Lý do đàn ông thích xem phim sex

dd

Tranh của họa sỹ William A BouguereauThiếu nữ sau khi tắm

Nhiều chị em không hiểu nổi, tại sao chồng mình lại thích xem mấy cái phim “bậy bạ”. Có thể anh ấy đang không mãn nguyện với đời sống tình dục, hoặc vì muốn “học hỏi” về sex.

Dưới đây là một số lý do:

Thấy nhàm chán

Mục đích đầu tiên đàn ông xem phim sex không phải là để thủ dâm. Đàn ông xem phim sex cũng giống như phụ nữ đi mua sắm, ăn uống và ngủ trưa. Họ xem vì thấy “chuyện ấy” đang trở nên nhàm chán, một cách có định kỳ. Đàn ông có vẻ nhanh chán. Và phim sex là cách để giúp họ tìm lại sự thích thú.

Không có ai để làm “chuyện ấy”

Có những lúc chàng bỗng dưng thấy rất “ham muốn” nhưng lại không có vợ ở bên để làm “chuyện ấy”. Lúc này, chàng sẽ tìm đến phim sex như một cách để giúp giải tỏa nhu cầu mà không có hành động phản bội lại bạn đời. Bên cạnh đó, nhiều chàng không muốn quan hệ với gái mại dâm vì sợ bệnh tật nên sẽ tìm đến phim sex như một cách giúp họ “solo”.

Học vài chiêu ân ái mới

Để làm cho bạn tình thỏa mãn, các chàng thường tìm đến phim sex như một cách để học hỏi vài chiêu ân ái mới mẻ và thú vị. Không giống như các bài viết, phim sex sẽ hướng dẫn cánh mày râu thực hiện các động tác ân ái dễ hiểu hơn.

Thoải mái ngắm nhìn phụ nữ “nude”

Đàn ông vốn là những sinh vật thiên về thị giác. Họ thích ngắm nhìn những phụ nữ đẹp và nếu nàng không mặc gì thì càng tuyệt. Nhưng điều đó đâu có dễ thực hiện ở ngoài đời chứ? Chính vì thế, các chàng xem phim sex để mãn nhãn.
Theo Afamily

Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được

Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được

Danh y vốn là những người giỏi nghề và sống thọ nổi tiếng. Họ luôn có những bí quyết nghề nghiệp giúp bản thân có thể sống khỏe mạnh lâu dài. Đây là lời khuyên bạn nên tham khảo.

Danh y Lục Quảng Tân, Chủ tịch Hội tư vấn chuyên gia, Sở nghiên cứu lý luận cơ bản, chuyên gia Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, mặc dù đã hơn 87 tuổi nhưng ông vẫn là người vô cùng trẻ trung, mạnh khỏe, minh mẫn, lời nói to rõ, đi lại nhanh nhẹn… nhờ vào những bí quyết dưỡng sinh rất khoa học.

Để độc giả có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với những kiến thức chăm sóc sức khỏe có tính ứng dụng và hữu ích cao, danh y Tân đã tiết lộ 7 bí quyết trường thọ của ông để mọi người đều có thể tham khảo, áp dụng cho bản thân mình.

1. Ăn ít

Ăn ít chính là một trong những bí quyết sống khỏe tuyệt vời mà bạn nên tập cho chính mình. Ba bữa ăn chính của danh y Tân cụ thể như sau:

Bữa sáng ăn một bát cháo to đủ no, chủ yếu là cháo ngũ cốc thô các loại, trong đó có thêm các loại hạt cứng như óc chó, lạc, và các loại hạt khác để món ăn tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Sau đó ăn thêm 2 quả trứng.

Bữa trưa ăn một bát cơm nhỏ hoặc một chiếc bánh bao thay thế, sau đó ăn thêm các loại rau củ quả. Bữa tối ông thường không ăn các món ăn chính, chỉ ăn các món ăn phụ.

 Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được - Ảnh 1.

2. Ăn chậm

Khi ăn uống, nhất định phải giữ cho tâm trạng thoái mái, ăn uống với tất cả niềm vui và sự bình an. Ăn phải chậm thì mới cảm nhận được tất cả hương vị có trong món ăn, từ đó giúp tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả.

Khi ăn uống, tuyệt đối không nên tức giận, khó chịu hay buồn chán.

3. Nhai kỹ

Do ăn cháo ngũ cốc thô vào các bữa sáng, trong đó có rất nhiều loại hạt, nên danh y Tân thường dặn mình phải nhai rất kỹ. Ông cho rằng, mặc dù người già đi chăng nữa, cũng không nhất thiết phải ăn cháo quá nhừ (nấu kỹ), như vậy cũng không tốt cho răng (răng lười đi).

