Tại sao phụ nữ đông con thường “không hề ngu dốt”?

Bây giờ đã là thời đại của cách mạng công nghệ 4.0 rồi, phụ nữ trong sự nghiệp không hề kém cạnh nam giới. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người phụ nữ tỏ ra rất tuyệt vời với thiên chức làm mẹ của mình. Và thực tế đã chứng minh, nhiều người trong số họ có trình độ tri thức vượt bậc.

Tại sao phụ nữ đông con thường “không hề ngu dốt”?. (Ảnh từ intellectualtakeout)

Ở phương Tây hay lưu truyền những câu ngạn ngữ như “Đừng có đùa với mẹ” (Don’t mess with Mama). Còn có câu nửa đùa nửa thật: “Nếu mẹ không vui thì cũng không ai được vui đâu” (If Mama Ain’t Happy, Ain’t Nobody Happy).

Nếu bạn đã nghe qua những câu này, có lẽ bạn đã đi trước ông tổng thống Pháp Emmanuel Macron rồi. Ông năm nay mới 40 tuổi, và rõ ràng chưa đủ trải đời để hiểu hết những lời lẽ đúc kết trong dân gian.

Gần đây ông đã thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình khi châm chọc các Mẹ Gấu (những người phụ nữ của gia đình, sinh nhiều con) khi ông nêu rõ quan điểm tại Hội nghị Thượng đỉnh Gates Foundation Goalkeepers:

“Tôi luôn nói rằng: Xin hãy chỉ ra cho tôi thấy, có quý bà nào được giáo dục đàng hoàng tử tế mà lại sinh 7, 8, 9 đứa con không!”

Macron rõ ràng đã không nhận ra có bao nhiêu người trong số những phụ nữ này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, những bà mẹ trên toàn thế giới đang chứng minh cho thiên hạ thấy sự hiện diện của họ. Họ cũng đang thể hiện rõ thông điệp, rằng những bà mẹ đông con không phải là những người cổ chưa kịp tiến hóa Neanderthal ngu dốt.

Cuộc vận động bắt đầu khi Catherine Pakaluk – bà mẹ của tám đứa con – đăng tải hashtag #postcardsforMacron trên Twitter. Cô trích dẫn trình độ học vấn của mình:

“Tiến sĩ Đại học Harvard (2010), Thạc sĩ văn chương/ xã hội Đại học Harvard (2002), Cử nhân văn chương/ xã hội Đại học Pennsylvania (1998). Hiện có tám đứa con. Các cô gái, hãy thêm vào thành tích của các bạn và lan truyền điều này”.

 

(Ảnh từ intellectualtakeout)

Và họ đã tiếp tục lan truyền hashtag này. Trên Twitter hiện đầy các bức ảnh về các gia đình đông con. Những đứa trẻ này đều được sinh ra bởi những người mẹ có trình độ tri thức đáng nể:

Thật không may, hành động sai lầm của tổng thống Macron vẫn được xã hội cảm thông. Đây là xã hội hiện đại, nơi người phụ nữ được giáo dục đầy đủ,  nhưng một khi phụ nữ được giáo dục thành tài thì thường có xu hướng xem nhẹ chuyện kết hôn và sinh con đẻ cái. Vì lẽ đó, phụ nữ vinh hạnh được xem là những người tiên phong và phá vỡ các rào cản vô hình. Họ là những người lựa chọn có một hoặc hai con, hay thậm chí là chọn không sinh con. Luồng tư duy phổ biến là, công việc trong phòng họp, phòng thí nghiệm hay trong giảng đường sẽ quan trọng và có ảnh hưởng hơn so với việc lau nước mũi cho mấy đứa trẻ ranh, suốt ngày mò mẫm trong bếp, giặt giũ thay tả…

Theo nhà cầm quyền đầu tiên của nước Mỹ Benjamin Rush, tư duy dạng này là một sự dối trá thái quá, không gì đáng khinh hơn. Trong tác phẩm Thoughts upon Female Education của mình, Rush đã phát biểu:

“Một triết gia từng nói: ‘Hãy để tôi tạo nên tất cả bản ballads của một đất nước và tôi không quan tâm ai là người tạo ra luật lệ của đất nước đó’. Ông đã đúng đắn khi nói, hãy để phụ nữ của một đất nước được giáo dục đàng hoàng và họ sẽ không chỉ tạo ra, quản lý cả luật lệ, mà còn hình thành nên phong cách ứng xử và đặc trưng của đất nước. Có lẽ cần một minh họa sống động để diễn tả hay thậm chí là để lĩnh hội được niềm hạnh phúc của một quốc gia mà ở đó kiến thức và đức hạnh được lan tỏa rộng rãi trong phái nữ”.

(Ảnh từ intellectualtakeout)

Ông Rush mạnh dạn ủng hộ giáo dục cho phụ nữ. Bởi lẽ ông là người nhìn xa trông rộng, ông dự đoán được hệ quả mà việc giáo dục – hay thiếu giáo dục – cho phụ nữ sẽ mang đến cho các thế hệ mai sau:

“Ảnh hưởng của việc giáo dục cho phụ nữ sẽ tiếp tục lớn mạnh và hữu ích trong cuộc sống gia đình. Hôn nhân sẽ khiến các quý ông buộc phải chứng tỏ bản thân thông qua kiến thức và nghề nghiệp của mình để hoàn thành tốt nghĩa vụ của một người chuẩn mực; và những nhà yêu nước – kiêm người hùng – kiêm nhà lập pháp ấy sẽ nhận được những phần thưởng ngọt ngào cho công lao của họ là sự đồng tình và khen ngợi của những người vợ.

Trẻ em có thể sẽ khám phá ra được sự thông minh và khôn khéo của mẹ qua mỗi bước ngoặt trong cuộc sống, vì chúng đã được dạy rằng phía sau một người đàn ông thành công hầu như lúc nào cũng có sự trợ giúp của người phụ nữ, không phải vợ thì là mẹ của họ.

Cyrus đã được mẹ Mandane dạy phải tôn kính các vị thần. Trước khi sinh ra Samuel, mẹ Hannah của ông đã nguyện hiến dâng ông cho Chúa trời. Constantine đã được giải thoát khỏi ngoại giáo bởi mẹ Constantia. Và, Edward đệ Lục cũng đã thừa hưởng những phẩm chất vĩ đại và tuyệt vời đó từ mẹ của mình là Công nương Jane Seymour. Nhiều trường hợp khác có thể được đề cập nếu cần thiết, từ lịch sử cổ đại cho đến hiện đại, để tạo dựng lòng tin cho đề xuất này”.

