Trường FPT với kiến trúc xanh và không gian như một khu resort sang xịn mịn cùng hàng loạt góc sống ảo đẹp không góc chết. Và ký túc xá sinh viên thì được trang hoàng chả khác gì khách sạn luôn.

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 1.

FPT có 6 khối nhà KTX (tương ứng 6 DOM): A, B, C,D, E, F

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 2.

Mỗi tòa ký túc xá gồm 5-6 tầng

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 3.

Khuôn viên xung quanh rất nhiều cây xanh, thảm cỏ

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 4.

Một chú mèo dễ thương sống cùng sinh viên trong ký túc xá

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 5.

Cuộc sống của sinh viên ở đây yên bình, tĩnh lặng vì cách khá xa trung tâm thành phố

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 6.
Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 7.

Khu canteen siêu rộng, siêu đẹp, siêu sạch sẽ. Lên hình càng ảo hơn với những chiếc ghế sắc màu

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 8.

Giá mỗi bữa ăn cũng chỉ dao động từ 20 đến 30k, rất phù hợp với túi tiền sinh viên

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 9.

Siêu thị ngay dưới chân ký túc xá, sinh viên muốn mua bất cứ thứ gì cũng có

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 10.

Phòng tập gym đầy tiện nghi

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 11.

Phòng tập cho sinh viên nhưng cũng khá xịn sò đấy chứ. Tầm 5-6h chiều là rất đông sinh viên đến đây để tập gym

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 12.

Mỗi tầng của các tòa ký túc xá đều có những khu vực cho sinh viên ngồi tán gẫu, tâm sự hay học bài như thế này

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 13.

Bề ngoài sạch đẹp đã đành, bên trong cũng vô cùng ngăn nắp, gọn gàng

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 14.

Các phòng đều có sẵn tủ cho sinh viên để đồ

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 15.

Mỗi phòng sẽ ở từ 4 đến 8 người tùy diện tích

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 16.

Có cả điều hòa trong phòng nhé. Một điểm cộng hoàn hảo đúng không?

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 17.

Dù là phòng con gái hay con trai đều phải sach gọn vì các thầy cô quản lý túc trực 24/24 luôn, bẩn 1 tý là bị nhắc ngay

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 18.

Chăn ga gối nệm trong phòng cũng được sinh viên đồng bộ như thế này

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 19.

Máy bán nước tự động ngay trong ký túc xá, chẳng cần đi đâu xa cũng có đủ loại nước giải khát

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 20.

Tuy được xây dựng khá lâu nhưng các tòa ký túc xá vẫn còn mới và đẹp

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 21.

Phía sau các tòa nhà là cầu thang sắt giúp sinh viên các tầng trên dễ dàng leo xuống đất khi có hỏa hoạn xảy ra.

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 22.

Phòng của bác bảo vệ ngay dưới tầng 1

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 23.

Mỗi khu ký túc xá còn có phòng khám, có vấn đề gì sức khỏe là các bạn sinh viên được tư vấn nhiệt tình, thăm khám kỹ lưỡng

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 24.

Bàn ghế, tường trong ký túc xá đều mang màu da cam, màu đặc trưng của FPT

Ghé thăm ký túc xá đại học đẹp nhất nhì Việt Nam, nơi sinh viên hưởng cuộc sống chẳng khác gì ở khách sạn - Ảnh 25.

Sân bóng đá siêu rộng

NƯỚC CỜ CUỐI TRONG ĐẤU PHÁP: BỐ GIÀ TRUMP CÓ DÁM RA LỆNH TẤN CÔNG QUÂN SỰ TRUNG QUỐC HAY KHÔNG?

Trần đình Thu

Cho đến giờ này, quan sát những việc làm liên quan đến đối ngoại của Trump trong thời gian qua, chúng ta nhận thấy điều này: Trump chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung quốc một cách cẩn thận và tỷ mỉ đến từng chi tiết từ lâu lắm. Nguyên tắc chung là mọi mũi tên bắn ra dù chĩa về đâu, bay về hướng nào thì cuối cùng đích đến vẫn là Trung quốc.

Trong vòng hơn một năm rưỡi ngồi ghế tổng thống, Trump không hề động đến Trung quốc mà chỉ làm những việc loanh quanh. Nhưng những việc loanh quanh ấy bây giờ nhìn lại đều có ý nghĩa dọn dẹp cho một cuộc chiến tranh lớn: Chiến tranh với Trung quốc.

Thoạt đầu là những bước đi ngoại giao thân thiện với Nga. Vào lúc ấy không ai nghĩ rằng bước đi ấy là tranh thủ kéo Nga về phía Mỹ để sau này Mỹ đối đầu với Trung quốc thì không gặp cản ngại từ Nga. Nhưng khi ấy phía Đảng Dân Chủ Mỹ nhảy chồm chồm lên vì không hiểu Trump. Nhiều người nghĩ Trump không biết làm tổng thống chứ không phải là Trump đang có những nước cờ độc.

Sau khi thân thiện với Nga xong, Trump bắt đầu chuyển qua Triều Tiên. Nước cờ Triều Tiên đi sau nước cờ Nga đúng là quá tuyệt. Chúng ta thử hình dung nếu nước cờ Triều Tiên đi trước nước cờ Nga thì sao? Thật là không ổn chút nào vì Nga vẫn thân cận với Triều Tiên. Cho nên phải đi nước cờ Nga trước, thì nước cờ Triều Tiên mới thắng.

Nhưng cả 2 nước cờ Nga và Triều Tiên ấy cũng để phục vụ cho nước cờ lớn: nước cờ Trung quốc. Ngay sau khi Kim Jong Uh tỏ rõ thiện chí với Mỹ, Trump không bỏ phí một phút giây nào, lập tức tiến hành những bước đi đầu tiên trong nước cờ đấu với Trung quốc.

