Hành trình của một lao động sang nước ngoài làm việc?

Triết học Đường phố

Joseptuat

Tiếp nối bài viết “Tại sao lại phải rời bỏ quê hương của mình để ‘tha hương cầu thực’ một cách khổ sở như vậy?” Hôm nay, tôi xin mạn phép tóm tắt lại quá trình của một lao động Việt muốn đi xuất khẩu lao động bên các nước tư bản. Với những nguồn tin đáng tin cậy, và từng có thời gian tiếp xúc lâu dài với một bộ phận những người Việt đã và đang làm việc tại nước ngoài theo con đường ‘xuất khẩu lao động’, tôi sẽ cố viết thật khách quan và trung thực như những gì đang xảy ra với hy vọng gửi đến cho những ai chưa hiểu rõ về vấn đề này có một cái nhìn chân thật nhất.

Các giấy tờ Pháp Lý

Bất kỳ ai muốn đi lao động nước ngoài đều phải qua giai đoạn này. Ngoài những giấy tờ cần thiết để có thể xuất cảnh như hộ chiếu, visa thì một bộ hồ sơ gồm nhân thân của người lao động do địa phương xác nhận, giấy chứng nhận không tiền án tiền sự do công an tỉnh hay thành phố cấp là điều không thể thiếu. Câu chuyện của những cái hộ chiếu, visa, giấy chứng nhận từ chính quyền đến công an là cả một câu chuyện dài của những chiếc phong bì, những tay môi giới.

Muốn được chính quyền địa phương chứng nhận các giấy tờ, người đi xuất khẩu lao động cần phải đóng các tiền thuế phí chưa hoàn thành từ trước tới nay. Đó là cách chính quyền thu thuế từ người dân. Đương nhiên, ngoài tiền lệ phí bắt buộc phải đóng cho các giấy tờ theo quy định, người làm các thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh muốn thuận lợi, còn phải có một khoản phí khác ngoài tiền thu đã được niêm yết giá. Nó được gọi những cái tên như: tiền cafe, tiền bồi dưỡng, tiền lót đường. Khi hoàn thành các giấy tờ cần thiết để được xuất khẩu, người lao động đến giai đoạn chính của công đoạn đi làm thuê xứ người tại các cty xuất khẩu lao động.

Đường dây môi giới của các trung tâm XKLĐ

“Cò” hay “môi giới” là tên gọi dành cho những người không thuộc nhân viên chính thức của các cty xkld, nhưng họ lại có mối liên hệ rất mật thiết trong đường dây tuyển người của các cty này.

Đường dây môi giới được chia làm hai cấp. Một là môi giới phụ vì họ không trực tiếp làm việc với các cty xkld. Họ chuyên kiếm người và giới thiệu cho môi giới chính.

Hai là môi giới chính, họ là những người liên hệ trực tiếp với các cty xkld, họ không thông qua bất kỳ một môi giới nào. Họ kiếm người và đưa thẳng ra các cty xkld.

Tiền chi phí của các lao động thường cao ngất ngưỡng so với quy định một phần là do phải trả cho các tay môi giới này. Theo nguồn tin từ các lao động đi làm ở Đài Loan: môi giới phụ sẽ nhận được số tiền từ 100-150 USD nếu lao động họ giới thiệu qua được nước ngoài làm việc, đương nhiên là nhận tiền từ môi giới chính. Còn môi giới chính, sẽ nhận được 1.000 USD nếu lao động của người này qua được nước ngoài làm việc, do TTXKLĐ trực tiếp trả. Đó là tiền chi phí dành cho các môi giới trong đường dây xuất khẩu qua Đài Loan với chi phí mà lao động phải trả từ 5.000-6.000 USD. Chắc chắn tiền chi phí phải trả cho các môi giới trong đường dây đưa người đi Hàn Quốc, Nhật Bản phải cao gấp hai, gấp ba lần, vì chi phí để được đi qua HQ, NB mà người lao động phải trả rất cao, thường dao động khoảng từ 10.000-15.000 USD.

Vậy câu hỏi đặt ra là: tại sao các lao động không trực tiếp đến thắng các cty xkld để đăng ký xuất khẩu, mà phải qua các môi giới?

Muốn đi xkld thuận lợi thì cần phải qua môi giới, còn nếu trực tiếp đến các cty thì họ cũng sẽ phân các lao động đó cho các môi giới ở trong đường dây của các cty. Đường nào lao động cũng phải có môi giới. Vậy
tại sao môi giới lại cần thiết như vậy?

Như đã nói môi giới là những người không thuộc biên chế của cty xkld, vì thế nếu có chuyện gì liên quan đến vấn đề pháp lý các cty xkld dễ dàng phủ nhận. Thứ hai, các môi giới là những người làm việc trực tiếp với lao động về tiền bạc, và họ có một nguyên tắc là không ký giấy tờ khi nhận tiền. Đây là đường dây lách luật, cũng như bóc lột, và khéo léo khá tinh vi từ môi giới đến cty xkld.

Sinh hoạt của các lao động ở các TTXKLĐ

Khi lao động đến các cty xkld, việc đầu tiên họ cần làm là đóng tiền học phí và tiền ăn nghỉ cho trung tâm, nếu lao động muốn ngủ lại trung tâm trong thời gian học tập và tuyển việc.

Một cty xkld có ít nhất từ hai trung tâm dạy và tuyển người, và ở mỗi trung tâm xkld thường có ít nhất ba lớp học cho ba đối tượng xuất khẩu: Đài, Hàn và Nhật. Số lượng lao động tập trung ở các trung tâm này luôn dao động từ 40-50 người. Phòng học rộng khoảng 35 m2, và cũng là phòng ngủ, mỗi phòng chen chúc không giới 15 người với cảnh nằm chen chúc chẳng khác nào cảnh sống tỵ nạn. Đóng tiền phòng hàng tháng cho trung tâm nhưng chỗ nghỉ ngơi và sinh hoạt thì tệ chẳng khác nào cái lò gạch của Chí Phèo.

Câu chuyện đơn hàng và tiền chi phí

Theo như tôi được biết các cty môi giới ở Việt Nam luôn cung cấp thiếu, hoặc sai về tình trạng làm ăn của các công cty tuyển người ở nước ngoài. Có nhiều trường hợp ở Việt Nam, cty mối giới bảo lao động qua làm điện tử nhưng khi tới nơi thì lại đi làm hàn xì. Hay bảo đi làm giày dép nhưng lại đi làm công xưởng cắt kiếng, vân vân. Và nữa, các thông tin về độ nguy hiểm, độc hại, cũng như tình trạng làm ăn kém cỏi của các công xưởng ở nước ngoài luôn bị các cty mối giới giấu diếm, và nói ngược. Họ luôn bảo cty bên ấy làm ăn được, phúc lợi tốt, rồi đưa ra vài ba ví dụ về người này người nọ để lừa lao động. Điều họ cần là móc càng nhiều tiền của lao động càng tốt. Hơn nữa họ luôn hét giá thật cao nếu công xưởng ở nước ngoài làm ăn nên và phúc lợi tốt.

Khi lao động đã trúng đơn hàng, họ sẽ phải đi khám sức khoẻ. Câu chuyện đi khám sức khoẻ của lao động cũng có nhiều chuyện để nói. Tiền khám sức khoẻ cũng bị đôn lên khá cao so với quy định, vì phải qua môi giới.

Các lao động nữ khi chụp x-quang, có nhiều trường hợp phải cởi hết áo, không như bên này họ có một chiếc áo chuyên biệt dành cho chị em phụ nữ.

