Buông bỏ phiền não: Khó đấy, nhưng là chìa khoá tới hạnh phúc

Tại sao có những người cứ mãi sống trong khổ đau mà không thể thoát ra khỏi tâm trạng tiêu cực ấy? Tại sao có những chuyện chúng ta cần nhớ thì không thể nhớ, mà có những chuyện muốn quên thì mãi chẳng thể quên?Tại sao có những người cứ mãi sống trong khổ đau mà không thể thoát ra khỏi tâm trạng tiêu cực ấy? Tại sao có những chuyện chúng ta cần nhớ thì không thể nhớ, mà có những chuyện muốn quên thì mãi chẳng thể quên?

Có một người đàn ông với vẻ mặt rất khổ sở đến hỏi một vị hòa thượng:

“Thưa thầy, có một số thứ và một số người, tại sao con lại không thể buông bỏ được?”

Vị hòa thượng nói:

“Không có gì là không thể buông bỏ được.”

Người đàn ông kia vẫn khẳng định:

“Có những thứ và những người mà hết lần này đến lần khác con vẫn mãi không buông bỏ được!” ​

Vị hòa thượng liền bảo anh ta cầm một cái chén lên rồi ngài rót nước trà vào chén. Hòa thượng cứ rót mãi cho đến khi nước trà trong chén tràn cả ra ngoài. Nước trà nóng đổ lên tay người đàn ông khiến anh ta không thể chịu được nữa liền vội vàng đặt chén trà xuống.

Lúc này, vị hòa thượng mới điềm đạm nói: “Trên đời này không có gì là không buông bỏ được, chỉ cần con cảm thấy đau đớn đã đủ rồi, thì tự con sẽ bỏ xuống được thôi.”

Thực ra, sâu thẳm trong mỗi chúng ta ai cũng có những vết thương lòng, ai cũng có những nỗi khổ đau day dứt khó nguôi ngoai. Nói rằng thời gian rồi sẽ chữa lành tất cả, kỳ thực chỉ là dối người và tự lừa gạt chính mình. Nếu không thì tại sao thời gian chỉ chữa lành cho người này mà lại không chữa lành cho người khác?

Buông bỏ phiền não: Khó đấy, nhưng là chìa khoá tới hạnh phúc - Ảnh 1.

Có những người vì phiền não khổ đau mà lựa chọn những cách giải quyết rất tiêu cực như mắng chửi, bạo hành người khác, tìm cách trả thù đời, trả thù người, tìm đến với những thú vui như rượu, thuốc kích thích, cờ bạc, tình dục… để tạm quên đi nỗi khổ trong lòng mình và được trải nghiệm cảm giác “hả hê” trong thoáng chốc. Nhưng cho đến khi nào mà chúng ta vẫn còn đi tìm những cách giải quyết khổ đau cho mình ở bên ngoài thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được, mỗi ngày chúng ta lại tiếp tục thấy những nỗi khổ đau, day dứt chất chồng thêm. Đó là lý do mà nhiều người rơi vào trầm cảm, tuyệt vọng, bế tắc và thậm chí dẫn đến việc tự kết thúc đời mình.

Hóa ra thời gian thì vô tình, chỉ có tâm người là hữu ý. Chẳng qua khi thời gian trôi đi đã đủ lâu, tâm tình, suy nghĩ của chúng ta vì thế mà thay đổi, đến khi cảm xúc của chúng ta được lắng lại, tâm thức có được chút bình yên thì lúc ấy có thể bao dung, cởi mở, có thể nhìn rộng và buông xuống những buồn phiền, oán giận khi xưa. Nhìn lại cuộc đời như gió thoảng mây bay, quá khứ trôi qua như mộng ảo không còn gì để nắm giữ được thì bỗng nhiên không còn muốn cố chấp nữa. Bởi vậy, không phải là thời gian có thể chữa lành những vết thương lòng, mà chính do cái tâm chúng ta đến lúc nào mới chịu buông xuống mà thôi.

Nhưng thông thường, ai cũng muốn đổ lỗi cho số phận, cho cuộc đời, cho người khác, chứ ít ai chịu thấy ra sự thật rằng đau khổ là do chính mình. Khổ đau phiền não không do ai mang đến rồi bắt chúng ta phải nhận, mà do chính bản thân chúng ta cho phép mình nhận lấy những thứ không thiết thực, những thứ tạm bợ và sai lầm rồi tự mình đắm chìm vào đó.

Khi chúng ta quá bận tâm, đặt nặng một vấn đề thì những suy nghĩ trong đầu sẽ cứ loanh quanh luẩn quẩn, chẳng khác nào đang bị một sợi dây vô hình trói buộc và không thể nào thoát ra ngoài phạm vi của nó được. Do vậy, chúng ta không còn có thể thấy được điều gì mới mẻ, rộng mở và tốt đẹp hơn. Cũng giống như khi chúng ta chỉ nhìn vào một góc chụp nhỏ hẹp của chiếc ống kính máy ảnh mà vội đi đến kết luận về toàn bộ sự việc. Trong khi một góc ảnh nhỏ xíu đó không thể nào nói lên toàn bộ sự thật, thậm chí có đôi khi nó còn bóp méo sự thật, có thể làm sai lệch hoàn toàn câu chuyện thực sự đang xảy ra.

