Người săn ‘cảnh đẹp cô đơn’ khắp Việt Nam

Nếp nhà trên Mù Cang Chải, người lái đò giữa hồ Tuyền Lâm gợi lên sự tĩnh lặng, cô đơn của bức tranh phong cảnh qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân.33

Nhiếp ảnh gia 8X Cao Kỳ Nhân, quê ở Phú Yên, được biết tới là một người mê xê dịch và nhiếp ảnh thông qua những bộ ảnh đẹp về quê hương, con người Việt Nam. Bộ ảnh mới này là thành quả của anh trong các chuyến sáng tác gần đây, giới thiệu độc giả bức tranh phong cảnh tĩnh lặng, yên bình và có phần cô đơn ở dọc miền đất nước.

Anh Nhân cho biết đầu tháng 1/2021, khi nghe tin có đợt không khí lạnh tràn về vùng cao Lào Cai nên lên đường săn tuyết, may mắn đón những bông tuyết đầu tiên rơi ngày 10/1 trên khu vực núi Nhìu Cồ San, Bát Xát. Trên hình là ngôi nhà lạnh lẽo giữa mùa đông trong đợt tuyết rơi trắng xóa ở Nhìu Cồ San.

Một căn nhà nhỏ nằm trên đồi chè ở Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La. Vào mỗi sớm mai, màn sương lảng bảng trên những nương chè trải dài tít tắp gây ấn tượng du khách.

“Tôi thích ngao du sơn thủy, trải lòng mình với thiên nhiên, tìm một chút lắng đọng trong tâm hồn, suy nghĩ về cuộc sống và đó là lý do tôi thực hiện bộ ảnh này”, anh Nhân nói.

Nếp nhà nằm lẻ loi trên những thửa ruộng bậc thang chín vàng ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Một trong những cung đường yêu thích ngắm lúa chín vào mùa thu nằm ở Yên Bái là Khau Phạ – Thung lũng Lìm Mông, Lìm Thái – Tú Lệ – Mù Cang Chải.

Tây Bắc, Đông Bắc có nhiều cảnh đẹp, nhịp sống đặc trưng vào các mùa khác nhau và đây là vùng đất anh Nhân ghé thăm nhiều nhất, trong đó có Phong Nậm, Cao Bằng. Tới đây anh Nhân bị cuốn hút trước hình ảnh người nông dân chở bó lúa trên bè nổi trên dòng nước có màu ngọc bích ở dòng sông Quây Sơn.

Trong ảnh anh chụp quang cảnh ngôi nhà trên gò đất ngập nước thuộc một resort gần khu vực đập tràn, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Ngôi nhà nhỏ này phục vụ cho khách lưu trú, từng xuất hiện trong bộ phim Người phán xử phát sóng năm 2017. Hồ Đồng Mô cách Hà Nội khoảng 40 km, nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, nằm dưới chân núi Ba Vì.

Ngư dân một mình chèo thuyền thúng giữa biển nước mênh mông lúc bình minh ở vùng biển Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam. Chợ cá ven biển này bắt đầu trở nên nhộn nhịp lúc hừng sáng. Khi tàu thuyền vừa cập bến, các thương lái đến nhận phần tôm cá và chở đến các chợ.

Người phụ nữ mưu sinh trên khu vực bãi ngang, gần cầu Lại Giang, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.

Lại Giang là sông lớn thứ hai Bình Định, hình thành từ sự hợp lưu của hai nhánh An Lão và Kim Sơn ở Hoài Ân, từ đó chảy qua các xã của huyện Hoài Nhơn và đổ ra cửa biển An Dũ. Phía hạ nguồn Lại Giang, vào thời điểm triều cạn, người dân lội từ đầu gối đến ngang hông, bắt các sản vật địa phương như ốc gạo và cá bống.

“Thuyền cô đơn bên bến đợi” là tác phẩm được chụp tại con sông Phú Ngân, huyện Tuy An, Phú Yên.

