Nhà nhân chủng học này sẽ cho bạn biết: Tình yêu đích thực là gì?

Điều gì xảy ra bên trong não bộ, nếu bạn yêu? Liệu tình một đêm có đơn giản như bạn nghĩ? Đâu là những quan niệm sai lầm phổ biến về tình yêu ?

Đó là 3 trong số những câu hỏi mà nhà báo Illing Sean của trang Vox đã đặt cho Helen Fisher, một nhà nhân chủng học, cố vấn chính cho trang web hẹn hò nổi tiếng Match.com. Trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu của mình, Helen Fisher đã viết tổng cộng 6 cuốn sách để bóc tách những hiểu biết khoa học hiện tại có được về tình yêu.

Đọc xong bài phỏng vấn này, bạn cũng sẽ tìm được câu trả lời về sự khác biệt giữa tình yêu và ham muốn tình dục đơn thuần. Ở phần cuối của nó, Helen Fisher đưa ra 3 đáp án đơn giản cho câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc: Làm thế nào để có một mối quan hệ hay một cuộc hôn nhân bền vững?

Nhà nhân chủng học này sẽ cho bạn biết: Tình yêu đích thực là gì? - Ảnh 1.

Tình yêu đích thực là gì?

Sean Illing

Điều gì xảy ra với bộ não trong tình yêu?

Helen Fisher

Đó là một câu hỏi hết sức hấp dẫn. Các đồng nghiệp và tôi đã đưa hơn 100 người mới yêu vào máy quét não để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra trong não bộ của họ.

Và chúng tôi phát hiện, hầu như tất cả các trường hợp đều có dấu hiệu hoạt động ở một khu vực nhỏ của não gọi là ventral tegmental (VTA). Thì ra hệ thống này đã sản sinh dopamine, một chất kích thích tự nhiên, và sau đó gửi nó đến nhiều khu vực khác của não.

Quá trình phân phối dopamine đem lại cho bạn sự tập trung, năng lượng, sự thèm muốn và động lực để giành được phần thưởng lớn nhất của cuộc đời mình: một người bạn đời.

Sean Illing

Ở cấp độ não bộ thì trải nghiệm tình yêu khác gì so với ham muốn tình dục đơn thuần?

Helen Fisher

Phần lớn động cơ tình dục ở cả nam và nữ giới được dàn xếp bởi hooc-môn testosterone, nhưng một tình yêu lãng mạn thì là sản phẩm của hệ thống dopamine. Tôi nhìn tình yêu lãng mạn như một động lực cơ bản đã phát triển từ hàng triệu năm trước, lúc đó, nó giúp con người tập trung năng lượng giao phối vào một cá nhân và bắt đầu quá trình kết cặp ấy.

Tình dục thúc đẩy bạn tìm kiếm một loạt các đối tác, nhưng tình yêu lãng mạn chỉ tập trung năng lượng kết cặp của bạn vào một người tại một thời điểm.

Sean Illing

Vậy là, yêu giống như được cắm tay vào một bịch dopamine nhỏ giọt vĩnh viễn, và bạn sẽ nhận được một ít mỗi khi nhìn thấy hoặc chạm vào người mình yêu, thậm chí cả khi nghĩ về họ?

Helen Fisher

Dopamine nhỏ giọt – Tôi thích cụm từ đó! Tôi chưa từng nghe ai so sánh như vậy trước đây; nhưng đó quả là một cách tuyệt vời để hiểu về tình yêu. Những giọt dopamine được truyền vào ngay cả khi bạn không ở cùng người đó.

Bạn có thể tưởng tượng tình yêu như một nỗi ám ảnh mãnh liệt, tình yêu thực sự gây nghiện. Lúc nào bạn cũng nghĩ về họ; bạn muốn chiếm hữu họ; bạn thấy cồn cào ruột gan; bạn có thể đọc đi đọc lại email và tin nhắn của họ.

Nhưng tôi nói tình yêu gây nghiện bởi vì chúng tôi thấy rằng, ngoài hệ thống dopamine được kích hoạt trong não của những người đang yêu, chúng tôi cũng tìm thấy hoạt động ở một phần khác của não gọi là hạt nhân accumbens.

Phần não này được kích hoạt ở tất cả các dạng nghiện hành vi – cho dù nó gây ra bởi ma túy hay cờ bạc, nghiện đồ ăn hay chứng kleptomania (nghiện ăn cắp vặt). Vì vậy, hạt nhân accumbens hoạt động bùng nổ ở những người mới yêu, và nó thực sự hoạt động như với một cơn nghiện.

Đó là lý do tại sao phía sau tình yêu lãng mạn có một hệ thống não mạnh mẽ hơn nhiều so với ham muốn tình dục.

Nhà nhân chủng học này sẽ cho bạn biết: Tình yêu đích thực là gì? - Ảnh 2.

Tình yêu đến từ đâu? Từ ventral tegmental area (VTA)

Sean Illing

Tôi đã nghe bà nói rằng “tình một đêm” không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Tại sao vậy?

Helen Fisher

Nó không đơn giản, bởi vì khi bạn quan hệ tình dục với một người lạ và cuộc vui đó khiến bạn thỏa mãn, nó sẽ thúc đẩy hệ thống dopamine trong não. Điều đó có khả năng sẽ đẩy bạn vượt ngưỡng để rơi vào tình yêu.

Và khi bạn cực khoái, có một cơn lũ xả ra hooc-môn oxytocin và vasopressin. Những hóa chất thần kinh này liên kết với hệ thống kết cặp trong não.

