Lời nói dối của Barack Obama và sự cuồng tín nguy hiểm của ‘hiệu ứng đám đông’

Chúng ta vẫn hay lên án việc phán xét người khác. Tất nhiên, từ một vài chi tiết và hành động không đẹp của một người, ta không nên vội kết luận tiêu cực về họ. Thế nhưng, ở chiều hướng ngược lại, việc tôn thờ hay kính ngưỡng một ai đó vì câu chuyện thành công của họ cũng là một hành động thiếu cân nhắc mà chúng ta cần phải tỉnh táo để không trở thành những người bị dẫn dắt.

“Hiện tượng Oprah” và sự vội vàng của công chúng

Sau khi “Nữ hoàng truyền thông” Oprah Winfrey có bài diễn văn được nhiều người đánh giá là xuất sắc và có sức lay động tại Lễ trao giải Quả cầu vàng hồi đầu tháng 1, hàng loạt các ngôi sao Hollywood đã kêu gọi bà ra tranh cử tổng thống vào năm 2020. Nhiều hãng thông tấn tại Hoa Kỳ thậm chí đã ví rằng bà có thể trở thành cứu tinh của đảng Dân chủ khi ngày càng có nhiều thông tin bất lợi về ông Obama và bà Clinton được đưa ra phân tích.

Theo Politico, trong tình hình hiện tại, thế giới, hay ít nhất là đảng Dân chủ Mỹ, rất cần những “câu chuyện cổ tích”. Và Oprah đã xuất hiện đúng thời điểm. Bà là người diễn thuyết nổi tiếng, với câu lạc bộ sách và chương trình truyền hình riêng, chuyên tư vấn cho người ta cách làm sao để sống tốt hay nên đọc sách gì.

Bà là người có câu chuyện thành công truyền cảm hứng mà người dân Mỹ nào cũng biết tới. Xuất hiện trên tivi ở trong phòng khách của hàng triệu người dân nước này vào mỗi buổi chiều và nói rằng mình đang lắng nghe và chia sẻ những vấn đề của người Mỹ.

Câu chuyện thành công của bà đầy đau khổ và nghị lực, có thể chạm tới lòng trắc ẩn của rất nhiều người. Từ một cô bé nghèo khó sống xa bố mẹ từ nhỏ, trong căn nhà không có điện nước của bà. Bị lạm dục tình dục liên tiếp từ khi 9 tuổi và có bầu từ năm 14 tuổi.

Khởi đầu sự nghiệp với công việc ở đài phát thanh và được cả đất nước biết tới với danh xưng “Nữ hoàng Truyền thông”. Hiện tại, Oprah Winfrey đang nắm giữ khối tài sản trị giá khoảng hơn 3 tỷ USD và mới đi vào lịch sử hôm 7/1 vừa rồi tại lễ trao giải Quả cầu Vàng khi trở thành phụ nữ da màu đầu tiên đoạt Giải thưởng Cecil B. DeMille.

Và giờ đây, người ta lại đang kỳ vọng, bà sẽ trở thành phụ nữ da màu đầu tiên trở thành tổng thống Mỹ sau tổng thống da màu đầu tiên Obama.

Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey. (Ảnh: oprah.com)

Hãy dừng đánh giá người khác chỉ qua câu chuyện thành công của họ

Tác giả Paul Bois đã chia sẻ trên Dailywire rằng:

“Câu chuyện thành công của Oprah Winfrey đại diện cho điều tốt đẹp nhất của tinh thần tự lập của người Mỹ: Giải quyết bằng cách đối diện với nghịch cảnh, chiến thắng thảm kịch, từ nghèo khó vươn tới giàu sang, vẫn cao đẹp dù chịu nhiều áp lực. Bà đã trải qua tất cả những điều đó. Nếu những câu chuyện ‘thành công’ cá nhân là tiêu chuẩn duy nhất mà chúng ta đo lường phẩm hạnh của một người, thì Oprah đúng là đang trên đường trở thành một vị thánh.

Nhà làm phim Spike Lee cũng đã kể câu chuyện tương tự về ông Barack Obama vào đêm trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Cuộc đời của Tổng thống Obama cũng nằm trong số những câu chuyện ‘thành công’ lớn nhất của người Mỹ. Sinh ra vắng bóng cha, được nuôi dạy bởi mẹ là một nhà tổ chức cộng đồng để rồi ông trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Giống như Oprah hay Bill Gates, đó là một thành tựu bảo đảm sự tôn trọng của chúng ta.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng họ đảm bảo nhận được sự tôn kính của chúng ta.

Hãy thử một thử nghiệm tư duy nhỏ. Đây là một câu chuyện ‘thành công’ khác, bạn có thể thấy quen thuộc hoặc là không: Ông là con thứ 4 trong gia đình 6 anh em, với người cha lãnh đạm ít tình cảm, bị trầm cảm sau cái chết của người anh trai yêu quý, thất bại tại học viện khoa học và sau đó trở thành sinh viên ngành nghệ thuật, làm lính gác và rồi trở thành một chính trị gia thành công với kỹ năng diễn thuyết có thể nắm giữ trái tim và khối óc của cả một dân tộc.

Ông ta rất đáng được tôn trọng đúng không? Tên của ông ấy là Adolph Hitler”.

Tác giả Paul Bois lấy ví dụ này chỉ nhằm mục đích minh họa cho sự thiếu cẩn trọng vốn có trong việc ca tụng con người bằng những câu chuyện “thành công” của họ mà không tính đến những gì họ đại diện.

Anh chia sẻ rằng, không ai có thể đánh giá được những gì nằm trong trái tim của Oprah Winfrey. Chúng ta chỉ có thể đánh giá qua những điều bà ấy nói, những vấn đề nổi cộm mà bà ủng hộ và những gì bà ấy đã làm trong quá khứ.

Theo cách đó, chúng ta có thể suy luận rằng bà ủng hộ cho việc tiếp tục duy trì Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ, một tổ chức sử dụng tiền thuế của dân Mỹ để hỗ trợ phá thai; phủ nhận đạo đức tình dục; cáo buộc một cách sai trái một phụ nữ vô tội về nạn phân biệt chủng tộc; không sử dụng bất kỳ nền tảng truyền thông nào của mình để phơi bày những kẻ lạm dụng tình dục trong ngành giải trí như Harvey Weinstein trong khi kêu gọi mọi người chung tay chống lại nạn xâm hại tình dục trong bài phát biểu gây tiếng vang vừa qua.

Paul Bois chia sẻ trên Dailywire. (Ảnh: wikipedia.org)

Chắc hẳn Paul Bois không có ý định “hạ nhục” Oprah mà chỉ đưa ra những cách người ta có thể đánh giá một con người, đó không phải chỉ là dựa trên thành công của họ.

Kết hợp sự thành công cá nhân với phẩm hạnh thánh thiện là điều không dễ chính xác và đôi khi là sai lầm.