Khi đã trúng đơn hàng, các lao động phải ký hai loại giấy tờ cần thiết. Một là giấy tờ xác nhận không trốn ra ngoài, nếu trốn ra ngoài sẽ bị phạt từ 80-100 triệu đồng. Tại sao lao động phải ký loại giấy tờ này? Tình trạng các lao động Việt khi qua bên Đài, Nhật, Hàn làm việc một thời gian thì thường hay ở lại đó luôn một cách bất hợp pháp. Lý do vì sao họ không muốn về Việt Nam và trốn lại đó làm việc thì xin đọc bài “tại sao lại rời bỏ quê hương..” trên, để hiểu rõ hơn. Vấn đề là các lao động hầu như bị ràng buộc rất lớn vào công việc bên nước ngoài, cho dù tình trạng làm ăn của các cty bên đó như thế nào? Và chế độ phúc lợi làm sao?

Hai là ký xác nhận cty xkld chỉ thu của lao động số tiền đúng như pháp luật quy định. Chẳng hạn, đối với một lao động đi làm việc Đài Loan, chi phí được cho phép thu dao động từ 4.000-4.500 usd, nhưng thực tế các cty xkld thu từ 5.500-6.000 usd.

So với các nước trong khu vực mức thu phí xuất khẩu lao động của Việt Nam là quá cao so với Philippines, Thái Lan, Indonesia. Theo các lao động làm việc ở Đài Loan, các lao động của những nước trên khi qua Đài, Hàn hay Nhật làm việc mức chi phí từ 2.000-3.000 usd. Những lao động Philippines, Indonesia, Thái Lan họ bảo số tiền họ đóng cho các trung tâm xkld phần lớn là tiền vé chi phí máy bay. Xét trên khia cạnh này, các lao động Việt Nam bị bóc lột từ hai đường dây. Một từ chính quyền, hai từ đường dây tuyển người của các cty xkld. Bởi tiền vé may bay (khứ hồi) của lao động đi qua Hàn, Nhật, Đài không bao giờ vượt quá 2.000 usd. Số tiền chi phí bỏ ra của các lao động Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến con đường xkld không phải là một con đường làm giàu, thực tế nó còn là nguyên nhân chính khiến không ít lao động phải ở lại làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài.

Đối với các lao động đi xkld Việt Nam mà nói, tất cả những chi phí họ phải trả đều phải vay mượn từ bên ngoài. Một số ít vay mượn từ người thân, phần lớn còn lại đều phải cầm sổ đỏ, hoặc vay từ các tay nợ nóng. Bởi tình trạng vay mượn từ người khác, ngân hàng hay chủ nợ nóng nên các lao động Việt Nam chỉ còn một đường là chấp nhận bị bóc lột để ít ra có thể kiếm đủ tiền trả nợ ở nhà. Có không ít trường hợp làm hết ba năm hợp đồng chỉ đủ để trả nợ cho ngân hàng.

Tất cả những gì được viết ra đây không đúng 100% thì cũng chính xác 99%. Bài viết chỉ hy vọng giúp một tiếng nói vào vấn nạn bất công mà các lao động xkld đang phải gánh chịu, hy vọng sẽ có nhiều tiếng nói hơn từ dư luận để làm thị trường tuyển dụng lao động đi làm việc nước ngoài ở Việt Nam công bằng và trong sạch hơn.

Thân.
Joseptuat

HÌNH XĂM “SÁT CỘNG” ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

FB Dũng Phi Hổ

Hình xăm "Sát Cộng". Nguồn: FB Dũng Phi Hổ

Hồi ký trại tù cộng sản 2015, bản online, phần tatoo – Rút gọn

Bản thân Dũng thấy phần xăm này chỉ là 1 phần nho nhỏ của việc mình làm trong tù, nhưng mình không ngờ lại nhận được sự quan tâm quá lớn từ mọi người, nên hôm nay mình viết bài này trước. Cám ơn mọi người đã sát cánh bên Dũng trong thời gian qua.

Tổng thể hình xăm:

+ Điểm nhấn là chữ “SÁT CỘNG” to;

+ Bên trong chữ “A” có xăm 1 cây xanh nho nhỏ (kỷ niệm việc bị bắt vì bảo vệ môi trường) và dòng chữ “Human Rights” (‘vũ khí’ dùng để sát cộng);

+ Bên trên là dòng chữ: “Governments should be afraid of their people”; được trích từ: ” People should NOT be afraid of their governments. Governments should be afraid of their people”, được in sau áo đồng phục mà tôi cùng đồng đội của tôi là Trần Hải Hoàng Anh, Lưu Quang Pháp,Nghĩa, Thủy tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh ven Hồ Gươm sáng 12/4/2015;

+ Bên dưới là dòng chữ: “We can not trust freedom/ When it’s not in our hands”.

Quá trình xăm:

+ Ngày 14/4/2015, 1 ngày sau lệnh bắt khẩn cấp, khi tôi đang yêu đời ca ông ổng pacman emoticon bài “Giã từ vũ khí”, một cán bộ quá mẫn cán của nhà tạm giữ/tạm giam CA Quận Hoàn Kiếm đến tận buồng giam:

“Mày đừng tưởng là chúng tao không biết là mày hát gì nhé”

Lúc đó tôi nghĩ trong đầu rằng tâm lý địch – ta trong người cán bộ trẻ này bị quá nặng nề.
Bài hát vốn chẳng có gì có hại.

Mình cần làm điều gì đó.

Thời điểm này là thời điểm mình có ý định muốn xăm chữ “SÁT CỘNG” lên tay. Ý đã quyết, chỉ chờ khi có điều kiện tôi sẽ thực hiện ngay.

Rút gọn:

  1. Ý nghĩa của “Sát Cộng”: “Sát Cộng” có nghĩa là kéo khu rừng ra khỏi Cộng sản và làm cho họ hiểu thế nào là con người. Không có nghĩa là để giết họ – Đừng bao giờ nghĩ về điều đó.
  2. Một thời gian ngắn sau đó, những cán bộ của nhà tạm giữ/ tạm giam CA Quận Hoàn Kiếm đã hiểu rằng, quyền con người có từ khi mới sinh ra. Quyền con người không bao giờ bị mất đi, kể cả khi vào tù.

+ Một ngày khoảng tháng 10/2015, tại Hỏa Lò, tôi cầm cái que sắt khắc lên tường mấy chữ “Sát Cộng – Dũng Phi Hổ – Yên Thành – Nghệ An. Bị cộng sản bắt 12/4/2015. Tội danh: Yêu nước”.

Ít hôm sau, do trong buồng có “dzích” nên cán bộ lúc đó là Đại úy Kiên đã vào tận nơi vừa đọc, vừa gõ mũi giày nhịp nhịp xuống sàn bê tông, sau đó cán bộ quay ra hòi tôi:

– Anh Dũng sao anh lại viết lên tường làm gì?

– Báo cáo cán bộ, khi đó tôi cảm thấy bức xúc vì đấu tranh cho anh em chưa được nên tôi viết.
– Lần sau anh không được viết nữa nhé?

– Vâng.

Rút gọn: Đây là thời điểm mà font chữ “Sát Cộng” bắt đầu được hình thành. Trước đó tôi quyết sẽ xăm nhưng chưa biết xăm thế nào.

+ Ngày 8 tháng 1 năm 2016, tôi “nhập kho” Văn Hòa. Khi vào buồng, tôi thấy anh em đang xăm cho nhau. Tôi biết điều kiện được xăm hình sắp đến.

+ Ngày 14/2/2016, tôi bắt đầu thiết kế hình xăm (vẽ lên giấy trước khi vẽ lên tay).

