Đồ ăn nhanh McDonald’s đã xâm chiếm thế giới như thế nào?

Chắc hẳn ai cũng biết đến chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh mang thương hiệu McDonald’s với logo là chữ M màu vàng cuốn hút.

Câu chuyện của McDonald’s bắt đầu từ khoảng 50 năm trước đây ở San Bernadio, bang California, miền Tây nước Mỹ.

Khi đó có một người đàn ông đã gần 52 tuổi tên là Raymond Albert Kroc đang làm nghề tiếp thị cho một cửa hàng bán máy sinh tố. Vào một ngày, Ray Kroc “trúng mánh” khi nhận được đơn hàng đặt mua đến hàng chục chiếc máy xay sinh tố của anh em nhà Richard và Maurice McDonald. Vui mừng vì bán được hàng nhưng ông cũng không kém phần tò mò nữa.

Biết được lý do anh em họ mua nhiều máy xay để mở cửa hàng đồ ăn nhanh, Ray Kroc liền thu xếp tới thăm. Ông cảm thấy ấn tượng với cửa hàng này. Trông tuy nhỏ nhưng lượng khách xếp hàng lại rất đông, dài tới hơn 20 mét.

Khi ăn thử bánh hamburger, Ray Kroc thấy rất ngon, mà giá cả lại phù hợp. Tiếp tục quan sát kỹ hơn, Raymond thấy hai anh em nhà McDonald tổ chức chế biến và phục vụ có vẻ rất chuyên nghiệp.

8 hàng máy xay sinh tố, mỗi hàng 5 chiếc có thể pha sinh tố sữa cho 40 cốc một lúc. Thịt rán cũng làm hàng chục miếng một. Cốc, đĩa dùng phục vụ đều là bằng giấy nên không mất công người dọn và nhất là công đoạn rửa.

Khi trở về nhà, một ý tưởng bất ngờ nhưng vĩ đại đã loé lên trong đầu Ray Kroc. Tại sao ông không hợp tác cùng anh em nhà McDolnald để mở ra nhiều cửa hàng tương tự như thế? Nghĩ là làm, ngay lập tức, Ray Kroc đã bắt tay vào thực hiện ý nghĩ mới lạ nhưng đầy tham vọng của mình.

Với tài ăn nói khéo léo của một người bán hàng và tiếp thị lâu năm, ông đã thuyết phục được hai anh em Richard và Maurice McDonald nhượng lại quyền sử dụng tên thương hiệu McDonald’s cũng như hệ thống ăn nhanh của mình, bù lại hai anh em nhà McDonald vẫn sẽ được hưởng 1% doanh số bán hàng của các cửa hàng này. Và công ty McDonald’s System Inc. do Ray Kroc điều hành đã được thành lập như thế.

Ray Kroc nhanh chóng bắt tay vào phát triển mô hình với một triết lí kinh doanh của riêng mình. Ngày 2/3/1955, nhà hàng ăn nhanh McDolnald’s đầu tiên do Ray Kroc mở được khai trương ở De Plaines, Illinois.

Sau đó, ông vận động người nhà, họ hàng và bạn bè thân thiết, mỗi người làm chủ một cửa hàng để đồng loạt cho ra đời những nhà hàng McDolnald’s lớn nhỏ khác nhau nhưng y hệt nhau về cách thức tổ chức, sản phẩm, hình thức, màu sắc biển hiệu. Kỳ tích kinh ngạc về sự ra đời của ngành công nghiệp ăn nhanh do McDolnald’s khởi xướng bắt đầu thật sự từ đó.

Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald’s thứ 100 được khai trương chỉ 4 năm sau đó, năm 1959.

Năm 1961, Ray Kroc đã có một quyết định táo bạo là mua lại chính phần quyền lợi 1% doanh thu đã thoả thuận trước kia. Sau nhiều lần thương thuyết, anh em McDonald đã đồng ý nhận 2,7 triệu USD để Ray Kroc một mình làm chủ cái tên McDonald’s và hưởng toàn quyền lợi tức của hệ thống cửa hàng.

