Ân tình bạc bẽo của đàn ông là thứ dạy đàn bà trưởng thành

Càng gặp đàn ông phụ tình, đàn bà càng mạnh mẽ. Càng hứng chịu những ân tình bạc bẽo của đàn ông, đàn bà càng trưởng thành nhanh hơn bao giờ hết.

Cuộc đời một người đàn bà, may mắn thì gặp được người tâm đầu ý hợp sống đến trọn đời. Có

không may thì cả cuộc đời toàn chất chứa những mối tình dang dở. Nhưng tuyệt nhiên người đàn bà nào mạnh mẽ, gai góc, cuộc đời ít nhất cũng gặp qua những gã đàn ông tồi.

LUẬT AN NINH MẠNG ẢNH HƯỞNG TỚI MỖI CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO

Luật An Ninh mạng ảnh hưởng
tới mỗi cá nhân như thế nào?

Nguyễn Đức Minh
10-10-2018

5 trang giấy này có tác động rất lớn. Tóm tắt cho ai không quen đọc luật. 

Vấn đề 1: 

Toàn bộ các thông tin sau phải được lưu trữ tại Việt Nam và phải được cung cấp khi có yêu cầu của Cục trưởng Cục ANM:

– Thông tin cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khoẻ, hồ sơ y tế, hồ sơ tài chính, sở thích, sở trường, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, niềm tin triết lý, vị trí trong xã hội, sinh trắc học.

– Dữ liệu do cá nhân tạo ra: nội dung tương tác, tính năng sử dụng, hành động thực hiện, thời gian, tần suất hoạt động, thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị.

– Dữ liệu về mối quan hệ của cá nhân: bạn bè, trang, tài khoản, từ khoá, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.

– Thông tin khởi tạo tài khoản người dùng.

– Dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ, bao gồm: nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch.

Vấn đề 2: 

Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ sau, mà có người dùng tại Việt Nam thì phải lưu trữ dữ liệu và đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam và được sự đồng ý của Cục ANM khi triển khai dịch vụ:

– Dịch vụ viễn thông các loại.

– Dịch vụ internet các loại: gồm cả dịch vụ lưu trữ, mạng xã hội, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, cung cấp hoặc vận hành các thông tin khác dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, mạng xã hội, thông tin kỹ thuật số ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt ảnh, nhạc, video, phim, trò chơi bằng phương tiện phát trực tuyến hoặc tải về.

– Dịch vụ gia tăng trên mạng (thư điện tử, thư thoại…)

Toàn bộ các nghĩa vụ trên phải hoàn thành trước 01/01/2020.

***************

ÁP DỤNG LUẬT AN NINH MẠNG SẼ BỊ CẢ THẾ GIỚI CÔ LẬP

Trần Đình ThuNÊN DỪNG ÁP DỤNG LUẬT AN NINH MẠNG – LUẬT SAO CHÉP CỦA TRUNG QUỐC TRONG LÚC NÀY

Mấy hôm nay nhiều người xì xào chuyện Bộ thông tin truyền thông lộ dự thảo Nghị định dùng cho Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực thi hành vào tháng 1 tới đây.

Đây là luật sao chép gần như nguyên vẹn luật an ninh mạng của Trung quốc, đã được quốc hội Việt Nam thông qua vào hồi tháng 6.

Đối với Trung quốc, đây là một bước lùi rất lớn về tự do thông tin, góp phần đưa Trung quốc trở thành một quốc gia mà Mỹ xếp vào loại không thể chấp nhận.

Nay Trung quốc đang bị Mỹ cô lập nhiều mặt, chuẩn bị cô lập toàn diện, thiết nghĩ lãnh đạo Việt Nam nên suy nghĩ về vấn đề này.

Việt Nam tuy có nền kinh tế tương tự Trung quốc, các vấn đề về chính trị, tự do thông tin, nhân quyền… tương tự Trung quốc nhưng Mỹ vẫn ưu ái trong vấn đề bang giao. Như vậy Việt Nam cần phải biết điều trong việc này, không nên tự mình đi thụt lùi để nhận một điểm trừ to tướng trong bảng xếp loại của Mỹ và các nước văn minh khác.

Trước đây chưa xảy ra căng thẳng Mỹ – Trung thì không nói làm gì. Nay tình hình Trung quốc như đã thấy, cái gì thoát Trung được thì nên thoát, giảm bớt sự phụ thuộc được thì nên giảm. Đừng quá máy móc bảo thủ làm theo Trung quốc tới mức cực đoan.

Ngay lúc này Việt Nam cũng đang đàm phán với EU về tự do thương mại, nếu cứ khăng khăng đưa luật sao chép Trung quốc này vào áp dụng thì việc đàm phán đó e rằng cũng công cốc mà thôi.

Trong thông điệp của Phó tổng thống Mỹ Pence hôm mùng 5 tôi thấy có bóng dáng Việt Nam xếp bên cạnh Trung quốc rồi đó.

Vì sao Chủ Nghĩa Xã Hội là thảm họa?

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.
Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”
Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.
Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.
Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.
Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !
Cuối cùng ông tổng kết:
“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !”
 
“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”
Nguyen Hoang Anh dịch.
* P/S: Và thế là để sửa sai, Việt Nam bèn làm ngược lại, lấy của người nghèo chia cho người giàu để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
(FB Trần Quốc Quân)

“Cung điện kí ức”, kỹ thuật vần – nhịp, tháp học tập… 8 bí mật giúp bạn ghi nhớ mọi thứ, dù chúng siêu đơn giản hay cực phức tạp

"Cung điện kí ức", kỹ thuật vần - nhịp, tháp học tập... 8 bí mật giúp bạn ghi nhớ mọi thứ, dù chúng siêu đơn giản hay cực phức tạp

Chính sự tập trung của não bộ trong quá trình dạy đã giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức đã học được lâu hơn. Bạn cũng đừng quá bận tâm hay lo sợ mình sẽ mắc lỗi khi dạy cho người khác bởi nếu cứ chờ đợi sự hoàn hảo thì bạn sẽ quên những gì vừa học được nhanh như đi tàu siêu tốc.

