Làm hồng treo gió ăn Tết

Tận dụng đợt lạnh khô kéo dài, nhiều bà nội trợ đang đặt từ vài chục kg đến hàng tạ hồng về phơi kín ban công, sân thượng.

Tuần trước, nghe dự báo sẽ có đợt lạnh khô, nắng nhẹ, Nguyễn Thơm, 30 tuổi ở quận Long Biên lên kế hoạch khởi động mùa hồng treo gió. Cô chi hơn 700.000 đồng đặt 20 kg hồng vuông Đà Lạt – loại được xem là khó nhất nhưng cũng cho thành phẩm ngon nhất.

Mất nguyên ngày thứ 7 để gọt và treo, đến nay sau bốn hôm, hồng đã héo. “Thời tiết này treo hồng chỉ có tuyệt”, Thơm chụp vài bức ảnh khoe trên hội đam mê hồng treo gió kiểu Nhật. Hàng chục người khác bình luận cũng đang tranh thủ trời đẹp để phơi hồng như cô.

Nguyễn Thơm đã “nghiện” thú chơi này sang mùa thứ hai. Không như một số người dùng nhiều loại hồng, cô chỉ treo hồng Đà Lạt và canh thời tiết chuẩn mới làm nên mỗi mùa chỉ được khoảng 3-4 đợt.

Hồng treo gió là phương pháp sử dụng gió trời và nhiệt độ tự nhiên để làm khô quả hồng một cách hoàn toàn tự nhiên. Làm hồng treo gió ở Việt Nam khó hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc do khí hậu có độ ẩm tương đối cao. Với kiểu thời tiết Hà Nội thay đổi nhanh, chỉ sơ sẩy 30 phút là có thể bỏ đi cả mẻ. Nhiều người ví, phơi hồng vất như “nuôi tằm”, cần theo sát đến độ “ăn ngủ cùng hồng”.

Mùa hồng treo thường kéo dài từ tháng 9 âm lịch đến sát Tết. Tuy nhiên gần Tết lượng hồng tươi khan hiếm nên giá cao. Vì thế thời điểm này đang được chị em nô nức phơi. Để làm được một kg hồng khô sẽ cần bốn đến sáu kg hồng tươi. Nhiều người cho biết chi phí làm có thể lên tới 300.000 đồng/kg.

Không thể bỏ qua thời tiết đẹp, chị Hồng Nhung, 36 tuổi ở huyện Đông Anh cũng đang treo 20 kg hồng vuông Đà Lạt, với dự định sẽ dành loại hồng ngon nhất này để biếu tặng Tết.

Mới biết đến thú chơi này từ sau Trung thu, Nhung nhận mình đã thành “con nghiện”. Lần đầu tiên đặt 10 kg hồng giòn Fuji Sơn La, nhưng vì còn xanh chưa treo được, chị tiếp tục đặt 15 kg hồng trứng Sơn La. Sau ba ngày treo, trời đổ mưa, nguy cơ hỏng luôn cả mẻ.

Nhung mượn tủ sấy quần áo về “chữa cháy”. Hồng được sấy ngày bốn lần, mỗi lần một tiếng rưỡi trong suốt một tuần. Sản phẩm thành công, quả dẻo ngọt, ai ăn cũng tấm tắc. Đến nay chị đã thử năm mẻ, với năm loại quả khác nhau và cho biết sẽ tiếp tục chơi.

Trào lưu này xuất hiện ở Việt Nam chừng 5 năm trước, thu hút hàng nghìn người chơi. “Mỗi năm phong trào một sôi nổi, chuyên nghiệp”, chị Thu Nguyễn, admin một group hồng treo gió kiểu Nhật, với hơn 8.000 thành viên, nói.

Chị Thu cũng là chủ một doanh nghiệp làm hồng treo gió ở Đà Lạt, đồng thời cung cấp hồng tươi cho khách lẻ ở Hà Nội. Theo chị, đối với các bà nội trợ khi treo hồng nghiệp dư tại nhà mà không có các máy móc thiết bị hỗ trợ, theo dõi thời tiết quyết định đến thành bại của mẻ hồng. Đợt này thời tiết cả tuần trời hanh khô, độ ẩm thấp, không mưa, là thời điểm lý tưởng. Chị vừa nhập một tấn đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Để khắc phục thời tiết bất lợi, nhiều người sử dụng thêm điều hòa, lò sấy, dùng máy hút ẩm, thậm chí hong cả trong máy rửa bát. Người không có điều kiện có thể để tủ lạnh chờ nắng rồi phơi, hoặc bật quạt. “Năm ngoái, một khách hàng của tôi đã dùng một phòng điều hòa phơi nửa tấn hồng, thành phẩm để đi biếu tặng”, chị Thu chia sẻ.

Nhiều người muốn làm hồng treo gió theo đúng cách làm truyền thống dù phải rất tỉ mẩn từ khâu chọn quả đến gọt, rồi canh thời tiết.

Chị Thủy Linh, 33 tuổi, ở Hòa Bình đã tận dụng được “chuồng cọp” của gia đình để phơi hồng treo gió. “Ngày đầu tiên mình phơi nắng trực tiếp cho se mặt, những ngày sau treo trong mái có nắng xiên đón gió là được”, Linh cho biết.

Nắng quá dễ làm hồng bục mật, lên men, bên ngoài khô nhanh nhưng trong ruột vẫn ướt. Độ ẩm trên 65% thì dù có nắng, có gió vẫn sẽ dễ bị hư mốc. Cứ mỗi đợt treo hồng, Linh phải xem trước thời tiết cả tuần mới dám treo. Nếu gặp thời tiết bất lợi, chị cho hồng vào tủ lạnh, đợi nắng mới làm tiếp. Đã có lần gia đình phải hy sinh tủ lạnh trong 4 ngày chỉ để chứa hồng.

Đối với chị, thú chơi này có một sức hút kỳ lạ. Nhìn những dây hồng bên khung cửa đu đưa trong gió heo may rất thích mắt. Không chỉ chị, chồng con cũng thích ngắm nhìn. “Ăn không bao nhiêu, nhưng mang thành quả đi tặng mỗi người một ít lại thấy vui”, chị Linh, công tác trong một công ty Hàn Quốc chia sẻ.

Trải qua ba năm gắn bó với thú chơi, Linh làm từ đầu mùa tới cuối mùa. Ban ngày đi làm, tối về chị lại luẩn quẩn gọt, treo. Mỗi năm chị làm hàng tạ. Trong hình là loại hồng mật Vân Sơn được ép theo hai kiểu khác nhau.

Ban đầu, chị Cẩm Phương, 36 tuổi ở quận Cầu Giấy, cũng bị mê mẩn những dây hồng treo của bạn bè trên mạng. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, chị bị thất bại, bỏ đi hoàn toàn 10 kg. Nhưng nay Phương là một “cao thủ”. Không chỉ làm cho gia đình, bạn bè, chị còn làm bán.

Mùa năm nay mới khởi động hơn một tháng, chị đã làm 260 kg hồng tươi. “Tranh thủ thời tiết tuần này đẹp, mình đang gọt tiếp 80 kg”, Phương cho hay.

Qua hai mùa hồng, Phương thích nhất treo hồng trứng lửa và hồng vuông đồng Đà Lạt. Hồng trứng lửa cho thành phẩm đỏ nâu, ngọt đậm, dẻo mật nhưng có hạt. Hồng vuông đồng ngọt thanh, không hạt, nhiều mật, thành phẩm màu cam nâu. Trong hình là hồng vuông đồng mới thu hoạch sau nửa tháng (bên trái) và để tủ lên phấn trắng khi 4 tháng, nhiều người sành ăn thích loại này.

Hướng dẫn cách làm hồng treo gió của chị Thu Nguyễn, chủ doanh nghiệp hồng treo gió ở Đà Lạt

1. Gọt vỏ

Rửa sạch tay trước lúc gọt. Gọt vòng quanh quả hồng và chừa lại phần cuống để buộc dây. Lúc gọt tránh làm cho quả hồng bị sứt sẹo. Nếu có vết bầm dập, phải cắt sạch đi.

2. Buộc dây

Dùng dây buộc quanh tai hồng, hồng nào có cuống thì có thể buộc vòng quanh cuống.

3. Phơi ở nơi có nắng, thoáng gió và khô

Khi treo ở nhà nên tìm khu vực ít bụi, có nắng, có gió càng tốt nhưng phải tuyệt đối tránh mưa và sương mù. Nắng to quá, gió to quá cũng làm hồng chỉ khô bên ngoài mà không khô bên trong, dễ bục mật.

4. Massage hồng

Việc massage hồng nhiều sẽ làm nhựa tiết ra nhiều hơn, song tùy loại hồng có thể làm vỏ bị thâm, dễ bị lên men và hỏng. Nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất chỉ thỉnh thoảng nắn hồng xem có quả nào hỏng thì loại bỏ. Trước khi thu hoạch, nắn nhẹ nhàng, thấy nhân không còn lùng bùng nữa là đã đạt yêu cầu.

5. Thu hoạch

Đối với hồng Đà Lạt, trái trung bình sẽ mất tầm 15-20 ngày thu hoạch; hồng trứng chỉ mất 12 ngày; hồng Mộc Châu to thì có thể cần đến 21-30 ngày mới đạt yêu cầu.

Khi thu hoạch, nhớ để nguyên cả tai hồng, cất túi bóng hoặc hút chân không. Bạn có thể để ngoài chỗ râm mát, sau năm đến bảy ngày, hồng dần dần sẽ lên lớp phấn trắng bao xung quanh quả. Đây không phải là mốc là là đường từ mật hồng tiết ra.

Sau đó có thể để ngăn mát từ một đến hai tháng. Nếu muốn lâu hơn, nên để ngăn đá.

Phan Dương / Vietnam Express

Phương pháp uống nước dễ cực kỳ của người Nhật mà ai cũng nên học hỏi: Chìa khóa vàng khiến ung tư “tự hủy”, tăng cường sức khỏe đến không ngờ

Phương pháp uống nước dễ cực kỳ của người Nhật mà ai cũng nên học hỏi: Chìa khóa vàng khiến ung tư "tự hủy", tăng cường sức khỏe đến không ngờ
UNG THƯ LÀ CĂN BỆNH MÀ AI NGHE ĐẾN CŨNG PHẢI NỂ SỢ. TUY NHIÊN, CÁC NHÀ KHOA HỌC CHO RẰNG VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN NÀY CÁC TẾ BÀO ÁC TÍNH SẼ THỂ TỰ ĐỘNG “TRÁNH XA” MÀ KHÔNG CẦN SỰ CAN THIỆP CỦA CÁC HÓA CHẤT ĐỘC HẠI BƠM VÀO CƠ THỂ.

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ “ưa thích” của tế bào ung thư là 35° C. Đồng thời, đây cũng là nhiệt độ khiến chúng hoạt động mạnh nhất. Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,6 ° C, các tế bào ung thư sẽ chết!