Nếu như quyết định trên của Ray Kroc được coi là một trong những quyết định kinh doanh vĩ đại nhất thì ngược lại đối với anh em McDonald lại là cả một sự sai lầm lớn. Nếu không, ngày nay họ có thể nhận được tới trên 200 triệu USD từ 1% doanh thu của tập đoàn McDonald’s.

Và đến năm 1963, một sự kiện lớn đã diễn ra, khi McDonald’s tuyên bố họ đã bán được chiếc bánh hamburger thứ một tỉ. Sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm tại thời điểm đó.

Ngày nay, McDonald’s đã trở thành một trong những hệ thống cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Nó không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng đạt được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Có thể nói, dù khởi đầu chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng hiện nay McDonald’s đã thực sự trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực.

Vậy đâu là bí quyết thành công để McDonald’s có được vị thế như ngày hôm nay?

Đầu tiên phải kể đến mô hình kinh doanh franchise nổi tiếng của tập đoàn McDonald’s. Mô hình này nói nôm na chính là việc nhượng quyền kinh doanh gần như hoàn toàn cho những người chủ cửa hàng. Những người chủ này có thể tự chọn cho mình các hoạt động quảng cáo, marketing thích hợp với địa bàn, vị trí của mình.

Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt.

Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh sandwich “Filet-O-Fish” này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàngMcDonald’s khắp thế giới.

Hay một ví dụ nữa là vào năm 1968 khi Big Mac – món bánh sandwich thành công nhất của McDonald được làm bởi nhà hàng của Jim Deligatti ở thành phố Pittsburg.

Thành công của McDonald’s cũng gắn liền với một chiến dịch marketing hiệu quả và được đầu tư đúng mức. Giống như Ray Kroc đã nói: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”.

Theo ông, quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thành công nhưng cũng không thể tách nó ra được. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của McDonald’s luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng.

Đột phá đáng kể tiếp theo của McDonald’s chính là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô, loại hình này gọi là take-away.

Ý tưởng trên cũng xuất phát từ nhu cầu giải quyết khó khăn về việc bán hàng trong khu vực đó, khi mà ở căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục. Và ý tưởng này đã thành công ngay lập tức. Và ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng McDonald’s nhờ ý tưởng trên đã chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của họ.

Ngoài ra, Ray Kroc cũng rất quan tâm đến việc công nghiệp hoá các công đoạn sản xuất. Ông chủ hãng McDonald’s đặc biệt chú ý đến các yếu tố: chất lượng dịch vụ và vệ sinh và khẳng định đó là lợi thế quan trọng nhờ công nghiệp hoá.

Ông còn đầu tư cả một phòng thí nghiệm ở Chicago chuyên kiểm tra đánh giá chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhờ đó mà McDonald’s có thể phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald’s luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng.

Qua đời vào ngày 14 tháng 1 năm 1984 khi đã 84 tuổi, Ray Kroc đã để lại cho các thế hệ tiếp quản McDonald’s về sau một nền tảng kinh doanh vững chắc và quan trọng hơn cả là một thương hiệu đã “ăn sâu” vào đời sống của nhiều người.

S.T

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp

Xinh đẹp, cá tính, mạnh mẽ, Nguyễn Phương Anh – nữ cơ trưởng của hãng hàng không Vietjet tạo nhiều ấn tượng khi vượt qua nhiều nhiều thử thách để trở thành một trong những nữ nhân quyền lực nhất ngồi trên khoang lái chinh phục bầu trời.

Khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay, Nguyễn Phương Anh vẫn dành ít thời gian hiếm hoi chia sẻ về quá trình học tập, khổ luyện để trở thành phi công – ngành nghề đặc thù vốn dành cho số đông nam giới.

Làm lại từ đầu

Với gương mặt xinh đẹp, giọng miền Nam ngọt ngào, cơ trưởng Nguyễn Phương Anh toát lên thần thái của người làm dịch vụ hàng không: thân thiện, ân cần, trách nhiệm và có sức hút riêng.