Tác giả bên cạnh “cây cô đơn” giữa màn đêm, mắt hướng về phía bầu trời đầy sao gần khu vực bãi biển Gành Đá Đĩa, An Ninh, Tuy An, Phú Yên.

“Đây là bối cảnh tôi chụp dải ngân hà, một trong những thể loại phong cảnh thú vị. Một số chú ý cơ bản khi chụp dải ngân hà là cần canh buổi tối trời trong, không trăng không mây và khu vực quan sát không bị ánh sáng đèn đô thị gây nhiễu sáng”, anh Nhân cho hay.

Người phụ nữ giữa đồng rộng xanh rì lúc trời chuyển mây đen, chụp tại huyện vùng sâu Krông Bông, Đắk Lắk.

Người lái đò cô đơn trên hồ thu vào một sớm sương giăng, xung quanh là rừng chò ngập nước mùa thay lá, tựa như bức tranh thủy mặc. Khu vực này là một phần của hồ Tuyền Lâm, hồ nước ngọt rộng nhất Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo hướng quốc lộ 20 lên đèo Prenn. Đây cũng là nơi thu hút nhiều nhiếp ảnh gia đến tác nghiệp.

Tác phẩm “Trên đồi cát” ghi lại hoạt cảnh người gánh hàng rong băng qua đồi để lại những dấu chân trên cát ở Mũi Né, Bình Thuận.

Anh Nhân chia sẻ còn nhiều thắng cảnh tĩnh lặng trên Việt Nam chưa có dịp khám phá, nhất định tiếp tục hành trình xuôi về phương Nam, đặc biệt là săn ảnh tại các ngôi chùa của người Khmer.https

Huỳnh Phương / Vietnam Express

Nhà 3 tầng làm bằng tre

ECUADORNgôi nhà đáp ứng các yêu cầu của gia chủ về một không gian sống thân thiện với môi trường, tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương và ngân sách tiết kiệm.

Năm 2019, cặp vợ chồng Jenny Quijozaca và Daniel Fraga, chủ sở hữu nhà máy bia thủ công ở đảo San Cristóbal, thuộc quần đảo Galápagos, Ecuador, quyết định xây nhà trên một khu đất rìa thành phố Puerto Baquerizo Moreno, cách bờ biển một km.

Ngôi nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích 120 m2. Tầng trệt gồm phòng khách, bếp, khu vực giặt sấy và nhà tắm. Tầng 2 là phòng ngủ lớn và phòng vui chơi cho trẻ con. Tầng trên cùng là phòng studio nhỏ có hướng nhìn ra biển.

Điểm đặc biệt của ngôi nhà là hầu hết đồ đạc, tường, vách ngăn, cầu thang đều được thiết kế bằng tre và cedrela – một loại cây lấy gỗ đặc trưng của quần đảo Galapagos.

Tương tự, các chi tiết bên ngoài ban công, sân thượng và hệ thống lưới mắt cáo đều được làm từ cedrela và thân cây mía theo những cách khác nhau.

Hệ thống nước trong ngôi nhà được làm ấm thông qua các tấm pin mặt trời. Sau đó, nước thải sinh hoạt lại được xử lý qua hệ thống lọc, tận dụng làm nước tưới cho khu vườn bên cạnh.

Nhóm thiết kế cho rằng, tre dễ ứng dụng làm vật liệu xây nhà bởi đặc tính chịu lực tốt, độ bền sử dụng cao. Giá thành rẻ cũng là một yếu tố giúp giải quyết bài toán ngân sách cho gia chủ.

Nội thất căn nhà lựa chọn những mẫu đơn giản, thống nhất với vẻ vẻ đẹp thô mộc và giản dị chủ đạo.

Đây là ngôi nhà hiếm hoi được xây dựng bằng tre tại San Cristóbal.

Công trình hoàn thiện năm 2021.