Mỗi con người đều có trí nhớ siêu phàm nhờ không gian lưu trữ thông tin không giới hạn của bộ não. Khi bạn già đi, bộ não sẽ phải cố gắng bảo vệ bạn khỏi tình trạng quá tải thông tin. Khi đó, hiện tượng “quên” mới xuất hiện.

Vậy tại sao hầu hết chúng ta đều chưa già mà cứ “nhớ trước quên sau”?  Câu trả lời chính là chúng ta chưa từng được bật mí về 8 bí mật dưới đây:

Muốn nhớ lâu, đừng ngại lặp lại

Tiếp nhận thông tin mới không hề khó khăn với bất cứ ai. Nhưng bạn sẽ quên những thông tin đó một cách cực kỳ nhanh chóng nếu không sử dụng nó.

Theo “Đồ thị đường cong lãng quên” của Herman Ebbinghaus, bạn sẽ quên 1/2 kiến thức vừa học được trong 1 giờ và nhiều nhất bạn cũng chỉ nhớ được 20% trong số chúng vào cuối ngày. Do đó, nếu muốn nhớ lâu hãy áp dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng. Não bộ sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố các thông tin tiếp nhận được nếu nó tiếp xúc với các thông tin này thường xuyên và liên tục. Thực chất, sự lặp lại đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Cung điện kí ức, kỹ thuật vần - nhịp, tháp học tập... 8 bí mật giúp bạn ghi nhớ mọi thứ, dù chúng siêu đơn giản hay cực phức tạp - Ảnh 1.

Hãy dạy cho người khác

Mô hình “Tháp học tập” được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ trong những năm 1960. Nó đã chỉ ra rằng: bạn chỉ nhớ được 5% những gì đã nghe giảng nhưng có thể nhớ tới 90% những gì bạn dạy cho người khác.

Chính sự tập trung của não bộ trong quá trình dạy đã giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức đã học được lâu hơn. Bạn cũng đừng quá bận tâm hay lo sợ mình sẽ mắc lỗi khi dạy cho người khác bởi nếu cứ chờ đợi sự hoàn hảo thì bạn sẽ quên những gì vừa học được nhanh như đi tàu siêu tốc.

Để dành những gì “xương” nhất cho buổi chiều

Bạn chắc chắn sẽ tăng khả năng ghi nhớ nếu bạn nghiên cứu những nội dung khó hoặc đọc nhiều tài liệu phức tạp vào buổi chiều. Đó chính là kết quả nghiên cứu từ một tạp chí uy tín ở Brazil.

Trên thực tế, ai cũng cho rằng chúng ta nên tập trung học tập, làm việc và nghiên cứu, đặc biệt là những phần khó vào buổi sáng vì đó là khoảng thời gian chúng ta tỉnh táo nhất. Nhưng thực chất, chúng ta đều bị lừa. Buổi sáng, kiến thức được thu nạp nhanh nhưng cũng biến mất rất nhanh bởi vì đây là thời điểm bộ nhớ ngắn hạn hoạt động mạnh nhất.

Hãy ngủ đủ giấc, nói không với “cú đêm”

Giấc ngủ vô cùng quan trọng, nó cho phép não của bạn được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài. Hầu hết ai cũng biết điều này nhưng số người ngủ đủ giấc một cách khoa học thực sự không nhiều. Đó chính là lý do tại sao rất nhiều người thường than vãn rằng “Tôi chả nhớ gì cả”, “Dạo này tôi toàn quên thôi”.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Psychological Reviews, những người chuẩn bị cho kì thi bằng cách ngủ ngon giấc vào đêm hôm trước thường đạt được kết quả tích cực hơn những người nhồi nhét cả đêm.

Xây dựng “cung điện ký ức”

Cung điện ký ức (còn được biết đến với cái tên “Phương pháp Loci”) đã tồn tại từ thời La Mã cổ đại. Thực tế đã chứng minh rằng trí nhớ của chúng ta về âm thanh thì kém hơn nhiều so với trí nhớ về hình ảnh và xúc giác. Có nghĩa là nếu chỉ được nghe thì bạn sẽ không nhớ tốt bằng khi bạn được nhìn thấy hoặc chạm tay vào.

Do đó, hãy tự tạo cho mình một không gian tưởng tượng trong đầu. Hãy sử dụng linh hoạt, đa dạng các giác quan để mã hóa những điều bạn cần ghi nhớ một cách rõ ràng, đặc biệt nhất có thể. Đây chính là mấu chốt để “cung điện ký ức” giúp bạn ghi nhớ lâu hơn một cách dễ dàng.

Coi “sơ đồ tư duy” là bạn thân

Cùng với “cung điện ký ức”, “sơ đồ tư duy” cũng là một kỹ thuật vô cùng hữu ích trong việc giúp chúng ta ghi nhớ. Nó không chỉ liên quan đến việc phân tích các thông tin mà còn thể hiện khả năng sáng tạo của con người. Những điều này sẽ khiến não bộ của chúng ta được kích thích và không ngừng phát triển.

Do đó, thay vì ghi chép kiểu truyền thống theo dòng, theo trang hãy thử phân tích, tư duy và sơ đồ hóa những nội dung cần ghi nhớ. Cùng với đó, hãy sử dụng thêm các màu sắc, biểu tượng, hình vẽ,… trong sơ đồ tư duy để não bộ được kích thích và tỉnh táo hơn.