Ngoài ra, nên ăn một ít cơm, bánh bao và các món ăn khô để tăng khả năng nhau. Thông qua việc nhai thức ăn, sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày, tốt cho sức khỏe tổng thể, và vô cùng quan trọng.

 Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được - Ảnh 2.

4. Ăn trứng

Trứng rất giàu chất dinh dưỡng, lòng đỏ trứng giàu chất lecithin, có tác dụng tăng cường não tốt. Ăn thường xuyên có thể duy trì sức khỏe trí não, đầu óc minh mẫn hơn.

 Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được - Ảnh 3.

5. Nếu uống rượu hút thuốc thì phải biết tiết chế

Bản thân danh y Tân thi thoảng vẫn uống bia. Ông cho rằng uống một lon bia nhỏ có thể không ảnh hưởng nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe của bạn. Khi thời tiết trở lạnh, ông sẽ đun nóng rượu hoa quả lên hoặc uống một chút rượu vang. Mặc dù bản thân ông có uống rượu chút ít, nhưng ông không khuyến khích mọi người duy trì thói quen này.

Khi bạn ở một mình, bạn có thể hút một điếu thuốc, nhưng khi đứng cạnh người khác, bạn không nên hút, để tránh xả khói thuốc vào người khác, cũng là cách để tránh “lây lan” thói quen hút thuốc hoặc cảm giác thèm thuốc. Khi người khác mời, bạn cũng không nên hút.

6. Gõ răng và nuốt nước bọt

Nước bọt đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người và có thể được sử dụng giải pháp này để chống lão hóa. Y học cổ truyền Trung Quốc gọi nó là nước ngọc nước vàng. Danh y Tân đã thực hiện bí quyết gõ răng (nhai giả) để sinh nước bọt, sau đó nuốt vào. Nước bọt có tác dụng nuôi dưỡng thận, sinh tinh, đặc biệt tốt cho nam giới.

 Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được - Ảnh 4.

7. Thường xuyên tập thể dục, các động tác chăm sóc dưỡng sinh

Sau mỗi buổi sáng thức dậy, ông thường xoa nóng 2 bàn tay, xoa lên mặt, vành tai và các bộ phận khác trên cơ thể. Buổi tối cũng sẽ lặp lại như vậy. Vận động nhẹ để cơ thể ra mồ hôi, thực hiện thường xuyên thì sẽ cảm thấy thư giãn toàn thân, tốt cho giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn rất nhiều.

 Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được - Ảnh 5.

Đông y có câu nói nổi tiếng, cơ thể già thì chân là bộ phận già đầu tiên. Bản thân danh y Tân thường xuyên thực hiện một bài tập đơn giản mà ông gọi là bài tập vận động các khớp.

Cách tập:

Đứng thẳng, vịn 2 tay vào bàn hoặc bất kỳ điểm nào phù hợp, sau đó nhón chân lên, lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi bạn thấy mỏi. Khi cơ thể nhấc lên cao và hạ xuống thấp, các khớp sẽ được xoay chuyển và vận động nhẹ.

Đồng thời, bàn chân vốn là bộ phân xa nhất so với bộ não, nếu làm như vậy sẽ khiến cho máu được lư thông tốt hơn, đây là cách trẻ hóa toàn bộ cơ thể nhờ sự vận chuyển nhanh nhạy của máu trong huyết quản.

 Danh y gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh nhờ kiên trì làm 7 việc: Vừa dễ vừa tốt, ai cũng làm được - Ảnh 6.

Dùng 10 ngón tay xoa bóp vùng đầu từ trước ra sau. Bóp liên tục trong 2 phút, sau đó chải đầu bằng 10 ngón tay trong 2 phút, cũng từ chân tóc đỉnh đầu đến chân tóc gáy. Có rất nhiều điểm kinh tuyến trên đầu, nếu thường xuyên sử dụng các ngón tay để massage, có thể mang lại tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.

*Theo Health/Sina

Theo Vân Hồng / Trí thức trẻ

6 sự thật bạn chưa biết về thứ dung dịch quý giá nhất trên cơ thể người

Máu quan trọng như thế nào, chắc nhiều người cũng nắm được. Tuy nhiên, sự phức tạp của máu thì không nhiều người thấu hiểu.

Khi nhắc đến máu, chúng ta không chỉ quan tâm đến thứ dung dịch màu đỏ đang chảy trong huyết quản. Nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác: từ nhịp tim, mạch đập, hormone… Thậm chí, có nghiên cứu còn cho thấy nhóm máu gây ảnh hưởng đến tính cách và khả năng ly hôn của bạn nữa cơ.

Bạn đã thấy tò mò chưa nhỉ? Dưới đây là những sự thật ít người biết về thứ dung dịch quan trọng nhất trên cơ thể người này.