Vì vậy, đã có đủ những kích thích hóa học tiềm năng được kích hoạt khi bạn quan hệ tình dục với ai đó, cho dù đó là tình một đêm hay không. Một phần ba số người quan hệ tình dục nhưng không yêu cuối cùng lại rơi vào tình yêu điên cuồng với đối tác của mình.

Vì vậy, tình một đêm không đơn giản: Nó có thể kích hoạt các hệ thống não của tình yêu lãng mạn và cảm xúc gắn kết.

Sean Illing

Nói cách khác, đừng quan hệ tình dục với ai đó trừ khi bạn sẵn sàng yêu họ.

Helen Fisher

Chính xác. Giả sử bạn có tình một đêm trong một lần đi nghỉ mát và nhiều rào cản tự nhiên khiến bạn không thể gặp lại họ nữa, tình một đêm như vậy có thể an toàn. Nhưng nếu không, bạn sẽ có nguy cơ rơi vào tình yêu, và điều đó có thể làm phức tạp cuộc sống của bạn theo những cách bạn không chuẩn bị trước.

Sean Illing

Chúng ta và nền văn hóa của chúng ta đang hiểu sai điều gì về tình yêu và tình dục ở nam và nữ?

Helen Fisher

Rất nhiều. Chúng ta nghĩ đàn ông muốn quan hệ tình dục với mọi người phụ nữ họ gặp, nhưng điều đó không đúng. Họ kén chọn hơn mọi người nghĩ.

Tôi nghĩ chúng ta cũng hiểu sai rằng phụ nữ không quan tâm đến tình dục. Trong số những người dưới 40 tuổi, tỷ lệ phụ nữ ngoại tình rõ ràng tương đương nam giới. Nữ sinh trong trường đại học có quan hệ tình dục nhiều hơn nam sinh, chủ yếu là vì phụ nữ có nhiều lựa chọn khi họ học đại học còn nam giới thì không.

Ý tưởng cho rằng đàn ông cần hoặc ham muốn tình dục hơn phụ nữ chỉ là ảo tưởng.

Trong suốt 30 năm qua, tôi đã trả lời các tạp chí phụ nữ rằng đàn ông rơi vào tình yêu nhanh hơn phụ nữ bởi vì họ rất trực quan, và họ rất hay rơi vào tình yêu. Đàn ông thích thể hiện tình cảm công khai hơn, nghe có vẻ lãng mạn nhưng không phải.

Đây có lẽ là một hình thức canh giữ người bạn đời, một cách để thông báo cho mọi người rằng “cô ấy đi cùng tôi”. Đàn ông muốn giới thiệu những người phụ nữ họ yêu đến bạn bè và gia đình sớm hơn. Đàn ông cũng muốn kết hôn với một người phụ nữ mà họ yêu sớm hơn.

Đàn ông có những cuộc trò chuyện thân mật hơn với bạn gái và vợ của mình hơn phụ nữ làm với chồng và bạn trai của họ, bởi vì phụ nữ thường trò chuyện riêng tư với bạn gái của họ rồi, không nhất thiết phải với người đàn ông của họ.

Đàn ông cũng có khả năng tự tử gấp 2,5 lần phụ nữ khi mối quan hệ kết thúc.

Nhà nhân chủng học này sẽ cho bạn biết: Tình yêu đích thực là gì? - Ảnh 3.

Sau chia tay, nam giới có khả năng tự tử gấp 2,5 lần phụ nữ.

Sean Illing

Đợi đã, đàn ông có khả năng tự tử gấp 2,5 lần phụ nữ sau khi chia tay? Bà có lời giải thích nào cho điều đó không?

Helen Fisher

Đó là một câu hỏi rất hay. Nhưng tất cả những gì tôi có chỉ là một giả thuyết. Tôi không nghĩ có ai đã đưa ra một lời giải thích tốt hơn Darwin. Phụ nữ rất hay níu kéo. Ý tôi là, họ dọa sẽ tự tử, nhưng thường họ không làm hoặc họ cố tự sát và thất bại. Nhưng đàn ông đã nói là làm, và làm được.

Tôi nghĩ có một số thứ ở đây liên quan đến sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ. Cảm xúc của phụ nữ luôn được thể hiện ra. Chúng tôi có khuynh hướng cảm xúc hơn.

Đàn ông che giấu cảm xúc của họ, có lẽ bởi vì hàng triệu năm tiến hóa đã khiến đàn ông không muốn thể hiện sự yếu đuối hay sợ hãi của họ ra ngoài. Công việc của họ là bảo vệ cộng đồng của mình. Công việc của họ là bảo vệ vợ và gia đình. Công việc của họ là đi ra ngoài và giết những con vật hoang dã rất nguy hiểm và mang bữa tối về nhà.

Trong những trường hợp đó, thực sự không phù hợp để thể hiện ra bên ngoài nỗi sợ hãi, sự tức giận, sự ngạc nhiên, sự dễ bị tổn thương của bạn.

Vì vậy, đàn ông kìm nén cảm xúc của họ tốt hơn, nhưng họ cũng dễ rơi vào thứ mà chúng ta gọi là cơn lũ tình cảm. Không giống như phụ nữ, họ giữ sự giận dữ của họ, nhưng cuối cùng cơn giận đó tích tụ và bùng phát.

Tôi nghi ngờ điều này, bằng một cách nào đó, liên quan đến hành động tự tử, nhưng đó chỉ là giả thuyết.