Buông bỏ phiền não: Khó đấy, nhưng là chìa khoá tới hạnh phúc - Ảnh 2.

Vì vậy hãy xem lại góc nhìn, quan điểm của mình, xem nó có đang bị giới hạn, bị che khuất bởi thứ gì không, và hãy học cách mở rộng tâm hồn, mở rộng tư duy để đón nhận những điều mới mẻ, thiện lành và tích cực. Tất cả là do tâm, do chúng ta tự cho rằng việc gì là bình thường thì nó trở thành bình thường, mà chúng ta nhận định nó là hệ trọng thì nó trở thành hệ trọng.

Ví dụ khi bắt gặp một câu nói của ai đó chê chúng ta là “mập ú”, nếu tâm tình đang tốt thì chúng ta cảm thấy rất bình thường, thậm chí còn lấy làm buồn cười nếu nó xuất phát từ một người mà chúng ta yêu quý. Nhưng nếu đang ở trong tâm trạng buồn bực không vui, hoặc khi ta nghe thấy nó từ những người mà ta đang giận dỗi, đang không ưa thích, thì câu nói ấy lại rất dễ khiến cho chúng ta tự ái, sân hận hoặc đau khổ vô cùng.

Bởi vậy, sự thật thì câu nói ấy vốn không mang tính chất vui hay khổ, mà do chính chúng ta tự nhận định nó là vui hay khổ mà thôi. Cho nên ai có thói quen hay nghiêm trọng hóa những chuyện đơn thuần thì sẽ luôn sống trong sầu não, bi ai và bị trói buộc bởi những suy nghĩ quẩn quanh, rồi từ đó hình thành những quan điểm sai lạc về cuộc đời, về chính mình và về người khác.

Người mà càng hay “chuyện bé xé ra to” thì càng có nhiều đau khổ. Khổ đau không chỉ riêng mình họ, mà nó còn tác động đến cả những người ở xung quanh khiến cho những nỗi đau khổ cứ tác động qua lại và nhân lên rất nhiều lần. Tương tự, sự tích cực cũng có tính chất lan tỏa và tác động qua lại y như thế. Cho nên hoàn cảnh sống tích cực hay tiêu cực cũng đều có thể thay đổi được nhờ tâm thái của chúng ta. Và thái độ sống chính là cái mà chúng ta hoàn toàn có quyền chọn lựa.

Buông bỏ phiền não: Khó đấy, nhưng là chìa khoá tới hạnh phúc - Ảnh 3.

Một sai lầm nữa là do chúng ta cứ luôn muốn rằng mọi việc phải diễn ra theo ý của mình, muốn những điều tốt đẹp phải kéo dài mãi mãi mà không chịu chấp nhận một sự thật rằng bản chất của mọi việc, mọi điều là vô thường, là biến đổi, là không bền chắc. Nếu hiểu được cái tính tạm thời này, thì thay vì chán nản hoặc buồn đau, chúng ta sẽ biết trân trọng mọi thứ ta đã và đang có được, sẽ không lãng phí thời gian, không để lỡ đời mình.

Trăng còn có lúc tròn lúc khuyết, đời có lúc hợp lúc tan, việc có lúc thành lúc bại. Luôn vận động, biến chuyển và đổi thay chính là quy luật của vũ trụ, quy luật của cuộc đời. Biết vậy rồi thì chúng ta sẽ thấy mọi việc xảy ra đều là chuyện bình thường, chúng ta sẽ không còn xem việc gì đó là quá mức quan trọng, không còn phải oán than khi không có được, hoặc khổ sở dằn vặt khi bị mất đi thứ mình thương yêu.

Buông bỏ chính là như thế. Buông bỏ không phải là cố quên, là mặc kệ, là oán hận, là tìm cách trốn tránh, mà buông bỏ là chúng ta có thể dùng tâm thái bình thường để đối diện với nó, chúng ta không còn muốn kiểm soát mọi thứ, không còn gượng ép mọi việc phải xảy ra theo ý mình nữa. Chúng ta có thể an ổn khi việc đến vì biết “việc này do đủ duyên mà tạm thời xảy đến”, rồi khi nó đi thì chúng ta cũng có thể bình thản vì hiểu được “việc này đã làm xong nhiệm vụ của nó trong cuộc đời mình, hết duyên thì sẽ phải đi”.

Buông bỏ phiền não: Khó đấy, nhưng là chìa khoá tới hạnh phúc - Ảnh 4.

Tất cả những điều kiện bên ngoài chỉ tạm thời đến để hỗ trợ ta trong một khoảng thời gian nào đó, vậy mà chúng ta lại rất giỏi “nhận vơ” những thứ ấy là “của mình”, để rồi đau khổ khi không có được và ôm sầu ôm hận khi bị mất đi. Chúng ta luôn mải nhớ quá khứ hoặc lo lắng cho tương lại mà không lúc nào thực sự sống được thảnh thơi giữa phút giây hiện tại, trong khi phút giây hiện tại là thứ duy nhất chúng ta đang có được, là thứ duy nhất tồn tại với chúng ta ngay trong khoảnh khắc này.

