Tuổi sáu mươi

Image may contain: 1 person, beard and closeup

Thời gian như thể thoi đưa

Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi

Sáu mươi – tuổi thích ăn chơi

Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều

Sáu mươi mới thật biết yêu

Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình

Sáu mươi tuổi rất đa tình

Tương tư bác sĩ, mạch tim thất thường

Sáu mươi – lẩm cẩm thấy thương

Phố phường lẫn lộn, quên đường hồi gia

Sáu mươi tuổi thích la cà

Kết bè kết bạn dẫu xa hay gần

Gặp nhau tíu tit vang rần

Tếu ta tế táo, cười rần vui sao!

Sáu mươi, tóc ngả muối tiêu

Đỉnh đầu trơn láng sờ vào mát tay

Răng to răng nhỏ lung lay

Chiếc rơi chiếc rụng vần xoay cả hàm

Sáu mươi là tuổi hồi xuân

Tension mỡ máu tăng phần loãng xương

Đau lưng, mỏi gối, tiểu đường

Tứ chi rời rã, gót thường tê tê

Sáu mươi là tuổi đam mê

Yoga khiêu vũ kiểu gì cũng chơi

Cầu lông quần vợt, lội bơi

Tham gia tuốt luốt, tối thời nằm rên…

Sáu mươi tuổi quá hồn nhiên

Quên quên nhớ nhớ “hồn tiên” mơ màng

Sáu mươi chính thật tuổi vàng

Ai ơi chớ để lỡ làng tuổi xuân!

( ST )

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép được khai thác từ ngày 25/12 tới. Đây là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam, với thời gian thi công chỉ 2 năm.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 1.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam, sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có tổng mức đầu tư khoảng 7.700 tỷ đồng do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Đây là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E, đón được những loại máy bay lớn như A350, B777, B787 và tương đương trở xuống.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 2.

Nhà đầu tư cho biết, sẽ tập trung vào các thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia). Trong nước, sẽ thị trường khu vực miền Trung và miền Nam như: Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 3.

Sân bay được lắp đặt hệ thống hạ cánh tự động ILS xuất xứ từ Mỹ, Na Uy, Thuỵ Điển, giúp tàu bay có thể hạ cánh trong mọi trường hợp thời tiết xấu (có thể nói trong mọi trường hợp). Hệ thống này hiện đại ngang với những những sân bay lớn nhất tại Việt Nam hiện nay như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 4.

Hiện các công tác thi công cuối cùng và dọn vệ sinh công nghiệp đang được thực hiện, để khi được cơ quan chức năng cấp phép sẽ hoạt động ngay vào cuối năm nay.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 5.

Mới đây Cục Hàng không đã có báo cáo gửi Bộ GTVT khẳng định Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã đủ điều kiện để mở cảng theo quy định.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 6.

Hệ thống máy làm thủ tục lên máy bay đã được lắp đặt hoàn thiện.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 7.

Sân bay sẽ có cả các khu dịch vụ, tiện ích như ăn uống, bán lẻ, khu vực phòng chờ Thương gia.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 8.

Sân bay được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của hàng không quốc tế, như: Hệ thống máy soi chiếu 2 chiều của sân bay đến từ thương hiệu Smiths Detector – Đức, đáp ứng tiêu chuẩn hàng không Mỹ TSA (phần lớn các sân bay Việt Nam hiện tại chỉ lắp đặt máy soi 1 chiều). Cùng đó là hệ thống trả khay tự động Ilane, lần đầu tiên được lắp đặt ở Việt Nam.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 9.

Không chỉ đón các chuyến bay nội địa, sân bay Vân Đồn còn đủ năng lực đón các chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không mới đây cũng kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng quyết định mở Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn để đưa vào khai thác.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 10.

