Nhung lụa phía bên kia bức tường

Để tìm thêm những lời có cánh dành cho nền công nghệ mạng và các công ty mạng của quốc gia này, bạn đọc có thể tham khảo số lượng bài báo ngày càng nhiều trên VietNamNet như Tencent: Đế chế thầm lặng nhưng lớn hơn cả Facebook;  Tự đứng trên đôi chân mình, Trung Quốc dám thách thức Facebook, Google;  Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc không cần đến Facebook? hay Trung Quốc khuynh đảo “địa hạt số” bằng công nghệ nội địa.

Nếu đi qua hết những bài báo nói trên, chúng ta sẽ thấy hình tượng của một kinh đô công nghệ mới, nơi những doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cạnh tranh sòng phẳng với nước ngoài, vươn tay ra tầm thế giới, còn người dân được lựa chọn thoải mái các sản phẩm công nghệ tiêu dùng với những sản phẩm nội địa ưu việt.

Nhưng có thật thế không? Liệu mô hình phát triển của Trung Quốc có thật sự trở thành “gương điển hình” để Việt Nam chúng ta học hỏi?

luat an minh mang
Bộ ba BAT – Baidu, Alibaba và Tencent đang thống lĩnh thị trường công nghệ Trung Quốc. (Ảnh: Digiday)

Độc quyền, độc quyền và độc quyền

Thị trường công nghệ nội địa của Trung Quốc là thị trường quá béo bở với hơn 700 triệu người dùng Internet và điện thoại di động thường xuyên. Chỉ cần có chỗ đứng nhất định tại đây thì số lượng thuê bao, doanh thu không hề thua kém việc giành được phần lớn thị trường tại Liên minh Châu Âu hay khu vực Đông Nam Á.

Để dễ tưởng tượng, chúng ta biết rằng Alibaba xử lý số lượng giao dịch hàng hóa nhiều hơn cả eBay và Amazon cộng lại, dù eBay và Amazon hoạt động tại hầu hết những vùng kinh tế tiêu dùng mạnh trên thế giới như Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, trong khi thị phần chủ yếu của Alibaba chỉ ở Trung Quốc.

WeChat, ứng dụng mạng xã hội của Tencent được thông báo là sắp chạm đến ngưỡng một tỷ người dùng thường xuyên. Platform bán hàng online Taobao của Alibaba ghi nhận rằng họ đã sắp có 550 triệu khách hàng.

luat an minh mang
Trung Quốc có đủ các dịch vụ thay thế các dịch vụ của phương Tây. (Ảnh: Venitism)

Tuy nhiên thị trường này chưa bao giờ được xem là mở hay bình đẳng (đến nay WTO vẫn chưa công nhận Trung Quốc có hệ thống kinh tế thị trường). Có nhiều định hướng chính sách khiến cho thị trường công nghệ, Internet nói riêng tại Trung Quốc gần như bất khả xâm phạm đối với những nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các công ty Trung Quốc được tự do “dương oai diễu võ” khắp thế giới (dẫu không được thế giới đón nhận cho lắm).

Trước tiên, và dễ dàng nhất, hàng loạt những công ty công nghệ phương Tây (và nước ngoài nói chung) bị cấm, chặn không cho sử dụng tại Trung Quốc mà không cần thiết phải giải thích hay đưa ra quan điểm pháp lý hợp lý cụ thể. “Vạn lý Tường lửa” của Trung Quốc được cho là hệ thống tường lửa thuộc loại hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Trong các bài viết của báo VietNamNet liên quan đến Trung Quốc dám thách thức Facebook, Google hay giới trẻ Trung Quốc không cần Facebook, Google; lý do đơn giản là vì Bắc Kinh đã cấm và chặn đường dẫn đến những trang web nói trên trên phạm vi toàn quốc. Cần nhớ rằng, trong năm 2009, Google là một trong những trình duyệt có thị phần lớn nhất Trung Quốc, đảm nhiệm 1/3 khối lượng tìm kiếm của người Trung Quốc (lên hơn 30%), hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tay đôi với Baidu thời điểm đó (đang có khoảng 65% thị phần). Tuy nhiên, sau việc các gợi ý tìm kiếm của Google cho phép người dùng tìm được hình ảnh cảnh sát Trung Quốc đánh đập người biểu tình ở Tây Tạng, Bắc Kinh bắt đầu can thiệp.