Vừa đấu với Trung quốc, Bố Già Trump đi tiếp những nước cờ tưởng như không liên quan gì đến Trung quốc nhưng thật ra là rất liên quan. Đó là nước cờ với Iran. Trước đó để lót đường Trump cũng đã đi một hai nước nhỏ với Iran, nay Trump đi thêm những nước cương quyết hơn. Tuy vậy Trump không có ý đấu với Iran vì Iran chẳng là cái đinh gì với Mỹ. Trump đấu với Iran là gián tiếp đấu với ông kẹ Trung quốc mà thôi. Vì vậy chúng ta thấy Trump chẳng kéo binh hùng tướng mạnh gì với Iran cả mà chỉ đơn giản cấm vận dầu mỏ Iran. Nước cờ này Trump chặn yết hầu Trung quốc trong vấn đề nhiên liệu cho nền kinh tế. Hiện nay giao dịch dầu mỏ giữa Mỹ và Trung quốc đã ngừng, Iran có bán dầu cho Trung quốc không? Nếu Iran quyết bán và Trung quốc quyết mua thì sao? Tôi cho rằng đây chính là cái bẫy chiến tranh.

Cũng như thế, khi Trump yêu cầu hủy bỏ NAFTA để đàm phán lại, nhiều người nhảy choi choi lên bảo là Trump chơi luôn cả những đồng minh thân thiết là Canada và Mexico. Có người bảo Trump có vấn đề tâm thần. Nhưng khi NAFTA mới được ký lại, chả có gì thay đổi nhiều ngoài việc yêu cầu các đối tác không được chơi với Trung quốc, mọi người mới ngã ngửa ra. Có nhiều thiên tài bị những “người trần mắt thịt” đánh giá là tâm thần như thế đấy.

Bây giờ thì Trump đang đi những nước cờ chính nhắm vào Trung quốc, công khai thách thức Trung quốc cả về mặt quân sự. Biển Đông đang có sóng lăn tăn, khi nào thì có sóng lớn? Mọi người bảo Trump có dám ra lệnh tấn công Trung quốc bằng vũ khí hay không?

Nhiều người lập luận, thời đại bây giờ đối thoại thay cho đối đầu, chiến tranh quân sự ít dùng lắm. Vâng, đúng là ít dùng thật nhưng không phải là không dùng. Khi cần thì vẫn phải dùng. Vấn đề là khi nào thì dùng và dùng thế nào.

Và hẳn có người sẽ muốn vặn tôi, nói vậy thì sao Trump không bùm Bắc Hàn? Ồ, câu hỏi này rất hay nhưng bùm Bắc Hàn không phải là khôn ngoan. Bùm Trung quốc mới là đấu pháp tuyệt diệu. Trong một trận chiến, người ta có thể dùng kế ly gián để tách dần những chiến binh nhỏ ra khỏi đối thủ mạnh nhất rồi vận dụng toàn bộ nội công kết liễu đối thủ mạnh này.
Đó mới chính là dùng đấu pháp tuyệt.

Nhưng chiến tranh cũng có thể không xảy ra nếu Tập Cận Bình đầu hàng trước khi Trump dốc toàn bộ binh lực để kết liễu.

@Tễu Blog

NHỮNG BỨC THƯ MỚI NHẤT CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC

THƯ CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨCThư 119A, 119B

Nghệ An, 19/8/2018

Thưa ba và cả nhà thương yêu,

Giờ chắc cả nhà đang lo lắng sau khi nghe con tuyệt thực. Xin lỗi ba và mọi người. Nhưng con phải cố gắng vượt qua thử thách này để đường lối công lý ngắn hơn nữa.
Con chỉ chấp nhận về bằng con đường công lý. Công lý là lẽ phải nên bất kỳ con đường nào khác đưa con về mà làm suy giảm lẽ phải con đều không chấp nhận. Mọi người đừng vận động đặc xá cho con nữa. Ra nước ngoài nhìn thẳng con còn không chọn thì làm sao mà con cúi đầu nhận đặc xá dành cho người phạm tội. Con biết mọi người vì thương lo, muốn con về trong năm nay nhưng đó không phải là sự lựa chọn của con.

Cả nhà hãy yên tâm và vững tin. Như con đã viết trong đề tài công lý, công lý không chỉ là lẽ phải mà còn là quy luật tiến đến lẽ phải. Con hiểu rõ quy luật này nên con nắm được con đường công lý của con đang ở đâu, đang tiến đến đâu và khi nào tới đích. Có sai số thì cũng không lớn đâu. Thời gian tiến triển của Dòng chảy thời đại cũng vậy, con hiểu rõ quy luật Dòng chảy nên tính toán không có sai số nhiều.
Mọi người đọc lại thư 27A con viết hồi tháng 9-2014 đi. Đây là bức thư đầu tiên con viết về Dòng chảy thời đại hay Dòng chảy tự nhiên theo quy luật. Ở trang 7 thư đó con đã viết: TQ sử dụng Triều Tiên như một công cụ để thực hiện thuyết “Hòa bình và chiến tranh” của mình, khiến nước này trở nên thật đáng thương; nhưng Triều Tiên đã tỉnh ngộ dần nên đang tìm đường quan hệ với EU, không sớm thì muộn họ cũng sẽ bừng tỉnh thôi; và: “Nhưng với VN, TQ sẽ không thể ngờ rằng họ không những không áp đặt được lối chơi của họ mà cuối cùng phải theo con đường của VN” (trích nguyên văn). Thư 27A con phân tích về sự tất yếu của Dòng chảy.Bốn năm trước chắc có nhiều người khó tin về sự bừng tỉnh của Triều Tiên nhưng giờ những người ấy cũng khó mà phản bác. TQ rồi cũng sẽ không thể thoát được sự tất yếu của Dòng chảy đâu. Họ đang kháng cự, nhưng càng kháng cự họ càng mất sức. Tới khi nhận ra không còn đủ sức lực, đã quá phí phạm mà không ngược được Dòng chảy thì họ chẳng còn cách nào khác phải xuôi theo. Chẳng xa lắm đâu, giờ họ bắt đầu đuối sức rồi. Không chỉ bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ mà còn bởi sự đánh mất niềm tin của TQ trên toàn thế giới. Hơn 2 tuần qua, báo đài đưa nhiều tin tức về các dự án khổng lồ của TQ đầu tư ở các nước bị hủy, dừng hoặc giảm quy mô. Lý do là người ta phát hoảng khi thấy ở Sri Lanka và một số nước khác TQ đã dùng các dự án đầu tư tương tự để cho nước sở tại vay với lãi suất cao. Khi những nước này không trả được nợ thì TQ buộc họ phải bán, cho thuê 99 năm đất đai, cảng biển và những cơ sở hạ tầng quan trọng khác cho TQ thực hiện Sáng kiến vành đai con đường (BRI) của họ. Con đã từng đọc thấy một số bài viết khen cách làm này của TQ là khôn ngoan “bất chiến tự nhiên thành”. Bây giờ cách này có lẽ bị nhìn nhận là gian ngoan nhiều hơn. Nó cùng bản chất với kiểu cho vay nặng lãi rồi xiết nợ mà bất kỳ xã hội nào cũng lên án (Đạo luật cấp ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD của Mỹ vừa rồi gọi kiểu của TQ là sử dụng kinh tế chộp giật để khống chế các nước). Một quốc gia lớn mà hành xử kiểu “xã hội đen” thì được tôn trọng đã là không thể, chứ đừng nói là có được niềm tin. Lãnh đạo thế giới quả là ảo vọng.