Sean Illing

Tình yêu là tình yêu và tôi giả định rằng dữ liệu của bà đúng cả trong trường hợp tình yêu giữa những người khác giới và đồng tính, đồng tình nam cũng như đồng tính nữ. Nhưng tôi vẫn muốn hỏi trong trường hợp nào đó, bà có nhận thấy bất cứ khác biệt nào hay không?

Helen Fisher

Tôi có dữ liệu của hàng trăm người đồng tính nam và họ yêu nhau bình thường như những người đàn ông thẳng. (Như tôi đã đề cập, phía sau tình yêu lãng mạn có một hệ thống não bộ như phía sau sự giận dữ và sợ hãi, mọi người đều có hệ thống não này – bất kể ai có cảm xúc lãng mạn của họ).

Nhưng tôi không có dữ liệu về việc liệu những người đồng tính nam có bao nhiêu khả năng tự tử khi một mối quan hệ kết thúc. Trên thực tế, tôi chưa bao giờ thấy những dữ liệu này. Nhưng nó có thể tồn tại.

Sean Illing

Tôi chắc chắn bà đã nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ những người không muốn đơn giản hóa sự thiêng liêng và phức tạp của tình yêu xuống chỉ như những hoạt động trong hệ thống não bộ. Câu trả lời chung của bà cho mối quan ngại này là gì?

Helen Fisher

Những hoạt động sinh lý cơ bản này của não bộ chỉ là một phần của trải nghiệm yêu. Bạn hỏi tôi về những mạch não nào liên quan đến tình yêu lãng mạn, đó là điều tôi đã nói với bạn. Đây không phải là đơn giản hóa đi tình yêu; tôi chỉ đang cố gắng giải thích một phần của một hệ thống phức tạp rộng lớn.

Tôi đã dành toàn bộ cuộc sống và trí tuệ của mình để mổ xẻ một loạt các hiện tượng liên quan đến tình yêu lãng mạn. Và chắc chắn những mạch tín hiệu cơ bản trong não là một phần của tình yêu đó.

Nhưng công việc này của tôi chỉ giải thích cách bộ não tạo ra cảm giác ngây thơ, sự chiếm hữu, nỗi ám ảnh về tình yêu lãng mạn. Nó không giải thích người bạn yêu là ai, cách bạn thể hiện tình yêu của mình, nơi bạn yêu, hoặc khi nào bạn yêu.

Nhưng đối với những người cảm thấy điều này là sự đơn giản hóa: Tôi thường nói “Bạn có thể biết từng thành phần trong một miếng bánh sô cô la rồi vẫn ngồi xuống ăn nó và cảm thấy vui vẻ. Điều đó cũng đúng với tình yêu. Sẽ luôn có những ma thuật nào đó trong tình yêu“.

Những người nghiên cứu hệ thống não tạo ra sự sợ hãi không được gọi là “đơn giản hóa“. Nhưng khi nói đến tình yêu, mọi người dường như nghĩ rằng tình yêu xuất phát từ thứ gì đó siêu nhiên. Không hề. Tình yêu chỉ là một trong những hệ thống não bộ mạnh mẽ nhất mà con người đã tiến hóa và có được.

Người ta vẫn tiều tụy vì tình yêu, sống vì tình yêu, giết ai đó và sẵn sàng chết vì tình yêu. Ở khắp mọi nơi trên thế giới, mọi người đều có những bài hát tình yêu và những bài thơ về tình yêu. Và mọi người cũng có tiểu thuyết, phim truyền hình, các vở ballet, vở opera, nhạc giao hưởng, huyền thoại, truyền thuyết và thậm chí cả ngày lễ cho tình yêu.

Ở khắp mọi nơi, luôn có ai đó đang theo dõi nhân tình, sẵn sàng giết người hay tự sát vì tình yêu. Cho đến khi xuống mồ, tôi vẫn tin rằng rất đáng để hiểu điều gì trong não bộ liên quan đến đặc trưng nguyên thủy và không thể giải thích này ở con người: tình yêu lãng mạn.

Nhà nhân chủng học này sẽ cho bạn biết: Tình yêu đích thực là gì? - Ảnh 4.

Helen Fisher, nhà nhân chủng học, cố vấn chính cho trang web hẹn hò Match.com.

Sean Illing

Bà đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cho Match.com. Điều gì làm nên một mối quan hệ hay một cuộc hôn nhân hạnh phúc?

Helen Fisher

Nếu bạn nói chuyện với một nhà tâm lý học, họ có thể sẽ cho bạn một câu trả lời khác, nhưng tôi có thể nói cho bạn biết bộ não nói gì về hạnh phúc trong mối quan hệ lâu dài. Có ba vùng não hoạt động khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài và yêu thương bền vững.

Vùng não liên quan đến sự đồng cảm, vùng não liên quan đến việc kiểm soát căng thẳng và cảm xúc của chính bạn, và vùng não liên kết với cái mà tôi gọi là “ảo tưởng tích cực“, khả năng bỏ qua những gì bạn không thích về ai đó và tập trung vào hành động của bạn.

Bạn muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc? Hãy làm tất cả những điều mà các nhà tâm lý học và những người khác có thể đã gợi ý với bạn. Nhưng đây là những gì bộ não nói: Bày tỏ sự đồng cảm, kiểm soát cảm xúc của chính bạn và bỏ qua những mặt tiêu cực ở người bạn đời, chỉ tập trung vào những điều tích cực.

Tham khảo Vox

Theo Zknight

Trí thức trẻ

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có!

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có!

Hành động (Activeness): Rác bẩn nhưng tiền không bẩn.