Tất nhiên đó chỉ là cách suy luận của Paul Bois về Oprah dưới góc nhìn của một con chiên ngoan đạo, những người luôn lên án nạn nạo phá thai. Tuy nhiên, cách anh đặt vấn đề rất đáng để chúng ta lưu tâm, bởi nó có một sự hợp lý và phản ánh đúng tình trạng của rất nhiều trong chúng ta. Những người có xu hướng “Thần tượng hóa” một cá nhân nào đó bởi câu chuyện thành công của họ mà quên đi những khía cạnh khác cũng có thể bộc lộ rất nhiều mặt tối trong con người họ.

Chúng ta cũng có thể đang có cái nhìn chưa đúng về rất nhiều những nhân vật đình đám khác. Đặc biệt là các chính trị gia và người nổi tiếng có tiếng nói trong xã hội. Khi mà tư vấn hình ảnh đã trở thành một nghề, storytelling trở thành một nghệ thuật trong gây dựng hình ảnh (storytelling – một thuật ngữ trong ngành marketing về việc kể câu chuyện truyền cảm hứng để giúp thương hiệu gây được ấn tượng tốt, nay cũng được các chính trị gia áp dụng triệt để).

Doanh nhân, nhà đầu tư và kĩ sư phần mềm nổi tiếng Marc Andreessen từng phát biểu: “Một công ty không có câu chuyện của riêng mình thì coi như không có chiến lược gì hết”. Và một người muốn gây ấn tượng trên con đường tiến vào chính trường cũng cần một câu chuyện đi vào từng con tim của người dân. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ là câu chuyện, nó có thể được kể theo bất kỳ cách nào bằng những kỹ năng điêu luyện, nhưng nó không thể hiện được hết con người bạn.

Đằng sau câu chuyện thành công và hình ảnh hoàn hảo của một vị tổng thống 

Nhân vật đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ khi là tổng thống da màu đầu tiên với câu chuyện thành công tuyệt vời cũng không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ hình tượng khi liên tục có các cáo buộc ông là kẻ nói dối.

Đâu mới là câu chuyện bị bỏ sót lớn nhất

Cựu tổng thống Barack Obama đã từng dùng việc trục xuất dân nhập cư như một chiếc gậy đánh vào chiến dịch tranh cử của ông Trump. Nhà viết sách của ông, Jonathan Favreau, đã từng nhấn mạnh rằng: “Sự giam giữ và trục xuất những người nhập cư không phải là tội phạm – kể cả trẻ em – có thể là một trong những câu chuyện bị bỏ sót lớn nhất trong kỷ nguyên của Trump”.

Thế nhưng, ông chủ cũ của ông đã trục xuất hơn 2,5 triệu người nhập cư không có giấy tờ. Trên thực tế, ông Obama đã đưa số người ra khỏi Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ của ông nhiều hơn so với tất cả các tổng thống của thế kỷ 20 cộng lại. Một phân tích của tờ New York Times năm 2014 cho thấy “hai phần ba số người bị trục xuất chỉ vì liên quan đến những vi phạm nhỏ, bao gồm cả vi phạm giao thông, ngay khi họ không có hồ sơ hình sự nào cả.”

Cựu tổng thống Barack Obama đang không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ hình tượng khi liên tục có các cáo buộc ông là kẻ nói dối. (Ảnh: whitehousemuseum)

Ông Obama quên mất những gì mình đã nói?

“Obama về cơ bản không đồng ý với khái niệm phân biệt đối xử với các cá nhân vì đức tin hay tôn giáo của họ”, một phát ngôn viên của Obama viết vào ngày 30/1/2017, sau khi Tổng thống Trump cấm người dân từ bảy nước Hồi giáo (Iran, Iraq, Sudan, Syria, Somalia, Libya và Yemen) nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng, Sean Spicer, đã tuyên bố một ngày trước đó rằng chính Obama, chứ không phải Trump, là người đầu tiên liệt kê bảy quốc gia này là “các quốc gia cần đặc biệt quan tâm”. Chính ông Obama đã ký một đạo luật vào tháng 12/2015 giới hạn việc đi đến Hoa Kỳ cho những người dân từ bảy quốc gia đó.

“Tôi chưa bao giờ theo đạo Hồi”

Ông Obama cũng từng nói rằng mình chưa bao giờ thực hành tín ngưỡng Hồi giáo và trường học của ông khi còn ở Indonesia là trường Cơ đốc giáo. Thế nhưng khi còn ở trường học, ông đã thực hành tín ngưỡng Hồi giáo hàng ngày và trong suốt 31 năm trước khi vợ ông khiến ông cải đạo. Ông cũng nói tên của mình là một từ trong tiếng Swahili, tuy nhiên đó đều là từ tiếng Ả rập. Barack có nguồn gốc từ Baraka có nghĩa là “may mắn” và Obama cũng là tên Ả rập.

Lời hứa chỉ là một lời nói gió bay

Vào tháng 12/2014 khi Edward Snowden công bố những tài liệu mật liên quan đến việc nội các của Obama nghe lén hoạt động của các nhân vật cao cấp của nước ngoài, ông Obama đã ra trước công chúng hứa rằng không bao giờ có chuyện nghe lén như vậy xảy ra nữa. Nhưng sau đó dường như không có gì thay đổi.

Theo bài viết trên báo Wall Street Journal ra ngày 29/12 thì chính phủ Obama vẫn tiếp tục hoạt động nghe lén các nhân vật trọng yếu trong giới cầm quyền, từ các chính trị gia của Thượng hạ viện trong nước cho đến các lãnh đạo tại các quốc gia đồng minh. Theo đạo luật hiện hành của Hoa Kỳ, bất cứ ai nói dối Quốc hội phải chịu án tù giam, nhưng ông Obama và Keith Alexander – Giám đốc Văn phòng An Ninh Quốc Gia đều bình an vô sự.

Cựu tổng thống Barack Obama và Giám đốc Văn phòng An Ninh Quốc Gia Keith Alexander. (Ảnh: dkn.tv)

Đổ lỗi cho các “Vị cha lập Quốc”

Trong cuộc bầu cử năm 2016, sau khi ông Trump dành thắng lợi một cách “không tưởng”, ông Obama đã tuyên bố trước báo giới rằng kỳ tranh cử vừa qua đã có tình trạng gian lận và thiếu công bằng. Nhưng ông không đưa ra được bằng chứng nào khả dĩ đáng tin cậy. Vì vậy Obama đã đổ cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ từ thời nội chiến rằng vì họ đã sắp đặt cách tính điểm theo từng tiểu bang nên ngày hôm nay Donald Trump mới thắng.

Người ta đã lên án rằng, “việc đổ thừa thất bại cho những người đã từng sống hàng mấy trăm năm trước thì thật là quá lố và trịch thượng”. Thêm vào đó, bộ máy tuyên truyền của đảng Dân chủ bao gồm rất nhiều hãng thông tấn lớn tại Mỹ đã lập tức cho đăng các bài viết vào hùa với ông Obama, và gọi các vị Cha lập Quốc (Founding Fathers) bằng những cái tên không mấy hay ho. Một thái độ vô ơn và bất chấp đạo đức nghề nghiệp.