Sau sự kiện TQ kéo giàn khoan HD-981 vào hải phận VN hồi 2014, con đã viết rằng TQ sẽ phải đối mặt với một phong trào bất tín trên toàn cầu nếu họ cứ tiếp tục hành xử “xã hội đen” bất chấp luật lệ như vậy. Phong trào này giờ đang nhen lên ngày càng mạnh mẽ. Không chỉ về kinh tế, đầu tư đâu mà là toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… Trình độ công nghệ và những yếu kém do tham nhũng của TQ cũng sẽ góp phần tăng mạnh sự bất tín ở nhiều nước. Hình ảnh nổi bật của TQ ở các nước nhận đầu tư và vay nợ TQ là chất lượng kém, thời gian trễ dài, đội vốn vô tội vạ, hủy hoại môi trường và những người dám lên tiếng chỉ trích họ thì dễ dàng bị cho vào tù. Sẽ không lâu nữa đâu, người TQ sẽ nhận ra họ bị hoen ố và sai lầm đến mức nào khi đã hành xử theo lối như vậy. Thị uy không những không gây cho người ta khiếp sợ và im miệng mà còn tác dụng ngược.

Các chính phủ độc tài tham nhũng dựa vào TQ sẽ sụp đổ hết trong vòng vài năm tới nếu không kịp tỉnh ngộ. Cả những chính phủ dân chủ hình thức mị dân như N. Razak ở Malaysia cũng đã không thể trụ nổi bất chấp hàng chục tỷ đô của TQ đổ vào để đầu tư và nuôi dưỡng tham nhũng. Razak khó mà tránh được tù, còn các dự án đầu tư của TQ thì khó mà tránh tan thành mây khói. Cứ nghĩ rủng rỉnh tiền mà lãnh đạo thế giới thì hấp tấp quá.
Hồi đầu năm 2016 con đã viết trong 2 thư 59C và 60B rằng khoảng 2 năm sau thì các nguồn, nhánh năng lượng quyết định của Dòng chảy thời đại sẽ đổ vào khu vực Châu Á TBD, đặc biệt là Đông Nam Á, để cuộn trào và xác lập xu thế chảy không thể đảo ngược. Giờ thì chúng ta đã thấy được những nguồn và nhánh năng lượng ấy đến từ đâu một cách rõ hơn. Đầu tháng 8 Ngoại trưởng Mỹ cam kết tại Singapore dành 300 triệu USD để đảm bảo an ninh cho ASEAN, đặc biệt là an ninh hàng hải. Trước khi công du Đông Nam Á, ông ấy đã tuyên bố khởi động đầu tư định hình khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương với tầm nhìn trật tự khu vực là không cho phép quốc gia nào thống trị khu vực, kể cả Mỹ, và các quốc gia độc lập sẽ cạnh tranh nhau một cách công bằng dựa trên luật lệ. Tầm nhìn trật tự này đâu có khác gì điều con đã viết trong thư 115A vào cuối tháng 6 rồi. Ngân sách quốc phòng Mỹ một năm tới sẽ là 716 tỷ USD, tăng 104 tỷ so với năm trước và được dồn ưu tiên cho Ấn Độ TBD. Dự đoán Mỹ sẽ còn tăng chi tiêu quân sự hơn nữa cho khu vực này trong vài năm tới. Không lâu nữa mọi người sẽ thấy rằng những nỗ lực tôn tạo bồi đắp các bãi đá của VN mà TQ làm sai trái nhiều năm qua sẽ chẳng khác gì dã tràng xe cát Biển Đông.
Hơn nữa, ngân sách quốc phòng Mỹ từ nay sẽ được dùng để xây dựng lực lượng quân đội thứ sáu để kiểm soát không gian chiến đấu vũ trụ. Cái này còn ghê gớm hơn SDI – Chiến tranh các vì sao của Mỹ thời Tổng thống Reagan đã làm cho Liên Xô sụp đổ. Hồi Tổng thống Trump mới nhậm chức, dư luận TQ hoan hỉ rằng đây là bằng chứng suy yếu của Mỹ, còn Chính quyền Tập Cận Bình thì không ngần ngại tuyên bố sẵn sàng thay thế vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Ở thư 79A (trang 10) con đã so sánh sự kiện R. Reagan đắc cử Tổng thống Mỹ cuối 1980 thì LX cũng hoan hỉ như vậy, báo chí LX còn chế giễu chỉ có kiểu dân chủ Mỹ mới đưa một diễn viên cao bồi lên làm tổng thống. 10 năm sao LX sụp đổ bởi SDI của Reagan, còn Mỹ thì phát triển thần kỳ. Cũng ở thư 79A con đã dám chắc rằng Tổng thống Trump sẽ làm như ông nói: “tăng sức mạnh quân sự mạnh tới mức mà không cần dùng tới nó” để đánh bại sự trỗi dậy hung hăng của TQ, TQ mà không thay đổi thì cũng không tránh được sụp đổ như LX. Con chưa sai đâu.Lúc Trump mới đắc cử, nhiều người lo lắng ông ấy sẽ không quan tâm bảo vệ QCN. Nhưng lúc đó con đã viết rằng sự rung lắc của ông ấy sẽ tạo nên những khoảng trống quan trọng cho các nước thúc đẩy mạnh mẽ QCN. Các khoảng trống đó sắp đến vào cuối năm nay. Hơn nữa, cuối tháng 4 vừa rồi G7 đã ra cam kết Toronto thúc đẩy dân chủ mạnh mẽ trên thế giới. Canada vừa mới chỉ trích Ả Rập Xê-út vì bắt bớ tùy tiện nhà hoạt động nhân quyền, bất chấp thiệt hại nặng. Mỹ sẵn sàng trừng phạt, cấm vận đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ hơn nữa cũng vì nhân quyền. Tới đây mọi người sẽ chứng kiến G7 hành động đối với các chính phủ độc tài để bảo vệ QCN hiệu quả ra sao. Đức, Anh, Pháp sẽ dẫn dắt cả EU vào công cuộc ý nghĩa này. Những nguồn năng lượng khổng lồ sẽ đổ vào đây. TQ tự lo cho mình còn không xong chứ đừng nói là bảo kê được cho ai.

