Dân quê choáng ngợp với con đường siêu cây đình đám trăm tỷ

Triển lãm sinh vật cảnh huyện Hải Hậu được tổ chức 2 năm một lần, năm nay quy tụ 1.300 cây cảnh từ 35 xã, thị trấn, 10 câu lạc bộ và các cơ quan, doanh nghiệp ở huyện. Nhiều đơn vị có tác phẩm có tính nghệ thuật, giá trị kinh tế lớn như: Hải Sơn, Hải Lý, Hải Bắc, thị trấn Yên Định, Hải Phú…

Ông Nguyễn Minh Thống, Trưởng ban nghệ nhân huyện Hải Hậu, thành viên BTC triển lãm cho biết, triển lãm năm nay quy tụ nhiều cây có dáng ngoạn mục, thế độc đáo, giá trị lớn, với tổng giá trị khoảng 500 tỷ đồng, trong đó có 60 cây trên 1 tỷ đồng, còn lại là những cây rơi vào giá tầm trung 300-500 triệu.

Triển lãm đã thu hút đông đảo người dân trong vùng, du khách và những người yêu thích sinh vật cảnh từ các vùng miền đến tham quan. Triển lãm kéo dài từ 25/7 đến đầu tháng 9.

cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Hơn 1.000 cây cảnh quy tụ trong triển lãm sinh vật cảnh huyện Hải Hậu năm nay
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Do số lượng cây quá lớn nên tuyến đường quanh trung tâm văn hóa huyện trở thành nơi trưng bày
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Triển lãm thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Hàng trăm tác phẩm cây cảnh lâu năm, bonsai với giá trị hàng tỷ đồng có mặt tranh tài
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Các tác phẩm trưng bày có nhiều chủng loại đẹp, quý
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Những cây cảnh lâu năm, được chủ nhân cắt tỉa, chăm sóc tỉ mỉ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Tác phẩm Long Vân Khánh Hội được thiết kế, tạo dáng cầu kỳ tựa như con thuyền được định giá 2 tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Tác phẩm Thiên địa nhân cũng được định giá 2 tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Tác phẩm Sanh ôm đá của nhà vườn Công Phương ở Hải Phú cũng có giá tiền tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Tác phẩm Long Hóa của anh Nguyễn Văn Đức có giá trên 1 tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Cây sanh dáng làng của ông Nguyễn Văn Phong ở Hải Anh có giá 1,2 tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Cây khế “Tích tụ phát lộc” của ông Nguyễn Đức Thịnh xã Hải Đông được định giá 1,5 tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Một cây khế khác dáng trực được rao giá 1,5 tỷ
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
cây cảnh,Nam Định,cây sanh
Ngoài ra còn có những cây cảnh mini, có giá vừa phải
cây cảnh,Nam Định,cây sanh

Đặng Hoàng Giang và cuốn sách dạy ta bình tĩnh đối diện với cái chết

Từng được đón nhận rất nồng nhiệt khi xuất bản 2 cuốn sách: Bức xúc không làm ta vô can và Thiện, Ác và Smartphone lần này, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang tiếp tục ra mắt cuốn Điểm đến cuộc đời hứa hẹn cũng ‘nóng’ không kém.

Điểm đến của cuộc đời kể lại một hành trình không thể nào quên cùng những người cận tử. Dấn thân vào “một thế giới của những bi kịch và tổn thất khổng lồ, của phẩm giá và lòng tự trọng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, của sự phản bội và sợ hãi, của tình yêu mãnh liệt và hy vọng khôn nguôi, tóm lại, của tất cả những gì thuộc về con người, ở mức độ dữ dội nhất”. Tác giả muốn đi tìm câu trả lời cho thôi thúc nội tâm: ta nên ứng xử thế nào trước cái chết, và sự chết có thể dạy ta điều gì cho cuộc sống?

