Quốc xã là một tai họa, và Khmer Đỏ là một bài học.

Sai lầm chiến lược của Putin đang biến ông từ người có công phục hưng nước Nga nay bỗng  thành tội đồ lịch sử và “tội phạm chiến tranh”. Sau Ukraine, nước Nga “hậu Putin” chắc sẽ là một nước Nga khác, cũng như nước Đức “hậu Hitler” là một nước Đức khác. Nếu một người dân mắc sai lầm thì gia đình và hàng xóm bị vạ lây. Nếu lãnh đạo một cường quốc mắc sai lầm thì sẽ là bi kịch vì không chỉ nước đó mà cả thế giới chịu tai họa.

Liệu Tập Cận Bình có rút được kinh nghiệm để tránh sai lầm chiến lược như Putin hay không? Rất khó nói, nhất là đối với Đài Loan và Biển Đông. Một khi tham vọng quyền lực và ảo tưởng khôi phục đế chế trong quá khứ đã ngấm vào máu và tiềm thức như ma túy thì rất khó buông bỏ. Cụ Hồ từng nói “đế quốc đánh chết cái nết không chừa”. Đó là bi kịch do “Sự Ngạo mạn của Quyền lực” (the Arrogance of Power, William Fulbright, 1966).

Giọt nước tràn li

Sau Đại hội 20, chuỗi chỉ huy (chains of command) ở Bắc Kinh đang bị rối vì có hai trung tâm chỉ huy: một do “cựu thủ tướng” Lý Khắc Cường lãnh đạo, và hai do “tân thủ tướng” Lý Cường lãnh đạo. Trong tình huống bất cập đó, các cấp dưới không biết phải tuân theo mệnh lệnh của ai, nên cách tốt nhất để bảo vệ mình là “không làm gì”. (As COVID soars, China has 2 chains of command, Katsuji Nakazawa, Mikkei, December 22, 2022).

Làn sóng biểu tình “giấy trắng” đã nổ ra tại nhiều thành phố và địa phương, trong môt nửa đất nước Trung Quốc, đã làm cho Bắc Kinh bất ngờ và làm rung chuyển thế giới. Một mặt, Tập Cận bình không thể để mất mặt và mất kiểm soát, nhưng mặt khác Bắc Kinh không thể đàn áp như tại Thiên An Môn. Trung Quốc phải nới lỏng và bỏ phong tỏa từ 8/1/2023 để tháo ngòi và kéo dài thời gian để tìm cách đối phó với làn sóng biểu tình.

Chính sách zero-covid kéo dài đã làm “giọt nước tràn li”, nhưng bỏ phong tỏa có thể làm gia tăng lây nhiễm. Theo WHO, dịch đã bùng phát trước khi Bắc Kinh nới lỏng phong tỏa. Các chuyên gia dự kiến dịch sẽ bùng phát theo ba giai đoạn:  Một là dịp lễ Giáng sinh và Năm mới (hiện nay). Hai là dịp nghỉ Tết Nguyên Đán khi người dân đổ về quê (hạ tuần tháng 1/2023). Ba là dịp người dân quay trở về thành phố làm việc (tháng 2/2023).

Theo China Insight, trong 3 tháng tới, 60% dân số Trung quốc (khoảng 800 triệu người) sẽ bị lây nhiễm. Trung bình mỗi ngày có 5.000 đến 9.000 người chết. Các bệnh viện và nhà xác đã quá tải, các lò hỏa táng đã chạy hết công suất mà vẫn còn hàng dài chờ đợi. Người giàu Trung Quốc tuyệt vọng, đang ra đi ồ ạt (ước tính 10 ngàn người). Một số chính phủ các nước như Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Ấn Độ, đã ngừng cấp visa cho người Trung Quốc.

Vaccine của trung quốc chứng tỏ không hiệu quả, nhưng ba năm qua Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều như “vaccine diplomacy”, nay mới phải nhập của nước ngoài. Đây là một bi kịch vì Trung Quốc gặp tai họa thì các nước láng giềng như Việt Nam cũng bị vạ lây. Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau thì việc đóng cửa biên giới và hủy các chuyến bay đến từ Trung Quốc là một biện pháp cần thiết nhưng khó khả thi.    