Bị chặn đường dẫn và tấn công an ninh liên tục, thị phần của Google giảm mạnh, nhưng tăng trở lại khoảng 11% sau khi họ chuyển máy chủ sang Hong Kong, với cơ chế quản lý thoáng hơn và người dùng Trung Quốc vẫn có thể truy cập. Đến khi cả đường dẫn sang máy chủ này cũng bị chặn và liên tục chịu những cuộc tấn công vào hệ thống dữ liệu từ chính phủ Trung Quốc, Google chính thức tuyên bố rút lui khỏi thị trường này để bảo vệ uy tín của công ty mình.

Điều này xảy ra với nhiều dịch vụ Internet lừng danh thế giới khác như Twitter, Youtube hay Facebook, tạo điều kiện cho các phần mềm của những công ty có nguồn tài lực lớn của Trung Quốc tung ra các sản phẩm bắt chước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa như WeChat, Weibo: hệ thống mạng xã hội dùng lại ý tưởng khởi đầu của Facebook, Twitter; hay Youku Tudou: được gọi Youtube của Trung Quốc; mà gần như không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Nhiều quy định nhỏ lẻ ở các hệ thống pháp luật khác cũng khiến các công ty nước ngoài dè dặt khi tiếp cận thị trường này.

Chèn ép công ty nước ngoài

Vào năm 2015, một quy định về quản lý ngân hàng và hệ thống thông tin được đề xuất (và thông qua sau đó), yêu cầu tất cả những công ty cung cấp phần cứng cho các ngân hàng hoạt động tại Trung Quốc phải cung cấp mã nguồn của hệ thống (source code), cũng như tạo ra các lỗ hổng bảo mật sẵn (back doors) để chính phủ có thể xâm nhập vào cả phần cứng lẫn phần mềm khi họ thấy cần.

Quy chế này cũng đòi hỏi 75% sản phẩm công nghệ được sử dụng bởi các định chế tài chính hoạt động tại Trung Quốc phải “an toàn và có thể kiểm soát” (secure and controllable) theo lộ trình đến năm 2019. Dù thuật ngữ “an toàn và có thể kiểm soát” chỉ vừa được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Trung Quốc thời gian gần đây, nhiều nhà quan sát khẳng định chúng được đặt ra để bảo đảm rằng các công ty nước ngoài không có đường sống trong thị trường công nghệ nội địa Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Matthew Cheung, thuộc công ty thống kê nổi tiếng Gartner, bình luận rằng nhiều quy định pháp luật hiện nay của Trung Quốc đang nhắm thẳng vào các công ty nước ngoài vì những công ty này không thể hy sinh toàn bộ mô hình và bí mật công nghệ của mình đang được sử dụng trên toàn thế giới chỉ để thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Hay Mark Natkin, giám đốc của Marbridge Consulting có trụ sở tại Bắc Kinh từng nói: “Miễn là chính phủ nuôi được các công ty Trung Quốc bằng thế độc quyền tại thị trường nội địa, họ sẽ còn nuôi tham vọng thống trị thị trường thế giới bằng những dòng chảy tài chính có được từ thị trường nội địa”.

Mặt khác, các công ty Trung Quốc cũng ít khi phải đối mặt với các phong trào dân sự và các chính trị gia lắm chuyện lo ngại về thông tin và bảo mật của người dùng, cũng như vấn đề chống độc quyền, điều thường xảy ra với các thị trường phương Tây. Trong khi người dân Trung Quốc có thái độ khá hời hợt với quyền riêng tư và pháp luật độc quyền, chính phủ Trung Quốc (cũng như Việt Nam) không hề có động thái phản đối hay kiểm soát việc thu thập thông tin người dùng khối lượng lớn của các công ty công nghệ, miễn là họ chấp thuận chia sẻ với chính phủ khi được yêu cầu.

Vậy nên, khi Tencent và Alibaba đã trở nên lớn mạnh và biến thành lực cản cho quá trình cạnh tranh lành mạnh của các công ty nội địa, những gã khổng lồ công nghệ cũng được tự do thu thập một lượng thông tin khổng lồ từ người dùng; từ đó lưu trữ, sử dụng và phân tích nó để tìm hiểu về cuộc sống, sở thích, người thân – quen, thói quen sử dụng công nghệ, thói quen đọc hay kể cả xu hướng chính trị của các cá nhân một cách không giới hạn.

luat an minh mang

‘Cá trên thớt’

Đến cuối cùng, khi được nuôi đủ béo, những chàng khổng lồ này như cá nằm trên thớt. Bắc Kinh nuôi lớn họ đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể đưa họ vào lò mổ tại bất kỳ thời điểm nào, dưới bất kỳ hình thức gì. Tập Cận Bình đã tỏ rõ chủ ý rằng kể cả những nhà tài phiệt thân hữu nhất cũng có thể bị xử chém.

