Tháp Đôi Quy Nhơn – tòa tháp Chăm mang dấu ấn Angkor

Tháp Đôi có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13, là thời kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Champa và vương quốc Khmer nên nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều.

Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Champa, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trong hai ngôi tháp, ngôi tháp phía Bắc cao lớn hơn và cũng ít bị hư hại hơn. Ngôi tháp phía Nam có hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía Bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn. Cả hai đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Champa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat.

Toàn bộ chân tường của tháp Bắc được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài sen khổng lồ đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người múa, như các tháp Chăm truyền thống khác.

Do ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer, bộ diềm mái của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những hình người ngồi có sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu Garuda bằng đá được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer thời Angkor Wat.

Ở ngôi tháp phía Nam, mặc dù bị hư hại nhiều hơn so với tháp Bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ xưa kia ngôi tháp Nam cũng có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp Bắc.

Dù bị hư hại nhiều hơn song các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên đỉnh hình tháp Nam cũng tương tự như tháp Bắc.

Biểu tượng Linga-Yoni trong tháp Bắc.

Hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất phần đỉnh chóp.

Theo các nghiên cứu, tháp Đôi có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 trong giai đoạn phong cách Bình Định. Đây cũng là thời kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Champa và vương quốc Khmer nên nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều đến tháp.

Trong nhiều thập niên, tháp Đôi đã rơi vào cảnh hoang phế và hư hại nặng nề. Đến năm 1990 tháp mới được các chuyên gia trùng tu lại và có hiện trạng như ngày nay.

Theo KIẾN THỨC

Văn hóa uống rượu độc đáo của người Nga

Người Nga thích uống rượu và điều thú vị hơn cả là phong tục uống rượu của họ từ cách họ uống, đồ ăn dùng chung khi uống cho đến khung cảnh tốt nhất để uống…

Nguồn gốc của truyền thống uống rượu ở Nga

Nếu bạn hỏi một người nước ngoài, từ nào xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khi họ nghe đến Nga? Câu trả lời là Vodka!

Nhưng về mặt lịch sử, Vodka không phổ biến ở Nga như bây giờ.

Vào thời Rus cổ đại, hầu hết các loại đồ uống đều có độ cồn thấp, chủ yếu làm từ mật ong. Nổi tiếng nhất trong số đó là Medovukha. Đây là một loại rượu được làm từ mật ong được những người sáng lập Varyag (người Viking) mang đến Nga và phát triển theo thời gian. Nó là một thức uống cổ xưa, chứa 5-25% cồn và có vị lai giữa bia và rượu.

Hoàng tử Nga cổ đại cùng đoàn tùy tùng nâng ly chúc mừng trong trại.

Tuy nhiên, không giống như Vodka, giờ đây bạn sẽ không thể tìm thấy Medovukha trong các cửa hàng thông thường ở Nga. Vì để sản xuất medovukha thì sẽ mất nhiều chi phí hơn rượu vang và các loại rượu khác. Lý do thứ hai là ngày nay ở Nga hầu hết các công thức nấu Medovukha cổ đều bị biến tấu.

Vào thế kỷ 14, các thương gia từ Byzantium đã mang rượu nho đến Nga. Tuy nhiên, nho không được trồng ở lãnh thổ Nga nên nó là một thức uống đắt tiền chỉ dành cho giới thượng lưu.

Sự ra đời của rượu Vodka Nga

Mọi thứ đã thay đổi vào thế kỷ 15, khi người ta phát hiện ra bí mật sản xuất rượu moonshine tại nhà từ bánh mì. Nó rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất rượu vang và Medovukha, và mọi người đều có thể tự làm ở nhà.

Tzar Ivan IV, còn được gọi là “Ivan Bạo chúa”, quyết định kiểm soát hoạt động kinh doanh rượu moonshine này bằng cách cấm sản xuất bất hợp pháp và ông ta ra lệnh thiết lập các quán rượu địa phương – Kabaks. Ngoài việc bán rượu, các dịch vụ mà kabaks này cung cấp còn bao gồm cờ bạc, cho vay tiền.