Đừng bỏ qua kĩ thuật cổ: Vần và Nhịp

Có những bài ca dao, bài thơ được học từ bé mà đến giờ chúng ta vẫn nhớ. Có những bài hát đã học từ rất lâu mà chúng ta vẫn thuộc lời. Tại sao những bài đó chúng ta nhớ được mà rất nhiều những bài khác thì không? Lý do là những nội dung có vần điệu thường được não bộ ghi nhớ một cách dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn rất nhiều.

Khơi dậy nguồn sức mạnh của “suy nghĩ tích cực” trong chính con người bạn.

Có thể hơi trừu tượng nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng sức mạnh của “suy nghĩ tích cực” có thể giúp chúng ta bớt quên nhiều hơn. Các chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định: nếu người lớn tuổi cho rằng họ đang quên thì chính suy nghĩ đó sẽ làm cho bộ nhớ của họ tồi tệ hơn. Còn những người tập trung vào những suy nghĩ tích cực thì họ có thể cải thiện trí nhớ của mình và giảm thiểu nguy cơ mất trí nhớ.

Theo Hải Đăng / Trí thức trẻ

Nhận diện tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Bài viết của tác giả Graham Allison là giám đốc Trung tâm Belfer về Khoa học và Quan hệ Quốc tế và giáo sư ngành quản trị công tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách mới xuất bản của ông, Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? (Houghton Mifflin Harcourt, 2017).

Nguồn: Graham Allison, “What Xi Jinping Wants,” The Atlantic, May 31, 2016.

Biên dịch: Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.”

Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ xây dựng một “xã hội tương đối khá giả” (tiểu khang xã hội) bằng cách tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người năm 2010 lên 10.000 USD trước năm 2021, năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thứ hai, nước này sẽ trở thành một đất nước “phát triển đầy đủ, giàu có, và quyền lực” vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049. Nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu đầu tiên – mà nước này đang trên đà đạt được – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn 40% so với nền kinh tế Mỹ (tính theo sức mua tương đương). Nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu thứ hai vào năm 2049, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp ba lần nền kinh tế Mỹ.

Sự chuyển biến mạnh mẽ của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ và với sự cân bằng quyền lực toàn cầu? Lý Quang Diệu của Singapore, nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của thế giới trước khi ông qua đời năm 2015, có một câu trả lời sắc bén về quỹ đạo ấn tượng của Trung Quốc trong 40 năm qua: “Quy mô dịch chuyển của Trung Quốc trong sự cân bằng toàn cầu lớn đến mức thế giới phải tìm một trạng thái cân bằng mới. Không thể làm như đây chỉ là một chủ thể lớn khác. Đây là chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.”

Phân tích của ông Lý về tình hình ở Trung Quốc, cũng như trên thế giới rộng hơn, đã biến ông thành một nhà cố vấn chiến lược được săn đón của nhiều vị tổng thống và thủ tướng ở mọi châu lục – bao gồm mọi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ từ Richard Nixon đến Barack Obama. Ông Lý đã dành hàng ngàn giờ trò chuyện trực tiếp với các vị chủ tịch nước, thủ tướng, quan chức chính phủ, và các nhà lãnh đạo đang lên của Trung Quốc, “nước láng giềng ở phương Bắc” của mình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình đều gọi ông là “sư phụ,” một từ chỉ thái độ tôn kính cao nhất trong văn hóa Trung Hoa. Và ông Lý, người chia sẻ với tôi những hiểu biết của mình trong một cuốn sách mà tôi là đồng tác giả năm 2013, đã theo dõi sát sao những biến động của Trung Quốc từ Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960 đến sự xoay trục sang tư bản chủ nghĩa của Đặng trong những năm 1980. Ông đã thiết lập các mối quan hệ công tác nghiêm túc với nhiều người điều hành Trung Quốc, trong đó có vị chủ tịch tương lai Tập Cận Bình.

Ông Lý đã thấy trước thế kỷ 21 sẽ là một “cuộc tranh giành quyền lực tối cao ở châu Á.” Và khi Tập leo lên ghế chủ tịch nước năm 2012, ông Lý đã tuyên bố với thế giới rằng cuộc tranh giành này đang tăng tốc. Trong số mọi nhà quan sát nước ngoài, ông Lý là người đầu tiên nói về nhà kỹ trị phần lớn vẫn chưa được biết đến này, “Hãy quan sát người này.”

Nhiều chính trị gia và quan chức ở Washington vẫn đang làm như Trung Quốc chỉ là một chủ thể lớn khác. Tuy nhiên, ông Lý biết Tập rất rõ, và hiểu rằng khát vọng vô biên của Trung Quốc được thúc đẩy bởi một quyết tâm không khoan nhượng là giành lại sự vĩ đại trong quá khứ. Thử hỏi hầu hết các học giả Trung Quốc xem Tập và các đồng nghiệp của ông có nghiêm túc tin rằng Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ trong vai trò là cường quốc thống trị ở châu Á trong tương lai gần hay không. Họ sẽ lảng tránh câu hỏi này bằng những mẫu câu như “Điều đó rất phức tạp… một mặt… mặt khác…” Khi tôi hỏi ông Lý câu này trong một cuộc gặp ít lâu trước khi ông qua đời, đôi mắt ông mở to nghi ngờ, như thể hỏi lại, “Anh đang đùa à?” Ông thẳng thắn trả lời: “Dĩ nhiên. Sao lại không? Làm sao mà họ có thể không khát vọng trở thành số một ở châu Á và sau này là trên thế giới?”

