5 thứ thiết thân, ai cũng nên nhận thức thấu đáo mới mong có thể sống an nhiên, tự tại

Nhìn thấu 5 thứ dưới đây, mỗi chúng ta có thể sẽ có một cuộc sống thanh thản, an nhiên

Nhà nho, nhà triết học nổi tiếng thời Minh (Trung Quốc) – Vương Dương Minh từng nói: “Một người muốn làm nên sự nghiệp, đầu tiên phải có ý chí, nếu không sẽ chẳng làm nổi việc vì, cho dù là các nghệ sĩ, nghệ nhân cũng vậy, cũng đều cần phải có ý chí kiên định mới có thể học thành tài.”

Lý tưởng quyết định đến tầm cỡ của một con người. Và cũng theo nhân vật này, con người sống trên đời cần phải nhìn thấu 5 yếu tố dưới đây để có một cuộc sống hài hòa, an nhiên, tự tại…

1. Bạn bè

Theo triết gia Vương Dương Minh, đối đãi với bạn bè, sự chân thành là quan trọng nhất, dùng tấm lòng đối đãi tấm lòng, anh thật, tôi thật mới mong có một tình bạn lâu bền, gắn bó.

Với bạn bè, chỉ có một trái tim chân thành, tận tâm tận lực, giữ lời hứa, chữ tín mới có thể có được sự tín nhiệm từ họ.

Một lạng chân thành thắng cả một tấn khôn lỏi. Nếu bạn dùng sự giả dối đối xử với bạn bè, trước sau gì, bạn cũng sẽ phải sống trong sự cô độc. Những người tính toán với bạn bè cũng đồng nghĩa với việc họ tính toán với chính mình.

Thế giới rộng lớn và phức tạp, vì thế mà sự chân thành chính là thứ khó tìm nhất, chân thành đem lại sự tín nhiệm, khiến người khác cảm động, ấm lòng, thoải mái.

Trong cuộc sống hằng ngày, người sống chân thành luôn được người khác yêu mến, chào đón. Trái lại, những người khôn vặt, chỉ thích nói lời hay nhưng không làm việc tốt sớm muộn cũng làm mất niềm tin của những người xung quanh.

5 thứ thiết thân, ai cũng nên nhận thức thấu đáo mới mong có thể sống an nhiên, tự tại - Ảnh 1.

2. Gia đình

Vương Dương Minh lấy vợ lúc trẻ và vợ ông qua đời khi ông đã về già. Trong vài chục năm chung sống, họ cùng giúp đỡ nhau, yêu thương ân ái, gia đình hết sức êm ấm. Điều đáng nói là vợ ông không thể sinh con.

Thời cổ đại, trong 3 điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi được xếp hàng đầu. Không có con cái kế thừa hương hỏa, vậy nhưng Vương Dương Minh vẫn vì vợ mà không nạp thiếp.

Gia đình quý ở chữ hòa thuận, hòa thuận quý ở việc hai người (vợ, chồng) đối xử chân thành, yêu thương lẫn nhau.

Vương Dương Minh thậm chí nhiều lần dâng sớ xin rút khỏi việc chiều chính, lui về quê chăm sóc cha mẹ già. Điều này cho thấy ông là người sống biết ơn, sống có bổn phận và trách nhiệm.

Cổ nhân nói:  Tề gia trị quốc bình thiên hạ. Gia đình là nền tảng cơ bản cho sự nghiệp của một người, hiếu thuận với người sinh thành, tôn trọng vợ mới có thể có một hậu phương vững chắc, ổn định.

5 thứ thiết thân, ai cũng nên nhận thức thấu đáo mới mong có thể sống an nhiên, tự tại - Ảnh 2.

3. Tiền bạc

Theo triết gia Vương Dương Minh, con người một khi đã giảm được một phần dục vọng, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và dễ thở hơn rất nhiều.