Điều đáng sợ nhất là khả năng virus corona sẽ biến thể thành chủng mới nếu có hàng trăm triệu người lây nhiễm. Khi đó, biến thể mới sẽ xuất hiện và bắt đầu quá trình hủy diệt, giáng một đòn nặng nề cho Trung Quốc vì có tỷ lệ dân số già khá cao. Các chuyên gia dự báo đến mùa xuân, ít nhất một phần ba dân số Trung Quốc sẽ bị lây nhiễm. Ác mộng về “cơn hồng thủy Corona” cách đây ba năm nay đang quay lại đe dọa Trung Quốc và thế giới.

Bàn cờ Mỹ-Trung

Thei giáo sư Minxin Pei (Claremont McKenna College) quyền lực của một nhà lãnh đạo chuyên chế luôn có giới hạn. Nói cách khác, Tập Cận Bình tuy giành được nhiệm kỳ thứ ba nhưng sẽ phải trải nghiệm “nghịch lý quyền lực” (the power paradox, Dacher Keltner). Theo nghịch lý đó, càng có nhiều quyền lực, thì Tập càng cảm thấy bất an. (Xi Jinping and the Paradox of Power, Minxin Pei,Foreign Affairs, November 21, 2022).

Tại Đại hội 20, Tập đã tìm mọi cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ BCT bằng những người trung thành với mình. Vào phút cuối, Tập đã thẳng tay loại hai nhà cải cách hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó Thủ tướng Uông Dương, cũng như ngôi sao trẻ đang lên là Ủy viên Bộ Chính trị Hồ Xuân Hoa, được ông Hồ Cẩm Đào bảo trợ. Việc loại bỏ các đối thủ như vậy chắc sẽ tạo ra những kẻ thù không đội trời chung.

Quyền lực tuyệt đối của Tập nếu không được kiểm soát có thể gây ra xung đột nội bộ và cản trở quản trị hiệu quả. Chiến thắng của Tập tại Đại hội 20 không phải là đảm bảo cho thắng lợi trong tương lai của ông. Quyền lực mà ông giành được tại Đại hội 20 có thể rất quan trọng để cơ cấu lãnh đạo ở cấp cao nhất và ngăn chặn thách thức đối với quyền lực của ông, nhưng quyền lực đó không hữu dụng mấy để ông thực hiện các chính sách của mình.

Nhiều chuyên gia hàng đầu cho rằng Trung Quốc như một người khổng lồ “đang đứng bên bờ vực thẳm”. Đó không phải là tin mừng: một Trung Quốc suy thoái có thể còn nguy hiểm hơn là một Trung Quốc đang trỗi dậy. Nguy hiểm nhất là Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan. Để tránh những rủi ro đó, Mỹ cần mau chóng điều chỉnh ưu tiên chiến lược. (China’s Dangerous Decline, Jonathan TeppermanForeign Afrairs, December 19, 2022).

Theo Matt Potinger, cần kiềm chế tham vọng của Tập Cận Bình ngay bây giờ hơn là chờ đến khi họ đã tiến hành những bước quyết định khó đảo ngược như tấn công Đài Loan. Nếu Mỹ và đồng minh tiến hành ngay các biện pháp cứng rắn buộc Trung Quốc phải phụ thuộc vào thế giới thì mới kiềm chế được tham vọng của Tập. (Xi Jinping in His Own Words, Matt Potinger, Matthew Johnson, David Feith, Foreign Affairs, November 30, 2022).

Đó không hẳn là “kiềm chế” (containment) mà là “hạn chế” (constrainment) như Pottinger đã mô tả. Một chính sách hạn chế, khác với kiềm chế, tính đến thưc tế hiện nay về sự “tùy thuộc kinh tế” (economic interdependence) nhưng có lợi cho Mỹ. Hạn chế là tìm cách làm giảm lòng tin của Bắc Kinh rằng họ có thể đạt mục đích bằng chiến tranh và làm Bắc Kinh mất lạc quan rằng họ có thể tích lũy được lợi thế so với Mỹ và đồng minh. 

