ĐÀN ÔNG VÀ MÙA XUÂN

Đàn ông và mùa xuân là hai chủ đề đầy thú vị. Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ một vài quan sát hóm hỉnh về tác động của mùa xuân lên quý ông

dan-ong-va-mua-xuan-hinh-anh

Đối với rất nhiều đàn ông, một thiếu nữ đẹp chính là mùa xuân vĩnh cửu.

Đàn ông cảm nhận mùa xuân ở hai trạng thái: khi đang có bồ và lúc cô đơn.

Đàn ông già luôn luôn cảm giác mùa xuân có một chút đượm buồn.

Khá đông đàn ông tin chắc mùa xuân không phụ thuộc vào thiên nhiên mà phụ thuộc vào số tiền trong tài khoản.

Đàn ông trẻ nghĩ mùa xuân là cuối năm, đàn ông già nghĩ mùa xuân là đầu năm.

Khi xuân về, đàn ông mềm yếu nhìn cây cỏ, đàn ông mạnh mẽ nhìn con người, đàn ông sâu sắc nhìn lại bản thân.

Toàn thể đàn ông đều nhớ lúc mùa xuân bắt đầu nhưng không nhớ khi nào nó kết thúc.

Nhiều người không hề biết mùa xuân đẹp vì trong xuân có cả ba mùa còn lại.

Với đàn ông nghệ sỹ, xuân có màu xanh. Với đàn ông tài chính, xuân có màu vàng.

Rất nhiều đàn ông thích hè hơn xuân vì hè nhiều bikini.

Đa số đàn ông không hiểu rằng phải trải qua mùa đông mới yêu được mùa xuân.

Đàn ông tầm thường mua hoa, đàn ông vĩ đại hái trộm hoa khi xuân về.

Nhiều đàn ông đến mùa xuân mới lắng nghe chim hót mà không biết rằng thật ra nó hót quanh năm.

Người ta không thể dừng mùa xuân lại nhưng có thể đi qua nó.

Đàn ông nên yêu trong mùa xuân, li dị trong mùa hè, li thân trong mùa thu và cãi cọ trong mùa đông.

Tất cả đàn ông đều cố tình quên rằng xuân mới mình thêm tuổi mới.

Với rất nhiều đàn ông, xuân nên là lúc trở về.

Đàn ông tuyệt vời là đàn ông mùa xuân bỗng dưng lẩm nhẩm hát một mình.

Kinh khủng nhất với đàn ông là đầu xuân thức dậy thấy bên cạnh mình không có ai cả.

 

BÀILÊ HOÀNG / ESQUIRE VIỆT NAM

TÔI LÀ GÃ THANH NIÊN 91 TUỔI

Phan Vũ viết Em ơi, Hà Nội phố vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52. Lúc ấy, quân đội Mỹ nói: “Sẽ đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá”. Ông trả lời trong bài thơ đó bằng rất nhiều lần điệp từ: Em ơi Hà Nội phố, ta còn em, ta còn em, mãi mãi còn em…