Rất nhiều người bận rộn cả đời người mà đánh mất tình thân, gia đình, sức khỏe. Đến khi quay đầu lại, chỉ còn những vật ngoài thân, đó chính là bi kịch lớn nhất.

Đáng sợ hơn, con người một khi rơi xuống vực sâu của dục vọng sẽ trở thành nô lệ của dục vọng, vùng vẫy thế nào cũng khó có thể thoát ra.

Thứ đáng sợ này có thể khiến con người trở nên mê muội, đánh mất bản tính. Lòng tham vô đáy, chẳng bao giờ có thể thỏa mãn, cuối cùng chính nó sẽ khiến con người gặp họa.

Sống trên đời, họa phúc đều khó lượng, danh lợi có thể chớp mắt mà hóa hư không, cả đời đuổi theo tiền tài danh vọng chỉ khiến con người mất đi sự yên bình trong tâm hồn.

Trang Tử từng nói: “Căn phòng trống mới đem lại cảm giác rộng rãi sáng sủa, mới có thể tiếp nhận những chuyện vui vẻ.” Lòng người cũng vậy, chỉ khi rũ bỏ sạch cái gọi là dục vọng, gạt bỏ lớp bụi trần phủ kín tâm linh, tâm ta mới có thể yên bình thoải mái.

Thuận theo tự nhiên, không nên quá xem trọng tiền bạc, duy trì nội tâm bình thản, vậy là đủ.

5 thứ thiết thân, ai cũng nên nhận thức thấu đáo mới mong có thể sống an nhiên, tự tại - Ảnh 3.

4. Sự nghiệp

Từ thời trai trẻ, Vương Dương Minh đã có ý chí phấn đấu gây dựng sự nghiệp, kiên trì suốt vài chục năm, cuối cùng cũng trở thành người có chỗ đứng trong triều đình, có vị thế trong xã hội.

Ông nói: Trong đầu một khi có mục tiêu, tuyệt đối không được phân tâm, chỉ có thể kiên trì hướng về phía trước.

Vương Dương Minh cũng là người luôn đi đầu trong việc hợp nhất giữa biết và làm. Có rất nhiều việc, biết và làm là hai việc khác nhau, chỉ có thực sự áp dụng vào thực tiễn con người mới thấu hiểu hết ngọn ngành.

Theo ông, làm việc là một cách để tu tâm, mỗi người cần phải nhắc nhở bản thân phải nhẫn nại, cố gắng từng chút, từng chút một mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Chỉ có không ngừng làm việc, con người mới tự tạo ra được vị trí, chỗ đứng cho mình. Sự nghiệp là cái gốc của nhân sinh, duy trì làm việc không ngừng mới có thể duy trì sự sống, sức sống, mới không bị tụt hậu, phế bỏ.

5. Cảm xúc

5 thứ thiết thân, ai cũng nên nhận thức thấu đáo mới mong có thể sống an nhiên, tự tại - Ảnh 4.

Khi giận dữ, con người sẽ trở nên mất lý trí. Lúc đó, máu nóng bốc lên dễ gây ra hậu quả không thể cứu vãn.

Theo triết gia Vương Dương Minh, càng những lúc giận dữ, càng phải cố học cách kiểm soát cảm xúc cho thật tốt, bởi mọi lời lẽ hành động trong lúc giận dữ một khi bị kẻ tiểu nhân để bụng sẽ trở thành vũ khí khiến bạn lao đao.

Sinh thời, ông thường không nổi giận, bình thản đến mức xem như chẳng nghe, chẳng thấy việc gì. Khống chế cảm xúc của bản thân, hóa giải cơn giận là một dạng tu dưỡng và là biểu hiện của sự thông minh. Tâm rộng là phúc khí, tâm hẹp chính là tai họa.

Lòng người cần phải hướng tới những điều rộng lượng, tích cực và tốt đẹp, không nên tính toán chi ly, để bụng những chuyện vặt vãnh. Đừng dồn nén bực tức trong lòng mà hãy hóa giải nó, dần dần, chúng ta sẽ hình thành cho mình một khí chất riêng, từ tốn, nhẹ nhàng.