Trước đây, số người mắc bệnh ung thư ít hơn nhiều so với hiện tại. Hầu hết những người hiện đại có nhiệt độ cơ thể trung bình từ 35 ° C đến 36 ° C do căng thẳng quá mức và chế độ ăn uống không hợp lý. “Trạng thái nhiệt độ cơ thể thấp” này chính là nguyên nhân khiến các căn “bệnh hiểm nghèo” hoành hành như  tăng huyết áp và tăng lipid máu, tiểu đường, béo phì, rối loạn mãn kinh, trầm cảm, nhồi máu cơ tim, ung thư… Tựu trung lại, thân nhiệt là chìa khóa quyết định sinh, lão, bệnh, tử.

Phương pháp uống nước dễ cực kỳ của người Nhật mà ai cũng nên học hỏi: Chìa khóa vàng khiến ung tư tự hủy, tăng cường sức khỏe đến không ngờ - Ảnh 1.

thân nhiệt là chìa khóa quyết định sinh, lão, bệnh, tử. Ảnh: Internet

Nhiệt độ cơ thể thấp dễ bị ung thư, vậy nhiệt độ cao có thể tiêu diệt tế bào ung thư không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể! Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tăng thân nhiệt trở thành một phương pháp mới để đối phó với các khối u.

Ở góc độ toàn cầu, Hippocrates, bác sĩ Hy Lạp cổ đại được mệnh danh là “cha đẻ của y học”, cũng đã sử dụng hệ thống sưởi để điều trị các khối u.

Hơn một trăm năm trước, bác sĩ người Đức Coley đã công bố một nghiên cứu về “liệu pháp gây sốt”. Ông đã sử dụng phương pháp tiêm “độc tố Coley” vào 38 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối để gây sốt nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.

Tế bào ung thư “sợ nóng” hơn tế bào bình thường. Tuy nhiên, cơ thể con người dẫn nhiệt tương đối kém. Do đó, nếu cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng mất nước và bỏng các mô khác cùng những hậu quả không đáng có, mặc dù các khối u có thể bị tiêu diệt.

Ngoài ra, tăng thân nhiệt có tác dụng rõ ràng đối với khối u rắn, nhưng ít ảnh hưởng đến bệnh bạch cầu. Vì nguồn gốc của bệnh bạch cầu là trong tủy. Do đó, thay vì đợi ung thư “ghé thăm” rồi mới tìm cách chữa trị thì tốt hơn hết bạn nên học cách phòng tránh ung thư.

Thực tế, nhiệt độ thấp là nhiệt độ ưa thích của các tế bào ung thư. Chính vì thế, chúng ta nên cố gắng tăng nhiệt độ cơ thể và phá hủy “môi trường sống” của các tế bào ung thư. Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể tăng 1°C thì khả năng miễn dịch của con người sẽ tăng lên 30% và ngược lại, khi thân nhiệt giảm thì khả năng miễn dịch cũng giảm theo.

Vậy làm thế nào để tăng thân nhiệt? Chúng ta cùng “học lỏm” phương pháp uống nước ngăn chặn tế bào ung thư và tăng thân nhiệt đơn giản mà hữu ích của người Nhật nhé!

Kiên trì uống 5 cốc nước ấm (nước đun sôi khoảng 65°C) mỗi ngày

Phương pháp uống nước dễ cực kỳ của người Nhật mà ai cũng nên học hỏi: Chìa khóa vàng khiến ung tư tự hủy, tăng cường sức khỏe đến không ngờ - Ảnh 2.

Uống nước ấm mỗi ngày không những giúp bạn có một tâm trạng tốt mà còn đẩy lùi được bệnh tật. Ảnh: Aboluowang

Hiện nay nhiều người sử dụng nước tinh knước, nước lọc thay cho nước đun sôi. Tuy nhiên, đây không phải là một thói quen tốt cho sức khỏe.

Ngày nay, phương pháp giải độc bằng nước đun sôi rất phổ biến và trở thành xu hướng ở Nhật Bản. Nước đun sôi để nguội trong 3 phút có thể làm bay hơi hết clo và một số chất độc hại trong nước, đồng thời giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tuân thủ 5 ly nước ấm mỗi ngày, không chỉ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mà còn có nhiều tác dụng bất ngờ!

– Giảm táo bón: Uống nhiều nước lọc có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.

– Lợi tiểu, làm trơn niệu quản và bàng quang, ngăn ngừa sự hình thành của sỏi và nhiễm trùng do vi khuẩn.

– Giúp giải độc cơ thể: Khi uống nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến các chất độc bị đào thải ra ngoài cơ thể.

– Giảm đau bụng kinh: Sức nóng của nước có tác dụng làm dịu cơ bụng và có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả.

– Giảm cân: Uống nước lọc có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp phá vỡ các mô mỡ.

– Giảm ho và đau họng: Nước là một loại thuốc cảm tự nhiên, có tác dụng giải đờm. Hơn nữa, uống vài ngụm nước đun sôi sẽ giúp mũi bạn dễ dàng thông thoáng. 

Uống từng ngụm nhỏ

Nhiều người chỉ uống nước khi khát và có xu hướng uống nước nhanh để tiết kiệm thời gian và kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Uống nước quá nhanh sẽ khiến cơ thể nuốt nhiều khí lạnh, dễ gây nấc cụt, chướng bụng. Vì vậy, phương pháp uống nước tốt nhất chính là ngậm nước trong miệng trước rồi mới uống từ từ.

Uống nước theo lịch trình 

Phương pháp uống nước dễ cực kỳ của người Nhật mà ai cũng nên học hỏi: Chìa khóa vàng khiến ung tư tự hủy, tăng cường sức khỏe đến không ngờ - Ảnh 3.

Không nên uống nước một cách mù quáng. Uống đúng thời điểm, hiệu quả tăng lên gấp bội. Ảnh: Aboluowang

– Uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng.

– Khoảng 8 giờ đến 10 giờ sáng nhằm bổ sung lượng nước bị mất khi làm việc.

– Khoảng 3 giờ chiều.

– Trước khi đi ngủ: Nồng độ trong máu sẽ tăng lên trong khi ngủ. Do đó, uống một lượng nước thích hợp trước khi đi ngủ sẽ làm loãng dịch tích tụ và làm giãn nở các mạch máu, rất tốt cho cơ thể.

Bên cạnh việc uống nước ấm để tăng thân nhiệt, chúng ta cũng có thể thực hiện các biện pháp tăng nhiệt độ nhanh như nhảy nhanh tại chỗ, chạy, đi bộ… hoặc tắm nước ấm. Đây là cách nhanh chóng để tăng nhiệt độ.

Ngoài ra, hít thở cũng là phương pháp hữu ích. Một số cách hít thở cũng làm tiêu hao năng lượng và sinh ra nhiệt độ để làm ấm cơ thể. Bạn có thể thở bụng hay một cách thở sâu để làm tăng nhiệt độ.

Để thở bụng bạn làm như sau: Hít một hơi thật sâu, sau đó phình bụng, giữ hơi trong vòng vài giây rồi thở ra và kết hợp hóp bụng. Thời gian đầu khi mới tập thở bụng cơ thể sẽ cảm giác mệt, khi quen sẽ đỡ hơn.

Ngay từ hôm nay, hãy nhớ uống nước ấm mỗi ngày và chăm sóc bản thân nhiều hơn để sớm ngăn ngừa ung thư nhé! Ung thư là căn bệnh “nan y”, đừng đợi đến khi phát bệnh mới hối hận vì sao mình không phòng tránh sớm.

Theo Aboluowang / Ngọc Nhi /Theo Trí thức tre

Cựu Tổng giám đốc VinFast toàn cầu nói gì sau quyết định rời vị trí?

Cựu Tổng giám đốc VinFast toàn cầu nói gì sau quyết định rời vị trí?
CỰU TỔNG GIÁM ĐỐC VINFAST, ÔNG MICHAEL LOHSCHELLER SẼ RỜI VỊ TRÍ VÀ TRỞ VỀ CHÂU ÂU VÌ LÝ DO CÁ NHÂN.

Ngày 27/12 tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup công bố bổ nhiệm bà Lê Thị Thu Thủy – hiện là Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu. Ông Michael Lohscheller sẽ rời vị trí và trở về châu Âu vì lý do cá nhân.

Theo quyết định này, bà Thủy sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc VinFast toàn cầu, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Công ty VinFast, hướng tới mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu. Bà Thủy đồng thời vẫn là Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

Bà Thủy sẽ làm việc tại Việt Nam, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh tại các thị trường của VinFast hiện nay, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan. Trong giai đoạn tiếp theo, bà Thủy cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu và mở rộng kinh doanh sang các thị trường tiềm năng khác trên toàn cầu.

Ngay sau đó, ông Michael Lohscheller cũng chia sẻ trên trang cá nhân về quyết định này:

Như đã thông báo trước đó, tôi sẽ rời VinFast vào cuối tháng này và trở về châu Âu vì lý do cá nhân.

Tôi rất vinh hạnh vì được đồng hành cùng VinFast và những đồng nghiệp tại đây. Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người tại VinFast vì những trải nghiệm quý giá này. Tôi đã học được rất nhiều điều trong thời gian tại Việt Nam, cùng với những kỷ niệm tôi sẽ không bao giờ quên.

VinFast không đơn thuần là một doanh nghiệp trẻ, mà còn là một cộng đồng được thúc đẩy bởi đam mê và cam kết phục vụ những điều tốt nhất tới khách hàng.

Với màn ra mắt của hai mẫu xe điện VinFast tại Triển lãm ô tô Los Angeles 2021 (LA Auto Show 2021), VinFast đang dần tiến tới trở thành thương hiệu xe điện toàn cầu. Tôi tin rằng VinFast sẽ rất thành công ở Bắc Mỹ, châu Âu và cả châu Á. Tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho hành trình tiếp theo của hãng.

Cảm ơn VinFast, cảm ơn VinGroup, cảm ơn Việt Nam!“.

Cựu Tổng giám đốc VinFast toàn cầu nói gì sau quyết định rời vị trí? - Ảnh 1.

Trước đó, hồi cuối tháng 7/2021, Vingroup bổ nhiệm ông Michael Lohscheller làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu. Ông Michael Lohscheller chịu trách nhiệm mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy quảng bá VinFast ra toàn thế giới.

Ông Michael Lohscheller sinh năm 1968, quốc tịch Đức. Ông nhận bằng cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh (1992) tại Đại học Khoa học Ứng dụng Osnabrück (Đức) và Đại học Barcelona (Tây Ban Nha). Trong quá trình làm việc, Michael Lohscheller còn theo học và nhận bằng thạc sỹ Quản trị Marketing châu Âu (1996) tại Đại học Brunel (London).