+ Đến khoảng ngày 20/2, những dòng chữ sau đã được vẽ hoàn thiện:

++ People should NOT be afraid of their governments (viết tắt: H1)
++ Government should be afraid of their people (H2)
++ SÁT CỘNG (H3)
++ We cannot trust freedom (H4)
++ When it’s not in our hands (H5)
++ “Separation Powers” bên trong chữ S (H6)
++ Cây xanh nho nhỏ và chữ “HUMAN RIGHTS” bên trong chữ A (H7)
++ Bên trong chữ T, lúc thì tôi viết chữ “Democracy”, lúc thì tôi viết “FREEDOM” (H8)
++ Bên trong chữ C-O-N-G lần lượt là “Power”, “to”, “the”, “people” (H9)
++ Đặc biệt, riêng dấu nặng dưới chữ “CỘNG” là do anh Đức (trước kia từng là phi công cho Việt Nam Airlines) thiết kế cho tôi, còn lại toàn bộ do tôi thiết kế.

+ Tối 21/2, em xăm cho tôi dòng H3 bằng mực hồng (lúc đó hết mực đen);
+ Ít ngày sau, những dòng H2 – H4 – H5 -H7 được xăm lần lượt lên tay bằng mực xanh lá cây;
+ Cuối cùng vào 1 ngày đầu tháng 3, có mực đen, em xăm đè lên dòng mực hồng bằng dòng mực đen. Xăm từ 20h đến 2 rưỡi sáng hôm sau.
+ Các dòng H1 – H6 – H8 – H9 không còn điều kiện để xăm.

+ Ngày 11/3/2016, tại phiên phúc thẩm, tôi có vén tay áo khoác lên để đọc to câu “People should NOT be afraid of their governments – Government should be afraid of their people”, khi tranh tụng với đại diện VKS. Tôi thậm chí định cởi cả áo khoác ra, nhưng 2 cán bộ dẫn giải đi kèm đã rất quan tâm đến sức khỏe của tôi pacman emoticon nên nhất quyết thế nào cũng không cho tôi cởi áo.

+ Ngày 13/4/2016, tôi ra tù. Anh Bạch Hồng Quyền là người đầu tiên chụp được hình cánh tay xăm chữ của tôi. Cám ơn anh đã giúp tôi ghi lại thời khắc này.

PS: Tôi đã nghĩ rằng nếu để trần 2 chữ “SÁT CỘNG”, sẽ có nhiều người hiểu sai thông điệp của tôi sang ý nghĩa khác, nên tôi phải xăm “HUMAN RIGHTS” bằng mọi giá, cho dù nó không được đẹp.

Sau khi vừa ra tù, thì quả thật là đã có 1 luồng dư luận hiểu sai. Nhưng tôi không trách ai hết, vì chữ HUMAN RIGHTS đi kèm với 1 cái cây xanh nó nhỏ lọt thỏm vào trong chữ “A”, vốn ít ai để ý, nên việc họ hiểu sai là chuyện bình thường.

Hôm nay tôi mới có điều kiện viết bài để khẳng định lại về chủ trương đấu tranh ôn hòa, gác lại những chuyện hiểu nhầm không đáng có.

Cám ơn mọi người đã bên Dũng, ủng hộ Dũng suốt thời gian qua.

LOVE YOU ALL.

18-4-2016

Nguyễn Viết Dũng

Viết từ Yên Thành – Nghệ An

Ba X vô chùa làm người tử tế!

Trương Duy Nhất

Rất thanh thản. Hôm nay, Ba X vô chùa làm người tử tế. Tháp tùng ông, là cựu Bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế Hồ Xuân Mãn, người bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì man khai, cướp công đồng đội.

Chùm ảnh anh Ba X tại chùa Thiên Hưng, Bình Định. Nguồn ảnh: FB Chùa Quan Âm Thiên Khê

H1

H1

H1

H1

H1

Lời trăng trối muộn màng của những người Cộng sản có giá trị thực tiễn gì không?

BĐLB VOA

Thiện Ý

Các đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội khóa 13 tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 21 tháng 3, 2016. Ảnh: EPA

Qua hình ảnh của một video được phát tán trên mạng internet toàn cầu thì trong phiên họp ngày 7- 4-2016 của Quốc hội Việt Nam, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai của tỉnh Quảng Ngãi, một đảng viên cộng sản, đã phát biểu về hai quốc nạn ngoại xâm và nội xâm.

Về ngoại xâm Ông Lai tố cáo hành động xâm lăng của Trung Quốc (nhưng không nêu đích danh nước này chỉ gọi là “người ta”) lấn chiếm biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từng bước theo định kỳ các năm 1958, 1974, 1988 và năm 2014 đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng “Đặc quyền kinh tế” và “Thềm lục địa của Việt Nam” chỉ cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 120 hải lý. Đồng thời, “Người ta” còn nhiều lần tấn công, bắn giết, đâm thủng tàu, phá hủy ngư cụ, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam. Thế mà “Ta” vẫn luôn nói với dân quyết tâm bảo vệ biển đảo, không để mất một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc; lại vẫn luôn tìm cách bảo vệ tình hữu nghị lâu đời với “người ta”…hoàn toàn trái với những gì đã và đang xẩy ra trên thực tế. Ông Lai nhấn mạnh: “Nói như thế dân không chịu đâu…”

Về nội xâm, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai nói về tệ trạng tham nhũng, thực tế ngày một trầm trọng, trong khi lúc nào “Ta” cũng đánh giá đây là một ngụy cơ có thể làm sụp đổ chế độ, luôn nói “hạ quyết tâm diệt tham nhũng”, đưa ra nhiều chính sách diệt tham nhũng nhưng vẫn không thấy hiệu quả, đưa đến sự mâu thuẫn giữa chủ trương, chính sách diệt tham nhũng của “Đảng và Nhà nước ta” với thực tế, làm nhân dân nản lòng, mất tín tưởng. Như thế “dân cũng không chịu đâu”.

Đại biều Quốc hội Lê Văn Lai cho hay sở dĩ ông phải nói lên các điều trên, là vì nay đã đến tuổi về hưu, sẽ không còn tiếp tục làm đại biểu cho dân được nữa. nên cần nói lên sự bức xúc của nhân dân trước hai nan đề trên của đất nước. Trong khi ông nói, nhìn qua hình ảnh trên video, không ghi nhận được cảm xúc rõ rệt nào trên gương mặt của các đại biểu Quốc hội khác- kẻ thì cúi đầu, người ngẩng mặt như vô cảm, ngoài sự im lặng như tờ, cho đến hết lời phát biểu không nghe một tiếng vỗ tay nào. Có lẽ vì lời phát biểu của Ông Lai ra ngoài vai trò “nghị gật” của đảng, ra ngoài luồng, “phạm húy” chăng, nên không ai dám vỗ tay?

Nhớ lại, trước Ông Lai, một đảng viên CS khác là Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư  Bùi Quang Vinh, biết rằng cũng không còn cơ hội tiếp tục sự nghiệp chính trị trong tương lai, trong Đại hội XII của đảng CSVN cũng đã đưa ra nhận xét chung về tình hình suy thoái nhiều mặt của Việt Nam và cho rằng muốn phát triển Việt Nam cần đổi mới chính trị; nghĩa là Việt Nam phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì công cuộc đổi mới kinh tế bao lâu nay mới có hiệu quả. Nếu tiếp tục con đường nửa nạc, nữa mỡ như hiện nay “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” duy ý chí, xa rời thực tế, thì Việt Nam không thể phát triển toàn diện được.