Đặng Hoàng Giang và cuốn sách dạy ta bình tĩnh đối diện với cái chết

“Nhiều người đã liên lạc với tôi trong những giờ phút hoang mang nhất, khủng khiếp nhất. Việc được họ tin tưởng, hỏi ý kiến, hoặc chỉ chia sẻ cho nhẹ lòng, mang tới cho tôi một niềm vui đặc biệt, một sự giàu có hiếm trải qua, một cảm giác đầy đủ sâu sắc. Tôi cảm thấy may mắn, ân huệ và hạnh phúc bởi sự gắn kết mang tính con người này. Tôi đã được ở cạnh họ trong những giây phút riêng tư nhất của họ, khi chức vụ, danh tiếng, sắc đẹp không còn ý nghĩa gì cả, khi điều họ hướng tới chỉ là câu hỏi họ đã đi qua cuộc đời này thế nào, và họ sẽ từ giã nó ra sao”, Đặng Hoàng Giang viết.

Những số phận được kể trong Điểm đến của cuộc đời dù đang ở tầng bậc tột cùng của nỗi đau đớn, lại cho thấy những điều đẹp đẽ đến mức khiến ta nghẹn ngào: bản lĩnh để đi qua bi kịch khó diễn đạt bằng lời, thái độ bình tĩnh của con người tự do trước cái chết, khao khát làm việc có ích, trỗi dậy vào những ngày tháng cuối cùng. Đồng hành với họ, ta thấy biết ơn, hạnh phúc và giàu có. Gấp lại cuốn sách, ta có thể được rất nhiều: một nhận thức thấm thía về sự hữu hạn của con người, một thái độ điềm tĩnh trước điểm kết, lòng trân trọng cuộc sống, để từ đó bắt đầu rời xa những phù phiếm ồn ào, sắp xếp lại các ưu tiên, tập trung vào những điều cốt lõi khiến cuộc sống có ý nghĩa. Một hành trình dũng cảm. Một cuốn sách tràn đầy tính nhân văn và sức lay động tâm hồn.

“Khi viết những dòng này, tôi cảm thấy bình tĩnh trước ý nghĩ về cái chết của chính bản thân. Với tôi, Liên quả thật là một chiến binh quả cảm. Liên đã là một chiến binh quả cảm, giờ đây tôi phải nói về cô ở thời quá khứ. Nhưng không phải chỉ là vì cô vừa chạy hóa trị vừa làm luận án, hay vì cô kiên cường tập đi, mà vì cô đã nhìn thẳng vào cái chết, với tất cả sự bình thản, và cả hài hước nữa. Cô đã là một con người tự do. Nếu cô gái bé nhỏ này đã có thể tới gặp cái chết một cách đàng hoàng như vậy, lẽ nào tôi không làm được như cô?”, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang nói.

Theo VNNet

Thư gửi quý ông thành đạt của người phụ nữ không thích tiền…

Sau khi bài viết ‘Vì sao đàn bị chồng đánh‘ được đăng tải và gây nhiều sự chú ý với độc giả, VietNamNet xin trích đăng tiếp một bài viết thú vị của Hoa hậu Thu Hoài, trích từ cuốn sách mới ra mắt của chị – ‘Đàn bà phố thị’ (NXB Văn học phát hành).

Thư gửi quý ông thành đạt của người phụ nữ không thích tiền...
Hoa hậu Thu Hoài được biết đến là người phụ nữ mạnh mẽ và thẳng thắn, với những quan điểm sống tích cực.

Thư gửi quý ông thành đạt,

Các quý ông ạ, em biết các anh không bao giờ thiếu đàn bà. Đàn ông giàu có và thành đạt thời nào cũng có giá. Dẫu thế, thì đời này cũng có năm bảy loại đàn bà…

Đàn bà trẻ dễ “yêu” các anh bởi những hào nhoáng bên ngoài. Đàn bà thực dụng lại càng dễ chết lên chết xuống bởi quanh anh phủ đầy kim tiền lấp lánh. Và thường thì phần lớn đàn bà chẳng có mấy sức chống cự lại thứ cãm dỗ kinh khủng và sức sát thương của hai từ “thành đạt”. Trừ những người đàn bà không biết thích tiền…

Em là mẫu người phụ nữ thích tiền, chỉ có điều là em không… thích tiền của các anh. Cuộc đời lăn lội bôn ba mấy chục năm, em đủ “già” để biết miếng phô mai miễn phí chỉ nằm trong cái bẫy chuột. Và cũng đủ đầy vật chất để nói không với mọi mua, bán tình yêu!

