Cung Diên Thọ – nơi cư ngụ của các Hoàng thái Hậu nhà Nguyễn

Trải qua các cuộc chiến tranh, cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.

Nằm ở phía tây Tử Cấm Thành Huế, cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện được sử dụng làm nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn.

Cung điện được xây dựng vào tháng 4/1804 để làm nơi sinh sống của bà Hiếu Khang hoàng hậu, mẹ vua Gia Long. Cung điện tiếp tục được các đời vua sau như Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, Khải Định cho đại tu, sửa chữa để phục vụ cho nhiều vị Hoàng thái hậu triều Nguyễn.

Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ vào năm 1945, dù nhiều công trình trong Đại Nội bị tàn phá nặng nề hoặc biến mất trong chiến tranh nhưng toàn bộ khuôn viên cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Đây được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.

Trải qua nhiều lần tu sửa, cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17.500m2, có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ lớn nhau.

Khuôn viên của cung Diên Thọ được giới hạn bằng bức tường gạch cao trên 2m, trổ bốn cửa theo bốn hướng, Bắc là cửa Diễn Trạch, Tây là cửa Địch Tường, Đông là cửa Thiện Khánh, Nam là cửa Thọ Chỉ. Trong bốn cửa này, cửa Thọ Chỉ và cửa Thiện Khánh là hai cửa quan trọng nhất.

Phía Bắc cửa Thọ Chỉ có một bức bình phong rất dài bằng gạch. Phía Nam cửa Diễn Trạch cũng có bức bình phong. Bình phong tiền và hậu cung Diên Thọ vừa có tác dụng ngăn tà khí theo quan niệm phong thủy, vừa tạo nên sự uy nghiêm chốn hoàng cung.

Công trình trung tâm của cung Diên Thọ là tòa Diên Thọ chính điện, xây bằng gạch và gỗ sơn đen. Chính điện xây hình chữ nhật, rộng 27,5m, dài 34,7m, diện tích gần 960m². Nền điện cao 1 thước 4 tấc (khoảng 56 cm), thềm trước điện có 3 bậc đá xanh, thềm sau điện hai bên có 2 bậc đá xanh.

Điện là tòa nhà kép kiểu “trùng thiềm điệp ốc” rất đồ sộ, tiền điện bảy gian hai chái nối với chính điện năm gian hai chái kép bằng bộ vì “vỏ cua” chạm trổ tinh xảo và hai hiên trước sau. Hiên trước rộng 2m, hiên sau rộng 4,5m.

Mái Diên Thọ chính điện có hai tầng, lợp ngói lưu ly vàng. Nóc mái và đầu đao trang trí hình chim phượng – tượng trưng cho địa vị của phụ nữ hoàng tộc Nguyễn.

Giữa hai tầng mái là cổ diêm, được trang trí các ô hộc khảm tranh bằng sành sứ rất sinh động.

Tòa Diên Thọ chính điện được chống đỡ bằng hệ thống cột gỗ và vì kèo tiền doanh làm theo kiểu chồng rường giả thủ, chạm trổ tỉ mỉ, thanh nhã.

Ba gian giữa tòa điện đặt bục gỗ, kê bàn ghế làm nơi Hoàng thái hậu tiếp khách.

Hai gian hai bên được ngăn riêng thành buồng kín làm nơi ăn ở của Hoàng thái hậu.

Mặt trước công trình lắp cửa kính, lối xây dựng du nhập từ phương Tây.

Nội thất điện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, đặc biệt là bức hoành phi “Diên Thọ cung” làm năm 1916 và tám bức tranh gương cổ.

Một bộ bàn ghế dát vàng trong điện.

Các họa tiết chạm khắc gỗ tinh xảo trên bộ vì kèo.

Nằm ở phía Đông của Diên Thọ chính điện là tạ Trường Du, một nhà thủy tạ được dựng vào năm 1849 trong lần đại tu cung Gia Thọ, chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết của Hoàng thái hậu Từ Dụ.

Tạ dựng trên hồ nước hình chữ nhật, mặt bằng kiến trúc bằng nửa diện tích mặt hồ, nằm sát bờ Bắc của hồ quay mặt về hướng Nam. Đây là một trong bốn nhà tạ cổ xưa còn lại của kinh thành Huế.