Trong hơn 20 năm làm việc trong ngành ô tô, ông Michael Lohscheller từng giữ những chức vụ quản lý chủ chốt như Phó Chủ tịch điều hành và Giám đốc tài chính tại Mitsubishi Motors châu Âu; Phó Chủ tịch điều hành và Giám đốc tài chính tại Volkswagen Mỹ; Tổng giám đốc Opel toàn cầu…

Trong quãng thời gian giữ vị trí lãnh đạo cao nhất ở Opel, ông Michael Lohscheller từng giành được nhiều giải thưởng cho nhà điều hành hãng xe xuất sắc, bao gồm Giải thưởng Eurostar 2019 của Tạp chí ô tô Automotive News Europe, Giải thưởng MANBEST 2019 được bình chọn bởi Hội đồng giám khảo của Tổ chức AUTOBEST và Giải Manager of the Year 2019 của Tạp chí Autozeitung.

Hà Trần / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

VinFast phóng nhanh vào Mỹ: “Đừng thấy đỏ mà tưởng chín”!

Vinfast Lux SA 2.0 tại Paris Motor Show (ảnh: Michel Stoupak/NurPhoto via Getty Images)

Ba năm sau khi xuất hiện tại cuộc triển lãm Mondial de l’Auto (Paris, Pháp) vào ngày 2 Tháng Mười 2018, VinFast vẫn chưa đưa được chiếc xe nào vào thị trường thế giới. Thế rồi tại sự kiện Los Angeles Auto Show (Tháng Mười Một 2021), VinFast khẳng định họ sẽ bán xe hơi điện (EV) tại Mỹ vào năm 2022… Tại cuộc triển lãm Los Angeles, Michael Lohscheller, với tư cách CEO VinFast, nói rằng VinFast dự tính mở nhà máy tại Mỹ vào nửa năm sau của 2024 và khai trương ít nhất 60 showroom tại riêng California. Tuy nhiên, ngày 27 Tháng Mười Hai 2021, Michael Lohscheller đã rời khỏi ghế CEO VinFast…
VinFast chưa bao giờ công bố ngân sách quảng cáo nhưng chắc chắn là nhiều triệu đôla. Mức độ xả láng cho chiến dịch tiếp thị-quảng cáo của VinFast phải nói là “khủng”. Tại Paris Show 2018, họ “mua đứt” David Beckham chỉ để Beckham đứng cạnh một mẫu xe VinFast (việc mua Beckham thật ra không khó khăn gì vì nhân vật này luôn sẵn sàng đóng quảng cáo, như từng nhiều lần quảng cáo cho các công ty Trung Quốc). Tại Los Angeles Show 2021, VinFast “mua” Nguyễn Cao Kỳ Duyên lẫn một số nhân vật làm truyền thông trong cộng đồng người Việt ở Nam California…
David Beckham trong chương trình quảng bá VinFast tại Paris Motor Show (ảnh: Thierry Chesnot/Getty Images)
Chiến lược quảng cáo VinFast tập trung vào ba “mũi nhọn”: 1/ Đánh tổng lực trên mặt trận truyền thông bằng cách mua bài trên báo chí trong nước lẫn mua đứt những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội; 2/ Đánh vào “niềm tự hào dân tộc”, bằng cách xây dựng hình ảnh như là một hãng xe hơi đầu tiên mang thương hiệu Việt, do người Việt làm chủ, xe được lắp ráp tại Việt Nam…; 3/ Xóa tất cả thông tin tiêu cực về các sự cố liên quan lỗi xe VinFast.

Xét ở góc độ nào đó, VinFast đang thực hiện tốt ba yếu tố trên, ít ra là đối với thị trường trong nước. Tuy nhiên, cả ba chiến lược này chẳng có ý nghĩa gì khi VinFast “đánh” trên sân nước ngoài. Ở thị trường thế giới, chẳng ai quan tâm đến “niềm tự hào dân tộc” của VinFast. Dân Mỹ xài xe Toyota không phải vì niềm tự hào dân tộc của người Nhật. Hơn nữa, cách mà VinFast nuôi một nhóm dư luận viên để vừa xây dựng hình ảnh vừa xóa vết tích những thông tin tiêu cực cũng không thể thực hiện ở thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, hai chiến lược quan trọng – cốt lõi hơn, có tính căn bản hơn – thì chưa thấy VinFast thể hiện. Đó là yếu tố cạnh tranh giá bán (tại triển lãm Los Angeles Show 2021, VinFast vẫn không “tiết lộ” giá hai mẫu xe dự kiến được đưa vào Mỹ); và yếu tố cạnh tranh dựa trên đặc tính vượt trội hơn các đối thủ (VinFast luôn tự so sánh họ với Tesla nhưng chưa bao giờ chứng minh cụ thể bằng những thông số kỹ thuật cụ thể cho thấy xe của họ “ngon” hơn Tesla chỗ nào).
Việc VinFast háo hức với tham vọng phóng nhanh vào Mỹ thoạt nhìn sẽ nghĩ là “đúng thời đúng lúc”, là “thời cơ vàng”, khi mà xe hơi điện (EV) đang là xu hướng, đặc biệt khi chính quyền Tổng thống Joe Biden khuyến khích phát triển EV. Một thăm dò ngày 30 Tháng Chín 2021, khi khảo sát 28 đại công ty Mỹ trong đó có Amazon và T-Mobile, cho thấy họ có kế hoạch mua ít nhất 377,750 EV trong năm năm tới. Chương trình hành động EV Charging Action Plan của Tòa Bạch Ốc đang thúc các cơ quan liên bang trong đó có Bộ Năng lượng và Bộ Giao thông hỗ trợ hết mình kế hoạch “toàn dân xài EV” của Tổng thống Biden, với dự kiến ½ xe mới được bán ở Mỹ vào trước năm 2030 phải là EV.
Trạm sạc là một trong những vấn đề nhức đầu trong kế hoạch phát triển EV tại Mỹ (trong ảnh là một trạm sạc tại Muhlenberg, Pennsylvania – ảnh: Ben Hasty/MediaNews Group/Reading Eagle/Getty Images)
Bộ Giao thông Hoa Kỳ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể vào trước ngày 11 Tháng Hai 2022 để các thành phố và tiểu bang triển khai trạm sạc điện. Trong gói phát triển hạ tầng trị giá một ngàn tỉ đôla của Tổng thống Biden, có $7.5 tỉ dành cho xây dựng 500,000 trạm sạc EV vào trước năm 2030 – tức là trong một thập niên nữa. Ở thời điểm này, việc xài EV vẫn còn là nỗi “khổ tâm day dứt” của người sử dụng khi xe hết điện giữa chừng. Cần biết, tính đến đầu năm 2020, khắp nước Mỹ có khoảng 115,000 “cây xăng”, trong khi chỉ mới có 4,890 “cây sạc” EV. Một khảo sát từ Tháng Chín đến Tháng Mười 2020 do Plug In America thực hiện với 3,500 tài xế EV cho biết, hơn ½ người kể rằng họ đã “khóc” giữa đường giữa sá như thế nào khi xe “hết bình”, đặc biệt đối với những người xài các thương hiệu EV không phải Tesla.
Đâu phải chỉ VinFast mới thấy xu hướng EV ở Mỹ. Cần biết, tính đến cuối năm 2022 – thời điểm mà VinFast định “tấn công tổng lực” vào thị trường Mỹ, người tiêu dùng Mỹ có đến hơn 100 mẫu EV khác nhau để chọn. Chỉ riêng “ông nội” đại gia General Motors thôi đã dự kiến tung ra 30 mẫu EV mới vào trước năm 2025, trong đó có Cadillac Lyriq SUV và xe tải Silverado chạy hoàn toàn bằng điện. Ford nữa. Hãng này dự kiến tăng sản lượng EV lên 600,000 unit cho thị trường toàn cầu vào trước năm 2030. Ford và SK Innovation vừa tuyên bố chi $11.4 tỉ để dựng nhà máy mới tại Tennessee và Kentucky chuyên sản xuất EV và bình điện cho EV… VinFast tiền nhiều đếm không xuể nhưng liệu có đủ tiền để chơi lại các ông lớn vốn là cao thủ về công nghệ xe hơi?

Benz EQS-Class
Đó là chưa kể nhiều hãng xe khổng lồ khác cũng tung ra EV, chẳng hạn chiếc ID.4 của Volkswagen, Ioniq 5 của Hyundai, rồi Toyota bZ4X cũng “coming on the way”. Ngoài chiếc bán tải F-150 Lightning được đích thân Tổng thống Joe Biden quảng bá, Ford sẽ đưa ra mẫu xe điện cho dòng SUV Explorer và Lincoln Aviator vào năm 2023. Đó là chưa kể Toyota. “Anh” Nhật Bản này “hứa” chi $17.6 tỉ để sản xuất 30 mẫu EV vào trước năm 2030. Mới đây, Toyota đã loan bố mở một nhà máy sản xuất bình điện EV trị giá $1.29 tỉ tại North Carolina trong khuôn khổ kế hoạch đầu tư $13.6 tỉ cho công nghệ bình điện trong một thập niên tới. Trong bối cảnh như vậy, “những chiến tướng được tỷ phú Phạm Nhật Vượng tin tưởng giao nhiệm vụ lèo lái VinFast ra thế giới”, như một bài báo trên VietnamBusinessInsider (27-12-2021) khen tụng lên đến đỉnh phù vân, sẽ làm gì?
Lucid Air
Hãng tư vấn công nghiệp xe hơi lừng lẫy Mỹ, Edmunds, dự báo năm 2022, thị trường Mỹ sẽ tiêu thụ 15.2 triệu xe mới. Con số này cho thấy thị trường Mỹ lớn như thế nào. Trong khi đó, tính đến năm 2020, toàn thế giới mới chỉ tiêu thụ 2.2 triệu chiếc EV; và EV chỉ chiếm vỏn vẹn 2% thị trường xe hơi Mỹ. Hẳn nhiên EV chắc chắn là xu hướng. Người ta sẽ sắm EV nhiều hơn. Thị trường EV sôi nổi hơn. Người tiêu dùng có nhiều mẫu để ngắm nghía chọn mua hơn. Và người ta sẽ mua mẫu nào được chứng thực là an toàn và vừa túi tiền. Còn nếu muốn mua EV sang chảnh thì dân giàu sẽ sắm Porche Taycan, Mercedes-Benz EQS-Class hoặc Audi e-Tron (cả ba mẫu EV này đều được tung ra năm 2022). Cả ba mẫu nhìn đẹp “cưng muốn xỉu”! Tesla so với ba anh này chỉ là hàng “tương đối bình dân”. VinFast thì hạng nào?
Ngay ở California, nơi VinFast dự kiến đặt tổng hành dinh, chiếc VF e35 của họ đã đụng độ ngay một “anh” địa phương rành đường rành sá và rành luật Mỹ lẫn tâm lý người dân Mỹ hơn VinFast nhiều lần, và “anh” này đang rất nổi và xứng đáng là đối thủ thật sự của Tesla: EV Lucid Air của hãng start-up Lucid. Nói tóm lại, với VinFast, “đừng thấy đỏ mà tưởng chín”. Coi vậy mà không phải vậy. “Chụp” xu hướng là điều cần thiết nhưng không khéo lại “chụp hụt”. Biết “đón gió” nhưng lại không lường được “gió” thổi như thế nào và trước mặt là gió hay bão thì chỉ “từ chết đến bị thương”!
Mỹ Anh / Saigon Nhỏ

KTS Võ Trọng Nghĩa: “Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc”

KTS Võ Trọng Nghĩa: "Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc"
TRONG SUỐT CUỘC TRÒ CHUYỆN CỦA MÌNH, KHÔNG DƯỚI MỘT LẦN KTS QUÊ GỐC QUẢNG BÌNH NHẮC TỚI NIỀM HẠNH PHÚC CỦA MÌNH Ở HIỆN TẠI LÀ ĐƯỢC GIỮ GIỚI VÀ HÀNH THIỀN. ANH BẢO RẰNG, CÓ TIỀN THÌ ĐỠ KHỔ THÔI. KHI CÓ TIỀN RỒI THÌ NHẬN RA, TIỀN KHÔNG PHẢI LÀ HẠNH PHÚC. VỚI ANH GIỜ ĐÂY, GIÁC NGỘ MỚI LÀ HẠNH PHÚC.
KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 1.
KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 2.