Một người đàn ông Do Thái nhớ lại, khi còn học mẫu giáo, mẹ đã từng nói với ông rằng những người nhặt rác ven đường đang dùng chính sức lao động của họ để tạo ra giá trị, bất kỳ hình thức lao động nào cũng đều phải được tôn trọng. Kinh nghiệm này cho ông biết rằng: rác bẩn nhưng tiền không bẩn.

Ở nước Mỹ, có hơn 50% “thế hệ giàu có thứ 2” ở tuổi vị thành niên hoàn toàn dựa vào bản thân để làm việc kiếm thêm tiền tiêu. Tổng thống Mỹ Donald Trump khi 14 tuổi đã làm một nhân viên bán hàng. Kinh nghiệm trong việc bán hàng tận nhà tại các khu dân cư cao cấp đã giúp ông hiểu rõ hơn về thị trường bất động sản và có sức thuyết phục mạnh mẽ khi đàm phán với khách hàng.

Lợi ích (Benefaction): Thường làm việc thiện, vui khi giúp người.

Gia tộc Rockefeller là một trong những gia tộc giàu có nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, và họ đã duy trì sự giàu có của gia tộc mình trong một thế kỷ vì phẩm chất lương thiện của họ. Kể từ đầu thế kỷ trước, gia tộc Rockefeller đã thiết lập nên một nền tảng, trẻ em trong gia đình đã được tiếp xúc với phúc lợi công cộng từ khi còn nhỏ dưới ảnh hưởng của những người lớn tuổi.

Trên thực tế, 91% nhà giàu ở Mỹ đều khích lệ trẻ em tham gia hoạt động từ thiện, trẻ em của những gia đình này sẽ dùng một khoản tiền tiêu vặt của mình hoặc đồ chơi, sách, báo để quyên góp cho các tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người cần thiết.

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có! - Ảnh 1.

Tín dụng (Credit): Tín dụng là tiền tệ, nói được, làm được và phải thực hiện đúng lời đã hứa.

Có câu chuyện rằng, một cậu bé 9 tuổi đứng dưới ánh đèn đường mờ nhạt, bàn tay nhỏ nhắn lật từng trang giấy trong cuốn sổ ghi chép trong làn gió lạnh, kiểm tra xem địa chỉ ghi ở phía trên. Cậu bé đó là vì ba của cậu nên mới đến.

Ba cậu bé là một nhân viên bán hàng, do bị ốm nên không thể thực hiện được lời hứa với khách hàng, do đó mới nhờ con trai mình tới để hoàn thành nốt lời hứa. Mặc dù chỉ là một khoản tiền ít ỏi nhưng đối với ba của cậu bé mà nói, nếu đã hứa với ai một điều gì thì nhất định phải làm bằng được.

Cậu bé đó sau này là John McKay, một nhà đầu tư tín dụng nổi tiếng, được biết đến với cái tên “Wall Street Knight”. Tại thời điểm Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, John Mack đã nắm giữ vị trí dẫn đầu của Morgan Stanley, bằng sự đảm bảo về tài chính của mình, ông đã thành công trong việc dẫn dắt nền kinh tế dần khôi phục, nhận được lòng tin của mọi người. Ông thường nói, ý thức về tín dụng của bản thân được bồi dưỡng từ lời nói và hành động của cha mình.

Cần cù lao động tạo ra giá trị, tích cực công ích hồi đáp xã hội, nói được làm được, hứa được thực hiện được, những điều này đều là phẩm chất để những người giàu có tích lũy thêm tiền tài của mình trên con đường phát triển tài vận.

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có! - Ảnh 2.

Toàn bộ quá trình người nghèo trở thành người giàu

Có phải bạn cho rằng mình chính là một người nghèo? Nếu là như vậy, có phải bạn đã từng nghĩ tới việc làm sao để cải thiện tình hình của mình, ngay từ bây giờ sẽ tích lũy cho bản thân? Hãy xem qua những nguyên lí dưới đây, có thể sẽ giúp ích cho bạn.

1. Biến sinh hoạt phí thành nguồn vốn đầu tiên

Một người mua 50 đôi dép với giá 1 triệu và bán ra với giá 30 ngàn 1 đôi, tổng cộng anh ta thu lại được một triệu rưỡi. Một anh chàng khác rất nghèo, 1 tháng nhận được 1 triệu tiền trợ cấp, tất cả đều được dùng để mua gạo và gia vị mắm muối.

Cùng là 1 triệu, nhưng người thứ nhất đã dùng nó để kinh doanh làm tăng thêm giá trị, biến nó trở thành đồng vốn kinh doanh. Ngược lại, người thứ 2 với 1 triệu vẫn giữ nguyên giá trị không đổi, nó cuối cùng vẫn chỉ là tiền sinh hoạt phí.

Vấn đề của người nghèo đều nằm ở đây, họ rất khó có thể biến tiền sinh hoạt phí của mình trở thành vốn đầu tư, càng không có ý thức về vốn cũng như không có kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh, do đó người nghèo cứ ngày một nghèo thêm.

Triết lý: Tham vọng chính là động lực lớn nhất của con người, chỉ có những người có tham vọng giàu có và có cảm hứng trong quá trình đầu tư kiếm tiền mới có thể biến sinh hoạt phí trở thành “nguồn vốn đầu tiên” của mình. Đồng thời, tích lũy ý thức về vốn cũng như kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh để đạt được thành công cuối cùng.

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có! - Ảnh 3.