Còn nước còn tát  

Đại dịch Corona cũng như biến đổi khí hậu là dịp để tăng cường đồng thuận quốc gia và liên kết quốc tế nhằm đối phó với các thách thức mới. Nhưng đó cũng là cơ hội để các nhóm lợi ích thân hữu lợi dụng nhằm trục lợi. Các đại án như “test kit” (Việt Á) và “chuyến bay giải cứu” là ví dụ điển hình về tham nhũng chính sách đã “chuyển hóa” thành lũng đoạn nhà nước. Nhiều quan chức cấp cao của các ngành liên quan bị kỷ luật và bắt giam.

Điều đó phản ánh thực trạng phức tạp của thời kỳ quá độ có những vùng xám và mảng tối đan xen. Nhưng các hạt sạn và con sâu đó không làm lu mờ được thành tích và phủ nhận được vai trò của ngành ngoại giao trong giai đoạn mới. Trong một bài dài hơn 6.500 từ, nhà ngoại giao lão thành Vũ Khoan (nguyên phó thủ tướng) đã đề cập đến thời đại mới. (Một thời đại mới đang dần hình thành? Vũ Khoan, Tạp chí Cộng sản, 20/11/2022).

Sau khi phân tích đặc điểm tình hình thế giới, ông Vũ Khoan đã nêu “ba hàm ý chính sách”. Một là, những biến động hiện nay và trong thời gian tới báo hiệu một thời kỳ hết sức bất an, bất định, với các mối đe dọa “truyền thống” và “phi truyền thống” đan xen nhau. Hai là, phải trông vào thực lực với phương châm “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”. Ba là, thành quả trên mặt trận ngoại giao của ta rất lớn, góp phần hết sức quan trọng. 

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được công nghiệp hóa. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 50-NQ/TW (20/8/2019) về “định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”. Để tránh rơi vào “tình thế khó xử và khó lường” trong quan hệ quốc tế, “những đối sách trong giai đoạn mới cần được vận dụng một cách cơ động, linh hoạt, tinh tế, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia”. 

Trong cơ cấu nền kinh tế nước ta, đặc biệt là do hệ lụy của đại dịch Corona làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, khu vực FDI ở Việt nam tiếp tục chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2019, FDI chiếm 20,35% GDP, 1/4 giá trị vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 50% sản lượng công nghiệp, 71,7% xuất khẩu và 64,35% nhập khẩu. Trong đó, công nghệ tiên tiến của Mỹ và Tây Âu chỉ chiếm 6%, trong khi công nghệ Trung Quốc chiếm 45%.

Trong một bài khác dài hơn 6.700 từ, nhà ngoại giao lão thành Nguyễn Trung (nguyên trợ lý cho cố thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã bức xúc về vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới. Theo ông,  năm 2022 nên được xem như “một năm định mệnh của thế kỷ 21”, nhưng nhà cầm quyền và đội ngũ trí thức “vẫn tiếp tục đi theo đường mòn cũ và thờ ơ trước tình hình mới”. (Năm 2022 thế giới đang đi về đâu? Nguyễn Trung, Viet-studies, 20/12/2022).

Trong khi một số nhà ngoại giao trẻ bị kỷ luật vì “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong vụ “chuyến bay giải cứu”, thì ông Vũ Khoan và ông Nguyễn Trung tuy đã ngoài 80 tuổi, sức tàn lực kiệt, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc, “còn nước còn tát”. Những bài viết đó như “tiếng hát cuối cùng của con thiên nga” trước khi từ biệt cõi đời. Nói cách khác, đó là tâm thức của các nhân sỹ Bắc Hà và tâm trạng của một dân tộc trước thềm một thời đại mới.

Đối tác chiến lược

Chiến tranh liên miên và chia cắt đất nước suốt ba thập kỷ (1945-1975) đã làm Việt Nam tổn thất nặng nề không chỉ về người và nguồn lực, mà còn về thời gian và cơ hội phát triển, trong khi các nước khu vực tranh thủ thời cơ phát triển để vượt lên trước. Thời hậu chiến, (1975-1979) Việt Nam đã để vuột mất cơ hội hòa giải và tái thiết, nên bị xô đẩy vào cuộc “chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” với Khmer Đỏ và Trung Quốc (1979-1989).