Cho tới tận bây giờ, cứ nghĩ tới cảnh tới 9-10h sáng lại cầm bát đi mượn gạo, tôi đều bất giác sợ. Thú thật, tôi sợ cái nghèo lắm, sợ kinh hoàng luôn chứ không phải vừa vừa nữa. Sự ám ảnh tới tận bây giờ đó đã trở thành động lực, để tôi lúc nào cũng phải cố gắng, chăm chỉ, miệt mài. Nếu có cơ hội, nhất định phải tận dụng, cố gắng.

Năm 2006, tôi trở về Việt Nam và sáng lập công ty Vo Trong Nghia Architects. Bấy giờ, ở Việt Nam, chưa có khái niệm về kiến trúc nhiều. Mọi người cũng chưa có ý định chi tiền cho việc thiết kế. Khởi đầu vốn không mấy dễ dàng nhưng tôi luôn tin, mọi thứ sẽ khá dần lên, dù có thể sẽ mất 5, 10, thậm chí 15 năm. Thực tế, ai khởi nghiệp cũng thế. Có người nhanh thì mất 2-3 năm đầu khó khăn, như tôi là cũng mất 7-8 năm khó khăn. Điều quan trọng là lúc nào mình cũng phải giữ được thương hiệu, nhân sự và cả niềm tin nữa, những yếu tố đó sẽ tạo ra bước nhảy vọt về sau.

Tới khoảng năm 2013-2014, công ty bắt đầu tốt dần, tới 2015-2016 thì hợp đồng đổ về ồ ạt. Thế nhưng tới 2017, tôi lại quyết định sang thiền ở thiền viện Pa Auk tại Myanmar. Rất nhiều người hỏi tôi rằng, vì sao lại có quyết định “điên rồ” ấy. Thực sự, cái tốt của chuyện kinh doanh không liên quan tới hạnh phúc của cuộc đời mấy. Hạnh phúc của cuộc đời đến từ việc tu tập và giữ giới.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 3.

Năm 2012, tôi bắt đầu biết tới tu tập và thiền. Dần dần tới 2017, tôi bắt đầu nghiêm túc và xác định giữ giới và hành thiền tới hết cuộc đời. Việc giữ giới và hành thiền giúp tôi luôn an lạc, hạnh phúc và tập trung trong từng giây phút. Nhờ có thiền, tôi có thể chú tâm làm việc và hiệu quả gấp 10, 15 lần.

Đơn cử như sau khoá học thiền ở Myanmar, trong vòng 1 năm kế đó, tôi có thể học tiếng Anh để tiếp tục lấy bằng Tiến sĩ Kiến Trúc ở Đại học số 1 Nhật Bản – Waseda. Thời học cấp 3, tôi muốn đi học thêm tiếng Anh ở trung tâm nhưng không có tiền. Giờ 44 tuổi rồi, tự học muốn ù cả tai. Nhưng rồi nhờ sự tập trung, tôi đã có thể viết luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh. Sự tập trung giúp tôi dùng tiếng Anh tốt, mặc dù vẫn chất giọng hơi “ngọng”.

Cùng lúc đó, tôi học thạc sĩ Phật học, sắp tốt nghiệp rồi và cũng bằng tiếng Anh luôn. Điều đó rất khó khăn cho người 44 tuổi, nhưng nhờ tu tập thiền nên có thể vượt qua rào cản tuổi tác để có thể học được và viết được luận văn tiến sĩ. 

Tôi làm được điều đó bởi đơn giản là nhờ thiền, mở mắt ra đã có thể tập trung vào học tiếng Anh, trong đầu mình ít khi suy nghĩ lung tung, mung lung như trước. Rồi cũng nhờ sự chú tâm tốt hơn đó, tôi có thể tập trung làm luận án tiến sĩ, rồi học thạc sĩ Phật học, rồi làm việc, thậm chí có cả thời gian để chơi thể thao. 

Một ngày của tôi, ít khi nghĩ vẩn vơ, lung tung. Tôi cũng không lãng phí bất cứ phút giây nào của cuộc đời cho những việc vô bổ. Không nhậu nhẹt, không đàn đúm, không cà phê, không mạng xã hội và cũng hiếm khi lướt web, thỉnh thoảng sẽ xem đề mục báo và hiếm khi đọc một bài báo. Thời gian sẽ dành cho đọc sách Phật pháp, nghe Phật pháp.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 4.
KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 5.

Giai đoạn 2013-2014, tôi quyết định đưa thiền về công ty của mình. Giai đoạn đầu cũng khó khăn. Nhiều người nghỉ việc vì chuyện đó, bởi có người hợp, có người không. Chuyện giữ 5 giới còn khó hơn nữa.

5 giới cơ bản là không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không sát sinh và không uống bia rượu, hút thuốc lá. Phải giữ giới rất nghiêm ngặt thì mới phát triển được định, mà phải phát triển được định rất thâm sâu thì mới nhìn được các kiếp; nhìn thấy bản thân mình và vũ trụ là các hạt li ti, mới quán được giáo lý của đức phật là vô thường khổ vô ngã…

Khi phát triển được định rồi mới đến phát triển được các tuệ thâm sâu, mà trong đó cái tuệ thứ hai là tuệ về nhân duyên hay quán các kiếp quá khứ, các kiếp tương lai.

Tới bây giờ vẫn có những người nghỉ việc, vì họ không chú tâm và không thiền được. Nhưng nếu ai theo tốt, sẽ chú tâm và phát triển hết khả năng của bản thân, thấy an lạc và hạnh phúc. Mình càng cân bằng bao nhiêu thì càng làm tốt công việc bấy nhiêu. Mà không phải chỉ làm tốt một việc đâu, là làm tốt rất nhiều việc.

Và thực tế, hiện nay ở công ty, anh em thiền mỗi ngày một tiếng. Họ thấy rất dễ dàng và rất tốt, nên hệ thống nhân sự đã biến chuyển tốt, công việc lại chạy tốt hơn. 

Việc giữ giới, hành thiền cũng giúp tăng sự đoàn kết. Mọi người không còn nghi kỵ lẫn nhau, từ đó trong công ty có thêm năng lượng tích cực và giảm tối đa năng lượng tiêu cực. Vì mọi người luôn làm việc rất tốt, nên khi đi tu tập ở Myanmar, tôi chỉ làm việc 10-20 phút/ ngày, còn hiện giờ thì nhiều hơn một chút.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 6.

Tại công ty Võ Trọng Nghĩa, tất cả nhân viên đều giữ 5 giới, hành thiền và người nào muốn hành thiền cả ngày thì vẫn được trả lương đầy đủ. Rất bất ngờ là tới giờ, nhiều người trong công ty đã chứng đắc thiền định và có 5 người chứng đắc thiền định từ thiền viện Pa-Auk về. Chính nhờ phước đó, mà công ty vẫn hoàn thành các mục tiêu đề ra, đoạt nhiều giải thưởng kiến trúc tầm quốc tế… trong bối cảnh khó khăn chung vì dịch bệnh Covid-19.

Nhiều người tu tập, giữ giới thì xã hội sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ làm kiến trúc. Bản thân tôi cũng thấy rất hạnh phúc vì công ty là môi trường giữ giới, hành thiền và mọi người có điều kiện tu tập, đi trên con đường giác ngộ. Đó là lý do chính để công ty tồn tại.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 7.
KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 8.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

Khoảng 2016, tôi bắt đầu biết tới con số triệu đô la. Giai đoạn đó, nhiều, rất nhiều hợp đồng đổ về với công ty. Thế nhưng phải thừa nhận một điều là làm KTS nghèo lắm. Thời mới từ Nhật về tôi cũng đã có chút vốn. Nhưng làm kiến trúc khiến tôi nghèo đi nhiều. Nếu có vay ngân hàng thì cũng chỉ đủ để trả lãi thôi.

Kiến trúc là một nghề áp lực, vất vả. Tôi luôn khuyến khích anh em phải học về đầu tư và luôn phải quý trọng đồng tiền, dù chỉ là 1 đô. Nếu ông không quý 1 đô thì sẽ không có được 10 đô đâu. 1 triệu đô cũng chính là 1 triệu lần của 1 đô thôi mà. Tôi không lãng phí một đô la vào cà phê, cũng như không lãng phí một giây phút vào ngồi lướt web, ngồi facebook. Mỗi chỗ lãng phí một tí là hết cuộc đời lúc nào không hay đấy.

Tôi luôn tâm niệm rằng, làm giàu bắt đầu từ 1 đô. Ví dụ như tôi, tôi sẽ cúng dường 1 đô đó vào một cái cây ở trong thiền viện. Có một vị sư nào đó đi qua và ngồi thiền dưới bóng cây đó thì phước đức vô lượng. Hồi ở Myanmar, tôi trồng cây, trồng hàng chục nghìn cây cho trường thiền. Tôi mê cây từ trong máu, mê lắm, chỗ nào cũng trồng hết. Năm đó mùa mưa mà tôi đã trồng đạt đến gần 20.000 cây rồi.

Nhiều người tự hỏi, vì sao phải tiết kiệm tới mức dè sẻn 1 đô. Nếu ai đó từng làm việc chăm chỉ và khổ sở để kiếm từng đồng một thì họ sẽ rất tiết kiệm. Và ở trên đời, tiết kiệm khó nhất chính là tiết kiệm cảm xúc, tiết kiệm những chuyện đầu óc nghĩ vẩn vơ. Những chuyện đó thì chỉ có thiền mới giúp được.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 9.

