Tranh sơn dầu cô gái tắm đêm trăng

tranhsondau.us-cogai

Có thể bạn là người không có kinh nghiệm về nghệ thuật nhưng dưới đôi mắt của một người yêu tranh thì việc thưởng thức cái đẹp cũng không thua kém ai. Khi lần đầu nhìn thấy một bức tranh sơn dầu về chân dung người phụ nữ Việt Nam chúng ta vẫn có thể đánh giá được người phụ nữ trong tranh có cái nét duyên dáng như thế nào qua từng nét cọ của người họa sĩ hay ánh mắt của cô đang suy tư man mác buồn. Chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng từng cử chỉ,động tác,hình thái mà người họa sĩ muốn gửi gắm đến bất cứ ai yêu tranh, có thể cảm nhận vẻ đẹp chân thật nhất, không cầu kỳ nhưng cái đẹp ấy ai nhìn vào cũng biết cô ấy đang muốn gởi gắm điều gì.

Sưu tầm online

Làm thế nào để giữ chồng: Tư tưởng đang giết chết hạnh phúc thực sự của phụ nữ

Làm thế nào để giữ chồng: Tư tưởng đang giết chết hạnh phúc thực sự của phụ nữ

Đạo diễn Lê Hoàng khẳng định, phụ nữ cứ xinh đẹp, tự tin vào chính mình, “cóc cần tiền” của đàn ông”, chăm sóc bản thân thật tốt thì không việc gì phải lo lắng chuyện giữ chồng.

Đạo diễn Lê Hoàng nổi tiếng là một người có nhiều phát ngôn cực sốc, khiến dư luận chú ý. Mới đây trên trang cá nhân, anh bất ngờ chia sẻ bài viết khá dài đề cập đến chuyện giữ chồng thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Nguyên nhân ra đời của bài viết là do đạo diễn ra ngân hàng để rút tiền, đưa vợ đi ăn nhà hàng. Trong khi ngồi chơi làm thủ tục thì nghe được câu chuyện bàn tán của những người phụ nữ ở phía sau về chuyện “làm thế nào để giữ chồng?”. Cuộc trò chuyện sôi nổi, râm ran của chị em khiến vị đạo diễn quyết định chia sẻ ý kiến về chủ đề luôn luôn nóng trong gia đình này.

Theo đạo diễn Lê Hoàng: “Con gái Việt Nam, đàn bà Việt Nam, phụ nữ Việt Nam sẽ đời đời, sẽ cả trăm năm, cả ngàn năm không bao giờ, không khi nào ngóc đầu lên nổi nếu trong đầu còn vấn vương, còn trăn trở các ý nghĩ phải “giữ chồng”.

Xin lỗi, chồng là cái chết toi gì mà quý thế? Không có chồng mình không phải là người à? Nó không giữ mình thì thôi, mình giữ nó làm cái khỉ mốc gì?”.

Anh cũng bày tỏ quan điểm rằng, nếu như người đàn ông kiệt xuất, cực kỳ thông minh hoặc cực kỳ tài năng đặc biệt, hoặc vô cùng giàu có, mọi người phụ nữ có được họ thì phải tìm cách giữ chặt lấy cũng là “phải đạo, cũng nghe được”. Nhưng phần lớn đàn ông còn lại hầu như không có gì đáng quý thực sự. Đa số họ có “vẻ ngoài thì tầm thường, học thức thì lơ mơ, đạo đức thì lem nhem, kiếm tiền thì èo uột, quần áo thì xốc xếch, bụng thì to, má thì mỡ”. Những người đàn ông như vậy, đạo diễn Lê Hoàng thắc mắc không hiểu vì sao phụ nữ vẫn phải lo lắng tìm cách giữ.