Trong giai đoan đổi mới và mở cửa (từ 1986) tư duy quản trị lạc hậu thời bao cấp và hệ lụy nặng nề do chiến tranh để lại, đã kìm hãm cải cách và phát triển của Viêt Nam hàng thập kỷ. Tuy Việt Nam đã đổi mới về kinh tế nhưng chưa đổi mới về thể chế chính trị, nên thành quả đổi mới vẫn bị hạn chế do bất cập. Trong khi đó, vấn nạn tham nhũng tràn lan, các nhóm lợi ích thao túng thể chế và chính sách, làm Viêt Nam tiếp tục tụt hậu so với khu vực.

Người Nhật và người Hàn không tự hào vì “được trời phú rừng vàng biển bạc” như Việt Nam.  Họ dạy con cháu phải chấp nhận khó khăn, thiếu thốn và thiên tai (như động đất, sóng thần), phải không ngừng học hỏi và làm việc như điên để vương lên, không được ảo tưởng “làm giàu không khó”. Trong lịch sử, Nhật đã hai lần trỗi dậy để canh tân và phát triển thần kỳ. Nhật và Hàn là hình ảnh con phượng hoàng “vươn dậy từ đống tro tàn”.

Với truyền thống chống ngoại xâm và vị trí chiến lược tại Biển Đông, Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong tranh chấp chiến lược Mỹ-Trung tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đại sứ Marc Knapper tin tưởng rằng trong năm 2023, khi hai nước kỷ niệm mười năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, “chúng tôi sẽ tìm các phương thức để có thể kỷ niệm mốc quan trọng này và tìm kiếm các khả năng để nâng cấp lên đối tác chiến lược”.

Việt Nam nằm trong danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC), nhưng ông Knapper cho rằng “Trên cơ sở những giá trị chung, lợi ích chung và lòng tin giữa hai nước, chúng tôi tin rằng việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sẽ càng mở ra nhiều cánh cửa để hai nước hợp tác chặt chẽ hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các khả năng, đặt rất nhiều kỳ vọng và mong muốn nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược”.

Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, Thương mại Việt-Mỹ đã tăng 200%, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt $2.8 tỷ USD/năm. Việt Nam có khoảng 30.000 sinh viên du học tại Mỹ, và Việt Nam là nước ủng hộ tích cực Bộ Tứ (QUAD). Đại sứ Marc Knapper nói với báo chí tại “Triển lãm Quốc phòng Quốc tế” đầu tiên của Hà Nội (8/12/2022) rằng đây là “một giai đoạn mới để Việt Nam hiện đại hóa, đa dạng hóa, và toàn cầu hóa”.   

Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược với Mỹ môt cách lặng lẽ và lấp lửng (ambiguous), dựa trên nền tảng đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-ASEAN. Để có đối tác chiến lược với Việt Nam, Mỹ cũng nên lặng lẽ, và có thể công bố chính thức khi tổng thống Biden đến thăm Hà Nội hay lãnh đạo Việt Nam đến thăm Washington. (A window of opportunity to upgrade US-Vietnam relations, Jonathan Stromseth, Brookings, December 20, 2022).  

Không đi quá xa, quá nhanh

Quan hệ Việt-Mỹ đã có những bước tiến rất xa, “từ kẻ thù nay đã trở thành bạn”, thực chất đang trở thành “đối tác chiến lược”. Theo cựu đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, chỉ có “bầu trời là giới hạn” (the sky is the limit). Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì hợp tác an ninh Việt-Mỹ vẫn có những giới hạn khó vượt qua. (The Limit to US-Vietnam Security Cooperation, Khang Vũ, US-Vietnam Research Center, University of Oregon, June 12, 2021). 