1. Nhóm máu có thể cho biết khả năng ly hôn của bạn

Khó tin nhưng có thật! Một nghiên cứu vào năm 2015 của ĐH Islamic Azad (Iran) đã cho thấy mối liên hệ giữa nhóm máu của các cặp đôi và tỉ lệ chia tay/ly dị của họ.

Theo đó thì cặp đôi kết hợp giữa 2 nhóm máu O sẽ khăng khít và bền chặt nhất, trong khi nhóm dễ chia tay nhất là A + AB hoặc A + O.

6 sự thật bạn chưa biết về thứ dung dịch quý giá nhất trên cơ thể người - Ảnh 1.

Có một vài giả thuyết được đưa ra, bao gồm việc tính cách không hợp nhau, rồi ADN gây ảnh hưởng đến hành vi… Nhưng nhìn chung, đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ với tính chất tham khảo, nên nếu bạn và người thương có rơi vào nhóm máu “dễ chia tay kia” mà vẫn đang hạnh phúc thì cũng chẳng sao cả đâu.

2. Nhóm máu quyết định sức khỏe

Theo một nghiên cứu vào năm 2012 của Harvard, các chuyên gia đã chứng minh rằng nhóm máu có thể quyết định việc bạn dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh nào.

6 sự thật bạn chưa biết về thứ dung dịch quý giá nhất trên cơ thể người - Ảnh 2.

Nhóm máu O: được ưu ái sở hữu gene giúp họ ít mắc các bệnh về tim mạch. Nhưng đổi lại, họ có nguy cơ mắc ung thư da và hình thành béo phì cao hơn.

Nhóm máu A: nên chú ý đến nồng độ cholesterol trong máu lúc trung tuổi. Họ có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành.

Nhóm máu B: dễ mắc tiểu đường và có nguy cơ bị ung thư tụy.

Nhóm AB: Nên cẩn trọng với trí nhớ và khả năng tập trung. Nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức ở người mang nhóm máu AB cao hơn các nhóm khác đến 82%.

3. Nhóm máu cũng quyết định khả năng vận động 

Nghiên cứu vào năm 2017 tại Ý đã chỉ ra một số bằng chứng về việc nhóm máu quyết định khả năng của các vận động viên.

Theo đó, những người có nhóm máu O có thể lực tốt hơn các nhóm còn lại. Đồng thời, rất ít vận động viên mang trong mình nhóm máu AB.

6 sự thật bạn chưa biết về thứ dung dịch quý giá nhất trên cơ thể người - Ảnh 3.

Ví dụ như môn bóng nước, các vận động viên hàng đầu trong bộ môn này không có ai mang nhóm máu AB cả, trong khi rất nhiều người có nhóm O. Còn với bóng đá, Cristiano Ronaldo vẫn là siêu sao hàng đầu thế giới cùng thể lực sực kỳ sung mãn ở tuổi 34, và anh có nhóm máu O.

4. Có một nhóm máu được sánh với vàng ròng

Đừng nghĩ “Rh-” đã là nhóm máu hiếm. Chúng hiếm thật, nhưng không phải hiếm nhất thế giới.

Danh hiệu ấy thuộc về nhóm máu mang tên Rhnull – hay Rh vô giá trị. Đây là nhóm máu tuyệt đối không có bất kỳ kháng nguyên nào thuộc hệ Rh. Nó bao gồm kháng nguyên D và khoảng 50 loại kháng nguyên khác nữa.

Rhnull hiếm đến mức trên thế giới hiện mới có khoảng 43 người sử hữu nó, và chỉ 9 người đồng ý hiến tặng.

Tham khảo thêm Kinh ngạc với nhóm máu được ví với “vàng ròng”, và chỉ 43 người trên thế giới có nó

5. Cần bao nhiêu con muỗi để hút được hết máu trong cơ thể người?

Cơ thể người có khoảng 4,5 – 5,5 lít máu. Một con muỗi hút tối đa được 3 – 4 phần triệu lít máu, nên chúng ta sẽ phải cần đến cả triệu con muỗi mới có thể hút hết máu của một người trưởng thành.

6 sự thật bạn chưa biết về thứ dung dịch quý giá nhất trên cơ thể người - Ảnh 5.

Đáp án chính xác là 1.120.000 con muỗi, theo tính toán của các chuyên gia từ ĐH Globis (Nhật Bản).

Về mặt lý thuyết, thì mất đi khoảng 40% số máu trên cơ thể cũng chưa khiến bạn chết ngay, dù bạn sẽ cần truyền máu càng sớm càng tốt.

6. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết lượng máu trong hệ tuần hoàn nhiều kinh khủng đến mức nào

Trong vòng 25 ngày, tổng lượng máu đi qua hệ tuần hoàn của bạn có thể chất đầy một bể bơi tầm trung (rơi vào khoảng gần 400.000 lít).