Cảm xúc một khi không được kiểm soát sẽ gây ra những tai họa khó lường.

Theo tri thuc trẻ

CỤC AN NINH MẠNG SẼ LÀ CƠ QUAN SIÊU QUYỀN LỰC

Lãnh đạo cao cấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi luật An Ninh mạngHoàng Hải Vân
16-10-2018

Nếu nghị định hướng dẫn thi hành luật An Ninh mạng được thông qua như dự thảo, thì thành phần nên lo lắng nhất là các Bộ trưởng, các Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị và những người trong gia đình họ cùng các cán bộ tham mưu thân cận của họ, chứ không phải là các thường dân ít bị ảnh hưởng như chúng ta. 

Các thường dân như chúng ta không có nhiều bí mật đời tư thuộc loại nếu như để lộ ra thì có thể mất chức mất quyền mất uy tín tan gia bại sản. Những bí mật loại này có nhiều trong giới quan chức, vị nào không có thì ít nhất vợ/chồng con cái các vị hay đệ tử thân cận của các vị có. Ai kiểm soát các bí mật này người đó có thể tống tiền các vị, khống chế các vị, mặc cả với các vị, ít nhất là yêu cầu các vị nhân nhượng trong bố trí đề bạt nhân sự, cài cắm chính sách và làm những chuyện thiếu thiện lành khác mà bản thân các vị không muốn. Tôi nói chung như vậy vì đối với giới quan chức, ngay cả các bí mật đời tư không vi phạm pháp luật gì cũng có thể bị mang ra xuyên tạc để mặc cả, khống chế, tống tiền.

Bởi vì bản Dự thảo này có điều khoản quy định bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải lưu trữ và chuyển giao cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập, nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.

Dữ liệu về thông tin cá nhân người dùng, theo định nghĩa của Dự thảo, không chỉ là tên tuổi, nghề nghiệp, chức tước, địa chỉ, CMND, điện thoại, thư điện tử… mà còn có cả “số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, hồ sơ tài chính, sở thích, sở trường, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, niềm tin triết lý, vị trí trong xã hội, sinh trắc học” cùng rất nhiều chi tiết khác về quan hệ xã hội và các tương tác trên internet.

Nếu như các cán bộ cấp cao hoặc những người thân cận nói trên không sử dụng internet thì Cục An ninh mạng không kiểm soát được thông tin đời tư của họ, và nếu vậy thì họ đã thuộc về một thế giới khác không dính dáng gì đến cuộc sống đang diễn ra trong thế giới này và trên đất nước này, do đó họ không đủ trình độ hiểu biết để giữ những cương vị lãnh đạo của đất nước. Vì vậy, khả năng này bị loại trừ. Tôi nói khả năng này bị loại trừ vì ngay cả Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng nếu không dùng internet thì người thân hoặc các cán bộ tham mưu thân cận của các ông ấy nhất định phải dùng để phục vụ cho công việc của các ông ấy, mà kiểm soát đời tư của những người này cũng là gián tiếp kiểm soát đời tư của Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng.

Sau khi Dự thảo này được thông qua, Cục An ninh mạng sẽ trở thành một cơ quan siêu quyền lực. Ai nắm giữ Cục này sẽ trở thành người coi trời bằng vung.

Các vị lãnh đạo ủng hộ Luật an ninh mạng, theo tôi hiểu là do các vị không thể chấp nhận được tình trạng ném đá giấu tay của những kẻ xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ một cách phi pháp tổ chức và cá nhân nhưng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp luật. Nhưng thay vì áp dụng các biện pháp theo nguyên tắc pháp quyền chỉ cho phép cơ quan tư pháp tiếp cận những dữ liệu về thông tin cá nhân của người dùng internet khi phát hiện cá nhân đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lại đưa đời tư của toàn dân dùng internet, từ gia đình Tổng Bí thư – Chủ tịch nước – Thủ tướng – Chủ tịch Quốc hội trở xuống vào vòng kiểm soát, khống chế của một cơ quan duy nhất là Cục An ninh mạng, nếu như bản Dự thảo này được thông qua. Đó là bản dự thảo giao cho cơ quan công an quyền vượt xa quyền mà Luật An ninh mạng cho phép.