***

Sự căng thẳng về mặt cấu trúc giữa một Trung Quốc đang lên và một Hoa Kỳ đang cai trị vốn đã trầm trọng. Việc giảm nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ thảm khốc mà cả hai bên đều muốn tránh sẽ bắt đầu bằng một đánh giá rõ ràng về những mục đích và phương tiện của Bắc Kinh. Khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã tuyên bố tham vọng bao quát của ông đối với Trung Quốc bằng một câu duy nhất: “Giấc mộng Trung Quốc lớn nhất là đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.” “Trung Quốc mộng” của ông bao gồm sự thịnh vượng và quyền lực – tương đương với tầm nhìn “sức mạnh cứng” của Theodore Roosevelt về một thế kỷ Mỹ và Chính sách Kinh tế mới (New Deal) đầy động lực của Franklin Roosevelt. Nó nắm bắt được khao khát mãnh liệt của một tỷ người Trung Quốc: trở nên giàu có, quyền lực, và được tôn trọng. Tập tự tin rằng trong cuộc đời mình Trung Quốc có thể hiện thực hóa cả ba khát vọng này bằng cách duy trì phép màu kinh tế, bồi dưỡng một thế hệ công dân ái quốc, và không cúi đầu trước cường quốc nào khác trong các vấn đề thế giới.

Tập sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” như thế nào? Sau khi nghiên cứu con người này, lắng nghe lời lẽ của ông, và nói chuyện với những người hiểu ông rõ nhất, tôi tin với Tập điều này có nghĩa là:

– Đưa Trung Quốc trở lại thế thống trị mà nó được hưởng ở châu Á trước khi phương Tây xâm nhập;
– Tái thiết quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ mà Đảng Cộng sản xem là “Đại Trung Quốc,” không chỉ bao gồm Tân Cương và Tây Tạng ở đại lục, mà còn cả Hồng Kông và Đài Loan;
– Khôi phục các phạm vi ảnh hưởng trong lịch sử dọc biên giới và trên các vùng biển lân cận để các nước khác trao cho mình sự tôn kính mà các cường quốc luôn đòi hỏi;
– Giành được sự tôn trọng của các cường quốc khác trong các hội đồng thế giới.

Ở cốt lõi của các mục tiêu quốc gia này là một tín ngưỡng văn minh coi Trung Quốc là trung tâm của vũ trụ. Trong tiếng Trung, Trung Quốc có nghĩa là Vương quốc Trung tâm. “Trung” ở đây không nói đến không gian giữa các vương quốc đối địch khác, mà là chỉ mọi vương quốc nằm giữa trời và đất. Như ông Lý đã tóm tắt quan điểm về thế giới được chia sẻ bởi hàng trăm quan chức Trung Quốc tìm đến lời khuyên của ông, họ “nhớ lại một thế giới mà Trung Quốc thống trị còn các nhà nước khác với họ chỉ như những kẻ cầu xin trước một đấng tối cao, như những chư hầu mang báu vật triều cống đến Bắc Kinh.” Trong câu chuyện này, sự trỗi dậy của phương Tây trong những thế kỷ gần đây là một sự bất thường lịch sử, phản ánh sự yếu kém về mặt công nghệ và quân sự của Trung Quốc khi phải đối mặt với các đế quốc thống trị trong một “thế kỷ ô nhục” từ khoảng năm 1839 đến năm 1949. Tập Cận Bình đã hứa với người dân của ông: Chuyện này sẽ không còn nữa.

Chương trình hành động của Tập nhằm khôi phục lại vị thế vĩ đại đã mất này là gì? Theo ông Lý, cố vấn chính trị của Tập, một nhà lãnh đạo đất nước phải “vạch ra tầm nhìn tương lai cho người dân, biến tầm nhìn đó thành các chính sách mà anh ta phải thuyết phục được người dân là nó đáng ủng hộ, và cuối cùng là khích lệ họ giúp anh ta thực hiện.” Đã vạch ra một tầm nhìn táo bạo là Trung Quốc mộng, Tập đang tích cực vận động người ủng hộ thực hiện một nghị trình hành động vô cùng tham vọng trên bốn mặt tương quan.

Là tay lái chính của cả công cuộc này, yêu cầu đầu tiên đối với Tập trong việc hiện thực hóa Giấc mộng Trung Quốc là tái chính danh hóa một Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh mẽ trong vai trò là lực lượng tiên phong và giám hộ của nhà nước Trung Quốc. Ít lâu sau khi nhậm chức, Tập đã nói với các thành viên Bộ Chính trị rằng “giành được hay mất đi sự ủng hộ của nhân dân là một vấn đề liên quan đến sự sống còn của Đảng Cộng sản.” Ông cũng thẳng thừng cảnh báo họ: “Tham nhũng có thể kết liễu Đảng.” Trích Khổng Tử, ông hứa sẽ “vi chính dĩ đức” (cai trị bằng đức) và “tề chi dĩ hình” (ổn định bằng hình luật). Đây không phải là đe dọa suông. Tập đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng với quy mô chưa từng có do Vương Kỳ Sơn, thân tín của Tập, dẫn dắt. Nỗ lực này được gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do nó hứa hẹn sẽ bắt giữ mọi quan chức tham nhũng dù đó là “ruồi” cấp thấp hay là “hổ” cấp cao. Dưới quyền Vương, 18 tổ đặc nhiệm đứng đầu là các tổ trưởng đáng tin cậy trực tiếp báo cáo với Tập. Từ năm 2012, đã có hơn 900.000 đảng viên bị kỷ luật và 42.000 đảng viên bị khai trừ và truy tố tại các tòa hình sự. Trong đó có 170 “hổ” cấp cao, gồm hàng chục sĩ quan cao cấp, 18 ủy viên và nguyên ủy viên của Ủy ban Trung ương gồm 150 người, và thậm chí cả nguyên ủy viên của Ủy ban Thường vụ.