Có một câu nói tôi hay nói với nhân viên của mình, đó là tiền lương chỉ đủ sống còn đầu tư mới có thể làm giàu. Nếu bạn không chú tâm, không suy nghĩ nhiều về chuyện học và đầu tư tới mức ám ảnh thì đâu thể giàu có được.

Tôi đầu tư bất động sản rất nhiều và từ những ngày đầu tiên khi mới đi du học ở Nhật về. Tiền kiếm được nhiều nhưng tôi không có nhu cầu chi tiêu, và tiếp tục đầu tư để đạt được tự do về tài chính. Về cơ bản, giờ tôi đã đạt được tự do đó rồi… Nhưng tất cả những việc đó, đều chỉ làm lúc đang rảnh rỗi, thấy cơ hội thì đầu tư thôi. Chứ đó không phải việc chính, việc chính là chú ý vào hơi thở. 

Ước mơ của tôi là đạt được giác ngộ chứ không phải việc đạt được sự tự do tài chính đó. Thiền mới là mục tiêu chính của cuộc đời tôi.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 10.
KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 11.

Tới giờ, tôi thường làm việc từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng, thường vào khoảng 9-11h mỗi ngày.

Thực ra, tôi làm kiến trúc sư không tốt bằng việc giữ giới và hành thiền. Vì so với việc giữ giới, hành thiền và giúp người khác giữ giới, hành thiền thì chuyện trở thành kiến trúc sư nổi tiếng không có nhiều ý nghĩa, có thể nói, đó chỉ là một phần bé tí. Điều này, tôi đã chia sẻ rất nhiều lần trước đây, và tới tận bây giờ, có lẽ mãi về sau nữa, vẫn giữ vững quan điểm đó.

Dù là kiến trúc sư nổi tiếng bao nhiêu đi chăng nữa hay một doanh nhân sở hữu hàng tỷ đô la đi chăng nữa thì cũng không thoát khỏi sinh già bệnh chết. Cái chết đang chờ sẵn cho tất cả mọi người. Vì vậy, việc giác ngộ, tức là thoát khỏi luân hồi, tất nhiên có giá trị hơn tất cả các tài sản trên trái đất này, chứ huống hồ gì là trở thành kiến trúc sư nổi tiếng.

Thú thật, có tiền thì đỡ khổ thôi. Khi có tiền rồi thì tôi nhận ra tiền không phải là hạnh phúc. Lúc khó khăn, đói ăn thì thấy tiền quan trọng thật. Giống như ngày xưa đói quá, gạo với nước mắm là quan trọng. Tới lúc có rồi, gạo với nước mắm là bình thường. Tới giờ, với tôi, giác ngộ mới là hạnh phúc. Hạnh phúc thực sự, an lạc thực sự, còn những cái khác là giả tạm.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 12.

Thời đi tu tập ở Myanmar, bên mình gần như không có chút vật chất gì. Ở đó, mình sống dựa trên sự bố thí, ở nhà người ta cho ở và ăn là đồ ăn xin. Bây giờ tôi cũng không dùng iPhone nữa mà dùng điện thoại cục gạch có 300.000 đồng một cái ấy.

Bản chất là chúng ta đều không tránh khỏi sự sinh ra, già đi, đau yếu và chết, ngay cả những vĩ nhân. Tôi vẫn thường nghĩ về cái chết nhiều và một điều chắc chắn là chúng ta đều phải đối mặt với cái chết.

Những kiến trúc sư vĩ đại nhất rồi cũng phải chết và rất nhiều vĩ nhân trên thế giới đã chết, mình cũng sẽ chết. Vì thế, mình muốn tìm hiểu trước cái chết là gì và trước khi mình sinh ra là cái gì, mình sinh ra là cái gì, và sau khi mình chết đi thì mình sẽ là cái gì. Trong giáo lý phật giáo, mình có thể học được cái đó thông qua thiền tập.

Sau tất cả, tôi nhận thấy, công việc kiến trúc sư cũng không phải việc chính trong kiếp này, nhưng làm tốt vì có phước tu tập từ các kiếp trước. Vì thế, kiếp này sinh ra không phải chỉ để làm kiến trúc sư, mà mục tiêu chính là để giữ giới, hành thiền.

Làm tốt công việc kiến trúc sư, phát triển Vo Trong Nghia Architects và giành nhiều giải thưởng, suy cho cùng cũng vì muốn mọi người thấy, giữ giới và hành thiền sẽ mang lại những kết quả tuyệt vời như thế nào. Càng có nhiều người giữ giới và hành thiền, thì xã hội sẽ càng trở nên tốt đẹp. Đó mới là tâm nguyện và mục tiêu mà tôi theo đuổi, suốt cuộc đời.

KTS Võ Trọng Nghĩa: Tôi sợ cái nghèo đến ám ảnh, nhưng khi kiếm được nhiều lần chỗ 1 triệu đô la, tôi nhận ra tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 13.

Bài:Hồng ĐăngẢnh:Tuấn Mark, NYTThiết kế :Kim TrangTheo Trí Thức Trẻ

Nét độc đáo của nhà thờ Phủ Cam

THỪA THIÊN – HUẾ Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng.

Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.

Nhà thờ Phủ Cam là một công trình có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật kiến trúc; và đây cũng là một tác phẩm tiêu biểu, quý giá của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ để lại cho thành phố Huế, cùng với những công trình khác như Viện Đại học Huế, Đại học Sư phạm Huế, Khách sạn Hương Giang, Khách sạn Century. Công trình là một dấu ấn kiến trúc hiện đại và xứng đáng là một di sản thời đại mới của Huế.

Ban đầu nhà thờ Phủ Cam là nhà nguyện Phủ Cam được xây dựng bằng tranh tre tại Xóm Đá, sát bờ sông An Cựu, do Linh mục Langlois (1640-1770) thực hiện vào năm 1682. Chỉ hai năm khi có điều kiện thuận lợi, chính Linh mục này đã và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng công trình mới bằng đá to lớn và kiên cố hơn. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), nhà thờ cũ ấy đã bị triệt giải hoàn toàn vào năm 1698.

Sau hai thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử, năm 1898, Giám mục Eugène Marie Allys cho xây dựng nhà thờ Phủ Cam mới bằng gạch lợp ngói khá đồ sộ. Công trình hoàn thành xây dựng vào năm 1902, theo phong cách kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, nhà thờ này lại bị thay thế vào thập niên 60 của thế kỷ 20, bởi nhiều lý do như công trình ngày càng chật hẹp so với số lượng giáo dân địa phương tăng cao.

Năm 1960, Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long về nhận chức Tổng Giám mục Huế, ông đã lập kế hoạch xây nhà thờ Phủ Cam mới. Đầu năm 1963, ông cho triệt giải nhà thờ cũ và xây dựng nhà thờ mới rộng hơn theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó chính là nhà thờ chính tòa Phủ Cam hiện tại.

Trải qua những biến động thăng trầm của thời cuộc và chiến tranh, tới tháng 5/2000, nhà thờ Phủ Cam do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế mới thực sự hoàn thành.

Nhà thờ có mặt bằng kinh điển hình cây thánh giá, đỉnh cây thánh giá hướng về phía nam, chân cây thánh giá hướng về phía bắc là hướng chính của nhà thờ. Mặt chính nhà thờ có bố cục đăng đối với khối sảnh và thánh đường ở giữa, hai tháp chuông vươn cao hai bên. Nhà thờ được xây dựng theo kỹ thuật hiện đại với vật liệu bê tông cốt thép. Hệ kết cấu chịu lực cũng chính là yếu tố chủ đạo của kiến trúc, nội thất công trình.

Cùng với hệ kết cấu bê tông cốt thép là các vật liệu truyền thống như đá, gỗ, ngói đất nung. Cửa sổ tường biên nhà thờ được tổ hợp từ những vòm cuốn cùng cây thánh giá.

Các yếu tố địa phương, khí hậu được nghiên cứu kỹ với những vòm cửa và hiên sâu tránh nắng mưa.

Các trụ đỡ mái thánh đường được bố trí sát chân tường biên, uốn cong vươn lên tạo thành vòm mái, mềm mại như đôi bàn tay chắp lại khi cầu nguyện. Lòng nhà thờ rộng kê những dãy ghế dài có thể chứa được 2.500 người dự lễ. Hai bên tường nhà thờ được trang trí bằng những bức tranh khung gỗ thể hiện về cuộc đời của Chúa Giêsu.

Công trình không có những trang trí rườm rà như những nhà thờ cổ điển thường thấy song không vì thế mà khô cứng. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tài tình khi kết hợp kết cấu và kiến trúc, kiến trúc và nội thất, hình khối và đường nét, hình khối và vật liệu… tạo nên một nhà thờ hiện đại, khoáng đạt mà vẫn gần gũi.

Những cây thánh giá trên các vòm cửa được viền kính màu xanh nổi bật và tăng sự huyền ảo của ánh sáng khi chiếu từ ngoài vào sảnh.

Ban thờ chính được đặt sát vào phần lõm phía sau của lòng nhà thờ và nằm trên một bệ cao trang nghiêm. Cây thánh giá được làm bằng một cây thông già trên đồi Thiên An có tượng Chúa bị đóng đinh.

Ở hai phía ban thờ chính là hai không gian tưởng niệm. Bên trái là nơi thiết lập bàn thờ Thánh tử vì đạo Tống Viết Bường, người gốc Phủ Cam bị giết năm 1833. Bên phải là phần mộ cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền (1921-1988), người có nhiều công lao nhất trong việc xây dựng nhà thờ này.

Hà Thành / Vietnam Express

Đọc lại tạp chí Nam Phong và Phạm Quỳnh

Nam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây.

Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh.

Học giả Phạm Quỳnh

Khi đất nước mất về tay thực dân Pháp, việc giành lại chủ quyền lãnh thổ tạm thời bị thất bại, thì việc đặt ra hồn nước được giới sĩ phu đặc biệt quan tâm. Các nhà nho thập niên đầu thế kỷ XX đều có những bài thơ thức tỉnh hồn nước, tiêu biểu là Chiêu hồn nước của Phạm Tất Đắc. Tuy nhiên, chữ hồn của các nhà nho này chỉ cái gì đó vô hình, thiêng liêng, có khả năng tồn tại lâu dài đối lập với thể xác. Bởi vậy, khái niệm hồn nước vẫn chưa được giải thích rõ như là bản sắc văn hóa dân tộc.

