Những người có trí tuệ cao nhất là những người cô đơn nhất

anhdong6.gif

Từ xa xưa, những người được xem là “hiền nhân” sẽ chọn những tu viện hoặc lên núi hay vào các hang động trong núi, rời xa cuộc sống phồn hoa náo nhiệt để “sống đời giản đơn”. Thật kỳ lạ, những con người nằm trong số ít đó, họ không chỉ là những người có trí tuệ và cảnh giới đạo đức cao thượng mà họ còn là những người thực sự hạnh phúc khi cuộc đời đã được giải thoát khỏi những xa hoa phù phiếm. Kết nối nội tâm là điều quan trọng hơn tất cả những gì chúng ta cần làm trong cuộc sống này. 

Cô đơn khi ở một mình có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó là bước khởi đầu, để ta kết nối với bản thân, từ đó tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề.

GIAO THÔNG HÀ NỘI

Bài viết vui

Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”.

Em thân yêu!

Anh tới Hà Nội đã được hai tuần rồi. Chắc em cũng biết, hai tuần trong đời một con người không đáng là bao, nhưng em cứ tin rằng hai tuần ở đây mang lại cho anh nhiều cảm xúc hơn hai mươi năm ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế giới của chúng ta rộng lớn và kỳ lạ, và Hà Nội có cả hai đặc tính đó, đã vậy còn kỳ lạ và rộng lớn một cách vẻ vang.

Đấy là một thành phố không lớn lắm em ạ, nhưng rõ ràng ai sống ở đấy cũng tự hào. Sự tự hào này có nhiều cách diễn đạt, ví dụ như có rất nhiều món ăn kiêu hãnh mang tên Phở Hà Nội, ô mai Hà Nội, bánh Trung Thu Hà Nội… Nhưng chủ yếu người đi đường thích nói mình là người Hà Nội. Có lẽ đấy là thành phố duy nhất có người trí thức, người nông dân, người nhập cư, người vãng lai và người Hà Nội.

Thành phố này có một khi hậu tuyệt vời, không nóng và không lạnh, không quá nắng và cũng không quá mưa. Và có sự âm thầm rất khó tả. Nếu nửa đêm, em có dịp đi bộ trên vỉa hè, nghe rõ từng tiếng bước chân mình và nghe lá cây trên đầu xào xạc, mùi hoa sữa (rất giống sữa tươi!) bay bay, cam đoan em sẽ có một cảm giác lâng lâng đến nghẹn ngào.

Kiến trúc ở đây có cổ kính, có hiện đại, có nửa cổ kính, nửa hiện đại, thậm chí có cả sự pha trộn cực kỳ phong phú ví dụ như cái cột thì cổ kính còn cái mái thì hiện đại. Điều ấy rõ nhất ở những vùng mới xây dựng ven đê. Đến nỗi anh vô cùng hối tiếc khi ngày xưa mình đã mất tiền đến Hy lạp và đến La mã để xem các công trình. Chỉ cần đến Quảng Bá là thấy tất cả.

Anh hay lang thang một cách hào hứng trên những con phố cổ ở trung tâm. Lang thang bằng đôi chân của mình vì đấy khéo là cách tốt nhất để nhẩy, để chạy, để nhón gót hoặc để luồn lách qua đủ các thứ xe cộ, quang gánh, hàng quán la liệt, phong phú, rực rỡ, lộn xộn, lơ lửng ở tứ phía.

Em sẽ không khi nào tưởng tượng nổi người ta có thể chất nhiều thứ đến thế và trưng bày nhiều thứ đến thế trên một vỉa hè nhỏ hẹp đến thế. Nếu anh là chủ một con tàu vượt đại dương, anh thề sẽ mời một người dân Hàng Ngang hay Hàng Đào làm thuyền trưởng vì ông ta có thể xếp một triệu khách lên một con tàu có sức chở một trăm người.

Tuy đi lại vất vả như thế, anh không khi nào thấy mệt em yêu ạ, vì chỉ cần di chuyển vài mét là anh có thể ngồi xuống, nghỉ ngơi ở một quán nước trà trên vỉa hè. Ai cũng tưởng trà đạo của Nhật là vô địch. Họ nhầm. Trà chén ở Hà Nội đúng mới là một tôn giáo thực sự.