Không chỉ bị sức ép từ năng lượng của Dòng chảy, TQ còn phải đối mặt với sự nổi lên của những yếu kém nội tại bị che giấu lâu nay, với năng lượng khổng lổ của những cơn địa chấn; sóng ngầm đã tích chứa mãnh liệt bởi một nền chính trị chuyên chế và những chiến dịch đả hổ, đập ruồi, săn cáo. Vật hóa con người như vậy chẳng thể chấp nhận được.
Cũng trong thư 27A, con đã liên tưởng cái tên Dòng chảy thời đại với tên gọi Lạc Hồng của dân tộc mình vì đó chính là dòng chảy tự nhiên một cách khoa học theo quy luật. Giờ con càng thấy rõ hơn sứ mệnh quan trọng này của dân tộc, không chỉ đối với chính đất nước mình mà còn với thế giới. Dòng chảy này đang tiến đến giai đoạn bản lề – thời kỳ hỗn loạn cho sáng tạo – hay ranh giới của sự tan rã hình thành trật tự mới. Vài năm thôi trật tự này sẽ xác lập. Kháng cự với Dòng chảy thì sẽ bị càn lướt, sụp đổ, kể cả với những chế độ nhà nước chuyên chế khổng lồ. Chỉ những nhà nước nào được thiết kế bảo đảm cho xã hội vận động tự do mới tồn tại và phát triển.
Từ đây đến cuối năm sẽ còn nhiều năng lượng dồn dập vào đây. Chuyến công du của Tổng thống Trump (Tin VTV ngày 1/9 đưa rằng Phó tổng thống M. Pence sẽ thay mặt Tổng thống dự với sự khẳng định tầm nhìn về Ấn Độ – TBD đã tuyên bố) dự các hội nghị thượng đỉnh của ASEAN vào tháng 11 sẽ đưa đến những sự kiện bản lề quyết định đầy bất ngờ. Sẽ có đòn quyết định đó ba à.Thời cơ cho con đường công lý của con về đích cũng đang tới. Hãy tìm và làm sáng tỏ cơ sở pháp lý để trả tự do cho con, nhất là những căn cứ con đã nêu trong “Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại” ngày 7/7/2018 gửi cho Tòa án nhân dân tối cao mà nhà mình đã nhận và đăng. Khi nào cơ sở pháp lý này bừng sáng trong và ngoài nước thì con sẽ về.

Con đường công lý của con là như vậy, không những đưa con về mà còn làm cho luật pháp có giá trị và được thượng tôn. Hơn nữa, con muốn nói để ba và mọi người hiểu rằng con đường đó sẽ dẫn đến sự xác lập một án lệ khẳng định việc lật đổ chính quyền chỉ có thể bằng sức mạnh vật lý mà thôi. Con biết chắc như vậy vì đây chính là đích đến của quy luật tiến về lẽ phải của công lý. Những con đường của con đi luôn dựa theo quy luật nên không chỉ chắc chắn về đích mà còn giúp đạt được nhiều mục tiêu. Con đường VN cũng vậy. Công lý sáng tỏ thì chân lý sẽ bừng sáng. Đất nước sẽ thuận theo Dòng chảy mà phát triển rất tốt đẹp. Cái tên của bác Giang mang ý nghĩa này đó.Nguyễn hiền tài
Thanh thiên khai
Giang diên thái

“Diên” là thuận theo dòng chảy, diên hải là dọc theo bờ biển. Sau này đọc thành duyên hải nhưng từ gốc là diên. “Thái” là lớn mạnh, tốt đẹp, an vui, thông thuận. “Giang diên thái”: giang sơn thuận theo Dòng chảy lớn mạnh, thái bình, tốt đẹp. Con làm 3 câu thơ trên tặng sinh nhật bác Giang. Từ lúc nghĩ đến lúc bật ra chỉ có vài phút, giống như những câu chữ ấy được định sẵn vào tên bác lâu rồi, con chỉ lấy ra viết lại thôi. Ba gửi 3 câu này tặng SN bác Giang giùm con nha. SN bác từ tháng 7 mà thư con gửi tháng 7 nhà không nhận được. Trễ nhưng chắc bác cũng vẫn vui. Bác và ba thật khỏe nha. Tân giúp ba gửi bác Giang nha!
Ngày thứ sáu rồi nên chữ con có chỗ nguệch ngoạc, mọi người ráng đọc nha. Con sẽ cố gắng vượt qua, mọi người đừng quá lo.