Phạm Quỳnh, với tư cách là một người làm học thuật, trên Nam Phong (số 164, 7/1931), đã viết bài Bàn về tinh thần lập quốc đề cập đến vấn đề này. Ông dẫn ý của văn hào Pháp Ernest Renan trả lời câu hỏi “Thế nào là một nước?” mà cho rằng: “Cái nguyên tố dựng nên một nước không chỉ ở thổ địa, cư dân mà thôi, cốt là ở cái ý nguyện chung của người ta muốn cùng nhau sum vầy sinh hoạt, cùng nhau cộng thích đồng hưu, nhìn về trước thì cùng nhau chung một cuộc lịch sử để tạo gian nan, ngó về sau thì cùng nhau chung một lòng hy vọng vẻ vang rực rỡ, nói tóm lại là ở cái mối vô hình nó ràng buộc người ta lại, làm thành cái đoàn thể thiên nhiên mà bền chặt, trăm nghìn vạn mớ người ta cùng nhau như một người, lâm thời có thể răm rắp đứng lên mà đối với mọi sự ngoại hoạn. Cái vô hình, tức là cái tinh thần lập quốc, tức gọi là quốc hồn”.

Như vậy, theo tác giả, quốc hồn chính là văn hóa: văn hóa cổ truyền là phần hương hỏa cha ông mà chúng ta phải gìn giữ; còn văn hóa hiện đại là cái chúng ta phải xây dựng, bồi đắp. Nhưng, cụ thể văn hóa Việt Nam là gì? Theo nghĩa căn cốt nhất, đó là quốc học. Nhưng trước khi đặt ra vấn đề quốc học Việt Nam như thế nào thì phải xem (cho đến thời điểm bấy giờ) chúng ta đã có quốc học chưa? Nếu chưa hoặc đã có thì làm thế nào để xây dựng hoặc tài bồi?

Vấn đề này đã làm nổ một cuộc tranh luận. Có người cho là có, như Sở Cuồng Lê Dư chẳng hạn. Thậm chí ông này còn lập ra tủ sách “Quốc học tùng thư”. Nhưng cũng có người cho là không, như Phan Khôi. Thực ra, chuyện có hay không có cũng khó phân định, vì mỗi người hiểu quốc học một cách khác nhau. Bởi thế, khi vào cuộc, Phạm Quỳnh đã phải đưa ra định nghĩa về quốc học. Theo ông, nó “gồm những phong trào học thuật trong một nước, có đặc sắc với nước khác, và có kết tinh thành những sự nghiệp trước tác, lưu truyền trong nước ấy và ảnh hưởng đến các học giả trong nước ấy”. Sau đó, tuy không trả lời trực tiếp, nhưng ông lại đưa ra một nhận xét khá xác đáng và không kém phần hóm hỉnh: “Sở dĩ phải khơi ra câu hỏi đó, đủ biết rằng nếu nước ta đã từng có một nền quốc học, thì cái quốc học ấy cũng nhỏ nhen, eo hẹp, không có gì đủ đem khoe với thiên hạ”.

Đi tìm nguyên nhân của tình trạng trên, Phạm Quỳnh cho rằng ấy là do “cái học của ta”, cụ thể hơn cách học. Một nước nhỏ lại đứng cạnh một nền văn minh lớn thì dù muốn dù không việc học là tất yếu. Nhưng hơn hai mươi thế kỷ học Tàu mà nền quốc học của ta chưa có “môn hộ” (tức trường phái học thuật) riêng, học vấn thì chưa thoát “vòng giáo khoa” (tức tri thức học đường, kiến thức phổ thông) để lên “cõi học thuật”, con người thì chưa thoát nổi “tư cách học trò”, “tâm lý học trò”. Kìa như Nhật Bản, ông so sánh, người ta cũng học Tàu nhưng lại có tư tưởng học thuật riêng, bởi thế có quốc học. Có nhiều nguyên nhân, ông giải thích, nhưng có lẽ chủ yếu là do người Nhật không học theo chế độ khoa cử Tàu, còn ta “học Tàu lại chỉ thuần một phương diện cử nghiệp, là cái học rất thô thiển, không có giá trị gì về nghĩa lý tinh thần cả, mài miệt về một đường đó trong mấy mươi đời, thành ra cái óc bị tê liệt đi mà không sản xuất ra được tư tưởng gì mới lạ nữa”.

Dĩ nhiên, nỗi đau này không phải lỗi của riêng ai. Phạm Quỳnh đã phân tích các tình thế địa lý, lịch sử và chính trị giữa ta (khác với Nhật) và Tàu đã dẫn đến cách học ấy. Điều này, một mặt mở ra một khả năng có thể thay đổi cách học một khi tình thế đổi thay, mặt khác cho thấy một di căn của nó đến cả thời đại Tây học. Nội dung học thì mới, nhưng cách học vẫn cũ như cũ. Bởi vậy, nói như Phan Chu Trinh xưa, hủ Nho thì nay hủ Tây. Mà với tư cách học trò, nhất là trò hủ, thì vẫn thường xảy ra “cái tệ con chiên theo đạo người thường hay ngoan đạo hơn chính người nước phát hành ra đạo ấy”. Hơn nữa, mọi học thật (thuật) một khi đã mang tính cách tôn giáo (dù dưới hình thức nào) thì cũng dễ thành học giả.

Thức nhận được thảm họa của cách học cũ (dù có thể mang lốt mới), Phạm Quỳnh đã đặt một cơ sở khoa học cho cách học mới để từ đó dựng xây một nền quốc học chân chính, một nền văn hóa mới. Đó là sự tổng hợp văn hóa Đông Tây. Thực ra, định đề này không mới, nhưng cách đặt và phân tích vấn đề thì khá thuyết phục, nhất là với tư duy bấy giờ. Thoạt tiên, Phạm Quỳnh phân biệt văn hóa Đông Tây ở hai đặc trưng lớn của nó là đạo học và khoa học. “Khoa học ở đây là nói về cái phương pháp, cái tinh thần của sự học của người Thái Tây, khởi xướng ra khoa học là lối học phân ra khoa loại, đặt thành phương pháp, để cầu lấy kết quả đích xác, tìm lấy chân lý sự vật. Khoa học là phép học chỉ châu tuần trong cõi thực tế, không mơ tưởng những sự huyền vi. Khoa học là sự học lấy lý luận làm tiên phong, lấy thực nghiệm làm hậu kính, lấy sự thật hiển nhiên làm căn cứ, lấy lẽ phải tất nhiên làm mục đích”. Lối học khoa học này thật mới mẻ và cũng thật khác xa với đạo học. Một đằng thì học cho đời (ứng dụng), khách quan, một đằng thì học cho mình (thụ dụng), chủ quan; một đằng thì chuộng mới, một đằng thì nệ cũ; một đằng thì càng học càng giàu có, một đằng càng học thì càng quy giản, rút lại chỉ còn mấy điều cốt yếu đủ để tự mình giác ngộ mình…

Nhưng để xây dựng một nền quốc học, để thoát khỏi cảnh suốt đời làm học trò người, dù là trò giỏi, thì phải xây dựng cho được một nền quốc văn. “Nước ta sở dĩ không có một nền quốc học chân chính, phần nhiều là bởi không có một nền quốc văn xứng đáng”. Nhưng quốc văn là gì? Theo Phạm Quỳnh, đó là ngôn ngữ dân tộc (langue nationale), mà sự phát triển của nó được biểu hiện ở văn chương và học thuật. Văn chương thì chúng ta có, nhưng học thuật thì chưa. Để làm rõ kết luận này, trong bài Quốc học với quốc văn (1919), Phạm Quỳnh chia văn chương thành văn chơi và văn có ích. Trước đây, cha ông ta mới chỉ có văn chơi bằng tiếng Việt, còn văn có ích thì đều làm bằng chữ Hán cả. Bởi thế mà tiếng ta chỉ mới phát triển phần “hình nhi hạ”, tức những từ cụ thể, giàu hình ảnh để biểu đạt tình cảm, mà không phát triển phần “hình nhi thượng” để có thể có tư duy trừu tượng, lôgíc. Ở ta, do đó, thơ ca dồi dào đến mức lạm phát, còn văn xuôi, nhất là văn luận lý, thì không có. Tiếng Việt như con chim mới chỉ bay bằng một cánh.

Đó là lỗi của việc học và dùng Hán văn (sau này là Pháp văn) làm ngôn ngữ chính thức. Học một tử ngữ là học một tử văn (culture morte). Mà, “xưa nay ở Đông phương cũng vậy, ở Tây phương cũng vậy, nước nào còn tôn sùng một cái văn hóa cổ thì không thể nào có quốc văn, có quốc học được”. Hơn nữa, quốc học là bản thể (mục đích), quốc văn là hình chất (phương tiện), nên chỉ có sự thống nhất, sự đồng bộ giữa thể và chất, cứu cánh và phương tiện thì văn hóa dân tộc mới phát triển. Dùng Hán văn hoặc Pháp văn để dựng xây quốc học thì hình chất sẽ làm hại bản thể. Bởi, ngôn ngữ không chỉ là vỏ của tư duy, mà xét cho cùng chính là tư duy. Vì thế, suy nghĩ bằng ngôn ngữ ngoại quốc thì hoặc là anh chỉ lặp lại những tư tưởng có sẵn trong ngôn ngữ đó, hoặc là anh sẽ tư duy y như người ngoại quốc. Trường hợp đầu anh sẽ trở thành một ông đồ chính hiệu (chữ đồ theo nguyên nghĩa là tô lại, lặp lại). Có thể anh cũng trở thành một người học rộng biết nhiều (bác học quảng văn), nhưng đó chỉ là cái học ký ức, chứ không phải là học tri thức; nó không làm đầu óc ta phát triển, lòng ta say mê kiến thức, ngoài việc nhớ dai, nhất là nhớ máy móc. Trường hợp sau là của những tài năng. Học ngoại ngữ mà tư duy như người bản ngữ là tài năng. Nhất là những người sáng tác được bằng ngoại ngữ. Nhưng với họ cũng sẽ xảy ra một tình trạng: một là dù giỏi đến đâu cũng không bằng người bản ngữ giỏi (thơ chữ Hán Cao Bá Quát không thể hay hơn thơ Đỗ Phủ, tiểu thuyết tiếng Pháp của Phạm Văn Ký không thể hay hơn tiểu thuyết Camus), hai là một khi đã giỏi bằng họ thì sẽ không còn là mình nữa, dẫu rằng các dấu hiệu nhân chủng vẫn vậy (trường hợp các nhà văn gốc Việt thế hệ F2, F3 ở nước ngoài). Đây là những trường hợp chảy máu tài năng đáng tiếc nhất. Bởi lẽ, họ dần dần trở nên xa lạ với đồng bào, với nền văn hóa gốc của họ. Vì thế, phải phát triển ngôn ngữ dân tộc, cụ thể là xây dựng một nền văn xuôi, để chắp thêm một cánh bay nữa cho nền quốc học.

Với một sự phân tích rạch ròi, sâu sắc, với một cái nhìn nhiều dự phóng tương lai, Phạm Quỳnh đã là một trong những người đầu tiên cổ vũ và xây dựng nền quốc ngữ. Nam Phong dần dần chỉ còn là tạp chí quốc ngữ. Chữ quốc ngữ với sự giản tiện của nó đã làm báo chí phát triển, phổ cập hóa rất nhanh tư tưởng và tri thức. Rõ ràng đó là một công cụ hữu hiệu. Tuy nhiên, Phạm Quỳnh vẫn chủ trương phải học chữ Hán, phải tận dụng những chữ Hán trong tiếng Việt, nhất là các thuật ngữ, để làm phong phú tiếng Việt.

