Phiên đấu giá đầu tiên tại chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật

Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 1
Những tiếng rao bán đấu giá vang lên lần đầu tiên tại chợ cá mới ở Tokyo vào ngày 11/10, vài ngày sau khi chợ cá nổi tiếng thế giới Tsukiji đóng cửa sau 83 năm. Ảnh: Reuters.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 2
Tại chợ cá mới mang tên Toyosu, địa điểm có thể đã thay đổi nhưng mọi thứ vẫn diễn ra như cũ. Những con cá ngừ khổng lồ đông lạnh được bày ra và tiếng chuông vang báo hiệu buổi đấu giá bắt đầu. Cả khu chợ huyên náo với tiếng ồn ào của những mức giá liên tục được đưa ra mà chỉ người tham dự mới hiểu. Ảnh: Reuters.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 3
“Xong rồi. Chúng ta đi thôi”, Kiyoshi Kimura, một trong những nhân vật nổi danh giới sushi, nói. Ông Kimura sở hữu chuỗi nhà hàng Zanmai Sushi và từng trả giá cao kỷ lục cho cá ngừ ở phiên đấu giá năm mới. “Chúng ta sẽ không có giá đó hôm nay đâu”, ông cười, nói với AFP. Ảnh: AFP.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 4
Khi chợ Toyosu mở cửa chính thức, người mua sẽ phải đứng sau lớp kính trên tầng 2 thay vì được tới gần như trong chợ Tsukiji. Ảnh: Reuters.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 5
Những buổi đấu giá cá ngừ vào sáng sớm ở Tsukiji đã trở thành một trong những địa điểm phải ghé qua đối với bất cứ du khách nào thăm thủ đô Tokyo. Họ thậm chí còn phải xếp hàng từ đêm hôm trước để may mắn lọt vào số 120 người được tham quan chợ cá đặc biệt này. Ảnh: AFP.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 6
Trong phiên đấu giá đầu năm tại Tsukiji, những người bán buôn và “trùm” sushi sẽ cạnh tranh ra giá cho con cá lớn nhất và ngon nhất. Mức giá kỷ lục tới nay là 155,4 triệu yen (1,8 triệu USD (41,9 tỷ đồng)) được trả cho con cá vây xanh 222 kg vào năm 2013. Ảnh: Kyodo.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 7
Đối với một số người tham gia vào buổi đấu giá đầu tiên ở địa điểm mới, việc di dời đã làm mất đi linh hồn của chợ. “Không khí không giống như ở Tsukiji”, Lionel Beccat, đầu bếp sở hữu ngôi sao Michelin, nói. Nhiều năm qua, ông luôn tới các buổi đấu giá trước bình minh. “Nhận định một cách chuyên nghiệp, có thể Toyosu tốt hơn, nhưng về tinh thần thì luôn là Tsukiji. Lý trí nói có nhưng trái tim tôi nói không”, Beccat nói với AFP về chợ cá mới. Ảnh: AFP.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 8
Chợ Toyosu nằm trên khu vực rộng 40 ha, gấp 1,7 lần diện tích khu chợ Tsukiji. Tuy nhiên, nơi này từng là một nhà máy hóa chất. Năm 2016, đất ở đây bị phát hiện ô nhiễm. Việc này đã khiến giới chức địa phương tốn hàng triệu USD để xử lý, làm việc di dời bị hoãn lại. Ảnh: Getty.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 9
Ngay trước khi Tsukiji đóng cửa vĩnh viễn, hàng trăm người biểu tình đã cố gắng ngăn cản việc di dời do nghi ngờ Toyosu không an toàn. Dẫu vậy, Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike nhấn mạnh khu phức hợp mới đảm bảo an toàn và khẳng định chợ Toyosu cung cấp môi trường “hiện đại” để bán cá. Ảnh: Getty.
Phien dau gia dau tien tai cho ca lon nhat the gioi o Nhat hinh anh 10
Hôm 7/10, sau phiên đấu giá cá ngừ cuối cùng, những tiểu thương ở chợ Tsukiji, chợ cá lớn nhất thế giới, đã bắt đầu di dời sang địa điểm mới. Chợ cá Toyosu sẽ chính thức đón người mua sắm bắt đầu từ ngày 13/10, sau khi khoảng 900 tiểu thương chuyển tới cùng 2.600 phương tiện. Địa điểm cũ tại Tsukiji sẽ được sử dụng làm bãi đỗ xe cho Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Reuters.
Theo Zing