2. Càng ở những năm đầu tiên thì khó khăn càng lớn

Thực tế, người nghèo muốn trở thành giàu có thì khó khăn lớn nhất là nằm ở những năm đầu tiên. Trong giới giàu có có một định luật: đối với những người tay trắng mà nói, nếu 1 triệu đầu tiên tốn mất 10 năm, vậy thì từ 1 triệu đến 10 triệu có thể chỉ mất 5 năm, và từ 10 triệu đến 100 triệu thì chỉ cần có 3 năm là đủ.

Định luật làm giàu này cho chúng ta biết rằng, bởi vì bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm và kinh phí để bắt đầu, giống như chiếc xe đã chạy, tốc độ đã được tăng thêm, chỉ cần đạp nhẹ, cũng đủ khiến chiếc xe chạy nhanh như bay. 5 năm đầu tiên có thể là thời gian khó khăn nhất, nhưng sau đó nó sẽ ngày càng dễ dàng hơn.

Triết lý: Người nghèo đều không chỉ không có vốn, mà vấn đề lớn nhất đó là họ không có ý thức về vốn cũng như không có kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh. Tiền của người nghèo nếu không phải là vốn, cũng chỉ có thể ngày một nghèo thêm.

3. Sự giàu có của người nghèo chỉ là bộ não

Sự khác biệt về trí thông minh và sức mạnh thể chất giữa con người không lớn như tưởng tượng, một người có thể làm điều này, và người kia cũng có thể làm được. Chỉ là kết quả không giống nhau mà thôi, thường thì một chút công sức nhỏ cũng sẽ quyết định chất lượng của sự hoàn thành.

Giả thử như một nhân viên bán hàng không nhận được đánh giá cao của ông chủ, anh ta đơn giản chỉ đổ lỗi cho lý do không biết nịnh hót, vậy thì quá phiến diện rồi. Ông chủ đương nhiên không thích một người không tôn trọng mình, nhưng quan trọng hơn là ông ấy có thể nhìn thấy giá trị của bạn.

Tương tự, giả sử bạn lần đầu tiên đi làm giấy phép kinh doanh đã cãi nhau một trận tơi bời với người làm giấy, có thể khẳng định rằng, bạn mở cái cửa hàng nhỏ kia thì vĩnh viễn nó cũng chỉ là một cái cửa hàng nhỏ mà thôi, rất khó để mở rộng. Loại tâm thái này, đừng nói đến việc đầu tư mà ngay cả quản lý tài chính hằng ngày cũng rất khó để làm tốt.

Đầu tư là một chuyện cực kỳ mạo hiểm, tiền một khi đã đầu tư đi thì không theo ý mình nữa.

Người nghèo là một quần thể yếu đuối, từ xưa tới nay chưa bao giờ nắm rõ thế cuộc, nhiều lúc ngay đến bản thân mình cũng không thể tự kiểm soát, càng không nói đến việc ảnh hưởng người khác. Người nghèo đầu tư, không đơn giản chỉ là tiền, mà còn là sự can đảm hành động, sự khôn ngoan của sự suy nghĩ và động cơ của các doanh nhân tài chính.

Tài nguyên quý giá nhất của người nghèo là gì? Không phải là một khoản nhỏ tiền tiết kiệm giới hạn, cũng không phải là một cơ thể mạnh mẽ, mà là một bộ não. Trước đây chỉ nói rằng  tư tưởng là một thứ giàu có về tinh thần, trên thực tế, trong thời đại của chúng ta, tư tưởng không chỉ là giàu có về tinh thần mà còn có thể là sự giàu có về mặt vật chất hóa. Một tư tưởng có thể tạo ra sản nghiệp, cũng có thể gây ra một sự thay đổi chưa từng có trong hoạt động kinh doanh.

Triết lý: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa con người không phải là cao thấp béo gầy, mà là bộ não có kiến thức kinh doanh, tính cách tài chính và tư duy vốn.

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có! - Ảnh 4.

4. Đầu tư với năng lực của chính mình

Có một vĩ nhân từng nói, đại ý là giá trị lớn nhỏ của một người, không phải nhìn xem anh ta đòi hỏi ở xã hội bao nhiêu mà là xem anh ta cống hiến bao nhiêu. Tương tự, phân phối theo công việc không phải là dựa theo lượng công việc của bạn để phân phối mà là cần bạn phải sản xuất được càng nhiều giá trị.

Chỉ cần bạn đồng ý, năng lực lao động của bạn sẽ càng tăng thêm, giá trị tạo ra ngày càng nhiều, nghĩa là có thể nhận được thu nhập càng cao. Làm nhiều được nhiều căn bản là chất chứ không phả là lượng, đầu tư cơ bản nhất của người nghèo là đầu tư vào khả năng của chính họ.

Triết lý: Khi nói đến các nhà tư bản, người nghèo liền nghĩ họ là những người bóc lột sức lao động của công nhân, trong lòng tự nhiên có cảm giác chống đối. Trên thực tế, chỉ cần bạn đồng ý, bạn cũng có thể là một nhà tư bản, thị trường tư bản vốn mở cửa cho tất cả mọi người, và trong đó cũng có thế giới của bạn.

5. Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất

Học lực chỉ chứng minh được một nửa của sự giáo dục, những thứ học được ở trường chỉ là những kiến thức cơ bản mang tính tổng hợp, phàm là mọi người đều phải dùng cả đời để học.

Triết lý: Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất, đối với nhiều người nghèo mà nói, số phận của họ liên quan mật thiết đến trình độ học vấn. Bởi vì nghèo đói không phải là tội lỗi, nhưng những người nghèo không thể không thừa nhận kết cục thảm hại của nó.