Hà Mi
Ảnh: José de la Torre
Thiết kế: ESEcolectivo Arquitectos

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn
“TIẾNG THÉT” – MỘT TRONG NHỮNG TÁC PHẨM HỘI HỌA NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI ẨN CHỨA MỘT BÍ MẬT GÂY TRANH CÃI TRĂM NĂM.

“Tiếng thét” (The Scream) là một bức tranh theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Tác phẩm được thực hiện vào khoảng từ năm 1893 đến năm 1910. Sau hơn 1 thế kỷ, đến nay nó vẫn là một kiệt tác vô cùng nổi tiếng và được đánh giá cao. 

Năm 2012, 1 trong 4 bản gốc của “Tiếng thét” được bán đấu tới gần 12 triệu USD (khoảng 2.700 tỷ VNĐ) và là bức tranh được trả giá cao nhất trong một cuộc đấu giá tính ở thời điểm đó.

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn - Ảnh 1.

Ngay cả những người không quan tâm đến hội họa cũng phải từng ít nhất một lần nhìn thấy kiệt tác này

Giữa bức tranh là một nhân vật đang ôm đầu đầy âu lo tuyệt vọng, như thể đang cất lên tiếng thét ai oán, cầu cứu. Đằng sau người đó là phong cảnh bầu trời hoàng hôn đỏ rực với những mảng màu tương phản. Bức tranh khiến cho người xem cảm thấy sợ hãi, ám ảnh và cũng vô cùng tò mò.

Việc giải nghĩa hết các ẩn ý nghệ thuật mà Edvard Munch muốn truyền tải qua “Tiếng thét” vốn không dễ. Sau khi phóng to và soi thật kỹ tác phẩm, một nhà phê bình nghệ thuật người Đan Mạch còn phát hiện ra một chi tiết kỳ lạ. Đó là ở góc trên bên trái của tranh có một dòng chữ rất nhỏ viết: “Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên”.

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn - Ảnh 3.

Dòng chữ tiếng Na Uy trên góc trái bức tranh

Dòng chữ này đã khiến các nhà phê bình và bán tranh lúc bấy giờ vô cùng đau đầu. Đây được coi là hành vi phá hoại của một kẻ nào đó có thái độ khó chịu với tác phẩm của Edvard Munch. Thậm chí để bảo vệ giá trị bức tranh, họ còn cố gắng giấu giếm điều này.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3638);}else{parent.admSspPageRg.draw(3638);}

Thế nhưng sự thật là dòng chữ ẩn vẫn không thể che giấu vì nếu để ý kỹ thì vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Suốt cả trăm năm, hậu thế đã tranh luận gay gắt rằng ai là người đã viết dòng chữ điên cuồng phá hoại đó? 

Nhiều giả thiết đã được đặt ra. Đó có thể là một đối thủ cạnh tranh ghen tỵ với tài hoa của Munch hoặc cũng có thể là một người thưởng tranh bất bình với tác phẩm.

Mãi đến đầu năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy – nơi đang lưu giữ 1 bản gốc bức tranh đã công bố kết quả khiến công chúng bất ngờ. Qua kiểm tra bằng quét tia hồng ngoại và loạt phương pháp phân tích, đối chiếu hiện đại, cuối cùng “thủ phạm” phá hoại “Tiếng thét” cũng đã lộ diện. Đó chẳng là ai khác mà chính là tác giả Edvard Munch.

Ông Thierry Ford, nhà bảo tồn tranh tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy cho biết họ đã sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để phân tích chi tiết chữ viết trên tranh và có khả năng phân biệt được từng sắc thái trong chữ viết tay. Khi so sánh với nhật ký và thư của Munch, quả thật là dòng chữ “Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên” hoàn toàn trùng khớp.

Phóng to bức tranh kiệt tác “Tiếng thét”, hậu thế phát hiện chi tiết ẩn điên rồ mà vô cùng thú vị, mất hơn 100 năm mới giải mã được hoàn toàn - Ảnh 5.