Vừa năm nay, ông Wu Xiaohui (Ngô Tiểu Huy), cháu rể Đặng Tiểu Bình, một trong những nhà tài phiệt giàu có và nổi tiếng nhất Trung Quốc, là nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tài chính An Bang, đã bị kết án 18 năm tù. An Bang là một trong những tập đoàn thân hữu đầy quyền lực và có chính sách đầu tư, mua lại các công ty ngoại quốc.

Vậy nên không khó để lý giải vì sao các công ty công nghệ Trung Quốc cực kỳ ngoan ngoãn và phục tùng quyền lực của Bắc Kinh.

Ông Pony Ma (Ma Huateng – hay Mã Hóa Đằng), nhà sáng lập và quản trị của Tencent, là một thành viên rất được chào đón nhưng không làm gì cả trong Quốc hội Trung Quốc.

Jack Ma (Ma Yun – Mã Vân) thì luôn khẳng định bản thân và tôn chỉ của công ty mình là trở thành đại diện cho quyền lực mềm của Trung Quốc trên toàn thế giới.

Mặt khác, hiện nay hầu hết các công ty công nghệ lớn của nước này, dù mang danh là tư nhân, nhưng đều có đảng đoàn, chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động với mục tiêu xây dựng đảng trong các hoạt động công nghệ. Trong ban giám đốc của các công ty công nghệ cũng có người được Đảng Cộng sản gửi qua để đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo hoạt động và sự gần gũi với các cơ quan quản lý địa phương.

Theo Nguyễn Quốc Tấn Trung (Luatkhoa.org)

Ngũ cốc nảy mầm: Loại hạt “thần kỳ” với mức giá rẻ, biết chế biến sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, ngăn bệnh tim mạch và chống lão hóa

Kiều mạch, đậu đen, đậu nành và kê… là những hạt ngũ cốc có thể làm nảy mầm để chế biến thành thực phẩm cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Ngũ cốc luôn được biết đến là loại hạt “thần kì” mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhờ các gluten tự do chứa nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxi hóa quan trọng.

Axit phytic, thành phần có nhiều trong vỏ của ngũ cốc là axit có hại, làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nó có thể kết hợp mạnh với các nguyên tố như Fe, Ca, Zn, Mg thiết yếu trong cơ thể gây ra tình trạng còi xương, loãng xương… Tuy nhiên, axit phytic cũng là dạng axit kém bền, có thể bị mất đi thông qua quá trình lên men hoặc nảy mầm. Đó là lý do vì sao làm vỡ axit phytic thông qua quá trình chế biến hạt ngũ cốc trước khi sử dụng sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh khỏi tình trạng lão hóa sớm.

Chế biến hạt ngũ cốc như thế nào là tốt nhất?

Hạt ngũ cốc có thể được chế biến dưới dạng trộn với sữa chua, hoặc giấm táo và bảo quản ở nơi ấm áp trong khoảng 12-24 giờ trước khi ăn. Trong quá trình này, thành phần axit có hại sẽ bị phá vỡ, giúp cơ thể hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Lên men cũng là một dạng thúc đẩy phá vỡ axit phytic phổ biến, thường thấy khi làm bánh mì. Đặc biệt, làm nảy mầm đối với những loại ngũ cốc nguyên hạt được biết đến là cách chế biến hạt ngũ cốc có lợi tối đa với sức khỏe.

Cách làm nảy mầm hạt ngũ cốc

Cần rửa sạch hạt ngũ cốc, đổ vào bát và ngâm trong nước sạch. Lưu ý, lượng nước phải cao hơn ngũ cốc do các hạt cần ngậm một lượng nước lớn phục vụ cho quá trình nảy mầm. Vớt bỏ những hạt nổi trên mặt nước vì đây là những hạt đã bị hỏng. Đậy bát ngũ cốc ngâm bằng một chiếc khăn sạch và bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 3 – 12 giờ. Xả nước qua lớp vải và rửa lại bằng nước sạch. Lặp lại quá trình này 2 lần/ngày cho đến khi các hạt nảy mầm đều.

Ngũ cốc nảy mầm: Loại hạt thần kỳ với mức giá rẻ, biết chế biến sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, ngăn bệnh tim mạch và chống lão hóa - Ảnh 1.