Bạn có để ý rằng tâm trí của chúng ta cũng giống như những cái máy chiếu trong rạp chiếu phim? Vấn đề là ở chỗ nó thường hay chiếu đi chiếu lại những cuốn phim ký ức đầy buồn thảm, đắng cay làm cho chúng ta cảm thấy khổ đau, sầu não. Nhưng đây chỉ là một thói quen theo kiểu lối mòn của tâm thức mà chúng ta cần hiểu rằng nó hoàn toàn có thể thay đổi được. Và chỉ có chính chúng ta mới có thể giúp được mình hết khổ mà thôi.

Buông bỏ phiền não: Khó đấy, nhưng là chìa khoá tới hạnh phúc - Ảnh 5.

Để nuôi dưỡng thân thể thì chúng ta luôn có ý thức lựa chọn thực phẩm tốt mỗi ngày, nhưng dường như ít ai để ý rằng tâm thức của chúng ta cũng đang liên tục tiêu thụ những loại thức ăn riêng của nó. Thức ăn cho tâm thức là tất cả những gì chúng ta tiếp xúc thông qua việc nghe, nhìn, học hỏi, qua sách báo, các phương tiện truyền thông, qua các mối quan hệ… Vì vậy, hãy có ý thức lựa chọn cho tâm thức của chúng ta những loại thức ăn tốt lành, nhờ đó mà tâm ta sẽ thay đổi mỗi ngày theo chiều hướng ngày càng tích cực.

Khi tâm thức đã đủ rộng lớn, bao dung và sáng suốt, thì đến một ngày, nhìn lại những thứ mà mình đã từng cho là khổ đau phiền não cùng cực khi xưa, chúng ta có thể bình thản mỉm cười và thấy rằng sao mà chúng nhỏ bé, vụn vặt và thực sự không đáng phải khiến ta đau khổ. Giống như ai đó đã từng nói rằng: “Khi bạn từ một con kiến trở thành một con voi, thì tảng đá to lớn đã từng chặn đường khiến cho bạn không thể vượt qua nổi ấy, hóa ra chỉ là một hạt cát bé nhỏ nằm dưới gót chân bạn mà thôi”.

Theo YUKIMOON; DESIGN: DUKEMINK / Helino

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải

Thời gian tiêu hóa thức ăn tác động rất nhiều đến cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Biết được thời gian tiêu hóa của mỗi loại thức ăn sẽ giúp bạn cân bằng chế độ ăn, đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

Quá trình tiêu hóa tác động rất lớn đến quá trình giảm cân. Cơ thể biểu hiện tất cả những gì chúng ta nạp vào. Tất nhiên, thời gian tiêu hóa chính xác phụ thuộc vào sức khỏe thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và cả giới tính. Nhưng nói chung, một số loại thực phẩm sẽ lưu lại trong đường tiêu hóa của bạn một thời gian khá lâu.

Một các đơn giản, quá trình tiêu hóa là khi thức ăn bạn nạp vào có thể được tác động bởi dịch tiêu hóa và sự co bóp của dạ dày trở thành những phân tử nhỏ hơn, có thể thấm qua thành ruột để đi vào máu. Hiểu được quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào rất quan trọng nếu bạn muốn giảm cân, duy trì được thành quả đó cũng như bảo về hệ tiêu hóa của cơ thể.

Có 2 nhóm thức ăn được phân chia theo thời gian cần thiết để tiêu hóa chúng:

Thức ăn tiêu hóa nhanh

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh, bạn có thể ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế. Bởi vì sau khi ăn, bạn rất nhanh cảm thấy đói trở lại. Loại thức ăn này cung cấp cho bạn sự bổ sung năng lượng nhanh chóng. Nói một cách khác là tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều năng lượng, lượng glucose trong máu tăng cao, cơ thể không tiêu thụ hết, phần còn lại sẽ chuyển hóa thành mỡ.

Thức ăn tiêu hóa chậm

Loại thức ăn này khiến lượng đường trong máu tăng lên một cách chậm rãi, đem lại sự cân bằng năng lượng tốt hơn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn thức ăn tiêu hóa chậm, bạn sẽ khiến hệ tiêu hóa của có thể phải làm việc tối đa thời gian và điều đó khiến cơ thể bị quá tải.

Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý rằng, bạn không nên kết hợp thức ăn tiêu hóa nhanh và thức ăn tiêu hóa chậm trong một bữa ăn và tránh dùng thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi vừa ăn đồ tiêu hóa chậm, khi quá trình tiêu hóa thức ăn trước đó vẫn chưa hoàn thành. Việc đó sẽ khiến dạ dày của bạn bị quá tải.

Bữa trưa là thời gian thích hợp cho bữa ăn kết hợp nhiều loại thức ăn có thời gian tiêu hóa khác nhau, bởi đó là lúc hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực nhất. Các bữa ăn sáng và tối nên đơn giản hơn và tốt hơn là bao gồm các thức ăn tiêu hóa nhanh.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 1.

Nước đi vào máu gần như ngay lập tức khi bạn uống.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 2.