Sự dối trá về thành tựu chống tội phạm

Ông Obama đã từng chia sẻ trên tờ báo Harvard Law Review rằng trong 2 nhiệm kỳ cầm quyền của mình, mức độ phạm tội, nhất là tội sát nhân, đã giảm rất nhiều so với những tổng thống trước. Nhưng theo báo cáo của FBI thì mức độ phạm tội từ năm 2014 đến 2015 đã tăng đến 10,8%, cao nhất kể từ năm 1971. Những thành phố có mức độ phạm pháp cao nhất lại là thành phố nằm dưới quyền cai trị của đảng Dân chủ. Tại thành phố Los Angeles, con số này tăng 13,3%, thành phố Chicago tăng 16,2%.

Quên mất “khi chăn ấm đệm êm thì phải nhớ tới người chịu giá lạnh, đói khát”

Theo tin tức từ tổ chức Judicial Watch, vào mùa Giáng Sinh năm 2015, tổng thống Obama và gia đình đi nghỉ mát tại Hawaii để tránh cái lạnh mùa Ðông tại vùng Thủ đô. Cụ thể, ông Obama và phái đoàn tùy tùng sẽ dùng chiếc Không lực Một (Air Force One) để bay tới nơi nghỉ mát với hành trình dài 18 tiếng đồng hồ. Chi phí mỗi giờ bay là 206.337 đô-la và phí tổn tổng cộng riêng cho chuyến bay là 3,7 triệu đô-la, trích ra từ tiền thuế của dân.

Nhiều người cho rằng chi phí như vậy là tương xứng với người đứng đầu cường quốc số một thế giới. Nhưng nhiều người lại lên án rằng, tại thời điểm đó, ở Mỹ có gần 50 triệu người phải lĩnh phiếu thực phẩm để không bị đói, hơn 90 triệu người không có việc làm ổn định mà người lãnh đạo lại tiêu xài như vậy là không đúng.

Một vị tổng thống tốt sẽ không thể vui vẻ đi nghỉ ngơi trong khi người dân phải vật lộn trong khó khăn thất nghiệp và không có đồ ăn. (Ảnh: unwomen.org)

Một cách cư xử không cao thượng

Sau khi đắc cử tổng thống lần đầu vào năm 2008, ông Obama đã hết sức quy trách nhiệm cho cựu tổng thống Bush về hiện trạng tệ hại của xã hội Hoa Kỳ lúc đó, mặc dầu trong thời gian tổng thống Bush cầm quyền thì lưỡng viện Quốc hội đều nằm trong tay của đảng Dân chủ và họ tìm mọi cách để ngăn trở Bush trong các kế hoạch xây dựng quốc gia.

Tuy nhiên khi được hỏi ý kiến về việc này, ông Bush đã ý nhị nói rằng sự lịch thiệp của một cựu tổng thống là không nên có bất cứ một lời phê bình nào đối với vị đương kim tổng thống, để người đó yên tâm tập trung vào trách nhiệm đối với quốc gia.

Tuy nhiên, khi ở vị trí tương tự, ông Obama đã cho mọi người thấy cách cư xử thua hẳn cựu tổng thống Bush. Sau khi Donald Trump đắc cử vào tháng 11/2016, trong một bài diễn văn tại Peru, Obama đã cho biết dù khi mình đã trở lại với đời sống bình thường của một người dân, thì ông vẫn sẽ tiếp tục phê bình, chỉ trích Donald Trump và các chính sách của vị tân tổng thống này. Lý lẽ của ông là làm như vậy sẽ có lợi cho đất nước.

Nếu nhìn từ những góc độ này, ông Obama chẳng hề cao thượng như hình ảnh hoàn hảo được tô vẽ bởi truyền thông bấy lâu nay. Chúng ta chưa thể kết luận hay có quyền phán xét ông, đó là việc của thời gian và hậu thế. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể làm bây giờ để không tự cảm thấy mình ngốc nghếch về sau, là tỉnh táo và giữ thái độ trung dung, tiết chế trước mọi thông tin nhận được về người khác, đặc biệt là những người nổi tiếng, thành công.

Đưa ai đó lên mây xanh có thể đẩy họ xa dần hiện thực và ngã đau. Vội vàng tung hô và kêu gọi ai đó ra làm tổng thống chỉ vì một bài diễn văn cũng là thiếu trách nhiệm khi chưa biết rõ quan điểm chính trị và khả năng giải quyết các vấn đề quốc gia của họ.

Và tin tưởng một người chỉ vì những hình ảnh lung linh có tính định hướng của truyền thông có thể khiến chúng ta trở thành những chú cừu bị dẫn dắt. Nguy hiểm hơn nếu đó là một lãnh tụ không có năng lực. Đừng vội tin tưởng vào những gì họ nói, hãy nhìn vào cách họ làm.

Trương Thanh /Daikynguyen

Chú Tễu: TÍNH ĐIỂM ÔNG ĐỖ MƯỜI

* Điểm Cộng:

– Chữ viết đẹp, chữ ký đẹp. Tự viết rồi ký, không để thư ký viết.

– Rất chịu khó đọc sách. Cứ thấy nói có quyển gì hay là tìm xem bằng được.
– Tích cực vi hành, đi cơ sở.
– Giản dị, không phô trương. Nhà cửa và nội thất đều vậy.
– Thẳng thắn, bộc trực, không lươn lẹo lắm lưỡi như các ông khác.
– Quyết liệt trong công việc.
– Mỗi lần về quê đều xuống xe từ cổng làng, không dám đi thẳng xe về nhà.
– Chịu lắng nghe ý kiến cấp dưới, chịu nghe phản biện.
– Vợ chết (Bà Tạ Thị Thanh), “tục huyền”, khẳng định quyền tự do cá nhân, không vì làm lớn mà tự hoãn sự sung sướng.
– Các con chưa có điều tiếng gì.
– Được Đại Thọ.

*Điểm Trừ:

– Nóng tính, thô lỗ, nhiều khi độc đoán.

– Là kiến trúc sư của công cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, xoá bỏ mọi dấu tích của hòn ngọc Viễn Đông một thuở.
– Là tác giả của sáng kiến tịch thu các ngôi nhà hai tầng trở lên ở thành phố (chiến dịch Z30, năm 1983), mới triển khai được ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh… thì dừng.
– Tham gia Hội nghị Thành Đô 1990, đến lúc chết không chịu bạch hóa.
– Hay gọi điện cho cấp dưới vào lúc nửa đêm.
– Già mà vẫn ham. Chết rồi, người ta còn quá trẻ.
– Chết tốn nhiều đất quá.
* Bổ sung: Tổ của ngành Chém gió và Khai sáng tục Phong bì.
Dân gian có câu:  
“Họp xa cho chí họp gần. 
Phong bì cẩn thận tiễn chân bác Mười”.

KÝ ỨC VỀ NHỮNG ĐỢT ĐÁNH TƯ SẢN DƯỚI THỜI ĐỖ MƯỜI

Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ
tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996.
Diễm Thi, RFA
2018-10-04Đối với nhiều người, khi đề cập đến nhân vật Đỗ Mười họ không thể quên chiến dịch đánh tư sản sau năm 1975 trên toàn miền Nam. Cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội gọi là Cải tạo kinh tế tại miền Nam Việt Nam tiếp quản từ Việt Nam Cộng Hòa. 