Như vậy, tư tưởng chính của Phạm Quỳnh là muốn xây dựng một nền văn hóa Việt Nam không giống Tàu cũng không giống Tây, tuy có tiếp thu tinh hoa cả hai. Và, nếu nhìn đường dây tư tưởng của ông: quốc học -> quốc văn -> quốc ngữ, thì sẽ thấy ông không lấy quá khứ, mà tương lai làm chuẩn. Bởi vậy, nó mới chỉ là định hướng, một định hướng chiến lược, mà phải biết bao công sức nữa thì mới định hình. Phạm Quỳnh và các đồng chí của ông trong Nam Phong đã đi đầu trong việc xây đắp hình hài này.

Là người dung hòa văn hóa Đông Tây, nhưng căn cốt Phạm Quỳnh, có lẽ, vẫn là một nhà Nho, một ông đồ Tây. Nên, cũng như một nhà Nho, ông muốn hành đạo đến cùng. Điều đó hẳn đã gây cho ông một ảo tưởng là nếu làm quan (Thượng thư bộ Học, rồi bộ Lại) thì sẽ dễ dàng đưa vào cuộc sống những tư tưởng tâm huyết của ông về việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam. Người ta cũng tiếc là ông vì việc làm quan này đã bỏ tạp chí Nam Phong để nó phải chết vào năm 1934. Nhưng thực ra, vai trò của Phạm Quỳnh và tạp chí do ông làm chủ bút với tư tưởng dung hòa văn hóa Đông Tây đã đến vãn hồi. Xã hội Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, với một tầng lớp tri thức Tây học, muốn đoạn tuyệt với quá khứ, đưa xã hội Việt Nam nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, theo con đường hiện đại hóa kiểu phương Tây. Họ không làm khảo cứu nữa, mà bằng những sáng tác của mình, khẳng định điều đó.

ĐỖ LAI THÚY

Báo Tia Sáng

Tại sao người Đức thích khỏa thân nơi công cộng

  • Krystin Arneson
  • BBC Travel
Getty Images

Sau bốn năm sống ở Berlin, tôi đã học cách đón nhận tinh thần mọi thứ đều phải ra đi và cách tiếp cận bình dân hơn của người Đức đối với vấn đề khoả thân, so với nơi tôi lớn lên ở miền Trung Tây Hoa Kỳ.

Mặc dù khỏa thân trong văn hóa chính thống của Mỹ nói chung được nhìn nhận là gợi dục, nhưng ở Đức, việc cởi đồ không phải là hiếm trong một số tình huống hàng ngày nhất định.

Tôi đã quen với các phòng tắm hơi mà theo quy định phải khỏa thân; nhảy xuống hồ bơi mà trên mình không mặc gì cả; và làm một chuyên viên massage ngạc nhiên khi tôi tự động cởi quần áo mà không cần nhắc trước khi được massage, khiến anh chàng cảm thán mà nói rằng người Mỹ thường cần phải được nhắc mới cởi hết đồ.

‘TRUYỀN THỐNG LÂU ĐỜI’

Tuy nhiên, như người ta thường nói, bạn sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên mình gặp cảnh khỏa thân nơi công cộng.

Tôi lần đầu gặp tình huống này trong một lần chạy bộ qua Hasenheide, một công viên ở quận Neukölln phía nam Berlin, nơi tôi bắt gặp một đám người khỏa thân đang sưởi nắng chiều chói chang.

Sau đó, sau khi nói chuyện với bạn bè và đọc được những câu chuyện đáng ngờ qua việc tìm kiếm trên Google, tôi phát hiện ra rằng việc tình cờ bắt gặp một ổ theo chủ nghĩa tự nhiên trong công viên hoặc trên bãi biển trong thành phố trên thực tế là một dấu ấn quan trọng ở Berlin.

Tuy nhiên, những gì tôi thấy không phải là một phần của khía cạnh khoái lạc ở Berlin, mà là một dẫn chứng về Freikörperkultur, hay ‘văn hóa tự do thân thể’.

Getty Images

FKK, như cách nó được viết tắt, gắn chặt với cuộc sống ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), nhưng chủ nghĩa khỏa thân ở Đức với tư cách là tập quán công cộng đã có từ cuối thế kỷ 19.

Và không giống như, chẳng hạn, cởi trần trên một bãi biển ở Tây Ban Nha, FKK bao trùm một phong trào rộng lớn hơn ở Đức với một tinh thần riêng biệt, khi mà cởi bỏ hết quần áo chỉ còn thân thể trần trụi giữa tự nhiên về mặt lịch sử là một hành động vừa là phản kháng vừa là cảm giác nhẹ nhõm.

“Chủ nghĩa khỏa thân đã có một truyền thống lâu đời ở Đức,” Arnd Bauerkämper, phó giáo sư lịch sử hiện đại tại Đại học Freie ở Berlin, nói.

Bước sang thế kỷ 20, phong trào Lebensreform (tức ‘cải cách cuộc sống’) đã xuất hiện. Đó là triết lý cổ súy cho thực phẩm hữu cơ, giải phóng tình dục, dược liệu khác và lối sống đơn giản hơn, gần gũi với thiên nhiên.

“Chủ nghĩa khỏa thân nằm trong phong trào rộng lớn này, vốn phản kháng lại xã hội hiện đại công nghiệp, chống xã hội mới vốn xuất hiện vào cuối thế kỷ 19,” Bauerkämper giải thích.

Theo Hanno Hochmuth, sử gia tại Trung tâm Leibniz về Lịch sử Đương đại Potsdam, phong trào cải cách này đặc biệt có sức hút các thành phố lớn, bao gồm cả Berlin, mặc dù nó lãng mạn hóa cuộc sống đồng quê.

Trong Kỷ nguyên Weimar (1918-1933), các bãi biển FKK nơi vốn chỉ có ‘thiểu số rất, rất ít’ người trong giới tư sản đi tắm nắng, đã mọc lên. Theo Bauerkämper, có một “cảm giác tự do mới theo sau xã hội chuyên chế và các giá trị bảo thủ ngột ngạt của Đế quốc Đức (từ 1871 đến 1918)”.

NỞ RỘ DƯỚI THỜI CỘNG SẢN

Năm 1926, Alfred Koch thành lập Trường Khỏa thân Berlin để khuyến khích thực hành khỏa thân hỗn hợp nam nữ, tiếp tục niềm tin rằng khỏa thân ngoài trời thúc đẩy sự hòa hợp với thiên nhiên và lợi ích sức khỏe.

Tuy học thuyết của Đức Quốc xã lúc đầu cấm FKK, coi nó là sự nảy nở của tính phi đạo đức, nhưng đến năm 1942, Đệ tam Đế chế đã nới lỏng các lệnh cấm khỏa thân nơi công cộng – tuy nhiên, sự khoan dung đó không áp dụng cho các nhóm bị Đức quốc xã đàn áp, như người Do Thái và cộng sản.

Nhưng mãi cho đến hàng chục năm sau khi nước Đức tách ra thành Đông Đức và Tây Đức sau Thế chiến, FKK mới thực sự nở rộ, đặc biệt là ở Đông Đức – mặc dù đón nhận khỏa thân không còn chỉ giới hạn ở tầng lớp tư sản.

Đối với những người Đức sống ở Cộng hòa Dân chủ Đức, nơi việc đi lại, tự do cá nhân và buôn bán hàng tiêu dùng bị hạn chế, FKK đóng vai trò một phần như là ‘van an toàn’, theo Bauerkämper – một cách để giải tỏa căng thẳng ở một nhà nước kiểm soát chặt chẽ bằng cách đem đến một chút “hành động tự do”.

Hochmuth, vốn đã đến các bãi biển khỏa thân cùng cha mẹ khi còn nhỏ ở Đông Berlin, đồng ý. “Có cảm giác thoát ly,” ông nói. “[Người Đông Đức] luôn phải đối mặt với tất cả những đòi hỏi của Đảng Cộng sản và những việc họ bị bắt phải làm, như đi dự các cuộc mít tinh của đảng hoặc được yêu cầu thực hiện các công việc cộng đồng vào cuối tuần mà không được trả lương.”

Trong khi những người dân Đông Đức bất hảo vẫn tiếp tục tắm truồng trong những năm đầu của nhà nước Đông Đức – vừa làm vậy vừa phải canh chừng cảnh sát tuần tra – thì mãi đến sau khi Erich Honecker lên nắm quyền vào năm 1971, FKK mới chính thức được cho phép trở lại.

Theo Bauerkämper, dưới thời Honecker, Cộng hòa Dân chủ Đức đã bắt đầu quá trình cởi mở các chính sách đối ngoại và đối nội, một chiến thuật nhằm làm cho họ trở nên dễ gần hơn đối với thế giới bên ngoài.

“Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức, sẽ rất có ích khi lập luận rằng: ‘Này, chúng tôi cho phép và thậm chí khuyến khích khỏa thân, chúng tôi là xã hội tự do’,” Bauerkämper nói.

Getty Images

Kể từ khi Đông Đức hợp nhất với phương Tây vào năm 1990 và các hạn chế được dỡ bỏ ở nhà nước cựu cộng sản này, văn hóa FKK đã suy tàn.

Trong những năm 1970 và 80, hàng trăm nghìn người khỏa thân tràn ngập khu cắm trại, bãi biển và công viên. Vào năm 2019, Hiệp hội Văn hóa Cơ thể Tự do của Đức chỉ có hơn 30.000 thành viên đăng ký – nhiều người trong số này ở độ tuổi 50, 60.

TINH THẦN CỞI MỞ

Tuy nhiên, ngày nay FKK tiếp tục để lại dấu ấn tượng trong văn hóa Đức, đặc biệt là ở Đông Đức trước đây. Đôi khi, thậm chí nó còn trở thành những tít báo nóng sốt, chẳng hạn như khi một người đàn ông trần truồng trong khu vực dành cho FKK tại một hồ nước ở Berlin vào mùa hè này buộc phải đuổi theo một con lợn rừng bỏ chạy, cắp theo chiếc túi bên trọng đựng chiếc máy tính xách tay của ông.

Trên thực tế, FKK và truyền thống khỏa thân lâu đời của nước Đức đã tạo sự khoan dung rộng rãi trên khắp đất nước đối với không gian không quần áo, và khỏa thân nơi công cộng được coi như một hình thức chăm sóc sức khỏe.

Tôi khám phá ra rằng có các điểm FKK có sẵn mà ta không cần mất nhiều công tìm kiếm, và chúng thường gắn liền với các hoạt động sức khỏe.