Từ thanh niên đến ông già, từ ông xích lô đến ngài tiến sĩ đều có thể cầm cái chén bé xíu trong tay, ngồi cả ngày và uống kiên nhẫn từng giọt trà một (bởi nếu không uống từng giọt thì chả có cách nào ngồi lâu tới vậy!). Khi ngồi xuống đấy, qua các câu chuyện khách khứa trao đổi với nhau, anh cũng biết được toàn bộ tình hình Trung Đông, giá vàng, giá đô la, ai sắp làm tổng thống Mỹ và ai sắp trở thành hoa hậu. Rõ ràng đấy không phải là một quán nước thông thường, mà là những trạm phát thanh, do những người thành thạo, có tâm huyết đảm nhiệm một cách tình nguyện. Thậm chí, anh còn tin rằng, nếu em phản bội anh, đi với kẻ khác tại Paris, thì chỉ cần ngồi ở một quán nước vỉa hè anh cũng biết, vì chỗ này có đủ mọi tin tức trên đời, đã thế còn lan truyền cực nhanh.

Muôn màu bức tranh giao thông thủ đô.

Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”.

Anh không nhớ “oai” dịch ra tiếng Anh như thế nào nhưng ở tiếng Việt, từ ấy rất quan trọng. Tuy “oai” không phải thức ăn, không phải nước uống, càng không phải quần áo nhưng nhiều người thà không ăn, thà không uống, thà không mặc quần áo chứ cương quyết không “oai”. Họ có khả năng dành dụm, tích cóp, phung phí bất tận cho “oai” chứ không cho bất cứ gì khác.

Đi xe máy ở Hà Nội, theo anh, quan trọng nhất không phải cần biết luật giao thông, mà chỉ cần biết bấm còi và không giật mình khi nghe đứa khác bấm còi. Ngày đêm, tiếng còi xe vang vang trên từng góc phố, từng hàng cây, từng con đường, trở thành một bản nhạc hùng vĩ, bất tận. Anh có cảm giác bây giờ mà hạ cánh xuống Paris không nghe tiếng còi nữa, anh sẽ nghĩ đấy là một thành phố ma. Cũng như tất cả các thành phố hiện đại khác, ở Hà Nội có kẹt xe, và cũng như tất cả người dân khác, khi kẹt xe người ta phải nhăn nhó. Nhưng với tính sáng tạo bẩm sinh và khả năng nhanh nhẹn cao độ, dân Hà Nội lúc kẹt xe không ngồi im đọc sách hoặc cầu nguyện.

Họ phi lên vỉa hè, phi vào các ngỏ nhỏ và nếu có thể “phi” lên cả ngọn cây. Ai cũng phi và ai cũng tìm cách lách nhanh hơn người khác cho nên sự kẹt xe thường được tự giải quyết rất gọn gàng. Anh đặc biệt thích những lúc trời mưa, khi mà ngồi trên xe máy nước ngập ngang đùi, thỉnh thoảng có cảm giác một chú cá chạm vào chân, chưa khi nào ở trong thành phố mà anh gần thiên nhiên đến thế. Đã xuất hiện những tin đồn khi phố thành sông, có nhiều người đi làm về chỉ cần rũ ống quần là có nửa ký cá rơi ra, không cần mua ở chợ. Những người may mắn còn vớ được cả lươn. Còn ếch nhái thì nhiều vô kể. Nhưng ếch nhái thì tính làm gì?

Kỷ niệm sâu sắc nhất khi ở đây có thể xảy ra rất hồn nhiên, rất bất thình lình và rất đời thường lúc ta đến các tiệm ăn. Hà Nội có rất nhiều tiệm ăn, và có nhiều món ngon khủng khiếp, được chế biến cầu kỳ, truyền từ đời nọ sang đời kia.

Nếu như ở châu Âu, tới tiệm ăn phải đặt chỗ trước thì ở Hà Nội chỉ cần phải chuẩn bị tinh thần. Ở các tiệm ăn này, tiền bạc không là gì cả, chỗ ngồi không là gì cả, khách khứa cũng không là gì cả mà bà bán hàng là tất cả. Bà ấy có thể tươi cười (điều này khá hiếm) bà ấy có thể hầm hầm và mắng mỏ xa xả (điều này khá thường xuyên).. Khách ăn không hề tự ái, và cũng không được tự ái bởi không ăn thì “biến” để đứa khác ăn.