Thế rồi, gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là thủ trưởng của Ông Vinh, có chung số phận vừa được “Quốc hội của đảng” thông qua quyết định “miễn nhiệm”. Trong phiên họp nội các cuối cùng vào đầu tháng 4-2016, trước khi bàn giao cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên là một trong các Phó của Ông Dũng cũng vừa được “Quốc hội của đảng” bầu theo nghị quyết Đại hội XII, Thủ tướng Dũng đã có lời nói  được công luận bình phẩm, khi khuyên các thuộc cấp trong nội các sau khi rời chức vụ “hãy ráng sống tử tế, để làm người tử tế …”

Chúng tôi xem những phát biểu của ba nhân vật huộc hàng lãnh đạo vừa nêu trước khi về hưu như “những lời trăng trối”. Vì nếu coi sinh mạng chính trị của một đảng viên CS là sự nghiệp chính trị của họ, thì việc rời bỏ quan trường về hưu coi như sinh mạng chính trị của họ đã chết. Những phát biểu của họ có khác chi lời trăng trối của một con người trước khi chết về mặt thể xác, bày tỏ sự hối tiếc về những điều muốn làm, đáng làm nhưng đã không làm được lúc sinh thời; hay ân hận về những điều đáng lý không được làm, biết sai, tai hại cho người khác mà vẫn làm lúc còn sống…

Vậy “Lời trăng trối muộn màng” của cả ba đảng viên CS Lê Văn Lai, Bùi Quang Vinh và Nguyễn Tấn Dũng liệu có giá trị thực tiễn gì không?

Đảng viên CS Lê Văn Lai là một đại biểu của dân trong Quốc hội, được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, qua phát biểu như lời trăng trối, phải chăng có ý nghĩa như là một sự ân hân, hối tiếc và bất lực trong suốt nhiệm kỳ đã chỉ biết làm theo “lệnh đảng” dù biết là trái với ý dân, có lợi cho đảng, mà có hại cho dân cho nước? Nay chỉ biết trăng trối rằng “làm như thế dân không chịu đâu”. Mặc dù ông thừa biết rằng lời trối trăng của ông các đồng chí trong Quốc hội sau ông cũng sẽ chẳng dám làm gì khác đâu. Vì ngày nào đảng CSVN còn nắm quyền độc tôn trong chế độ độc tài âtoàn trị như bấy lâu nay, đảng và nhà cầm quyền không quan tâm, không sợ “Thằng dân chịu hay không chịu”, mà chỉ sợ “Ông Trung Quốc chịu hay không chịu” đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông nói riêng và trong quan hệ Việt-Trung nói chung.

Đối với quốc nạn nội xâm tham nhũng, lời trăng trối của Ông Lai  dù có được các đồng chí quan tâm đi nữa thì cũng đành thúc thủ khi chính những  đồng chí khi còn tiếp tục tại chức, nắm quyền hầu hết đều ít nhiều mắc bệnh tham nhũng lúc này lúc khác trên hoạn lộ của mình; và tham nhũng đã là căn bệnh nan y hết thuốc chữa. Ai cũng biết, ngày nào còn tồn tại chế độ độc tài toàn trị, độc đảng thì tham nhũng mang tính hệ thống như hiện nay không thể bị tiêu diệt, nhất là tham nhũng đã trở thành chất keo gắn chặt tập đoàn thống trị là đảng CSVN khi chất keo “Lý tưởng cộng sản” đã băng hoại hoàn toàn. Vì vậy, muốn diệt được tham nhũng chỉ còn cách hủy diệt toàn bộ cơ chế của một chính quyền trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay.

Đảng viên Bùi Quang Vinh là Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư đã “trăng trối” những kinh nghiệm thực tiễn cho thấy dầu tư không hiệu quả, nhất là đầu tư quốc doanh, đất nước tụt hậu nhiều mặt, phát triển không đồng bộ dẫn đến suy thoái toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là khung cảnh chế độ chính trị độc tài toàn trị, độc đảng. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này Việt Nam cần chuyển đổi chế độ chính trị qua dân chủ pháp trị, đa đảng. Lời trăng trối này của đảng viên Bùi Quang Vinh không có gì mới, đã có nhiều người nói, nhân dân ai cũng muốn thế, những người kế tiếp trong nội các của Thủ tướng mới có người cũng biết thế, nhưng rồi cũng sẽ chọn cách ứng xử “ngậm miệng ăn tiền” cho đến hết nhiệm kỳ về hưu như ông. Trừ khi cơ chế chính quyền và chế độ hiện hữu tại Việt Nam cách nào đó đột biến tiêu vong hay tự hủy, chuyển đổi thì mong muốn của Ông Vinh mới có cơ may trở thành hiện thực.

Đảng viên CS Nguyễn Tấn Dũng, là Thủ tướng hai nhiện kỳ tất nhiên phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng đất nước suy đồi toàn diện như hiên nay. Tất nhiên Ông Dũng không thể có lời trăng trối như hai đồng chí Lai và Vinh. Ông chỉ khuyên những đồng chí có chung số phận “được miễn nhiệm” hãy “sống tử tế để làm người tử tế” sau khi về hưu. Phải chăng lời trăng trối này được rút ra từ kinh nghiệm bản thân lúc còn tại chức, nhất là trong và sau Đại hội XII, trong cuộc tranh giành quyền lực, chính ông đã cư xử không tử tế hay là nạn nhân của những đồng chí trong đảng đã đối xử không tử tế với ông? Nếu thế thì lời trăng trối này thật khó thực hiện cho các đồng chí tiếp tục tại chức vì có ai thật lòng tử tế với mình đâu mà mình thật lòng tử tế với họ cho thiệt thân. Tất cả chỉ là kịch bản, ăn thua là tài diễn xuất như người tử tế theo vai diễn tùy hoàn cảnh theo châm ngôn “tử tế cũng chết, không tử tế cũng chết, biết làm theo ý đảng thì sống, dù trái ý dân”.

Tựu chung những lời trăng trối muộn màng của những đảng viên CS như  cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và nguyên Dân biểu Lê Văn Lai rốt cuộc chỉ có giá trị thực tiễn là bài học kinh nghiệm cho những người cộng sản còn đang tại chức suy tư. Còn việc có thực hiện những lời trăng trối này hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ nhận thức (nhìn xa trông rộng), tiêu chí hoạt động (vì dân, vì nước hay vì đảng, vì chế độ) của cá nhân các đảng viên cộng sản đang tại chức. Thế nào, các cán bộ đảng viên cộng sản đang tại chức ở các cấp, các ngành trên cả nước nghĩ sao về những lời trăng trối của các đồng chí của mình, liệu có thể lên tiếng và hành động biểu tỏ cho dân biết được không?

‘Ông trùm’ MB24 bị phạt tù nhưng vẫn ở ngoài làm ‘sếp’ đa cấp?

V.M/ Petro Times

Vũ Ngọc Thuyển bị phạt tù 4 năm nhưng vẫn ở ngoài và giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: PetroTimes

Dù bị tuyên phạt 4 năm tù về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, thế nhưng “trùm sò” MB24 Vũ Ngọc Thuyển vẫn tại ngoại và ung dung trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (Vietnet).

Ngày 28/1/2015, “trùm” đường dây lừa đảo MB24 Vũ Ngọc Thuyển (40 tuổi, ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 4 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao mà sau khi nhận bản án, “siêu lừa” này vẫn đang tại ngoại và trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.

Trở lại vụ án lừa đảo gây chấn động dư luận với hình thức mới của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24, tháng 8/2011 Ban lãnh đạo Công ty MB24 Hà Nội (ở Lô 4 C8, phường Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) thống nhất thành lập Công ty MB24 – Chi nhánh thành phố Bắc Giang và bổ nhiệm Vũ Ngọc Thuyển làm giám đốc chi nhánh.

Ngay sau khi được bổ nhiệm, Thuyển đã mua 5 bộ máy tính, thuê nhân viên thành lập công ty và thuê nhà số 794 đường Lê Lợi (phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang, Bắc Giang) làm trụ sở của công ty.