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

Từ năm 1206 đến khi chết vào năm 1227, thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km vuông lãnh thổ – nhiều hơn bất cứ cá nhân nào trong lịch sử. Trên hành trình chinh phục của mình, ông ta đã xẻ một đường tàn bạo xuyên qua châu Á và châu Âu, với hậu quả là hàng chục triệu người chết. Mặt khác ông cũng hiện đại hóa văn hóa Mông Cổ, bảo đảm tự do tôn giáo và giúp mở ra mối giao lưu giữa phương Đông và phương Tây.

10 dieu it biet ve thu linh mong co thanh cat tu han khet tieng hinh anh 1

Một diễn viên đóng vai Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: History.com.

Dưới đây là 10 thông tin đáng chú ý về thủ lĩnh vĩ đại tầm thế giới này – nhân vật hội tụ đồng thời cả tài năng quân sự, bản lĩnh chính khách và sự khủng bố đẫm máu:

1. Thành Cát không phải là tên thật

Người đàn ông sau này trở thành “Đại Hãn” của dân tộc Mông Cổ được sinh ra bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162. Ban đầu ông được đặt tên là Thiết Mộc Chân (Temujin), có nghĩa là “sắt thép” hoặc “thợ rèn”.

Mãi đến năm 1206 ông mới mang cái tên khủng khiếp Thành Cát Tư Hãn. Khi đó ông được phong làm lãnh đạo của người Mông Cổ tại một cuộc họp bộ lạc có tên là “kurultai”.

Thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ “thủ lĩnh” hoặc “người thống trị”. Còn về cái tên “Thành Cát Tư” (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc.  Từ này có thể nghĩa là “đại dương” hoặc “chính nghĩa”. Trong ngữ cảnh của nhân vật này, từ này thường được dịch thành “đấng cai trị tối cao/toàn cầu”.

2. Tuổi thơ dữ dội

Từ tấm bé, Thành Cát đã bị buộc phải đấu tranh sinh tồn một cách khắc nghiệt trên thảo nguyên Mông Cổ. Cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc khi ông lên 9. Bộ lạc của ông sau đó đã đuổi gia đình của ông đi và khiến cho mẹ ông phải một thân một mình nuôi 7 đứa con.

Lớn lên, Thành Cát Tư Hãn phải đi săn bắn và hái lượm để kiếm ăn. Đến tuổi vị thành niên, ông có lẽ còn phải sát hại cả một người anh em cùng mẹ khác cha trong một vụ tranh giành miếng ăn.

Thời thanh niên, các bộ tộc đối thủ thậm chí còn bắt cóc ông và người vợ trẻ của ông. Thành Cát sau đó phải sống như nô lệ trước khi thực hiện một cuộc đào tẩu táo bạo.

Bất chấp những khó khăn thuở đầu, ở độ tuổi trên 20, ông đã khẳng định được vị thế của mình là một chiến binh và thủ lĩnh đáng gờm.

Sau khi tập hợp được một đội quân những người ủng hộ, Thành Cát bắt đầu xây dựng liên minh với người đứng đầu các bộ lạc quan trọng. Vào năm 1206 ông đã củng cố thành công các liên minh thảo nguyên dưới ngọn cờ Thành Cát. Giờ đây ông bắt đầu chuyển hướng chú ý sang chinh phục ở bên ngoài.

3. Không có ghi chép rõ ràng nào về ngoại hình của Thành Cát

Dù Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật rất có ảnh hưởng, người ta chỉ biết rất ít về cuộc sống riêng tư của ông và thậm chí cả ngoại hình của ông nữa.

10 dieu it biet ve thu linh mong co thanh cat tu han khet tieng hinh anh 2

Một bức họa về Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Biography.

Hiện không còn bức chân dung hay điêu khắc nào về Thành Cát Tư Hãn từ thời đó tồn tại đến bây giờ. Những thông tin ít ỏi mà giới sử gia có được về ông thì lại thường mâu thuẫn với nhau hoặc không đáng tin cậy.