Bị tịch thu nhà và đẩy đi kinh tế mới 

Chỉ trong vòng mấy năm sau ngày 30/4/1975, người dân miền Nam Việt Nam phải chịu mấy đợt gọi là ‘đánh tư sản’, đưa dân đi vùng kinh tế mới. Kèm theo đó là mấy đợt đổi tiền.

Đối với nhiều người đó là những ký ức không bao giờ phai trong tâm trí, đặc biệt là nạn nhân. Một cô bé chỉ mới 10 tuổi vào thời điểm 1975 kể với chúng tôi:

Khi đó tôi lên 10 nhưng tôi nhớ rất rõ là bị đánh thức vào lúc 2 hay 3 giờ sáng gì đó… và rồi người ta đã lục xạo nhà tôi. Họ kiểm tra từng viên gạch, từng bát nhang trên bàn thờ, từng chân nến, từng khe cửa, từng bộ quần áo. Và chúng tôi ra khỏi nhà đúng nghĩa là hai bàn tay trắng.

Đợt đánh tư sản đầu tiên là vào tháng 9/1975 tại khắp các tỉnh thành phía Nam, tịch thu nhà cửa của những cư dân bị cho là tiểu tư sản, tư sản mại bản và cưỡng bức dân đi kinh tế mới. Một người dân nay đã hơn 80 tuổi nói với RFA:

Nó nhảy tường vô nhà nó lấy cớ là trốn quân dịch rồi nó khám xét tứ lung tung, nhưng nhà bác chẳng có gì cả, chỉ có mấy cái đồng hồ tốt thì nó lấy giống như ăn cướp ấy. Nó bắt ký giấy rằng của cải không phải của bác mà là tiền lấy của dân. Sau đó nó đến nhiều lần, nó đóng chốt rồi nó mang bác nhốt ở phường một đêm. Có mấy cái máy đan len đâu phải là tư sản, càng ngày bác càng biết ra nó ăn cướp. Nó cứ đổ oan cho mình vì mình sợ quá. Nó cứ bắt đi họp rồi nó bảo nhà này phải đi kinh tế mới.

Trong cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức có đoạn ông Nguyễn Văn Trân, viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương nói rằng “Khi bắt đầu chiến dịch, Bộ Chính trị chuyển anh Nguyễn Văn Linh sang làm Dân vận rồi đưa anh Đỗ Mười vào vì anh Đỗ Mười đã làm cải tạo công thương nghiệp ở Hà Nội. Anh Mười vào Sài Gòn áp dụng y chang những gì đã làm ở miền Bắc trong năm 1960”.

Câu chuyện đánh tư sản và đẩy dân đi kinh tế mới chỉ lạ với người dân miền Nam vào thời điểm đó, nhưng với người dân miền Bắc thì họ không hề lạ gì. Bà Đức nói với RFA:

Tôi vào miền Nam từ năm 1954 thế nhưng tôi có một người anh kẹt lại ở miền Bắc và ông sống gần như suốt đời ở đó. Năm 1977 ông có vô miền Nam thăm gia đình, và ông đặn tôi rằng, thứ nhất là phải giữ chặt quyển sổ mua gạo. Thứ hai là phải “bám chặt” lấy cái cột điện và đường nhựa. Ý ông ấy dặn tôi là phải ở thành phố chứ đừng nghe người ta dụ đi kinh tế mới.

Anh Đông, một người từng đi kinh tế mới năm 1977, hiện sống ở Colorado nói với chúng tôi rằng vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân lúc đó không có điện, không có nước, không có trường học. Mỗi hộ gia đình được cấp một cái chòi chỉ có mái, tứ bề trống rỗng. Anh nói thêm:

Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước.

Lấy hết tài sản rồi “mượn” nhà 
Một nhóm người Việt Nam gần cổng trại tị nạn Pillar Point ở Hồng Kông
ngày 30 tháng 5 năm 2000. AFP

Chị Cẩm Vân, hiện ở Canada, con gái của ông Bùi Văn Lự, một tư sản lớn ở Sài Gòn trước năm1975, chủ nhiều kios kinh doanh phụ tùng xe gắn máy ở trung tâm quận 1 kể cho chúng tôi câu chuyện của gia đình chị mà đến bây giờ, ba chị đã 95 tuổi vẫn còn bị ám ảnh trong giấc ngủ.

Rạng sáng ngày 10/9/1975, cả gia đình đang ngủ thì họ đến họ bao vây hết hai khu nhà, một bên là 29-29bis Ngô Tùng Châu, một bên là 62-64 Ngô Tùng Châu. Nó đập cửa vô và đọc giấy “Vi phạm luật giao thông”. Tôi mới nói các ông nói vô lý vì ba giờ khuya cả nhà đang ngủ, không ai chạy xe mà lại bắt tội vi phạm luật giao thông. Lúc đó họ mới nói “đó là cái cớ để bắt gia đình này”.

Lúc đó nó kiểm kê và niêm phong hết hàng hóa, còn tiền bạc nó lấy đi. Gạo từng bao cả trăm ký nó chở đi hết. Nó nhốt cả nhà vô phòng mà trong không ra được, ngoài không vô được. Sáng hôm sau nó chở ba tôi lên bót ở đường Trần Hưng Đạo và giam ở đó đến 24/12/1975 mới chở về và nó đọc lệnh phải chịu sự quản lý của nó. Hàng hóa thì thuộc về Sở Công nghiệp, còn căn nhà ở số 62-64 Ngô Tùng Châu phải ký giấy cho Sở Công nghiệp mượn 10 năm.

Tháng 12 năm 1976, chính phủ tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần thứ hai. Gia đình chị Cẩm Vân lại một lần nữa bị đánh tư sản:

Năm 1978 là chiến dịch cải tạo công thương nghiệp lần thứ nhì là ông Đỗ Mười làm mạnh dữ lắm. Cũng vô nhà tôi đóng chốt mà lúc đó hàng hóa của mình nó lấy đi hết rồi, tiến bạc nó lấy đi hết rồi, nghĩa là mình không có cái gì để mình sinh sống hết. Lúc đó khổ lắm. Nó bắt mình lên phường ký giấy để đi kinh tế mới nhưng ba tôi và gia đình không ai chịu ký giấy, cứ ngồi ở phường, nó nhốt hai, ba ngày cũng chịu, nhất định không đi kinh tế mới.

Hậu quả 

Nhà báo Võ Văn Tạo, cũng là một cựu binh vô Sài Gòn năm 1978 nói với chúng tôi cảm giác của ông về vùng đất phồn thịnh mà ông chỉ được coi qua sách báo trước đó:

Năm 1978 Sài Gòn như một thành phố chết. Mọi hoạt động công nghiệp gần như không còn nữa. Những người dân có tiền trước đó, những tiểu thương bị tống đi kinh tế mới hết nên thành phố nó thưa, nó vắng.

Rồi nạn ngăn sông cấm chợ nên người dân quê lấy gạo trắng cho vịt cho heo ăn vì có đem lên Sài Gòn bán được đâu, trong khi Sài Gòn thì đói kinh khủng vì không có gạo với chủ trương tỉnh nào giữ cho tỉnh nấy.