Tham khảo: Bright Side

Một trật tự mới

Bản chất của câc cuộc chiến chính là sự chia lại dòng tiền và tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tài nguyên con người và các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

nhan dan te
Từ ngày 12/10/2018, đồng Nhân dân tệ chính thức lưu hành ở (7 tỉnh) Việt Nam. (Ảnh: Shutterstock.com)

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra. Trung Quốc cầu cứu EU nhưng bị từ chối. Nhật, Canada, Úc, Ấn Độ thì càng không giúp chính quyền Tập Cận Bình.

Anh không đầu tư cho tôi thì tôi đầu tư vào anh, Trung Quốc tính thế và lần nữa Mỹ, EU, Nhật, Canada, Úc, Ấn Độ lại từ chối. Kết quả: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm trên toàn cầu lần đầu tiên kể từ năm 2002. Mức đầu tư đại giảm còn 124,6 tỷ USD, so với mức cao nhất 196,15 tỷ USD trong 5 trở lại đây.

Sự chuyển động mà chúng ta đang thấy trên khắp thế giới là sự kêu gọi cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ. Và nó đã được cường độ hóa bởi chính quyền ông Trump”, ông Jeremy Zucker, đồng trưởng ban Thương mại quốc tế tại công ty luật Dechert ở Washington cho biết.

Chương trình Made in China 2025 của Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư để có được các công nghệ của phương Tây để phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng trong nước. Trump và các đồng minh siết lại luật để chống “ăn cắp” và trong 6 tháng đầu năm 2018, mức đầu tư của Trung Quốc chỉ 1,8 tỷ USD, giảm hơn 90% so với năm trước và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Các chính phủ nước lớn coi Trung Quốc là mối đe dọa khi buộc tội nước này sử dụng các khoản đầu tư và giao dịch sáp nhập để ăn cắp công nghệ, truy cập vào dữ liệu nhạy cảm có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của họ.

Điều này sẽ dẫn đến một trật tự mới!

Dòng tiền của Trung Quốc sẽ phải tìm đến các quốc gia phụ thuộc (kiểu như Venezuela) hoặc các quốc gia ngoại giao kiểu “ai tao cũng chơi” như Malta. Hay cường quốc bằng mặt chẳng bằng lòng với họ: Nga!

Trật tự mới là điều thế giới vận động để phá vỡ các trật tự cũ vốn từng đúng và nay đã lỗi thời. Vấn đề là Việt Nam nằm đâu trong trật tự mới đó.

Lịch sử chứng minh Việt Nam không thể thay hàng xóm mà đấu tranh bằng vũ lực tự vệ lẫn ngoại giao mềm mỏng trước ông kẹ Trung Quốc để giữ chủ quyền.

Nhưng mềm mỏng không phải là buông lơi chủ quyền tiền tệ qua cách đồng Nhân dân tệ song hành cùng Việt Nam đồng là một trong nhiều ví dụ.

Tại Việt Nam, các cơ quan hữu quan vừa cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ Trung Quốc ở 7 tỉnh biên giới của Việt Nam vào ngày 12/10/2018 căn cứ theo Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Thông tư nói trên là văn bản dưới luật! Căn cứ theo các quy định về an ninh tiền tệ, các yếu tố pháp luật liên quan và thậm chí cả Hiến pháp thì việc này là hết sức bất thường và tiềm ẩn nhiều rủi ro dưới nhiều yếu tố gồm chính trị, kinh tế, an ninh, dân sinh,…

Phương pháp “đón sóng” đầu tư để làm trạm trung chuyển hàng hóa hợp pháp có lẽ chỉ là một trong nhiều phương án bởi các chữ ký FTA ràng buộc nhiều thứ và ràng buộc ngày một chặt hơn. Chưa kể các quy định mới ở Paris về môi trường nói chung và tín chỉ cacbon (CDM) nói riêng.

Cho tới lúc này, Mỹ và EU, Nhật, Úc, Ấn Độ đã gần như xác định đưa Trung Quốc vào cuộc chiến thương mại toàn cầu với vai trò đối thủ. Nói cho dễ hiểu, chiến tranh thế giới thứ 3 đã bắt đầu! Và bản chất của nó là chiến tranh tiền tệ với cái cớ là thương mại thì đúng hơn.

Tôi đoán sẽ rất nhanh thôi, sẽ thấy rõ khi các đối thủ của Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách đối ngoại “rất cụ thể” với các quốc gia thân Trung Quốc hoặc tỏ ra thân Trung Quốc.

Về mặt chính trị, có thể coi việc đưa ra Thông tư 19/2018 là một động thái “ném đá dò đường”. Nhưng nếu logic nó cùng Luật An ninh mạng sắp áp dụng thì có lẽ các biến số sẽ còn lớn hơn. Thật đáng tiếc, rất ít người nhận ra điều này hoặc nhận ra một cách rời rạc.