Đa số các ghi chép đều mô tả ông là một người cao, khỏe với mái tóc dài và bộ ria rậm.

Có lẽ mô tả gây ngạc nhiên nhất là của sử gia Ba Tư thế kỷ 14 Rashid al-Din. Theo người này, Thành Cát Tư Hãn có tóc đỏ và mắt xanh. Tuy nhiên ghi chép của al-Din có thể không đáng tin cậy lắm vì ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Đại Hãn. Tuy nhiên những đặc điểm này không phải là chưa từng được nói tới trong cộng đồng Mông Cổ.

4. Một số vị tướng thân tín nhất của ông lại là cựu thù

Đại Hãn rất giỏi phát hiện người tài. Ông thường thăng chức cho các chỉ huy quân sự dựa trên trình độ và kinh nghiệm của họ hơn là dựa trên đẳng cấp, gốc gác hay việc họ trung thành với ai trước đây.

Một trường hợp kinh điển về niềm tin mà Thành Cát Tư Hãn đặt vào tài năng thực sự của con người là sự việc diễn ra vào năm 1201 trong một trận đánh với bộ tộc Taijut đối địch. Trong trận đó, Thành Cát suýt chết sau khi ngựa chiến của ông bị bắn hạ từ phía sau bằng một mũi tên. Khi ông nói chuyện với các tù binh Taijut và yêu cầu họ nói người nào đã bắn tên, một tù binh can đảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ. Ấn tượng mạnh trước sự gan dạ của cung thủ này, Thành Cát đã bổ nhiệm anh ta làm chỉ huy trong quân đội của mình. Sau này Thành Cát đặt cho anh ta biệt danh “Triết Biệt (Jebe)” (có nghĩa là mũi tên) nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường.

Cùng với viên tướng nổi tiếng Tốc Bất Đài, Triết Biệt sau này trở thành một trong các tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của người Mông Cổ trong quá trình chinh phục châu Á và châu Âu.

5. Trị tận gốc

Thành Cát Tư Hãn thường trao cho các vương quốc khác một cơ hội quy phục đế chế Mông Cổ một cách hòa bình. Song ông cũng không ngần ngại dùng lưỡi gươm để trấn áp không thương tiếc bất cứ lực lượng nào dám chống lại ông.

 10 dieu it biet ve thu linh mong co thanh cat tu han khet tieng hinh anh 3

Đội quân Mông Cổ năm xưa nổi tiếng về tài bắn cung và phi ngựa. Ảnh: io9.

Một trong các chiến dịch trả thù nổi tiếng nhất của ông là vào năm 1219, sau khi vua của Đế chế Khwarezmid phá vỡ một hiệp ước với người Mông Cổ.

Ban đầu, Thành Cát Tư Hãn đã đề xuất với vị vua của Khwarezmid một thỏa thuận thương mại có giá trị cao liên quan tới việc trao đổi hàng hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Nhưng khi các sứ giả của ông bị sát hại, vị Đại Hãn Mông Cổ đã nổi cơn thịnh nộ và đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh của đội quân Mông Cổ. Cuộc chiến sau đó đã khiến hàng triệu người bỏ mạng, và vương quốc Khwarezmid (ở Ba Tư) đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thế nhưng Đại Hãn không chịu dừng lại ở đó. Nối tiếp chiến thắng trên, Thành Cát Tư Hãn quay trở lại phía đông và phát động chiến tranh nhằm vào người Đảng Hạng của quốc gia Tây Hạ – những người không tuân lệnh Thành Cát Tư Hãn yêu cầu cấp quân cho ông xâm lược Khwarizm.

Sau khi đánh bại các lực lượng Đảng Hạng và tàn phá kinh đô của họ, Đại Hãn hạ lệnh hành quyết toàn bộ hoàng gia Đảng Hạng để trừng phạt việc họ dám thách thức ông.

6. Chịu trách nhiệm về cái chết của 40 triệu người

Mặc dù không thể biết chắc chắn có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong thời kỳ chinh phục của Mông Cổ, nhiều sử gia ước tính con số này vào khoảng 40 triệu người.