Và đối lập với glasnost của Gorbachev – cởi mở với các tư tưởng – Tập đòi hỏi phải tuân thủ ý thức hệ, thắt chặt kiểm soát các cuộc thảo luận chính trị. Đồng thời, Tập cũng tìm cách củng cố sự tập trung của Đảng trong nền quản trị Trung Quốc. Đặng tìm cách tách Đảng khỏi chính phủ, và tăng cường hệ thống quan liêu của nhà nước so với Đảng. Tập lại thẳng thừng bác bỏ ý tưởng đó. Ít sau sau khi Tập nắm quyền, một bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo đã thể hiện rõ lập trường của ông: “Chìa khóa để vận hành mọi thứ ở Trung Quốc một cách trơn tru và hiện thực hóa Giấc mộng Trung Quốc là nằm ở Đảng.”

Thứ hai, Tập phải tiếp tục làm Trung Quốc giàu có trở lại. Ông biết rằng sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản chủ yếu vẫn phụ thuộc vào khả năng đem lại những mức tăng trưởng kinh tế mà không đất nước nào khác đạt được. Nhưng tiếp tục hiệu quả kinh tế phi thường của Trung Quốc sẽ đòi hỏi duy trì một hành động đầy rủi ro. Tập rất cảnh giác với cái bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nước đang phát triển vấp phải khi tiền lương tăng làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ trong ngành chế tạo, và lời hứa không chút mơ hồ của ông là duy trì tăng trưởng 6,5% một năm đến năm 2021 sẽ đòi hỏi cái mà một số người đã mô tả là “duy trì cái không thể duy trì được.”

Tuy nhiên, có một sự nhất trí chung về việc Trung Quốc phải làm gì để tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ đó trong nhiều năm tới. Các yếu tố then chốt được nêu ra trong kế hoạch năm năm gần đây nhất của Trung Quốc, bao gồm: đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nhu cầu được thúc đẩy bằng tiêu dùng trong nước; tái cấu trúc hoặc đóng cửa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả; tăng cường cơ sở khoa học và công nghệ để nâng cao đổi mới; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Trung Quốc; và tránh các mức nợ không bền vững.

Với phạm vi và tham vọng của kế hoạch của Tập, hầu hết các nhà kinh tế và nhiều nhà đầu tư phương Tây đều e rằng ông khó mà đạt được. Nhưng nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư trong số đó đã mất tiền khi không đặt cửa cho Trung Quốc trong 30 năm qua. Như cựu chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Reagan Martin Feldstein đã nói, “Không phải chính sách nào trong số này cũng phải thành công… Nếu có đủ chính sách đủ thành công, tăng trưởng 6,5% trong vài năm tới có lẽ sẽ không nằm ngoài tầm với.”

Thứ ba, Tập phải làm Trung Quốc tự hào trở lại. Tăng trưởng kinh tế không thôi chưa đủ. Ngay cả khi các cải cách thị trường của Đặng đã mở rộng mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau năm 1989, Đảng cũng phải vật lộn để chứng minh lý do tồn tại của mình khi chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là danh nghĩa. Vậy thì tại sao người Trung Quốc lại nên cho phép Đảng cai trị mình? Câu trả lời của Đảng là một ý thức được làm mới về bản sắc dân tộc có thể được đón nhận rộng rãi một cách tự hào trong số một tỷ người Trung Quốc.

Trong khi Cách mạng Văn hóa của Mao cố gắng xóa bỏ quá khứ cổ xưa của Trung Quốc và thay thế nó bằng “con người xã hội chủ nghĩa mới” của chủ nghĩa cộng sản, Tập lại ngày càng thể hiện Đảng như là lực lượng kế thừa và kế vị một đế chế Trung Quốc 5.000 năm tuổi chỉ bị hạ bệ bởi phương Tây cướp bóc. Câu “vật vong quốc sỉ” (chớ quên sự ô nhục của đất nước) đã trở thành một câu thần chú dung dưỡng tình cảm ái quốc dựa trên tư tưởng mình là nạn nhân và thấm đẫm một đòi hỏi phải báo thù. Như cựu giám đốc văn phòng Bắc Kinh của tờ Financial Times Geoff Dyer đã giải thích, “Đảng Cộng sản phải đối mặt với một mối đe dọa đang nóng dần lên đối với tính chính danh của mình kể từ khi theo thị trường.” Do đó Đảng đã gợi lên những sự ô nhục của quá khứ dưới bàn tay Nhật Bản và phương Tây “để tạo ra một ý thức đoàn kết vốn đã vụn vỡ, và để xác định một bản sắc Trung Quốc về cơ bản là mâu thuẫn với tính hiện đại của Mỹ.”

Cách tiếp cận này đang có hiệu quả. Trong những năm 1990, khi nhiều trí thức phương Tây ăn mừng “sự kết thúc của lịch sử” với chiến thắng rõ ràng của các nền dân chủ dựa trên thị trường, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Trung Quốc cũng đang trên đường tiến tới một chính phủ dân chủ. Ngày nay, rất ít người ở Trung Quốc cho rằng các quyền tự do chính trị quan trọng hơn việc giành lại vị thế quốc tế và niềm tự hào dân tộc của Trung Quốc. Như ông Lý đã nói rõ, “Nếu anh tin là sẽ có một cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Trung Quốc thì anh sai rồi. Các sinh viên Thiên An Môn giờ ở đâu?” Ông trả lời thẳng thừng: “Họ đã lỗi thời. Người Trung Quốc muốn một Trung Quốc phục hưng.”

Cuối cùng, Tập đã cam kết làm Trung Quốc mạnh mẽ trở lại. Ông tin rằng một quân đội “có khả năng chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến” là tối quan trọng đối với việc hiện thực hóa mọi thành tố khác trong Giấc mộng Trung Quốc. “Để đạt được công cuộc đại phục hưng dân tộc Trung Quốc,” ông nói, “chúng ta phải đảm bảo sự thống nhất giữa một đất nước thịnh vượng và một quân đội hùng mạnh.” Dù mọi cường quốc đều xây dựng các đội quân mạnh, “Giấc mộng Quân đội Hùng mạnh” này là đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc khi nó tìm cách vượt qua nỗi ô nhục dưới tay các cường quốc nước ngoài.