Thư gửi quý ông thành đạt của người phụ nữ không thích tiền...
Hoa hậu Thu Hoài tại buổi ra mắt sách ‘Đàn bà phố thị’.

Em đủ tự trọng để biết rằng mình không phải món đồ chơi in giá. Thừa tự tin để bước chân qua mọi cám dỗ kim tiền. Và em đủ thông minh để hiểu, người đàn ông thành đạt là một người thông minh, nhưng người đàn ông thành đạt chưa chắc là người tử tế.

Cũng xin đừng tìm tới em bằng cách phản bội vợ mình. Đừng buông lời tán tỉnh một người phụ nữ trước mặt, khi sau lưng anh là một gia đình, vợ và các con anh nữa. Lời nói thì không tốn tiền mua.

Nhưng lực sát thương với người phụ nữ thì không đùa được. Gian dối ngoài đường không thiếu, nhưng anh đừng dùng sự thông minh ấy để “sát hại” cảm xúc của đàn bà. Xin đừng làm em sợ – những người đàn ông thành đạt dối gian…

Hầu như người đàn bà nào cũng thích những người đàn ông giàu có, nhưng đàn bà khôn ngoan sẽ yêu đàn ông tử tế và muốn lấy đàn ông chung thủy. Bởi tiền bạc vốn không thể đảm bảo cho hạnh phúc, mà chỉ sự tử tế và chung thủy mới có thể mà thôi! Chính những người vợ đầu gối tay ấp thủa hàn vi của các anh đang là minh chứng cay đắng nhất đó, các quý ông thành đạt ạ. Hãy nhớ rằng, khi các anh không thể đối xử tốt với vợ mình – mẹ của các con mình – người bạn đời mấy chục năm đằng đẵng – thì liệu em có nên mơ mộng về điều xa xỉ đó hay chăng?

Cũng đừng nghĩ rằng các anh đang mang tới niềm vui, sự hãnh diện cho những người đàn bà được mình theo đuổi. Đúng, tất cả đàn bà đều muốn được đàn ông quan tâm, săn đón và em cũng không ngoại lệ. Nhưng là với tư cách của một người đàn bà được yêu thương thực sự, chứ không phải nạn nhân của thứ sưu tập thành tích tình trường…

Đừng tấn công em bằng tiền bạc hay quyền lực, bởi những thứ đó không đủ lực sát thương đánh gục trái tim em. Cũng đừng nhìn em với ánh mắt tội nghiệp dành cho người phụ nữ thiếu vắng đàn ông, bởi chỉ có chính mình mới biết đời mình bao nhiêu là đủ. Em đã tự gạt bỏ mọi thứ phù phiếm ấy từ lâu, để dùng đôi tay nhỏ bé này, kiến tạo gia đình, sự nghiệp, tiền bạc, nhằm bảo trì vững chắc cái quyền được lựa chọn cho mình một người đàn ông xứng đáng!

Khi một người đàn bà nắm trong tay số phận của mình, họ không có nhu cầu làm một cái bóng, một con búp bê trong những căn phòng khách sạn sang trọng nhưng hoang vắng tình yêu, đến cả cái ánh đèn cũng đầy hơi lạnh.

Em cũng chẳng phải nữ đại gia. Em chỉ là chính em, đầy tự trọng và có thừa kiêu hãnh. Đủ để chối từ những người đàn ông thành đạt – như anh!

Theo Thu Hoài – ‘Đàn bà phố thị’/Nhà xuất bản Văn học / Vietnamnet

Hồ Chí Minh với các bút danh Paul Thành, Hồ Quang và Trần Dân Tiên

Hồ Chí Minh chơi billard
BBC
Trang web dangcongsan.vn vừa có bài ‘Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ’ nói Trần Dân Tiên là một trong nhiều bút danh của Hồ Chí Minh.Trước đây, các nguồn chính thống ở VN không nói rõ Trần Dân Tiên là ai mà lại viết được ra cuốn ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’.

Bài báo cũng xác nhận thiếu tá Hồ Quang trong Bát Lộ Quân của Trung Quốc là một trong nhiều tên mà nhà cách mạng Việt Nam đã sử dụng chính thức khi hoạt động ở nước láng giềng cuối thập niên 1930.