Có rất nhiều người phụ nữ được giáo dục kỹ lưỡng đang công hiến tài năng cho các công ty, chính phủ, hay các sự nghiệp khác. Thế nhưng có phải những vị trí xã hội ấn tượng đó thực chất lại đang cản trở họ khuếch đại hơn nữa tầm ảnh hưởng của mình hay không. Đó là sự ảnh hưởng mà đáng lẽ sẽ được nhân lên theo mỗi đứa con mà họ dạy dỗ bằng kiến thức, chuyên môn và tình mẫu tử thiêng liêng?(*) Người Neanderthal được giới khoa học cho là một loài trong chi Người đã tuyệt chủng.

Xuân Nhạn,Theo ITO

Đừng tiếp xúc với người Sài Gòn, “tánh kì” lắm, thương hoài hổng hay!

Đừng tiếp xúc với người Sài Gòn, “tánh kì” lắm, thương hoài hổng hay!. (Ảnh từ 5giay)

Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá đỗi thân thương gắn chặt với cuộc sống nơi đây. Nghe qua thì có vẻ như cái đất này kỳ lạ lắm, con người sống nơi đây cũng lạ kỳ và khác biệt lắm. Nhưng đó chính là cái kỳ lạ, cái “tánh kỳ” khiến ta yêu cái chốn này nhiều thêm, khiến những người chưa từng được hít thở không khí ở đây, chưa được trải nghiệm cái bản tính “kỳ cục” của Sài Gòn thèm thuồng được một lần đến đây.

Một dạo, tôi quen một bà chị làm hướng dẫn viên du lịch người xứ nẫu Bình Định tên Hoa, chị nói :

“Lần đầu chị vô Sài Gòn thấy nhiều cái kỳ lắm em, như ở quê chị không ai ăn cơm tấm buổi sáng hết. Người ta ăn hủ tíu, bánh canh này kia à”.

“Vậy giờ chị ăn được chưa?”

“Rồi em, tuần nào không ăn không chịu được. Chắc riết chị lây tánh kỳ của người Sài Gòn quá”.

Dân xứ khác vô đây còn thấy người ở đây tánh kỳ thì đúng là quá thể mà.

Với kinh nghiệm làm trai Sài Gòn hai mươi mấy năm, thì tui thấy đất này đúng là tánh kỳ thiệt:

Xứ gì mà chạy xe không gạt chống chân cho cá tánh mà chạy chưa hết 4 cái ngã tư không dưới chục người chạy theo (con/anh/em/bạn ơi gạt chống chân) là sao?

Đi chưa hết một vòng chợ đã có thêm không biết bao nhiêu là người thân rồi (mua cho dì mớ hành, mua dùm ngoại miếng tàu hũ đi con…).

Sài Gòn "tánh kỳ" nhưng lại cố tình gây thương nhớ...
Ngại nhất là buôn bán giá cả không rõ ràng gì hết trơn. (Ảnh từ trithucvn)

Ngại nhất là buôn bán giá cả không rõ ràng gì hết trơn cứ: “Con cho nhiêu cho”.  Thiệt, nghe câu đó xong tự thấy mình mới là người được cho đó.

Nhớ hồi mới được đạp xe đi học (đâu tầm lớp 6-7) cũng máu me đạp lên quận 1 chơi mà ngặt nỗi không biết đường về, hồi đó còn ngu chưa biết tánh kỳ của dân Sài Gòn nên lần lữa mãi mới dám hỏi một chú: “Chú ơi cho con hỏi đường nào về quận 12 chú.” – “Ờ , quận 12 hả. Chạy theo chú nè.” Chạy theo từ quận 3 xuống tới Gò Vấp, lúc “Con biết đường rồi, con cám ơn chú.” thì chú đó mới qua đường chạy hướng ngược lại đi mất tiêu. Ta nói người Sài Gòn tánh kỳ thiệt!

Còn nữa ở đất này đi đâu cũng sẽ nghe câu “cà phê mậy, chiều đi cà phê, tối cà phê, mai cà phê” coi bộ thức uống duy nhất ở đây là cà phê không bằng. Ấy vậy mà vô quán bạn thấy toàn kêu sinh tố, sữa tươi, đá chanh không hà. Đi cà phê như mật hiệu chung của dân Sài Gòn vậy đó, như lời cổ động tuyên truyền hội họp, bởi vậy mới sinh ra nguyên cái quảng trường chuyên dụng hội họp là “Cà phê bệt”.

Có thể bạn không để ý chứ Sài Gòn đáng được gọi là “dân chơi” lắm. Thấy mấy thùng trà đá miễn phí không? Không phải tất cả đều là của những người giàu có cả đâu. Trong số đó có những cái là của những dì bán nước, ngoại bán vé số, chú chạy xe ôm, những người được xếp vào mức thu nhập thấp của xã hội. Họ dám bỏ một phần thu nhập ra để giúp đỡ người khác hàng ngày mà không cần ai biết. “Dân chơi” vậy đó.

Cái tánh kỳ của Sài Gòn nó hay lắm, nó tạo nên những chương trình ý nghĩa: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Ước mơ của Thuý, Quán cơm 2k… như những cánh én bay đi từ mảnh đất này báo mùa xuân cho mọi miền.

Sài Gòn này bé xíu mà người thì đông quá chừng vậy nên mệt lắm. Mỗi khi tan tầm nhích từng chút một tận hưởng đặc sản của Sài Gòn: kẹt xe. Khỏi phải nói trình độ lái xe của dân ở đây vô cùng đặc sắc, hay đến nỗi ra đường toàn thấy du khách chụp cảnh tượng kẹt xe với niềm thích thú, hay xem việc băng qua đường là môn mạo hiểm đường phố vậy! Ủa, mà kẹt xe có gì liên quan tới tánh kỳ? Có chứ, bạn có thấy cảnh chú xe ôm chấp nhận bỏ cuốc chạy để đứng ra điều tiết giao thông chưa, hay cảnh các cô chú thím không quen biết chỉ đường chạy vô hẻm nhỏ để thoát khỏi chỗ kẹt. Việc đó không đủ gọi là kỳ sao.