Tổng thống Donald Trump 14 tuổi đã đi bán hàng nên sớm trở thành triệu phú: Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có! - Ảnh 5.

6. Đừng lấy may mắn để bào chữa cho nghèo đói

Liên quan đến tiền vốn, mọi người đều đã nghe qua rất nhiều. Ví dụ một bà lão đã mua 100 cổ phiếu Coca Cola và theo nó mấy mươi năm bà đã trở thành một triệu phú. Một bà lão người Trung Quốc trải qua 10 năm để phát triển cổ phiếu gốc cũng đã trở thành một tỉ phú. Nhân vật chính trong hai câu chuyện đều là bà lão, không có đầu óc kinh doanh lại bỗng nhiên trở thành con búp bê vàng.

Trên lý thuyết, sự đầu tư của hai bà lão trên đều rất thành công, nhưng đối với nhiều người mà nói, lại rất khó để phát triển giá trị. Tại sao hai người phụ nữ trên lại kiên trì nắm giữ cổ phiếu?

Đó không phải là sự phân tích của lý trí, cũng không phải là niềm tin kiên định, mà là cái gì cũng không hiểu, hoặc là bỏ quên vào một cái tủ nào đó, hoặc do may mắn mà có. Người nghèo đều đặt rất nhiều thứ vào yếu tố may mắn. Bởi vì chỉ có may mắn mới là cái cớ tốt nhất để bào chữa cho sự nghèo đói của chính mình.

Triết lý: Trong thời đại kinh tế thương phẩm, mọi người sẽ có may mắn, không làm mà có không chỉ là một sự xấu hổ mà là điều không thể. Một người có thể nhận được thu nhập là do anh ta đã tạo ra sản phẩm cho xã hội, xã hội mới hồi đáp lại cho anh ta.

Vì sao chỉ có 1% người là người có tiền?

Vì bài viết này khi có 100 người xem thì 50 người hiểu, trong đó có 20 người làm theo, cuối cùng, chỉ có 1 người kiên trì đi tiếp, anh ta đã thành công, đây chính là điểm khác người của những người làm nên đại sự.

Theo Triều Anh / Trí thức trẻ

Trumptards (những người ngu ngốc ủng hộ Trump).

Ps: trong hình là anh nông dân Mỹ bị những người chống Trump quá khích đánh
Tui cũng tự hỏi tại sao tui lại đi ủng hộ Trump, trong khi cách đây chỉ 2 năm, tui là người chống đối Trump kịch liệt, và đi bỏ phiếu bầu cho bà Hillary.Nếu giờ hỏi tui về đạo đức của Trump thì tôi vẫn khẳng định Trump là một asshole, một playboy chính hiệu nhưng nếu hỏi tui về những gì Trump đã làm từ khi làm tổng thống đến giờ thì tui không thể nào không khâm phục ổng.

Thứ nhất, Trump là tổng thống giữ lời hứa nhất trong tất cả những tổng thống mà tui biết mấy chục năm trở về đây, ông ta đã và đang từng bước thực hiện những lời hứa của ổng khi còn tranh cử.

Thứ hai, Trump không phải là chính trị gia, những chính trị gia rất giỏi khua mép mị dân trong khi đó Trump thẳng như ruột ngựa, có sao nói vậy nên nhiều khi vạ miệng, mích lòng nhiều người. Tui thì nhìn việc chứ không nhìn người, vì vậy những gì Trump đã làm từ khi làm tổng thống hầu hết tui đều đồng ý.

Thứ ba, Trump hạn chế rất nhiều di dân bất hợp pháp và ngăn chặn không cho khủng bố vào nước Mỹ qua diện tị nạn. Vụ này ông bạn tui đã chửi tui rất nhiều, ổng nói, mày nên nhớ dân Vn phần đông ở Mỹ đều là dân tị nạn, bây giờ mày ủng hộ Trump không cho dân tị nạn vô là sao!?. Ổng nói đúng mà sai, đúng là hầu hết dân Vn ở Mỹ là dân tị nạn nhưng ổng sai là dân Vn tị nạn chẳng có ai là khủng bố cả. Nếu dân những nước trung đông có trách thì nên trách tụi khủng bố nước họ đã trà trộn vào dân tị nạn của họ để họ bị mất niềm tin của Mỹ. Bằng chứng là tụi khủng bố trà trộn dân tị nạn tới châu âu và chúng phá hoại cỡ nào thì các bạn đã rõ.

Lý do cuối cùng và cũng là lí do lớn nhất tui ủng hộ Trump là tàu cộng. Ngày nào tin tức lên nói Trump hôm nay ra tay với trung cộng ra sao là tui khoái rồi. Chúng ta đều biết tàu cộng ngày càng mất dạy như thế nào, chúng ta tưởng chừng như không ai có thể ngăn chặn được chúng thì bất thình lình Trump xuất hiện, đưa tàu cộng và thế giới hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Mỗi bước đi của ông ta đều là trò cười nhạo báng của rất nhiều người nhưng khi kết quả dần hiện ra thì mọi người đều không thể tin được nó thực sự có kết quả và khi đó tàu cộng đã bắt đầu vỡ mồm.