Con số thống kê từ thời Trung Cổ cho thấy dân số Trung Quốc sụt giảm hàng chục triệu người trong thời kỳ Đại Hãn còn sống. Các học giả ước tính ông ta có thể đã giết chết một lượng người bằng 3/4 dân số Iran ngày nay trong cuộc chiến với đế chế Khwarezmid. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm giảm dân số toàn thế giới (thời đó) đi 11%.

7. Khoan dung với các tôn giáo khác nhau

Không như nhiều vị xây dựng nên các đế chế khác, Thành Cát Tư Hãn chấp nhận sự đa dạng trong các lãnh thổ mà ông mới chinh phục. Ông đã thông qua các đạo luật thừa nhận tự do tôn giáo cho tất cả mọi người và thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng.

Sự khoan dung này có một ý nghĩa chính trị – Đại Hãn biết rằng các chủ thể của đế chế nếu hạnh phúc thì họ sẽ ít khi nổi loạn. Nhưng vấn đề không chỉ vậy. Bản thân người Mông Cổ có một thái độ tự do đặc biệt đối với tôn giáo.

Thành Cát Tư Hãn và nhiều người Mông Cổ khác tôn thờ thần trời, gió và núi. Bản thân Thành Cát Tư Hãn rất tin vào yếu tố tâm linh. Người ta kể rằng ông đã cầu nguyện trong lều của mình trong nhiều ngày trước các chiến dịch quan trọng. Ông thường gặp gỡ với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau để trao đổi chi tiết về niềm tin của họ.

Khi về già, Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn cho vời thủ lĩnh đạo Lão là Qiu Chuji đến trại của mình. Hai bên sau đó đàm đạo rất lâu về sự bất tử và triết lý.

8. Tạo ra một trong các hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên

Cùng với cung tên và ngựa, vũ khí mạnh nhất của Mông Cổ có thể là mạng lưới liên lạc rộng khắp của họ.

Một trong các sắc lệnh sớm nhất của Đại Hãn là về việc hình thành một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là “Yam”.

Dịch vụ này bao gồm một chuỗi các chú ngựa và trạm bưu chính được tổ chức chặt chẽ trải rộng trong đế chế Mông Cổ. Những người cưỡi ngựa này có thể đi xa tới 322km mỗi ngày.

Hệ thống nói trên cho phép chuyển hàng hóa và thông tin với tốc độ nhanh chưa từng có tiền lệ. Ngoài ra hệ thống đó còn đóng vai trò tai mắt cho Đại Hãn.

Nhờ có Yam, Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng theo kịp với các diễn biến quân sự – chính trị và duy trì liên lạc với mạng lưới gián điệp và do thám. Yam cũng có vai trò bảo vệ các quan chức và nhà buôn nước ngoài trong quá trình đi lại.

9. Không ai biết ông chết như thế nào và được chôn ở đâu

Trong tất cả những bí ẩn quanh cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn, có lẽ mối quan tâm lớn nhất là ông này đã chết ra sao.

Chính sử nói rằng ông chết vào năm 1227 do các vết thương sau một cú ngã ngựa. Các nguồn khác thì đưa ra một danh sách các nguyên nhân từ sốt rét cho đến vết thương vì mũi tên bắn vào đầu gối.

Dù Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào thì ông cũng đã hết sức công phu trong việc giữ bí mật nơi an nghỉ của mình.

Theo truyền thuyết, đám rước tang lễ của ông đã thảm sát tất cả những ai họ gặp trên đường rồi phi ngựa liên tục qua mộ của ông để xóa các dấu vết. Lăng mộ của ông nhiều khả năng nằm ở trên hoặc xung quanh một ngọn núi Mông Cổ có tên gọi là Burkhan Khaldun. Nhưng cho đến ngày nay người ta vẫn không biết đích xác vị trí mộ của Thành Cát Tư Hãn.

10. Hạn chế ký ức về Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ

Thành Cát Tư Hãn được xem là một anh hùng dân tộc và người cha sáng lập ra quốc gia Mông Cổ. Nhưng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong thế kỷ 20, người ta đã cấm đề cập đến tên ông.

Đến đầu thập niên 1990, Thành Cát Tư Hãn được khôi phục trở lại trong lịch sử Mông Cổ.