Dù không chứng kiến kinh tế Sài Gòn trước 1975 nhưng ông chắc chắn rằng sau 1975 thì Sài Gòn tiêu điều đi rất nhiều. Chính vì điều đó dẫn đến làn sóng vượt biên vì người dân không sống nổi thì phải bỏ nước ra đi thôi dù biết là đi thì một sống một chết. Ông nói thêm:Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hằn về mặt chính trị. Con em của những người tham gia quân lực hay chính quyền VNCH thì có học giỏi mấy cũng không được vào đại học. Những chuyện đó họ thấy nghẹt thở thì họ phải đi tìm tự do thôi. Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên.

Mấy mươi năm đã trôi qua, hậu quả của các đợt đánh tư sản trong Nam cũng như cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc để lại những nỗi đau thương, mất mát cho người dân qua biết bao thế hệ cả về tinh thần lẫn vật chất.

Nhà báo Huy Đức dẫn lời ông Võ Văn Kiệt thừa nhận rằng “Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn.”

“Bồ tát” cộng sản

Tuy không phải là Chủ tịch Nhà nước như ông Trần Đại Quang nhưng vì ông Đỗ Mười từng là Tổng Bí thư Đảng CSVN nên “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” Việt Nam lại phải tiếp tục để tang một cá nhân được mặc định như “quốc phụ” nữa!

Ông Đỗ Mười, cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN

Tuần trước, nhiều facebooker tại Việt Nam đã chuyền cho nhau bài viết của ông Hồ Anh Hải, đăng trên website Nghiên Cứu Quốc tế (1), kể chuyện thiên hạ tổ chức “quốc tang” cho những ai, như thế nào. So với thiên hạ, việc Việt Nam dùng luật để đặt định “quốc tang” rõ ràng là phi lý, lãng phí, chưa kể hết sức nguy hại cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trong việc thu phục nhân tâm.

Giống như tuần trước, sự kiện thêm một “quốc phụ” lìa đời thuộc loại “nhiều triệu người vui, rất ít người buồn”. Có facebooker như Lệ Cam Trần tâm sự: Con hỏi, sao “tin buồn” mà nhiều người thả mặt cười vậy mẹ? Mẹ “đơ” luôn. Sáng giờ ai thả mặt cười thì giải thích cho bé đi (2)! Cũng đã có những facebooker như Nguyễn Thiện cảnh báo, chuyện lại có thêm hai ngày “quốc tang” gây thêm thiệt hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Nguyễn Thiện đề nghị giới làm luật nên đưa “quốc tang” vào nhóm “sự kiện bất khả kháng” để giải trừ trách nhiệm cho doanh nghiệp khi không thể thực hiện hợp đồng đã ký (3).

Phiền toái của “quốc tang” nối tiếp “quốc tang”, khiến sinh hoạt xã hội xáo trộn, công quỹ phải chi thêm những khoản không nhỏ chút nào là lý do để ông Phạm Hoài Nhân ngồi tính xem còn bao nhiêu “quốc tang”. Theo đó thì tới giờ còn năm Chủ tịch Quốc hội, bốn Chủ tịch Nhà nước (chưa kể người sắp được bầu thay ông Quang), ba Tổng Bí thư, hai Thủ tướng chưa nghỉ thở, tựu chung là sẽ “còn tới… 14 cái quốc tang nữa”. Tuy nhiên trong số vừa kể có một số người từng giữ chức vụ này (ví dụ như Chủ tịch Quốc hội) rồi sau đó giữ thêm chức vụ khác (ví dụ như Tổng Bí thư), nếu đảm nhiệm thêm chức vụ khác (ví dụ như Chủ tịch Nhà nước) và do các chức vị ấy cùng thuộc “ diện” phải làm “quốc tang” nên ông Nhân báo hỉ, thay vì ba, sẽ chỉ cần làm một “quốc tang”. Rõ ràng “ba trong một” đỡ mất thời gian và đỡ tốn tiền (4)!

***

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không tổ chức “quốc tang” cho ông Trần Đại Quang, ông Quang đừng chuẩn bị lăng để táng mình thì tuần trước, chắc chẳng có bao nhiêu người bình phẩm về “thân thế – sự nghiệp” của ông. Tuần này cũng vậy, điểm khiến thiên hạ nhớ – kể – nhắc với hậu sinh một cách tường tận ông Đỗ Mười đã gieo họa cho quốc gia, dân tộc thế nào. Rất nhiều facebooker như Trần Hồng Tiệm nhấn mạnh đến những “Di sản của Đỗ Mười” mà người Việt sẽ không bao giờ quên. Đó là “Hội nghị Thành Đô” mà ông Nguyễn Cơ Thạch – Ngoại trưởng Việt Nam thời đó từng cảnh báo là “mở ra thời kỳ Bắc thuộc mới” và “cải tạo công thương”. Cho dù Đỗ Mười không phải là thủ phạm duy nhất nhưng Đỗ Mười không thể rũ bỏ được trách nhiệm (5). Tương tự, Nguyễn Đức Long nhận định, Đỗ Mười là một trong những người “khai sáng ra nghề đặt trạm” trên toàn Việt Nam vào thời kỳ ngăn sông cấm chợ. Một thứ ác mộng mà dân gian đặt thành vè “”Nằm ngửa thấy Trần Kiên, nằm nghiêng thấy Đỗ Mười”. Long cho rằng, nên dùng danh tính của Đỗ Mười để đặt cho các trạm thu phí hiện nay (6).

Đỗ Mười thọ tới 101 tuổi nhưng những gì ông đã làm gieo họa cho nhiều thế hệ nên vẫn còn nhiều triệu nhân chứng là con, cháu, thân nhân, bè bạn của các nạn nhân lên tiếng thuật lại những gì họ đã trải qua hoặc chứng kiến trong các cuộc “cải tạo công thương”. Lê Đại Anh Kiệt làm người ta ngậm ngùi cho “cu Dẹo” – bạn đồng môn. Cu Dẹo con ông Hài Hoành – chủ một trong hai tiệm sửa xe đạp ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tiệm ông Hai Hoành chỉ lấy tiền dân trong thị trấn nếu phải làm những việc khó từ vá xe trở lên, còn những chuyện lặt vặt như xiết lại ốc, chỉnh lại thắng,… thì chỉ làm giúp, miễn phí. Tiệm ông Hai Hoành cũng là chỗ để riêng hai ống bơm cho thiên hạ xài. Thay vì chạy nhảy, chơi đùa như nhiều bạn đồng lứa, sau giờ học, “cu Dẹo” chỉ biết giúp cha… Thế mà ông Hai Hoành bị quy là “tư sản”, bị “đánh” trong “cải tạo công thương”. Cả thị trấn sững sờ. May là các đợt “cải tạo công thương” ở miền Nam chỉ như “những cơn giông bạo phát, bạo tàn tràn qua rồi thôi, không chà đi, xát lại và lôi kéo cộng đồng dân cư vào những cuộc đấu tố, tàn sát lẫn nhau”. Miền Nam sau 30 tháng 4 năm 1975 có rất nhiều gia đình tư sản bị “đánh” tan nát như gia đình “cu Dẹo” (7).