Đạo diễn cũng giải thích rằng, anh không cổ vũ để phụ nữ coi thường đàn ông, nhưng tư tưởng phải làm mọi cách, học các phương thức để giữ chồng thì không hợp lý bởi nó đi ngược với xu thế toàn cầu. Anh dẫn chứng: “Ở rất nhiều quốc gia hiện nay, ngay tại Châu Á này thôi, xin nhắc lại là lấy được vợ, sau đó giữ được vợ khó vô cùng. Đã, đang và sẽ có hàng trăm triệu đàn ông phải trơ mỏ… ra để sống độc thân, có muốn kết hôn với Thị Nở cũng không còn cơ hội”.

Trong thời đại ngày nay, giá trị của phụ nữ đôi khi còn cao hơn đàn ông bởi đã có sự chênh lệch giới tính rất lớn trong xã hội. Ngày nay, phụ nữ hoàn toàn có thể tự làm chủ cuộc sống và hạnh phúc của mình. Nhiều người chọn cách sống độc thân, độc lập và họ hài lòng với điều đó. Đàn ông nếu vẫn cứ coi bản thân là hơn người, có quyền chọn vợ thì càng có nguy cơ “ế”.

Vậy tại sao mà nhiều phụ nữ vẫn giữ tư tưởng nhất định phải lấy chồng, phải giữ chồng? Có lẽ bởi họ đã quen với ý định “lấy chồng để cho nó nuôi, vì thế phải giữ nó”, đạo diễn Lê Hoàng nhận định.

Thực tế cho thấy, phụ nữ Nhật Bản khi lấy chồng cũng ở nhà trông con, để chồng nuôi. Bởi ở đất nước mà cuộc sống luôn vô cùng bận rộn, hối hả như Nhật Bản, việc lấy vợ rất khó. Đàn ông Nhật là lao động chính trong gia đình, nhưng tiền lương hàng tháng lại tự động được chuyển vào tài khoản của vợ, họ mới là người phải giữ vợ.

Lý giải một cách rất hợp lý, đạo diễn Lê Hoàng cho rằng, kiểu phụ nữ mà đàn ông “sợ” nhất là những người không cần tiền, không cần những thứ hấp dẫn do tiền tạo ra như quà cáp, du lịch, nhà xe… Đa số đàn ông sử dụng tiền trực tiếp hoặc gián tiếp để bộc lộ tình cảm. Vì thế trước một cô gái không cần tiền, một cô gái có trí tuệ, họ đương nhiên sẽ bối rối.

Một người đàn ông đủ thứ trung bình mà có thể lấy được một cô vợ dịu dàng, dễ thương, mềm mại, nhẹ nhõm, trong sáng thì quả thật là một sự may mắn lớn. Vì thế, phụ nữ không cần phải lo giữ chồng. Người cần phải lo lắng chính là những ông chồng kia.

Tư tưởng giữ chồng đã ăn mòn vào lối sống của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Điều đó khiến nhiều phụ nữ tự bó buộc bản thân vào cuộc sống tù túng, luôn lo lắng chuyện giữ người đàn ông bên cạnh. Đó quả là một điều “kỳ quái”.

Thay vào đó, đạo diễn Lê Hoàng gợi ý rằng, tất cả phụ nữ đều nên chú ý chăm sóc bản thân, lo học hành, tự làm bản thân hạnh phúc… Hễ chồng tệ bạc, các chị em hãy ly dị, chia con cho chồng nuôi, yêu cầu chồng nộp tiền cấp dưỡng hàng tháng cho con. Cứ như vậy thì phe đàn ông sẽ chẳng còn thể lên mặt hơn được.

Vị đạo diễn cũng dẫn chứng bộ phim đang làm mưa làm gió trên thế giới “Con nhà siêu giàu châu Á” để làm bằng chứng: “Có một bộ phim đang làm mưa làm gió trên thế giới với tựa đề “Con nhà siêu giàu Châu Á”. Cuối phim anh trai tỷ phú phải quỳ trước cô giáo sư vì cô ấy cóc quan tâm, cóc cần đến tiền của anh, cả thế giới đang coi đấy, các bà có coi không?”.