Nói về quá trình bén duyên với nghề phi công, Phương Anh chia sẻ đó là một hành trình dài với nhiều quyết định táo bạo và đầy thú vị.

“Trước đây, tôi đã từng làm tiếp viên hàng không trong 7 năm. Những năm tháng theo đuổi giấc mơ bay, được đi nhiều nơi trên thế giới, nhìn hình ảnh các đồng nghiệp phi công đẹp trai, quyền uy trong bộ đồng phục bay, trong tôi dấy lên niềm mơ ước: một ngày nào đó mình cũng sẽ được mặc bộ đồng phục ấy và ngồi trên khoang lái ấy trước ánh mắt ngưỡng mộ của biết bao hành khách.

Rồi cơ hội đã đến cùng với hãng bay Vietjet. Vậy là tôi quyết tâm, xách vali sang Mỹ học bay, quyết thực hiện ước mơ của mình”, chị bộc bạch.

Tuy trước đó đã thành thạo nghề phục vụ trên không, nhưng phi công lại là chuyện khác. Phương Anh cho biết, với hầu hết phi công, chuyến bay đơn đầu tiên trong đời là một kỉ niệm khó quên và chị cũng vậy.

Trong quá trình đào tạo để trở thành phi công cơ bản, có bài bay bắt buộc là học viên phải tự điều khiển chiếc máy bay huấn luyện cơ bản cất – hạ cánh 3 lần. Đây là một bài khó và đòi hỏi sự tập trung, quyết tâm và nắm vững các kiến thức mà các phi công tương lai được học.

“Bạn bè cùng khoá, lần lượt hết người này đến người khác thi xong bài thi ấy trong sự chờ đợi và hồi hộp của mình. Mùa mưa gió, thời tiết xấu chuẩn bị đến với bao áp lực. Nhiều đêm tự mình nén nước mắt và quyết tâm. Đến khi được ngồi trên chiếc máy bay ấy, một mình mình, tự tay cất hạ cánh 3 lần, mọi cảm xúc như vỡ oà… Khi máy bay lăn vào bãi đỗ, Phương Anh đã ôm chầm thầy của mình và khóc.

Trường của Phương Anh có phong tục là ai thực hiện bài bay này xong sẽ được giáo viên dội nước lên người. Nhưng Phương Anh thì nhảy xuống hồ bơi của trường luôn cho… sướng. Ngồi trên khoang lái máy bay thương mại chở theo hàng trăm hành khách với mỗi phi công là trách nhiệm lớn lao xen lẫn tự hào. Đó là những khoảng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất của mình khi bắt đầu nghề phi công”.

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp - Ảnh 1.

Cô dâu phi công hạnh phúc

Khổ luyện trên ghế nóng

Quá trình tập luyện để trở thành phi công, đặc biệt là với nữ giới theo cơ trưởng Phương Anh đòi hỏi nhiều quyết tâm.

“Với nghề phi công thì nam giới hay nữ giới đều là một công việc đầy trách nhiệm và thử thách. Là một nữ phi công, nó càng khó khăn bội phần trước áp lực của công việc chinh phục bầu trời”, chị nói.

Nữ cơ trưởng chia sẻ, từ kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao, từ những kĩ năng cơ bản đến kĩ năng nâng cao để điều khiển thành thục chiếc máy bay thương mại, chị đã phải trải qua nhiều mồ hôi, nước mắt và những đêm không ngủ. “Tôi đã phải tự rèn luyện và phấn đấu không ngừng để nâng cao tay nghề và chứng minh bản thân trước các đồng nghiệp nam”.

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp - Ảnh 2.

Đám cưới như mơ của nữ phi công

Không dừng ở đó, ghế nóng cơ trưởng mới là mục tiêu lớn lao của cô gái xinh đẹp, cá tính này.