Chính Munch đã viết dòng chữ đầy sắc thái ngông cuồng, như tự nhận mình là kẻ điên

Suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn luôn đặt câu hỏi về trạng thái sức khỏe tinh thần của Edvard Munch trong thời gian ông sáng tác “Tiếng thét”. Năm 1895, một sinh viên y khoa trẻ Johan Scharffenberg từng tuyên bố các bức tranh của Munch cho thấy ông là người có tâm trí không ổn định. Henrik Grosch – giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí và Thiết kế Na Uy vào thời điểm đó cũng cho rằng Munch không còn tỉnh táo.

Về sau, hậu thế cũng nhiều người đồng tình với quan điểm danh họa người Na Uy đã bị trầm cảm nặng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính những phán xét, đồn đoán này đã dày vò Munch và biến ông từ một người bình thường trở thành “kẻ điên” thực thụ lúc cuối đời.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp Thi

Chị bán bún ốc vỉa hè Hà Nội trở thành đại gia sở hữu trong tay nhiều bất động sản trị giá hàng chục tỷ đồng nhờ bí quyết đầu tư BĐS không ai ngờ tới

Chị bán bún ốc vỉa hè Hà Nội trở thành đại gia sở hữu trong tay nhiều bất động sản trị giá hàng chục tỷ đồng nhờ bí quyết đầu tư BĐS không ai ngờ tới
VỚI KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN VÀ THĂM DÒ KỸ LƯỠNG TRƯỚC KHI “XUỐNG TIỀN”, NGƯỜI PHỤ NỮ HÀNG NGÀY BÁN BÚN ỐC VỈA HÈ SỞ HỮU TRONG TAY 5 BẤT ĐỘNG SẢN TRỊ GIÁ KHOẢNG 12 TỶ ĐỒNG.

Chị N.Y (sinh năm 1978, quê gốc Nam Định) cho biết, năm 2000 chị lên Hà Nội làm thuê cho một xưởng may tại khu vực bến xe Giáp Bát. Đến năm 2003, chị lấy chồng cùng xưởng may, sau đó 2 vợ chồng nghỉ làm, dồn hết tiền tiết kiệm để mở một quán bún nhỏ tại vỉa hè ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).

Khi đó, vì không có tiền 2 vợ chồng chị thuê một căn nhà cấp 4 để ở tạm, ngày ngày bận bịu với quán bún ốc. May mắn thay nhờ tài nấu ăn ngon nên quán chị mở ra lúc nào cũng đông kín từ sáng tới tối.

“Trước kia khu này chủ yếu là công nhân ở nhiều, nên tôi thấy mở quán bún ở đây là hợp lý. Sau khi lấy nhau chúng tôi thuê một căn nhà khoảng 20m2 ở đây rồi mở quán bún ốc bán. Khi đó, một bát bún chỉ có giá 5.000 đồng, trừ hết chi phí mỗi ngày tôi cũng lãi được 200.000 đồng. Đến khi giá tăng lên 25.000 – 30.000 đồng/bát có ngày đông kín khách tôi còn kiếm được cả triệu đồng”, chị N.Y kể.

Năm 2005, khu vực Định Công vẫn còn hoang sơ nên giá đất rất rẻ. Khi ấy, dồn hết tiền tiết kiệm 2 vợ chồng chị có khoảng 100 triệu đồng. Chị N.Y đánh liều vay bạn bè và họ hàng để mua mảnh đất rộng 30m2, có giá 200 triệu đồng.

“Lúc đó khu này vẫn còn thưa dân, đường đi vẫn là đường đất. Mọi người ai cũng cản tôi bảo mua làm gì, rồi nói khu này không có tiềm năng, đợi có thêm tiền thì mua vào khu trung tâm. Nhưng tôi nghĩ, nếu cứ đợi thì biết bao giờ mới đủ. Hơn nữa, ở Hà Nội tôi nghĩ kiểu gì cũng sẽ phát triển nên cố vay mượn để mua”, chị N.Y chia sẻ.