Cuộc sống đối với dân thường rất khó khăn, nhiều người đàn ông đến Kabaks để chìm đắm trong rượu với nỗi lo lắng hàng ngày. Các phác thảo lịch sử cho biết vào thế kỷ 18, có 40-75% tổng số nam giới ở Nga mắc nợ kabaks.


Rượu Medovukha.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có ưu và nhược điểm của nó. Do sản xuất tập trung, bánh mì để làm rượu moonshine trở nên tinh tế hơn, và nhanh chóng phát triển thành thức uống gắn liền với nước Nga trên thế giới ngày nay – Vodka. Vào giữa thế kỷ 19, Vodka là nguồn cung cấp 40% doanh thu của chính phủ. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy Vodka Nga ở khắp mọi nơi, ngay cả những đất nước xa xôi cách Nga vạn dặm.

Làm thế nào để uống vodka đúng cách?

Mỗi loại rượu đều có một cách uống đặc trưng. Scottish Whisky là loại bạn nên nhâm nhi từ từ, giống như nếm thử. Rượu Rum Caribe là thức uống ngon nhất khi pha với cocktail và cola.

Tất nhiên, bạn cũng có thể pha cocktail với vodka, nhưng mô tả về cách uống vodka thực sự của người Nga, Anton Chekhov – nhà văn cổ điển người Nga viết: “Bạn không nên uống Vodka ngay lập tức. Đầu tiên, hãy hít thở sâu, lau tay và nhìn lên trần nhà để thể hiện sự thờ ơ của mình. Sau đó, từ từ nâng vodka lên môi uống và bạn sẽ cảm nhận được chúng chạy từ dạ dày đến những nơi xa nhất của cơ thể bạn!”.


Các món zakuska truyền thống khác của Nga là dưa chua, xà lách, bánh mì nướng kiểu Nga và thịt nướng (shashlik).

Theo truyền thống uống rượu của người Nga, trước khi uống Vodka, bạn nên nâng ly chúc mừng. Nâng ly là vô cùng quan trọng trong văn hóa Nga. Hãy bắt đầu nâng ly bằng từ “na zdorovie”, hoặc “za zdorovie” dịch là “uống vì sức khỏe”.

Ở Nga, nên sử dụng bữa ăn nhẹ – “zakuska” trước khi uống rượu. Lịch sử của nó bắt nguồn từ nghi lễ truyền thống của người Nga là chào đón những vị khách quan trọng bằng “bánh mì và muối”.

Văn hóa uống rượu của người Nga ngày nay

Hầu hết người Nga chỉ uống rượu khi có dịp như sinh nhật, đám cưới, đám tang, ngày lễ quốc gia. Đây đều là những lý do thích hợp để uống Vodka. Uống rượu tại bàn với bạn bè và người thân cũng là cách phổ biến của người Nga để kỷ niệm các ngày lễ. Nó được gọi là “Zastolye”.


Người Nga không bao giờ uống rượu mà không có lý do.

Mặc dù Vodka vẫn là một sản phẩm phổ biến ở Nga và là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của nước này, nhưng ngày nay người Nga đang cố gắng hết sức để thoát khỏi danh tiếng “những người say rượu nổi tiếng nhất thế giới”.

Hiện nay có rất nhiều lựa chọn thay thế cho vodka đang thịnh hành ở Nga. Người Nga thuộc tầng lớp trung lưu hiện nay chuộng rượu Whisky, Rum và Cognac.

Rượu vang sủi bọt, thường được là “Champagne” cũng rất phổ biến, nhưng chủ yếu là đồ uống lễ hội cho đám cưới, ngày lễ và các lễ kỷ niệm quan trọng khác. Tuy nhiên, theo thống kê, Vodka vẫn là thức uống tinh thần phổ biến nhất ở Nga.