“Sau khi tốt nghiệp, tôi được Hãng Hàng không Vietjet nhận vào làm cơ phó từ năm 2014. May mắn cho tôi, đây là nơi có nhiều cơ hội được đào tạo và thăng tiến cho nhân viên, nhất là các phi công. Tôi đã liên tục học tập và phấn đấu để trau dồi đạo đức, kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm làm việc.

Sau 4 năm làm việc miệt mài, phấn đấu và học tập không ngừng nghỉ, cùng với sự dìu dắt của các thầy của mình, tôi đã thành công trong việc chinh phục chiếc ghế trái quyền lực – Cơ trưởng trên các chuyến bay của hãng”.

Phương Anh cho biết, vì là phi công nữ nên áp lực trong chị thường cao hơn so với các đồng nghiệp nam. “Tôi nhắc mình phải cố gắng hơn rất nhiều. Từ tư cách, tác phong đến hành động, các chi tiết đều được chú trọng để các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp nam tin tưởng và phối hợp tốt trong mỗi chuyến bay”.

Khi mẹ là cơ trưởng

“Đặc thù của ngành hàng không là không phân biệt thời gian, tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào thời gian cất hạ cánh của mỗi chuyến bay. Nghề nghiệp cũng mang đến cho tôi hạnh phúc cá nhân”, Phương Anh hạnh phúc khi nói về đời sống cá nhân của mình.

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp - Ảnh 3.

“Tôi kết hôn 3 năm trước. Chồng tôi cũng là cơ trưởng của Vietjet. Chúng tôi có một bé trai hơn 2 tuổi, cũng sớm thể hiện niềm ham thích với máy bay.

Là phụ nữ, tôi lại càng phải sắp xếp chi tiết, chu đáo thời gian biểu của mình, để vừa có thể hoàn thành tốt nhất công việc, vừa chăm sóc cho gia đình. Tôi nấu ăn cũng khá . Những khi có thời gian hiếm hoi rảnh rỗi, tôi cũng sắp xếp nấu nướng, tổ chức những buổi tiệc nhỏ cho gia đình mình. Khi vợ chồng cùng đi bay thì nhờ ông bà chăm sóc bé”.

Chị cũng bộc bạch, trong mỗi dịp lễ tết, đối với người phụ nữ, gia đình là nơi họ gắn kết. Nhưng đối với những người làm trong ngành Hàng không thì thời gian đó lại là những chuyến bay không ngừng nghỉ, mang đến niềm vui, đưa hành khách về đoàn tụ với gia đình họ.

“Những lúc ấy, mình lấy niềm vui sum họp của hành khách, của gia đình, người thân họ làm niềm an ủi và hạnh phúc cho riêng mình”. Cùng với hãng hàng không Vietjet, nữ cơ trưởng xinh đẹp có niềm tự hào mang lại cơ hội bay cho hàng triệu người dân và du khách.

Hải An / Theo Trí thức trẻ

Mỹ có thể chấm dứt hiệp ước hạt nhân tồn tại 3 thập kỷ với Nga trong tuần tới

Mỹ có thể chấm dứt hiệp ước hạt nhân tồn tại 3 thập kỷ với Nga trong tuần tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vào tuần tới

INF được Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1987, được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai siêu cường.

Tuy nhiên, theo tiết lộ mới đây từ các quan chức Mỹ giấu tên, Tổng thống Trump đã quyết định rút khỏi hiệp ước kéo dài 3 thập kỷ vì cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước và INF ngăn Mỹ triển khai vũ khí mới chống lại kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Bắc Kinh.

Nhà Trắng trong khi đó khẳng định chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra về việc Mỹ rời INF, nhưng các nguồn tin của New York Times nói rằng Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton sẽ thông báo cho Tổng thống Putin về quyết định của Washington trong chuyến đi tới Matxcơva vào tuần tới.

Nếu Mỹ rời khỏi INF, đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump quyết định rời khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn kể từ khi lên nắm quyền.

Trong 4 năm qua, Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm INF. Cựu Tổng thống Barack Obama đã quyết định không rời khỏi hiệp ước này mặc dù ông từng chỉ trích Matxcơva đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm răn đe các nước thuộc Liên Xô cũ.