000068

 Tôi sinh ra ở Hải Phòng vào năm 1926. Con người tôi mang cái chất sóng gió, phóng khoáng của vùng đất cảng nổi danh giang hồ đó. Tôi vốn dĩ không phải nhà thơ. Tôi làm thơ muộn lắm, tôi vốn là đạo diễn phim và sân khấu. Do tôi chơi với mấy ông nhà thơ tài ba lắm, toàn những nhân vật dính vào vụ Nhân văn giai phẩm như ông Trần Dần. Thế là tôi làm thơ.
 Thời còn học ở trường Bưởi, Nguyễn Cao Kỳ học dưới tôi mấy lớp, cậu ấy và tôi thường hay đi đánh lộn với tụi trẻ con Pháp. Sau này, chúng tôi ở hai đầu chiến tuyến. Thời gian cứ trôi qua, rồi khi Nguyễn Cao Kỳ gặp lại tôi, chúng tôi vẫn cười và coi nhau như cái thời trẻ nít ngày nào, như chưa từng có máu đổ và trận chiến nào từng xảy ra. Nhưng quả thật, cuộc chiến đó, nỗi đau đó không bao giờ nguôi ngoai…
Dân ta có lịch sử hào hùng với bao điều đáng tự hào mà ông cha đã gầy dựng lên.Nhưng nếu phải nhìn vào một yếu điểm, một nỗi đau của dân tộc thì đó chính là sự chia rẽ. Nhiều thế kỷ trước thì nội chiến, anh  em tương tàn, đến giờ sự chia rẽ vẫn còn ẩn hiện dưới nhiều hình hài, chưa bao giờ kết thúc. Thời còn cầm súng bảo vệ đất nước với lý tưởng cách mạng, tôi luôn biết những người phía bên kia chiến tuyến không phải kẻ thù mà là những anh  em của mình.
 Nhiều người biết đến tôi từ bài thơ Em ơi, Hà Nội phố đã được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc. Bài thơ đó có 443 câu, nhạc sỹ chỉ sử dụng 21 câu. Hồi đó, tôi thân với họa sỹ Bùi Xuân Phái nên hay đi chơi với ông. Ông Phái vẽ phố, còn tôi nghĩ về phố. Tôi đã viết Em ơi, Hà Nội phố vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52. Lúc ấy, quân đội Mỹ nói: “Sẽ đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá”. Tôi trả lời trong bài thơ đó bằng rất nhiều lần điệp từ: Em ơi Hà Nội phố, ta còn em, ta còn em, mãi mãi còn em…
Hồi mới viết trường thi Em ơi, Hà Nội phố, tôi cũng lận đận nhiều. Tác phẩm bị phê phán và xếp vào những vụ án của Nhân văn giai phẩm. Nhưng thực ra, tôi bị phạt vì bài thơ Bình vỡ, các tác phẩm khác bị lây. Tôi phải đi lao động cải tạo để “giác ngộ cách mạng”. Tôi hiểu lý tưởng cần sự sắt đá nhưng tôi không cấm trái tim mình thổn thức và lãng mạn được. Mãi đến dịp 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, tôi mới có dịp đọc toàn bộ tác phẩm đó cho người dân Hà Nội nghe. Âu cũng là một số phận thi ca, bài thơ đó lang bạt giang hồ như chính cuộc đời tôi. Thật oan cho bài thơ được viết ra vì tình yêu cho Hà Nội. Và sau gần nửa thế kỷ, tôi chính thức được in tác phẩm Em ơi, Hà Nội phố trong một tập thơ riêng biệt. Điều này để dành tặng cho những người nặng lòng với Hà Nội, với thơ, với cái đẹp một thời không quên.
Trong trường thi ấy ẩn hiện hình ảnh người con gái Hà Nội. Có khán giả biết tôi đa tình, mới hỏi là cô gái trong Em ơi, Hà Nội phố là ai? Tôi trả lời rằng, nếu chỉ có một cô thì tôi không làm được bài thơ ấy. Đó là tình cảm tôi dành cho có lẽ là… 36 cô, thứ tình yêu sâu nặng mà tôi dành cho Hà Nội.
Tôi rất đa tình, nhưng đa số là yêu kiểu ảo tưởng, tưởng tượng để lấy cớ làm thơ. Ngày xưa, cổ nhân đi bảy bước làm bài thơ còn bạn bè tôi ở Hà Nội nói Phan Vũ đi bảy bước là có một chuyện tình. Tuy nhiên, từ thời trẻ tới giờ, tôi chưa bao giờ chủ đích tán tỉnh một ai đó. Những mối tình đến với tôi, trong cuộc đời đều rất tự nhiên. Mỗi cuộc tình đều là một kỷ niệm đẹp như một bài thơ không thể nào quên được trong cuộc đời và tôi tin nó cũng đẹp trong lòng những người đàn bà từng yêu tôi.
 Diễn viên Phi Nga (nổi tiếng với nhân vật Hoài – Chung một dòng sông) là người vợ đầu của tôi. Ngày đó, chúng tôi đến với nhau không nhiều sự lãng mạn mà phần lớn vì cảm mến tài của nhau. Sau khi lấy nhau được hai năm và sinh được hai người con, tôi phát hiện bà bị bệnh tim bẩm sinh. Từ đó cho tới khi bà mất ở tuổi 49, tôi có gần 20 năm chăm vợ ốm và gần 10 năm chăm sóc khi bà bị tai biến mạch máu não, không thể đi lại. Có điều gì đó còn trên cả tình yêu đối với người vợ đầu. Trong những năm tháng bà nhà bị bệnh, có những lần tôi phải cõng bà từ nhà ở Hàng Bún xuống Bệnh viện Việt Xô, bởi tim bà quá yếu không thể đi xe đạp hay xích lô vì sợ xóc, hồi đó lại chưa có xe cấp cứu. Những ngày nằm một chỗ, nhớ sân khấu, tôi thường cõng vợ đến nhà hát xem kịch. Tôi không bao giờ quên khi bà mất dần trí nhớ, tiếng duy nhất bà có thể kêu lên mỗi khi muốn yêu cầu một việc gì đó là tên tôi: “Vũ”.
Năm 73 tuổi, tôi lên xe hoa lần thứ hai với người vợ 37 tuổi, là nhà báo Diễm Chi. Cô ấy là nhà báo viết cho mục tư vấn hạnh phúc, quen tôi từ một cuộc phỏng vấn. Khi cô ấy chủ động đến với tôi, tôi đã nói rằng: “Tôi không còn đủ thời gian cho một cuộc tình. Tôi chỉ còn đủ thời gian cho cái chết”. Ấy vậy, câu nói đó lại khiến cô ấy cảm động mà muốn cưới tôi. Tất nhiên, còn vì một… bài thơ mà tôi tặng cô ấy nữa. 73 và 37 nhìn ngược nhìn xuôi cũng coi như bằng tuổi nhau vậy. Cho đến tận bây giờ, tôi ngoài 90, vợ chồng vẫn sống rất hạnh phúc bên nhau và tình yêu dành cho nhau lúc nào cũng đong đầy. Tôi thường kể cho vợ tôi nghe những chuyện tình cũ của tôi để ru cô ấy ngủ.
 Tôi luôn ăn mặc như gã thanh niên, quần jeans rách, xắn gấu, giày hầm hố, áo sơ mi hoa, miệng ngậm tẩu thuốc. Bất cứ thời khắc nào, tôi cũng là gã thanh niên lãng mạn, lãng tử. Như lúc này, tôi là chàng thanh niên Phan Vũ, 91 tuổi. Vậy đó.