Dù là phụ nữ hay đàn ông, chỉ cần đánh giá đúng giá trị của bản thân, tự tin với chính mình thì không cần phải lệ thuộc vào bất kỳ ai. Phụ nữ cũng vậy, càng khư khư tư tưởng “giữ chồng” thì hôn nhân càng mong manh, dễ đổ vỡ bấy nhiêu. Trong cuộc sống này, có nhiều thứ càng cố gắng giữ chặt thì càng dễ rời xa. Ngược lại, luôn tự tin, chăm sóc tốt bản thân, thứ gọi là hạnh phúc tự khắc sẽ tìm đến bạn.

Trong cuộc sống hôn nhân, nếu không có sự chia sẻ cũng như coi trọng giá trị của đôi bên thì sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc, chỉ một bên cố gắng là chưa đủ. Bởi thế, phụ nữ không cần bỏ quá nhiều thời gian, tâm tư ra để lo giữ chông, hãy dành thời gian cho bản thân, hiểu rõ và nâng cao giá trị của chính mình. Chồng không giữ mình thì mình cũng không việc gì phải giữ chồng, đạo diễn Lê Hoàng một lần nữa nhấn mạnh.

Hà Lê / Theo Thời đại

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: “Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi”

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: "Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi"

Có ba bài học mà cha muốn chia sẻ với con vào thời điểm này. Mặc dù mỗi trải nghiệm dường như tách biệt, nhưng có một chủ đề bao quát kết nối chúng lại với nhau. Rất đơn giản: đó là cuộc sống.

Chris Myers là người đồng sáng lập và CEO của BodeTree (công ty hỗ trợ hoạt động nhượng quyền). Là một người cha, Myers đã viết thư đến người con trai của mình như một cách để chia sẻ những bài học mà anh đã tích lũy được trong thời gian làm việc với tư cách một doanh nhân.

Anh chia sẻ lá thư với độc giả cả thế giới với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bậc phụ huynh và truyền cảm hứng trong việc nuôi dạy con cái.

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi - Ảnh 1.

Gửi Jack!

Khi con ra đời, cha tự hứa với bản thân rằng sẽ làm tất cả mọi thứ trong khả năng để dẫn dắt con trên đường đời và giúp con trở thành một người tốt. Cha biết mình có thể phạm sai lầm trên đường đi, nhưng cha tin rằng bằng cách chia sẻ và học tập từ những lỗi lầm, sợ hãi và những giây phút khó khăn, tất cả đều không vô ích.

Có một thực tế không thể thay đổi rằng, chúng ta chẳng bao giờ lường trước được tương lai, cũng như biết cuộc sống ban cho chúng ta bao nhiêu thời gian. Chính vì thế, cha muốn chia sẻ ngay từ bây giờ cho con một vài bài học mà cha đã từng trải từ trước đến nay. Con bây giờ mới chỉ 7 tuổi nên có lẽ sẽ không thể hiểu hết những gì cha muốn truyền đạt trong bức thư này. Thế nhưng, hãy giữ lại, chắc chắn rằng con sẽ cần đến khi gặp phải những thử thách trong cuộc sống này.

Cha mong con có thể học hỏi được ít nhiều từ những gì cha đã trải qua. Là một doanh nhân, cha phải đánh đổi rất nhiều thứ, trong đó có thời gian dành cho gia đình, và phải làm việc không ngừng nghỉ, chịu nhiều áp lực cũng như phải chia sẻ thời gian của mình với những người khác.

Có ba bài học mà cha muốn chia sẻ với con vào thời điểm này. Mặc dù mỗi trải nghiệm dường như tách biệt, nhưng có một chủ đề bao quát kết nối chúng lại với nhau. Rất đơn giản: đó là cuộc sống.

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi - Ảnh 2.

Hạnh phúc thực sự đến từ việc làm đúng, không phải từ tiền bạc hay thành công

Để gầy dựng nên BodeTree trong suốt những năm qua, cha đã trải qua nhiều thăng trầm. Tất nhiên, cha luôn cố gắng để bảo vệ con khỏi những cuộc tranh đấu, nhưng đôi khi không phải lúc nào mọi việc cũng xảy ra như ý muốn.