Hôm 19/10, The Guardian cho biết ông Bolton đề đề nghị Mỹ rút khỏi hiệp ước và đang tìm cách ngăn chặn cuộc đàm phán về việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START).

Chính quyền Trump đang từ từ “thít cổ” Trung Quốc

Ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có một bài phát biểu gây chấn động, được ví là “tuyên bố chiến tranh lạnh” với Trung Quốc. Ông đã nói trắng ra mọi âm mưu của Trung Quốc, từ tham vọng Made in China 2025 đến Biển Đông, đến chiến dịch can thiệp bầu cử quốc hội Mỹ tháng 11 và mong muốn triệt hạ Tổng thống Trump. Có thể thấy rõ rằng, chính quyền Trump đã coi Trung Quốc là nguy cơ số một của họ thay vì mối đe dọa hạt nhân Bắc Hàn như một năm trước. Giới chức Mỹ cũng đã trình bày một cái nhìn toàn diện về Trung Quốc cũng như lên kế hoạch chặn đứng tham vọng thay thế Mỹ làm siêu cường số 1 của nền kinh tế số 2 thế giới.

Joshua Roberts/Bloomberg via Getty Images

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu về các âm mưu của Trung Quốc tại Viện Hudson ngày 4/10

Chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 trong năm nay của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng được đánh giá là mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Trước đó, ông Mattis đã hủy chuyến thăm Bắc Kinh bởi các va chạm với Trung Quốc cả trên biển Đông lẫn cuộc chiến thương mại. Tại Việt Nam, vị tướng mang biệt danh “Chó Điên” đã chỉ trích Trung Quốc dùng các hành vi “săn mồi” để chèn ép các nước nhỏ. Ngoài ra ông còn thay mặt chính phủ Mỹ, cam kết chi hàng tỷ USD xử lý hậu quả chất độc Màu Da Cam mà Mỹ đã rải lên Việt Nam trong chiến tranh. Những bước đi của ông Mattis được coi như hành động “chìa tay” về phía Việt Nam trong nỗ lực xây dựng một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc toàn cầu.

Trong khi Sáng kiến Vành Đai – Con đường của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi mà những nước được Trung Quốc đầu tư lần lượt nhận ra âm mưu trải bẫy nợ để mua chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, thì liên minh chống Trung của ông Trump cũng dần dần lộ diện. Ngày 1/10/2018 Mỹ ký với Mexico và Canada một hiệp ước tự do thương mại mới thay cho NAFTA, trong đó có điều khoản “cấm chơi” với một nước không có nền kinh tế thị trường – một ám chỉ rõ ràng đối với Trung Quốc. Mỹ cũng tiến hành đàm phán lại nhiều thỏa ước thương mại với Nhật Bản và Hàn Quốc, siết chặt quan hệ chính trị lẫn quân sự với chính phủ Đài Loan – một cái gai trong mắt Trung Quốc. Vấn đề Bắc Hàn dường như đã đi vào lộ trình êm đẹp mà Mỹ có thể gạt Trung Quốc ra bên lề. Hôm 15/10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In ca ngợi sự “chân thành” của Kim Jong Un trong nỗ lực từ bỏ hạt nhân. Mỹ, Bắc Hàn cũng đã nhất trí sớm tiến hành thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 để cụ thể hóa các cam kết tại cuộc gặp lịch sử tại Singapore hồi tháng 6 mà không có bóng dáng của Bắc Kinh.