Trích thư 119B
25/8/18

Hôm nay rằm tháng Bảy – Lễ Vu Lan. Con thấy nhớ nhà, nhớ ba, nhớ má. Giờ chắc chị Hai đi lễ chùa cầu sức khỏe cho ba và cả con nữa.
Ba và mọi người yên tâm, con có một sức khỏe và sức dẻo dai ghê gớm lắm. Một phần nhờ con biết rèn luyện, phần khác con có khả năng tiếp nhận năng lượng đặc biệt từ thiên nhiên và siêu nhiên. Con bẩm sinh huyết áp thấp nhưng đã quyết tâm tập luyện để đưa nó về mức trung bình thành công. Con là người biết sự tồn tại và đã nhiều lần chứng nghiệm sự huyền bí siêu nhiên nhưng con không ỷ lại vào đó. Con luôn ý thức rằng nỗ lực của mình là chính yếu. Sự trợ giúp siêu nhiên là rất quan trọng nhưng nếu mình không nỗ lực hết mức thì không bao giờ có sự trợ giúp này. Người TQ có câu “Tận nhân lực tri thiên mệnh” chính là mang ý nghĩ như vậy.
Con đã nỗ lực hằng ngày để bảo đảm sức khỏe nên vào lúc phải thử thách sức khỏe, con nhận được sự trợ giúp siêu nhiên. Quả là có nhiều điều kỳ diệu. Con biết sau khi Tân và Thoa thăm con về hôm 18/8, rất nhiều người đã hướng về con, truyền năng lượng và yêu thương cho con. Hôm đó là ngày thứ 5 con không ăn gì. Ngày thứ 6, thứ 7 thì con đi lại khó khăn và dễ mất thăng bằng. Đến ngày thứ 8 thì con bắt đầu cảm nhận được sự truyền nhận năng lượng từ ngoài vào, đến chiều ngày đó con thấy rõ sự phục hồi. Từ sáng ngày thứ 9 đến hôm nay con đi lại bình thường, mỗi ngày vẫn trồng chuối thẳng người 3 phút hoàn toàn thăng bằng, huyết áp trở lại mức trung bình và giữ ổn định. Chỉ thỉnh thoảng hơi chóng mặt một tí, khi đó con trồng chuối thì hết. Con vốn đau bao tử vậy mà bao ngày qua nó êm re. Con không hề có cảm giác đói chứ đừng nói là thèm cái gì. Một trong những sự tiêu tốn và hủy hoại năng lượng cơ thể con người ghê gớm nhất đến từ những cơn nghiện – sự thèm khát một cách mất kiểm soát để đáp ứng nhu cầu cho bản năng. Khi nó không được đáp ứng, nó hủy hoại sức khỏe con người. Con đã hiểu ra rằng cảm giác thèm ăn tiêu tốn năng lượng của người đang bị đói lớn hơn nhiều lần nhu cầu cần ăn để nạp năng lượng. Con người hằng ngày vẫn nạp rất nhiều năng lượng, vượt quá nhu cầu cần thiết cho những hoạt động đầy đủ và lành mạnh nhiều lần. Năng lượng vượt quá này chủ yếu để phục vụ cho sự thèm khát hoặc nặng hơn là những cơn nghiện. Nếu chúng ta có một tinh thần đủ mạnh để cơ thể không nảy sinh những đòi hỏi bản năng thừa đó thì chúng ta không cần nạp thừa năng lượng. Con đã làm được như vậy. Người ta cũng nên biết hưởng thụ nhưng càng phải biết cân bằng để giữ ở mức độ tối ưu, không thì sẽ tự biến mình thành nô lệ của những đòi hỏi không ngừng của bản năng, vừa mất hạnh phúc vừa mất sức khỏe.28/8

Con đã bị sụt 5 kg, còn 65 kg nhưng vẫn thấy mình ổn về thể chất và tinh thần. Cơ thể đã thích ứng được với thể trạng mới. Trong 10 ngày đầu bị sụt 4 kg, rất nhanh nên cơ thể bị mất thăng bằng. Hôm nay là ngày thứ 15 con vừa cân thì sụt thêm 1 kg nữa nhưng thấy cân bằng trong người. Con vẫn sáng tác được trong mấy ngày qua, có lẽ còn rất hay nữa .1/9/18

Hôm nay bước vào ngày thứ 19, con vẫn ổn, chưa có dấu hiệu gì là kiệt sức cả. Hôm qua chị Năm, Thoa và Nu thăm con chắc cũng ngạc nhiên vì sao 18 ngày mà con vẫn đi đứng “hiên ngang”, nói giọng rổn rảng . Quả là một công trình cần nghiên cứu. Nhưng chắc chắn là rất nhiều người đang hướng về con để chia sẻ mong muốn và truyền năng lượng cho con, trong đó có cả ba và đại gia đình mình. Chị Năm giúp em cảm ơn đến tất cả mọi người đã tiếp sức và tiếp lửa cho em nha, đặc biệt là Long, Nhi, Hải, Định và những người bên các phái đoàn ngoại giao. Nghe chị kể em rất vui và từ đó lại tràn đầy năng lượng. Chắc chắn chúng ta sẽ đi tới đích của con đường công lý