Trong ngắn hạn, kinh doanh có vẻ giống như một trò chơi có tổng bằng 0. Nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng con nhận được là số âm mà thôi. Cha đã thường tự nhủ rằng chỉ cần giữ lòng chính trực, mình sẽ được đền đáp xứng đáng, nhưng giờ cha nhận ra điều đó không hề như mình nghĩ. Có đôi khi, những người dối trá, lừa lọc hay xu nịnh lại đạt được thành công, hoặc ít nhất là giàu có hơn.

Nếu con nghĩ làm việc đúng đắn, tốt đẹp thì ắt hẳn sẽ nhận được thành quả như mình muốn, thì con sẽ thất vọng vô cùng. Có một sự thật đáng buồn là nếu các giá trị sống tốt đẹp ấy lại rất dễ dẫn đến những khó khăn về vật chất. Tuy nhiên, đừng để điều này ngăn cản bản thân con làm những việc mình cảm thấy tự hào.

Trên thực tế, những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời này lại là miễn phí. Lòng chính trực có thể không đem đến cho con tiền bạc, sức ảnh hưởng hoặc quyền lực; nhưng nếu con có năng lực, chẳng thứ gì hoặc bất cứ ai có thể lấy đi những thứ thuộc về mình. Những người hạnh phúc nhất mà cha đã từng gặp đều có điểm chung là niềm vui của họ không đến thứ họ đạt được, mà từ sự bình yên trong nội tâm.

Sự bình yên đó không đến từ tình trạng, trạng thái bên ngoài, hay bất kỳ định nghĩa truyền thống nào. Nó xuất phát từ bên trong, sinh ra từ sự trung thực, yêu thương và lòng chính trực.

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi - Ảnh 3.

Đừng ngại thể hiện sự hối hận

Rồi con sẽ phạm phải sai lầm, không cách nào có thể ngăn cản triệt để chúng ta mắc lỗi cả. Tuy nhiên, khi xảy ra chuyện, đừng ngần ngại thể hiện sự hối tiếc hay hối hận. Con sẽ không thể nào trưởng thành nếu cứ trốn tránh và không thừa nhận lỗi sai hay thất bại của chính mình.

Chúng ta thường nghĩ và “được” mọi người xung quanh làm gia tăng niềm tin rằng hối hận chỉ là dấu hiệu của sự yếu đuối; và một khi thừa nhận lỗi sai tức là lộ ra điểm yếu, rồi một ngày điều đó sẽ chống lại chúng ta. Hãy tin cha, chẳng có gì phải xấu hổ hay sợ hãi cả, bởi hối hận hóa ra là điều kiện tiên quyết để tạo động lực cho sự cố gắng.

Cho dù sai lầm mà con mắc phải liên quan đến pháp lý, các mối quan hệ hay bất cứ điều gì, cha đều mong con có đủ can đảm để thừa nhận lỗi của mình. Tuy sự chính trực, tự nhận thức và hối hận không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong đợi; nhưng cha tin chắc rằng đây là những giá trị sẽ giúp tâm trí con luôn bình lặng và dễ dàng vượt qua bất kỳ vấn đề tầm thường nào gặp phải trong kinh doanh.

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi - Ảnh 4.

Dù có chuyện gì xảy ra, hãy cố gắng trở thành một người đàn ông tốt

Cuộc sống sẽ ném về phía con vô vàn sự cố bất ngờ khiến con bối rối, khó chịu và không biết phải phản ứng như thế nào. Sẽ có lúc kẻ xấu lại thắng, và danh dự bị tổn hại. Con sẽ trải nghiệm sự cám dỗ mang tên BỎ CUỘC hoặc bị cuốn theo quy tắc của đám đông. Sẽ có sai lầm, sẽ có đau đớn, nhưng đừng bao giờ từ bỏ. Con sẽ thấy xung quanh mình vẫn còn đó những người đáng để tin tưởng, tôn trọng và ngưỡng mộ, cũng như giúp con khi cả thế giới tưởng chừng như sụp đổ.