U.S. Trade Representative Robert Lighthizer (L) and Senior Advisor to the President Jared Kushner (R) join U.S. President Donald Trump as he holds a press conference to discuss a revised U.S. trade agreement with Mexico and Canada in the Rose Garden of the White House on October 1, 2018 in Washington, DC. U.S. and Canadian officials announced late Sunday night that a new deal, named the 'U.S.-Mexico-Canada Agreement,' or USMCA, had been reached to replace the 24-year-old North American Free Trade Agreement.  (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)

Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ mới (USMCA) thay thế cho NAFTA ngày 1/10

Trong khi Iran vẫn duy trì chính sách chống Mỹ cực đoan và vì thế trở thành một đồng minh tự nhiên của Trung Quốc, thì quan hệ giữa Trump và Putin không hề bị xấu đi bất chấp các chế tài từ Nhà Trắng. Thêm nữa, bất hòa giữa Nga và Trung Quốc chưa bao giờ suy giảm. Mới đây, nhà báo lâu năm của Nga cho biết, mười mấy năm qua, Tổng thống Nga Putin vẫn luôn coi Trung Quốc là mối đe dọa chính. Ngoài những quốc gia độc tài, nghèo đói đang thèm khát những khoản tiền dễ dãi, Trung Quốc khó có thể tìm thấy đồng minh thực sự để đối trọng với khối liên minh mà ông Trump đang dựng lên.

Ấn Độ, một đối thủ lớn của Trung Quốc tại Châu Á từ lâu đã được đưa vào danh sách đối tác hàng đầu của Mỹ khi chính quyền Trump tuyên bố tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thay cho tên gọi Châu Á – Thái Bình Dương quen thuộc. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã một tay “xoay trục” sang phía Trung Quốc trong khi ông Obama còn làm Tổng thống, đã âm thầm “xoay” lại về phía Mỹ khi thương chiến có lợi thế nghiêng về phía Mỹ. Hồi tháng Tám vừa rồi, ông Duterte công khai đe dọa “chiến tranh” với Trung Quốc nếu Bắc Kinh quyết định đơn phương khoan thăm dò đáy biển tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Nhà lãnh đạo Philippines thậm chí còn cảnh báo các lực lượng vũ trang của nước này sẽ “mang mã tấu tới và chiến đấu với người Trung Quốc” nếu cần thiết. Thêm nữa, chính quyền Duterte cũng ngày càng tỏ ra thất vọng khi Bắc Kinh “hứa lèo” việc rót các khoản đầu tư khổng lồ vào Philippines.

Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton (Ảnh: Youtube)

Tại Biển Đông, nơi Obama được cho là đã thất bại trong việc ngăn cản Trung Quốc quân sự hóa và biến vùng biển này thành “ao nhà”. Dưới chính quyền Trump, cố vấn an ninh John Bolton khẳng định sẽ không để Biển Đông thành “một tỉnh của Trung Quốc” và âm mưu tạo thành một tình thế “việc đã rồi” của Bắc Kinh vẫn chưa thành công. Mỹ đã thuyết phục được Anh, Pháp và Úc gửi chiến hạm, tích cực tham gia vào các hoạt động tự do hàng hải hơn. Chính phủ Nhật cũng đang tìm cách sửa hiến pháp để có thể điều động quân đội linh hoạt hơn trên vùng biển Đông và biển Hoa Đông liên lục bị Trung Quốc quấy nhiễu.

Trên lĩnh vực kinh tế vốn là “sân nhà” của ông Trump, các “thòng lọng” đã được nhanh chóng siết lại.

Tính đến tháng 10/2018 chính quyền Trump đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và đe dọa còn áp thuế nữa nếu Trung Quốc không nhượng bộ các đòi hỏi về thương mại công bằng-đối ứng, cũng như quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đáp trả lên khoảng 110 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ. Việc ông Trump liên tục  hành động chứ không phải đe dọa suông như Bắc Kinh trước đó lầm tưởng đã tạo ra tâm lý lo sợ, bán tháo cổ phiếu cũng như tháo chạy của các tập đoàn khổng lồ ra khỏi Trung Quốc.

Theo thống kê của tờ Politico, trong năm nay, đồng Nhân Dân tệ của Trung Quốc đã giảm 6,4%, sàn chứng khoán Thượng Hải giảm 22,3% và ngân hàng JPMorgan Chase cũng như khối đầu tư cảnh báo quan ngại với thị trường Trung Quốc bất chấp con số tăng trưởng cao mà Bắc Kinh công bố. Kinh tế Trung Quốc trong quý III đã tăng trưởng chậm lại, phản ánh triển vọng mờ nhạt hơn nữa khi Bắc Kinh ngày càng lún sâu vào cuộc thương chiến không thể rút ra.