Nhiều khiến một số bạn đọc có thể ngạc nhiên là ông Hồ Chí Minh từng dùng khác nhiều bút danh châu Âu như Jean Fort, Victor Lebon, Nilopsky, Albert de Pouvourville, Linov.

Ông cũng nhiều lần ký tên Pháp là Paul Tất Thành, Paul Thanh khi ở Pháp.

“Ngày 15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành từ New York gửi thư cho khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên Paul Tất Thành.”

Ông còn có mật danh tiếng Anh do người Mỹ đặt cho là Lucius khi Hồ Chí Minh giúp nhóm OSS chống Nhật ở vùng biên giới Việt – Trung trong Thế Chiến 2.

Ông cũng dùng nhiều tên Trung Quốc mà nổi tiếng nhất là Hồ Quang, Trương Nhược Trừng, Vương Sơn Nhi, Vương Đạt Nhân, Lý Thụy, Tống Văn Sơ, Tống Thiệu Tổ.

Có vẻ như khi bí danh Hồ Quang gắn liền với giai đoạn ông ở trong quân đội và có quân hàm thiếu tá của lực lượng cộng sản Trung Quốc.

Đây cũng là quân hàm duy nhất được biết đến của Hồ Chí Minh.

Đoạn trong bài về hoạt động của thiếu tá Hồ Quang được trang dangcongsan viết như sau:

“Hồ Quang – Hoạt động ở Trung Quốc cuối năm 1938. Nhờ quan hệ Liên Sô và Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.” Bản quyền hình ảnh Apic/RETIRED Image caption Hồ Chí Minh chơi billard

Tuy nhiên, nguồn tư liệu này chưa ghi hết rằng sang năm 1940, ông Hồ Chí Minh vẫn tiếp dục bí danh Hồ Quang.

Trang ditichphuchutich.gov.vn hồi 2011 có bài của Đặng Quang Huy cho viết:

“Đầu năm 1940, Hồ Quang từ Quý Dương đi Trùng Khánh, đồng chí Chu Ân Lai đã tiếp Người và bố trí Người ở tại văn phòng Bát Lộ Quân tại thôn Hồng Nham (Cục Phương Nam của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đặt tại đây).

Tháng 2/1940, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Côn Minh, chắp liên lạc với Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Không lâu sau, Người đã gặp đồng chí Vũ Anh (lãnh đạo Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương).

Đồng chí Vũ Anh đã đưa Người đến cơ quan bí mật của Đảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương để gặp đồng chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Hoàng Văn Hoan.

Sau mấy tháng Người công tác ở Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Côn Minh, khoảng tháng 10/1940, Người lại qua Quý Dương (lần thứ tư) để trở về Quế Lâm và vẫn ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm.”

Như vậy, trong cả năm 1940, Hồ Chí Minh vẫn dùng bí danh Hồ Quang.

Nhiều bút danh khác nhauBài báo cũng cho rằng Hồ Chí Minh viết rất nhiều bài báo, dùng nhiều bút danh khác nhau để phục vụ cho công tác tuyên truyền cách mạng.

Ông cũng là tác giả nhiều sách và tư liệu về bản thân:

Năm 1949, ông ký T.T. dưới bài viết “Hồ Chủ Tịch và Văn Nghệ”.

Năm 1959, ông ký bút danh Thu Giang trong bài “Bác Đến Thăm Côn Minh” trên báo Nhân Dân (12/04).

Năm 1960, ông dùng bút hiệu Tuyết Lan để viết bài “Ba Chai Rượu Sâm Banh” đăng trên báo Nhân Dân (27/04).

Cùng năm, dưới hình thức dịch lại bức thư của một công nhân tên là Jean Fort, ở Algeria, ông viết về tình cảm của một người bạn quốc tế đối với Nguyễn Ái Quốc thời ở Paris và sau này.

Cùng năm, ông dùng bút danh Trần Lam viết bài “Chuyện Giả Mà Có Thật” đăng trên báo Nhân Dân về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Thái Lan.

Năm 1961, ông ký T. Lan, viết “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện Một Mình”, đăng nhiều lần trên báo Nhân Dân trong năm, và bài “Bác Ăn Tết Với Chúng Tôi” đăng trên Nhân Dân (14/02 năm 1961).