Bất chấp mọi thách thức khác trong nghị trình của mình, Tập đang cùng lúc tái tổ chức và tái thiết các lực lượng vũ trang của Trung Quốc theo cách mà chuyên gia hàng đầu của Nga về quân đội Trung Quốc Andrei Kokoshin gọi là “chưa từng có về quy mô và chiều sâu.” Ông đã xử lý nạn đút lót trong quân đội và cải tổ tổ chức vốn tập trung vào nội địa của nó để tập trung vào các chiến dịch hợp đồng tác chiến chống lại các kẻ thù bên ngoài.

Việc xáo trộn bộ máy quan liêu như vậy thường không phải là một sự kiện lạ lùng. Nhưng trong trường hợp của Tập nó đã nhấn mạnh cam kết hết sức nghiêm túc của Bắc Kinh là xây dựng một quân đội hiện đại có thể đương đầu và đánh bại mọi đối thủ – nhất là Mỹ. Dù các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc không dự tính một cuộc chiến tranh, cuộc chiến mà họ đang chuẩn bị lại đặt Trung Quốc vào thế cạnh tranh với Mỹ trên biển. Tập đã tăng cường các lực lượng hải quân, không quân, và tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân vốn hết sức quan trọng đối với việc kiểm soát các vùng biển, trong khi cắt giảm 300.000 lính bộ và giảm sự thống trị truyền thống của các lực lượng trên đất liền trong quân đội.

Trong khi đó, các chiến lược gia quân sự của Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột trên biển bằng một chiến lược “tiền duyên phòng ngự” (forward defense) dựa trên việc kiểm soát các vùng biển gần Trung Quốc nằm trong “chuỗi đảo thứ nhất,” chạy từ Nhật Bản, qua Đài Loan, đến Philippines và Biển Đông. Bằng cách triển khai các năng lực quân sự chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) đe dọa đến các tàu sân bay và các tàu chủ lực khác của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã liên tục đẩy Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi các vùng biển lân cận của mình phòng khi có xung đột. Một nghiên cứu đáng tin cậy của tổ chức RAND năm 2015 cho thấy rằng đến cuối năm 2017 Trung Quốc sẽ có “lợi thế” hoặc “tương đối ngang hàng” trong sáu trên chín lĩnh vực năng lực quân sự truyền thống vốn rất quan trọng trong một cuộc đối đầu ở Đài Loan, và bốn trên chín lĩnh vực trong một cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Nghiên cứu này kết luận rằng trong vòng từ 5 đến 15 năm tới, “châu Á sẽ chứng kiến một đường ranh giới dần dần rút lui của sự thống trị của Hoa Kỳ.”

Trong lúc từ từ ép Mỹ ra khỏi các vùng biển này, Trung Quốc cũng kéo các nước Đông Nam Á vào quỹ đạo kinh tế của mình, cũng như cả Nhật Bản và Úc. Đến nay nó đã thành công mà không phải chiến đấu. Nhưng nếu phải chiến đấu, Tập muốn Trung Quốc thắng.

***

Liệu Tập có thành công trong việc đưa Trung Quốc phát triển đủ mạnh để thay thế Mỹ trong vai trò là nền kinh tế hàng đầu thế giới và chủ thể quyền lực nhất ở Tây Thái Bình Dương hay không? Ông có thể làm Trung Quốc vĩ đại trở lại hay không? Hiển nhiên là mọi chuyện có thể diễn biến xấu đi theo rất nhiều cách, và những tham vọng phi thường này đã khiến hầu hết các nhà quan sát hoài nghi. Nhưng khi được hỏi, Lý Quang Diệu đã đánh giá tỷ lệ thành công là bốn trên năm. Cả ông Lý lẫn tôi đều đặt cửa cho Tập. Như ông Lý nói, “ý thức về số phận được gợi lại [của Trung Quốc] là một sức mạnh vượt trội.”

Nhưng nhiều người Mỹ vẫn còn phủ nhận ý nghĩa của sự chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới” của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Khi một Trung Quốc đang lên nhanh chóng thách thức sự thống trị quen thuộc của Hoa Kỳ, hai nước có nguy cơ rơi vào một cái bẫy chết người được xác định lần đầu bởi sử gia Hy Lạp cổ đại Thucydides. Viết về một cuộc chiến đã tàn phá hai thành bang hàng đầu của Hy Lạp cổ đại cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi, ông giải thích: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ điều này sẽ lan đến Sparta đã làm cuộc chiến này trở nên không thể tránh khỏi.”

Năm 2015, tờ The Atlantic cho đăng bài “Bẫy Thucydides: Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đâm đầu vào chiến tranh?” Trong tiểu luận này tôi lập luận rằng ẩn dụ lịch sử này cung cấp những ống kính tốt nhất để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ngày nay. Kể từ đó, khái niệm này đã khơi mào một cuộc tranh luận đáng kể. Thay vì đối mặt với bằng chứng và suy nghĩ về những điều chỉnh không thoải mái nhưng cần thiết mà cả hai bên có thể phải thực hiện, các nhà hoạch định chính sách và các vị nguyên thủ đã dựng một con bù nhìn rơm quanh tuyên bố của Thucydides về sự “không thể tránh khỏi” và châm lửa – cho rằng cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh là không định trước. Tại cuộc gặp cấp cao năm 2015, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thảo luận chi tiết về cái bẫy này. Obama nhấn mạnh rằng bất chấp căng thẳng cấu trúc mà sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, “hai nước vẫn có khả năng quản lý những bất đồng.” Đồng thời, họ cũng thừa nhận rằng, theo lời của Tập, “nếu liên tục phạm phải những sai lầm tính toán chiến lược thì các nước lớn có thể sẽ tự tạo ra những cái bẫy như vậy cho chính mình.”