Việc ngâm và làm hạt ngũ cốc nảy mầm sẽ làm mất acid phytic trong vỏ hạt, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn

Lợi ích sức khỏe của hạt ngũ cốc nảy mầm

Bổ sung hạt ngũ cốc nảy mầm vào chế độ dinh dưỡng có thể cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm về tim mạch và chống lão hóa sớm.

1. Trung hòa các chất ức chế enzyme

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, lớp bảo vệ bên ngoài của ngũ cốc nguyên hạt (vỏ hạt) có chứa các chất ức chế enzyme. Nếu những hạt này được tiêu thụ thô, nó sẽ kìm hãm hoạt động của các enzym có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và thay đổi cân bằng tiêu hóa trong cơ thể. .

2. Bổ sung tối đa vitamin

Ngâm ngũ cốc nảy mần sẽ làm lớp axit phytic bị phá vỡ, cho phép các vitamin và khoáng chất có trong hạt cũ cốc được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Hạt ngũ cốc khi nảy mầm sẽ sinh ra các chất có chức năng cải thiện hoạt động đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, giúp chống lại nhiều bệnh do axit phytic gây ra.

4. Tăng cường lưu thông máu

Hạt ngũ cốc nảy mầm giúp tăng cường lưu thông máu bằng cách duy trì số lượng hồng cầu với lượng khoáng chất thích hợp như đồng và sắt. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp oxy cho các cơ quan và tế bào khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất của chúng. Hạt nảy mầm còn giúp tăng trưởng tóc và tạo ra các mạch máu mới.

5. Hỗ trợ giảm cân

Mầm hạt ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng calo cực thấp được coi là thực phẩm hữu ích trong chế độ giảm cân. Nó cũng ức chế sự sản xuất ghrelin, một loại hormone đói làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều gây ra béo phì.

6. Cải thiện thị lực mắt

Vitamin A cùng với các chất chống oxy hóa có trong hạt ngũ cốc nảy mầm sẽ giúp cải thiện thị lực, bảo vệ các tế bào mắt khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

7. Giảm độ axit

Hạt mầm giúp điều hòa và duy trì độ pH bên trong cơ thể bằng cách trung hòa mức độ axit. Do đó, những người thường bị ợ chua có thể sử dụng hạt ngũ cốc nảy mầm sau bữa ăn chính để giảm thiểu tình trạng này.

8. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Axit béo omega 3 trong hạt nảy mầm có khả năng tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bên cạnh đó, axit béo omega 3 có đặc tính chống viêm giúp giảm tình trạng căng thẳng tim mạch, giữ cho tim được khỏe mạnh.

9. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C cao cùng với vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạt nảy mầm trở thành chất kích thích mạnh mẽ trong quá trình sản sinh tế bào bạch cầu, ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng tấn công cơ thể.

10. Ngăn chặn lão hóa sớm

Các chất chống oxy hóa trong hạt ngũ cốc nảy mầm có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy DNA, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa sớm. Hơn nữa, nó cũng giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào, làm lão hóa và tổn thương làn da.

Nguyễn Nguyễn / Theo Trí thức trẻ/Boldsky

Triển lãm ‘Hà Nội trong tôi’: Những người lặng thầm cống hiến cho Thủ đô

Suốt nhiều năm tháng qua, các làng nghề, phố nghề của Hà Nội vẫn được duy trì và phát triển. Triển lãm “Hà Nội trong tôi” mang đến những mảng màu chân thực về cuộc sống lao động của các nghệ nhân cũng như tình yêu với văn hóa Thủ đô. 

Sáng ngày 9/10, triển lãm Hà Nội trong tôi 2018 với chủ đề Làng nghề, phố nghề khai mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Triển lãm diễn ra nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2018).

Hà Nội trong tôi 2018 được chia làm 3 chủ đề chính là Phố nghề, Nghề thủ công mỹ nghệ và Nghề ẩm thực. Triển lãm giới thiệu 80 bức ảnh tái hiện chân dung các nghệ nhân, cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt đời thường ở làng nghề, phố nghề của Thủ đô.

trien lam ha noi trong toi nhung nguoi lang tham cong hien cho thu do
Triển lãm Hà Nội trong tôi 2018 diễn ra từ ngày 9/10-13/10. (Ảnh: An ninh Thủ đô)

Hà Nội là một trong những nơi có nhiều làng nghề nhất cả nước. Nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng tâm huyết, các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm truyền thống đa dạng, tinh xảo. Theo năm tháng, làng nghề, phố nghề vẫn được gìn giữ và ngày càng độc đáo.