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống.

Giờ đây khi chuẩn bị nắm quyền, Trump đang sử dụng nhiều chiến thuật đã được dùng trong giai đoạn tranh cử, ưu tiên mít tinh hơn là họp báo, coi trọng chương trình giải trí “Saturday Night Live” hơn là việc tập trung vào, giả dụ như, vấn đề khủng hoảng leo thang ở Syria. Trong lúc đó, ông ta đang làm đảo lộn ngoại giao Mỹ, có lẽ cụ thể nhất là việc điện đàm với Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Chúng ta phải học cách đọc vị ông ta hơn là tiếp tục để ông ta gây sốc đến thế giới một lần nữa.

Điều mấu chốt cho bất kỳ ai làm việc với Trump chính là việc Trump rốt cuộc là một kiểu quân vương như Machiavelli miêu tả, hành động hoàn toàn dựa trên lợi ích cá nhân. Theo như Machiavelli, “đánh giá đầu tiên về một vị quân vương, và về sự hiểu biết về ông ta, chính là bằng cách quan sát những người vây quanh quân vương ấy”. Thế nên, để xác định kế hoạch của Trump, chúng ta nên bắt đầu bằng các vị trí mà Trump bổ nhiệm.

Trong các lựa chọn của Trump về an ninh quốc gia, quốc phòng, và các vị trí chính sách đối ngoại, một mẫu hình nhanh chóng xuất hiện: tất cả đều là các chuyên gia về Nga và Trung Đông. Có vẻ Trump đang muốn đảo ngược việc cô lập Nga của người tiền nhiệm. Thay vào đó, ông ta dùng Nga để trợ giúp trong việc quản lý khu vực Trung Đông.

Với Trump, người đầu tiên và trên hết là một doanh nhân, việc cho phép đối thủ giải quyết kẻ thù của mình có vẻ là một lựa chọn tốt. (Nó cũng hoàn toàn phù hợp với ý đồ của Trump, đó là thu phí “bảo kê”từ các đồng minh của Mỹ.)  Cũng tốt khi Trump có vẻ cũng có cảm tình với Tổng Thống Nga Vladimir Putin, người mà hầu hết các cơ quan tình báo Mỹ điều cho rằng đã can thiệp vào cuộc bầu cử để giúp Trump thắng cử.

Nhưng những lý do – và ẩn ý – của việc Trump xoay trục về phía Nga đã vượt khỏi phạm vi Trung Đông. Cả Mỹ và Nga đều có lợi trong việc giá dầu tăng, trong khi đó những quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản lại chịu tổn thất. Nga cũng có thể tạo áp lực địa lý lên Trung Quốc- và, dĩ nhiên, phần còn lại của châu Á. (Hãy để ý việc Nhật phải rón rén trước Trung Quốc nhanh chóng đến thế nào.) Và cuối cùng thì, Nga có thể là lực lượng mà cuối cùng sẽ khích lệ Châu Âu lãnh nhiều trách nhiệm hơn về quôc phòng.

Các chính sách kinh tế của Trump cũng sẽ gây tác động khắp thế giới, bao gồm châu Á. Và, một lần nữa, các quyết định bổ nhiệm nội các của ông ta cũng để lộ ra nhiều điều.