Trang Nacktbaden.de cung cấp danh sách các bãi biển và công viên quy củ trên khắp nước Đức, nơi bạn có thể khỏa thân tắm nắng; cởi quần áo trong phòng tắm hơi và dịch vụ spa; hoặc lội bộ đường dài mà không phải mặc đồ, như Dãy núi Harz, Bavarian Alps hoặc rừng Saxony-Anhalt.

Hoặc nếu bạn muốn trang trọng hơn một chút, câu lạc bộ thể thao FSV Adolf Kochoffers có lớp yoga, bóng chuyền, cầu lông và bóng bàn khỏa thân ở Berlin.

Theo nhiều cách, di sản FKK đem đến cho khách du lịch sự thấu hiểu về các giá trị vẫn gắn kết nhiều người Đông Đức.

Đối với Sylva Sternkopf, người từ nhỏ đã đi đến các bãi biển FKK ở Đông Đức, văn hóa tự do thân thể của đất nước vừa phản ánh vừa truyền thụ những giá trị nhất định mà bà sẽ truyền lại cho con cái của bà, nhất là tư tưởng cởi mở đối với cơ thể.

“Tôi nghĩ điều này vẫn còn bám rễ rất sâu trong thế hệ của tôi ở Đông Đức,” bà nói. “Tôi cũng cố gắng truyền lại cho các con tôi, để nuôi dạy chúng theo cách cởi mở với cơ thể của chính mình và không xấu hổ khi là chính mình và khi khỏa thân, khi để người khác thấy cơ thể trần trụi của mình.”

Đối với Sternkopf, nhìn thấy cơ thể khỏa thân theo cách không nhục dục cũng giúp mọi người học cách nhìn người khác sâu hơn là hình dáng bề ngoài. Bằng cách lột trần trụi, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy không chỉ là cơ thể mà còn là một cá nhân.

“Nếu bạn đã quen nhìn người khỏa thân, bạn sẽ không nghĩ nhiều về ngoại hình,” bà cho biết. “Tôi nghĩ đây là điều phổ biến hơn ở Đông Đức nói chung: chúng tôi cố gắng đánh giá người khác không phải bằng ngoại hình của họ, mà chúng tôi luôn tìm cách nhìn vào bên trong.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

‘Quan hệ dễ hối lộ’ kéo dài biến quan chức tử tế ở VN thành kẻ tham nhũng

Nhìn lại năm 2021, công cuộc ‘chống tham nhũng’ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có tiến triển bằng một số vụ xử án lớn.

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế
Chụp lại hình ảnh,Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế

Nhưng như một nghiên cứu của nhóm tác giả từ Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, công bố tháng 9/2021 quan hệ nảy sinh hối lộ ở Việt Nam là hiện tượng sâu rộng hơn dư luận tưởng.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí tiếng Anh có tựa đề “The perpetuation of bribery-prone relationships: A study from Vietnamese public official” nói về quan hệ dễ trao và nhận hối lộ không ngừng của giới chức VN được đăng trên ‘Public Administration and Development, 41(5), 244-256 (nguồn tại đây).

Nhóm tác giả nghiên cứu quan hệ hối lộ ở Việt Nam dựa trên quá trình tâm lý của người trao và người nhận ‘lời mời hưởng lợi’ (favour – được hiểu là sự hối lộ), trong đó người nhận là nhóm công chức.

Quan hệ “bribery-prone” tạm dịch là “quan hệ dễ nảy sinh hối lộ, được đánh giá trên khảo sát thực tế.

Ở giai đoạn đầu, “khi một đối tác muốn bắt đầu mối quan hệ hối lộ, nghĩa là trao ra một lời mời hưởng lợi, công chức sẽ trải qua quá trình ‘đánh giá tính toán’ [calculative judgment]. Trong quá trình đánh giá này, công chức phải cân nhắc lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của mối quan hệ, dựa trên thông tin không đầy đủ và không chắc chắn.”

“Một mặt, lợi ích/cơ hội trao đổi [hối lộ] chủ yếu bắt nguồn từ các lỗ hổng quy định, thực thi yếu kém và nền kinh tế tiền mặt. Tương tự, hệ thống chính phủ điện tử [Việt Nam] kém phát triển không thể theo dõi thực giá bất động sản tại các địa điểm khác nhau, tạo cơ hội cho các quan chức địa phương ấn định giá có lợi cho đối tác [hối lộ] của họ.”

“Mặt khác, rủi ro chủ yếu là về lòng nhân từ và/hoặc kỳ vọng của người đưa ra đề xuất, cũng như sự trừng phạt pháp luật.”

Tuy vậy, mối quan hệ hối lộ không thể duy trì nếu chỉ dựa vào những lời mời hưởng lợi món quà có giá trị.

Đầu tư công
Chụp lại hình ảnh,Đầu tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn.

“Thay vào đó, công chức thường đánh giá cao nỗ lực của người đưa ra lời mời ưu đãi (offeror) trong việc xây dựng mối quan hệ và xem xét sự an toàn của công chức,” nghiên cứu chỉ ra.

Những lời mời hưởng lợi thường được thể hiện dưới nhiều dạng với cách gọi khác nhau như “quà”, “thể hiện tinh cảm” hay “để ra mắt”…

Thậm chí, nó có thể được tạo ra cẩn thận hơn, chẳng hạn như tạo cơ hội cho công chức thắng giải ở một cuộc thi golf hoặc tổ chức chuyến đi lễ cho vợ của quan chức. Tinh vi hơn, đó có thể là một “món hàng” được “bán” cho công chức với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá thị trường.

Nghiên cứu cũng tiết lộ thông tin “một công ty có thể ‘nuôi’ một quan chức trong 5 năm trước khi nhận được hợp đồng”.

Nhân dịp cuối năm 2021, BBC News Tiếng Việt điểm lại một số vụ việc, con số được nêu ra tại Việt Nam liên quan đến hệ tham nhũng:

corruption

Vali tiền đô đem tới Trung ương Đảng

Đầu năm 2021, TBT Nguyễn Phú Trọng kể ra một cách thoải mái rằng Trung ương Đảng của ông là đối tượng của quan hệ hối lộ.

Theo lời kể của ông Nguyễn Phú Trọng hôm 1/2/2021 thì ‘ai đó’ mang một vali chứa đô la hối lộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và bị ông ra lệnh ‘kiểm tra’ rồi không rõ người đem tiền đến có bị truy cứu gì không.

“Về trường hợp hối lộ, xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để biếu xén, lấp liếm. Theo đó, đồng chí cán bộ kiểm tra mở vali xem đã thấy toàn tiền USD. Tôi yêu cầu khóa vali lại, niêm phong và lập biên bản”, TBT Trọng hồn nhiên kể, theo báo Công an Nhân dân.

Thái độ dễ dãi của nhà lãnh đạo cao cấp nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam cho thấy văn hóa hết sức bao dung với “đồng chí” của mình phần nào được phản ánh trong nghiên cứu nói trên về quan hệ “dễ nảy sinh hối lộ”.

Tiền tham nhũng thu lại chỉ đạt 5%, và thấp hơn 2020

Số liệu nêu ra tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam hôm 23/10/2021 cho thấy tổng số tiền ‘phải thu hồi’ từ các vụ án tham nhũng ở quốc gia này là 72 nghìn tỉ VND, tương đương 3,2 tỷ USD.

Nhưng ngân sách nhà nước chỉ thu được 5% con số đó, bằng 176,5 triệu USD.

Theo báo Thanh Niên, vấn đề này được một đại biểu QH của tỉnh Bến Tre, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, nêu ra và đề nghị làm rõ, vì sao “số tiền từ các vụ án, vụ việc tham nhũng là 72.000 tỉ đồng, song đến nay mới thu được trên 4.000 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2020”.

Hợp đồng công và lại quả ‘tiền tỉ’ trong vụ Công ty Việt Á

Vào những ngày cuối năm 2021, cái tên Công ty Việt Á và cụm từ khóa ‘bộ xét nghiệm Covid-19’ gây ‘sốt’ ở Việt Nam, cả ngoài đời thực lẫn trên mạng, cả trên truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội.

Qua điều tra bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an VN (C03) cho biết công ty Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng cho Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến số tiền gần 30 tỉ đồng.

Dù chưa nêu tên hết các tỉnh thanh và bệnh viện có liên quan, cơ quan điều tra Việt Nam cho biết công ty này đã chi rất nhiều tiền để “bôi trơn” cho các cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng.

Những khoản tiền khổng lồ này có thể hiểu là tiền hối lộ.

Việt Á bị cho là đã nâng giá sản phẩm quá cao, trong lúc chất lượng các bộ xét nghiệm mà công ty cung ứng cho các cơ sở y tế trên 62 tỉnh thành bị đặt câu hỏi.

Điều quan trọng hơn, Bộ Y tế VN và các cơ quan truyền thông nước này, gồm cả trang Đảng Cộng sản, đưa tin bộ xét nghiệm Việt Á ‘đạt tiêu chuẩn quốc tế’, điều không đúng với điều tra của BBC.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong một lần lên hình của đài báo VN
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong một lần lên hình của đài báo VN. Hiện dư luận VN đặt câu hỏi về vai trò của ông trong vụ Việt Á

Thông tin này sau đó đã được rút đi khỏi các trang chính thức ở Việt Nam nhưng dư luận nước này đặt câu hỏi cả về vai trò của các bộ liên quan và ngành Quân y của Bộ Quốc phòng trong vụ án thế kỷ.

DỊCH VỤ CÔNG Ở MIỀN BẮC ‘THAM Ô NHIỀU HƠN MIỀN NAM’

Tháng 1/2020, Tổ chức Hướng tới Minh bạch, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận Việt Nam, công bố 

Họ phỏng vấn 1.085 người dân tại 19 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 7, 8 và 11/2019.

Các tỉnh, thành phố được lựa chọn khảo sát bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bến Tre, và Cà Mau.

Người dân tham gia khảo sát được hỏi xem trong vòng 12 tháng qua họ có liên hệ/tiếp xúc với bất kỳ lĩnh vực dịch vụ công nào trong số 7 lĩnh vực được đưa ra hay không (bao gồm trường học công, bệnh viện hoặc phòng khám công, làm giấy tờ, dịch vụ tiện ích (điện, nước…), công an, cảnh sát giao thông và tòa án)

Và nếu có liên hệ/tiếp xúc thì họ có phải đưa hối lộ hay không.

66% người được hỏi có liên hệ/tiếp xúc với ít nhất một lĩnh vực dịch vụ và cứ 5 người thì lại có 1 người – tương đương 18% phải đưa hối lộ ít nhất một lần.

Khảo sát cho hay việc hối lộ ở miền Bắc dường như xảy ra nhiều hơn ở miền Nam.

Kết quả cho thấy, khi tiếp xúc với các cán bộ, công chức thuộc một trong 7 lĩnh vực dịch vụ công được khảo sát những người sử dụng dịch vụ công ở miền Bắc, đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Hồng đưa hối lộ nhiều hơn.

Theo BBC