Bài: NGUYỄN HẬU  – Ảnh: TRỊNH DU

Truy tố Phan Văn Anh Vũ và 25 đồng phạm gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng

Khởi tố Phan Văn Anh Vũ trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng DAB Thông tin kết quả điều tra các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ Tạm dừng giao dịch tài sản của 8 bị can và 1 cá nhân liên quan đến vụ án Vũ “nhôm” Liên quan đến Vũ “nhôm”: Khởi tố nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bị cáo Vũ “nhôm” bị phạt 9 năm tù vì cố ý làm lộ bí mật nhà nước

Các bị can bị truy tố trong vụ án này gồm: Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình (59 tuổi, nguyên Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB), Nguyễn Thị Kim Xuyến (60 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT DAB và 23 bị can khác.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố hai bị can Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, Khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, Khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hai bị can Phan Văn Anh Vũ và Phạm Văn Phước bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, Khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015. Ba bị can Nguyễn Thị Cúc, Phan Thị Tố Loan, Nguyễn Vinh Sơn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, Khoản 2 – Bộ luật Hình sự năm 1999.

19 bị can còn lại bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về cùng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, Khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo cáo trạng, với vai trò là Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB, Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 2.057.296.898.223 đồng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại 1.551.419.039.173 đồng.

Tổng cộng gây thiệt hại cho DAB 3.608.715.937.396 đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DAB tại thời điểm ngày 31-12-2015: Lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, trách nhiệm của các bị can trong việc gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 3.600 tỷ đồng liên quan đến 3 nhóm hành vi, gồm: nhóm hành vi của Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phan Văn Anh Vũ, Phạm Văn Phước lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của DAB 2.057.296.898.223 đồng; nhóm hành vi của Trần Phương Bình và đồng phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho DAB 1.551.419.039.173 đồng; nhóm hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của 3 bị can thuộc Ban kiểm soát DAB.