Theo báo Pháp luật VN

Câu chuyện tình buồn của đệ nhất ân phi

Hai chị em, Hồ Thị Chi và Hồ Thị Hạnh (tt)

Trong 8 năm trời là Đệ nhất Ân phi của Vua Khải Định bà Hồ Thị Chỉ vẫn không cảm thấy hạnh phúc vì khắc sâu trong tim bà vẫn là hình bóng của vị vua ái quốc Duy Tân.

Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung có 4 người con 2 trai, 2 gái. Trong đó, cô con gái áp út Hồ Thị Chỉ nổi tiếng là một giai nhân quốc sắc thiên hương, cầm kỳ thi họa đều thông tỏ lại sử dụng được 2 ngoại ngữ là Hán ngữ và Pháp ngữ khiến người đời đều ngưỡng mộ. Tuy tài sắc vẹn toàn lại sớm bén duyên với hoàng thất, cuộc đời của Hồ Thị Chỉ ngỡ như một bộ phim cổ trang hạnh phúc thế nhưng lại có kết cục buồn.


DUYÊN TÌNH VỚI DUY TÂN

Theo sử sách, vào khoảng năm 1913, khi vua Duy Tân 14 tuổi, tại vị được 6 năm, nhằm tránh việc nhà vua thiếu niên vướng vào chính trị như vua cha Thành Thái, người Pháp đã cho xây tòa “Thừa lương” ở Cửa Tùng (Quảng Trị). Mỗi độ hè về nhà vua sẽ tới đây nghỉ ngơi và tắm biển, đi theo đoàn tùy tùng của vua những lần ra Cửa Tùng có ông Hồ Đắc Trung, cùng 4 người con trong đó có Hồ Thị Chỉ và em gái bà là Hồ Thị Hạnh, để nhà vua có bạn trò chuyện và nô đùa. Khi ấy, Hồ Thị Chỉ mới 12 tuổi nhưng đã toát nên vẻ xinh xắn yểu điệu, lại có phong thái đoan trang dễ mến. Ngay từ phút đầu tiên gặp mặt, hai người đã có tình cảm với nhau.

Sư bà Diệu Không (tức Hồ Thị Hạnh, em ruột Hồ Thị Chỉ) viết trong hồi ký:

“Mỗi buổi sáng, mặt trời vừa mọc, vua cho đòi đám trẻ đến để cùng đi ra biển bơi lội. Thầy tôi căn dặn chúng tôi phải giữ lễ vua tôi, không được tự do cười nói như đối với người thường, nhưng nhà vua lại rất dung dị, gọi các anh tôi bằng anh, gọi tôi bằng em. Ngài ít nói chuyện với chị tôi. Mỗi khi vui đùa cùng hai anh tôi và tôi, ở những trò chơi con nít, vua chỉ nhìn chị tôi mà không mời chơi. Khi nào Ngài cũng tỏ ra vui vẻ, song vẫn nghiêm trang. Chúng tôi rất mến Ngài, nhưng vẫn không dám cười đùa nhiều, sợ thầy chúng tôi quở. Khi mùa hè gần hết, vua tôi chia tay, chị tôi khóc. Ngài nói nhỏ với tôi: Dỗ chị đi em, rồi sang năm chúng ta gặp lại”.

Năm sau gần đến hè, vì Hồ tiểu thư đã lớn nên mẹ bà không cho phép bà theo các anh ra chơi ở Cửa Tùng. Hồ Thị Chỉ thương nhớ nhà vua nên cứ nước mắt ngắn nước mắt dài, vậy mà vẫn không lay chuyển được quyết định của mẫu thân. Về phần mình, vua Duy Tân cũng rất buồn nhớ cô tiểu thư họ Hồ ngày nào… Do vậy, khi vua được hai bà Hoàng Thái Hậu cho phép nạp phi, ông đã chọn Hồ Thị Chỉ.

Sư bà Diệu Không kể: “Mãn hè một tháng, một hôm có thị vệ đến xin ảnh chị tôi đem vào nội (đình) cho hai Thái hậu xem mặt. Một tuần sau, hai Ngài cho đòi thầy mạ (mẹ) tôi vào chầu và sau đó, tôi thấy kiệu vua đệ ra nhà tôi một đôi bông tai và một đôi vòng vàng cho chị tôi, thầy mạ tôi quỳ lễ bái lãnh… Đó là lễ hỏi của vua dành cho chị tôi. Chị tôi cũng ra lạy tạ ân vua hạ cố”.