Sài Gòn này bé xíu mà người thì đông quá chừng vậy nên mệt lắm. Mỗi khi tan tầm nhích từng chút một tận hưởng đặc sản của Sài Gòn: kẹt xe. (Ảnh từ trithucvn)

Ngoài những điều thú vị trên Sài Gòn còn nổi tiếng với nhiều thứ không hay ho lắm, như những đặc khu nổi tiếng đâm chém (Xóm chiếu quận 4, Mả lạng quận 1, Khu nhà kho quận 8) – những vụ cướp giật, chặt tay – thanh niên đi bão, tham gia cúp lư hương với tốc độ bàn thờ hằng đêm – khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa.

Không phải ngẫu nhiên mà ai sống làm việc ở đất này một thời gian đều hãnh diện khi nhận mình là người Sài Gòn. Và Sài Gòn cũng chẳng bận tâm về việc bạn quê ở đâu mà vô đây nhận vậy đâu – Sài Gòn tánh kỳ mà.

Từng đó điều đã đủ để bạn yêu Sài Gòn chưa? Những điều nhỏ xinh thế thôi nhưng lại cứ nhắc người ta nhớ mãi về một Sài Gòn thân thương từ giọng nói, ngọt ngào với nhau, từ những hành động nhỏ nhất, có đi đâu cũng thấy đây là nhà… Nói như lời bình luận của một cư dân mạng thì: “Nói bé vậy thôi mà có bé đâu. Chục cái quận, biết bao cái hẻm. Mỗi lần đi tìm quán là muốn ná thở. Vậy mà thấy Sài Gòn cứ bé ở trong tim.

Theo Trithucvn

Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại

Cecilia là vị Thánh nữ bảo hộ âm nhạc của Kitô giáo. Bà thường được khắc họa trong tư thế kéo viola, hay đánh đàn organ. Còn khi được vẽ cùng các nhạc công khác, thì bà sẽ hát, bằng tất cả lòng thành kính dành cho Chúa trời. Người ta lưu truyền rằng cái tên “Cecilia” của bà mang ý nghĩa là “bông hoa bách hợp của Thiên đàng”.Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại

Bức “Saint Cecilia” hay bức tranh về vị Thánh nữ âm nhạc của danh họa thời Baroque, Guido Reni, vẽ vào năm 1606.

Bức “Thánh nữ Cecilia” là tác phẩm của danh họa thời Baroque, Guido Reni, vẽ vào năm 1606 và hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Norton Simon, thành phố Pasadena, California.

Bức tranh mô tả một thiếu nữ khỏe mạnh, mang dáng dấp của người xuất thân từ các nông trại hơn là một thiếu nữ quý tộc (dù Thánh nữ là một nữ quý tộc). Nguyên nhân là vì đây chính là kiểu khắc họa nhân vật điển hình của phong cách Caravaggio thời thế kỷ 17. Người thiếu nữ trong tranh đang kéo đàn viola, đằng sau lưng là cây đàn organ (pipe organ), một nhạc cụ phổ biến trong nhà thờ Kitô giáo. Thần thái của cô thuần khiết, ánh mắt tha thiết ngưỡng vọng hướng lên thiên đàng tạo cho người xem một cảm giác sâu lắng, trang nghiêm, thánh thiện.

Màu sắc trong tranh tương phản sắc nét, màu nền đen làm dịu bớt sắc đỏ của màu váy, làm nổi bật người thiếu nữ với làn da trắng, và tạo ra một không khí tĩnh lặng cho tranh. Từ biểu cảm cho tới quần áo hay cách cầm đàn của Cecilia đều được khắc họa rất chân thực và tự nhiên.

Reni đã miêu tả được vẻ đẹp ngoan đạo và tâm hồn thánh khiết của Cecilia, vị Thánh âm nhạc của Kitô giáo. Nhưng bên cạnh sự tinh tế của bức họa này, câu chuyện ra đời của nó cũng khiến người thưởng tranh không khỏi cảm thấy thú vị.

Nói về sự ra đời của bức “Thánh nữ Cecilia” thì phải kể câu chuyện về cuộc đời bà. Không ai có thể biết chắc chắn ngày sinh tháng đẻ thực sự của Cecilia, nhưng người ta tin rằng bà mất năm 177 SCN. Theo lịch sử Giáo hội, Cecilia là con gái của một gia đình quý tộc quyền quý. Từ nhỏ bà đã nguyện cống hiến sinh mệnh cho Chúa trời và giữ gìn sự trinh tiết của mình. Tuy nhiên gia đình Cecilia lại quyết định gả bà cho một nhà quý tộc trẻ tuổi tên là Valerian.

Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại
Bức “Saint Cecilia with an Angel” của họa sĩ Orazio Gentileschi vẽ vào năm 1618-1621 mô tả cảnh Thánh nữ đang đánh đàn organ cùng với một Thiên thần.

Vào ngày cưới, khi âm nhạc bắt đầu ngân lên, Cecilia đã cầu nguyện với Chúa trời rằng: “Xin Ngài giữ trái tim và thân thể con được trong sạch để con không phải hổ thẹn”. Lời nguyện cầu của Thánh nữ Cecilia đã được đáp lại…

Đêm tân hôn, Cecilia nói với Valerian rằng bà đang được một Thiên thần bảo hộ, và rằng ông sẽ bị trừng phạt nếu xâm hại trinh tiết của bà. Khi Valerian yêu cầu được nhìn thấy vị Thiên thần, Cecilia đã nói rằng nếu Valerian chấp nhận được rửa tội bởi Giáo hoàng Urban I và đi trên con đường Via Appia (một con đường quan trọng của La Mã cổ đại) thì ông sẽ được chứng kiến Thần tích. Valerian làm theo, và thật sự nhìn thấy một vị Thiên thần đang bảo hộ Cecilia và đội lên đầu bà một vòng hoa kết từ hoa hồng và hoa bách hợp. Sau sự việc này, cả Valerian và em trai là Tiburtius đều cải đạo sang Kitô giáo.

Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại
Bức “The Martyrs Valerian, Tiburzio and Cecilia” của họa sĩ Orazio Gentileschi vẽ năm 1620, mô tả cảnh Cecilia chứng minh cho chồng và em chồng thấy sự hiện diện của Thiên Thần.

Lúc ấy, Kitô giáo đang bị bức hại tại La Mã. Valerian cùng Tiburtius đã bị phát hiện là tín đồ Kitô giáo và bị sát hại. Cecilia cũng bị phát hiện ngay sau đó nhưng những kẻ bức hại không dám công khai sát hại Cecilia vì ảnh hưởng quý tộc của bà. Vậy là chúng đã nhốt bà trong phong tắm để khiến bà ngạt thở bằng hơi nước nhưng không thành. Tiếp đến, một tay đao phủ giàu kinh nghiệm lại tới để bí mật chặt đầu bà, nhưng không hiểu sao hắn không thể khiến đầu bà lìa khỏi cổ, và đã bỏ chạy, để lại Cecilia trong phòng tắm, trong tình trạng nửa cổ bị cắt ra, trong ba ngày ba đêm. Trong thời gian ấy, Cecilia nằm trong đúng một tư thế, người nghiêng về bên phải, tay ra dấu cầu nguyện… cho đến khi bà ra đi.

Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại
Bức “The Martyrdom of St Cecilia” của họa sĩ Carlo Saraceni vẽ năm 1610, mô tả cảnh Thánh nữ bị bức hại.

Thánh Cecilia được chôn tại khu hầm mộ Callixtus. Bảy thế kỷ sau, Giáo hoàng Pascal I (817-824) cho xây dựng Nhà thờ Thánh Cecilia trên quảng trường Trastevere ở Rome, và muốn chuyển di thể bà về đó. Tuy nhiên ông không thể tìm thấy di thể bà và tin rằng nó đã bị đánh cắp.

Rồi trong một giấc mơ, Giáo hoàng Pascal đã được Thánh Cecilia khích lệ, và cuối cùng ông tìm thấy di thể của Thánh nữ vẫn nguyên vẹn, được che trong một chiếc màn thêu vàng với những miếng vải thấm máu dưới chân bà. Di thể bà được Giáo hoàng Paschal I đưa đi chôn cất tại nhà thờ Thánh Cecilia ở Trastevere.

Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại
Nhà thờ Thánh Cecilia ở Trastevere (Ảnh qua Wikipedia)

Lần tiếp theo khi có người quấy nhiễu giấc ngủ của Cecilia là 777 năm sau. Trong đợt phục tích nhà thờ năm 1599, trước sự chứng kiến của vài nhân chứng khác, đích thân Hồng y Sfondrato đã mở chiếc quan tài bằng gỗ bách bên trong có chứa di thể của Thánh nữ Cecilia. Và di thể của bà vẫn nguyên vẹn, nằm nghiêng một bên, thấy rõ chiếc cổ bị thương.

Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại
Tác phẩm điêu khắc “Martyrdom of Saint Cecilia” miêu tả lại di thể bất hoại mà Stefano Maderno đã chứng kiến trong chiếc quan tài. Tư thế tay của Thánh nữ ẩn dấu sự cầu nguyện và niềm tin vào Kitô giáo. Đây cũng chính là tư thế mà Thánh nữ đã nằm suốt 3 ngày 3 đêm trước khi ra đi.

Nhà điêu khắc Stefano Maderno đã khắc họa lại cảnh tượng mà ông nhìn thấy trong chiếc quan tài ngày hôm ấy lên tác phẩm nổi tiếng “Martyrdom of Saint Cecilia” (Tạm dịch: Thánh Cecilia tử vì đạo). Tác phẩm này hiện vẫn còn được lưu giữ trong chính nhà thờ Trastevere.

Tìm hiểu nghệ thuật phương Tây: Vị Thánh nữ âm nhạc có di thể bất hoại
Bức “Saint Cecilia” hay bức tranh về vị Thánh nữ âm nhạc của danh họa thời Baroque, Guido Reni, vẽ vào năm 1606.

Bên cạnh đó, Hồng y Sfondrato cũng ủy thác cho Guido Reni vẽ một tác phẩm về việc Thánh nữ sử dụng nhạc cụ để giao tiếp với Thiên đàng. Và đó chính là câu chuyện về sự ra đời của bức “Thánh nữ Cecilia”.

Lê Anh / Trithucvn

Tướng Vĩnh ‘đưa cả tổ ong vào’ còn tướng Hóa nói có ‘não bé tham vọng to’

Sau phiên tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xử vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ và hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, dư luận Việt Nam chú ý đến nhiều câu nói ấn tượng của hai bị cáo này.

Hơn 90 bị cáo đã bị đưa ra xét xử, và đến ngày hôm nay, phiên xét xử đã diễn ra hơn 10 ngày, để lại nhiều lời khai ấn tượng cho dư luận, và giới quan sát vốn đang theo dõi kỹ lưỡng phiên tòa.

Nuôi ong tay áo

Trong phiên tòa xét xử hôm 23/11, Cựu Tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh nhận sai lầm khi xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.

“… tôi đã đưa con ong vào trong tay áo, đưa cả một đàn ong, cả tổ ong vào tay áo mình. Tôi đã chủ quan, trách nhiệm đó thuộc về mình”, ông Vĩnh cho rằng nếu ông Hóa chỉ đạo sát sao, bóc dỡ, xử lý nghiêm trước pháp luật thì hậu quả cũng không xảy ra.

“Tôi thành tâm xin nhận khuyết điểm trước Đảng, trước nhân dân”, ông Vĩnh nói, theo báo Zing.

Bộ não nhỏ nhưng ước mơ lớn

“Tạo hóa cho tôi bộ não quá bé nhưng lại cho ước mơ quá lớn trên nền nhận thức bé nhỏ để rồi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng, liên lụy tới nhiều người.

“Bây giờ đối với cuộc đời tôi đã mất tất cả, chỉ còn trái tim trung thành với Đảng,” bị cáo Nguyễn Thanh Hóa trần tình về bối cảnh phạm tội sáng 23/11.

Cho xin lại 100 triệu

Trong phiên tòa sáng 23/11, một luật sư đề nghị HĐXX xem xét xin lại số tiền gia đình bị cáo Nguyễn Thanh Hóa nộp dư.