Trong nhóm hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của DAB, Viện Kiểm sát cho rằng, hai bị can Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của DAB 1.160.582.877.084 đồng trong việc mua 74.279.056 cổ phần DAB từ năm 2007 đến năm 2014.

Để có tiền mua cổ phần DAB, Trần Phương Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến và các bị can thực hiện 9 hành vi phạm tội trong việc lập phiếu thu tiền khống đứng tên Trần Phương Bình và người thân mua cổ phần DAB. Để bù đắp số tiền thu khống, Bình chỉ đạo Xuyến và các bị can thực hiện các hành vi trái pháp luật bằng cách xuất quỹ bán vàng, lập hồ sơ cho vay khống để tất toán tiền mua cổ phần.

Cũng thuộc nhóm hành vi này, Phan Văn Anh Vũ  bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 203.195.616.438 đồng và Trần Phương Bình chiếm đoạt 294.636.844.000 đồng của DAB.

Cụ thể, năm 2013, DAB bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng để thu hút vốn đầu tư, mong muốn doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ đầu tư vào DAB để có tiền xử lý khó khăn tại DAB và để nâng cao thương hiệu, vị thế của DAB.

Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ bàn bạc và thống nhất: Phan Văn Anh Vũ mua 60.000.000 cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2014, mục đích để Phan Văn Anh Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB.

Nguồn tiền mua cổ phần DAB gồm: Phan Văn Anh Vũ thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng vay 400 tỷ đồng của DAB. Đối với 200 tỷ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Anh Vũ kí khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB để Vũ có được 200 tỷ đồng tham gia mua cổ phần của DAB.

Sau này, việc tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng không thành công, ngày 8/4/2014, Trần Phương Bình chỉ đạo DAB chuyển trả 600 tỷ đồng và  hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi của 600 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch HĐQT) tại DAB Chi nhánh Đà Nẵng.

Như vậy, Phan Văn Anh Vũ chỉ nộp 400 tỷ đồng nhưng lại nhận 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi, tức là đã chiếm đoạt của DAB 200 tỷ đồng gốc do ký chứng từ nộp khống mà có và gần 3,2 tỷ đồng tiền lãi của số tiền khống này.

Trong nhóm hành vi cố ý làm trái, Trần Phương Bình và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho DAB các khoản tiền: 467.892.636.000 đồng (trong việc chi lãi ngoài để huy động vốn), 384.849.093.796 đồng (trong việc kinh doanh ngoại hối), 611.676.150.190 đồng (trong việc kinh doanh vàng tài khoản), 53.395.686.966 đồng (trong việc tất toán khống 1 phần khoản Nguyễn Hồng Ánh vay 1.900 lượng vàng), 2.405.472.219 đồng (trong việc trả lãi cho 2 khoản vay của bà Nghiêm Thị Hồng, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) và gây thiệt hại cho DAB 31,2 tỷ đồng (trong việc Trần Phương Bình thanh toán tiền hợp đồng mua trước quyền nhận tiền bán chứng khoán (Repo) 10.435.400 cổ phiếu Công ty Không gian ngầm).

Đối với nhóm hành vi thiếu trách nhiệm gây  hậu quả nghiêm trọng của 3 bị can Nguyễn Thị Cúc, Phan Thị Tố Loan, Nguyễn Vinh Sơn (thuộc Ban kiểm soát DAB), Viện Kiểm sát nhận định, trong thời gian làm nhiệm vụ tại Ban Kiểm soát DAB, Nguyễn Thị Cúc, Phan Thị Tố Loan, Nguyễn Vinh Sơn đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, để cho Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến và các bị can đồng phạm lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả thiệt hại cho DAB 3.608.715.937.396 đồng.

Theo Nguyễn Hưng / Công an nhân dân

Người giàu nhất Mỹ đầu tư vào những đâu?

Jeff Bezos, người giàu nhất Mỹ theo xếp hạng của Forbes, thực hiện các thương vụ mua lại hoặc đầu tư thông qua Amazon hoặc quỹ quản lý của cá nhân.