Thế nhưng, trớ trêu là cuối năm 1915, vua Duy Tân đã mời Thượng thư Hồ Đắc Trung gặp riêng và rút lại lời hỏi cưới Hồ Thị Chỉ mà không cho biết lý do. Đầu năm 1916, lễ nạp phi diễn ra, người ngồi kiệu hoa vào cung là tiểu thư Mai Thị Vàng, con gái ông Mai Khắc Đôn, thầy dạy chữ Hán cho vua Duy Tân.

Gia đình Thượng thư Hồ Đắc Trung, nhất là Hồ Thị Chỉ đã rất thất vọng và buồn chán. Đến tháng 5/1916, vua Duy Tân bị Pháp bắt vì tham gia vào cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quang Phục hội lãnh đạo, từ biến cố này mọi chuyện mới dần được sáng tỏ. Theo lời của nhà vua sau khi bị người Pháp bắt, sở dĩ ông thay đổi ý định kết hôn là vì không muốn gia đình Hồ Thị Chỉ phải chịu liên lụy. Ban đầu người Pháp cũng đặt Hồ Đắc Trung vào vòng nghi vấn có tham gia vào cuộc khởi nghĩa bất thành của Duy Tân. Nhưng nhờ lời khai của nhà vua mà gia đình của ông thoát khỏi vòng lao lý.

Vị vua trẻ mới 16 tuổi, chẳng những đã biết lo lắng cho vận nước mà còn sẵn sàng từ bỏ mối nhân duyên của mình để bảo vệ cho gia đinh của người thân yêu quả thật khiến người ta phải cảm phục! Tiểu thư họ Hồ từ đó càng thêm cảm mến tình cảm của Duy Tân và nguyện một đời sống chết vì vua. Thế nhưng, ở đời mấy ai học hết được chữ “ngờ”…

“NỢ” VỢ CHỒNG VỚI KHẢI ĐỊNH

“Năm 1917, Khải Định ngự giá lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Vua thấy một nữ sinh xinh đẹp, khoan thai kính cẩn dâng lên ngài một chiếc kéo mới tinh đặt trên một cái khay phủ gấm điều. Hoàng thượng nhận chiếc kéo để cắt giải lụa hồng, buộc ngang cổng trường, trước khi tiến vào sân hành lễ. Thế rồi, cô thiếu nữ sau này được đưa vào nội cung làm hoàng phi”, sử sách chép.

Đối với gia đinh ông Hồ Đắc Trung, đây quả thật là một tin chẳng lành, bởi vì Hồ tiểu thư vốn rất nặng tình với cựu hoàng Duy Tân, sao có thể nhận làm vợ vua mới được. Bà Hồ Thị Chỉ từng vừa khóc vừa thưa với cha mẹ rằng: “Con xin nguyện ở với cha mẹ trọn đời không lấy ai nữa hết!”

Thế nhưng, lệnh vua quả là khó trái, sau nhiều lần thuyết phục, bà cũng đành chấp nhận lên xa giá về cung. Phần vì muốn cha mẹ không phạm phải tội khi quân mà mắc vạ, phân vì nghe lời cô em Hồ Thị Hạnh: “Thầy và anh Khải đều là văn nhơn, nay về làm ruộng sao được. Huống nữa còn 4 anh em đang học ở Hà Nội, vậy ai là người nuôi các anh nên tương lai? Nếu chị mà không biết hy sinh thì chị còn thua nàng Kiều đã bán mình chuộc cha. Còn Ngài (Duy Tân) đã vị quốc gia, vậy sao chị không vị gia đình như Ngài đã hy sinh vì nước?”