Nước trái cây, nước ép rau củ mất khoảng 15 – 20 phút để được tiêu hóa.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 3.

Rau, củ, quả sống cần 30 -40 phút để được tiêu hóa hết.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 4.

Rau củ đã chế biến sẽ được tiêu hóa hết trong 40 phút.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 5.

Thời gian tiêu hóa cá là khoảng 45 – 60 phút.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 6.

Món salad trộn dầu mất 1 giờ để được tiêu hóa hết.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 7.

Quá trình tiêu hóa các loại củ giàu tinh bột kéo dài 1,5 – 2 giờ.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 8.

Tiêu hóa các loại ngũ cốc mấy 2 giờ.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 9.

Tiêu hóa các sản phẩm từ sữa mất 2 giờ.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 10.

Các loại hạt mất 3 giờ để được tiêu hóa hết.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 11.

Thịt gà cần 1,5 – 2 giờ để được tiêu hóa hết.

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 12.

Thịt bò thì cần 3 giờ..

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 13.

Thịt cừu cần 4 giờ…

Mất bao lâu thức ăn được tiêu hóa hết: Điều quan trọng ai cũng cần biết để cân bằng chế độ ăn, không khiến dạ dày bị quá tải  - Ảnh 14.

Còn thịt lợn cần tời 5 giờ để được tiêu hóa hết.

Minh An / Theo Thời đại/Brightside

Lùm xùm quanh Giải Nobel Văn học 2018 (*): Lời khai của nạn nhân

Từ ngày phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục “MeToo” lan rộng khắp thế giới, một số nạn nhân của Jean-Claude Arnault đã mạnh dạn tố cáo và khiếu kiện ông taPhóng viên Mathilda Gustavsson của tờ Dagans Nyheter (DN) cho biết phong trào “MeToo” đã khiến cô mạnh dạn điều tra ông Jean-Claude Arnault. Quan trọng hơn, cô được Trưởng Ban Văn hóa DN khuyến khích và “chống lưng”. Rào cản lớn nhất đối với Gustavsson là thế lực quá lớn của “nhà văn hóa nổi tiếng” Arnault vào thời điểm cô thực hiện cuộc điều tra. Vả lại, công luận Thụy Điển xưa nay không quá khắt khe về chuyện quấy rối tình dục, trừ các vụ hiếp dâm.

Hiệu ứng “MeeToo”

Gustavsson đã bỏ ra nhiều tháng để tiếp cận các nạn nhân. Cô đã tìm ra hơn 20 người từng bị Arnault quấy rối và bạo hành tình dục, trong đó có cả một số viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển (SA).

Lùm xùm quanh Giải Nobel Văn học 2018 (*): Lời khai của nạn nhân - Ảnh 1.

Viện trưởng Sara Danius mất chức vì chống lại Arnault và phe ủng hộ ông ta ở SA Ảnh: EPA

Hiệu ứng domino của “MeToo”đã thúc đẩy tất cả nạn nhân đồng ý cho đăng những gì họ kể lại với nhà báo với điều kiện không bị nêu tên hay hình ảnh. Chỉ có 4 người can đảm cho đăng ảnh chân dung kèm theo bài báo.

Gustavsson kể lại: “Vạn sự khởi đầu nan nhưng đến người thứ 15, mọi việc trở nên dễ dàng”. Nhiều người còn tìm đến cô để tâm sự. Cuối cùng, Gustavsson đã chọn 18 trường hợp để viết bài báo gây chấn động hồi tháng 11-2017.

Bài báo không nêu đích danh ông Arnault mà chỉ nói “một nhân vật nổi tiếng trong giới văn hóa”. Các chi tiết rất ấn tượng, đọc xong nhiều người thấy tởm lợm. Sờ soạng thân thể, tấn công bằng vũ lực rồi thực hiện giao cấu khi đối phương tê liệt vì “quá sợ hãi” là “chiêu” mà Arnault thường dùng.

Nạn nhân phần lớn là phụ nữ trẻ, ít nhiều thần tượng Arnault – vốn nổi tiếng khắp nước và có vẻ ngoài đạo mạo của một người lớn tuổi. Lợi dụng sự non nớt, ngây thơ của nạn nhân, ông ta thường đạt mục đích mà không sợ bị lên án hay kiện cáo. Mấy chục năm trôi qua, ông ta vẫn bình an vô sự.

Trước đây là vậy nhưng giờ, nó trở thành vụ xì-căng-đan mà cả Thụy Điển đều biết. Hầu hết những người xưa nay tỏ ra khoan dung khi báo chí đề cập những vụ quấy rối tình dục đã xoay ngược 180 độ.

“Rồi, ông ta lại giở trò”!

Nữ văn sĩ Elize Karlsson là một trong những người tố cáo Arnault trên báo DN. Karlsson đã nhiều lần bị quấy rối nhưng đáng nhớ nhất là vào năm 2008, khi cô làm việc ở Trung tâm Văn hóa Forum do ông ta làm giám đốc.