Nhưng lại lần nữa logic các vấn đề trên với các vấn đề nội tại của quốc gia như mâu thuẫn đất đai (quyền sở hữu tài sản), mâu thuẫn do ô nhiễm (quyền an toàn tính mạng) và căn tính dân tộc (sát tính mạnh, không khuất phục trước Trung Quốc) thì có lẽ sẽ ra một kết quả dự đoán hoàn toàn khác.

Còn quá sớm để phải rút súng theo nghĩa đen với Trung Quốc, đó là vị thế của Mỹ và đồng minh của Mỹ trước Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trung Quốc thì khác! Họ luôn “xuất khẩu” mâu thuẫn nội tại quốc gia họ bằng phương pháp quen thuộc từ cổ xưa: chiến tranh xâm lược.

Hãy tìm hiểu rừng Lào, rừng Campuchia bây giờ rơi vào tay ai (trừ khu rừng bên Lào mà ông Đoàn Nguyên Đức vẫn còn giữ và ông Trần Bá Dương phải cứu). Một vấn đề khác: Tôi nghĩ tới Biển Đông và việc Tướng Giáp chọn nơi an táng từ rất sớm là Vũng Chùa – một trong các vị trí tốt để chống đổ bộ từ biển.

Chuyện vẫn còn ở tương lai xa xa nhưng câu cảnh báo “Thứ xấu nhất vẫn ở thì tương lai” của TS Lê Xuân Thuyên có lẽ rộng hơn, lớn hơn rất rất nhiều so với việc ông lo lắng về sự phát tán dioxin ở sông Đồng Nai.

Cũng chẳng sao! Chính quyền Tàu luôn muốn dồn dân Việt vào thế đường cùng suốt hơn 2.000 năm nay và dù có lúc thành công song người Việt cũng chứng minh câu “cùng tắc biến, biến tắc thông” trong thực tế rất nhiều lần.

Còn câu “vật cực tất phản” cũng rất dễ hình dung, như kịch bản giá xăng ở mức từ 30.000/lít trở lên chẳng hạn! Hoặc số người chết vì ô nhiễm ở một ngưỡng mà nhân dân không thể chịu đựng nổi…

Theo Facebook Nhà báo Mai Quốc Ấn

Luật ANM: Nguy cơ ‘cho cả an ninh và kinh tế’

Việt Nam
 hình ảnhHOANG DINH NAM
Việt Nam có một thị trường lớn cho điện thoại di động và các dịch vụ mạng

BBC xin giới thiệu phần hai bài viết của kỹ sư Dương Thái về những điều tác giả cho là nguy cơ về kinh tế và an ninh cho Việt Nam mà Luật An ninh mạng có thể đem lại.

Xem phần một ‘Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM

Những nguy cơ mới cho nền kinh tế

Bắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam chẳng những không đem lại lợi ích gì trong việc phòng chống tội phạm, đẩy Việt Nam vào thế đối đầu các tập đoàn công nghệ lớn, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ không thể xem thường cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế công nghệ, quyền riêng tư của người dân và cả hệ thống chính trị. Đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi mà còn là của rất nhiều học giả, luật sư, chuyên gia công nghệ và các nhà nghiên cứu luật pháp quốc tế.

Trong phần này tôi sẽ nói về các rủi ro cho nền kinh tế, sau đó tôi sẽ bàn về các rủi ro an ninh.

Muốn lưu dữ liệu thì phải có trung tâm dữ liệu. Nhưng khả năng các công ty nước ngoài xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam là gần như bằng không. Không phải họ ghét bỏ gì Việt Nam, mà đây là bài toán kinh tế. Việt Nam không phải là trung tâm, đầu mối Internet của thế giới và khu vực.

Đường truyền Internet quốc tế của Việt Nam đã có nhiều cải thiện, nhưng dăm bữa nửa tháng lại có sự cố. Chỉ số Rủi Ro Trung Tâm Dữ Liệu, một báo cáo xếp hạng các quốc gia dựa vào công nghệ, kinh tế và an ninh chính trị đối với trung tâm dữ liệu, thậm chí còn không xếp hạng Việt Nam (Trung Quốc, Indonesia và Nga, những quốc gia bắt buộc lưu dữ liệu nội địa xếp hạng rất thấp).

Có thông tin cho rằng các công ty lớn trên thế giới đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam từ lâu rồi. Nói thế chỉ đúng một nửa. Đúng là các công ty đã có thuê mướn, đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng các máy chủ này đều không lưu dữ liệu cá nhân (như đã định nghĩa trong dự thảo 03/10/2018), mà chỉ lưu tạm (caching) một số ít dữ liệu ai cũng đã biết ví dụ như các video công cộng được chia sẻ trên mạng xã hội.