Trở thành Đệ Nhất Ân Phi của vua Khải Định, người ta thường thấy bà xuất hiện cùng chồng trong các buổi yên tiệc tiếp đãi quan chức người nước ngoài. Với vẻ ngoài nổi bật xinh đẹp và kiến thức uyên bác về cả văn hóa Phương Đông lẫn Phương Tây, bà nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các vị công xứ.“

Tuy được gả cho vua mà tình người con gái vẫn còn quyến luyến vua cũ không nguôi, còn thầy tôi làm quốc trượng… mà lòng vẫn buồn nên thường lui tới chùa Trúc Lâm để tâm sự với ḥòa thượng Giác Tiêu cho vơi bớt nỗi sầu thế sự”, sư bà Diệu Không cho biết.

MỚI NGOÀI 20 MÀ PHẬN GÁI ĐÃ LONG ĐONG

Sau khi vua Khải Định mất năm 1925, bà Ân phi không có con với nhà vua nên không còn được sống trong nội cung mà phải ở Cung An Định. Cũng từ đó bà dần trở nên phiền muộn rồi hóa bệnh trầm cảm, không thuốc gì chữa được. Các bác sĩ phương tây và ngự y nhiều lần chạy chữa đều bó tay, kể cả ông Hồ Đắc Di anh ruột bà vốn là một bác sĩ giỏi, tốt nghiệp ở Pháp về nước (sau này là hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Hà nội), rất thương em gái, cũng bất lực.

Năm 1985 bà qua đời và được an táng cùng cha mẹ tại TP Huế, gần chùa Hồng Ân do ni trưởng Diệu Không sáng lập và trụ trì.

Đời người như áng mây trôi, vốn là một tiểu thư khuê các vừa xinh đẹp vừa tài giỏi, nhưng những bước ngoặt trong một thời kỳ lịch sử biến động đã lấy đi của người con gái ấy một mối tình đẹp thời thiếu nữ và bẽ bàng khiến bà trở thành góa phụ dù mới ngoài 20.

Câu chuyện về cuộc đời Hồ Thị Chỉ khiến ta không khỏi thương cảm và luyến tiếc, để rồi khi nhìn lại cuộc đời mình, ta chợt nhận ra rằng: Cần đâu giàu sang phú quý, cần đâu quyền cao chức trọng. Chỉ cần một gia đình yên ấm bên cạnh người thân yêu, ấy đã là hạnh phúc nhất đời, thứ mà nhiều người vẫn còn phải ao ước…

Trọng Đạt / (Nguồn : tramthienthu.blogspot.com)

Tỷ lệ tài sản các tỷ phú nắm giữ tăng kỷ lục, khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam và các nước ra sao năm 2021?

Vừa qua, Global Inequality Lab (trụ sở tại Pháp) đã công bố báo cáo “Bất bình đẳng thế giới 2022”. Theo đó, tỷ lệ tài sản toàn cầu mà các tỷ phủ đang nắm giữ đã tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19.

Báo cáo “Bất bình đẳng thế giới 2022” dựa trên công trình của hơn 100 nhà nghiên cứu trên toàn cầu, dẫn đầu bởi các nhà kinh tế tại Trường Kinh tế Paris (Pháp) và Đại học California tại Berkeley (Mỹ). Phiên bản đầu tiên của nghiên cứu được công bố vào năm 2018.

Báo cáo thông tin, khoảng 2.750 tỷ phú đang kiểm soát 3,5% tài sản của thế giới. Con số này cao hơn nhiều so với mức 2% khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020 và 1% của năm 1995. Trong khi, một nửa dân số nghèo nhất hành tinh chỉ sở hữu khoảng 2% tài sản của thế giới.

Tỷ lệ tài sản các tỷ phú nắm giữ tăng kỷ lục, khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam và các nước ra sao năm 2021? - Ảnh 2.

Dữ liệu: Global Inequality Lab

Điều này cho thấy bất bình đẳng ngày càng trầm trọng trong đại dịch, đang làm tổn thương các nền kinh tế đang phát triển, vốn thiếu thốn vaccine cũng như nguồn tài chính để chống đỡ. Với các nền kinh tế phát triển, thị trường tài chính và bất động sản tăng vọt kể từ đợt sụt giảm năm ngoái, làm gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong nước.