Cũng xu hướng đó, Nguyễn Chương Mt viết về “Dấu ấn của Bồ tát Đỗ Mười”. Chương Mt nhấn mạnh, danh xưng “Bồ tát” không phải từ ông mà do Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì Chùa Hương, “hoan hỉ tôn vinh” Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng), sau đó là Tổng Bí thư Đỗ Mười. Chương Mt bảo rằng, bởi Đỗ Mười được tôn vinh làm “Bồ tát” nên ông ráng tìm hiểu về dấu ấn của “Ngài” Đỗ Mười và mong bá tánh giúp kiến giải thêm. Sau ngày đất nước liền một dải, “Ngài” Đỗ Mười đặc trách “cải tạo công thương” tại miền Nam. Toàn miền Nam suy sụp, rơi vào cảnh đói kém. Đang sống yên bình ở đô thị, thoắt cái, hàng trăm ngàn gia đình dắt díu nhau vào chốn rừng thiêng nước độc làm “kinh tế mới”. Sống nay, chết mai. Có đó rồi mất đó. Nhờ vậy mới thấm thía công đức của “Bồ tát” Đỗ Mười. “Ngài” đã tạo “thiện duyên” trong nghịch cảnh, khiến người ta thấu được lẽ VÔ THƯỜNG của cuộc đời. Không nhờ “Bồ tát” Đỗ Mười, dễ gì cả triệu người giác ngộ “vô thường”? Chuyện “Ngài” Đỗ Mười xác định “cải tạo công thương” là “trận chiến”, sẵn sàng dùng súng ống trấn áp bất kỳ ai chưa giác ngộ là vì thương chúng sinh còn mê đắm trong thủ chấp tài sản. Cũng vì vậy mà “Ngài” Bồ tát Đỗ Mười cổ võ cả con cái “đấu tranh” với cha mẹ, xem cha mẹ cất giấu tài sản ở đâu để báo cho chính quyền. Trong môi trường sống mà con người xem nhau như những đối tượng để “đấu tranh”, chẳng còn ai dám giữ cái “tôi” trong suy nghĩ, dần dà mọi người như một, cùng giác ngộ sự an toàn cao nhất, còn gọi là “an lạc thân tâm”, từ bỏ cái “tôi” trở thành VÔ NGÃ cho khỏi rắc rối. Không có “Bồ tát” Đỗ Mười, dễ gì cả triệu người giác ngộ “vô ngã”?

Theo Chương Mt, tuy “Bồ tát” Đỗ Mười đã vãng sanh nơi cõi Phật song những gì mà “Ngài” để lại đáng cho mọi người tụng niệm và đừng quên. Đó là: Đừng tưởng đã nắm trong tay là chắc ăn, có đó rồi sẽ mất đó, không thể dè trước… Đất nước đã bao giờ được như thế này đâu, đó là nhờ không chỉ có mỗi “Bồ tát” Đỗ Mười mà còn có nhiều “Bồ tát” nữa nhưng chưa lên bàn thờ (8).

Trân Văn
Blog VOA

Soi dòng tiền khổng lồ mà Trung Quốc đang bỏ ra để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu

Soi dòng tiền khổng lồ mà Trung Quốc đang bỏ ra để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu

Trong suốt hơn một thập kỷ, các chính trị gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Trung Quốc đã “lùng sục” cả thế giới bằng “những chiếc ví không đáy”.

Từ châu Á đến châu Phi, Mỹ và châu Mỹ Latinh, một sự thật hiển nhiên là Trung Quốc đã khẳng định mình là một cường quốc mới nổi. Tuy nhiên việc mở rộng của Trung Quốc tại thị trường châu Âu có vẻ ít được nhận biết hơn.

Bloomberg đã “nghiền nát” các con số trên các báo cáo để có được cái nhìn sâu sắc nhất về sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Âu. Các số liệu cho thấy Trung Quốc đã chi tổng cộng ít nhất 318 tỷ USD trong 10 năm qua để mua hoặc đầu tư vào các tài sản ở châu Âu.

Khối lượng và tính chất của một số khoản đầu tư này, từ cơ sở hạ tầng quan trọng ở phía đông và nam Âu đến các công ty công nghệ cao ở phía tây, đã làm dấy lên một mối lo ngại ở cấp Liên minh châu Âu.

Các nhà lãnh đạo bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chiến lược chung để kiểm soát sự mở rộng không ngừng của Trung Quốc vào châu Âu, với một số phản đối từ ngoại biên của EU.

Soi dòng tiền khổng lồ mà Trung Quốc đang bỏ ra để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu  - Ảnh 1.

Bloomberg đã phân tích dữ liệu của 678 giao dịch đã hoàn thành hoặc đang chờ xử lý ở 30 quốc gia kể từ năm 2008 và các công ty tư nhân của Trung Quốc đã tham gia vào các giao dịch trị giá ít nhất 255 tỷ USD trên khắp lục địa châu Âu.

Khoảng 360 công ty đã về tay Trung Quốc, từ hãng sản xuất lốp xe Ý Pirelli & C. SpA đến công ty cho thuê máy bay Ailen Avolon Holdings Ltd., trong khi các công ty Trung Quốc cũng sở hữu một phần hoặc toàn bộ ít nhất bốn sân bay, sáu cảng biển, trang trại gió ở ít nhất 9 quốc gia và 13 đội bóng đá chuyên nghiệp

Quan trọng hơn, các con số có sẵn chưa đánh giá đúng mực về tham vọng của Trung Quốc ở châu Âu.

Họ đã loại trừ 355 vụ sáp nhập, đầu tư và liên doanh với các điều khoản không được tiết lộ. Bloomberg đưa ra ước tính về hàng chục giao dịch cao cấp trong nhóm này cho thấy tổng giá trị thêm là 13,3 tỷ USD.

Một số lĩnh vực cũng chưa được tính đến bao gồm: đầu tư xâm nhập hoặc các hoạt động trên thị trường chứng khoán với tổng trị giá ít nhất là 40 tỷ USD, theo các nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Hội đồng Quan hệ đối ngoại Châu Âu biên soạn, cộng thêm 9 tỷ USD trong vụ Geely thâu tóm cổ phần ở Daimler, công ty mẹ của thương hiệu Mercedes Benz.

Soi dòng tiền khổng lồ mà Trung Quốc đang bỏ ra để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu  - Ảnh 3.

London chính là nơi các hoạt động mua bán của Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ nhất trong khu vực châu Âu, có đến cả 10 tòa tháp văn phòng tại các khu tài chính của London và Canary Wharf.

Soi dòng tiền khổng lồ mà Trung Quốc đang bỏ ra để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu  - Ảnh 4.