Về mặt kỹ thuật, việc lưu trữ đầy đủ dữ liệu cá nhân đòi hỏi các công ty lớn phải thiết lập cơ sở hạ tầng máy chủ, sử dụng phần cứng chuyên biệt, với quy mô gấp vài chục lần những gì họ đang có tại Việt Nam.

Nếu không có trung tâm dữ liệu ở Việt Nam, các công ty sẽ lưu dữ liệu người dùng ở đâu?

Họ chỉ có hai lựa chọn: đóng cửa không phục vụ Việt Nam hoặc sao chép dữ liệu thô về đặt ở các máy chủ thuê mướn của các công ty như Viettel hay VNPT. Các công ty lớn, có doanh thu tương đối ở Việt Nam sẽ sao chép dữ liệu, còn lại đa số những công ty nhỏ hơn, doanh thu không đáng kể, tôi dự đoán sẽ cấm cửa người đến từ Việt Nam.

Việc bóc tách dữ liệu, sao chép về Việt Nam sẽ làm tăng chi phí thiết kế, vận hành sản phẩm. Tất cả chi phí này sẽ đổ lên đầu người dân Việt Nam, khi các công ty tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm đối với thị trường Việt Nam.

Việc sao chép dữ liệu đến nhiều nơi còn làm gia tăng rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ, vốn dựa rất lớn vào niềm tin của khách hàng. Đó là lý do nhiều công ty đã phản đối Luật An ninh mạng.

Đơn cử, Business Software Alliance, một tổ chức có nhiều thành viên là các công ty công nghệ lớn như Adobe, Apple, IBM, Microsoft, Oracle, hay Salesforce, đã có một kiến nghị rất chi tiết phản đối Luật An ninh mạng và yêu cầu xóa điều luật lưu trữ dữ liệu nội địa.

Ngoài ra Asia Internet Coalition, hiệp hội bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu về Internet như AirBnB, Amazon, Apple, Expedia, Facebook, Google, Line, LinkedIn, Rakuten, Twitter và Yahoo, đã đưa ra một thông báo rằng họ nghĩ Luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.

Ngoài yêu cầu lưu trữ dữ liệu, Khoản 5, điều 58 của dự thảo 03/10/2018 còn yêu cầu các công ty phải chuyển giao hàng loạt cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.

Quy định này hoặc là không thực hiện được hoặc là sẽ đẩy tất cả các công ty quốc tế ra khỏi Việt Nam. Ưu tiên hàng đầu của các công ty quốc tế là đảm bảo an toàn dữ liệu và riêng tư cho khách hàng, họ không thể nào đơn phương tùy tiện chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba. Nếu có chuyển các công ty cũng chỉ có thể chuyển từng trường hợp cụ thể, sau khi có lệnh của tòa án, xét duyệt của luật sư và cơ quan tư pháp chính phủ Mỹ.

facebook hình ảnhGETTY IMAGES
Vụ Cambridge Analytica ở Anh làm Facebook thiệt hàng chục tỷ USD

Các công ty làm sao biết được Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của họ như thế nào. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì dữ liệu bị lộ ra ngoài, họ sẽ hứng đủ.

Sự cố lộ dữ liệu liên quan đến Cambridge Analytica đã khiến cổ phiếu Facebook sụt giảm 13%, tức khoảng 75 tỉ USD. Để so sánh, theo một nguồn tin không chính thức, doanh thu năm 2015 của Facebook ở Việt Nam là 150 triệu USD. Rõ ràng doanh thu ở Việt Nam chỉ là muối bỏ bể so với thiệt hại mà Facebook có thể phải gánh chịu nếu để xảy ra sự cố lộ dữ liệu.

Vả lại, dữ liệu là tài sản của công ty, yêu cầu họ chuyển sang cho chính phủ Việt Nam chẳng khác nào quốc hữu hóa. Ai sẽ còn muốn làm ăn ở Việt Nam?

Một khi rủi ro, áp lực chính trị và chi phí hoạt động quá cao, các công ty sẽ phải tính đến phương án rút khỏi Việt Nam. Đã có rất nhiều tiền lệ các công ty rút khỏi thị trường khi không thể chịu đựng được luật pháp sở tại. Mới đây thôi, khi Châu Âu chính thức đưa vào thực thi General Data Protection Regulation rất nhiều trang web ở Mỹ đã ngưng phục vụ khách hàng Châu Âu.

Nếu các công ty rút khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ lấy gì thay thế, Baidu và Weibo chăng?

Không phải Việt Nam không thể tự xây dựng những sản phẩm “Made in Vietnam” để thay thế. Nhưng để vươn ra thế giới, có một nền công nghiệp số tầm cỡ thế giới, Việt Nam cần vốn, công nghệ và tài năng của thế giới. Buôn có bạn, bán có phường, một khi các tập đoàn lớn nói không với Việt Nam thì cả thế giới công nghệ sẽ chẳng ai muốn chơi với chúng ta nữa (ngoại trừ Trung Quốc, tôi sẽ nhắc đến trong phần sau). Không có vốn, không có công nghệ, không có tài năng, không có cách chi Việt Nam xây dựng được những công ty công nghệ tầm cỡ thế giới.