Vũ Nhôm kẻ “sát hại” Quan chức nguy hiểm nhất Việt Nam

Có một thực tế ít người chú ý, trong lịch sử hiện đại, Vũ Nhôm chính là kẻ quyền lực thầm lặng, một tay che cả bầu trời, khuynh loát chính trường lẫn giới doanh gia vọng tộc. Chưa có kẻ nào lại ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến “sinh mệnh chính trị” của nhiều quan chức như Vũ Nhôm.
Tính đến thời điểm trước ngày Chủ tịch nước qua đời, danh sách quan chức bị khởi tố, bị kỷ luật liên quan hoặc có liên quan đến Vũ Nhôm bị “rơi rụng” ngày càng nhiều thêm:
1/ Nguyễn Bá Thanh (Nguyên Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương), bệnh lý nặng nghiêm trọng qua đời.
2/ Nguyễn Xuân Anh (Nguyên Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng), bị cách chức Bí thư Thành ủy.
3/ Trần Văn Minh (Nguyên Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương, Nguyên Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng), bị khởi tố.
4/ Văn Hữu Chiến (Nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng), bị khởi tố.
5/ Bùi Văn Thành (Trung tướng, Nguyên UV Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công An), bị kỷ luật cắt mọi chức vụ, giáng cấp hàm xuống Đại tá.
6/ Trần Việt Tân (Thượng tướng, Nguyên UV Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an), bị kỷ luật xóa tư cách Thứ trưởng, giáng cấp hàm xuống Trung tướng.
7/ Phan Hữu Tuấn (Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công An), bị khởi tố.
8/ Nguyễn Hữu Tín (Nguyên UV Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh), bị khởi tố.
9/ Đào Anh Kiệt (Nguyên Thành ủy viên, Ủy viên UBNDTP – Giám đốc Sở TN&MT TP. HCM), bị khởi tố.
10/ Nguyễn Điểu (Nguyên Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN&MT TP.Đà Nẵng), bị khởi tố.
11/ Trần Văn Toán (Nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.Đà Nẵng), bị khởi tố.
12/Lê Cảnh Dương (Nguyên Giám đốc Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP.Đà Nẵng), bị khởi tố.
13/ Trần Thanh Vân – (UV Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy), bị kỷ luật.
14/ Đào Tấn Bằng (Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy các khu công nghiệp Đà Nẵng, nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng), bị khởi tố.
15/ Lê Quang Nam (Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN&MT TP.Đà Nẵng), bị kỷ luật.
16/ Vũ Quang Hùng (Thành ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng), bị kỷ luật.
17/ Nguyễn Viết Vĩnh (Nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBNDTP Đà Nẵng, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP.Đà Nẵng), bị khởi tố.
18/ Nguyễn Văn Cán (Nguyên Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng), bị khởi tố.
19/ Phan Xuân Ít (Nguyên Phó Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng), bị khởi tố.
20/ Lê Văn Thanh (Phó Chánh văn phòng UBND TP.HCM), bị khởi tố.
21/ Nguyễn Thanh Chương (Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM), bị khởi tố.
22/ Trần Phương Bình (TGĐ Ngân hàng Đông Á), bị khởi tố.
23/ Nguyễn Hữu Bách (Cán bộ Bộ Công an), bị khởi tố.
Có rất ít người biết rằng, trước khi qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo, Trưởng Ban Nội chính Trung ương – nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng tâm sự với một số thân hữu về việc mình đã bị Vũ Nhôm lừa dối, phản bội. Cũng cần lưu ý, ông Thanh được xem là người lãnh đạo đầu tiên ở Đà Nẵng ưu ái, nâng đỡ quyết liệt nhất cho Vũ nhôm và kẻ đầu tiên cho phép hắn được mua những công sản với giá bèo khi ông ta làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Khi Trần Văn Minh làm Chủ tịch thì việc tiếp tục cho phép Vũ nhôm thâu tóm công sản ở Đà Nẵng không thể không có ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Bá Thanh. Nếu còn sống ông Bá Thanh có thể là người bị khởi tố sau Vũ nhôm.
Cũng phải thấy rằng các quan chức đã thiếu đạo đức phẩm chất, tham lam, lóa mắt vì đồng tiền nên đã tha hóa mới bắt tay với Vũ nhôm, bao che, tạo điều kiện cho hắn làm bậy để hưởng lợi.
Chắc chắn, danh sách những quan chức bị phanh phui vì “dính chàm”, vì bao che cho Vũ nhôm hoặc bị liên lụy vì Vũ nhôm sẽ còn dài thêm vì chưa bị lộ hoặc chưa được phép công khai. Nhưng chúng ta cần phải thấy răng việc xử lý Vũ nhôm là hoàn toàn đúng đắn và cấp thiết, nếu không mạnh tay bóc gỡ, Đảng và Nhà nước sẽ còn mất nhiều cán bộ, thiệt hại thất thoát công sản còn nhiều hơn nữa vì sự lũng đoạn tàn ác của tên Trùm mafia mang quân hàm thượng ta CA Vũ Nhôm.
(FB Luật Hiến Pháp)

“Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN”

"Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN"

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Ngân hàng Standard Chartered duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 7% trong năm 2018, nhờ khu vực sản xuất hàng điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ và hoạt động tiêu dùng gia tăng. Lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong nửa cuối năm nay.

Dự báo này được đưa ra trong báo cáo kinh tế về Việt Nam do ngân hàng xuất bản với tựa đề “Việt Nam – tăng trưởng nhanh nhưng không nguy hiểm”.

Theo báo cáo kinh tế, lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ có năm thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong năm nay và tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm, trong khi đó, lĩnh vực xây dựng bị chậm lại do mức tăng trưởng thấp ở mảng bất động sản.

Xuất khẩu hàng điện tử trong năm 2018 được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, dù thấp hơn so với năm 2017, mang đến cho Việt Nam thặng dư thương mại và hỗ trợ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Ngân hàng Standard Chartered duy trì nhận định dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam sẽ ở mức cao trong năm 2018, 2019 và năm 2020, với mức vốn đăng ký đạt 17 tỷ USD mỗi năm và vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng điện tử, trong trung hạn.

Báo cáo cũng nhận định mức tăng trưởng ổn định ở lĩnh vực dịch vụ, đi đầu là hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ ở trong nước, sẽ hỗ trợ tăng trưởng chung của cả năm 2018. Lĩnh vực dịch vụ, vốn đóng góp gần 40% cho nền kinh tế, dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm, sau khi đạt mức tăng 7% trong nửa đầu năm.

Sự phát triển của mảng dịch vụ thuê ngoài được hỗ trợ bởi nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo tốt và chi phí thấp, sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong trung hạn.

Về triển vọng ngoại hối, các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered nâng dự báo tỷ giá USD/VND lên 23.400 đồng vào cuối năm 2018 và 23.300 đồng vào cuối 2019, tiếp đến là 22.700 đồng vào cuối 2020.

Ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered phân tích: Việt Nam tăng trưởng 7,1% trong nửa đầu năm, trong đó quý 2 có chậm lại một chút so với mức 7,4% của quý 1, điều này phù hợp với dự báo của Standard Chartered. Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra đến nay, đây là năm đầu tiên mức tăng trưởng trong quý 2 chậm hơn quý 1, Standard Chartered tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự tập trung vào tăng trưởng bền vững trong trung hạn.

Standard Chartered kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ, dù chậm hơn một chút so với nửa đầu năm.

“Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2018 và 2019 – giống như năm 2017. Chúng tôi lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn nhờ hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ khi dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực sản xuất điện tử vẫn duy trì ở mức cao,” ông Chidu Narayanan nhấn mạnh.