Năng lực thông qua của cảng đạt 2,5 triệu khách/năm. Giờ cao điểm cảng này có thể đón 1.250 hành khách. Sân bay Vân Đồn hiện có 9 vị trí đỗ tàu bay trong đó có thể khai thác đồng thời 7 vị trí đỗ. Nhà ga có 4 băng chuyền hành lý, phục vụ tốt nhất và nhanh nhất cho hành khách.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 11.

Hệ thống an ninh đã được lắp đặt đầy đủ chuẩn bị đưa vào khai thác.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 12.

Đây là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E, đón được những loại máy bay lớn như A350, B777, B787 và tương đương trở xuống. Dự kiến, các hãng bay của Việt Nam có kế hoạch bay quốc tế, nội địa và bay charter (thuê chuyến) cho các thị trường quốc tế đi/đến từ Vân Đồn là Vietnam Airlines và Vietjet.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 13.

Xe buýt, xe nâng, xe kéo… phục vụ tại sân đỗ đã được trang bị đầy đủ và sẵn sàng hoạt động.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 14.

Đài kiểm soát không lưu cũng sẵn sàng hoạt động.

Bên trong sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 15.

Mái vòm nhà ga sân bay được thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh những cánh buồm nâu no gió, xếp chồng lên nhau hướng ra biển lớn, mang đậm dấu ấn đặc trưng của di sản vịnh Hạ Long. Điểm thú vị khác của mái vòm là màu sắc trên mái có thể thay đổi từ cam sang đỏ trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Theo TienPhong

Người trí huệ không trách người mà tự trách mình

Trước khi được bầu làm Tổng thống đã ba lần bà phải sống lưu vong ở Guinea (cũng là một nước ở châu Phi). Cứ mỗi lần phải đứng trước hiểm nguy hiểm, đối mặt cái chết, Sirleaf đều thề nguyện trong tâm rằng nhất định sẽ có ngày quay trở về đánh gục hết những đối thủ chính trị của mình, để những người từng khiến bà đau khổ cũng sẽ phải nếm thử cuộc sống lưu vong như nơi đầu đường xó chợ này.

Một ngày nọ, khiSirleaf đang cùng người tùy tùng tới thăm một ngôi làng nhỏ, bỗng nhiên có tiếng súng nổ. Người vệ sĩ đầy kinh nghiệm tên Weisa đã không quản nguy hiểm, đẩy mạnh bà nằm xuống đất để lấy thân mình mà đỡ đạn. Sirleaf nhờ vậy mà được cứu sống. Thế nhưng viên đạn độc ác kia đã cướp đi tính mạng người vệ sĩ Weisa trung thành đang độ thanh xuân.

Sau này, Sirleaf mới biết người nổ súng vào mình hôm đó chính là hàng xóm của vệ sĩ Weisa, một anh chàng thanh tên là Asa. Asa bị người khác mua chuộc, đã luôn chờ đợi cơ hội ám sát bà.

Chân dung tổng thống Ellen-johnson-sirleaf. (Ảnh: venturesafrica.com)

13 năm sau đó, một lần nữa vị nữ Tổng thống trở lại thăm ngôi làng kia. Bà đã vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến người mẹ của Weisa đang mang đồ ăn cho mẹ của Asa. Bà đi tới hỏi mẹ của Weisa nguyên cớ, bà chỉ mỉm cười và đáp: “Asa nó bỏ trốn rồi, không biết đi đâu mà bặt vô âm tín đã 13 năm nay. Mẹ cậu ta giờ côi cút một mình, nghèo đói khó khăn, giờ còn bị bệnh nữa. Bà ấy đói chẳng có gì ăn nên tôi mang đồ ăn sang”.

Sirleaf nheo mày nhắc nhở: “Nhưng họ là kẻ thù của chúng ta đấy”. Câu trả lời của bà lão lại càng làm vị nữ Tổng thống ngạc nhiên: “Những chuyện đó đều đã qua rồi mà! Lấy oán báo oán chỉ càng tăng thêm thù hận mà thôi”.