Đó là không gian sôi động, nhộn nhịp của những phố nghề nổi tiếng như tranh dân gian Hàng Trống, bánh cốm Hàng Than, ô mai Hàng Đường, phố Lò Rèn, Lãn Ông…

Ở ngoại thành, Hà Nội còn có những làng nghề thủ công mỹ nghệ với truyền thống lâu đời và nổi tiếng như Làng gốm Bát Tràng, gốm Kim Lan, lụa Vạn Phúc, tranh dân gian Hàng Trống, tranh thêu Quất Động, đúc đồng Ngũ Xã, tạc tượng Sơn Đồng, quạt giấy Chàng Sơn, nghề mây tre đan, may, thêu, vẽ, truyền thần, múa rối…

Tất cả tinh hoa của nghệ nhân, làng nghề, phố nghề đã tạo nên nét văn hóa rất riêng và sinh động cho Thủ đô.

trien lam ha noi trong toi nhung nguoi lang tham cong hien cho thu do
Những nghệ nhân ngày đêm giữ lửa với nghề. (Ảnh: An ninh Thủ đô)
trien lam ha noi trong toi nhung nguoi lang tham cong hien cho thu do
Triển lãm góp phần giới thiệu, quảng bá tới người dân, du khách trong và ngoài nước những nét tinh hoa, văn hóa làng nghề, phố nghề của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
trien lam ha noi trong toi nhung nguoi lang tham cong hien cho thu do
trien lam ha noi trong toi nhung nguoi lang tham cong hien cho thu do
trien lam ha noi trong toi nhung nguoi lang tham cong hien cho thu do
Những phố nghề, làng nghề truyền thống góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của Hà Nội. (Ảnh: Dân Trí)

(Tổng hợp)

Đỗ Mười: Từ “đánh tư sản” tới Hội nghị Thành Đô

Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, qua đời hôm 1/10, đã để lại những “di sản” đáng tranh cãi như việc định hình “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa,” thanh trừng các hộ làm kinh tế miền Nam thông qua chiến dịch “Đánh Tư sản”, và tạo dựng chương trình “Kinh tế Mới” với nhiều hệ quả kéo dài đến tận ngày nay.

Nhà nước Pháp quyền XHCN

Ngay khi lên làm Tổng Bí thư vào tháng 6/1991, ông Đỗ Mười đã đưa ra cái gọi là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ 2 khoá VII vào tháng 11/1991, sau đó tiếp tục được “khẳng định” và “thể chế hóa” trong Hiến pháp 2013.

Thực chất “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là quyền lực nhà nước được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, như Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng vào 01/2016 đã tái khẳng định.

Đó chỉ là một mỹ từ mà tôi không nghĩ rằng ông Đỗ Mười có thể nghĩ ra khái niệm Nhà nước Pháp quyền XHCN, mà có thể là do các cố vấn của ông ấy đã mớm cho ông khái niệm này và ông đã đưa ra trong các văn bản và nghị quyết của Đảng khi ông làm Tổng Bí thư.

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài Nhận định về vai trò của ông Đỗ Mười đối với chủ trương “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.”

“Đó chỉ là một mỹ từ mà tôi không nghĩ rằng ông Đỗ Mười có thể nghĩ ra khái niệm Nhà nước Pháp quyền XHCN, mà có thể là do các cố vấn của ông ấy đã mớm cho ông khái niệm này và ông đã đưa ra trong các văn bản và nghị quyết của Đảng khi ông làm Tổng Bí thư.

“Khái niệm này chỉ để lừa bịp người dân là chính và hậu quả của nó kéo dài cho đến ngày nay. Các cơ quan, quan chức của Đảng không bao giờ tôn trọng pháp luật cho chính Quốc hội của Đảng làm ra mà họ xem các nghị quyết, các cuộc điện thoại hoặc thư tay của cấp trên có giá trị cao hơn cả các văn bản pháp luật.”

Tổng Bí Thư Đỗ Mười phát biểu tại lễ kỷ niệm ở Tân Trào, 16/08/1995.

Theo Luật sư Đài, khái niệm Nhà nước Pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang vận dụng hoàn toàn khác hẳn khái niệm Thượng tôn Pháp luật đã tồn tại bấy lâu nay tại các nền dân chủ trên thế giới, là giá trị phổ biến tại các xã hội phương Tây hiện đại.