“Thình lình, tôi cảm thấy một bàn tay sờ soạng cơ thể mình. Khi ấy, giám đốc Arnault đứng sau lưng tôi. Bị sốc, tôi quát lớn “đừng đụng vào người tôi”. Nói xong, tôi tát vào mặt ông ta rồi bỏ chạy” – Karlsson nhớ lại.

Hậu quả là hôm sau, Arnault thông báo Karlsson “bị sa thải”. Ông ta còn chì chiết cô là “nghệ sĩ đáng ghét”.

Chuyện của Gabriella Hakansson, một nữ nhà văn trẻ nay đã thành danh, ly kỳ hơn. Năm nay 50 tuổi, sinh sống ở Malmo – thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển, bà là một trong 4 người cho phép DN đăng ảnh chân dung.

Mùa thu 2007, khi Hakansson và bạn trai được mời tới dự một cuộc tọa đàm về văn học ở Stockholm, ông Arnault tìm đến bà để đàm đạo. “Chúng tôi mới nói được vài câu thì bàn tay ông ấy đã luồn vào người tôi. Sự việc diễn ra nhanh quá sức tưởng tượng. Tôi phản ứng bằng một cái tát trời giáng” – bà kể.

Đến giờ, Hakansson vẫn nhớ rõ thái độ của nhiều người xung quanh. Dù chứng kiến tận mắt nhưng họ chỉ cười và kháo nhau: “Rồi, ông ấy lại giở trò”. Bạn trai của Hakansson đòi đấm Arnault do không biết ông ta là ai nhưng cô đã can ngăn vì “không muốn gặp rắc rối với nhân vật nổi tiếng”.

Hakansson lý giải: “Hồi đó, với lớp trẻ chúng tôi và cả thế hệ đi trước, Arnault là một người được trọng vọng. Tôi là một phụ nữ hấp dẫn, từng có nhiều đàn ông theo đuổi tán tỉnh nhưng chưa bao giờ bị sàm sỡ thô tục như vậy”.

Mười năm sau, Hakansson cùng 7 người đồng cảnh ngộ quyết định thưa Arnault ra tòa. Thế nhưng, có đến 7 lá đơn bị bác bỏ vì quá thời hiệu khiếu kiện hoặc chứng cứ thiếu rõ ràng. Lá đơn còn lại được chấp nhận đã khiến Arnault ra tòa hôm 19-9 vừa qua.

Im lặng đáng sợ

Không phải là viện sĩ SA nhưng ông Arnault được nhiều người có vai vế bênh vực. Đến nay, người ta vẫn nhớ bài báo “Hung thần trong giới tinh hoa văn hóa” của tuần báo Expressen đăng ngày 5-4-1997. Tác giả bài báo đã phanh phui cách đối xử thô bỉ với phụ nữ của Arnault tại Forum.

“Một nhân vật nổi tiếng trong giới văn hóa đã bị tố cáo quấy rối tình dục nhân viên ở Forum. Một nạn nhân bị ông ta cưỡng dâm đã viết thư tố cáo lên SA và các cơ quan văn hóa nhưng không có kết quả vì nhân vật này được bảo vệ hết mình” – bài báo viết.

Nạn nhân đó – không được nêu tên trong bài báo vì lý do an ninh – nay được xác định là Anna-Karin Bylund, một nghệ sĩ trẻ. Ông Sture Allen, Viện trưởng SA lúc bấy giờ, chỉ cho biết đã nhận được và đọc toàn bộ lá thư của Bylund mà không bình luận gì rồi “án binh bất động”. Bà Frostenson, vợ ông Arnault, cũng im thin thít và từ chối tiếp phóng viên Expressen.

Bà Lena Andersson – nhà văn, nhà phê bình văn học và là nhà báo nổi tiếng ở Thụy Điển – nhìn nhận: “Không ai không biết thói dâm dật của Arnault. Song, trước khi có phong trào “MeToo”, người ta tin rằng đó là thuộc tính của những người thượng lưu, của giới cha chú và gia trưởng. Chuyện họ tán tỉnh phụ nữ quá đà một chút cũng không hệ trọng gì. Ai cũng biết Arnault là một kẻ sát gái và hình như vợ ông ta cũng chấp nhận chuyện đó”.

Mất chức vì chống “yêu râu xanh”

Ba ngày sau khi DN đăng bài báo gây chấn động giới văn hóa Thụy Điển, nhà bình luận và phê bình văn học Sara Danius, Viện trưởng SA (tên gọi chính thức là thư ký thường trực), triệu tập một phiên họp khẩn cấp. Sau 2 giờ 30 phút thảo luận, bà Danius thông báo với báo chí rằng SA đã biểu quyết đồng loạt đình chỉ hợp tác với Arnault và chấm dứt tài trợ cho Forum.

Theo bà Danius, một số thành viên SA cùng vợ và con gái họ đã cam chịu những “hành vi không phù hợp” của ông Arnault hoặc “bị sờ mó thô bỉ”. Bà yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời kêu gọi giới luật sư xem xét về mặt pháp lý các khoản trợ cấp cho Forum và hành vi nhơ nhớp của Arnault. Cũng vì quan điểm này, bà đã bị các viện sĩ SA thuộc phe Arnault gây áp lực buộc phải từ chức ngày 12-4.