Hy sinh kinh tế mà không đảm bảo được an ninh

Đôi khi vì an ninh quốc gia, vì riêng tư của người dân chúng ta buộc phải cắn răng chọn lựa những chính sách gây hại cho phát triển kinh tế.

Nhưng trong phần này tôi sẽ giải thích tại sao Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 khiến cho Việt Nam tiền mất tật mang, vừa gây nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế vừa tạo ra những rủi ro đáng ngại cho an ninh quốc gia và sự riêng tư của người dân cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.

Như đã phân tích ở trên, vì lý do kinh tế, các công ty sẽ không thể nào xây dựng trung tâm dữ liệu đúng chuẩn ở Việt Nam. Họ sẽ phải chép dữ liệu ra khỏi các trung tâm dữ liệu được bảo vệ tối đa của họ, nghĩa là dữ liệu của người Việt Nam sẽ không được bảo vệ như dữ liệu của phần còn lại của thế giới.

Thay vì chỉ phải tập trung bảo vệ dữ liệu ở một nơi, các công ty phải phân tán nguồn lực để bảo vệ nhiều nơi khác nhau. Các công ty công nghệ lớn còn có đủ tài chính và nhân lực để thiết kế các giải pháp đảm bảo an ninh, còn các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty đang sử dụng dịch vụ Cloud Computing ở nước ngoài, sẽ chọn những giải pháp nội địa đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng kém an toàn nhất.

ZTE của TQ
 hình ảnhGETTY IMAGES
Việt Nam không đủ sức mạnh kinh tế như Trung Quốc để gây sức ép lên các tập đoàn công nghệ Phương Tây

Tại khoản 6, điều 58 của dự thảo 03/10/2018, Bộ Công an tuyên bố họ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Nói cách khác, toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm mạng và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác.

Nếu chúng ta lo lắng giới tội phạm hay lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác xâm phạm dữ liệu của người Việt Nam, tôi không hiểu tại sao dự thảo lại cho rằng việc chuyển dữ liệu từ Singapore hay Đài Loan về Việt Nam sẽ khiến dữ liệu được an toàn hơn. Internet không có biên giới, chuyển địa điểm lưu trữ không làm cho dữ liệu an toàn hơn, trái lại là đằng khác.

Thay vì sử dụng dịch vụ Cloud Computing của những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới, các công ty sẽ phải sử dụng dịch vụ của các công ty nội địa, vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc chống tội phạm chuyên nghiệp và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia.

Tôi chia sẻ lo lắng của chính phủ về việc dữ liệu cá nhân của người Việt Nam nằm trong sự kiểm soát của các công ty quốc tế, nhưng nóng vội đem dữ liệu về Việt Nam ở thời điểm hiện tại không giúp được gì mà còn làm tăng nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm.

Tôi thấy rất khó hiểu khi người ta giải thích Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 sẽ giúp bảo vệ riêng tư của người dân. Có lẽ câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải đặt ra là: bảo vệ chống lại ai?

Tôi được biết Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sử dụng Gmail. Tôi đoán ngài Bộ trưởng, như bao người dân khác, cũng mong muốn có được an toàn và riêng tư khi sử dụng Internet.

Nhưng dự thảo 10/03/2018 sẽ cho phép Cục An ninh mạng đơn phương, không thông qua bất kỳ cơ chế kiểm soát, yêu cầu bên cung cấp dịch vụ cung cấp tất cả dữ liệu, bao gồm tất cả email của ngài bộ trưởng. Sau khi đã lấy được thông tin, Cục An ninh mạng sẽ lưu trữ, sử dụng, tiết lộ thông tin đó như thế nào, là toàn quyền quyết định của họ. Nói cách khác, không chỉ người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị sẽ nằm trong tầm kiểm soát của công an.

Với viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984, ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc? Nếu không thu hút được tài năng, làm sao chúng ta có đủ nhân lực để làm cách mạng công nghệ?

Sao chép Trung Quốc chỉ dẫn đến sự lệ thuộc

Thật khó để không nghĩ đến yếu tố Trung Quốc khi bàn đến Luật An ninh mạng, nhất là khi Luật An ninh mạng Việt Nam rất giống Luật An ninh mạng Trung Quốc. Trong phần này tôi giải thích tại sao sao chép Trung Quốc chỉ làm lợi cho họ nhưng gây hại cho Việt Nam.