Tên của Thành Cát Tư Hãn được đặt cho sân bay chính của Mông Cổ ở thành phố Ulan Bator. Chân dung của ông cũng xuất hiện trên đồng tiền Mông Cổ.

Theo Trung Hiếu (VOV)

GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘suy thoái tư tưởng chính trị’, trí thức phản ứng

Giáo sư Chu Hảo.
Thông tin này đã gây chấn động trong giới trí thức Việt Nam. Một nhà quan sát nói với VOA rằng với quyết định này, Đảng Cộng sản đã “dấn thêm một bước tự chôn mình”, trong khi một trí thức khác lo ngại sẽ “quá muộn” một khi “những cơn bão sự thật” ập đến.
Sách trái quan điểm
Truyền thông nhà nước ngày 25/10 dẫn thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói rằng: “Với cương vị là Giám đốc-Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri Thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”.
Theo tìm hiểu của VOA, những cuốn sách bị xem là “trái quan điểm” của Đảng là những sách về triết học, chính trị-kinh tế học như “Bàn về tự do” của John Stuart Mill, “Khảo Luận Thứ Hai Về Chính Quyền” của John Locke, “Nền Dân Trị Mỹ” của Alexis De Tocqueville…
Những cuốn sách này vẫn được giới trí thức Việt Nam xem là “tinh hoa” tri thức mà NXB Tri Thức cố gắng mang đến cho người dân Việt Nam.
“NXB Trí Thức định mang cho mọi người một chút ánh sáng nhưng bây giờ cũng không làm được. Cuộc đời rồi sẽ được những cơn bão táp của sự thật vả vào mặt thì đó sẽ là bài học ghê gớm. Lúc bấy giờ mới ngồi đọc sách thì đã muộn rồi”, nhà giáo Phạm Toàn, một người rất có tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam, nói với VOA.
“Sách hay thì bao giờ cũng đụng chạm đến sự lạc hậu. Sách hay bao giờ cũng mở mang đầu óc con người, và sự lạc hậu thì khó chịu. Sách hay bao giờ cũng làm cho bọn phát xít sợ”, nhà giáo Phạm Toàn nói thêm.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), tổ chức quy tụ những tên tuổi nghiên cứu hàng đầu Việt Nam đã bị nhà nước giải tán, trong đó có GS. Chu Hảo, nói rằng GS. Chu Hảo là người có công rất lớn với dân tộc, đất nước Việt Nam.
“Giáo sư Chu Hảo là một người có tiếng, là người quản lý nhà nước rất giỏi. Thời ông làm Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường, ông đã có công rất lớn trong việc giúp nhà nước hoạch định chính sách phát triển công nghệ cũng như khoa học, kỹ thuật, nhất là việc đưa internet vào Việt Nam”.
“Sau khi nghỉ hưu, ông đã tích cực hoạt động tham gia vào hoạt động truyền bá kiến thức với tư cách làm Giám đốc-Tổng biên tập NXB Tri Trức. Ông đã có công rất lớn với dân tộc Việt Nam là đã xuất bản những tác phẩm rất có giá trị trên thế giới trong Tủ sách tinh hoa của NXB. Tôi cho đó là cái công rất lớn”.
Quyết định đi ngược lợi ích đất nước
Trong thông cáo báo chí, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng vi phạm của GS. Chu Hảo là “rất nghiêm trọng”. Ngoài việc xuất bản sách trái quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, ông Chu Hảo còn có “những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng…”. Ủy ban này kết luận rằng ông Chu Hảo đã “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’” và đề nghị phải xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Chu Hảo.
Thông tin về việc kỷ luật ông Chu Hảo đã gây chấn động dư luận Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức.
TS. Nguyễn Quang A nói ông “thất vọng” với quan điểm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản. Ông nói “Quyết định như thế là đi ngược lại hoàn toàn với lợi ích lâu dài của đất nước Việt Nam”.
Ông cho rằng những đóng góp, “công lớn” của GS. Chu Hảo lâu nay đã bị “những người đầu óc rất thủ cựu của đảng Cộng sản coi là sai lầm, khuyết điểm”.
“Với quyết định này, đảng Cộng sản Việt Nam đã dấn thêm một bước tự chôn mình”, TS. Nguyễn Quang A nói thêm.
Còn nhà giáo Phạm Toàn nói: “Anh Chu Hảo năm nay đã 80 tuổi. Nếu anh ấy bị kỷ luật thì là vì anh ấy tốt quá, khác với những người được khen hoặc những người bị kỷ luật khác vì họ tồi quá”.
Giáo sư Chu Hảo sinh ngày 15/5/1940. Ông từng đi học ở Liên Xô, làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên của của Nga, sau đó sang Pháp làm luận án tiến sĩ. Ông được phong hàm Giáo sư năm 1983.
Ông từng đảm nhận các chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia, Chánh văn phòng Chương trình quốc gia về phát triển Công nghệ Thông tin, Thứ trưởng Bộ KHCN.
Năm 2005, ông được tặng Huân chương Quốc công của Pháp.
Sau khi về hưu, ông làm Giám đốc-Tổng biên tập NXB Tri Thức.
Khánh An
(VOA)