Tôi đồng ý: Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi. Quả thật, Thucydides cũng sẽ đồng ý rằng cuộc chiến giữa Athens và Sparta cũng thế. Đặt vào bối cảnh, rõ ràng tuyên bố của ông về sự không thể tránh khỏi của cuộc chiến ấy là cường điệu: cường điệu vì mục đích nhấn mạnh. Ý chính của cái bẫy Thucydides không phải là niềm tin vào số mệnh định sẵn hay thái độ bi quan. Thay vào đó, nó đưa chúng ta ra khỏi những tiêu đề báo chí và luận điệu của chế độ để nhận ra sự căng thẳng cấu trúc vô cùng lớn mà Bắc Kinh và Washington phải quản lý để xây dựng được một mối quan hệ hòa bình.

Liệu cuộc đụng độ sắp tới giữa hai cường quốc này có dẫn đến chiến tranh hay không? Liệu Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập, hoặc những người kế nhiệm họ, có giẫm vào vết xe đổ đầy bi kịch của các nhà lãnh đạo của Athens và Sparta hay của Anh và Đức hay không? Liệu họ có tìm được một cách tránh được chiến tranh hiệu quả như Anh và Mỹ đã làm cách đây một thế kỷ, hay như Mỹ và Liên Xô đã làm trong bốn thập niên Chiến tranh Lạnh hay không? Rõ ràng là không ai biết được. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng động lực mà Thucydides đã xác định trước đây sẽ còn tăng cường trong những năm tới.

Phủ nhận cái bẫy Thucydides sẽ không làm nó bớt thực tế hơn. Thừa nhận nó cũng không có nghĩa là phải chấp nhận bất cứ chuyện gì xảy ra. Vì các thế hệ trong tương lai, chúng ta có trách nhiệm trước mắt là phải đối mặt với một trong những khuynh hướng tàn bạo nhất của lịch sử và sau đó làm mọi thứ chúng ta có thể để tạo nên kỳ tích.

Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

Một tuyên chiến về Chiến tranh Lạnh mới?

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, năm 2016. (Ảnh: Gage Skidmore/Flickr)

Bài diễn văn nhắm đến hai nhóm người: công dân Mỹ và giới cầm quyền ở Bắc Kinh. Ông Pence cho rằng công dân Mỹ cần được biết và có quyền biết những gì diễn ra trong mối quan hệ không êm xuôi giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nói thẳng rằng Tổng thống Donald Trump đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc, và đòi hỏi mối quan hệ phải dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau (chứ không phải lợi dụng và lạm dụng Mỹ). Với giới cầm quyền chóp bu ở Bắc Kinh, ông nói thẳng thừng rằng Chính phủ Donald Trump không bao giờ lui bước trước những tấn công của Trung Quốc, và cảnh cáo những gì Trung Quốc đã và đang làm ở Mỹ đều nằm trong tầm ngắm của Mỹ.

Bài diễn văn được mở đầu bằng những lời… kể công. Ông điểm qua lịch sử mà có lẽ nhiều người trong chúng ta không biết rằng trước 1949, Mỹ và Trung Hoa là đồng minh, và từng chiến đấu với nhau để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Sau đó, chính Mỹ giúp cho Trung Hoa vào Liên Hiệp Quốc. Trước đó, một số nhà truyền đạo Mỹ cũng từng đến Trung Hoa truyền bá đức tin, và họ đã lập ra một số đại học nổi tiếng sau này (tôi nghĩ chắc ông nhắc đến Đại học Hàng Châu). Nhưng sau 1949, năm mà cộng sản lên nắm quyền, và theo đuổi chính sách thù địch với Mỹ, thì hai nước đánh nhau đẫm máu trong chiến tranh Triều Tiên.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục giúp Trung cộng sau 1972 (năm mà hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao). Mỹ mở cửa nền kinh tế cho Trung Quốc thâm nhập, mở cổng các đại học để sinh viên người Trung Quốc sang du học, và giúp Trung cộng phát triển công nghệ. Mỹ đã đào tạo rất nhiều chuyên gia kỹ thuật và lãnh đạo doanh nghiệp. Chính Mỹ đưa Trung Quốc vào WTO. Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc tăng 9 lần, và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 (chỉ sau Mỹ). Qua nhiều năm “làm ăn” với Trung Quốc, cán cân thương mại lệch hẳn về Trung Quốc hơn 375 tỷ USD! Do đó, ông Trump đã từng nói rằng Mỹ chính là nước đã tái kiến thiết Trung Quốc suốt 25 năm qua.

ĐCSTQ đã làm gì để đáp nghĩa? Họ sử dụng đồng tiền mới có được để tấn công thẳng vào nước Mỹ. ĐCSTQ có hẳn một kế hoạch để ăn cắp công nghệ và bí quyết thương mại của Mỹ. Chính quyền Trung Quốc còn thiết lập hẳn một hệ thống đảng cộng sản ngay trên đất Mỹ. Hội sinh viên và học giả thân ĐCSTQ có hơn 150 chi nhánh trên khắp các đại học Mỹ, và nhóm này có vai trò giống như gián điệp cho ĐCSTQ. Họ thu thập thông tin, họ theo dõi sinh viên nào có hành vi được xem là chệch hướng đường lối của ĐCSTQ. ĐCSTQ còn có hẳn những đội quân tuyên truyền trên đất Mỹ nhắm làm khuynh đảo dư luận Mỹ chống phá Chính phủ Donald Trump.