Giới lãnh đạo Việt Nam sau này vẫn một mực khẳng định rằng khi xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyệt đối không thể rập khuôn theo các giá trị và mô hình xây dựng của các nước phương Tây với các mô hình và thể chế chính trị khác, và phải “bảo đảm nguyên lý của mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền.”

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là cái “khung”, là những nguyên tắc “trật tự xã hội” từ đó nhà nước Việt Nam xây dựng lên. Đó là một tiêu sản nặng nề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân đem lại một nhà nước Việt Nam XHCN thối nát toàn diện…

Trương Nhân Tuấn

Từ Pháp, tác giả Trương Nhân Tuấn viết cho VOA: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là cái “khung”, là những nguyên tắc “trật tự xã hội” từ đó nhà nước Việt Nam xây dựng lên. Đó là một tiêu sản nặng nề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân đem lại một nhà nước Việt Nam XHCN thối nát toàn diện với tệ nạn tham nhũng mua quan bán chức ở toàn bộ nhân sự lãnh đạo cấp cao, cho tới sự hỗn loạn vô phương chữa trị trong giao thông, xã hội luân thường đạo lý đảo lộn, nạn gian lận, giả dối…”

Ông Tuấn chia sẻ với VOA: “Ông Đỗ Mười là người đầu tiên đưa ra khái niệm “nhà nước pháp quyền” vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhưng thực tế là “rập khuôn” Trung Quốc khi nước này đề xướng “quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa”, dựa vào pháp luật để trị nước (hay còn gọi là ỷ pháp trị quốc).”

Ông viết thêm: “Ông Đỗ Mười vừa trút hơi thở cuối cùng. Tôi luôn hy vọng rằng cái gọi là “nhà nước pháp quyền” sẽ được thay đổi lại, từ hình thức cho tới nội dung, để việc “quản lý nhà nước” thực sự trở thành một vấn đề của “nhà nước.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói rằng trong suốt thời gian tham gia chính trị, ông Đỗ Mười đã “duy trì được sự lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

​ Đánh Tư sản

Ngoài ra, nhắc tới ông Đỗ Mười không thể nào không nhắc tới chiến dịch “Đánh Tư sản” ở miền nam sau năm 1975. Chiến dịch này được cho là đã đưa cả miền nam vào tình trạng đói khổ cùng cực, biến Việt Nam thành một trong ba nước nghèo nhất thế giới vào năm 1985.

Blogger Đỗ Nam Trung chia sẻ với VOA:

“Vai trò lãnh đạo của ông sau khi chiến thắng miền Nam là việc đánh tư sản. Ấn tượng nhất và ghê gớm nhất đối thanh niên lúc ấy là việc đấu tố. Con cái của các gia đình tư bản sau khi vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bị buộc phải đưa lực lượng của Đoàn về chính gia đình nhà mình để mà đấu tố cha mẹ, chỉ chỗ chôn cất vàng bạc, tiền của…Các gia đình có tài sản bị họ cướp lấy hết, họ bị đuổi ra khỏi nhà, đi vượt biên, hay đi Vùng Kinh tế mới.”

Con cái của các gia đình tư bản sau khi vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bị buộc phải đưa lực lượng của Đoàn về chính gia đình nhà mình để mà đấu tố cha mẹ, chỉ chỗ chôn cất vàng bạc, tiền của…

Đỗ Nam Trung

Theo trang Nghiên cứu Lịch sử, chiến dịch Đánh Tư sản 1 (X-1) bắt đầu vào sáng ngày 11/9/1975 diễn ra trên khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn, tập trung vào những người Việt gốc Hoa, chủ yếu nhắm vào nhà các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ gia đình nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sinh sống.

Chiến dịch Đánh tư sản 2 (X-2) được tiến hành từ tháng 3/1978 và kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990, chủ yếu nhắm vào tư thương, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do mà chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từng khuyến khích và hậu thuẫn tại miền Nam.

Song song với chiến dịch X-2 là chiến dịch X-3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Kết quả là hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu, theo trang Nghiên cứu Lịch sử.

Tổng Bí thư Đỗ Mười nói chuyện với người dân xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, ngày 1/11/1992. TTXVN

Trong giao đoạn từ sau 1975 đến năm 1991, ông Đỗ Mười làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết Cơ bản của Trung Ương, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là người chỉ huy trực tiếp các chiến dịch “đánh tư sản” hay còn gọi là “cải tạo công thương nghiệp,” với vai trò là Trưởng ban cải tạo tư sản trung ương, thành lập vào ngày 16/2/1976.