Thuyển đã tổ chức tuyên truyền việc kinh doanh của Công ty MB24 – Chi nhánh thành phố Bắc Giang là giao dịch thương mại điện tử và bán các gian hàng ảo để được hưởng hoa hồng kiếm lời, nhưng thực chất là để lừa đảo người khác để thu lợi bất chính. Từ ngày 28/7/2011 đến hết ngày 31/7/2012, Thuyển cầm đầu Công ty MB24 – Chi nhánh Bắc Giang để chiếm đoạt số tiền gần 170 triệu đồng.

Bị báo chí vạch trần bộ mặt lừa đảo của Công ty MB24, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc điều tra, bắt tạm giam Vũ Ngọc Thuyển và Tạ Quang Phú (33 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Muaban24 – Chi nhánh huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).

Cùng với các “trùm sò” khác đã lần lượt lĩnh án, ngày 28/1/2015, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Ngọc Thuyển 4 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

H1Trụ sở Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: PetroTimes

Mặc dù đã bị tuyên án, nhưng không biết vì lí do gì mà Thuyển vẫn chưa phải thi hành án. Hơn nữa, Thuyển còn trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (ở số 15 phố Đặng Thùy Trâm, Hà Nội).

Không những thế, Thuyển vẫn ung dung phát ngôn trên nhiều tờ báo về hoạt động kinh doanh đa cấp của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Công ty cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam được thành lập theo giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Công ty này được đăng ký lần đầu ngày 21/6/2013 do Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cấp.

Thời điểm này, Thuyển tham gia Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam với vai trò là Tổng Giám đốc.

Điều khiến dư luận quan tâm chính là thời điểm đăng ký kinh doanh trùng với thời điểm Thuyển đang bị cơ quan công an bắt giữ để điều tra. Phải chăng, cơ quan chức năng cố tình “nhắm mắt bỏ qua” để siêu lừa này tiếp tục tác oai tác quái bên ngoài.

Trong một diễn biến khác, Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam đã bị cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành kiểm tra và kết luận có sai phạm trong quá trình kinh doanh của chi nhánh tại Hà Nội.

Cụ thể, giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp cho công ty mẹ liên minh tiêu dùng tại Bắc Giang được hoạt động kinh doanh đa cấp.

Tuy nhiên, đối với chi nhánh tại Hà Nội, mặc dù giấy phép lần 1 vào ngày 3/3/2014 và bổ sung lần 2 vào ngày 20/6/2014 lại không có nội dung kinh doanh đa cấp.

Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với Công ty CP liên minh tiêu dùng Việt Nam về hành vi dùng website để giao dịch thương mại điện tử cho sản phẩm của mình, nhưng chưa được sự công nhận chính thức của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương).

Cũng trong đợt kiểm tra, đoàn công tác chỉ rõ, trong 9 mặt hàng mà doanh nghiệp này kinh doanh tại Hà Nội chỉ có 3 mặt hàng thông báo với Sở Công Thương Hà Nội về kinh doanh đa cấp. Còn 6 mặt hàng chưa thông báo.

Cơ quan chức năng đã tiến hành thu giữ hơn 380 túi kẹo sâm và 750 lọ đông trùng hạ thảo và tinh chất nước sâm do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ tại kho của công ty.

Bộ tranh gây sốc lột tả mảng tối của xã hội hiện đại

Họa sĩ người Ba Lan Igor Morski vừa cho ra mắt bộ tranh siêu thực, đề cập những vấn đề tồn tại của cuộc sống hiện đại.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 1

Thời gian bòn rút sự sống và sắc đẹp.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 2

Con người đang tự đầu độc mình vì thói ăn uống vô độ.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 3

Con cái phải lớn lên theo chiếc khuôn cha mẹ định sẵn.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 4

Công nghệ như loài ký sinh trong cuộc sống giới trẻ.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 5

Con người luôn bị điều khiển bởi những thứ nhỏ nhen, đen tối.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 6

Những công trình đồ sộ được xây dựng trên mồ hôi xương máu của những người khốn khổ.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 7

Con người đang tự hủy hoại nguồn nuôi dưỡng mình.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 8

Chúng ta chỉ là con rối của thời gian.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 9

Trong guồng quay không ngừng nghỉ của xã hội hiện đại, chỉ cần ngơi tay đôi chút, bạn sẽ rơi tự do.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 10

Tham vọng tiền bạc sẽ cản bước đến thành công.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 11

Dưới lớp vỏ lão hóa ẩn giấu vẻ đẹp của trí tuệ.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 12

Luôn có những kẻ không quản ngày đêm soi mói đời sống riêng tư của người khác.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 13

Chúng ta ai cũng khao khát thoát ra khỏi những rào cản cuộc sống để hướng tới tự do.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 14

Thời đại e-book lên ngôi.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 15

Người Ba Lan có câu: “Ai đó đang vắt nước từ não bạn kìa” để ám chỉ bạn đang bị lợi dụng.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 16

Cuộc đời là vòng xoáy nghiệt ngã.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 17

Cuộc sống nhiều màu, con người nhiều mặt.

Bo tranh lot ta mang toi cua xa hoi hien dai hinh anh 18

Bộ não giống như mạng lưới giao thông – rối rắm và không ngừng vận hành.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Từ 2.400 điểm thi SAT1 đến học bổng toàn phần đại học danh giá nước Mỹ

Hoàng Minh Tuệ vừa được Đại học Duke trao học bổng 72.000 USD/năm trong 4 năm và còn được cấp thêm 21.000 USD để tự theo đuổi các dự án nghiên cứu trong quá trình học tập.
Tháng 6/2015, Hoàng Minh Tuệ là người Việt Nam đầu tiên đạt kỷ lục điểm SAT 1 tuyệt đối 2.400/2.400 chỉ trong một lần thi. Hôm nay, cậu học sinh lớp 12 trường Amsterdam – Hà Nội đã biến thành tích của mình thành suất học bổng toàn phần Karsh International Scholarship của Đại học Duke (Mỹ). Học bổng Tuệ nhận được là phần thưởng danh giá do tỷ phú Bruce Karsh tài trợ trị giá 310.000 USD (gần 7 tỷ đồng) trong 4 năm.

tu-2400-diem-thi-sat1-den-hoc-bong-toan-phan-dai-hoc-danh-gia-nuoc-my

Hoàng Minh Tuệ đã giành suất học bổng 7 tỷ đồng trong 4 năm học.

Tuệ chia sẻ, nộp hồ sơ vào các trường đại học hàng đầu của Mỹ là quá trình chuẩn bị lâu dài, đòi hỏi thí sinh tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, đầu tư thời gian chọn trường, chọn ngành, đồng thời phải hoàn thành các yếu tố quan trọng trong hồ sơ, như: các bài luận, điểm số sát hạch, kê khai tài chính…

Thông thường, học sinh Việt Nam muốn tìm hiểu và chuẩn bị quá trình ứng tuyển du học Mỹ sẽ lựa chọn đi theo các trung tâm tư vấn và được hỗ trợ rất nhiều. Tuệ thì chọn cách tự làm gần như tất cả, từ viết luận, làm hồ sơ, xin học bổng… “Điều kiện gia đình có hạn, trong khi ngoài chi phí các gói dịch vụ, trung tâm tư vấn còn yêu cầu gia đình kê khai đóng góp ít nhất 10.000 USD mỗi năm để chắc chắn được các trường nhận. Gia đình em không thể vay mượn, thậm chí thế chấp nhà để thỏa mãn điều kiện này”, Tuệ chia sẻ.