Nhân tiện nói thêm “biến” là một từ rất phổ biến ở đây. Ta có thể bị kẻ khác hô “biến” ở bất cứ chỗ nào, kể cả lúc chia tay với người yêu. Nhưng chắc em cũng hiểu, phần lớn anh không biến vì anh đâu phải là thần thánh, anh chỉ đứng sững sờ.

hanoi11

Tất cả những chi tiết ấy chỉ chứng tỏ ẩm thực Hà Nội cực kỳ tinh tế và ngon miệng. Nó tinh tế đến mức để thưởng thức nó, khách hàng sẵn sàng hy sinh tiền bạc, thời gian, sức lực và đôi lúc cả danh dự của mình. Những món ăn này đã vượt lên trên những giá trị thông thường, trở thành thiêng liêng đến mức mọi thứ khác đứng cạnh đều trở nên tầm thường.

Nếu ở Paris, sau khi dùng bữa, hai đứa mình gọi hai cốc cà phê thì ở Hà Nội, hai đứa có thể ra “trà chanh chém gió”. Điều phi thường là thứ nước ấy chả có trà cũng chả có chanh. Nó có gì thì quỷ sứ cũng không biết nhưng ai uống cũng vung tay chém vào không khí trên vỉa hè khiến muỗi bay tán loạn. Ở các quán trà chanh này nếu anh có bảo mình là Tổng thống Pháp chắc cũng có người tin và nếu không tin cũng chả ai cười, vì ở đây mọi người đều có chức vụ cao hoặc quen với ai đó chức vụ cao.

Nói tóm lại, sau một ngày đi bộ, đi xe, ăn uống và chém gió, anh đã cảm thấy nhịp sống trẻ trung, say sưa, đầy sôi động của Hà Nội. Và anh nghĩ mình rất khó xa nơi đây, mình yêu nó từ lúc nào như yêu một cô gái dễ thương, vừa đỏng đảnh, vừa ngây thơ vừa phá phách, vừa nhí nhảnh vừa cau có, quyến rũ vô cùng.

Anh hy vọng em bỏ hết mọi thứ, bay sang đây với anh, và hai đứa sẽ nắm tay nhau đi dưới hàng cây, để hoa sấu (tên một loại hoa sinh ra quả vừa ngọt vừa chua) rơi lên tóc.
Anh của em

Pie Pie

 

Chiến tranh Mỹ – Trung: GIẢI MÃ ẨN SỐ TẬP CẬN BÌNH

Sự thân thiết của ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, có 2 ẩn số là Donald Trump và Tập Cận Bình. Nhưng ẩn số Donald Trump có lẽ đã được bạch hóa khá nhiều trong khi ẩn số Tập Cận Bình vẫn còn rất mờ ảo. Việc giải mã nhân vật chính trị này là điều thú vị khi nghiên cứu về cuộc chiến Mỹ – Trung.Tôi thử làm việc này.

Tôi sẽ bắt đầu từ nguồn gốc xuất thân của nhân vật.

Tập Cận Bình sinh ngày 1/6/1953 tại Bắc Kinh, Trung quốc. Cha ông là Tập Trọng Huân, một khai quốc công thần của chế độ Mao Trạch Đông. Ông Huân đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Mao như Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó chủ tịch Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Trung ương. Vào năm 1959 ông Huân được cử giữ chức Phó thủ tướng. Tuy nhiên 3 năm sau, năm 1962 thì ông bị phế truất với tội danh chống Đảng cộng sản, chống Mao Trạch Đông. Mãi tới năm 1978 ông Huân mới được minh oan và được phục hồi công tác với chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. Sau đó dần dần ông được thăng tiến trở lại, vào Bộ chính trị và nhận chức Phó chủ tịch quốc hội.

Vào những năm 1960, một cán bộ cao cấp và trung kiên với chế độ như ông Huân mà bị hàm oan như thế là một nỗi đau rất lớn với bản thân, gia đình và dòng họ. Vì lúc này lý tưởng cộng sản với người Trung quốc là một điều rất thiêng liêng. Những bản án chống Đảng là những bản án kinh khủng nhất. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới cuộc đời của ông Tập Cận Bình về sau này.

Khi ông Huân bị kỷ luật, ông Tập Cận Bình mới lên 9 tuổi, tới khi ông Huân được phục hồi, thì ông Tập 25 tuổi. Với một đời người, thì khoảng thời gian từ 10,12 tuổi cho đến 15,17 tuổi, những yếu tố hoàn cảnh sống và những biến cố lớn lao trong gia đình sẽ có tác động mạnh đến việc định hình nhân cách về sau. Với ông Tập Cận Bình, quãng thời gian “định hình nhân cách” đó phải chứng kiến nỗi đau quá lớn của người cha như vậy, chắc chắn sẽ nung nấu ý chí rửa hận cho cha.