Theo luật sư, bị cáo Lưu Thị Hồng, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ cao (CNC) khai đưa cho C50 600 triệu, nhưng vợ bị cáo Nguyện Thanh Hóa lại nộp lại… tận 700 triệu.

Dù trước đó Nguyễn Văn Dương khai đã cho C50 700 triệu, và Nguyễn Thanh Hóa thừa nhận đã nhận hỗ trợ 700 triệu từ CNC, chi đều cho các cán bộ chiến sĩ.

Vậy lấy tiền gì mua cây cảnh?

“Bị cáo không lấy lương mua đồng hồ mà lấy tiền mua cây cảnh mua đồng hồ,” Phan Văn Vĩnh giải thích về việc sở hữu chiếc đồng hồ Rolex trị giá 7000 USD (162 triệu) mà Nguyễn Văn Dương khai biếu tặng ông.

Ông Vĩnh nói ông đã trồng cây cảnh hơn 30 năm nay, có cây trị giá khoảng 10 tỷ. Ông nói lấy tiền bán cây cảnh và trả Dương 1,1 tỷ cho chiếc đồng hồ mà ông đã để quên trong nhà vệ sinh lúc rửa tay.

Luật sư xin đọc thơ

Trong phiên tòa xét xử hôm 20/11, trong phần trình bày về quá trình công tác 45 năm của bị cáo Phan Văn Vĩnh, Luật sư Lê Hồng Khanh bào chữa cho ông Vĩnh xin phép được đọc thơ.

Theo báo Vietnamnet, ông Khanh đã tìm hiểu về quê hương Nam Định của bị cáo Vĩnh. Ông Khanh xin phép đọc 4 câu thơ mà người dân viết.

Nhưng bị chủ tọa cắt ngang không để luật sư kịp đọc, vì tòa đang ở phần xét hỏi, thẩm vấn.

Trần Đại Quang
 hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Bộ Công an Trần Đại Quang khi còn tại chức đã có bút phê về công ty CNC rằng “chú ý không trùng chức năng của Cục An ninh mạng”

Cục trưởng C50 không biết dùng ‘máy tính’

Trong phiên xét xử chiều 22/11, luật sư của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa đưa ra bối cảnh rằng ông Hóa được bổ nhiệm làm cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) khi đang là phó cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế và chức vụ (C45).

“Ông Hóa giữ chức vụ cục trưởng nhưng không có hiểu biết gì về mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số. Thậm chí ông Hóa cũng không biết sử dụng máy vi tính, do đó phải vừa làm vừa đào tạo,” luật sư Đỗ Ngọc Quang nói.

Ông Quang lập luận rằng đó là lý do C50 cần lập công ty bình phong để giúp đỡ đấu tranh tội phạm mạng.

Người giới thiệu CNC cho C50 là ai?

Trước những lời khai của ông Hóa khẳng định CNC không phải bình phong của C50, hôm 21/11, Nguyễn Văn Dương liên tục nhắc lại rằng người giới thiệu CNC làm công ty bình phong cho C50 là cố thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.

Cục trưởng C50 nhờ Dương xin xe vi phạm

Về mối quan hệ với Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐTV CNC, Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa khai quen Dương khi đi lễ hội.

“Khi đó, tôi đi lễ hội và xe của bạn tôi bị bắt vì đỗ sai. Có người nói chỉ anh Nguyễn Văn Dương quen thân với Giám đốc công an tỉnh mới xin được. Đúng sau đó, tôi xin được xe và mới trở về được. Sau đó tôi biết Nguyễn Văn Dương,” bị cáo Hóa nói.

Đã trình Bộ trưởng Trần Đại Quang

Và cuối cùng, đáng chú ý nhất trong phiên tòa hôm 19/11, ông Phan Văn Vĩnh khai đã có văn bản trình Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang hôm 17/3/2016 về lộ trình phát triển Công ty CNC là công ty nghiệp vụ.

Đến ngày 25/3, ông Quang có bút phê rằng “chú ý không trùng chức năng của Cục An ninh mạng”, theo các báo Việt Nam.

Và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương phê hôm 29/3/2016 rằng “Tổng cục Cảnh sát thực hiện ý kiến của Bộ trưởng”.

“Sau đó, theo ý kiến chỉ đạo này, Tổng cục Cảnh sát thực hiện. Ngày 20/5/2016, Cục trưởng C50 là anh Nguyễn Thanh Hóa có tờ trình bị cáo với văn bản 1155. Như vậy, bị cáo khi đó là đang thực hiện theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an,” bị cáo Vĩnh khai trước tòa hôm 19/11.

Về các bị cáo khác

Hiện dư luận Việt Nam vẫn tiếp tục bàn thảo về lời khai của các bị cáo khác.

Câu hỏi là ai làm “bình phong cho ai” cũng được nêu ra.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh thì muốn nói rằng phần sai trái thuộc về bên ngoài và lỗi của ông ta là “đưa họ vào”.

Nhưng theo báo Dân Trí, bị cáo Phan Sào Nam được luật sư của mình là Hoàng Văn Hướng bào chữa rằng ông Nam đã tin tưởng vào công ty CNC và ông Nguyễn Văn Dương.

Theo ông Dương, thì “CNC là công ty bình phong của Bộ Công an”.

“Phan Sào Nam còn được biết Văn phòng của CNC đặt tại số 10 Hồ Giám Hà Nội, đây đã từng là cơ quan của cảnh sát. Thỉnh thoảng trong một số lần gặp gỡ, Nguyễn Văn Dương dùng xe ô tô có biển xanh của Bộ Công an.”

“Chúng tôi vi phạm pháp luật nhưng tương đối tự hào với thành quả khoa học đã làm được trong giai đoạn này,” bị cáo Phan Sào Nam nói trước tòa.

Ông Nam cho biết một trong những lý do phát triển game bài là vì “kỳ vọng sẽ đi đầu trong lĩnh vực này”.

Điều dư luận Việt Nam và các nhà bình luận ghi nhận là chiến dịch nhằm “khôi phục niềm tin” vào Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhắm vào Bộ Công an.