Bản Dự thảo còn rất nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đến kinh tế, thương mại, đến hội nhập… cần phải nghiên cứu cẩn trọng, nhưng Dự thảo hiện chưa được công bố chính thức. Bài viết này dựa trên những thông tin công khai trên mạng xã hội. Mong rằng Dự thảo mà tôi dẫn một số chi tiết ra đây chỉ là văn bản bịa đặt nhằm gây bất an cho xã hội. Nhưng nếu như nó có thật thì các vị lãnh đạo chắc chắn phải lấy làm sợ hãi khi đọc nó.

Hãy nhìn vụ án Vũ nhôm, ngay cả Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an và một loạt các tướng lãnh vẫn bị một tên xã hội đen như Vũ nhôm thao túng. Khi vụ án chưa mang ra xét xử, khi chưa làm rõ nguyên nhân để áp dụng các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm sự trong sạch của các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia, ai dám tin Cục An ninh mạng không bị lũng đoạn ?

Theo Tễu Blog

Mẹ Nấm được trả tự do, lên đường đi Mỹ

mẹ nấmình ảnhJONAS GRATZER/LIGHTROCKET VIA GETTY IMAGESBlogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88

Nhiều người trong giới hoạt động ở Việt Nam nói bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, đã được trả tự do hôm 17/10, lên đường đi tỵ nạn Mỹ cùng mẹ và hai con.

Tin này sau đó cũng được Reuters và AFP đăng tải.

AFP dẫn lời một viên chức Việt Nam giấu tên xác nhận bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được cho đi Mỹ.

Trang Mạng lưới Blogger Việt Nam đưa tin vào trưa thứ Tư 17/10, bà Như Quỳnh cùng gia đình “đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Đài Bắc và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11h khuya cùng ngày”.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Bà Quỳnh được cho là đã lên máy bay đi Mỹ cùng mẹ – bà Nguyễn Tuyết Lan và hai con, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang ở thăm Việt Nam.

Trước tin này, tổ chức nhân quyền Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo rằng đây là “tin tốt”.

“Mặc dù Mẹ Nấm không còn bị giam cầm, điều kiện cho việc thả là đi sống lưu vong, và còn hơn 100 người vẫn bị tù giam vì họ phát ngôn trong hòa bình ở nơi công cộng, blog hay Facebook.”

Ân Xá Quốc Tế nói: “Luật An ninh Mạng có hiệu lực từ tháng Giêng 2019 sẽ chỉ cho giới chức thêm công cụ để làm im lặng bất đồng và bắt giam.”

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng ra thông cáo: “Mặc dù chúng tôi vui mừng vì Mẹ Nấm và gia đình được tự do, việc thả cho thấy rõ chiến lược đàn áp chính trị mới của Việt Nam: bắt giữ giới hoạt động theo cáo buộc vi phạm nhân quyền, xử tù họ ở phiên tòa kangaroo, ra bản án tù dài hạn.”

“Rồi khi hy vọng tan dần sau những năm khổ cực sau chấn song, thì lại ra giá tự do đổi lấy lưu vong và nhận thành tích cho việc thả.”

Trước khi bị bắt vào tháng 10/2016, bà Quỳnh được biết đến qua các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.

Hồi tháng 6/2018, cuốn phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà về gia đình blogger này trình chiếu lần đầu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả.