Trong bối cảnh các trường đại học của Mỹ ngày càng siết chặt nguồn quỹ học bổng cho học sinh quốc tế, việc dám trình bày một bộ hồ sơ thiếu tiền nhưng thừa khát vọng, là rủi ro mà Tuệ chấp nhận. Lý do thứ hai Tuệ đưa ra là phong cách làm việc của em không tương thích với phương châm và định hướng của một số trung tâm tư vấn và hỗ trợ du học. Em không cố săn lùng các cơ hội tham gia hoạt động ngoại khóa, không đánh bóng bất cứ đầu mục nào trong hồ sơ, và nhất quyết không mượn hay nhờ ý tưởng của ai để viết bài luận cho mình.

Về hoạt động ngoại khóa, thay vì tham gia các thể loại dự án và câu lạc bộ, Tuệ tập trung làm đúng một số đầu việc và chỉ quan tâm tới đẩy mạnh chất lượng, quy mô của những việc đó, như: viết sách, giảng dạy, và huấn luyện học sinh nhỏ tuổi dự thi các cuộc thi Olympic toán bằng tiếng Anh trong nước và quốc tế.

“Về ý tưởng bài luận, em không mượn bất cứ câu chuyện bay bổng hay lý tưởng vĩ đại nào, chỉ đơn giản là phát biểu thẳng thắn những năng lực và phẩm chất hiện có của bản thân, định hướng thực tế của em trong cuộc sống và cách mà em sẽ tận dụng những cơ hội đang mở ra của trường để một ngày kia hoàn thành định hướng đó”, Tuệ cho hay.

tu-2400-diem-thi-sat1-den-hoc-bong-toan-phan-dai-hoc-danh-gia-nuoc-my-1

Hoàng Minh Tuệ (ngoài cùng bên phải) – lãnh đạo của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Thách thức các Nhà Toán học Tương lai (CFM) 2015 tại Philippines.

Trong bài luận của Tuệ có một đoạn viết: “Ở độ tuổi trẻ như tuổi 17, tôi không có tiền và cũng chẳng có địa vị để lúc này có thể đóng góp đáng kể cho trường hay xã hội. Tất cả những gì tôi có là nhân cách, ý tưởng, năng lượng và một định hướng rõ ràng. Việc của các ngài là tin vào tôi còn việc của tôi là cống hiến tất cả những gì tôi đang có, để một ngày kia chính tôi sẽ ở vị trí của các ngài bây giờ, một vị trí có thể dùng tiền để giúp đỡ và mở ra cơ hội cho những người mà sẽ đang ở vị trí của tôi bây giờ”.

“Có lẽ chính suy nghĩ này đã thuyết phục thành công các nhà xét tuyển khó tính cho quỹ học bổng Karsh International của đại học Duke”, Tuệ phỏng đoán.

Chia sẻ kinh nghiệm dành cho các bạn trẻ lớp 10, 11 sắp sửa nộp hồ sơ du học, Tuệ nhấn mạnh: “Các bạn cần chuẩn bị con người trước, hồ sơ sau. Chuẩn bị phẩm chất trước, thành tích sau. Chuẩn bị mơ ước trước, bài luận sau. Và dù còn trẻ nhưng luôn cố gắng tìm cách hiệu quả nhất hy sinh thời gian và tài năng của mình, để đóng góp những giá trị dù lớn dù nhỏ cho người khác và cho càng nhiều người càng tốt”.

“Cũng như nhiều du học sinh Việt Nam khác, mình đã bước đầu thành công trong việc đặt chân vào giảng đường đại học Mỹ, nhưng việc học đại học dù danh tiếng đến đâu cũng mới là sự khởi đầu. Chỉ có thời gian mới kiểm định và chứng minh giá trị tài năng cốt lõi của con người”, Hoàng Minh Tuệ nói.

Đại học Duke là một trong các trường lâu đời và chất lượng tốt nhất của Mỹ, gần đây nhất xếp hạng thứ 8 toàn Mỹ theo bảng xếp hạng USNews. Năm học 2016 có tổng cộng hơn 32.100 hồ sơ ứng tuyển, nhưng tỷ lệ trúng tuyển của Duke đạt mốc thấp kỷ lục (8,7%). Một vài phần trăm trong số học sinh trúng tuyển sẽ được cấp học bổng với nhiều mức độ và chỉ một vài du học sinh quốc tế mới được nhận học bổng Karsh International Scholarship.

Học bổng này được sáng lập và tài trợ bởi vợ chồng tỷ phú Bruce và Martha Karsh, vốn là cựu sinh viên Đại học Duke. Mỗi năm quỹ học bổng Karsh chỉ trao tặng học bổng toàn phần cho khoảng 5 du học sinh xuất sắc trên toàn thế giới. Mỗi suất gồm toàn bộ chi phí học tập, ăn ở, bảo hiểm, vé máy bay… trong suốt thời gian học tại Duke. Riêng Hoàng Minh Tuệ được Duke trao học bổng $72.000/năm trong 4 năm và còn được cấp thêm $21.000 để tự theo đuổi các dự án nghiên cứu và làm việc trong quá trình học tập.

Lan Hạ / vnExpress

Những điều mới được hé mở về lịch sử quân cảng Cam Ranh

Ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần 1/4 thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.

1.Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân “phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận rằng, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.Một thông tin thú vị trong không khí biến động thời cuộc không ngừng của Biển Đông. Cam Ranh đã âm thầm phát triển, trở thành một tổ hợp hải quân và không quân hùng mạnh, với các trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể đánh trả mọi đe dọa chiến tranh với Việt Nam, như lời Trung tướng, Viện sĩ A.V Phêđôrôvích nhận xét. Lời Trung tướng A.V Phêđôrôvích hoàn toàn có cơ sở, bởi ông là một trong số những người Xôviết có mặt ở Việt Nam từ những năm 80  của thế kỷ trước và ông không xa lạ gì với căn cứ này.Giới chuyên gia quân sự đã thừa nhận vị trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tới bản đồ địa – chiến lược toàn cầu, cho dù họ có đứng ở các chân trời quan điểm nào đi chăng nữa. Năm 1888, Hải hạm của Nga mang tên “Tráng sĩ” trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã cập cảng Cam Ranh, sau đó, nơi đây đã trở thành quân cảng của các nước lớn thay nhau đồn trú trong vòng gần 100 năm trở lại đây. Trong cuộc chiến Nga – Nhật 1905, hơn 100 chiến thuyền thuộc Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Hải quân Nga Hoàng đã từng tập trung tại Cam Ranh.

Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).

Ngày 18/10/1946, Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp DArgenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và các nhà báo nước ngoài. Trong bữa tiệc trên chiến hạm Suffren, khi DArgenlieu bóng gió nói: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài thật đang bị đóng trong cái khung”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mỉm cười và trả lời: “Nhưng mà ngài Đô đốc biết đấy, chính bức tranh làm nên giá trị cái khung”. DArgenlieu lại nói: “Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ” như quân đội Pháp đã quý mến tặng Napoleon cái tên “Người đội trưởng nhỏ!”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại: “Phải, người thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”.

Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.

Vào năm 1969, Lyndon B. Jhonson đã đến thị sát căn cứ này, và đó là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranh rất lớn, bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máy bay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.

Năm 1972, người Mỹ trao lại căn cứ này cho quân đội Sài Gòn và 3 năm sau quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản, Cam Ranh đã bị phá hủy hoàn toàn các bến neo tàu, đường sá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở.