Mảnh đất ở Định Công chị N.Y mua khi đó đã có sẵn nhà cấp 4, để tiết kiệm tiền, 2 vợ chồng chị chỉ quét lại vôi ve, sửa sang cơ bản rồi ở tạm. Hàng ngày, thu nhập chính của gia đình chỉ dựa vào quán bún ốc, để tăng thêm tiền chồng chị còn chạy xe ôm, chở hàng thuê mỗi khi rảnh rỗi.

Mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí, thu nhập của 2 vợ chồng cũng được khoảng 10 triệu đồng. Chị lại chia nhỏ thành các khoản gồm chi phí sinh hoạt, trả nợ,… còn lại bao nhiêu chị lại dồn hết để mua vàng tiết kiệm.

Chị bán bún ốc vỉa hè Hà Nội trở thành đại gia sở hữu trong tay nhiều bất động sản trị giá hàng chục tỷ đồng nhờ bí quyết đầu tư BĐS không ai ngờ tới - Ảnh 1.

Chị H.Y lựa chọn “xuống tiền” tại vùng ven và nông thôn.

Thời điểm đó, giá vàng chỉ dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/chỉ, có tháng chị mua 3 chỉ, tháng nào thu nhập tốt chị mua được 5 chỉ. Đến khi giá vàng tăng, chị bán hết đi lãi cả trăm triệu đồng. Tiền lãi từ bán vàng, chị N.Y tiếp tục chuyển sang đầu tư vào bất động sản. Do không đủ tiền mua đất ở nội đô nên chị đã lựa chọn xuống tiền ở vùng ven và nông thôn.

“Ngày ngày khách tới ăn bún ở quán tôi, tôi đều lân la hỏi chuyện về đất ở khu họ sống và quê của họ. Từ những câu chuyện vu vơ này tôi biết được giá đất ở rất nhiều nơi, ở đâu có tiềm năng và ở đâu đất đang lên để tính mua”, chị N.Y nói.

Năm 2007, tiết kiệm được khoảng 60 lượng vàng, chị mang bán hết được gần 800 triệu đồng. Khi đó, chị lựa chọn mua hơn 100 m2 đất ở Vĩnh Giang (Vĩnh Ngọc, Đông Anh), có giá khoảng 8 triệu đồng/m2.

Sau 2 năm, khi cầu Nhật Tân được xây dựng, giá đất tại Đông Anh lập tức tăng “dựng đứng”, chớp thời cơ chị N.Y bán ngay mảnh đất đó với giá 20 triệu đồng/m2, khoảng 2,4 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm chị mua.

Tiền bán đất lần này, chị chia 1 nửa để xây dựng căn nhà 4 tầng tại Định Công. Nửa còn lại chị dành đầu tư bất động sản, mua một mảnh đất rộng 90 m2 tại Hoài Đức. Đến năm 2015, tiết kiệm được khoảng 700 triệu đồng, chị H.Y lại vay thêm bạn bè, người thân mua 2 lô đất rộng 100m2/lô tại Hưng Yên, có giá 450 triệu đồng/lô.

Đến năm 2018, sau khi trả hết nợ mua đất, vợ chồng chị dư một khoản khoảng 500 triệu đồng, tiếp tục chị N.Y lại mua thêm một mảnh đất tại quê chị có diện tích 120m2.

“Hai vợ chồng tôi công việc không ổn định nên cần giữ tiền phòng thân, suy đi tính lại thì đất vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất. Nhiều người cứ bảo tôi mang tiền đi gửi ngân hàng cho nhàn, mua đất làm gì lắm rồi thua lỗ. Nhưng lãi ngân hàng ăn thua gì so với lãi đất, mua ở đâu tôi cũng bỏ thời gian tìm hiểu rất kỹ, không phải ở đâu tôi cũng xuống tiền mua”, chị N.Y chia sẻ.