Trong cuốn “Bên Thắng cuộc,” xuất bản năm 2013 tại Mỹ, nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) viết: “Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” ở miền Nam, tiến hành từ sau 1975, đã cải tạo 3.560 cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, trong đó có 1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị công hữu hóa, tịch thu, 498 cơ sở bị chuyển thành công tư hợp doanh; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang sản xuất; chuyển chín vạn tiểu thương sang sản xuất; sử dụng 15.000 người vào mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.”

Trang Trithucvn.net nói với chiến dịch “Cải tạo Tư sản,” của ông Đỗ Mười, cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng, và đây được coi như một đòn trả thù hữu hiệu đối với ngụy quân, ngụy quyền và tiểu tư sản miền nam.

Hội nghị Thành Đô

Tháng 9 năm 1990, ông Đỗ Mười, trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã có chuyến công du tới Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cùng với Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng, trong một sứ mệnh mà các nhà phân tích nói để “ký kết hiệp định Thành Đô,” chỉ vài tháng trước khi ông Mười lên làm Tổng Bí thư vào tháng 6/1991.

“Ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ký Hiệp định Thành Đô với phía Trung Quốc. Đó là hậu quả để lại cho con cháu mà chúng ta phải đấu tranh để gìn giữ chủ quyền quốc gia,” Luật sư Đài nói.

Tác giả Trương Nhân Tuấn viết cho VOA hôm 2/10: “Hệ quả của Hội nghị Thành Đô là “gắn liền” vận mệnh của Việt Nam vào Trung Quốc qua “thập lục tự phương châm”, Việt Nam gọi là “16 chữ vàng” (Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan). Bản Tuyên bố chung giữa hai nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký vào đầu năm 2017 có nhắc lại “hai cộng đồng cùng chia sẻ một tương lai.” Thông thường thì chỉ có những người dân trong cùng một quốc gia mới chia sẻ chung một tương lai, có cùng chung vận mạng.”

Hôm 2/10, Blogger Kudu Nấm viết: “Người cuối cùng của bộ 3 quyền lực dự Hội nghị Thành Đô đã ra đi.”

Tổng Bí Thư Đỗ Mười thăm chính thức Bắc Kinh vào tháng 11/1995.

Trong suốt thời gian làm Tổng Bí Thư, ông Đỗ Mười đã 3 lần thăm chính thức Trung Quốc vào các năm 1991, 1995, và 1997, theo Tân Hoa Xã. Trong chuyến thăm năm 1991, ông Đỗ Mười xin lỗi và phục hồi quan hệ với Trung Quốc, theo tác giả David W.P. Elliott, viết trong cuốn sách “Đêm trước Đổi mới.”

Hội nghị Thành đô được cho là một sự kiện vẫn tác động tới đường lối và chính sách của chính quyền Việt Nam ngày nay.

Nhà báo Lê Phú Khải nhận xét về ông Đỗ Mười trên trang Thời báo Sài gòn: “Ông là tấn bi hài kịch của một người lãnh đạo Đảng cộng sản xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội Việt Nam nông nghiệp lạc hậu phong kiến nửa thực dân trước 1945.”

Nhà báo Khải viết tiếp: “Vì yêu nước, ông đi làm cách mạng, từng bị thực dân tù đầy, tra tấn. Nhưng vì đi lạc vào quỹ đạo Cộng sản nên bị “ma dẫn lối, quỷ đưa đường…!” Đó là bi kịch (tragédie) cho chính ông và cho cả nhân dân của ông.”

Tác giả Trương Nhân Tuấn nhận định rằng “tiêu sản của cố Tổng bí thư Đỗ Mười thật là nặng nề cho đất nước và dân tộc Việt Nam.”

Tiêu sản của cố Tổng bí thư Đỗ Mười thật là nặng nề cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trương Nhân Tuấn

Ông Đỗ Mười hai lần được bầu giữ cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và thứ VIII (1996), thuộc thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với lập trường quyết liệt trong việc đánh đổ đế quốc và xóa bỏ bóc lột cũng như kiên định đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội.

Vào giữa nhiệm kỳ Tổng bí thứ lần thứ hai, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa VIII) tháng 12/1997, ông Mười từ chức để nhường ghế Tổng Bí Thư cho ông Lê Khả Phiêu. Từ năm 1997 đến năm 2001, ông được cử làm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trao danh hiệu 85 tuổi đảng, và sau đó hầu như biến mất trong con mắt của công chúng.