2. Chuẩn đô đốc E.I Prokôpievich, người cuối cùng lên cầu tàu thủy Xakhalin-9 rời Việt Nam năm 2002 trong cương vị Chỉ huy trưởng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhận định, căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh – Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý Liên Xôviết bằng chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việc triển khai một căn cứ hải quân. Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines, Đông Hải, thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã vươn ra biển lớn, bắt đầu tiến hành trực ban chiến đấu trên các đại dương. Tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hải quân được triển khai trên các đại dương nhằm mục đích bình ổn cục diện chung. Việc mở rộng quy mô cũng như vùng hoạt động của tàu thuyền và không quân trên biển yêu cầu phải có mạng lưới hậu cần kỹ thuật hải quân rộng khắp. Vì không có căn cứ quân sự ở nước ngoài nên Liên Xô đã xây dựng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên lãnh thổ các nước có quan hệ thân thiện, đương nhiên Cam Ranh là một điểm sáng tô son. Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho các tổng cục của Bộ Tư lệnh Hải quân và của Hạm đội Thái Bình Dương đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận xong và ký biên bản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật.

Ngày 2/5/1979, Chính phủ LB CHXHCN Xôviết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô – trong 25 năm. Ngay ngày hôm đó, thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Chỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980 đã thành lập Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350.

Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.

Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa Hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hải quân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh.

Tháng 12/1979, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc X. Gorskốp tới Cam Ranh và ông đã dành hẳn một ngày để quan sát vịnh biển này, giống y như cách Tổng thống Mỹ Giônxơn đã tới để ngắm nhìn địa thế “sông núi nước Nam” 10 năm về trước. Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây tháng 4/1980 và tháng 8 năm đó quân số được bổ sung thêm 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc.

Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại Biển Đông trong tình hình chiến sự lúc đó của khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.

3. Từ mùa Thu năm 1983 đến tháng 8/1991, hải đoàn cơ động số 17 triển khai tại Cam Ranh, từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991 được thay thế bằng hải đoàn cơ động số 8 và sau đó là hải đội tàu hỗn hợp 119. Thời điểm năm 1986, trên sân bay triển khai trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập gồm 4 máy bay Tu-95, 4 chiếc Tu-142, phi đoàn máy bay Tu-16 khoảng 20 chiếc các loại, phi đoàn MiC25 khoảng 15 chiếc, hai máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-8. Ngoài ra trung đoàn còn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.

Tháng 2/1984, theo đề nghị của phía ViệtNam, Chính phủ Xôviết đã quyết định khôi phục và xây dựng thêm một loạt công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức tự hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn, bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố thay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời. N.M Zariphôvich – Phó tổng giám đốc Công ty Xây lắp Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1987-1989 đã kể lại trong cuốn “Liên Xô – một từ không bao giờ quên” (Nguyễn Đình Long dịch) rằng, Cục kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, đơn vị có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới đảm nhiệm việc lựa chọn và đưa chuyên gia đến Cam Ranh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng, Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Mátxcơva hay Vlađivôxtốc theo hành trình Mátxcơva – Tasken – Karachi (đôi khi là Bombay) – Kancútta – Hà Nội – Cam Ranh.

4. Trên cơ sở Hiệp định ký giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/4/1984, hai bên đã ký hợp đồng xây dựng cụm đài rađar số ba, là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm 1984 đến năm 1987, Tổng Công ty Xây lắp Liên Xô do E.X Bôprênhép làm Tổng giám đốc đã xây dựng tổng cộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó tổng số người Liên Xô sống trong khu quân sự là 6.000 người, kể cả công nhân xây dựng.

Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp định ký ngày 20/4/1984, các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng xong từ tháng 12/1987, sau đó các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.

Có thể thấy rằng, về cơ bản, các công trình được Liên Xô – Nga xây dựng ở Cam Ranh bao gồm: Khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có chỉ huy sở đơn vị 31350 và doanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi – giặt là, CLB, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cả xe chuyên dụng); Vùng bến nhỏ; Bể chứa ngầm thể tích 14.000m3 dùng để chứa nhiên liệu; hai hầm lạnh dung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ; 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tư khác nhau; Hai bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộ tống; Trạm phát điện trung tâm công suất 24.000kW cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quân sự và của Việt Nam trên bán đảo…

Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50 chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía ViệtNam57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho.

Những người Nga đã sống và làm việc như thế tại Cam Ranh. U.X Ivanôvích, Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh kể lại rằng, cho đến tận năm 1992, khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào khu quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định. Theo thỏa thuận thì mỗi tháng chỉ cho phép 4 chuyến xe đi ra ngoài theo kế hoạch định trước với số lượng người hạn chế, chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn đối với số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật thì do “nhiều yếu tố” nên ra “vùng tự do” là vi phạm luật. Những người lính Nga đã ra đi, nhưng những hình ảnh của họ còn đọng lại mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Năm 2007, Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã quyết định xây dựng tượng đài những người lính Nga ở Cam Ranh và đó là tượng đài của tình hữu nghị Việt – Nga.

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

Đàn áp nhân quyền: Nguyễn Xuân Phúc có khác Nguyễn Tấn Dũng?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi ông Phúc tuyên thệ nhậm chức tại Hà Nội, ngày 7/4/2016. Ảnh: EPA

Phía sau ánh mắt long lanh và cái cười tươi rói quá hồn nhiên của Nguyễn Xuân Phúc vào ngày nhậm chức đứng đầu chính phủ, ông lại là thủ tướng nặng nợ nhất trong lịch sử Việt Nam – kế thừa bởi núi thừa kế ghê rợn từ thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng chế độ đảng trị: tham nhũng kinh hoàng, kinh tế lụn bại và bị cột chặt bởi Trung Quốc, nợ công và nợ xấu ngập đầu, phản kháng xã hội tràn ngập cùng một nền đạo đức tiệm cận đáy, và đương nhiên không thể thiếu thực tiễn quá nhiều quyền con người bị chính thể đạp tận bùn đen.

Nhân quyền!

Ngay cả những nhà báo nhà nước cũng phải khẳng định: chỉ có thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới có chuyện bắt nhà báo.

Dẫn chứng: hai phóng viên của báo Thanh Niên là Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã bị Bộ Công an bắt vào năm 2008 liên quan đến những bài viết của họ về vụ tham nhũng “tắm bia và chơi gái” PMU 18 ăn chặn vốn ODA. Sau đó là nhiều nhà báo và blogger khác…

Trắng màu nhân cách

Năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng chính thức ngồi vào ghế thủ tướng Việt Nam với tự bạch “Tôi yêu nhất sự trung thực” và cam kết “Tôi sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng”.

Những năm sau đó và cho tới cuối đời thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng, quốc nạn tham nhũng không những không giảm mà qua từng năm còn luôn được “nâng lên một tầm cao mới”, còn giới viết báo nhà nước lẫn “lề trái” thì tăng trưởng “nhập kho”: từ Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đến Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phạm Chí Dũng Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ…

Nếu hệ thống hóa và phân tích các bài viết chính của những tác giả trên, có thể kết luận: hầu như các chủ đề lớn đều xoáy vào quốc nạn tham nhũng của chế độ và truy buộc trách nhiệm điều hành của cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bất chấp đội ngũ dư luận viên từ thấp đến cao của Nguyễn Tấn Dũng là khá đông đảo và thậm chí còn “ngoại vận” được cả vài chuyên gia phân tích quốc tế, về sau này trong dư luận xã hội và giới dân chủ nhân quyền đã ồn lên tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến những vụ bắt bớ nhà báo và giới blogger chỉ trích Dũng cùng gia đình ông ta.

Vào năm 2012, đã bắt đầu xuất hiện một nhận định đặc biệt từ giới quan sát: chưa bao giờ có một thủ tướng nào đàn áp giới viết lách mà có thể tại vị và thoái vị an toàn.