Năm 2016 là một năm thành công đối với Trung Quốc ở thị trường châu Âu, khi China Chemical Chemical Corp., còn được gọi là ChemChina, tuyên bố sẽ mua nhà sản xuất thuốc trừ sâu Thụy Sỹ Syngenta AG với giá 46,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, trừ thương vụ này quy mô của các thương vụ có vẻ như đã giảm. Trong năm 2008 và 2009, trung bình các giao dịch trị giá gần 740 triệu USD, so với mức 290 triệu USD trong năm 2016 và 2017 (sau khi đã loại bỏ vụ ChemChina-Syngenta).

Tham vọng ngày càng cao của Trung Quốc

Hơn một nửa tổng số đầu tư tập trung ở 5 nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tham gia kí kết các hợp đồng trị giá 70 tỷ USD, chỉ tính riêng tại Vương quốc Anh. Nhưng ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện xây dựng một số cơ sở hạ tầng quy mô lớn, ví dụ như mua cảng lớn nhất của Hy Lạp, tại Piraeus.

Đồng thời, Đức, Pháp và Ý đang thúc đẩy cơ chế sàng lọc đầu tư rộng khắp EU, trong khi chính phủ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Síp đang hoài nghi về một động thái như vậy, cho biết như vậy sẽ gây cản trở khả năng thu hút vốn rất cần thiết của các quốc gia này.

Theo Derek Scissors, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ:

“Tiền sẽ đi đến nơi mà nó được chào đón nhiều nhất. Cho đến khi cơ chế đánh giá châu Âu được đưa vào — như Mỹ và Úc đều có — Châu Âu có khả năng giành được phần đầu tư lớn nhất trong quá trình đầu tư của Trung Quốc. Tôi mong đợi một động thái ở châu Âu để điều chỉnh các hoạt động đầu tư của Trung Quốc.”

Cho dù danh mục đầu tư của Trung Quốc khá đa dạng, gồm bất động sản thương mại ở London, các công ty công nghệ của Đức như nhà sản xuất robot công nghiệp Kuka AG, nhà sản xuất xe hơi Scandinavian như Volvo Personvagnar AB hay các nhà sản xuất năng lượng như Addax Petroleum Corp. của Thụy Sĩ, vẫn có thể thấy Trung Quốc đã tập trung đầu tư vào một số ngành công nghiệp chủ chốt.

Đó là các ngành hóa chất, năng lượng truyền thống, bất động sản, khai khoáng, internet, giải trí, xây dựng, ô tô, viễn thông, điện tử, logistic, tài chính, bán lẻ, y tế.

Đầu tư theo ngành

Việc biết ai đang thực hiện những hoạt động mua bán này là rất quan trọng để hiểu cách hoạt động đó có phù hợp với mục tiêu chính sách đối ngoại chính thức và không chính thức của Trung Quốc hay không.

Tổng cộng đã có hơn 670 thực thể Trung Quốc hoặc Hồng Kông đã đầu tư vào châu Âu từ năm 2008. Trong số đó, gần 100 là các công ty hoặc các quỹ đầu tư được nhà nước hậu thuẫn. Nhóm này thực hiện các giao dịch có tổng trị giá ít nhất 162 tỷ USD, tương đương 63% tổng giá trị giao dịch được báo cáo.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay: “Không hề có những thoả thuận ngầm, tất cả mọi thứ đều minh bạch. Không xảy ra tình trạng ‘tất cả thuộc về kẻ chiến thắng’, các dự án đều mang lại kết quả ‘đôi bên cùng có lợi.”

Soi dòng tiền khổng lồ mà Trung Quốc đang bỏ ra để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu  - Ảnh 6.

theo Trí Thức Trẻ

5 tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã dần lan sang các lĩnh vực khác, trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai tư thế đối kháng toàn diện đối với chính quyền Trung Quốc. Có truyền thông Hồng Kông cho biết, ông Trump dường như đang ghép lại mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới”, và tin rằng rất nhanh sẽ có cuộc tấn công mới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó có 5 tín hiệu lớn đáng chú ý. 

U.S. President Donald Trump addresses the United Nations General Assembly on September 25, 2018 in New York City. The United Nations General Assembly, or UNGA, is expected to attract 84 heads of state and 44 heads of government in New York City for a week of speeches, talks and high level diplomacy concerning global issues. New York City is under tight security for the annual event with dozens of road closures and thousands of security officers patrolling city streets and waterways. (Photo by John Moore/Getty Images)

Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Ảnh: Getty Images)

Tờ Nhật báo Kinh tế Hồng Kông (HKET) hôm 4/10 đưa tin, từ đầu năm 2018, Mỹ đã liên tiếp đưa ra các biện pháp để kiềm chế chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuy nhiên vẫn thể hiện tư thế sẵn sàng đối thoại. Sau đó, cùng với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào tháng Mười Một của Mỹ, thái độ của Mỹ trong 2 tuần qua đã có thay đổi rõ ràng.  

Bản tin cho biết, ông Trump dường như đang ghép những mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới” đối với Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung cũng vì thế mà nhanh chóng xấu đi.

Bản tin phân tích về lịch sử cuộc đọ sức giữa Mỹ và Nga trong quá khứ, và đã quy nạp lại thành điều kiện xảy ra chiến tranh lạnh: Sự đối kháng về chính trị và ý thức hình thái, ngăn cách về kinh tế và đối đầu quân sự cũng như cuộc đua về trang bị quân sự.

Về vấn đề này trong một đến hai tuần qua, hàng loạt những động thái cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc, từ cô lập ĐCSTQ trong chiến tranh thương mại, đến công khai tuyên bố đối kháng với chủ nghĩa xã hội, và mới đây nhất là tin đồn dự định diễn tập quân sự ở Biển Đông và vùng biển Đài Loan. Phân tích cho rằng, 5 tín hiệu lớn dự đoán ông Trump có lẽ đã đi con đường của cố Tổng thống Ronald Reagan năm xưa triển khai cuộc chiến tranh lạnh nhắm vào ĐCSTQ.

1. Mỹ – Canada đạt được thỏa thuận tự do mậu dịch mới, cô lập ĐCSTQ

Đầu tiên là Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận mới về tự do thương mại, điều này có nghĩa là 3 nước Mỹ – Canada – Mexico sẽ ký “Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada” (gọi tắt là USMCA), hiệp định này sẽ xóa bỏ khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại ở Bắc Mỹ, phục hưng lại ngành chế tạo của Mỹ. Đồng thời hiệp định này cũng hạn chế nước thành viên giao thương với “quốc gia có nền kinh tế phi thị trường”.

Ngày 1/10, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Canada và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại, điều này đã gửi một thông tin quan trọng cho phía Trung Quốc, cho thấy Bắc Mỹ trong vấn đề thương mại đã cùng đứng về một trận tuyến với Mỹ. Sau khi Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận, ông Trump sẽ càng tự tin để gây áp lực cho Trung Quốc. Chỉ cần sau khi đạt được thỏa thuận tự do thương mại với Nhật Bản, sẽ tạo thành môi trường cô lập lớn đối với Trung Quốc.

Do đó, đây được xem như một tín hiệu rõ ràng, trong vấn đề kinh tế, Mỹ muốn thoát khỏi liên hệ với chính quyền Trung Quốc, và tiến thêm một bước nữa để cô lập ĐCSTQ.