Tuy nhiên việc “rửa hận” ở đây không có nghĩa là trả thù Đảng cộng sản, trả thù Mao Trạch Đông mà ngược lại là chứng tỏ sự trung thành vô hạn của mình đối với lý tưởng cộng sản, với lãnh tụ Mao Trạch Đông. Có như thế thì mới giải tỏa được nỗi uất hận của người cha khi bị vu oan.

Là một “hạt giống đỏ” ông Tập dĩ nhiên rất thuận lợi trong việc leo lên những chức vụ cao, nhưng chỉ là “hạt giống đỏ” thôi cũng chưa đủ. Nhờ những ngày tháng chia sẻ nỗi đau với người cha đó, ông Tập đã tự rèn luyện hun đúc ý chí cho mình trở thành một người bản lĩnh, vừa biết luồn lách nhưng cũng biết ẩn mình để chờ thời cơ.

Về phía ông Tập Trọng Huân, lẽ ra nếu không bị như thế, có thể ông sẽ leo tới chức vụ cao nhất. Nhưng ở đời đôi khi người tính không bằng trời tính. Vì vậy ông đành chấp nhận số phận. Tuy nhiên ông cũng sẽ nuôi khát vọng đứa con trai của mình một ngày nào đó sẽ lên tới chức vụ cao nhất, làm rạng danh gia đình dòng họ, để ông có thể cười mãn nguyện.

Ông Tập Trọng Huân có lẽ là một người rất mưu lược mới có thể thoát qua tai nạn nặng nề mà người khác có thể sẽ mãi mãi ngã gục. Và chính ông mới là người kiến tạo vị trí cho ông Tập Cận Bình. Để làm việc đó, trước hết ông Huân ra sức vun quén cho ông Hồ Cẩm Đào để rồi ông này khi về hưu, nhường ghế lại cho con trai ân nhân mình. Vì vậy cho nên vào khoảng 2008 – 2009, lúc ông Hồ Cẩm Đào gần về hưu, chúng ta thấy bỗng nhiên nổi bật nhân vật Tập Cận Bình mà trước đó còn rất xa lạ với truyền thông. Lúc này ông Tập Cận Bình dù là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị nhưng chỉ được phân công giữ chức Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương và sau đó mới được giữ chức Phó chủ tịch nước, nếu không được một người như ông Hồ Cẩm Đào nâng đỡ thì không thể nào bỗng dưng nổi bật lên trên chính trường như vậy.

Nhưng để đưa một người không mấy nổi trội như ông Tập Cận Bình vào vị trí cao cấp nhất cũng không phải dễ. Dĩ nhiên sẽ có rất nhiều thế lực ngăn cản mà nổi bật nhất là thế lực của ông Giang Trạch Dân. Vì vậy ngoài việc đưa ông Tập vào “quy hoạch nguồn”, ông Hồ Cẩm Đào còn phải trang bị cho ông Tập một “bảo bối” thật lợi hại để không ai có thể phản đối.

Bảo bối đó chính là sự cam kết của ông Tập Cận Bình sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc vào năm 2049 mà ông Tập Cận Bình công bố vào năm 2012 khi nhận chức Tổng bí thư.

Từ đây chúng ta thấy phân tích của các chuyên gia trên thế giới rằng ông Tập đã vội vã làm lộ thiên cơ quá sớm để bị ông Trump tấn công là không đúng. Ông Tập không còn cách nào khác mà buộc phải lộ thiên cơ để lấy ghế và giữ ghế. Ngay cả kế hoạch “Một vành đai một con đường”, “Chế tạo tại Trung quốc vào 2025” cũng là bất đắc dĩ phải lộ để giữ ghế “Hoàng đế trọn đời”.

Tuy nhiên có lẽ một lần nữa định mệnh lại ứng vào người con của ông Tập Trọng Huân sau 56 năm, rằng người tính không bằng trời tính, khi sự nghiệp đang lên như diều gặp gió thì một ông trùm kinh doanh bất động sản tận bên trời Tây bỗng nhiên trở thành tổng thống Mỹ rồi nhảy ra thách thức: Có Tập thì không có Trump có Trump thì không có Tập.