Thúy Hà / Vietnam+

Gần 1,1 triệu người Trung Quốc chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đại lục gây ra trung bình 1,1 triệu ca tử vong sớm mỗi năm (ảnh: Kelvin Frayer/Getty Images)

Ô nhiễm ozone và ô nhiễm hạt mịn

Đại học Trung văn Hồng Kông công bố kết quả nghiên cứu mang tên “Báo cáo về Khoa học môi trường”, phân tích về ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đại lục qua hai phương diện là ô nhiễm ozone và hạt mịn. Báo cáo chỉ ra hai loại ô nhiễm này khiến trung bình 1,1 triệu người chết sớm và phá hủy 20 triệu tấn lương thực bao gồm gạo, lúa mì, ngô và đậu tương, gây thiệt hại khoảng 267 tỷ nhân dân tệ (38 tỷ đô la Mỹ)  mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 2.000 nguồn ô nhiễm ozone và hạt vật chất từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dân dụng, phát điện và vận tải. Trong quá trình nghiên cứu, họ trích dẫn dữ liệu về chất lượng khí quyển, mô hình khí tượng, lượng phát thải và các cơ chế phản ứng hóa học khác nhau.

Công nghiệp là thủ phạm hàng đầu

Đại biểu của ô nhiễm hạt mịn là PM2.5, chủ yếu bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. PM2.5 là hạt nhỏ trong không khí, đủ để thâm nhập sâu vào phổi và gây ra tổn thương lâu dài.

Ngược lại, ozone gần bề mặt đất là khí được tạo ra bởi phản ứng của nitơ đioxit và các hợp chất hữu cơ khác nhau, sự tích tụ của nó chủ yếu liên quan đến các nguồn ô nhiễm công nghiệp. So với ảnh hưởng cho con người thì ozone tác động đến cây nông nghiệp kinh khủng hơn, vì nó ức chế sự quang hợp thực vật, gây trở ngại cho sự tăng trưởng bình thường của chúng.

Báo cáo phân tích thêm, sản xuất công nghiệp là thủ phạm hàng đầu của vấn đề ô nhiễm ozone và hạt mịn. Thương mại và dân cư là nguồn thứ cấp gây ô nhiễm PM2.5, hoạt động sản xuất điện là một nguồn thứ cấp của ô nhiễm ozone.

Vào tháng Sáu, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của mạng lưới giám sát chất lượng không khí khu vực được các cơ quan chính quyền Hồng Kông, Macao và tỉnh Quảng Đông cùng thực hiện, vào năm 2017 nồng độ ozone trung bình tăng 16%, là mức cao nhất trong 6 năm qua.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ PM2.5 trung bình ở các thành phố của Trung Quốc là 48 μg/m3 không khí, cao gấp hơn 2 lần so với 2626 thành phố trên thế giới (trung bình 19 microgam).

Điều đáng chú ý là chương trình quản lý khí quyển do Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc ban hành tuần trước (27/9) đã hạ đáng kể tiêu chuẩn khí thải ở Bắc Kinh để giảm tổn thất sản xuất công nghiệp. Kế hoạch này đòi hỏi nồng độ PM2.5 trung bình ở khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc và 26 thành phố xung quanh sẽ giảm từ 5% năm ngoái xuống còn 3% trong năm nay.

Ung thư phổi là nguyên nhân số một gây tử vong

Thông thường, khi nồng độ PM2.5 tăng 10 μg/m3 thì nguy cơ ung thư phổi tăng 25% – 30%. Đây là kết luận của Viện sĩ Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan) thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), chuyên gia về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc, ông kết luận dựa trên bằng chứng từ 9 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.

Ví dụ ở Bắc Kinh, có 70% – 80% nguyên nhân ung thư có liên quan đến môi trường, đặc biệt là ung thư phổi, đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người dân.

Theo tờ “Thông tin kinh tế hàng ngày” (Economic Information Daily, Jjckb.cn), tỷ lệ mắc và tử vong đối với bệnh ung thư phổi ở Trung Quốc tiếp tục tăng do yếu tố ô nhiễm môi trường. Nếu các biện pháp kiểm soát không có được hiệu quả kịp thời, ước tính đến năm 2025 số bệnh nhân ung thư phổi của Trung Quốc sẽ lên đến 1 triệu người, trở thành quốc gia ung thư phổi lớn nhất thế giới.

Thể chế độc tài là nguyên nhân chính gây phá hoại môi trườngNhà văn Đàm Tác Nhân (Tan Zuoren) tại Tứ Xuyên là người đặc biệt quan tâm đến môi trường. Ông đã từng nói, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất về bệnh ung thư, là hậu quả hủy diệt môi trường của ĐCSTQ trong những thập kỷ gần đây, gây ảnh hưởng trực tiếp cho người dân.

Theo Cục Quản lý Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, với mỗi 10.000 đô la Mỹ giá trị hàng hóa thì lượng nguyên liệu thô mà Trung Quốc tiêu thụ gấp 7 lần Nhật Bản, gấp 6 lần Mỹ, và thậm chí cao gấp 2 lần Ấn Độ.

Tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc gấp khoảng 100 lần so với Nhật Bản, Pháp và Hàn Quốc; mật độ chất thải công nghiệp của Trung Quốc gấp khoảng 20 lần so với Đức, 18 lần của Ý, và 12 lần của Hàn Quốc và Anh; mức ô nhiễm không khí vùng đô thị Trung Quốc cao gấp 7 lần so với Pháp, Canada và Thụy Điển, và gấp hơn 4 lần so với Mỹ, Anh và Úc.

Lý Hồng Khoan (Li Hongkuan), tổng biên tập tạp chí điện tử “Đại Tham Khảo” (Dacankao) tại Mỹ chia sẻ với tờ Tân Đường Nhân (NTD) rằng, cái giá phải trả vì lợi ích kinh tế của ĐCSTQ là sức khỏe người dân, ô nhiễm và phá hủy môi trường sinh thái.

Ông nói: “Điều này do hệ thống xã hội độc tài mà ra. Hiện nay không có cách nào để giám sát hệ thống chính trị này, những người có chút quan tâm lo lắng cho môi trường đôi khi chỉ công bố vài tài liệu nhỏ là họ có thể bị trừng phạt, trả thù.”