Phía Tây Bắc của Hiên tây Diên Thọ chính điện có Khương Ninh Các, được xây dựng vào năm 1830 đời vua Minh Mạng. Đây là một công trình kiến trúc hai tầng bằng gỗ nằm trong một khuôn viên độc lập, được ngăn cách với bên ngoài bằng vòng tường khép kín.

Tầng dưới của Khương Ninh Các là nơi ăn ở, sinh hoạt của các bà phi tần lớn tuổi đã quy y hoặc xuất gia tu Phật. Tầng trên là nơi thờ cúng các vị Phật, Thánh Thần nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của các bà Hoàng thái hậu.

Nằm ở phía Tây Nam Diên Thọ chính điện, Lầu Tịnh Minh được xây vào năm 1927 đời vua Bảo Đại, trên nền của Thông Minh đường – một trong số các nhà hát tuồng được triều Nguyễn dựng trong Đại Nội.

Đây là một tòa lầu xây theo kiến trúc hiện đại phương Tây, dành cho bà Từ Cung, mẹ nhà vua, sinh sống. Năm 1950, tòa lầu được mở rộng quy mô để làm nơi sinh hoạt tạm thời cho Bảo Đại. Ngày nay, tòa nhà là văn phòng Trung tâm phối hợp Nghiên cứu đào tạo và Bảo tồn di tích Huế.

Đối xứng với lầu Tịnh Minh qua sân trước chính điện cung Diên Thọ là nhà Tả Trà. Tòa nhà này có ba gian hai chái xây bằng gạch và gỗ, được cải tạo bê tông vào năm 1927. Nhà Tả Trà từng bị bom đạn phá hủy năm 1968, từ năm 2011 được phục hồi nguyên trạng.

Vào thời Nguyễn, nhà Tả Trà là nơi những ai vào yết kiến Hoàng thái hậu ngồi chờ trước khi được bà tiếp đón. Ngày nay khu nhà này là một phòng trưng bày cổ vật.

Hiện vật đáng chú ý nhất ở nơi đây là chiếc xe kéo của mẹ vua Thành Thái. Đây là hiện vật được đấu giá thành công của tỉnh Thừa Thiên – Huế tại Chateau de Cheverny (Pháp) vào tháng 6/2014. Để sở hữu chiếc xe, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã bỏ ra 55.800 Euro (khoảng 1,5 tỉ đồng).

Một hiện vật đặc sắc khác là chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung (1890 – 1980, vợ Vua Khải Định, mẹ Vua Bảo Đại).

Nằm ở phía Bắc sân sau cung Diên Thọ còn có điện Thọ Ninh. Tòa nhà này gồm ba gian hai chái là nơi sinh hoạt của Hoàng Thái hậu thứ hai.

Các công trình trong cung Diên Thọ được nối thông với nhau bằng hệ thống hành lang, thường là trường lang hoặc hồi lang (hành lang vòng), lợp ngói lưu ly xanh.

Trong khuôn viên cung còn có bốn chiếc giếng trong tổng số 13 giếng cổ còn tồn tại ở Đại Nội. Trong số này có ba giếng vuông và một giếng tròn.

Cung Diên Thọ cũng là nơi lưu giữ nhiều cây cổ thụ vào loại quý nhất của Đại Nội. Điều này càng làm tôn thêm giá trị cảnh quan của cung.

Năm 1993, cung Diên Thọ được đưa vào danh mục 16 di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

Theo KIẾN THỨC

Những loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu thành F0

Hiện tại, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0. Nếu được theo dõi cách ly và điều trị tại nhà, mỗi gia đình cũng cần trang bị sẵn một số loại thuốc cần thiết sau đây.

Những loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu thành F0

Theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), các nhóm thuốc bạn cần chuẩn bị sẵn trong gia đình phòng trường hợp bạn hoặc người thân trở thành F0 bao gồm:

1. Thuốc hạ sốt 

Thuốc hạ sốt không cần kê đơn có thể mua sẵn để ở nhà, nên mua nhiều loại hạ sốt khác nhau dạng viên nén, viên sủi, bột với hàm lượng phù hợp với các thành viên trong gia đình. Các gia đình có trẻ nhỏ nên chuẩn bị thuốc hạ sốt hàm lượng thấp, phù hợp với trẻ và nên chuẩn bị thêm thuốc đặt hậu môn.

Chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ C trở lên. Khi sử dụng, cần dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không uống để dự phòng. Có nhiều cá nhân lo lắng mắc COVID-19 nên đã mua các thuốc có thành phần giống Paracetamol như Tyleno về để uống. Các loại thuốc này uống không những không có tác dụng ngừa bệnh mà còn có thể gây ngộ độc.

BS Khanh khuyến cáo không nên mua thuốc hạ sốt có thành phần asprin. Hiện tại, Việt Nam đang lưu hành dịch sốt xuất huyết, việc sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần asprin sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh sốt xuất huyết. Thuốc hạ sốt an toàn nhất là thuốc có chứa thành phần paracetamol.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần dùng theo hàm lượng phù hợp với tuổi. Liều dùng hạ sốt paracetamol là 10-15 mg cho một kg cân nặng. Ví dụ: trẻ dưới 10kg uống gói hàm lượng 80mg; người lớn 50kg uống 1 viên 500mg; người lớn có cân nặng trên 75 kg có thể uống hai viên 500mg. Một ngày không được sử dụng quá 5 lần (tương đương 75 mg/kg).

Với các trường hợp đã hết sốt phải dừng uống hạ sốt. BS Khanh cho biết có nhiều người dù đã hết sốt nhưng vẫn uống 1 lượt 2-3 viên. Việc làm này vừa hại gan, vừa khiến cơ thể có các biểu hiện tại chỗ như hạ nhiệt cơ thể đột ngột (hơn 35 độ C), vã mồ hôi lạnh, mệt mỏi.

Lưu ý, có nhiều thuốc thành phần hạ sốt đều là paracetamol nhưng tên gọi khác nhau. Vì vậy cần đọc kỹ thành phần thuốc khi mua.

2. Thuốc ho

Theo Bs Khanh, khi nhiễm COVID-19, người bệnh thường bị ho nhiều. Do đó, nên trang bị các loại thuốc trị ho như siro, các thuốc long đờm, bổ phế. 

Những loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu thành F0 - Ảnh 1.

Nên chủ động chuẩn bị nhiều loại thuốc trong nhà.

3. Thuốc trị tiêu chảy 

Bạn có thể mua sẵn thuốc trị tiêu chảy thông thường để ở nhà. Bởi khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh có thể có triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. 

4. Thuốc đau dạ dày

Nếu gia đình có người bị đau dạ dày, bạn có thể chuẩn bị sẵn thuốc trị đau dạ dày ở nhà. Trong thời gian bị cách ly, có nhiều người bị căng thẳng tâm lý nên cũng có thể bị đau dạ dày. Nên dự trữ thuốc để uống khi có các triệu chứng khó chịu và chưa đến mức nhập viện.

5. Thuốc kháng đông, kháng viêm

Theo BS Khanh, mọi người không nên tự mua thuốc kháng đông, kháng viêm. Việc mua thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ bởi nếu dùng sai cách sẽ khiến bệnh nặng hơn. 

Trong điều trị COVID-19, kháng viêm là thuốc ức chế miễn dịch, chỉ dùng khi bệnh trở nặng, hệ miễn dịch hoạt động “quá mức” và có thể gây hại ngược lại cho cơ thể. Tình trạng này thường gặp trong giai đoạn sau của bệnh. Nếu dùng quá sớm vào giai đoạn đầu của bệnh hoặc khi bệnh đang nhẹ sẽ làm mất đi khả năng chống virus tự nhiên của cơ thể và tạo điều kiện cho virus tấn công cơ thể dễ dàng hơn.

Hiện nay, các thuốc kháng viêm, kháng đông chỉ dành cho các bệnh nhân suy hô hấp. Loại thuốc kháng viêm thường được dùng nhất là dexamethasone, methylprednisolone hoặc prednisolon. Thuốc kháng đông được sử dụng có thể là rivaroxaban, apixaban, dabigatran. 

Ngoài ra, các gia đình nên trang bị các lọ xịt họng muối biển hoặc xịt mũi cho cả trẻ em và người lớn để phòng trường hợp có các biểu hiện về viêm mũi, họng. 

Bên cạnh đó, người dân nên chuẩn bị các loại thuốc bổ như vitamin B, C, D để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Một điểm cần đặc biệt lưu ý là dù là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ cũng cần phải dùng đúng lúc và đúng cách để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khoẻ. 