Ông Tập Cận Bình sẽ đối phó thế nào với ông Trump? Tôi sẽ phân tích trong một bài khác.

# Tôi sẽ cập nhật và phân tích liên tục các vấn đề liên quan chính trường Mỹ hiện thời, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và những vấn đề nóng bỏng của thế giới, vì vậy các bạn nhớ bấm nút theo dõi trên fb tôi để không bỏ sót thông tin nhé. Lưu ý là bên dưới fb của tôi có rất nhiều bài về chủ đề này, ai mới đến xin lùi xuống dưới để đọc.

Hãy thôi nhận vơ cuộc chơi ngông của anh Vượng Vin là “niềm tự hào Việt Nam”!

Vụ ô tô Vinfast tôi đã nói nhiều lần về bản chất của dự án này. Cá nhân tôi ko rõ anh Vượng định làm gì khi 1 lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là Điện thoại di động và ô tô.
Nhẽ anh Vượng giỏi hơn Microsoft, Nga, TQ và hàng loạt các cường quốc hàng đầu thế giới?
Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, xây lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình. Trong lĩnh vực BDS VN anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền. Còn điện thoại hay ô tô là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi có 1 niềm tin mạnh mẽ rằng: “Thế giới họ ko làm được, thì VN 1 đất nước zero về công nghệ và khoa học cũng ko bao giờ làm được”.
Thị trường ô tô hay Điện thoại di động giờ đây đã trở nên quá bão hoà và là sự độc chiếm của những ông lớn trên thế giới chia miếng bánh với nhau. Trong lĩnh vực ô tô từ phân khúc thấp cấp, trung cấp, cao cấp đều đã có sự xuất hiện của Toyota, Huyndai, hay BMW và Mer; điện thoại di động thì Xiaomi, Huawei rồi SamSung, Apple.
Giầu có, vĩ đại như Microsoft ti toe nhảy vào làm điện thoại chết sặc máu. 1 anh đại cỡ lớn như Sony cũng vừa tuyên bố ko làm điện thoại nữa (vì ko cạnh tranh lại nổi TQ với HQ). Vậy anh Vượng nghĩ mình nhiều tiền hơn Microsoft và VN có trình độ công nghệ cao hơn Mỹ????
Ngành ô tô còn khủng khiếp hơn, GM là công ty ô tô trong lịch sử đã từng đứng hạng top thế giới của Mỹ; nhưng giờ đây do ko chịu cải tiến đã ko thể cạnh tranh nổi với ô tô của Nhật hay Hàn Quốc. Hậu quả chính phủ Mỹ tung hàng chục tỷ USD ra để cứu nhưng đến giờ vẫn ko ăn thua, GM vẫn sống ngắc ngoải trông chờ bầu sữa của chính phủ.
Malaysia cách đây mấy chục năm tự hào tuyên bố về thương hiệu ô tô Proton với tỉ lệ nội địa hoá gần 70% (tức Made in Malaysia tới 70%) mà giờ đây chính phủ đang mỗi năm bỏ tới 3,4 tỉ USD để nuôi báo cô. Nên nhớ nền công nghiệp Malaysia phát triển gấp tỉ lần VN thì họ mới có khả năng tự nội địa hoá sản phẩm của mình tới tỉ lệ 70%. Ko phải như cái xe của anh Vượng đặt hàng nguyên con của nước ngoài rồi gắn cái mác của mình vào rồi hô hào tự hào Việt Nam.
Nếu sản xuất ô tô chỉ là đi đặt hàng, rồi mua công nghệ thì quá đơn giản chắc ô tô TQ bá chủ thế giới từ lâu rồi (vì ai nhiều tiền bằng TQ??? ). Nhưng vấn đề đơn giản ko chỉ là mua công nghệ, bởi nếu chỉ đặt hàng mua công nghệ thì họ chỉ bán cho anh cái sp đã hoàn thiện, chứ đâu có bán cho anh cách sản xuất cái công nghệ đó? Giống như bạn bỏ tiền mua phần mềm Windows, chứ có mua được mã nguồn của Windows để viết ra 1 cái Windows mới đâu?
Nhà sản xuất tư bản nước ngoài nó ko ngu để bán công nghệ cho người khác (nếu có bán, chỉ là bán những công nghệ lỗi thời lạc hậu mà thôi). Dĩ nhiên, khi đã ko tự sản xuất được mà phải nhập ngoại thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy cao lên –> đắt hơn giá trị thật và ko có tính cạnh tranh. Bởi thế, muốn phát triển ô tô các nước như Nhật, Hàn, TQ đều phải phát triển từ cái gốc đi lên ấy là từ công nghệ luyện kim, cơ khí để tạo ra được khung, gầm, ô tô đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó dần dần mới tiến đến những thứ xa hơn như thiết kế và chế tạo động cơ.