Đừng cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo hay một doanh nhân thành công; thay vào đó, hãy trở phấn đấu trở thành một người tốt. Hãy nhớ rằng bất kể hoàn cảnh có khó khăn như thế nào, hay thế giới có tối tăm đến mức nào đi nữa, những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại.

Chúng ta không biết mình sẽ có được bao nhiêu thời trong cuộc đời này, cũng không biết sẽ có bao nhiêu khó khăn đang chờ ở phía trước. Thế nhưng, nếu con cố gắng trở thành một người tốt, con sẽ luôn có được sự bình an và sức mạnh để tồn tại. 

Vật chất sẽ có lúc đến rồi đi bất chợt, nhưng lòng tốt thì còn mãi. Cho dù con chọn trở thành một doanh nhân như cha, hay làm bất kỳ nghề gì mình thích, thì bài học này vẫn hữu dụng. Không quan trọng là chọn con đường sự nghiệp như thế nào, quan trọng là cách con thực hiện. Hãy nhớ điều đó!

Yêu con!

Sửng sốt lá thư cha doanh nhân gửi con trai: Ra đời con sẽ thấy, nếu làm việc mà lúc nào cũng chính trực, nhân từ và cảm thông, thì kết quả cuối cùng nhận được chỉ là số âm mà thôi - Ảnh 5.

(Tham khảo Barcodemagazine

@Trithuctre

Hàng ngàn người Trung Quốc tại Mỹ sắp bị trục xuất vì gian lận nhập cư

Khoảng 13.500 người nhập cư, chủ yếu là người Trung Quốc, đã được cấp giấy phép tị nạn tại Mỹ trước tháng 12/2012 đang phải đối mặt với khả năng bị trục xuất vì họ có thể đã nói dối trong đơn xin tị nạn.

People walk in the streets of Chinatown in the Nankinmachi area of Kobe on June 17, 2018. - Kobe will be one of the host cities for the next 2019 Rugby World Cup. (Photo by Martin BUREAU / AFP)        (Photo credit should read MARTIN BUREAU/AFP/Getty Images)

Hàng ngàn người Trung Quốc tại Chinatown có thể bị trục xuất khỏi Mỹ do gian lận nhập cư. 

Các quan chức nhập cư Mỹ đang rà soát khoảng 3.500 trường hợp tị nạn và 10.000 trường hợp “tị nạn phái sinh” là người thân của người tị nạn, theo một báo cáo do Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia (NPR) công bố hôm 28/9.

Theo luật Mỹ, một người đã được cấp giấy phép tị nạn có thể gửi đơn lên Cơ quan Công dân và Nhập cư Mỹ (USCIS) để yêu cầu cho thành viên gia đình của họ cư trú hợp pháp tại Mỹ theo dạng tị nạn phái sinh. Tình trạng này không bị hết hạn, miễn là hoàn cảnh của người tị nạn không có thay đổi.

Trường hợp 13.500 người tị nạn nêu trên đang bị rà soát lại vì họ có liên quan tới những người đã bị kết tội gian lận hồ sơ nhập cư trong một cuộc điều tra của các công tố viên liên bang tại New York vào năm 2012. Cuộc điều tra Operation Fiction Writer (Tác giả viết chuyện giả mạo) nhắm vào khoảng 30 luật sư nhập cư, người làm về luật nhưng chưa có giấy phép luật sư và các thông dịch viên bị nghi có hành vi gian lận nhập cư. Công tố viên liên bang cho biết những người này đã giúp người nhập cư ở các khu phố tàu (Chinatown) tại Flushing và Manhattan xin được giấy phép tị nạn bằng cách bịa ra các câu chuyện bị bức hại tại Trung Quốc.