Amazon thực hiện các vụ mua lại, sáp nhập liên quan đến hoạt động kinh doanh chính hoặc tham vọng trong tương lai của công ty. Trong số này có mua lại Whole Foods, Zappos.com, Twitch.tv và Kiva Systems.

Trong khi đó, Bezos Expeditions quản lý các khoản đầu tư mạo hiểm của Jeff Bezos. Những năm qua, Bezos Expeditions đã rót tiền vào Twitter, Domo, Juno Therapeutics, Workday, General Fusion, Rethink Robotics, Business Insider, MakerBot, và Stack Overflow, gần đây có GRAIL và EverFi.

Bezos cũng đích thân đầu tư. Ông từng là một trong những người đầu tiên đầu tư vào Google năm 1998, ngoài ra còn có Uber và Airbnb.

Nash Holdings, công ty tư nhân của Bezos, mua lại The Washington Post với giá 250 triệu USD năm 2013.

[Infographic] Người giàu nhất Mỹ đầu tư vào những đâu? - Ảnh 1.

Theo Visual Capitalist / NDH

Toàn cảnh Cơn bão “cuồng nộ” của Donald Trump đang quần xéo Trung Quốc

Lúc này, cả thế giới, đổ dồn về phía Trung Quốc, đang chao đảo, trước cơn bão mang tên Donald Trump.

Hình minh họa
* Cội nguồn cơn bão:
Donald Trump độc, lạ, nhưng cũng học kế sách của Ronald Reagan, trước đó. Reagan đắc cử TT (1/1981), với khẩu hiệu: “Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại”. Mới đây, Donald Trump đắc cử (1/2017), cũng với khẩu hiệu: “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.Để đạt mục đích, cả hai cùng mưu lược: Một tay nâng nước Mỹ, một tay dìm đối thủ (gây nguy hại nhất cho nước Mỹ). Đối thủ của Mỹ thời Reagan là Liên Xô, còn đối thủ của Mỹ thời Trump là Trung quốc.

Khởi sự cuộc chiến của Reagan, là khi ông đứng tại bức tường Berlin (12/6/1987) kêu gọi: “Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông muốn mưu cầu hoà bình, thịnh vượng, cho Liên Xô và Đông Âu… hãy đến cổng thành này, hãy mở cánh cổng này. Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!”. Và sau đó, bằng những diệu kế, 2 năm sau (1989) là các nước Đông Âu và 3 năm sau (1991) là Liên Xô sụp đổ, tan rã…

Lúc bấy giờ, trong nước Mỹ, lạm phát từ thời Jimmy Cater bình quân 12,5%, đã giảm xuống còn 4,4%, thất nghiệp dao động 7,5%… nước Mỹ đã mạnh trở lại, Reagan vững vàng 2 nhiệm kỳ TT.

Còn hiện tại, để hủy diệt đối thủ, ngày 25/9/2018, tại kỳ họp 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Donald Trump chỉ trích CNXH, thực chất là chỉ trích TQ, rằng: “Gần như nơi nào mà CNXH hay CNCS được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát”. Và kêu gọi: “Tất cả các quốc gia trên thế giới, cần chống lại CNXH”. Donald Trump lấy cớ ý thức hệ để tuyên chiến với TQ.

Trước đó, Trump đã “thập diện mai phục” (như tên một bộ phim của TQ, công chiếu năm ngoái), với những khởi động, mà nhiều người mắt ngắn, cạn nghĩ, cho là rồ dại… Đến giữa năm nay, khi cổ máy quốc nội đã tạm êm bánh xích, Trump bắt đầu trút bão, vùi dập đối thủ.

* CƠN BÃO “thập diện”:

•VỀ KINH TẾ: 