Chả có quốc gia nào ko làm nổi cái xe đạp lại có khả năng chế tạo ra cái ô tô cả? Mọi người liệu có biết rằng trước khi trở thành cường quốc ô tô của thế giới thì Hàn với Nhật Bản là cường quốc luyện kim, chế tạo máy của thế giới ko? Có biết rằng trước khi thành công với ô tô họ đã trải qua 1 thời gian dài làm những vật dụng gia đình như ti vi, máy lạnh, tủ giặt (để có kinh nghiệm và trình độ về công nghiệp chế tạo máy).
Ko những chỉ là chế tạo và nội địa hoá mà muốn thành công thì anh phải tối ưu dây chuyền sản xuất của mình làm sao để tạo ra sản phẩm mà giá thành lại phải rẻ hơn hẳn các hãng khác. Đây chính là lí do vì sao mà nhiều nước có nền công nghiệp nặng trình độ cao như Nga mà ngành công nghiệp ô tô của họ chết ngỏm củ tỏi. Người Nga thừa sức tạo ra những miếng thép, cái ốc vít, động cơ để lắp vào phi thuyền, phóng lên trên vũ trụ khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nhưng do ko có kinh nghiệm tối ưu hoá cho nên sản phẩm họ làm ra ko có tính kinh tế để cạnh tranh với xe Nhật, Hàn.
Anh Vượng nếu tuyên bố mở nhà máy chế tạo luyện kim, gang thép chất lượng cao để cung cấp phụ kiện ô tô đạt chuẩn quốc tế cho Toyota hay BMW thì tôi tin. Chứ anh chém gió bảo sản xuất ô tô để cạnh tranh ngang hàng với Toyota hay BMW thì ko bao giờ. Bởi nên nhớ để duy trì được 1 dây chuyền sx ô tô hoạt động có lãi thì mỗi năm dây chuyền đó phải sx ra khoảng 300.000 chiếc ô tô. Nếu sx thấp hơn con số này thì càng hoạt động càng duy trì sẽ càng lỗ? Anh Vượng liệu có đủ khả năng đa đít Toyota ra khỏi thị trường VN để đạt dc con số này ko? Anh Vượng nhiều tiền thì cũng chỉ 4,5 tỉ USD nhất Việt Nam này thôi, chứ so với thế giới là cái deck gì?, liệu anh đủ tiền duy trì bù lỗ như chính phủ Mỹ bơm cho GM ko?
Tất nhiên, cái mà tôi lo lắng ko phải việc anh Vượng có thành công với cái ô tô của mình hay ko? Mà vấn đề ở đây đó là có nhiều kẻ bơm thổi cái ô tô đồ chơi của anh Vượng trở thành thương hiệu quốc gia, rồi khi nó làm ăn thua lỗ (như các quốc gia khác) lúc đó chính phủ sẽ phải bỏ tiền thuế của dân ra để duy trì và nuôi báo cô. Nên nhớ Vinashin diễn ra gần chục năm mới mất 4 tỉ USD, còn mỗi năm để duy trì 1 cái “thương hiệu quốc gia” như của anh Vượng là 3-4 tỉ USD đó. Các bạn hô tự hào Việt Nam lúc đó liệu xem có sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để nuôi cái của nợ đó ko?
Hoang Nguyen / (FB Hoang Nguyen)

Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tâm Thư Sinh Viên Nhật Gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam

Hình minh họa
Tôi đang là người Nhật, có hơn 4 năm học tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa đúng, chưa chuẩn ở đây. Hy vọng những gì tôi viết không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gật trước những giá trị ảo để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.
Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ và gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề trong quá khứ và các mối đe dọa hiện tại. Vươn lên là cách duy nhất để người Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một Nhật Bản như thế.
Tôi tự hào vì quốc gia của tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa từ các dân tộc khác. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì quốc gia tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về Nhật Bản nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trội được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Các bạn cũng có một quốc gia để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa, nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào khi bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc, nhưng đáng xấu hổ khi các bạn xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn.
Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.
Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi ?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ khi 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt
(FB Tran Dinh Thien)