Tương tự nhp các hiến dịch “bàn tay sạch” ở nước ngoài, TBT và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra chiến dịch “đốt lò” còn để sắp xếp lại Bộ Công an nhằm để bộ máy “tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Xem thêm về chống tham nhũng:

Đồ họa của BBC soạn trong tháng 10/2018 nhắc đến vụ án hai tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa khi hai ông chưa bị tuyên án:

Chống tham nhũng
Image captionCác vụ án nổi bật trong công cuộc chống tham nhũng của TBT Trọng thời gian qua
BBC

Bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là gì?

Ông Tập Cận BìnhBản  ảnhGETTY IMAGES
Tư tưởng của lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc và Điều lệ Đảng sửa đổi của Đảng Cộng sản nước này.

Chủ nghĩa xã hội dân tộc, điều mà Trung Quốc đề cao hiện nay, chưa bao giờ có trong lý luận và được thừa nhận trong lịch sử của chính phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong thực tế chính trị, tất cả những hiện tượng lý luận mang màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, thì đều nhất loạt ‘bị phê bình, bị tẩy chay’, Giáo sư Trần Ngọc Vương nói với nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo Tư tại thủ đô Warsaw của Ba Lan mùa Hè này.

Trước hết nhà nghiên cứu chia sẻ và phân tích những đặc điểm của điều được cho là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay ‘chủ nghĩa xã hội dân tộc’ theo góc nhìn của ông:

“Tôi quan tâm đến vấn đề này bởi vì từ góc độ lí luận trong lịch sử của phong trào cộng sản công nhân quốc tế thì chưa bao giờ cái phong trào này chấp nhận khái niệm gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Mà Chủ nghĩa Xã hội về mặt hướng đích, thì nó phải mang tính chất toàn nhân loại và không phân biệt quốc gia dân tộc về mặt lí thuyết, nó chỉ phân biệt về mặt giai cấp thôi chứ không phân biệt về mặt dân tộc. Đấy là đặc điểm thứ nhất.

“Đặc điểm thứ hai là trong thực tế chính trị, thì tất cả những hiện tượng, các lãnh đạo của các quốc gia mà định xây dựng một thứ lí luận mang một màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống Xã hội Chủ nghĩa còn tồn tại thì đều nhất loạt bị phê bình, bị tẩy chay. Và cao hơn nữa là bị trục xuất ra khỏi hệ thống, không thừa nhận. Thí dụ như là hiện tượng thường được mệnh danh là ‘Chủ nghĩa xét lại’ của các đảng phương Tây một thời kì, hoặc là của Nam Tư chẳng hạn, thì là vì tính chất của Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Vả lại hiện tượng thứ hai cực kì quan trọng, mang ‎ ý nghĩa quyết định để cho người ta biến nó thành một thứ kẻ thù về mặt lí luận, đó là sự tồn tại của đảng chính trị của nước Đức Phát-xít mà tên chính thức của nó là ”National Socialist Party” mà dịch theo nghĩa không dùng uyển ngũ ăn gian chữ nghĩa, thì phải dịch cho đúng là ”Đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa” chứ không phải là Quốc Xã như người ta vẫn dùng cái từ bóng bẩy để lấp liếm đi và nó làm mờ cái nội dung thực đi.

“Bởi vì sao mà người ta lại sợ Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc? Tôi không thảo luận chuyện là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc về mặt lí thuyết là đúng hay không đúng và có đáng tồn tại không. Đấy là vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi rất nhiều công sức hơn. Nhưng mà nếu đã là anh đã tự coi là Chủ nghĩa Xã hội, thì anh phải lặp lại những luận điểm cơ bản, cũng như là tuân thủ một số nguyên tắc về kiến tạo xã hội như là các lí thuyết ấy đã từng có trong lịch sử, thì nó mới gọi là Chủ nghĩa Dân tộc còn nếu không, anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát là như thế.

Trung Quốc hình ảnhGETTY IMAGES
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội nước này hôm 20/3/2018

“Liên Xô và các nước khác đã từng là nạn nhân của tuyên truyền chống đối khi mà bổ sung lí luận rồi thay đổi một số luận điểm cơ bản nào đó về Chủ nghĩa Xã hội, không phải là những luận điểm cốt tử nhất, nhưng mà cũng biến đổi đi, thì bị Trung Quốc phê phán và gọi là ‘Chủ nghĩa xét lại’, thì chúng ta đều biết những hiện tượng ấy trong lịch sử. Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới sụp đổ và không còn sự tồn tại của cái gọi là Quốc tế Cộng sản nữa, thì một thời kì dài là khủng hoảng về mặt lí luận trong các nước còn lại theo phe Xã hội Chủ nghĩa, khủng hoảng về mặt lí luận, và Trung Quốc sau một thời gian dài đi tìm kiếm thì mạnh dạn và ngày nay khẳng định công khai rằng họ sẽ xây dựng một thứ Xã hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.”

Đặc sắc là gì?

Khi được hỏi có thể nhận xét gì về ‘đặc sắc’ trong Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, Giáo sư Trần Ngọc Vương nêu quan điểm:

Chuyên đề về Chủ nghĩa Cộng sản

“Theo ‎ý tôi cái đặc sắc Trung Quốc ấy, trước hết là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc và dành cho người Trung Quốc. Cái tôn chỉ của nó là như thế. Mà nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ. Nếu mà có, dù nhiều, dù ít, dù các sắc thái có thể phức tạp, khác nhau, nhưng mà họ cố gắng tận dụng lại cái lí luận mà Trung Quốc đã tạo ra từ thời cổ đại.

“Chẳng hạn có thể nói về hai học thuyết mà họ đang sử dụng hiện nay. Đó là một là Tư tưởng Đại đồng trong lễ kí của Nho Giáo, mô tả về một cái xã hội mà Phong vị Uyển chuyển thời thái cổ, Vua thì sáng, Tôi thì hiền, đất nước thì hòa mục, dân thì đồng thuận, rồi trật tự thì ổn định, Hòa cốc Phong đăng, dùng cái Đức của người cầm quyền để mà cảm hóa nhân dân, rồi thì xã hội không có những tệ nạn. Tất cả là như thế, v.v… Và một cái xã hội từ trên xuống dưới thấm nhuần và thống nhất thì gọi đó là Xã hội Đại đồng.

Trung Quốc hình ảnhGETTY IMAGES
Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tái cử vào các chức vụ này ở nhiệm kỳ thứ hai.