Trump kết tội TQ là: “Nền kinh tế phi thị trường”, “Làm biến dạng thị trường”. Không thể tương tác với nền KT Hoa Kỳ và hoà hợp với KT thế giới…
Trump mở màn tấn công, bằng việc đánh thuế 25% lên 50 tỉ, rồi 10% lên 200 tỉ đô la (13/9) và bây giờ là 567 tỉ, hàng hoá vào Mỹ. Đồng thời, khoá chặt cửa vào bắc Mỹ của TQ, với việc huỷ bỏ hiệp định NAFTA (1994) đã ký với Canda và Mexico, thay bằng hiệp định mới USMCA (1/10) với nội dung tiên quyết: Cấm các nước giao thương với “nền KT phi thị trường” TQ.
Cùng lúc, Mỹ xúc tiến thành lập liên minh chống TQ, bao gồm các nước có nền KT mạnh như EU, Nhật, Úc, Canada, Ấn Độ… Và tiến tới có thể cấm vận TQ, như đã cấm vận Triều Tiên…
Xoáy lốc hơn, Mỹ chặn mạch máu dầu của TQ. Hàng năm, TQ nhập khẩu 70% xăng dầu, cho nền KT. Hiện tại, Mỹ đã ngưng cung cấp 1/5 trong số đó. Và đang bao vây, cấm vận Venezuela, Iran, hai dòng dầu chính chảy về TQ. Trump cũng lộ ý đồ tháo dỡ tổ chức OPEC, để ngăn chặn từ nguồn.
Một cơn lốc gió độc khác, sớm muộn sẽ quần đảo TQ: Trump đang mưu tính đẩy TQ ra khỏi WTO- gạt bỏ ra khỏi cuộc làm ăn toàn cầu, cách ly với thế giới văn minh…•VỀ CHÍNH TRỊ:

Trump chỉ trích CNXH (thực chất là chĩa vào TQ): Tàn bạo, tham nhũng, mục nát, đem lại bần cùng, khổ nạn cho người dân. Mục đích của Trump là cô lập TQ trước cộng đồng quốc tế, đẩy khỏi sân chơi toàn cầu.
Mặt khác, Trump vỗ mặt TQ với việc doạ đuổi như bầy gà, hơn một triệu người TQ, ra khỏi nước Mỹ (bao gồm 7.000 quan chức chui lủi tại Mỹ 1,180 triệu người liên quan và 330.000 SV), kể cả đóng băng tài khoản.
Độc hiểm hơn, Trump đang tính cuộc cờ: Xoá sổ Liên Hợp Quốc, để tạo lập một LHQ mới, lấy cớ đẩy TQ ra khỏi HĐBA (gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ), để không có cơ hội cản trở Mỹ, trong các cuộc bỏ phiếu.

•VỀ QUÂN SỰ:
Mỹ đã trừng phạt TQ việc mua vũ khí Nga (tiêm kích và tên lửa), với lý do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nhằm hạn chế tiềm lực của TQ.
Tiếp đến (30/9), Mỹ điều tàu khu trục hạm USS Decatur, tuần tra khu vực đảo Ga Ven, Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng lúc, thoả thuận bán cho Đài Loan 1 tỷ USD vũ khí và tuyên bố tháng 11, sẽ tập trận “cấp toàn cầu” ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, thách thức TQ.
Giật cấp hơn nữa, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật NDAA (Đạo luật uỷ quyền Quốc phòng), trị giá 716 tỉ đô la, dùng để:
– Ngăn chặn hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của TQ trong vùng biển Đông Nam Á (cắt đứt đường lưỡi bò),
– Ngăn chặn các hoạt động gián điệp của TQ chống Hoa Kỳ và thế giới.
– Ngăn chặn các kế hoạch của TQ làm suy yếu Hoa Kỳ…* Bão mười phương, tám hướng, đang quần xéo TQ, ngày càng giật cấp, khó lường. Hậu quả, bước đầu, đã rõ: Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ sụt 8%, chỉ số thị trường chứng khoán giảm 21% so với năm ngoái và liên tục đỏ sàn, tuột dốc từng ngày.

Giới não trí TQ, đã bừng tỉnh, ngộ ra: Không phải Trump đánh thuế, gây chiến thương trường, mà Trump đang quần xéo TQ từ mọi hướng, với ý đồ huỷ diệt cái Chủ Nghĩa Xã Hội Lưu Manh Ăn Cắp, Được gọi là CNXH Trung Quốc tiến bộ.

Liệu binh pháp Tôn Tử và ngài “Hoàng đế trọn đời” họ Tập, có giúp TQ, vượt thoát được cơn bão độc Donald Trump?

Nguyễn Quang Cương / (FB Nguyễn Quang Cương)