Vì sao toàn thế giới ủng hộ Mỹ tấn công Trung Quốc?

 
Hình minh họa
Vì sao như vậy?
Đó là vì khi Mỹ tiến hành chiến tranh với Trung quốc, quyền lợi không chỉ riêng của nước Mỹ và cũng không phải Mỹ nhắm đến những đồng tiền thuế mà Mỹ thu được, việc làm tăng lên hay kinh tế Mỹ phát triển… Những cái lợi đó chỉ là hệ quả trực tiếp do áp dụng các biện pháp trừng phạt Trung quốc mà phát sinh ra, muốn hay không muốn nó cũng phải đến trong giai đoạn đầu. Cái lớn hơn là Mỹ và thế giới sẽ không còn lo lắng về tác hại vô cùng to lớn của một nền kinh tế phi thị trường khổng lồ quy mô gần một phần năm dân số thế giới đang dần mở rộng, tương tác với phần còn lại của thế giới, gây nguy cơ tiềm ẩn làm sụp đổ toàn bộ kinh tế toàn cầu một khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Chúng ta đã biết, trước kia, khi thế giới còn chia 2 phe tư bản và xã hội chủ nghĩa rõ ràng, thì giữa 2 phe không có bang giao kinh tế với nhau, vì vậy khủng hoảng chỉ xảy ra trong lòng phe xã hội chủ nghĩa, không tác động đến các nước tư bản trong đó có Mỹ. Và chúng ta nhớ khủng hoảng kinh tế trong phe xã hội chủ nghĩa lớn tới mức nó làm cho Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu phải tự tan vỡ, còn Trung quốc, Việt Nam và một số nước khác lâm vào tình trạng kiệt quệ.
Vào giai đoạn được xem là “cực thịnh” của phe XHCN, ở Trung quốc, trong 3 năm từ 1958 đến 1961, “thiên đường” này xảy ra “nạn đói lớn” (The great famine) mà số liệu cao nhất của sử gia Frank Dikotter, được cho phép đặc biệt tới Trung Quốc để nghiên cứu tài liệu trong thư viện quốc gia, ước đoán số người chết ít nhất là 45 triệu người, còn nhà báo Trung Quốc Yang Jisheng kết luận là khoảng 36 triệu người chết.
Đến giai đoạn thập kỷ 1980 – 1990, do quá bi đát, phải chấp nhận kinh tế thị trường một phần, phần còn lại nhờ vào sự giúp đỡ của các nước tư bản, Trung quốc, Việt Nam dần dần dần thoát khỏi tình trạng kiệt quệ về kinh tế, không còn lo đói nữa mà tiến dần tới chỗ ăn ngon mặc đẹp, khá giả lên, có của ăn của để đôi chút.
Thế nhưng khi đạt được những kết quả đó, vẫn tưởng rằng nhờ tài khéo xoay chuyển tình thế của lãnh đạo chứ không phải nhờ sự giúp sức của các nước tư bản. Trên facebook của nhà báo Hoàng Hải Vân, một nhà báo – đảng viên, tôi nhớ anh có một bài giải thích việc này đại khái là do sự khéo léo dùng chiến thuật, khi cần tập trung nguồn lực thì làm “kinh tế kế hoạch” khi khác thì dùng kinh tế thị trường. Nghĩa là kinh tế thị trường vẫn nằm trong chiến lược kinh tế CNXH chứ không phải chữa cháy khi nền kinh tế lâm vào khốn cùng. Đây là một mẫu mực trong cách nghĩ của một số đảng viên, nên Trung quốc không chịu chuyển qua kinh tế tư bản hoàn toàn mà vẫn giữ “định hướng XHCN” trong khi vẫn mơ trở thành cường quốc số 1 thế giới là vì thế.
Cũng chính vì không chuyển qua kinh tế tư bản đúng nghĩa nên sự phát triển kinh tế Trung quốc cũng như Việt Nam bị chặn lại bởi một mức trần, không bao giờ có thể vượt quá mức trần đó để Việt Nam có thể hoá rồng còn Trung quốc có thể phát triển thành cường quốc thực sự về kinh tế. Nhưng giấc mơ thì vẫn tồn tại.
Vì vậy trong khi nhóm lãnh đạo chóp bu Trung quốc không nắm vững quy luật phát triển kinh tế, cộng với sự ích kỷ quyền lợi cá nhân, nhóm lãnh đạo Trung quốc được sự tư vấn của gần 500 cơ quan tư vấn Trung quốc chỉ biết báo cáo láo, dùng số liệu giả, vẽ kết quả trên giấy và ra sức xu nịnh lãnh đạo nhằm rút tiền tài trợ cho các dự án tư vấn, kết quả đưa ông Tập Cận Bình đến tuyên bố vào năm 2012 trước Đại hội Đảng cộng sản Trung quốc là sẽ xây dựng thành công một Trung quốc vừa nhất thế giới lại vừa xã hội chủ nghĩa vào năm 2049.
 