Thời điểm hiện tại, chị N.Y nhẩm tính theo giá thị trường, ngôi nhà chị đang ở có giá khoảng 3 tỷ đồng, mảnh đất tại Hoài Đức không dưới 3 tỷ, 2 lô đất tại Hưng Yên bây giờ cũng có giá khoảng hơn 2 tỷ đồng/lô, còn mảnh đất tại quê của chị khoảng 1,5 tỷ đồng. Tổng tất cả bất động sản chị đang sở hữu khoảng gần 12 tỷ đồng.

“Tôi cũng không phải tay đầu tư chuyên nghiệp gì cả, chủ yếu mua đất để phòng thân nên không bao giờ chạy theo cơn sốt hay trào lưu. Nếu mua đất ở đâu tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu và đi xem nhiều lần, khảo giá đất xung quanh rồi mới xuống tiền mua”, chị N.Y chia sẻ.

Người phụ nữ này cho biết thêm, mặc dù trong thời gian dịch vừa qua không bán hàng được nhưng giá những mảnh đất chị đang sở hữu vẫn có xu hướng tăng lên. Do đó, hiện nay gia đình chị đang còn một khoản tiết kiệm nữa nên chị vẫn tin tưởng lựa chọn mua đất.

Minh Tâm / Theo Trí thức tre

Công ty đại chúng nào lớn nhất tại từng quốc gia?

Tuy các công ty công nghệ đang ‘bành chướng’ danh sách Fortune 500 nhưng nhiều công ty lớn nhất trên thế giới không nằm trong lĩnh vực này.

Lấy dữ liệu từ Trading View và Market Screener, infographic dưới đây tổng hợp các doanh nghiệp lớn nhất (theo giá trị vốn hóa) tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Công ty đại chúng nào lớn nhất tại từng quốc gia? - Ảnh 1.

Top công ty lớn nhất theo vốn hóa thị trường

Có hơn 60 sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới, với mỗi “gương mặt đại diện” cho từng sàn. Dưới đây là top 10 công ty đại chúng trên các sàn giao dịch lớn nhất:

Công ty đại chúng nào lớn nhất tại từng quốc gia? - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp trong danh sách xuất phát từ “cựu công ty độc quyền” hoặc các tập đoàn lớn đã có vị thế trên thị trường, chẳng hạn như Nasper của Nam Phi (xuất bản, bán lẻ trực tuyến và đầu tư mạo hiểm) và Reliance Industries của Ấn Độ (thăm dò và sản xuất, tinh chế và tiếp thị, hóa dầu, bán lẻ và viễn thông).

Đáng chú ý ở đây là sự khác biệt về vị thế kinh tế. Khi Apple và Saudi Aramco là “ứng viên nghìn tỷ”, trong danh sách còn có Copa Group (Panama), Muscat Bank (Oman) trị giá dưới 5 tỷ USD.

Ngành tài chính và công nghệ áp đảo thị trường

Thực tế là các doanh nghiệp trong danh sách đều có thời gian hoạt động lâu dài để tích lũy tài sản nhưng cũng có một số gương mặt mới vươn lên dẫn đầu nhờ những thành công gần đây: Shopify (Canada) trở thành một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, AstraZeneca (Anh) phát triển một trong những loại vaccine phòng chống COVID-19.

Công ty đại chúng nào lớn nhất tại từng quốc gia? - Ảnh 3.

Thường đứng đầu trên thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia là ngân hàng, theo sau là những ông lớn ngành dầu khí, mỏ và các công ty từng là doanh nghiệp nhà nước. Khi nền kinh tế khắp nơi dần thu hẹp khoảng cách với các nước phương Tây (nơi ngành công nghệ chiếm vị thế áp đảo), các công ty đến sau sẽ phải có những sáng kiến mới nhằm cạnh tranh ngôi vị đầu bảng tại từng quốc gia.

Theo Bảo Linh / Người đồng hành