Chỉ một lời ấy của bà lão đã khắc cốt ghi tâm trong lòng vị nữ Tổng thống. Bà hiểu rằng điều mà đất nước Liberia bị chiến tranh tàn phá này đang cần không phải là sự thù hận mà đó là lòng khoan dung.

Từ đó trở đi bà Tổng thống luôn dùng thái độ khoan dung, từ bi để tha thứ cho tất cả những người từng là đối thủ của mình. Cũng bởi vậy bà đã có được sự ủng hộ của tất cả người dân Liberia, trở thành vị nữ tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ trong lịch sử Châu Phi.

***

Có một sự thật là ngày còn nhỏ chúng ta dễ tha thứ cho nhau những lỗi lầm hơn bất cứ khi nào. Lũ trẻ chơi với nhau, tranh giành đồ chơi, có thể vì thế mà đánh nhau, xô đẩy. Nhưng chỉ một hoặc vài hôm sau, mọi thứ xí xoá như chưa từng tồn tại. Ngày thơ bé, tâm hồn người ta thật là thuần thiện, chất phác, dễ nhớ và cũng dễ quên. Tha thứ, bao dung coi như là phản xạ.

Khi càng trưởng thành, càng nhuốm mình vào dòng đời đen bạc, càng bị cuộc sống vật chất cuốn lấp đi, người ta càng cảm thấy khó mà dung thứ nhau nổi. Anh đánh tôi, mắng chửi tôi, tôi quyết không bỏ qua, quyết sống mái một phen. Có khi lời nói ra miệng là tha thứ nhưng trong lòng thật sự là chất chứa oán hận ngút trời. Tha thứ sao mà khó thế?

Tha thứ là một trong những loại mỹ đức lớn nhất của đời người. Chỉ những người có ý chí kiên cường, tấm lòng rộng rãi mới có thể bao dung, tha thứ cho kẻ khác. Nói thế để hiểu rằng tha thứ tuyệt nhiên không phải là chuyện dễ dàng, không phải chỉ là lời nói đầu môi. Đó là cảnh giới của người quân tử, của bậc trí giả.

Tiêu chuẩn đạo đức của người xưa rất cao. Người ta đọc sách thánh hiền, hiểu rõ đạo lý răn dạy của các bậc tiền nhân, luôn dùng tâm thiện lương mà đối đãi với tất cả mọi sự. Phạm Thuần Nhân, làm quan dưới triều nhà Tống trước khi mất dặn dò con cháu mình rằng: “Người thông minh lấy tâm trách người để tự trách mình, lấy tâm tha thứ mình để tha thứ người thì không phải lo bản thân không đạt được địa vị của bậc thánh hiền”.

Xưa, Sở Trang Vương mở yến tiệc khoản đãi quần thần. Tưởng Hùng rượu say nhân lúc đèn tắt mà trót trêu ghẹo ái thiếp của nhà vua. Người đó nhanh tay giật đứt giải mũ trên đầu Tưởng Hùng để làm chứng rồi tâu lên vua. Sở Trang Vương nghe xong bèn ra lệnh cho tất cả bá quan văn võ cũng phải tự giật đứt giải mũ của mình. Bá quan nghe theo tăm tắp. Khi đèn sáng lên, không còn biết ai là người đã trêu ghẹo ái thiếp của vua nữa.

Sau này, khi Sở Trang Vương bị quân Tấn vây ráp rất dữ, mấy lần đều thấy Tưởng Hùng tả xung hữu đột, phá vây giải nguy, nhờ đó mà bảo toàn tính mạng, lại đại thắng trở về. Sau này hỏi ra mới biết sự tình, Tưởng Hùng vì cảm cái ân nghĩa của Sở Trang Vương trong bữa tiệc rượu năm đó mà không tiếc thân mình, quyết lấy cái chết mà báo đền. Sức mạnh của lòng tha thứ, bao dung thật lớn vậy thay.