Những nhà trí thức đạo đức như ông bạn tui và bạn trí thức của ông ta không chấp nhận Trump là vì quá khứ và những lời nói vạ miệng của Trump. Nhưng họ không hiểu cũng như không phân biệt được đâu là personal (chuyện riêng tư) và đâu là công việc (president) của Trump. Họ có quyền thích hay không thích Trump nhưng họ phải công nhận sự thật Trump đang là tổng thống của Mỹ, chúng ta phải tôn trọng điều đó, và hãy coi những việc Trump đang làm, Trump đang sửa chữa những sai lầm mà những tổng thống mấy đời trước để lại, nhất là tổng thống tiền nhiệm Obama.
Đúng, đa phần những người ủng hộ Trump là những công nhân, những nông dân Mỹ, họ có thể không có bằng cấp cao như những người tự cho mình là trí thức học cao hơn người nhưng có điều, cảm nhận và cảm thức (awareness) của họ cao hơn bọn trí thức một bậc, bằng chứng rõ ràng nhất là họ đã thành công đưa Trump lên làm tổng thống đầy ngoạn mục và từng bước một đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại và cũng từng bước một đang tiễn những thằng cộng sản còn sót lại về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chúng ta đang đứng trước cơ hội viết nên lịch sử bằng cách ủng hộ Trump, vote cho đảng cộng hoà tháng 11 này, góp một bàn tay với Trump để diệt tàu cộng, để giải thoát cho dân tộc Việt khỏi ách cộng sản. Tại sao không nhỉ!
Luis Nguyen / (FB Luis Nguyen)

Hai nhà kinh tế học Mỹ giành giải Nobel Kinh tế 

Hai nhà kinh tế học Mỹ giành giải Nobel Kinh tế 2018

Hai nhà kinh tế học người Mỹ William D.Nordhaus (trái) và Paul M.Romer được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018. Ảnh: Le Matin/TTXVN

Chiều 8/10 (theo giờ Việt Nam), hai nhà nhà kinh tế học người Mỹ William D.Nordhaus và Paul M.Romer đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2018.

Theo thông báo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, William D.Nordhaus được vinh danh nhờ lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào phân tích kinh tế vĩ mô và Paul M.Romer được đánh giá cao nhờ đưa đổi mới công nghệ vào phân tích kinh tế vĩ mô dài hạn.

Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 5 và cũng là giải thưởng khép lại mùa Nobel 2018. Trước đó, các giải Nobel Hóa học, Nobel Vật lý, Nobel Y học và Nobel Hòa bình 2018 đã được công bố.

Năm ngoái, nhà kinh tế học người Mỹ Richar H. Thaler thuộc Đại học Chicago (Mỹ) đã vinh dự trở thành chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2017 nhờ những nghiên cứu của ông về lĩnh vực kinh tế học hành vi.

Giải Nobel Kinh tế không phải là một trong 5 giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của Alfred Nobel năm 1895.

Đây là giải thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm nhà khoa học Nobel.

Giống như những người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực y học, hóa học và vật lý, những người đoạt giải Nobel Kinh tế là do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển bầu chọn.

Những người đoạt giải Nobel Kinh tế đầu tiên là nhà kinh tế học người Hà Lan Jan Tinbergen và người Na Uy Ragnar Frisch vào năm 1969 “do đã phát triển và ứng dụng các mô hình động và phân tích các tiến trình kinh tế”.

Từ năm 1969-2017, đã có 49 giải Nobel Kinh tế được trao. Đến nay, phụ nữ duy nhất được trao giải Nobel Kinh tế là bà Elinor Ostrom (người Mỹ), nhận giải năm 2009 với cống hiến to lớn trong việc phân tích về quản trị kinh tế, đặc biệt là quản lý tài sản chung.

Chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Kinh tế là ông Kenneth J. Arrow (người Mỹ) đạt giải thưởng này năm 1972 khi ông 51 tuổi cho những đóng góp mang tính tiên phong vào lý luận cân bằng kinh tế tổng thể và phúc lợi kinh tế.

Chủ nhân cao tuổi nhất của giải thưởng danh giá này là ông Leonid Hurwicz nhận giải năm 2007 khi ông 90 tuổi. Cùng với hai nhà kinh tế học người Mỹ Eric Maskin và Roger Myerson, ông Leonid Hurwicz đã được vinh danh vì những đóng góp vào “lý thuyết thiết kế cơ chế”.

Chủ nhân của các giải Nobel trong năm nay sẽ được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền mặt tương đương hơn 1 triệu USD.

Lễ trao các giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Kinh tế sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12 tới tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển. Riêng giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại thủ đô Oslo của Na Uy.

Năm nay, giải Nobel Văn học không được trao do những bê bối liên quan đến Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Giải Nobel Văn học 2018 sẽ được trao vào năm sau, cùng Nobel Văn học 2019.

theo TTXVN/Báo Tin tức

Trung Quốc có thế chỗ Nga để trở thành “kẻ thù số 1” của Mỹ?

Trung Quốc có thế chỗ Nga để trở thành “kẻ thù số 1” của Mỹ?

Trung Quốc và Mỹ đang xảy ra căng thẳng về chính trị, kinh tế và quân sự.

Trong lúc Trung Quốc đang thúc đẩy quá trình phát triển trên cả phương diện kinh tế và chính trị, nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh đang dần thay Nga trở thành mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.

Theo hãng tin RT, tuần trước tàu chiến USS Decatur của Hải quân Mỹ thiếu chút nữa đã đâm vào tàu chiến của Trung Quốc được triển khai để ngăn chặn tàu Mỹ trên Biển Đông.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không dừng lại ở đó, khi trên mặt trận kinh tế chính quyền Trump đã áp đặt thuế đối với 260 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đang đe dọa sẽ đánh vào gần như tất cả hàng hóa của Trung Quốc.