2. Tranh chấp trong vấn đề quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng

Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đã đến quần đảo Trường Sa hôm 30/9, khi tiến hành tuần tra với mục đích bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải thì bị tàu chiến của Trung Quốc xua đuổi, dường như suýt va chạm khiến tàu Mỹ bắt buộc phải lựa chọn biện pháp hành động khẩn cấp để tránh va vào nhau.

Cùng với chiến lược đối kháng Trung – Mỹ ngày càng leo thang, Đài CNN tại Mỹ đưa tin, quân đội Mỹ đang có kế hoạch vào tháng 11 tới sẽ tiến hành hành diễn tập quân sự tại khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông và biển Đài Loan giáp với Trung Quốc; phía Mỹ hy vọng dùng một cuộc diễn tập quân sự mang “cấp toàn cầu” để cảnh báo Trung Quốc và thể hiện năng lực sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào của quân đội Mỹ.

Một khi cuộc diễn tập này thực sự diễn ra, sẽ có một ý nghĩa tượng trưng cực kỳ mạnh, Mỹ sẽ triển hiện quân lực của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và đối đầu với quân lực của ĐCSTQ, kiềm chế ĐCSTQ có ý đồ gây ảnh hưởng quân sự trong khu vực.

3. Trump kêu gọi đối kháng với chủ nghĩa xã hội tại Liên Hiệp Quốc

Hôm 25/9, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Trump đã phát biểu chỉ trích xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản mang đến khổ nạn cho con người và kêu gọi các nước kiềm chế.

Ông Trump lấy Venezuela làm ví dụ, “Trước đó không lâu, Venezuela còn là một trong những quốc gia giàu có trên thế giới. Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đã khiến quốc gia giàu nguồn tài nguyên dầu mỏ này phá sản, đồng thời khiến cho người dân của họ phải rơi vào bần cùng.”

Ông nói, dường như tất cả các nước chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản đều trải qua, nó đem đến khổ nạn, tham nhũng và thối nát. Sự khát vọng quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, xâm lược và áp bức. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần chống lại chủ nghĩa xã hội và những khổ nạn mà nó mang đến cho mỗi người.

Do ĐCSTQ là quốc gia chủ nghĩa xã hội lớn nhất thế giới. Bề mặt ông Trump dường như chỉ là đang chỉ trích Venezuela, nhưng cũng giống như đang nhắm vào ĐCSTQ.

 4. Mỹ phát động “chiến tranh tài chính”, trừng phạt quan chức cấp cao của ĐCSTQ

 Ngày 20/9, Mỹ tuyên bố trừng phạt Bộ Phát triển Trang bị vũ khí Quân ủy Trung ương ĐCSTQ và Bộ trưởng của bộ này là ông Lý Thượng Phúc. Lý do là Trung Quốc đã mua vũ khí của Nga, trừng phạt này khiến ĐCSTQ mạnh mẽ phản đối và lập tức triệu hồi Tổng tư lệnh hải quân Trung Quốc đang thăm Mỹ về nước.

Mỹ lựa chọn trừng phạt tài chính nhắm vào Trung Quốc được coi là đánh vào trúng điểm yếu của ĐCSTQ. 

Cuộc chiến tài chính, nhỏ là từ việc đóng băng tài sản tại Mỹ của quan chức cấp cao ĐCSTQ và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, lớn là cấm chính phủ các nước, doanh nghiệp hoặc các nhân có làm ăn qua lại với Trung Quốc, thậm chí là cấm Trung Quốc sử dụng đồng Đô la Mỹ để tiến hành các giao dịch ngoại hối.

Còn một khi Mỹ hạn chế các nước khác giao dịch với Trung Quốc, sẽ khiến cho càng nhiều tham quan, tầng lớp quyền quý cắt đứt nguồn tham ô và thu nhập, lúc đó, rất có thể sẽ là sự xung kích lớn đối với chính quyền ĐCSTQ.

Đặc điểm của cuộc chiến tài chính là lực “sát thương” lớn, nhắm chuẩn và dễ dàng chiến thắng, ĐCSTQ dường như cũng ý thức được điểm này, không những hủy bỏ vòng thứ 2 của Đối thoại Ngoại giao An ninh tổ chức tại Bắc Kinh vốn dự tính sẽ diễn ra vào giữa tháng 10, mà còn lập tức triệu hồi Tổng Tư lệnh Hải quân đang thăm Mỹ, hành động này phản ánh quan hệ Trung – Mỹ đang xấu đi nhanh chóng.

5. Quan chức cấp cao của Mỹ liên tiếp chỉ trích ĐCSTQ

Ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có bài phát biểu công khai dài 40 phút tại Thủ đô Washington, ông phê bình ĐCSTQ can dự vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ và có ý đồ chính trị trên toàn cầu. Trong phát biểu của mình, ông Mike Pence cũng phê bình các chính sách trong nước và quốc tế của ĐCSTQ, chỉ trích chính quyền Trung Quốc chế định ra các chính sách hoàn chỉnh để xâm phạm lợi ích của các quốc gia khác.

Những lời phát biểu trước đó của các quan chức cấp cao trong chính phủ Trump cũng đã lột tả được hành vi không đúng đắn của ĐCSTQ, trong đó có việc can dự vào bầu cử Mỹ, ảnh hưởng đến tự do học thuật của Mỹ, ngăn chặn tự do ngôn luận, v.v; trong đó, ám chỉ Trung Quốc đang đe dọa đến thể chế dân chủ của Mỹ.

Ngày 30/9, Đại sứ Mỹ trú tại Trung Quốc là ông Terry E. Branstad đã đăng một bài chuyên đề trên tờ Des Moines Register tại Bang Iowa, ông dùng những ngôn từ mạnh mẽ hiếm thấy để phê bình Trung Quốc “lợi dụng tự do ngôn luận quý giá và truyền thống tự do báo chí của Mỹ” để tấn công Tổng thống Trump, “lừa dối” nông dân Mỹ.

Trong quá khứ, ông Terry E. Branstad không chỉ là người thuộc phái ôn hòa đối với Trung Quốc, mà còn là người bạn Mỹ có giao tình trên 30 năm với ông Tập Cận Bình.

Hiện tại, ngay cả ông Terry E. Branstad với thái độ ôn hòa cũng chuyển sang cứng rắn, điều này cho thấy tiếng nói ôn hòa trong Nhà Trắng đi tác dụng bôi trơn cho quan hệ Trung – Mỹ, và quan hệ Trung – Mỹ lại trở lên xấu hơn.

Những chỉ trích của ông Branstad bắt nguồn từ sự việc ngày 2/10, tờ China Daily bỏ tiền ra đăng 4 bài quảng cáo trên tờ Des Moines Register, chỉ trích về hành động chiến tranh thương mại của Mỹ.

Rất nhiều những tín hiệu nói trên cho thấy, ông Trump có thể sẽ tiến thêm bước nữa gây áp lực cho ĐCSTQ, một đợt xung đột nữa trong quan hệ Trung – Mỹ khó có thể nghịch chuyển được, mà còn lan sang các lĩnh vực khác.

Huệ Anh / Trithucvn