Trong một tuyên bố bằng văn bản hôm 28/9, Katherine Tichacek, phát ngôn viên của USCIS cho hay: “USCIS, Văn phòng Cố vấn Pháp lý trưởng thuộc Lực lượng thực thi Nhập cư và Hải quan, và Văn phòng Điều hành về Rà soát Nhập cư đang rà soát những trường hợp này để đảm báo tính toàn vẹn trong hệ thống tị nạn của đất nước chúng ta và đảm bảo các giấy phép tị nạn được đưa ra dựa trên các thông tin thu thập ban đầu hợp pháp”.

Báo cáo của NPR hôm 28/9 đã cho thấy câu chuyện chi tiết hơn về cách thức người ta làm giả các đơn xin nhập cư. Một người đàn ông Trung Quốc nhập cư vào Mỹ từ năm 2005, được yêu cầu công bố tên là Lawrence, là một trong những người đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong cuộc điều tra Operation Fiction Writer. Ông này đã hợp tác với FBI trong cuộc điều tra nêu trên vào năm 2012 để giúp cơ quan này có được các bằng chứng buộc tội chống lại các luật sư di trú gian lận trong giai đoạn từ 2011 tới 2014.

Ông Lawrence cho biết trong khi làm việc cho một luật sư có tên Ken Giles từ năm 2007, ông đã được học về “thực tế kinh doanh gian lận về lĩnh vực tị nạn”. Khoảng một năm sau đó, ông Lawrence chuyển sang làm việc cho một công ty khác do một người phụ nữ có tên Liu Fengling điều hành.

Tại công ty của bà Liu, ông Lawrence làm công việc viết chuyện. Công việc của ông Lawrence là tìm kiếm các câu chuyện giả mạo về sự đau khổ mà khách hàng của công ty đã trải qua. Thông thường, những câu chuyện này nói rằng khách hàng xin tị nạn hoặc là bị chế độ Trung Quốc bức hại vì lý do tôn giáo hay chính trị hoặc người đó là nạn nhân của các chính sách kế hoạch hóa gia đình hà khắc của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Trước khi Trung Quốc nới lỏng chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ vào năm 2016, phụ nữ Trung Quốc mang thai “không được duyệt” hoặc là phải trả tiền phạt để giữ đứa trẻ, hoặc buộc bị ép nạo phá thai. Sự tàn bạo của chính sách kế hoạch hóa gia đình này của chế độ Trung Quốc được phơi bày trong một vụ việc vào năm 2013 tại tỉnh Hồ Nam. Giới chức tỉnh Hồ Nam khi đó đã ép một phụ nữ đang mang thai 7 tháng vào trại lao động và sau đó giết đứa bé. Báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc khi đó thông tin rằng người phụ nữ này bị sảy thai do tai nạn lao động.

Ông Lawrence ước tính rằng trong thời gian làm việc cho công ty của bà Liu, ông đã viết khoảng từ 500 tới 600 câu chuyện giả mạo. Ông thậm chí còn đưa ra một bản hướng dẫn, trong đó có các hồ sơ mà nhân viên của công ty này đã soạn thảo những lưu ý về viên chức tị nạn liên bang, điền đầy đủ các thông tin về những câu hỏi-đáp mà mỗi viên chức nhập cư Mỹ thường sẽ hỏi trong các cuộc phỏng vấn xin tị nạn.

Văn 2014, bà Liu đã bị đưa ra tòa và bị kết tội âm mưu gian lận nhập cư. Ông Giles bị kết án hai năm tù sau khi nhận tội âm mưu gian lận nhập cư. Ông Lawrence chỉ bị phạt quản thúc tại ngoại 6 tháng vì đã hợp tác với FBI.

Giả danh học viên Pháp Luân Công để xin tị nạn

Theo báo cáo của NPR, những người di cư vào Mỹ được cấp giấy phép tị nạn đến từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Chẳng hạn, năm 2016, trong số 20.455 cá nhân được cấp giấy phép tị nạn tại Mỹ, có tới 22% là người di cư Trung Quốc, tiếp đến là người El Salvador chiếm 10% và người Guatemala chiếm 9%.