2012 cũng là năm xảy ra thử thách lớn đầu tiên đối với sự nghiệp chính trị của Nguyễn Tấn Dũng: do những “thành tích” dung dưỡng cho các nhóm lợi ích và nạn tham nhũng hoành hành quá nhanh và tàn phá quá lớn đối với Tổ quốc, Dũng đã suýt bị loạt khỏi Bộ Chính trị khi Tổng Bí thư Trọng, Chủ tịch nước Sang liên kết quyết liệt với nhau tại Hội nghị Trung ương 6 nhằm “kỷ luật đồng chí X”.

Dù thoát trọng án sau Hội nghị Trung ương 6, ba năm sau đó, Nguyễn Tấn Dũng đã thậm chí không còn giữ nổi một chân Trung ương ủy viên tại Đại hội XII. Bối cảnh này lại xuất hiện trong tư thế tưởng như ông Dũng đã nắm chắc chức tổng bí thư. Đến tháng 4/2016, sự nghiệp chính trị của Nguyễn Tấn Dũng chìm hẳn vào đêm tối: ông trắng tay quyền lực sau khi đã trắng màu nhân cách.

Kế nhiệm chức thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Xuân Phúc – người vốn là “phó hờ” của Dũng nhưng lại được lòng bên đảng.

Khác Nguyễn Tấn Dũng?

Công tâm mà xét, Nguyễn Xuân Phúc chỉ bị mang tiếng bởi vấn đề tài sản cá nhân – một hiện tượng không hiếm và thường mặc định cho giới lãnh đạo Việt Nam – cả đã nghỉ hưu lẫn còn tại chức. Nhưng thủ tướng mới của chế độ vẫn còn một đảng ở Việt Nam chưa từng bị dư luận dị nghị hay lên án về thành tích đàn áp giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền. Lý do đơn giản là khi còn là phó thủ tướng thường trực, ông Phúc chủ yếu lo điều hành khâu Văn phòng chính phủ, còn công tác nội chính của ông chủ yếu tập trung vào “phòng tham nhũng”.

Sau một số năm lận đận, giờ đây Nguyễn Xuân Phúc đã có quá nhiều thứ trong tay, kể cả… Bộ Công an. Không chỉ phải tiếp nhận những hậu quả khổng lồ thời Nguyễn Tấn Dũng để lại, Thủ tướng Phúc còn ngay lập tức phải căng đầu trước xu thế đối ngoại đang biến chuyển và lắt léo khôn lường theo cách “mình thay đổi khi đời thay đổi”.

Khác với thời Thủ tướng Dũng mà Việt Nam còn tạm ung dung đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ, quá nhiều thử thách về chủ quyền Biển Đông và bức bách kinh tế đang khiến thế đu dây của chế độ phải sớm chấm dứt, nếu không kẻ muốn làm xiếc sẽ gãy cổ.

Ít tháng trước khi Nguyễn Xuân Phúc ngồi vào cái ghế do Nguyễn Tấn Dũng để lại, đảng đã bắt đầu lộ ra vài dấu hiệu “thoát Trung”. Nghe nói đây là một chủ trương của đảng, cho dù với quán tính ậm ạch và đặc tính “muốn làm bạn với tất cả các nước” trong quá nhiều năm trời của tổ chức này, giữa chủ trương và thực tiễn là cả một hố sâu thăm thẳm.

Nhưng muốn “thoát Trung” lại phải tìm ra một chỗ dựa. Một điểm tựa nếu không được ấm êm thì cũng không đến nỗi lá mặt lá trái chẳng biết “đi tàu suốt” lúc nào như cuộc chơi với Trung Nam Hải. Không được tháp tùng trong đoàn Tổng Bí thư Trọng đi Washington vào tháng 7/2015, nhưng có lẽ Nguyễn Xuân Phúc là người thừa hiểu rằng Nguyễn Phú Trọng và những người bên đảng đã đi một nước cờ quyết định: không những xoay ngược thế cờ đấu đá nội bộ, lần đầu tiên từ năm 1975 đảng còn chấp nhận cả định chế “diễn biến hòa bình” Công đoàn độc lập, cùng một loại hình không kém diễn biến là Xã hội dân sự.

Công đoàn độc lập và Xã hội dân sự lại gắn liền với những định chế về luật pháp như luật Lập hội, luật Biểu tình, và nói chung là về nhân quyền – được “đảng lãnh đạo toàn diện” hứa hẹn từ Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay vẫn chẳng thấy tăm hơi nào. Nhân quyền lại là một trong những nhân tố tiên quyết để Hoa Kỳ xem xét có thể tiến hành “đối tác chiến lược” – điều mà Hà Nội đặc biệt cần đến trong thời gian này và có thể liên quan trực tiếp đến chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama vào tháng 5/2016 – hay không.

TRÒN hay MÉO?

Mang tính cách một chính khách mê làm ăn, xu thời và có ưu điểm nổi bật là ít quan tâm đến ý thức hệ “không biết đến cuối thế kỷ này có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ sẽ ít nhiều rút ra được những bài học kinh nghiệm đắt giá từ thời thủ tướng bị miễn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, trong đó đặc biệt là cách hành xử và chỉ đạo Bộ Công an, Công an Hà Nội và đương nhiên không thể thiếu “gương điển hình tiên tiến” là TP.HCM, về những hành vi đàn áp nhân quyền và đối xử thô bạo với tự do ngôn luận cùng tự do báo chí.

6/4/2016 có thể được xem là một thời điểm mang tính cách lịch sử: không chỉ chính thức kết thúc cuộc xung đột quyền lực giữa cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các ủy viên khác trong Bộ Chính trị đảng, mà còn dẫn đến khả năng trong thời gian một vài năm tới, giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam sẽ ít bị lôi ra làm vật hy sinh như trước đây bởi những cuộc xung đột quyền lực triền miên liên quan đến hoạt động đối ngoại của các phe phái chính trị, cho dù chưa phải vì lý do “ngả hơn về phương Tây” mà chính quyền và Bộ Công an bỏ qua thói quen nhốt quyền làm người vào rọ.

Bằng chứng nhốt rọ mới nhất là ngay tại thời điểm Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức thủ tướng, tự do tôn giáo đã bị đàn áp khắp nơi: Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang, Công giáo ở Quảng Bình, Tin Lành ở Gia Lai và Bình Định…

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc – cơ quan đã tham gia vào Công ước chống tra tấn quốc tế – liệu có “làm án” với những quan chức công an ở thành phố Pleiku, Gia Lai – những kẻ hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp phải chịu trách nhiệm về hành vi tra tấn gây thương tích trầm trọng cho bà Trần Thị Hồng – vợ của mục sư bị tù Nguyễn Công Chính, vì bà Hồng đã không chịu trình báo việc bà gặp phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ vào ngày 30/3/2016?

Sẽ là quá khó để Nguyễn Xuân Phúc dọn dẹp đống đổ nát thời Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng lại dễ hơn đôi chút để một thủ tướng với niềm đam mê chính trị ngùn ngụt cùng thể diện đối ngoại phải có nương theo xu thế dân chủ hóa Miến Điện cùng hình ảnh tiêu biểu về  từ tâm của Thein Sein, thay vì tìm cách bắt bớ Sự Thật ở Việt Nam.

Đoạn cuối đời người luôn luôn mang một chút khí sắc tâm linh. Cuộc đời ông Phúc không chỉ có “Méo” mà còn có ”Tròn”. Nhưng cũng là một hình ảnh Tròn – Méo hỗn hợp, luân chuyển. Tựu chrung, cách ông Phúc ăn ở với dân ra sao sẽ quyết định hậu vận và lối thoát cuối đời của ông – không nhất thiết tại đất nước này.