Thế mới thực là:

Dung người lầm lỗi, phúc báo triền miên Mở lượng từ bi, quỷ thần cảm động.

Tạp chí Hoaky

Sau VinTech, Vingroup tiếp tục thành lập một loạt công ty về an ninh mạng và công nghệ thông tin

Sau VinTech, Vingroup tiếp tục thành lập một loạt công ty về an ninh mạng và công nghệ thông tin

Hồi tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ.

Ngày 20/11, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) đã ra nghị quyết về việc thành lập cùng lúc 4 công ty con với tổng số vốn 390 tỷ đồng. Trong đó, có 3 công ty công nghệ và 1 công ty du lịch, bao gồm:

– Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VINCSS: Vốn điều lệ 20 tỷ đồng, do Vingroup sở hữu 100%. Ngành nghề kinh doanh chính là nghiên cứu, phát triển an ninh mạng.

– Công ty TNHH Giải pháp và Dịch vụ Công nghệ VinConnect: Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, do Vingroup sở hữu 100%. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin.

– Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh phần mềm HMS: Vốn điều lệ 50 tỷ đồng, do Vingroup sở hữu 100%. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất phần mềm.

– Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Phúc An: Vốn điều lệ 20 tỷ đồng, trong đó Vingroup sở hữu 85%. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản và dịch vụ lưu trú.

Trong 4 công ty kể trên, công ty sản xuất phần mềm HMS có trụ sở đặt tại Quận 1, TPHCM. 3 công ty còn lại có trụ sở đặt tại khu đô thị Vinhomes Riverside, cũng là nơi đặt trụ sở của Tập đoàn Vingroup.

Hồi tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ. Mục tiêu của Vingroup là đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

Riêng đối với mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính.

– Thứ nhất là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công ty VinSmart. Công ty VinTech sẽ tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới.

Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT).

– Thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội.

Mục tiêu của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng Silicon để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin, bao gồm từ các khu văn phòng làm việc tới chỗ ăn ở… và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm.

– Thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ – trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu.

Ngoài việc được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của Vingroup sẽ được sử dụng hệ sinh thái của Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm.

Theo Trithuctre

Trung Quốc: “Kẻ thao túng pháp luật” ngã ngựa, kéo 100 quan tham đi theo

Trung Quốc: "Kẻ thao túng pháp luật" ngã ngựa, kéo 100 quan tham đi theo

Cựu công tố viên TP Thượng Hải – Trung Quốc Chen Xu bị lãnh án tù chung thân. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cựu công tố viên trưởng TP Thượng Hải – Trung Quốc Chen Xu làm liên lụy 100 quan chức sau khi ông ta bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng

Theo điều tra độc quyền của báo South China Morning Post hôm 12-11, Chen Xu bị kết án tù chung thân vào ngày 25-10. Tòa án TP Nam Ninh, thủ phủ khu vực Quảng Tây, cho biết bị cáo phạm tội nhận hối lộ số tiền và tài sản hơn 74,2 triệu nhân dân tệ (10,7 triệu USD) trực tiếp hoặc thông qua người thân từ năm 2000-2015.

Chen Xu được mệnh danh là “người thao túng luật pháp ở TP Thượng Hải”. Cựu công tố viên này bị bắt vào ngày 1-3, sau đó bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) điều tra.

Là một người gốc Thượng Hải, Chen Xu đã làm việc ở thành phố 38 năm. Trước khi trở thành công tố viên hồi năm 2008, Chen Xu đảm nhận chức vụ thư ký tòa án. Những người thân cận với Chen Xu mô tả ông ta có khả năng kết nối và hoàn thành tốt công việc.

Hành vi phạm tội của Chen Xu bị vạch trần kể từ khi một loạt cáo buộc – bao gồm của doanh nhân Hồng Kông Ren Junliang – nổi lên. Doanh nhân họ Ren – chủ sở hữu Công ty Shanghai Yutong Properties – cho biết Chen Xu đã lợi dụng quyền hạn của mình để thu lợi bất chính.