Do người xin tị nạn bắt buộc phải chứng minh được rằng họ là nạn nhân bị chính quyền nước mình bức hại, nên nhiều người Trung Quốc di cư bất hợp pháp đã bịa ra các câu chuyện họ bị bức hại vì tham gia các hoạt động dân chủ tại Trung Quốc, cũng như bị đàn áp vì các lý do về tôn giáo như là tín đồ Công giáo hoặc là học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tinh thần cổ xưa với các bài giảng về đạo đức và các bài tập thiền định nhẹ nhàng, bắt đầu phổ biến tại Trung Quốc trong những năm 1990. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban đầu ủng hộ Pháp Luân Công, nhưng sau khi môn tu luyện này trở nên nổi tiếng với hơn 100 triệu người theo tập, theo ước tính chính thức, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã tiến hành cuộc bức hại trên toàn quốc, cho rằng sự nổi tiếng của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với quyền lực của ông ta.

Từ tháng 7/1999, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vào tù, trại tẩy não và trại lao động với nỗ lực ép họ phải từ bỏ đức tin của mình, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Nhiều học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc Đại Lục đã trốn chạy ra nước ngoài để xin tị nạn nhằm tránh cuộc bức hại tiếp diễn; người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc hiện nay vẫn đang bị bắt giữ tùy tiện vì kiên định tu luyện hoặc phổ biến thông tin tới công chúng về cuộc bức hại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp những người Trung Quốc di cư bất hợp pháp đã giả vờ là học viên Pháp Luân Công để xin tị nạn ở nước khác. Những người này giả danh học viên Pháp Luân Công bằng cách chụp các bức hình chung với các học viên Pháp Luân Công tại các sự kiện do các học viên tổ chức hoặc học thuộc một số nội dung trong các sách của Pháp Luân Công.

Tại Hàn Quốc vào năm 2017 cũng từng phát hiện nhiều người nộp đơn xin tị nạn giả danh là học viên Pháp Luân Công. Năm 2017, hai du khách mang quốc tịch Trung Quốc tới đảo Jeju, Hàn Quốc theo chương trình miễn thị thực đã quyết định nộp hồ sơ xin tị nạn ở đó. Sau khi họ di chuyển tới một thành phố khác của Hàn Quốc để chống lại các quy định về xin tị nạn, họ đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ, theo một báo cáo vào tháng 4/2017 của văn phòng Hàn Quốc của tờ The Epoch Times phiên bản tiếng Trung.

Sau khi bắt giữ hai người Trung Quốc nêu trên, cảnh sát Hàn Quốc đã phát hiện hai người Trung Quốc này đã nói dối là học viên Pháp Luân Công trong đơn xin tị nạn. Hai người này đã trả 5 triệu won Hàn Quốc (khoảng 4.464 USD) cho “một người trung gian” để làm chứng trong đơn xin tị nạn của họ rằng họ là những người tu luyện Pháp Luân Công đang đối mặt với bức hại tại Trung Quốc.

Theo The Epoch Times,

Nhà đầu tư toàn cầu xem Mỹ là ‘thiên đường đầu tư an toàn’

Cải cách thuế, giảm quy định hành chính, và một nền kinh tế bùng nổ đang biến nước Mỹ thành ‘thiên đường an toàn’ cho các nhà đầu tư toàn cầu.

Michael Nagle/Bloomberg via Getty Images

Mỹ đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn cho doanh nhân toàn cầu. 

Khảo sát gần đây của McKinsey với hơn 1.100 giám đốc điều hành từ nhiều khu vực địa lý và ngành nghề trên toàn cầu cho thấy rằng Mỹ đang cung cấp môi trường tốt nhất cho tăng trưởng kinh doanh.