Vì hệ thống chính trị cộng sản không có yếu tố giám sát dân chủ, không cho phép đảng đối lập, không cho phép độc lập điều tra hợp pháp liên quan đến ô nhiễm môi trường, đây là nguyên nhân chính trị khiến môi trường của Trung Quốc bị phá hủy.

Thanh Vân / Trithucvn

Tư liệu Lãnh đạo thế giới có thể phải hối hận vì cười ông Trump

Lãnh đạo thế giới có thể phải hối hận vì cười ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại ĐHĐLHQ. (Nguồn: Getty Images)

Khi phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tuần vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ trước phản ứng của phòng họp khi nhắc tới các thành tựu cá nhân. Thế nhưng, các lãnh đạo thế giới có thể phải hối tiếc vì điều này.

Khán phòng ĐHĐ LHQ đã cười rộ lên khi ông Trump khẳng định mình thành công hơn bất cứ chính quyền Mỹ nào chỉ trong hơn năm rưỡi tại vị. Đó là tràng cười vang khắp thế giới và cho dù nó không khiến ông Trump lúng túng, ông vẫn dành đôi phút để hiểu chuyện gì vừa xảy ra.

Không lâu sau đó, Twitter và các kênh thời sự đăng lại một đoạn clip mà trong đó ông Trump chỉ trích chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Obama, rằng “họ (thế giới) đang cười nhạo chúng ta (nước Mỹ)”. Nhưng người ta không nên coi thường ông Trump bởi như Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump từng cảnh báo, “nếu bạn công kích ông ta, ông sẽ đáp trả gấp 10 lần.”

Quả thực, từ ngày đầu tiên lên nắm quyền, thế giới đã biết đến những cú phản đòn rất “Trump”. Sau lễ nhậm chức của ông Trump tháng 1/2017, mạng Internet đã tràn lan các bức ảnh so sánh với buổi lễ của ông Obama. Người ta dễ dàng nhận thấy đám đông dự lễ của ông Trump vắng hơn rất nhiều.

Nhưng khi phát biểu trước các quan chức tình báo tại trụ sở CIA ngày hôm sau, ông Trump cho rằng “có tới cả triệu, triệu rưỡi người” đã tới dự buổi lễ của mình. Trong một động thái leo thang đối đầu với báo giới, các trợ lý và Người Phát ngôn Nhà Trắng cũng nhấn mạnh họ đơn giản chỉ đưa ra các “thông tin khác chiều” mà thôi.

Tương tự, tại một cuộc họp báo hai ngày sau bài phát biểu ở ĐHĐ LHQ tuần trước, ông Trump phản pháo: “Báo giới giả dối đưa tin người ta cười Tổng thống Trump. Họ không hề cười tôi. Họ đã chung vui cùng tôi.

Chúng tôi chung vui cùng nhau. Chúng tôi đã có những giây phút vui vẻ. Họ tôn trọng những gì tôi đã làm… Nước Mỹ đang lại được tôn trọng. Nước Mỹ từng không được tôn trọng. Các nước từng lợi dụng chúng tôi.”

Thêm vào đó, có lẽ ông chủ Nhà Trắng không chỉ muốn ăn thua với giới truyền thông mà còn muốn thể hiện uy thế trước giới chính khách. Trong bài phát biểu của mình, ông Trump cảnh báo: “Chúng tôi đang xem xét kỹ lưỡng các viện trợ nước ngoài của Mỹ… Từ nay, chúng tôi sẽ chỉ hỗ trợ các nước tôn trọng và thực sự là bạn chúng tôi.”

Tại Thượng đỉnh G7 tại Canada, sau khi đột ngột rời đi sớm, ông Trump đã đăng một dòng tweet và cáo buộc Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau là “thiếu trung thực và yếu đuối” vì họp báo chỉ trích Mỹ sau khi ông đã rời đi.

Ông Trump cũng bóng gió rằng mâu thuẫn với ông Trudeau sẽ “tốn kém nhiều tiền của của người dân Canada.” Đến cuộc họp vừa qua tại ĐHĐ LHQ, ông Trump đã từ chối gặp Thủ tướng Trudeau do Canada áp “thuế nhập khẩu quá cao” và thẳng thừng tuyên bố sẽ đáp trả bằng việc áp thuế đối với ôtô nhập từ Canada.

Lãnh đạo thế giới có thể phải hối hận vì cười ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Trump từ chối bắt tay Thủ tướng Đức Merkel dù được gợi ý. (Nguồn: Getty Images)

Các lãnh đạo thế giới cười nhạo ông Trump ở ĐHĐ LHQ cũng nên nhớ tới trường hợp của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Kể từ trước khi làm Tổng thống Mỹ, ông Trump đã than phiền về số lượng lớn xe hơi Mercedes Benz trên những con phố của New York. Đến cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng, ông Trump đã từ chối bắt tay bà Merkel ngay trước mặt các phóng viên.

Tại Thượng đỉnh NATO ở Bỉ mùa Hè vừa rồi, Tổng thống Mỹ lại tiếp tục công kích Thủ tướng Đức vì không chi tiêu đủ cho quốc phòng, bất chấp việc hai nước là đồng minh quân sự thân thiết.

Tương tự, tại cuộc họp ĐHĐ LHQ vừa qua, ông Trump đã chỉ trích đường ống dẫn dầu từ Nga sang Đức và khẳng định “Đức sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga” nếu như nước này không đổi hướng ngay lập tức.

Những mâu thuẫn giữa ông Trump và bà Merkel chủ yếu xuất phát từ quy định thương mại của EU mà trong đó Đức là một thành viên chủ chốt.

Tuy nhiên Tổng thống Mỹ tận dụng vấn đề quốc phòng và năng lượng để tạo uy thế và áp lực đối với Thủ tướng Đức. Tổng thống Trump muốn sự tôn trọng, và ông không dễ dàng tha thứ. Có lẽ, đó là bài học xương cốt cho những ai đã trót cười ông Trump tại ĐHĐ LHQ.

theo Báo Quốc tế