Theo Nguyễn Cao / NLĐ

Báo Hồng Kông: Bắc Kinh cầu hòa còn khó, chiến thắng càng khó hơn

Đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại qua những đợt trừng phạt mạnh tay của chính phủ ông Trump, Bắc Kinh đang thể hiện ra sự hỗn loạn, mù mờ không biết làm gì. Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã công bố sách trắng về Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, nội dung lại mâu thuẫn nhau, một mặt mong muốn đàm phán, một mặt lại nói sẽ chiến đấu đến cùng. Truyền thông Hồng Kông bình luận cho rằng, chiến tranh thương mại nổ ra đến hiện tại, Bắc Kinh “cầu hòa còn khó, chiến thắng càng khó hơn”. China's President Xi Jinping waits for the arival of Papua New Guinea Prime Minister Peter O'Neill prior to a meeting at the Diaoyutai State Guesthouse on June 21, 2018,  Beijing, China.  (Photo by Fred Dufour-Pool/Getty Images)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh từ Getty Images)

Ngày 24/9, chính phủ Mỹ bắt đầu thu thuế quan 10% đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng giá trị lên đến 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), trong cùng ngày, chính quyền Trung Quốc cũng áp thuế với hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD, đồng thời công bố sách trắng “Thực tế và lập trường của Trung Quốc về tranh chấp thương mại Trung – Mỹ” 

Trong sách trắng, ĐCSTQ ngụy biện, “chiến tranh thương mại là chủ nghĩa bá đạo thương mại và là hành vi bắt nạt của Mỹ”; “Trung Quốc không muốn nổ ra chiến tranh thương mại, không sợ chiến tranh thương mại, nhưng khi cần thiết thì không thể không đánh”. 

Về sách trắng này của chính quyền Trung Quốc, có nhiều giải thích khác nhau, có người nói lập trường chiến tranh thương mại của Trung Quốc trở nên cứng rắn, có người lại nói Bắc Kinh đang cầu hòa. Hôm 28/9, Nhật báo Apple (Apple Daily) tại Hồng Kông đăng bài bình luận cho biết, tình hình thực sự là hiện nay Bắc Kinh “cầu hòa còn khó, chiến thắng lại càng khó”. 

Bình luận cho rằng, sách trắng này xem ra có một luồng hòa khí, có một chút mềm mỏng, kêu gọi đàm phán thay vì chiến tranh, nhưng mặt khác lại biểu hiện quyết tâm chiến đấu đến cùng. Nói cho cùng, ĐCSTQ hạ thấp tư thế là để cho Mỹ xem; khua tay vung vẩy kêu gào là để lừa người dân Trung Quốc. Đây là nguồn gốc của mâu thuẫn trong sách trắng này.

Trên thực tế, từ khi bùng nổ chiến tranh thương mại đến nay, phản ứng của chính quyền Bắc Kinh từ bắt đầu kinh ngạc, khó nói thẳng, sau đó hiểu nhầm rằng Mỹ chỉ là muốn giành được đơn đặt hàng giá trị cao, nên đã đưa ra sách lược đối phó máy móc – đàm phán, nhượng bộ. Đến nay Bắc Kinh mới giật mình bừng tỉnh rằng ông Trump làm thật và đang chèn ép ĐCSTQ trên mọi phương diện. Bắc Kinh cũng vì thế mà rơi vào hoảng loạn, không biết làm thế nào.

Hiện nay, sự tấn công của ông Trump đối với ĐCSTQ đang ngày càng mạnh mẽ, không chỉ tấn công ĐCSTQ về kinh tế, mà còn mở rộng sang quân sự, chính trị và nhân quyền.

Ngày 20/9, chính phủ Mỹ tuyên bố trừng phạt đối với Bộ phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc và Bộ trưởng của bộ này là ông Lý Thượng Phúc. Nguyên nhân là cơ quan quân sự Trung Quốc đã mua vũ khí từ Nga, vi phạm đạo luật trừng phạt toàn diện được ban hành năm 2017. Hành động này là có sức chấn nhiếp cực lớn đối với quan chức của ĐCSTQ.

Bài viết nói, trong 40 năm qua, dù quan hệ Trung – Mỹ có xấu đi thế nào, nhưng Mỹ cũng không hề đem trách nhiệm cụ thể đổ vào đầu vào quan chức của ĐCSTQ, tuy nhiên, hiện nay ông Trump bắt đầu khơi dòng, tương lai bất cức quan chức ĐCSTQ nào đều sẽ có cơ hội được vào danh sách đen. 
Ngoài ra, ngày 25/9, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trump chính thức tuyên chiến với chủ nghĩa xã hội, ông chỉ trích “khát vọng đối với quyền lực của chế độ chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, xâm lược và áp bức. Các nước trên thế giới đều nên ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, và những khổ nạn mà nó mang đến cho mỗi người.”

Ngày 26/9, ông Trump lại công khai tố ĐCSTQ có ý đồ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữ nhiệm kỳ của Mỹ, ông cho biết đã nắm được nhiều chứng cứ trong tay. Hạ Giang Binh – học giả Kinh tế Đại lục cho biết, đây là cáo buộc vô cùng nghiêm trọng, Nga cũng đã bị Mỹ trừng phạt kinh tế vì liên quan đến can thiệp bầu của của Mỹ, ĐCSTQ dường như đang nối gót theo bước chân của Nga trong vấn đề này.