Khảo sát toàn cầu của McKinsey được thực hiện trực tuyến từ ngày 3 tới 7/9, tập hợp câu trả lời từ 1.158 đáp viên đại diện cho nhiều khu vực, ngành nghề, quy mô công ty v.v…

Kết quả khảo sát cho thấy phần nhiều đáp viên bày tỏ giảm lạc quan về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, Mỹ trong những tháng gần đây lại giành được sự chú ý nhiều hơn, trở thành điểm đến cho các cơ hội kinh doanh mới.

Cuộc khảo sát của McKinsey thường hỏi các giám đốc điều hành trong khối doanh nghiệp tư nhân xem họ nhận thấy các quốc gia nào cung cấp cho doanh nghiệp của họ cơ hội tăng trưởng lớn nhất trong năm tới.

Báo cáo của McKinsey cho biết: “Sáu tháng trước, các đáp viên có xu hướng viện dẫn chính quốc gia của họ hoặc những nước gần kề. Nhưng trong cuộc khảo sát mới nhất, kết quả cho thấy rằng những cơ hội kinh doanh tốt nhất dường như đang chuyển dịch khỏi các nền kinh tế mới nổi địa phương (ví dụ như Trung Quốc và Brazil) và hướng tới các nền kinh tế đã phát triển như Mỹ”.

Những đáp viên tại Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ bây giờ xác nhận Mỹ chứ không phải đất nước của họ là thị trường hấp dẫn nhất để họ triển khai đầu tư kinh doanh.

Cũng trong cuộc khảo sát nêu trên, về việc đánh giá nền kinh tế toàn cầu, 38% giám đốc điều hành nói rằng điều kiện kinh doanh trong 6 tháng qua đã tồi tệ đi, tăng hơn con số 26% trong cuộc khảo sát hồi tháng Sáu. Và đây cũng là lần đầu tiên kể từ cuối năm 2016, số đáp viên tin rằng các điều kiện kinh tế toàn cầu đang xấu đi lớn hơn số người đánh giá các điều kiện kinh tế được cải thiện.

Cuộc khảo sát của McKinsey cũng phát hiện rằng các đáp viên đang có quan điểm ngày càng thận trọng về thương mại quốc tế.

Kết quả này có lẽ không đáng ngạc nhiên vì vấn đề thương mại vẫn chiếm ưu thế trong top đầu các mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế”, báo cáo nhận định.

Nhìn chung, các đáp viên ở các nước thị trường mới nổi đặc biệt bi quan hơn những đồng nghiệp của họ ở các nước đã phát triển.

Trong 6 tháng qua, các giám đốc điều hành tại thị trường mới nổi đã trở nên bi quan hơn về nền kinh tế thế giới và cho rằng lực lượng lao động của họ sẽ sụt giảm trong vài tháng tới. Một phần tư trong số họ cũng dự báo rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm trong 6 tháng tới. Số người bi quan như vậy là cao gấp đôi so với cuộc khảo sát từ 6 tháng trước.

Quan điểm không tích cực tại các nền kinh tế mới nổi cũng phản ánh trong báo cáo về dòng tiền luân chuyển toàn cầu.

Theo báo cáo dòng tiền mới nhất do Viện Tài chính Quốc tế (IIF) phát hành, các nhà đầu tư đang có xu hướng rút tiền của họ khỏi các nền kinh tế mới nổi từ đầu năm 2018.

Phó Giám đốc IIF Emre Tiftik nói qua email gửi báo giới: “Các nhà đầu tư tài chính đặt trụ sở tại các thị trường đã phát triển, đã giảm mạnh xúc tiến đầu tư vào các thị trường mới nổi, trong khi lại tăng xúc tiến đầu tư vào Mỹ”.

Theo Epoch Times, khuynh hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư toàn cầu có lẽ sẽ còn tiếp diễn khi các nhà đầu tư ngày càng trở nên lo lắng hơn về các nền kinh tế mới nổi nói chung.

Xuân Thành / Trithucvn