Đó chính là nguồn cơn của hiểm họa.
Để biến giấc mơ hão huyền thành sự thật, 500 cơ quan tư vấn Trung quốc cùng nhau vẽ ra kế hoạch “Một vành đai một con đường”, lôi kéo đến một phần ba số nước trên toàn cầu tham gia, nếu như Mỹ không can thiệp kịp thời thì con số sẽ còn tăng cao nhanh chóng.
Đâm lao phải theo lao, sau khi tư vấn cho ông Tập Cận Bình phải tiến lên xã hội chủ nghĩa, 500 cơ quan tư vấn tiếp tục tư vấn những phương thức dối trá bệnh hoạn để giúp cho minh chủ thực hiện giấc mơ hão huyền ấy. Đó là phát động phong trào dụ dỗ sinh viên, nhà khoa học Trung quốc đã và đang chuẩn bị vào Mỹ nghiên cứu học tập trở những thành gián điệp bất đắc dĩ, những kẻ cắp bí mật công nghệ để đưa về nước phát triển kinh tế.
Trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ và nhiều nước khác, 500 cơ quan tư vấn Trung quốc cũng tư vấn cho ông Tập một chính sách ngó lơ cấp quốc gia để doanh nghiệp Trung quốc tạo ra hàng loạt hàng hóa kém phẩm chất hay độc hại bán ra thu ngoại tệ bất chấp việc ấy nguy hại cho nhân loại.
Một thí dụ trong việc làm hại người tiêu dùng. Trong sản xuất tấm thạch cao làm trần nhà hoặc ngăn tường, người ta không bao giờ dùng loại thạch cao chứa nhiều lưu huỳnh vì nó rất độc, thế nhưng các doanh nghiệp dối trá Trung quốc thì bất chấp, còn các cơ quan kiểm định nhà nước thì ngó lơ theo chủ trương, vì thế hàng triệu tấm thạch cao chứa lưu huỳnh đã được xuất sang Mỹ. Kết quả là hàng triệu căn nhà ở Mỹ bị nhiễm độc lưu huỳnh, khiến phải phá bỏ đi còn người sinh sống trong đó thì phát bệnh.
Chỉ riêng chi tiết này Mỹ cũng đã đủ lý do tấn công Trung quốc rồi.
Đó chỉ là một trong hàng ngàn thí dụ.
Nhưng độc hại môi trường hay sức khỏe cũng chưa đáng sợ bằng nguy cơ gây hại kinh tế toàn cầu khi Trung quốc tập trung nguồn lực vào một số ngành, bán dưới giá thành để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh trong toàn ngành hàng ấy trên thế giới nhằm tạo thế độc tôn. Bằng cách này Trung quốc dự định sẽ đắp mộ lần lượt hết ngành này đến ngành khác, kinh tế thế giới sẽ lâm vào tình trạng khốn cùng và có lẽ tới năm 2049 mà theo dự định của ông Tập là Trung quốc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thì nhân loại ngắc ngoải hết chỉ còn một Trung quốc thống lĩnh toàn thế giới hoặc cũng có thể là chưa tới 2049 toàn thế giới bao gồm cả Trung quốc sẽ sụp đổ do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Một vài quả bom hạt nhân hay thậm chí hàng chục quả bom hạt nhân vẫn không thể tiêu diệt toàn bộ nhân loại nhưng một phần năm dân số thế giới có thể đưa toàn bộ thế giới trở về thời kỳ đồ đá của nhân loại nếu bốn phần năm dân số ấy ngủ quên không ngăn chặn giấc mơ hoang đường và quái đản của một phần năm ấy.
Đó là lý do của cuộc chiến Mỹ – Trung và cuộc chiến này phải thắng vì bốn phần năm dân số thế giới đã thức tỉnh và quyết tâm không để nhân loại bị hủy diệt.
Trần Đình Thu / (Blog Tễu)

Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Việt Nam sẽ được hưởng lợi 4,4% GDP nhờ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Không những vậy, từ ngày 1/1/2019, mức thuế 10% áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ sẽ được nâng lên 25%. Đáng chú ý, trong khi chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến người dân cả hai nước này, những nền kinh tế khác lại có cơ hội hưởng lợi, ví dụ như Việt Nam.

Theo Quartz, kết quả nghiên cứu mới đây của chuyên gia kinh tế Massimiliano Cali thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, nếu chính sách áp thuế của chính quyền Mỹ được thực hiện theo đúng lộ trình, kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc của Mỹ sẽ giảm gần 70 tỷ USD, tương đương 13,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc và 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

Những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm hàng điện tử, máy móc, đồ nội thất và xe cộ.

Chuyên gia Cali đã phân tích để tính toán xem những mặt hàng của Trung Quốc bị đánh thuế nặng sẽ được thay thế bởi những quốc gia nào. Ví dụ, do bị đánh thuế nên mặt hàng ghế xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm hơn 400 triệu USD kim ngạch. Trong khi đó, Việt Nam vốn đã xuất khẩu nhiều mặt hàng ghế sang nền kinh tế số 1 thế giới nên nhiều khả năng sẽ trở thành lựa chọn thay thế hàng đầu của các doanh nghiệp Mỹ.

Sau khi thống kê hàng loạt những sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc có thể bị thay thế bởi những quốc gia khác, chuyên gia Cali thiết lập lợi ích của từng nước nhận được khi trở thành nhà cung cấp mới cho Mỹ dựa trên tỷ lệ phần trăm GDP của các quốc gia đó.

Kết quả, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Nếu tất cả các sản phẩm của Việt Nam theo tính toán của chuyên gia này có thể thay thế hàng xuất khẩu Trung Quốc, giá trị của chúng tương đương với 4,4% GDP.

Đứng thứ 2 là Philippines khi được hưởng lợi 4,1% GDP. Tiếp theo là Campuchia với 3,6% GDP. Trong khi đó, Indonesia được đánh giá hưởng lợi ít nhất từ cuộc chiến thương mại với chỉ khoảng 1% GDP.

Bên cạnh những nền kinh tế được hưởng lợi, kết quả nghiên cứu của Cali cũng cho thấy nhiều nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại do làm ăn với Trung Quốc. Đơn cử như Đài Loan xuất khẩu khá nhiều nguyên vật liệu, thiết bị sang các nhà máy Trung Quốc để sản xuất hàng xuất sang Mỹ. Bởi vậy, chiến tranh thương mại sẽ khiến GDP Đài Loan bị giảm khoảng 0,2%.

Vỹ An (Tổng hợp)