Có phân tích cho rằng, đối diện với những công kích này của ông Trump, chính quyền Bắc Kinh có thể nói là hết đường xoay sở. Mới đây, ông Tập Cận Bình đến Hắc Long Giang khảo sát đã nhắc lại việc “tự canh tác” từ thời chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, điều này có nghĩa là, chính quyền dự tính cuộc chiến thương mại này sẽ tạo ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ĐCSTQ, còn chính quyền quyết định hy sinh đời sống của người dân toàn quốc để làm cái giá phải trả cho cuộc đối kháng với Mỹ.

Huệ Anh / Trithucvn

‘Công bằng Xã hội’ có gì sai?

Khái niệm về công bằng xã hội đã bị chỉ trích gay gắt kể từ khi nhà kinh tế học nổi tiếng Friedrich Hayek gọi nó là ảo tưởng trong một nghiên cứu kinh điển của ông vào năm 1976. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại như một thuật ngữ ý thức hệ, thậm chí là “giá trị cốt lõi” trong “chức nghiệp giúp đỡ” công tác xã hội.

Liệu ‘công bằng xã hội’ có thể được biện minh theo một cách nào đó? Hầu hết các nhà phê bình vẫn kiên định cho rằng nó nên bị loại bỏ vì tư tưởng không mạch lạc, vô nghĩa, và có tính đảng phái.

Một vấn đề là người ta dễ dàng sử dụng công bằng xã hội như một sự biện minh cho tất cả các mục đích của bất kỳ chính sách hoặc chương trình nào.

Người ủng hộ công bằng xã hội nói rằng nếu người khác không ủng hộ chương trình của họ – thường là một chương trình mang lại nhiều quyền lực và tiền bạc hơn cho nhà nước, trong khi hạn chế tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do tôn giáo hay tự do ngôn luận – là đang không ủng hộ công bằng xã hội. Họ nói rằng như vậy là những người phản đối ủng hộ bất công xã hội. (Ngụy biện)

Nhưng trong cách nhìn của mình, không một ai ủng hộ bất công xã hội. Tất cả chúng ta đều muốn thấy nghèo đói giảm – và sự suy giảm đói nghèo dưới chủ nghĩa tư bản là rất lớn, chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Nhà hoạt động công bằng xã hội lại nói: nếu các bạn ủng hộ chủ nghĩa tư bản, và từ chối chương trình của tôi, từ đó không đạt được mục đích đã nêu hoặc làm cho vấn đề tồi tệ hơn, thì các bạn đang ủng hộ bất công xã hội. (Ngụy biện)

Tất cả chúng ta đều biết rằng khoảng cách hiện tại giữa CEO của các công ty lớn và công nhân của họ là quá cao, theo một nghĩa nào đó. Nhưng điều đó không đủ để nói rằng tất cả chúng ta nên ủng hộ chương trình của những nhà hoạt động công bằng xã hội, để tăng sự bình đẳng bằng cách đánh thuế cao, tái phân phối thu nhập, đơn giản chỉ bởi vì họ kêu gọi giá trị công bằng xã hội.

Chương trình của họ có thể làm suy giảm hoạt động kinh tế và làm cho chúng ta trở nên nghèo hơn; nó có thể làm giảm các ưu đãi cho công việc và đầu tư sản xuất; và có thể gia tăng sự phụ thuộc.

Đây là những vấn đề cần được xem xét và thảo luận. Không nên tạo ra một tấm chắn, dưới danh nghĩa kêu gọi công bằng xã hội, và nghĩ rằng đó đã là cơ sở cho một cuộc tranh luận.

Lý tưởng không tồn tại

Người ta thường hiểu rằng, công bằng xã hội là một điều không tưởng. Thật ra, công bằng xã hội thiết lập một lý tưởng không tồn tại để chống lại thực tế hiện hữu. Nếu một chính sách, một chương trình hay một sự dàn xếp không phù hợp với tiêu chuẩn của ai đó, khiến họ cảm thấy bất công, họ sẽ muốn loại bỏ nó nhân danh công bằng xã hội và thay thế bằng thứ phù hợp với họ.

Cách tiếp cận đó cũng như lý tưởng về chủ nghĩa xã hội (thứ không thực sự tồn tại, ví dụ như ở Venezuela hay Trung Quốc) để chống lại một thực tế hiện hữu là chủ nghĩa tư bản. Nó đo lường thực tế đang có chống lại lý tưởng vốn không có thực. Nó dẫn tới sự đối đầu giữa một thực tế cuộc sống trước những lý tưởng của một tầng lớp “tinh anh cách mạng”, dựa trên lý tưởng riêng của nó.

Bất cứ điều gì có những đặc tính của chủ nghĩa ưu tú vô nghĩa (utopian elitism) như vậy thì không hề có sự khiêm nhường.