“Tuy nhiên trong quá khứ, rất nhiều nhà lí luận của chính Đảng Cộng sản của Trung Quốc và những đảng khác đều mặc định rằng đó là một cái Chủ nghĩa Xã hội không tưởng và đồng thời là không phân biệt rõ lắm.”

Phạm vi thế nào?

Bình luận về thế nào là phạm vi của xã hội đó, nhà nghiên cứu Trung Quốc học đang giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:

“Nhưng mà ở trong Kinh Thư kết hợp với lí luận của Kinh Thư về cái gọi là cách tổ chức mô hình xã hội nhà nước của các triều đại cổ đại và cách hình dung của họ, thì họ chia cái Thiên hạ nói theo cái nghĩa của thời bấy giờ là dưới trời mà họ biết, cái ở dưới trời nhưng mà họ biết.

“Thế thì cái lí luận ấy lại chia thế giới thành năm phạm vi, là năm vòng tròn đồng tâm mà sống trong vòng tròn nào thì hưởng một cái quy chế, tạm gọi là như vậy theo ngôn ngữ hiện đại, là khác nhau. Năm vòng tròn đó lần lượt là ‘Điện, Hầu, Yêu, Tuy, Khoang’.

“Người ta diễn dải thế này: Điện là nơi cư trú của những dòng họ lớn và thường là Hoàng tộc rồi những Hiển tộc, rồi các ông quan lớn nhỏ, các thứ này nọ, người thân của họ. Cái vùng đấy là dân thuần hậu tốt đẹp v.v… đủ thứ, đấy là Điện. Thứ hai là các dòng họ nhỏ hơn nhưng cũng có đồng minh, có các công trạng, rồi thì cũng có những cái ưu đãi nhất định, và họ cũng có trình độ văn hóa cao hơn hẳn so với đại đa số dân chúng khác. Vùng đất ấy cũng như loại cư dân trong phạm vi ấy ấy gọi là Hầu.

“Loại thứ ba thì họ chịu được, nhận được những ơn mưa móc của triều đại kia, của người cầm quyền kia, rồi họ cũng có nghĩa vụ bổn phận, rồi họ vâng phục, hiền lành ngoan ngoãn. Họ là những người dân có giáo hóa, không phải giáo hóa nhất thiết là biết chữ, nhưng là biết đạo lí để mà sống và phục tùng trong cái chế độ như vậy.

Trung Quốc hình ảnhGETTY IMAGES
Trẻ em Nga tại Viện Khổng tử ở Vladivostok

“Thứ tư là Tuy là đối tượng mà có khuyên bảo, có vỗ về, nhưng thỉnh thoảng vẫn là bị trừng phạt, vì họ có những trình độ phát triển, nếu hình dung như vậy, là chưa tới cái ngưỡng cần thiết cho nên họ có thể sẽ phạm tội và vì thế họ sẽ bị trừng phạt về tội. Họ cũng được những ân huệ của triều đình, nhưng mức độ sẽ nhỏ hơn.

“Và cuối cùng là Khoang. Tức là cái dân mà xa xôi cách trở, không thấm nhuần giáo hóa, phong tục thì mông muội, ăn lông ở lỗ, rồi hung tợn, nhiều thói hư tật xấu, thì cái loại dân đấy bị coi như là ”ngoan dân”. Chữ ngày xưa ‘ngoan dân’ nghĩa là dân ương ngạnh và đó là loại dân không được triều đình quan tâm đầy đủ, và cũng như là có nhiều bổn phận nhất, nhiều nghĩa vụ nhất, nhưng mà lại ít được hưởng quyền lợi nhất.

“Với cách thực hành chính trị theo mô hình như vậy, thì các hoàng đế Trung Quốc xưa đã xây dựng chế độ xã hội hiện thực của họ theo kiểu trung tâm là Hoa, người Hán là Hoa. Hoa là tốt đẹp, rực rỡ, còn bốn xung quang là Di. Di là có Đông Di Bắc Địch, Nam Man Tây Nhung. Và những loại người đó làm nên một cái thuộc tính chung, đó là họ là dân phên dậu cho cái Trung Ương, cho cái trung tâm, thế nên mới gọi là phiên. Phiên nghĩa là phên dậu.

“Hoặc còn một từ gọi chung nữa là Tứ Di, là bốn phía Di, thì cũng là như vậy. Cái Di ấy thì còn được tính đến, còn cái nơi mà gọi là Hải Giác Tiên Nha, chân trời góc biển rồi cái dân Hạ Lùng mà họ không hiểu về phong tục tập quán, không liệt được vào đâu cả, thì những đối tượng ấy hoàn toàn nằm ngoài cái mô hình xã hội của họ. Đấy là cách hình dung và thực tế chính trị dựa trên cái lí thuyết ấy, để họ đã từng xây dựng cái đế chế của họ. Họ lấy lại những yếu tố có tính chất gọi là gạn đục khơi trong, gạn những những yếu tố mà có vẻ mang màu sắc xã hội chủ nghĩa thì họ khai thác những cái đó.”

Phong kiếnkhông tưởng?

Theo nhà nghiên cứu này, lý luận mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác và sử dụng trong điều được cho là ‘CNXH mang màu sắc Trung Quốc’ thực ra là khai thác lý luận còn sót lại từ thời phong kiến cổ xưa và có thể mang màu sắc ‘không tưởng’, ông nói tiếp:

“Cái lí luận thứ hai mà họ khai thác trong những văn kiện hiện nay là lí luận của Mặc Tử. Tinh thần của Mặc Tử là tinh thần kiêm ái, ta biết rồi. Các nhà nghiên cứu đã từng gọi lí thuyết của Mặc Tử là Chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, dành cho những tầng lớp dưới , thợ thủ công và thương nhân, rồi những người thấp kém. Vì thế cho nên là trong lí thuyết của nhà tư tưởng này có rất nhiều yếu tố mang màu sắc kiêm ái, mang màu sắc hòa đồng, mang màu sắc muốn xây dưng một lí tưởng công bằng, vì bản thân họ đại diện cho tầng lớp dưới, cho nên đòi công bằng cũng là có lí thôi.