Đáng chú ý, một số nhân chứng liên quan tới vụ tranh chấp tài sản của doanh nhân họ Ren đã “tử vong một cách đáng ngờ”.

Năm 1996, doanh nhân họ Ren phát triển Trung tâm Wanbang Thượng Hải tại một địa điểm thuộc quận Phố Đông. Đến năm 2005, doanh nhân Ren bị tòa án tịch thu tài sản sau khi bị Phó Chủ tịch của chính mình là Shen Chenqin giả mạo tài liệu để vay tiền rồi không trả. Họ Shen sau đó chỉ lãnh 2 năm tù giam thay vì án tù chung thân.

Tạp chí China News Weekly hồi năm ngoái cho biết bộ phận giải quyết các vấn đề thương mại của cảnh sát Thượng Hải đã yêu cầu tòa án quận Hồng Khẩu trả lại tòa nhà cho doanh nhân họ Ren. Nhưng ông Chen, lúc đó là phó công tố viên tại Tòa án nhân dân tối cao Thượng Hải, đã can thiệp để bán đấu giá tòa nhà cho một công ty do các thành viên gia đình ông ta kiểm soát với giá 200 triệu nhân dân tệ – khoảng 1/4 giá trị thực tế.

Năm 2006, vụ việc được xem xét lại nhưng hai thẩm phán liên quan đã chết đột ngột trong hoàn cảnh bí ẩn. Cả hai thẩm phán Fan Junpei và Pan Yuming được một người không rõ danh tính mời đến ăn tối, sau đó được phát hiện tử vong vào ngày hôm sau.

Một tháng sau, tổng giám đốc công ty phụ trách cuộc đấu giá, Wang Xinming, cùng người vợ Zhang Huizhi cũng chết bất thường tại biệt thự ở Thượng Hải.

Cục Chống tham nhũng Trung Quốc sau đó phải hủy bỏ cuộc điều tra. Nhưng cuối cùng, Chen Xu cũng bị bắt và phải đền tội trước công lý.

theo Người lao động

Không phải Nga “bóp nghẹt” nền dân chủ Mỹ, mà là tiền từ thế lực hắc ám và chính trị tàng hình

Không phải Nga "bóp nghẹt" nền dân chủ Mỹ, mà là tiền từ thế lực hắc ám và chính trị tàng hình

Năng lực tổ chức và kinh doanh của nhà Koch, cùng những khoản đóng góp “tàng hình” bởi các tỉ phú đã làm sản sinh ra một lực lượng chính trị “hắc ám” ở Mỹ.

Nhân dịp diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, Guardian đăng tải bài viết của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tây Bắc (Mỹ) về tầm ảnh hưởng bí mật của 100 tỉ phú giàu có nhất nước Mỹ. RT cũng có bài phân tích về câu chuyện quyền lực và bí mật vận động hành lang trong chính giới Mỹ của cây viết người Ai-len Danielle Ryan. Dưới đây là phần lược dịch tổng hợp các bài viết về chủ đề này. Bài viết không thể hiện quan điểm của tòa soạn.

Bức tranh gây hiểu nhầm

Theo ước tính, hơn 5,2 tỉ USD được chi cho các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ và chuyện hàng trăm triệu USD trong số đó đến từ các nhà tài trợ tỉ phú không phải là điều bí mật.

Trong bài viết đăng tải trên Guardian hồi tuần trước, cây viết Chuck Collins cho biết, 3 gia đình giàu có nhất ở Mỹ – nhà Waltons của Walmart, gia đình nhà Mars và anh em nhà Koch – sở hữu khối tài sản tổng cộng 348,7 tỉ USD – cao gấp 4 triệu lần so với 1 gia đình bình thường ở Mỹ.