Lucas Chancel, Đồng giám đốc Global Inequality Lab nhận định: “Thực sự có sự phân cực này trên một thế giới vốn đã rất bất bình đẳng trước đại dịch”. Ông cho hay, các tỷ phú đã tích lũy được khối tài sản 3.600 tỷ euro (4.100 tỷ USD) trong cuộc khủng hoảng đại dịch. Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Thế giới ước tính có khoảng 100 triệu người đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực.

Tỷ lệ tài sản các tỷ phú nắm giữ tăng kỷ lục, khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam và các nước ra sao năm 2021? - Ảnh 3.

Dữ liệu: Global Inequality Lab

Ở hầu hết các nơi trên thế giới, 10% người giàu nhất kiểm soát khoảng 60% đến 80% của cải. Song, báo cáo nêu bật một số khác biệt rõ ràng giữa các khu vực. Bất bình đẳng đã tăng vọt ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu, sự chênh lệch giàu nghèo ở các nước này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu, tăng từ khoảng một nửa vào năm 2000.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2020664);}else{parent.admSspPageRg.draw(2020664);}

Mỹ Latinh và Trung Đông là những khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, với hơn 75% của cải nằm trong tay 10% người giàu. Tương tự như với Nga và khu vực châu Phi cận Sahara. Trong khi, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ vẫn chịu cảnh “thiếu hụt tầng lớp trung lưu”.

Bên cạnh đó, theo báo cáo, tại Việt Nam, nhóm thuộc 50% thu nhập thấp kiếm tiền ít hơn khoảng 13-16 lần so với nhóm 10% thu nhập cao. Tại Brazil, con số này là 29 lần, tại Pháp là 7 lần.

Khoảng cách giàu nghèo cũng được phản ánh trong mức độ xả thải carbon. Điển hình như tại Bắc Mỹ, 10% nhóm giàu nhất thải ra trung bình 73 tấn trên đầu người mỗi năm, so với ít hơn 10 tấn của một nửa dân số nghèo nhất.

Báo cáo đánh giá, châu Âu là khu vực bình đẳng nhất, dựa trên đo lương từ thu nhập và sự giàu có. 19% tổng thu nhập mà một nửa số người nghèo nhất châu Âu kiếm được cao hơn so với tỷ lệ tương đương của nhóm đó ở bất kỳ nơi nào khác. Các chính sách đại dịch như hỗ trợ thu nhập cho những người lao động bị bỏ việc có thể đã giúp ngăn chặn sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Hà Trần / Doanh nghiệp& Tiếp thị

Chân dung chàng trai 7 tuổi biết lập trình, 24 tuổi thành chủ tịch Facebook, hiện sở hữu hàng tỷ USD

Sean Parker còn được gọi là người “hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg”.

Chân dung chàng trai 7 tuổi biết lập trình, 24 tuổi thành chủ tịch Facebook, hiện sở hữu hàng tỷ USD

Sean Parker đạt được thành công rực rỡ khi còn rất trẻ: Năm 19 tuổi, anh đồng sáng lập Napster – dịch vụ đã góp phần thay đổi cách thế giới nghe nhạc. Năm 24 tuổi, anh là chủ tịch sáng lập của Facebook – startup công nghệ sau này trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Doanh nhân 42 tuổi hiện sở hữu khối tài sản 2,8 tỷ USD và là một trong những tỷ phú tích cực làm từ thiện. Dưới đây là câu chuyện về sự nghiệp của Parker:

Parker sinh ra ở Herndon (Virginia, Mỹ). Năm lớp 2, anh được cha dạy cách lập trình trên máy vi tính. Vài năm sau, Parker đã có thể hack vào hệ thống của các trường đại học và công ty, trong đó có một công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Cha anh đã tịch thu bàn phím trước khi anh đăng xuất. Sau đó, anh bị FBI phát hiện nhưng vì là trẻ vị thành niên, anh chỉ phải phục vụ cộng đồng thay vì án tù.