Những nỗ lực giúp Trung Hoa trước đây và Trung Quốc sau này, Mỹ hy vọng sẽ đem lại tự do và dân chủ cho đất nước Trung Hoa và thiết lập mối quan hệ ngoại giao hữu hảo. Nhưng người Mỹ đã sai. Sai một cách nghiêm trọng. Ở trong nước, nhà cầm quyền là ĐCSTQ gia tăng đàn áp người dân và đàn áp tôn giáo. Trung cộng đã xây dựng một Bức tường Lớn để kiểm soát toàn bộ dân số, và biến xã hội thành một xã hội Orwell.

ĐCSTQ dùng đồng tiền mới có để gây áp lực đến các nước từng là đồng minh của Mỹ và các nước nghèo ở châu Phi và châu Á. Ông Pence chỉ ra rằng ĐCSTQ tài trợ hàng trăm tỷ USD cho các nước nghèo (kể cả Việt Nam) để trên danh nghĩa là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng ý đồ là biến các nước này thành những con nợ. Khi đã thành những con nợ, ĐCSTQ bắt đầu “xỏ mũi” họ theo những đường lối của họ nhằm chế ngự Mỹ. Ông gọi đường lối này là “debt diplomacy” hay “ngoại giao bẫy nợ“.

Đối với Mỹ, ĐCSTQ càng ngày càng hung hãn. Mục tiêu tối hậu của họ là đẩy Mỹ ra khỏi vùng Châu Á – Thái Bình Dương và bẻ gãy mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh châu Á (Nhật, Đài Loan, Philippines, v.v.) ĐCSTQ hứa với Mỹ là sẽ không quân sự hóa vùng Biển Đông, nhưng ngay sau đó họ cho xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo họ đánh chiếm từ Việt Nam! ĐCSTQ là kẻ tráo trở. Sự kiện mới nhất mà ông Pence lấy làm ví dụ là Trung cộng cho tàu chiến của họ đâm thẳng vào tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông, suýt nữa gây ra chiến biến.

Tóm lại, ông Mike Pence đã làm một “catalogue” hàng loạt hành động gian trá của ĐCSTQ đối với Mỹ. Ông đã cho người Mỹ thấy rằng Chính phủ Mỹ đã theo dõi sát và kỹ những hoạt động của ĐCSTQ trên nước Mỹ. Ông cũng nói với những kẻ cầm quyền Bắc Kinh rằng những gì họ theo đuổi không thể qua mặt Mỹ. Thật ra, những chiêu trò của ĐCSTQ mà ông Pence liệt kê đã được Gs Clive Hamilton làm cho Úc trong cuốn sách “Silent Invasion” mà tôi có dịp điểm trước đây (3).

Trước những hành động gây hấn của ĐCSTQ, Mỹ làm gì? Ông Pence cho biết Chính phủ Trump đã có những biện pháp quyết liệt về quân sự và kinh tế. Ông cho biết Mỹ đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, sản xuất thêm những chiến đấu cơ tối tân, xây dựng một thế hệ hàng không mẫu hạm mới, và lập lực lượng bảo vệ không gian Hoa Kỳ. Như chúng ta đã thấy, Chính phủ Trump mới phát động một cuộc chiến thương mại bằng cách áp đặt 250 tỷ USD lên hàng hoá Trung Quốc. Mỹ cũng siết chặt các qui định để ngăn chặn việc Trung Quốc ăn cắp công nghệ và tài sản tri thức.

Ông gửi đến ĐCSTQ và Tập Cận Bình một thông điệp rõ ràng rằng: “This President will not back down. The American people will not be swayed“. Điều thú vị là ông Pence nhắc đến câu nói nổi tiếng của Lỗ Tấn than phiền về bản tính của người Trung Hoa “xem người nước ngoài hoặc như là thú vật, hoặc là tôn xưng họ như thần thánh”, chứ chưa bao giờ xem họ là bình đẳng“. Ông gửi một thông điệp đến ĐCSTQ là nên đối xử bình đẳng với mọi quốc gia.

***

Hiếm thấy một bài diễn văn nào có nội dung rất “confrontational” và ngôn ngữ rất trực diện như bài diễn văn của ông Mike Pence. Đọc xong bài diễn văn, người đọc không thể nào lầm lẫn được, vì những chữ được dùng rất đơn giản và rất rõ ràng, và nội dung thì không thể hiểu khác được. Đọc xong bài diễn văn, chúng ta thấy Mỹ phải đương đầu với một chế độ mà thói quen nói láo và sự tráo trở đã trở thành một bệnh lý mãn tính.

Toát lên trong bài diễn văn là một nước Mỹ thật thà và một ĐCSTQ xảo trá. Đúng như Gorbachev từng nói rằng họ chỉ tuyên truyền và dối trá, không thể tin được những gì họ nói và hứa. Nước Mỹ thật thà từng giúp cho kẻ dối trá đó thoát nghèo. Và, ĐCSTQ trả nghĩa bằng những tấn công vào lợi ích của nước Mỹ. Trung Quốc dưới sự cầm quyền của ĐCSTQ qua phác hoạ của Mike Pence là một nước gian manh: bề ngoài thì ngọt ngào, nhưng sau lưng thì lưu manh và vô ơn; bề ngoài thì cười nói nho nhã, nhưng đằng sau thì xem Mỹ như kẻ thù. Nhưng bài diễn văn này cũng nói cho thế giới biết rằng Mỹ không còn “ngây thơ” với một đối thủ gian xảo Trung Quốc nữa. Nhưng e rằng sự thức tỉnh của Mỹ đã quá trễ, vì 45 năm qua, Mỹ đã trực tiếp hay gián tiếp hà hơi tiếp sức tạo nên một con quái vật mà nay nó sẵn sàng đốp trả lại Mỹ.

Theo Facebook GS Nguyễn Văn Tuấn