Với sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai và sức hút của thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thừa khả năng đặt ra luật chơi riêng và bắt buộc các công ty phải tuân theo. Apple vừa rồi đã đồng ý chuyển dữ liệu iCloud của người Trung Quốc về Trung Quốc. Facebook luôn thèm khát thị trường Trung Quốc, đã nhiều lần xin giấy phép, nhưng vẫn chưa được chính phủ Trung Quốc cho vào. Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cấp giấy phép cho Facebook nhưng ngay lập tức thu hồi chỉ sau đó một ngày.

Có thể thấy rằng cách mà Trung Quốc ép các công ty công nghệ là cơ sở để những nhà làm luật Việt Nam tạo ra Luật An ninh mạng, nhưng Việt Nam không phải Trung Quốc, chúng ta không có đủ tài lực để ra yêu sách với thế giới. Trung Quốc không cho Facebook vào, còn Facebook không thèm vào Việt Nam. Cùng một chính sách, nhưng kết quả không thể khác nhau hơn.

Mô hình phát triển kinh tế số của Trung Quốc không thể áp dụng cho Việt Nam. Trung Quốc có một thị trường nội địa rộng lớn, và sau hơn 30 năm liên tục nhận vốn và công nghệ thế giới, Trung Quốc đã có những trung tâm nghiên cứu, những trường đại học, những tập đoàn công nghệ, những quỹ đầu tư top đầu thế giới.

Trước đây Trung Quốc chỉ sao chép công nghệ thế giới, nhưng bây giờ họ đặt ra mục tiêu năm 2030 sẽ vượt Mỹ, đứng đầu thế giới về những công nghệ cao cấp như Trí Tuệ Nhân Tạo.

Apple's Steve Jobs Theater, Cupertino, California hình ảnhNOAH BERGER
Công nghệ Phương Tây: Apple’s Steve Jobs Theater tại Cupertino, California

Việt Nam không có gì có thể so sánh được cả. Chúng ta chỉ có gần 100 triệu dân, nhưng sức mua không lớn vì dân còn nghèo, phương tiện thanh toán điện tử còn chưa phổ biến. Tình trạng gian lận tràn lan (ví dụ như đánh cắp thẻ tín dụng để mua hàng hay click quảng cáo giả) cũng khiến việc kinh doanh trên Internet ở Việt Nam có chi phí cao hơn các quốc gia khác.

May mắn cho chúng ta, phương Tây đang rất lo sợ Trung Quốc, họ mong muốn tìm kiếm một đối tác khác để đầu tư, hợp tác và Việt Nam đang nổi lên như là một lựa chọn tốt. Để phát triển, Việt Nam cần dịch vụ, sản phẩm tiên tiến của thế giới, nhưng cần nhất vẫn là vốn, công nghệ và tri thức để tự phát triển các sản phẩm tương tự.

Nhưng dự thảo 03/10/2018 chẳng khác nào một lời tuyên bố rằng Việt Nam không muốn đi cùng với thế giới. Không gì có lợi hơn cho Trung Quốc và bất lợi hơn cho Việt Nam khi Việt Nam “xù lông nhím” với phương Tây, vì Trung Quốc sẽ “bất chiến tự nhiên thành” loại bỏ bớt một đối thủ cạnh tranh thu hút vốn và công nghệ của thế giới.

Nguy hiểm hơn hết, khi Việt Nam cản trở các công ty công nghệ phương Tây, các tập đoàn công nghệ rất giàu mạnh của Trung Quốc sẽ thao túng thị trường và dữ liệu của người Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Baidu, Tencent, Alibaba tổng “tấn công” thị trường Việt Nam?

Trước khi phát triển được những sản phẩm nội địa, chúng ta vẫn cần những đối tác phương Tây để đảm bảo dữ liệu không rơi vào tay Trung Quốc, nếu không muốn học lại mãi bài học lịch sử ngàn đời của cha ông.

Thay vì sao chép Trung Quốc để rồi phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải đi một con đường khác, xích lại gần hơn với thế giới.

Chúng ta vẫn phải chơi với Trung Quốc, nhưng mục tiêu là giảm lệ thuộc và phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình. Nhờ có Internet tự do hơn, so với Trung Quốc, Việt Nam có một xã hội cởi mở hơn và một không gian tự do ngôn luận rộng rãi hơn. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải giữ được những khác biệt này.

Nếu Trung Quốc yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa, Việt Nam phải giải phóng dữ liệu và trở thành thiên đường dữ liệu nơi mà cả thế giới có thể an tâm lưu trữ dữ liệu của họ. Nếu Trung Quốc đóng cửa Internet, Việt Nam phải có Internet tự do. Nếu Trung Quốc có Vạn Lý Hỏa Thành (Great Fire Wall), Việt Nam phải dùng Internet để kết nối và đi cùng thế giới.

Bài viết thể hiện thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một chuyên gia về bảo mật thông tin đang làm việc tại Silicon Valley, California, Hoa Kỳ.