Năm 1999, ở tuổi 19, Parker đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ tập tin Napster. Công ty nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất và gây tranh cãi nhất mọi thời đại. Parker và người đồng sáng lập còn lại – Shawn Fanning, được coi là những người đã cách mạng hóa ngành công nghiệp âm nhạc.

Chân dung chàng trai 7 tuổi biết lập trình, 24 tuổi thành chủ tịch Facebook, hiện sở hữu hàng tỷ USD - Ảnh 1.

Sau một số vụ kiện từ các hiệp hội âm nhạc, cuối cùng Napster phải đóng cửa. Parker thành lập trang mạng xã hội có tên Plaxo. Anh bị sa thải sau 2 năm. Công ty ngừng hoạt động năm 2017.

Năm 2004, Parker gia nhập nhóm sáng lập Facebook – khi đó chỉ là một công ty khởi nghiệp non trẻ. Với tư cách là chủ tịch sáng lập, anh đóng vai trò to lớn trong việc đầu tư và thiết kế của công ty.

1 năm sau, Parker bị bắt vì cáo buộc tàng trữ cocaine. Dù cáo buộc chính thức không được công bố nhưng vụ việc đã góp một phần vào việc anh rời Facebook. Sau vài tháng, Parker từ chức.

Tuy nhiên, Parker vẫn ảnh hưởng đến Facebook ngay cả khi đã rời đi. “Tôi không nghĩ Parker rời Facebook. Cậu ấy vẫn tiếp tục tham gia theo nhiều cách khác nhau”, Peter Thiel, nhà đầu tư ban đầu của Facebook nói với Vanity Fair. Thậm chí, Parker còn được gọi là người “hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg”.

Parker nổi tiếng với tinh thần làm việc tập trung cao độ. Một đồng nghiệp cũ của anh cho biết đôi khi cách tốt nhất để khiến Parker chú ý là gọi anh 10 – 20 lần liên tiếp, cho đến khi anh nhận ra có người cần nói chuyện với mình.

Parker là đối tác quản lý của quỹ đầu tư của Peter Thiel từ năm 2006 đến năm 2014. Anh là nhà đầu tư ban đầu vào Spotify, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Spotify đến Mỹ và là thành viên hội đồng quản trị của công ty cho đến năm 2017.

Năm 2012, Parker và Fanning ra mắt Airtime, một dịch vụ trò chuyện video tương tự như Chatroulette. Dịch vụ ban đầu thất bại và được khởi chạy lại dưới dạng ứng dụng iOS và Android vào năm 2016.

Sau nhiều năm kinh doanh, Parker tích lũy được khối tài sản trị giá 2,8 tỷ USD, theo Forbes. Năm 2010, anh mua một ngôi nhà ở West Village với giá 20 triệu USD. Sau đó, anh mua thêm nhiều bất động sản trị giá hàng chục triệu USD.

Parker cũng chịu chi không kém trong đám cưới vào mùa hè năm 2013. Buổi lễ kéo dài 3 ngày tại một khu rừng ở Big Sur, California. Đám cưới cực kỳ xa hoa của Parker đã gây xôn xao dư luận vào thời điểm đó, vì anh được cho là đã chi 4,5 triệu USD để tạo ra một thế giới kỳ diệu.

Chân dung chàng trai 7 tuổi biết lập trình, 24 tuổi thành chủ tịch Facebook, hiện sở hữu hàng tỷ USD - Ảnh 2.

Đám cưới cổ tích của Parker (Ảnh: Internet).

Tất cả 364 khách mời – bao gồm Jack Dorsey, Mark Pincus, Dustin Moskovitz và Chris Hughes – đã được tặng trang phục do nhà thiết kế của “Chúa tể những chiếc nhẫn” thực hiện để mặc trong buổi lễ.