An investor looks at an electronic board showing stock information at a brokerage house in Shanghai on October 15, 2018. - Asian stocks started the week on the back foot on October 15, with investors still in gloomy mood after several days of market turbulence sparked by trade rows and a spat over the US central bank. (Photo by Johannes EISELE / AFP)        (Photo credit should read JOHANNES EISELE/AFP/Getty Images)

Thị trường chứng khoán Trung Quốc u ám ngày 15/10/2018

Ngày 18/10/ 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi  Liên minh bưu chính thế giới (UPU), một tổ chức 144 năm tuổi, được tạo ra để trợ giá cước vận tải hàng hóa cho các nước nghèo và các nước đang phát triển. Tổ chức này từ quá lâu đã bị Trung Quốc lợi dụng để giảm giá thành vận chuyển hàng hóa qua Mỹ, giúp cho các công ty Trung Quốc thu lợi không công bằng khi có thể vận chuyển hàng hóa quanh thế giới với mức phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho Trung Quốc ồ ạt đưa hàng hóa vào Mỹ.

Lấy ví dụ, một bưu kiện từ Trung Quốc gửi sang Mỹ dưới 1 lbs (0,45kg) chỉ có 5 cents/gói (hơn 1.000 VND), ngược lại dân Mỹ gửi hàng bán sang Trung Quốc phải tốn 16,75 USD (392.000 VND). Rõ ràng là hiện tại Trung Quốc không còn là một nước nghèo để tiếp tục hưởng trợ cấp bưu chính của Mỹ. Theo các chuyên gia ước lượng thì sau khi Mỹ rút lui khỏi UPU thì Trung Quốc sẽ gánh chịu thêm hàng tỷ mỗi năm cho các kiện hàng bưu chính gửi sang Mỹ – Đồng thời các doanh nghiệp bán lẻ của Trung Quốc trên Ebay, Amazon, Alibaba hoặc các trang mạng bán đồ online sang Mỹ xem như phá sản.

Một mặt trận khác mà Washington kiên quyết đối đầu với Bắc Kinh là đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, các khoản tài chính dễ dãi của Bắc Kinh đã mua chuộc được vô số các quốc gia nhỏ bé và nghèo đói tại Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh, đặc biệt ở những nơi có vị trí chiến lược mà nếu Trung Quốc lập được căn cứ quân sự sẽ khiến lợi ích Mỹ bị đe dọa. Từ Sri Lanka đến Maldives, các khoản vay của Trung Quốc đã tạo ra gánh nặng nợ nần không thể chi trả đối với các quốc gia này và nhiều nước đã buộc phải cắt đất cho Trung Quốc thuê 100 năm. Nhận thấy được điều này, từ tháng 10, Tổng thống Trump đã ký một đạo luật gọi là “Tận dụng tốt hơn các khoản đầu tư dẫn tới phát triển”, hay đạo luật BUILD. Đạo luật này tạo ra một cơ quan mới tên là IDFC và dự kiến sẽ đầu tư 60 tỷ USD ra nước ngoài – chủ yếu là Châu Phi, với mục tiêu đối trọng lại với Sáng kiến Vành Đai – Con Đường của Trung Quốc đang trải bẫy nợ khắp thế giới. Với IDFC, các quốc gia Châu Phi sẽ có một lựa chọn khác để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế ngoài lựa chọn đầy rủi ro là hợp tác với Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã nhanh chóng trở thành cuộc đối đầu trên mọi mặt trận từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, và người nắm quyền chủ động hiện tại là chính quyền Mỹ. Sau hàng thập kỷ bỏ ngỏ để “con rồng Trung Quốc” thức giấc, người Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã mở  to mắt và nhìn thẳng vào kẻ thách thức lớn nhất tới mục tiêu “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của họ.

Trọng Đức / Trithucvn