Nếu ta đánh giá giới tỉ phú Mỹ bằng cách nhìn vào những nhân vật xuất chúng nhất trong số họ thì có vẻ đó là một tập hợp khá thu hút: Đa dạng về tư tưởng, thẳng thắn bày tỏ quan điểm chính trị và hào phóng trong công tác xã hội – chưa kể tới ích lợi của những hàng hóa và việc làm mà họ góp phần tạo ra.

Những người khổng lồ top đầu – Warren Buffett, Jeff Bezos, Bill Gates – đều có lập trường thiên tả về nhiều vấn đề khác nhau.

Không phải Nga bóp nghẹt nền dân chủ Mỹ, mà là tiền từ thế lực hắc ám và chính trị tàng hình - Ảnh 1.

Bill Gates, Warren Buffett, Jeff Bezos (trái sang). Ảnh tư liệu

Buffett và Gates là những hình ảnh mẫu mực về lòng bác ái. Cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg thì được biết tới vì ủng hộ kiểm soát súng đạn, quyền của người đồng tính và bảo vệ môi trường. George Soros (người bảo hộ nhân quyền) và Tom Steyer (quan tâm tới thanh niên và các vấn đề môi trường) là những nhà tài trợ chính cho Đảng Dân chủ.

Không may là bức tranh này lại gây hiểu nhầm.

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Bắc (Mỹ) về 100 nhân vật giàu có nhất nước Mỹ cho thấy Buffett, Gates và Bloomberg gần như không phải là điển hình.

Phần lớn những nhà tỉ phú giàu có nhất của Mỹ – những người ít hiện diện và ít được đưa tin hơn – lại tương tự như Charles và David Koch, những nhà tài trợ “khủng” cho những động cơ bảo thủ cực đoan.

Họ vô cùng bảo thủ về các vấn đề kinh tế; ám ảnh với cắt giảm thuế, đặc biệt là thuế bất động sản – vốn chỉ áp dụng với những người Mỹ giàu có nhất; phản đối các quy định về môi trường hoặc ngân hàng của chính phủ; không nhiệt tình với các chương trình hỗ trợ việc làm, thu nhập, chăm sóc sức khỏe và lương hưu – những chương trình được phần đông người Mỹ ủng hộ.

“Chính trị tàng hình”

Vì sao tình hình lại như vậy? Nếu đó là sự thật, vì sao cử tri lại không hay biết và bức xúc về điều đó?

Câu trả lời rất đơn giản. Những nhà tỉ phú ủng hộ và nỗ lực thúc đẩy các chính sách kinh tế bảo thủ cực đoan thường im lặng trước dư luận. Đây là lựa chọn của họ. Các nhà tỉ phú có rất nhiều cơ hội tiếp cận với truyền thông, nhưng đa phần họ đều chọn không lên tiếng về các chính sách.

Họ làm điều mà các tác giả nghiên cứu gọi là “chính trị tàng hình” – nói cách khác thì họ không mấy khi công khai quan điểm chính trị nhưng lại chi những khoản tiền khổng lồ để lặng lẽ vận động các chính trị gia.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Bắc đã đi tới kết luận này dựa trên một nghiên cứu về những gì 100 tỉ phú giàu nhất nước Mỹ từng nói và làm trong một khoảng thời gian kéo dài 10 năm, liên quan tới một số vấn đề quan trọng của chính sách công.

Hãy lưu ý tới an ninh xã hội, chương trình trong nước phổ biến và lớn nhất của Mỹ, một chủ đề được bàn cãi suốt nhiều thập kỷ.

Hầu như tất cả các nhà tỉ phú giàu có nhất của Mỹ đều có đóng góp tài chính đáng kể – lên tới hàng trăm nghìn USD hàng năm, cùng với những khoản “tiền đen” không được tiết lộ – cho các ứng viên Cộng hòa bảo thủ và những quan chức ủng hộ những bước đi nhằm cắt giảm, chứ không phải mở rộng phúc lợi an ninh xã hội.

Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm nghiên cứu, 97% các tỉ phú giàu có nhất không hề nói gì về chính sách an ninh xã hội.

Như vậy thì làm sao cử tri có thể biết được rằng phần lớn các tỉ phú đang tìm cách cắt giảm phúc lợi an ninh xã hội của họ?

Thực ra, những người chú ý tới truyền thông có khi còn nhầm tưởng hơn bởi phần lớn trong số những tỉ phú chịu lên tiếng về an ninh xã hội – như Buffett và Soros – lại ủng hộ một hệ thống an ninh xã hội hào phóng trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình hoặc các bài bình luận trên báo chí.

Hoặc hãy nhìn vào thuế bất động sản. Nghiên cứu đã lần dấu những hoạt động lặng lẽ của 12 trong số các tỉ phú giàu có nhất – gồm cả nhà Koch và những nhân vật thừa kế giàu có của nhà Walton và nhà Mars.

Những hoạt động ấy nhằm cắt giảm hoặc loại bỏ thuế bất động sản. Họ rót tiền cho các tổ chức định hướng chính sách nhằm loại bỏ thuế, hoặc thành lập những tổ chức như vậy và ngồi vào vị trí điều hành. Không có tỉ phú nào làm những hành động này mà lại ủng hộ thuế bất động sản.

Kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cách thức mà mạng lưới chính trị tập hợp bởi anh em nhà Koch có thể trở nên quyền lực. Nhà Koch có một “mảnh đất màu mỡ” gồm rất nhiều tỉ phú bảo thủ không mấy tiếng tăm, bí mật rót hàng trăm triệu USD – những khoản đóng góp không được ghi nhận.

Năng lực tổ chức và kinh doanh của nhà Koch, cùng những khoản đóng góp “tàng hình” bởi những tỉ phú này đã làm sản sinh ra một lực lượng chính trị “hắc ám”.

Không phải Nga bóp nghẹt nền dân chủ Mỹ, mà là tiền từ thế lực hắc ám và chính trị tàng hình - Ảnh 2.

Anh em nhà Koch, gồm Charles Koch và David Koch (ảnh), đã tập hợp một mạng lưới chính trị gồm nhiều tỉ phú bảo thủ. Ảnh: SCOTT EELLS/BLOOMBERG/GETTY IMAGES

Chi hàng triệu để giữ được hàng tỉ

Nói như vậy không có nghĩa là các nhà tài trợ bảo thủ thì tồi tệ còn các nhà tài trợ tự do thì tốt đẹp – điều mà truyền thông tự do muốn chúng ta tin vào khi họ tôn vinh những người như George Soros, trong khi chỉ trích ảnh hưởng của anh em nhà Koch.

Thế nhưng, không thể phủ nhận một thực tế đơn giản là những nhà tỉ phú giàu có nhất của Mỹ thì rất bảo thủ – và chẳng mấy khi họ quan tâm tới việc tạo ra một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn, có lợi cho tầng lớp lao động trung lưu ở Mỹ.

Nhưng bất kể quan điểm chính trị của những người rải tiền đó là gì thì đây vẫn là một hệ thống với một hình thức hối lộ được hợp pháp hóa. Sao có thể như vậy ư? Đối tượng mà các chính trị gia hàm ơn không phải là nhân dân mà là những nhà tài trợ giàu có và những lợi ích đặc biệt.

Cựu nghị sĩ Mick Mulvaney, hiện đang quản lý ngân sách Nhà Trắng, đã rất thẳng thắn về tất cả chuyện này trong một tiết lộ hồi tháng 4:

“Chúng tôi có một hệ thống phân tầng trong văn phòng của tôi ở Quốc hội. Nếu anh là một nhà vận động hành lang nhưng chưa bao giờ quyên tiền cho chúng tôi thì tôi không nói chuyện với anh. Nếu anh là nhà vận động hành lang từng quyên tiền cho chúng tôi, tôi có thể nói chuyện với anh”.