Ngoài tận hưởng cuộc sống xa hoa, Parker cũng rất tích cực làm từ thiện. Năm 2015, anh quyên góp 600 triệu USD để thành lập Quỹ Parker, tập trung tài trợ cho các chương trình về khoa học đời sống, sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Năm 2016, anh sử dụng 250 triệu USD để thành lập Viện Liệu pháp Miễn dịch Ung thư Parker tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering. Ngoài ra, anh cũng cam kết 24 triệu USD để phát triển Trung tâm Nghiên cứu Dị ứng Sean N. Parker tại Stanford và quyên góp 4,5 triệu USD để hỗ trợ chương trình loại trừ bệnh sốt rét tại Nhóm Y tế Toàn cầu của Đại học California San Francisco.

Nguồn: InsMộc Tiên

“Trùm” tình báo Mỹ CIA vừa đưa ra nhận xét hiếm có về ông Tập Cận Bình: Rất đáng chú ý

Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns đã đưa ra những bình luận đáng chú ý về hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc, những nguyên thủ đang rất được quan tâm hiện nay.

“Trùm” tình báo Mỹ CIA vừa đưa ra nhận xét hiếm có về ông Tập Cận Bình: Rất đáng chú ý

Hôm thứ Hai, phát biểu trong cuộc phỏng vấn tại Hội nghị Thượng đỉnh của Hội đồng các Giám đốc điều hành (CEO) do Tạp chí Wall Street Journal tổ chức, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns đã đưa ra những bình luận đáng chú ý về hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc, những nguyên thủ đang rất được quan tâm hiện nay.

Nói về Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Burns đã cảnh báo người Mỹ “nên cảnh giác” với những kế hoạch của ông chủ Điện Kremlin với Ukraine liên quan tới mối căng thẳng đang diễn ra giữa Moscow and Kiev.

“Tôi không bao giờ đánh giá thấp “khẩu vị rủi ro” của Tổng thống Putin về Ukraine”, Giám đốc CIA Bill Burns cho biết. “Điều quan trọng là cần phải đối phó với điều đó bằng cả các biện pháp răn đe và khả năng ngoại giao”.

“Trùm” tình báo Mỹ CIA vừa đưa ra nhận xét hiếm có về ông Tập Cận Bình: Rất đáng chú ý - Ảnh 1.

Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns. Ảnh: NYT

“Khẩu vị rủi ro” (Risk appetite) là thuật ngữ nhằm chỉ mức độ rủi ro mà một nhà nước hay tổ chức sẵn sàng chấp nhận để có thể theo đuổi các mục tiêu của mình trước khi hành động được cho là cần thiết nhằm giảm thiểu về rủi ro.

Khẩu vị rủi ro thể hiện sự cân bằng giữa lợi ích tiềm năng trong sự đổi mới với các mối đe dọa mà sự thay đổi chắc chắn sẽ mang lại.

Bình luận trên được ông Burns đưa ra khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị cho cuộc điện đàm qua video với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào thứ Ba này

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết, nhân cơ hội này ông Biden dự định sẽ cảnh báo Nga về những toan tính có thể xảy ra về việc tấn công Ukraine và nếu hành động như vậy Moscow sẽ phải đối diện với các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng.

Những động thái triển khai quân và tăng cường lực lượng tới sát biên giới Ukraine thời gian gần đây đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Nga sẽ phát động một chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào quốc gia láng giềng này.

Khi được hỏi về Trung Quốc, Giám đốc CIA Bill Burns nói rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất có thể đang muốn thử nghiệm khả năng thiết lập một “mối quan hệ có thể dự đoán được” với Mỹ, ngay cả khi quan hệ giữa hai nước vẫn “mang tính cạnh tranh cao”.

Ông Burns cũng cho biết, Cục Tình báo Trung ương Mỹ “không chắc” liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt ra thời hạn để thiết lập quyền kiểm soát của đại lục đối với Đài Loan hay chưa nhưng cho rằng các cuộc tập trận quân sự gần đây chứng tỏ quyết tâm dài hạn của ông Tập.

Tú Anh / Doanh nghiệp & Tiếp thị