Ông Trump không phải là người duy nhất chỉ trích Trung Quốc vì những hành động mà trước đây Nga từng bị cáo buộc thực hiện. Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats phát biểu rằng Trung Quốc đang “nhằm vào các chính quyền và quan chức các cấp” của Mỹ.

“Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng bất kỳ sự khác biệt về chính sách giữa chính quyền liên bang và địa phương cũng như sử dụng các khoản đầu tư vào nhiều biện pháp khác nhau để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình”, ông Coats nói.

Trong lúc đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào chính trị Mỹ. Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Trump khẳng định Trung Quốc có âm mưu “can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ năm 2018”, đồng thời nói thêm rằng chính quyền ông đang lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh bởi ông là “Tổng thống đầu tiên thách thức Trung Quốc về thương mại”.

Trong bối cảnh căng thẳng kinh tế, chính trị và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đẩy lên rất cao, liệu Trung Quốc đã thế chỗ Nga và trở thành đối thủ lớn mới của Mỹ?

Thực tế, Washington đã bày tỏ quan ngại này từ tháng 1 năm nay, khi Lầu Năm Góc công bố “chiến lược quốc phòng quốc gia mới”, trong đó nói Trung Quốc và Nga là hiểm họa lớn nhất đối với lợi ích của Mỹ.

Điều này cho thấy sự thay đổi chính sách của Mỹ khi trong hơn một thập kỷ qua Washington chủ yếu tập trung vào việc đối phó chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên Washington dường như đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Ông Mike Pompeo, khi đó là Giám đốc CIA, từng khẳng định Bắc Kinh là hiểm hoạt lớn nhất của Mỹ và Trung Quốc coi mình là một “siêu cường tương đương” với Mỹ và nỗ lực để “giảm bớt quyền lực của Mỹ so với ảnh hưởng của họ”.

Ông Brian Becker, một chuyên gia Hoa Kỳ nhận định, việc Mỹ tập trung đối phó với tham vọng kinh tế của Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của các thành viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ và thực chất bắt nguồn từ chiến lược “xoay trục Châu Á”.

“Chính sách này có mục đích khiến Mỹ không được quá tập trung vào những cuộc chiến không có nhiều ý nghĩa và không có khả năng giành chiến thắng ở khu vực Trung Đông, thay vào đó là chú ý đến sự phát triển của Trung Quốc, một điều có thể đe dọa đến vị thế độc tôn của Mỹ. Cả hai phe bảo thủ và đổi mới trong chính trường Mỹ đều có chung quan điểm là phải ngăn chặn Trung Quốc”, ông nói.

Theo ông Becker, mặc dù đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có chung mục đích đối phó Trung Quốc, song chiến lược mà họ đề ra là khác nhau. Tổng thống Obama muốn dùng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương để ngăn Trung Quốc “tự viết nên quy tắc thương mại”, trong khi Tổng thống Trump có phần trực diện hơn khi dùng sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị để đơn phương công kích bất kỳ thế lực nào đi ngược với Mỹ.

Ông Andrew Leung, một chuyên gia về chính trị ở Hồng Kông cho biết Washington đã đúng khi nhận thấy Trung Quốc là một đối thủ lớn trên trường quốc tế. “Trung Quốc đã trở thành hiểm họa lớn nhất đối với sự thống trị của Mỹ. Đó là bởi Trung Quốc chứ không phải Nga có sức mạnh toàn diện được tạo nên từ một nền kinh tế vững mạnh lớn thứ hai trên thế giới”.

Trung Quốc có thế chỗ Nga để trở thành “kẻ thù số 1” của Mỹ? - Ảnh 2.

Tàu chiến USS Decatur của Mỹ thiếu chút nữa đã va chạm với tàu Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuy nhiên theo cựu quan chức Mỹ Michael Maloof, việc coi Trung Quốc là một đối thủ về chính trị, kinh tế và quân sự là một phần trong chiến lược nhằm đảm bảo “sự dẫn đầu trên thế giới” của Mỹ. Ông khẳng định rằng điều này sẽ thúc đẩy “quá trình sản xuất và buôn bán vũ khí”, đồng thời tạo việc làm cho người dân trong nước.

Cũng có người cho rằng cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ đối với Trung Quốc của ông Trump cũng có thể là một động thái đối nội. Phần lớn những người ủng hộ ông đã chịu tổn thất do việc Trung Quốc đánh thuế vào các mặt hàng của Mỹ và ông muốn khẳng định mục đích hành động của mình với họ.

Ông Becker nói mặc dù Bắc Kinh hiểu rõ quyết định của mình sẽ có những hệ quả ra sao, song họ buộc phải “hành động đáp trả mức thuế khổng lồ” do chính quyền Trump áp đặt, khi họ nhận thấy động thái này đang “làm hại” và ngăn chặn “quá trình phát triển kinh tế bình thường” của Trung Quốc.

Một số người thậm chí tin rằng Washington có thể hợp tác với Moscow để đối phó Bắc Kinh, song ông Leung lại không tán đồng với quan điểm này. “Nga có nhiều lợi ích chung với Trung Quốc cả về địa chính trị và kinh tế hơn Mỹ.

Thêm vào đó, có lý do gì để Nga tin vào một chính phủ Mỹ có thể từ bạn trở thành thù trong chốc lát dưới thời Trump?”, ông Leung nói.

Về phần mình, Bắc Kinh đã bày tỏ quan điểm rằng họ không muốn đối đầu với Washington. Tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc và Mỹ có thể cạnh tranh với nhau, song không được nhìn nhau với lối suy nghĩ kiểu Chiến tranh Lạnh.

theo Infonet