Không phải Nga bóp nghẹt nền dân chủ Mỹ, mà là tiền từ thế lực hắc ám và chính trị tàng hình - Ảnh 3.

Cựu nghị sĩ Mick Mulvaney. Ảnh: Reuters

Những nhà tài trợ và vận động giàu có đổ tiền vào các chiến dịch chính trị, biết rằng các chính trị gia sẽ phục vụ lợi ích của mình trong Quốc hội.

Ví dụ, tỉ phú bảo thủ Sheldon Adelson đã rót hơn 100 triệu USD vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018.

Nếu bạn tự hỏi vì sao người như Alderson, vốn đã sở hữu hàng tỉ USD, lại bận tâm tới cuộc bầu cử thì câu trả lời rất đơn giản. Như Collins viết trên Guardian, họ đang “chi hàng triệu để giữ được hàng tỉ cho mình”. Trong khi đó, những người Mỹ bình thường, dù có hoạt động chính trị tích cực tới đâu, thì cũng gần như không có chút ảnh hưởng nào tới chính sách công.

Tuy nhiên, loại bỏ tiền bạc khỏi chính trị và giành lấy quyền kiểm soát nền dân chủ lại có vẻ không phải là mối quan tâm lớn đối với hầu hết người Mỹ. Thay vào đó, những nhân vật tinh hoa siêu giàu, với sự hỗ trợ của truyền thông chính thống, đã rất thành công khi đánh lạc hướng dư luận.

Đối với Đảng dân chủ, cái được cho là sự câu kết và can thiệp của Nga đã là chiến thuật đánh lạc hướng thành công kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử.

Còn với Đảng Cộng hòa và ông Trump thì những hành động làm gieo rắc sự sợ hãi về tình trạng di cư trong khi phớt lờ gốc rễ của vấn đề (thường là chính sách ngoại giao đầy bất ổn của Mỹ) là một chiến thuật đánh lạc hướng ra trò.

Khi người Mỹ không ngừng nhắc tới chuyện người Nga và dân nhập cư đe dọa mình, họ không còn tập trung vào thực tế rằng hệ thống chính trị mà họ đang vận hành chỉ phục vụ cho một bộ phận thiểu số công dân siêu giàu, những người sống trong nhung lụa.

Diễn viên người Mỹ Marsha Warfield đã đăng tải một dòng tweet: “Vì sao các bạn lại tức giận với những người dân di cư đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà không phải là một bộ phận nhỏ những kẻ tham lam đang vơ vét tài nguyên thế giới, trong khi chúng ta tranh giành nhau những vụn bánh mì?”

Năm 2016, khoảng 6,5 tỉ USD được chi cho những chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Số tiền đó đủ để tăng thêm 2.000 USD cho mỗi giáo viên. Ngoài rất nhiều cách sử dụng số tiền đó một cách hợp lý hơn, cũng có 1 thực tế rằng tiền là một rào cản khổng lồ đối với bất cứ người Mỹ nào muốn bước vào chính trường.

Nếu anh không quyên được tiền, anh không thể tiến hành chiến dịch – còn nếu anh tìm cách quyên được tiền (nhờ những nhà tài trợ giàu có), thì anh lại mắc nợ họ. Rất hiếm hoi mới có trường hợp một ứng viên xây dựng được chương trình vận động thành công mà không phải nhận tiền từ các nhà tài trợ lớn và các doanh nghiệp.

Đảng Dân chủ thường nhắc tới ý tưởng gạt tiền nong khỏi chính trị nhưng trên thực tế, cũng giống Đảng Cộng hòa, họ vui vẻ cầm lấy những đồng tiền mà bất cứ ai đưa cho.

Và dù chiến thắng về tay Đảng Dân chủ hay Cộng hòa thì kỳ thực, cũng vẫn chỉ có một số ít giới tinh hoa nắm giữ toàn bộ quyền lực của nước Mỹ.

theo Thời đại