Nhật, Việt và các nước Mekong hợp tác kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai (8/10) đã đồng ý làm việc cùng nhau để duy trì hòa bình và an ninh trên Biển Đông. Sau đó một ngày Hội nghị Thượng đỉnh Mekong- Nhật Bản cũng đưa ra tuyên bố chung kêu gọi đẩy mạnh hợp tác vì khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, gián tiếp kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.Japan-Vietnam-DIPLOMACY : News Photo

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản họp báo chung tại Tokyo hôm 8/10.

Theo Thời báo Nhật Bản, trong cuộc họp song phương tại Tokyo hôm 8/10, Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản cũng đã xác nhận cùng sẵn sàng thúc đẩy thương mại tự do và công bằng thông qua các thỏa thuận thương mại khu vực, trong đó có Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương 11 thành viên.

Trong cuộc họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh: “Cùng chung tay với Thủ tướng Phúc, tôi sẽ quyết tâm hiện thực hóa khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Thủ tướng Nhật Bản đề cập tới vùng biển rộng lớn hơn, trong đó bao gồm cả Biển Đông.

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật, ông Phúc kiềm chế không nhắc trực tiếp tên Trung Quốc, nhưng ông và Thủ tướng Abe đã xác nhận sự cần thiết của việc đảm bảo hòa bình, an ninh hàng hải và tự do hàng hải trên biển và trên không tại Biển Đông.

Tôi hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực và đề xướng của Nhật Bản để đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế, tự do thương mại và an toàn hàng hải tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, tờ Thời báo Nhật Bản dẫn lời ông Phúc.

Năm nay cũng là dịp Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Nhân sự kiện này, Thủ tướng Abe đã cam kết thúc đẩy ngoại giao nhân dân với Việt Nam và thông báo Nhật Bản đang chuẩn bị tăng cường thu hút lao động nước ngoài thông qua việc giới thiệu quy định cư trú mới từ tháng 4/2019.

Nhật Bản cũng hứa tăng viện trợ cho Việt Nam lên 1,2 tỷ Yên để sản xuất các thiết bị kiểm tra an toàn thực phẩm trong nỗ lực giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu thực phẩm an toàn.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Tokyo lần này để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mekong – Nhật Bản diễn ra vào ngày 9/10, cùng với sự có mặt của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và lãnh đạo Myanmar Suu Kyi.

Hội nghị Thượng đỉnh Mekong – Nhật Bản được tổ chức hàng năm từ 2009 và Nhật Bản sẽ là chủ nhà sau mỗi ba năm. Trong Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 10 này, Nhật Bản và 5 nước tiểu vùng sông Mekong đã ra tuyên bố chung cam kết hợp tác thúc đẩy các chương trình phát triển và cải thiện hơn nữa “sự kết nối” và các dự án “cơ sở hạ tầng chất lượng” trong khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Abe lưu ý rằng Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào khu vực tiểu vùng sông Mekong, cũng như vào các nước ASEAN trong nhiều năm qua. Ông Abe hứa rằng Tokyo sẽ tăng thêm vốn và các dự án đầu tư trong thời gian tới để thúc đẩy các nước Mekong trở thành trung tâm sản xuất chính.

Khu vực Mekong có tiền năng lớn cho phát triển và thịnh vượng”, Thủ tướng Abe nói.

Trong khi đó, tuyên bố chung Mekong – Nhật Bản cũng nhấn mạnh tới chính sách của Nhật Bản kêu gọi khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” – một sáng kiến ngoại giao nhằm đối trọng với việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng khắp Đông Nam Á tới Châu Phi thông qua các dự án cơ sở hạ tầng thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Lãnh đạo 5 nước Mekong và Nhật Bản cũng lưu ý về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tự do hàng hải trên Biển Đông và đồng ý cùng nhau tổ chức các buổi làm việc của các quan chức cấp cao để thực hiện những mục tiêu mới nhằm tăng cường tầm nhìn 2030 phát triển “ổn định, đa dạng và toàn diện”.

Tờ Thời báo Nhật Bản đánh giá Hội nghị Thượng đỉnh Mekong – Nhật Bản lần này là cơ hội để Tokyo gia tăng “sức mạnh tài chính” và phát triển một liên minh khu vực có thể cạnh tranh với dự án cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Tân Bình / Trithucvn