Thời điểm đó, bà Tuyết Lan thuật lại với BBC lời dặn của blogger Mẹ Nấm từ nhà tù tại Thanh Hóa.”Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết,”

Việt Nam, phim tài liệuhình ảnhTUYẾT LAN
Bà Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng hai con nhỏ của Quỳnh
Việt Nam, phim tài liệu
Bé Nấm con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Một cảnh trong phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà

Phim ‘Mẹ vắng nhà’ dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi chị đi tù đã khiến nhiều nhà khán giả, trong đó có báo giới tỏ ra bị ‘gây sốc’.

Trong phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con trong tù.

Hàng ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt khi bà răn dạy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng thở dài.

Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc.

Việt Nam, phim tài liệuhình ảnhGETTY IMAGES
Blogger Mẹ Nấm trong phiên tòa hôm 29/6/2017

Tù tội và giải thưởng

Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước”. Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.

Tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Năm 2010, bà được trao giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Năm 2015, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.

Năm 2017, bà được trao giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là trường hợp bất đồng chính kiến được trả tự do thứ hai trong năm nay.

Trước đó, hồi đầu tháng Sáu, luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thu Hà được đưa từ nhà tù ra thẳng máy bay sang Đức.

BBC

Việt Nam tụt 3 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết Việt Nam xếp thứ 77/140 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh toàn cầu, tụt 3 bậc so với năm ngoái.

(Ảnh: Shutterstock)

Trong 12 yếu tố cấu thành nên điểm số chung của Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) năm 2018, Việt Nam được điểm số khá về quy mô thị trường (Market size), đạt 70,9 điểm và xếp thứ 29/140 nền kinh tế; kế đến, yếu tố “sức khỏe” cũng là một lợi điểm khác của Việt Nam, với 81 điểm, xếp thứ 68/140.

Trong khi đó, những yếu tố còn hạn chế của Việt Nam là những vấn đề về năng lực đổi mới (Invovation Capability) chỉ được 33,4 điểm, xếp thứ 82; thể chế được 50 điểm, xếp thứ 94; kỹ năng người lao động xếp thứ 97; thị trường sản phẩm và động lực kinh doanh đều xếp thứ hạng thấp ngoài 100.

chi so canh tranh 2018
Điểm số và thứ hạng các yếu tố đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam. (Nguồn: WEF 2018)

So với các quốc gia trong cùng khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam bị các nước cùng khối bỏ khá xa về khoảng cách. Cụ thể, Malaysia đứng ở vị trí 25, tăng 1 bậc so với năm 2017; Thái Lan được WEF xếp thứ 38, tăng 2 bậc; trong khi Indonesia xếp 45, tăng 2 bậc; Philippines tăng tới 12 bậc để xếp thứ 56; Brunei xếp thứ 62, tăng 2 bậc và cao hơn Việt Nam 15 bậc…

Mỹ năm nay tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng với 86 điểm. Trong đó, hệ thống tài chính, thị trường lao động và động lực kinh doanh tại Mỹ đều xếp đầu bảng với các điểm số lần lượt là 92, 82 và 86 điểm. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định, quy mô thị trường và cơ sở hạ tầng của Mỹ đều đạt điểm số cao.

Các vị trí tiếp theo không có nhiều thay đổi, đảo quốc sư tử Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2, trong khi Đức cũng cố vị trí thứ 3 và Thụy Sĩ giữ vị trí thứ 4.

Nhật Bản năm nay cũng tiến thêm 3 bậc để xếp vị trí thứ 5 với 82 điểm. Còn Hà Lan và Hồng Kông chia sẻ lần lượt các vị trí tthứ 6 và thứ 7.

Đáng chú ý, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc chỉ xếp thứ 28 về năng lực cạnh tranh toàn cầu với 72,6 điểm, không đổi so với năm 2017. Trong khi Nga đứng thứ 43, tăng 2 bậc; Venezuela và Zimbabwe đứng gần cuối bảng với các vị thứ 127 và 128/140 nền kinh tế. Và nhóm các quốc gia “đội sổ” về năng lực cạnh tranh toàn cầu chủ yếu là các nước châu Phi.

Chân Hồ / trithucvn