Việt Nam đã từng bị Mỹ bỏ rơi năm 1973 và Liên Xô bỏ rơi năm 1979 và 1988. Nay Hà Nội muốn biết rõ liệu có thể tin và dựa vào Mỹ tới đâu tại Biển Đông. Hà Nội không muốn bị mắc kẹt vào xung đột Trung-Mỹ và một lần nữa trở thành chiến trường cho các nước lớn. Nếu lợi ích quốc gia liên quan đến “an ninh đối ngoại” thì ý thức hệ liên quan đến “an ninh đối nội”. Ý thức hệ có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống Đảng và nhà nước.  

Quan hệ Việt-Mỹ phát triển tích cực là do hệ quả trực tiếp khi Mỹ và Việt Nam cùng chia sẻ lo ngại trước sự trỗi dậy và thách thức của Trung Quốc. Tuy quan hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện đáng kể, nhưng còn quá sớm để khẳng định hai nước sẽ trở thành đồng minh như Mỹ với Nhật hay với Úc là những nước “có cùng quan điểm” (like-minded). Nói cách khác, Mỹ giúp Việt Nam nhưng không đẩy quan hệ Việt-Mỹ “đi quá xa và quá nhanh”.

Theo giáo sư Alexander Vuving (Asia Pacific Center for Security Studies in Honolulu), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Bắc Kinh ngay sau khi Đại Hội đảng lần thứ 20 của Trung Quốc vừa kết thúc, để làm yên lòng Bắc Kinh. Đây là thử thách đầu tiên của “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. (Vietnam’s Approach to China: Bamboo Diplomacy With Neo-tributary Characteristics, Alexander Vuving, Diplomat, November 12, 2022). 

Vuving cho rằng Việt Nam vừa có lợi lớn vừa có hại lớn vì ở cạnh Trung Quốc. “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam với tính chất “triều cống kiểu mới” (neo-tributary) được thể hiện khi ông Trọng đến thăm Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm chiếu lệ (rituals) phản ánh sự “bất đối xứng” (asymmetry) về quyền lực, nhằm ổn định. Chiếu lệ là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm giữ Việt Nam gần Trung Quốc và tránh xa Mỹ.

Vì chuyến thăm của ông Trọng là chiếu lệ và hoa mỹ (rhetoric) nên Việt Nam không có thay đổi đáng kể nào trong chính sách đối với Trung Quốc sau 2014. Chuyến thăm đánh dấu sự mềm mỏng của Hà Nội với Bắc Kinh nhằm đối phó với đe dọa của Trung Quốc, trước khi căng thẳng trở lại. Tuy chuyến thăm phá lệ nhưng không phá cách. Việt Nam nói không với GSI (Global Security Initiative) và chỉ ủng hộ miệng BRI vì sợ “bẫy nợ”.   

Trong khu vực Đông Nam Á, một số nước ASEAN vẫn phải hai mặt để chờ thời (hedging). Họ có thể điều chỉnh thái độ với Trung Quốc và Mỹ như “swing states”.  Philippines sẽ điều chỉnh thời “hậu Duterte”; Malaysia sẽ điều chỉnh khi Mahathier Mohamad hay Anwar Ibrahim trở lại cầm quyền; Thailand và Myanmar sẽ điều chỉnh khi chính quyền quân sự hết thời; Campuchia sẽ điều chỉnh khi nào Hun Manet lên cầm quyền thay Hunsen.    

Lời cuối

Trong cuộc điều trần tai Hạ viện Mỹ (7/12/2022), nhiều ý kiến lo ngại Bắc Kinh sẽ biến Mekong thành “Biển Đông thứ hai”. Trong cuốn “Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ”, Brian Eyler (Stimson Center) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong trong việc đảm bảo an ninh và đời sống của hàng chục triệu người dân Đông Nam Á. Theo ông, một chiến lược thông minh hơn của Mỹ có thể giúp khu vực này phát triển mạnh.

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã bị mắc kẹt trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung, nên phải cố gắng giữ cân bằng với nước “cờ thế” (hedging) và nguyên tắc “ba không, một tùy”. Nhưng cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và hệ quả năng nề của đai dich Corona đã làm đảo lộn nhiều hằng số và làm xuất hiện các biến số mới khó lường. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để Viêt Nam “biến nguy thành cơ”, nhằm thoát khỏi thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Nguyễn Quang Di / Viet-Studies