Trong những năm gần đây, “Chiến binh Công bằng Xã hội” (SJW) đã trở thành một thuật ngữ thể hiện sự khinh miệt đối với cách mà các nhà hoạt động công bằng xã hội, những người tự nhận rằng mình có đạo đức hơn hẳn những người bất đồng quan điểm.

Cách làm đó chính là dùng danh nghĩa lương thiện làm vũ khí để tấn công người khác, mà không cần phải tranh luận (sự ngụy biện). Nó cũng là cách lợi dụng các giá trị đạo đức, mà danh từ hiện đại gọi là “Virtue signalling”.

Điều tương tự cũng đã xảy ra đối với các phong trào nữ quyền, chủ nghĩa tự do tình dục và chủ nghĩa đa văn hóa, tất cả đều được tạo nên bởi những người theo chủ nghĩa xã hội. Quan điểm phân chia giai cấp của chủ nghĩa xã hội chính là một hình thức ghen ghét và thù hận được hợp lý hóa, che giấu bản chất của nó trong một chiếc áo choàng lương thiện và cái gọi là ưu thế đạo đức.

Sự bất công vốn có

Có một cách nhìn sắc bén hơn, không phụ thuộc vào động cơ hay tâm lý của những người ủng hộ công bằng xã hội: Cái gọi là “công bằng xã hội” đơn giản vốn tự nó bất công. Việc đặt từ “xã hội” cùng với từ “công bằng” đã khiến thuật ngữ này không chỉ vô nghĩa mà còn làm biến đổi ý thức về sự công bằng mà nhân loại từng nhìn nhận.

Công bằng, lập luận bởi Thomas Patrick Burke trong tác phẩm “Khái niệm về Công bằng” phụ thuộc vào công trạng, xứng đáng với công trạng. Sẽ là bất công khi tước đoạt của mọi người tài sản, sinh kế hoặc giáo dục chỉ bởi vì những thứ không liên quan gì tới hành vi hoặc ý định của họ (*).

(*) Ví dụ: Chủ đất (địa chủ), chủ nhà máy bị tước đoạt tài sản mà không xét xem họ tốt hay xấu

Thật là bất công khi trừng phạt người ta khi họ vô tội, và khi họ không hề có ý định sai trái. Sự bất công đó đã được tạo ra bởi các chính phủ và các thể chế mà chính phủ kiểm soát mọi lúc mọi nơi, nhân danh công bằng xã hội.

Thomas Burke trích dẫn trường hợp điển hình năm 2010 của công ty dược phẩm Novartis của Thụy Sĩ. Trong một vụ kiện tập thể về phân biệt đối xử giới tính, tòa án New York tuyên bố Novartis phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị phạt khoản tiền bất thường 3,3 triệu USD bồi thường và 250 triệu USD trừng phạt. Ông Burke lập luận rằng những người phụ nữ đưa ra vụ kiện này “đã không bị thương tích; không bị cướp hoặc bị lừa; họ không mất bất cứ thứ gì … Công ty [Novartis] không có nghĩa vụ phải thuê bất kỳ ai trong số họ và cho họ đặc ân để cung cấp cho họ một công việc mà họ có nhận thức và sẵn sàng nộp đơn xin”. Không có bằng chứng về ý định xấu xa (mens rea – yếu tố cấu thành tội phạm), nhưng tòa lại dựa nhiều vào một cuộc điều tra thống kê để tìm ra sự phân biệt đối xử và các hậu quả của nó. Tóm lại, đây không phải là quan niệm công bằng truyền thống mà nhân loại đã thừa nhận trong hàng thiên niên kỷ, không phải là vấn đề công trạng hay ý định, mà là vấn đề sử dụng quyền lực nhà nước nhằm áp đặt bình đẳng trong xã hội.

Vậy khái niệm về công bằng xã hội có hữu dụng hay có giá trị gì không? Không, nó chỉ được sử dụng để biểu thị một trạng thái mà người nói mong muốn (vì họ cảm thấy đố kỵ bất công), hoặc như một dạng nhân danh đạo đức, hoặc như một thứ để xóa bỏ công bằng nhân danh công bằng.

Khái niệm công bằng xã hội đã không thật sự được hiểu đúng bởi cả những người ủng hộ nó, và những người phản đối nó, nó đã không được hiểu theo ý nghĩa đức hạnh (sự tôn trọng các đặc tính không đồng đều vốn có của xã hội, không tham lam hay đố kỵ), mà nó chỉ được hiểu như một danh từ chính trị.

Tôi chọn câu hỏi “Công bằng Xã hội có gì sai?”, trả lời nó một cách chắc chắn, và cho thấy sự cần thiết phải hiểu đúng về công bằng xã hội.

Bài viết được đăng lần đầu trên The Epoch Times.

Tác giả: Paul Adams

(Paul Adams là giáo sư danh dự về công tác xã hội tại Đại học Hawaii, và là giáo sư và phó hiệu trưởng phụ trách các vấn đề học thuật tại Đại học Case Western Reserve. Ông là đồng tác giả của cuốn sách “Công bằng Xã hội không phải là điều bạn nghĩ” và đã viết nhiều về chính sách phúc lợi xã hội và đạo đức nghề nghiệp và đức hạnh.)

Minh Khuê biên dịch / Trithucvn