Trump đã chọn ba nhân viên cũ của Goldman Sachs – chính công ty mà Trump chỉ trích trong quá trình tranh cử – để dẫn dắt đội quân kinh tế của mình. Cam kết sẽ “hút cạn bùn lầy” của chế độ thân hữu và tham nhũng của Trump có vẻ chỉ mang tính chiến thuật hơn là thực chất. Điều này cũng chỉ ra rằng việc giảm các quy định, cùng với việc giảm thuế, sẽ nằm trong số những lời hứa hiếm hoi lúc tranh cử mà Trump sẽ thực hiện. Các chính sách nhằm kiềm chế các ngân hàng “quá lớn nên không thể sụp đổ”- nổi bật nhất là luật cải cách tài chính Dodd-Frank– có vẻ sẽ khó mà tồn tại trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Cụ thể, Trump và đội ngũ của mình không có vấn đề gì với việc “quá lớn nên không thể sụp đổ”. Ngược lại, họ đang áp dụng logic tương tự vào ngân sách Mỹ. Nhận ra rằng thế giới không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cho Mỹ vay nợ, Trump rất thoải mái với việc gia tăng nợ và bội chi, bằng cách đồng thời giảm thuế và tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Trái ngược với tuyên bố của một vài nhà tiên tri tận thế, chính sách kinh tế của Trump có thể sẽ có hiệu quả. Đầu tư đầy đủ vào cơ sở hạ tầng – và với sự giúp đỡ của lãi suất thực âm – Trump có thể sẽ giúp hồi phục năng suất và tăng trưởng GDP đến mức đủ để giảm ngưỡng nợ công thực của Mỹ. Chìa khóa cho thành công có thể nằm ở việc kiểm soát đồng đô la Mỹ lên giá vốn đã đạt đỉnh 13 năm kể từ sau cuộc bầu cử.

Một đồng đô la mạnh cũng không có lợi cho Châu Á. Khi đồng đô la yếu, các tập đoàn đa quốc gia vay nợ để cấp vốn cho công việc kinh doanh của họ ở các thị trường mới nổi, mang lại lợi tức cao hơn nếu tính bằng đồng tiền bản địa. Kết chuyển dương – tức lợi tức cao hơn tính bằng đồng tiền bản địa và chi phí thấp hơn tính bằng đồng đô la – có lợi cho tất cả các bên, đặc biệt là các thị trường mới nổi khi xuất khẩu được nhiều hơn và có dòng vốn chảy vào gia tăng.

Nhưng khi đồng đô la lên giá, quy trình này bị đảo ngược. Tỉ giá ngoại tệ và mức chênh lệch lãi suất tín dụng gia tăng đối với các đồng tiền của các thị trường mới nổi khiến giao thương trở nên đắt đỏ. (Ít nhất 40% giao thương hàng hóa toàn cầu được giao dịch bằng đồng đô la Mỹ, và đồng tiền này cũng chiếm đến 60% dòng chảy tài chính.)

Rốt cuộc, các thị trường mới nổi có thể sẽ đầu tư vào đồng đô la vì mức tăng giá của đồng tiền này cao hơn lợi nhuận giao thương, đẩy giá trị đồng đô la lên cao hơn nữa. Những căng thẳng địa chính trị gia tăng càng củng cố tình trạng này, vì đồng đô la tượng trưng cho sự ổn định, đặc biệt là ở thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ báo hiệu việc tăng tốc quá trình bình thường hóa (tức tăng – NBT) lãi suất.

Trong tình hình hiện tại, hầu hết các đồng tiền châu Á, bao gồm đồng yên và nhân dân tệ, đều đang chịu áp lực giảm giá. Cả Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện những bước đi nhằm thử kìm hãm đà mất giá này mà không có nhiều kết quả đáng kể. Nhìn rộng ra, các nền kinh tế mới nối cũng đang chịu thiệt hại do giá hàng hóa thấp vì nhu cầu suy giảm. Đồng đô la tăng giá sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Nhưng, theo cách hiểu của Trump và các đồng sự cánh hữu của ông, khi các nền kinh tế mới nổi gặp vấn đề, chỉ có Cục Dự trữ Liên bang mới có thể cung cấp lượng thanh khoản để giảm thiểu áp lực. Nói cách khác, ở đây, Trump cũng làm việc với quyền lực trong tay. Tất cả chúng ta cần tránh đánh giá thấp ông ta- hoặc chúng ta có thể sẽ trở thành nạn nhân ngoài dự kiến.

Andrew Sheng (Thẩm Liên Đào), thành viên của Viện Quốc tế Châu Á tại Đại học Hồng Kông và thành viên Hội đồng tư vấn về Tài chính bền vững của UNEP, cựu chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai Hồng Kông (HKSFC,) và hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Xiao Geng (Tiểu Cảnh), Viện trưởng Viện IFF, là giáo sư tại Đại học Hồng Kông và là nghiên cứu viên tại Viện Quốc tế Châu Á thuộc Đại học Hồng Kông.

NghiêncuuQuocTe