Trung Quốc hình ảnhGETTY IMAGES
Trung Quốc đã mở hàng trăm Viện Khổng tử ở nhiều nơi trên thế giới

“Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của Cộng sản Chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo, thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâm. Tất cả tinh thần của học thuyết Mặc Gia là biến mất khỏi lịch sử. Từ thời Tần Hán, không còn một cái gì mà chỉ còn lại những yếu tố là có tính chất tri thức và kĩ thuật, rồi biện luận, phép Tam Biểu rồi lí luận Bạch Mã, Phi Mã, rồi Kiên Bạch Dị, ngựa trắng không phải là ngựa, v.v.

“Tất cả những thứ như vậy là những tản mát còn sót lại của tư tưởng Mặc Gia và Trung Quốc họ gọi đấy là Biệt Mặc. Thì cái Biệt Mặc không liên quan gì đến Chủ nghĩa Cộng Sản, Chủ nghĩa Xã hội, họ không khai thác được gì ở trong đó. Những cái lí thuyết gốc của Mặc Gia thì họ cũng cố gắng khai thác trở lại.

“Còn có một cái nữa mà họ có thể khai thác đó là tư tưởng Pháp Trị, bởi vì ta biết là Pháp Trị cũng đã từng xuất hiện với tư cách là hệ tư tưởng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Các nhà Pháp Trị đã từng có các thành công khá lớn thời nhà Tần hoặc ở những giai đoạn trước đó của một số nước như là nước Vệ, nước Sở, nước Ngụy, v.v nhưng mà tiêu biểu nhất là nước Tần, với mấy ông tể tướng khét tiếng như là Thương Ưởng, rồi như Lý Tư, v.v. Và một trong những người được nhắc đến nhiều vì cũng có kết hợp một phần đối với Nho, nhưng mà cơ bản với Pháp, đó là Quản Trọng. Đó là nhân vật được nhắc đến nhiều trong lịch sử, được đại chúng hóa.

“Tóm lại tư tưởng Pháp Trị là một tư tưởng chủ trương sử dụng pháp luật để tổ chức xây dựng xã hội, thế nhưng Pháp gia có quan điểm là luật pháp áp dụng phổ biến, nhưng phổ biến một cách có mức độ. Nghĩa là trừ đối tượng không chịu sự chế định của luật pháp là ông Hoàng đế, thì là người ra luật và người thực hiện luật và tất cả những đối tượng đó, là người mà đã làm Vua thì ban hành luật pháp, cai quản chế định và đặt ra luật pháp, nhưng mà họ lại, nói theo ngôn ngữ luật ph bây giờ, là không thuộc phạm vi chế định của luật pháp. Cho nên vẫn chừa chỗ cho một cái con người đó và họ chỉ yêu cầu thôi, yêu cầu là người làm Vua là phải sáng suốt và đức hạnh, chỉ thế thôi.

“Lí thuyết về mẫu người Hoàng đế Anh minh mà Nho gia gọi là Nội Thánh, Ngoại Vương, mẫu hình nhân cách lí tưởng ấy, trong tư cách anh tu tập, anh rèn luyện, anh tự quản, tự kiểm soát này kia, anh đến mức là bậc Thánh, còn anh thực hiện bổn phận xã hội của anh thì gọi là Vương. Thì Nội Thánh Ngoại Vương chính là mô hình nhân cách Hoàng đế, nhưng tất cả những mô hình ấy đã chứng minh qua 2.500 hay 3.000 năm lịch sử là không thể tồn tại được. Và trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi.”

Nhằm phục vụ ai?

Tiếp tục bình luận về bản chất của Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương liên kết việc cường quốc đang nổi lên ở châu Á đã phục hồi các tư tưởng trong quá khứ lịch sử với những động thái truyền bá ra quốc tế của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc hiện này, ông đặt câu hỏi chủ thuyết mới mà Trung Quốc đang xiển dương này có vấn đề gì không?

Trung Quốc hình ảnhBBC NEWS TIẾNG VIỆT
Giáo sư Trần Ngọc Vương (phải) nêu quan điểm về CNXH mang màu sắc Trung Quốc

“Thế nhưng bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa theo lí luận mới, thì họ lại lần lượt phục hồi những giá trị đó,” Giáo sư Trần Ngọc Vương nói.

“Thời đại Cách mạng Văn hóa Vô sản thì chúng ta biết mười năm ấy, Khổng Tử là đối tượng phê phán một cách cùng cực và họ đã đưa Khổng Tử ra thành một cái chân dung biếm họa và tiêu hủy tất cả những gì họ gọi lại tàn dư thối tha của tư tưởng Phong kiến rồi, nhưng bây giờ những thuộc tính mà người ta vẫn gắn cho Khổng Tử thì một lần nữa lại sống lại và Khổng Tử lại được truyền bá.

“Chúng ta biết rằng có 600 đến 700 học viện trên thế giới truyền bá tư tưởng Khổng Tử là kết hợp truyền bá tư tưởng Trung Quốc và họ chủ trương rằng cái đó vì họ xây dựng chính những gì của đất nước họ, của những bậc mà họ tự coi là tổ tiên của họ, thì họ nói là đặc sắc của Trung Quốc thôi. Nhưng mà cái đó về mặt lí luận còn phải bàn cãi và tốn nhiều giấy mực.

“Và điều thứ hai là nó phục vụ cho ai? Phục vụ cho ông vua Trung Quốc, người cầm quyền Trung Quốc, rồi dân thượng lưu Trung Quốc, cứ từng bước như vậy. Rồi thì là những người có quan hệ thân tộc với những người cầm quyền, rồi dần dần mới đến đại chúng, có nghĩa trong cái thứ Chủ nghĩa Xã hội ấy không thể có bình đẳng đối với mọi con người được. Cho nên họ mới đặt ra hai giai đoạn.

“Giai đoạn thứ nhất gọi là xây dựng một xã hội Tiểu Khang, hài hòa tương đối, sung túc tương đối, cũng giống như ngày xưa người ta nói rằng là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội với tư cách là bước đầu của chủ nghĩa cộng sản, thì nó thay lí luận về Chủ nghĩa Xã hội như là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng Sản bằng cái khái niệm là xã hội Tiểu Khang.

“Còn xã hội kia thì nó lại sống lại cái khái niệm là Đại Đồng hoặc Cộng Sản.

“Thế thì có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái Chủ nghĩa Xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung Quốc,” Giáo sư Trần Ngọc Vương bình luận với BBC Tiếng Việt từ quan điểm riêng.

BBC