Ngọc Anh / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Căn hộ sinh tồn qua ngày tận thế trị giá gần 5 triệu đô, cháy hàng ngay sau khi mở bán

Căn hộ có thể chứa tới 75 người và sống được ít nhất trong vòng 5 năm.

Căn hộ sinh tồn qua ngày tận thế trị giá gần 5 triệu đô, cháy hàng ngay sau khi mở bán

Theo một bài báo của The Sun, một nhà thầu cũ của chính phủ Mỹ cho rằng mình đã dự đoán được thời gian của ngày tận thế. Để các doanh nhân giàu có và những người nổi tiếng vừa muốn sống sót lại vừa muốn vui chơi, nhà thầu này đã chi 20,3 triệu USD, biến hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bị bỏ hoang thành một căn hộ sinh tồn với độ sâu 201 feet (tương đương 5,7 mét), 15 tầng dưới lòng đất và các tiện ích khác như rạp chiếu phim,… Nơi này có thể chứa tới 75 người và sống được ít nhất trong vòng 5 năm.

Ông Larry Hall, 64 tuổi, luôn tin chắc vào câu chuyện về ngày tận thế này. Vào năm 2010, ông bắt đầu xây dựng “căn hộ sinh tồn” đầu tiên của mình ở khu vực trung tâm Kansas của Mỹ. Do đại dịch Covid 19 bùng phát, ông càng tin rằng ngày tận thế sẽ đến; giờ đây, ông đã mở rộng khái niệm về căn hộ ngày tận thế này đến các khu vực như Mỹ, châu Âu và châu Á,…

Cải tạo hầm chứa tên lửa

Ông cho biết, ý tưởng này ban đầu được bắt nguồn từ vụ tấn công 11/9. Khi đó, ông là một doanh nhân làm việc trong lĩnh vực mạng Internet, có kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các trung tâm dữ liệu máy tính.

Lúc đầu, ông nghĩ đến việc mua một hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong Chiến tranh Lạnh và biến nó thành trung tâm dữ liệu hạt nhân lớn nhất thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng, ý tưởng đó là hoàn toàn không khả thi. Vì vậy, ông đã thay đổi thiết kế thành một nơi trú ẩn tránh nạn cho mọi người .

Năm 2008, Hall mua tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Atlas F, với giá 300.000 USD. Trong vài năm sau đó, họ đã chi hơn 20 triệu USD để biến các hầm chứa bị bỏ hoang thành đô thị ngầm tiên tiến nhất với độ sâu 201 feet, tổng cộng 15 tầng, có thể chứa tới 75 người và có thể sống một cuộc sống tự cung tự cấp trong ít nhất 5 năm.

Khả năng chống chịu trước các sức ép khủng khiếp

Ông giải thích rằng thiết kế ban đầu của hầm chứa tên lửa này có thể chịu được đòn tấn công bằng đầu đạn hạt nhân với sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT, tương tự như quả bom hạt nhân được thả xuống Nagasaki trong Thế chiến thứ hai.

Để tăng cường thêm sức mạnh, ông đã tăng độ cứng của silo, cộng thêm một bức tường bê tông dài 9 feet. Một khi bị tấn công bởi nhiệt hạch, bức tường có thể bị cong vài inch và cũng sẽ không bị phá vỡ bởi sóng xung kích 2.000 dặm/giờ.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2020664);}else{parent.admSspPageRg.draw(2020664);}

Ông nhấn mạnh, “mục tiêu là bảo vệ cư dân khỏi các thảm họa tận thế như chiến tranh hạt nhân, đại dịch, sự tấn công của thiên thạch hoặc nội loạn.”

Ngoài khả năng chống chịu các cuộc tấn công hạt nhân, “chúng tôi còn có 5 hệ thống điện khác nhau, 1 tuabin gió và 2 máy phát điện diesel, đều có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ toà nhà. Chúng tôi còn có một hệ thống pin dự phòng, thậm chí còn tích trữ đủ dầu diesel, có thể được sử dụng đủ trong hai năm rưỡi. “

Những tiện ích siêu giải trí bên trong

Ngoài ra, điều ấn tượng nhất chính là sự tiện lợi và tính chân thật. Mỗi hộ gia đình đều có thiết bị nhà bếp và nhà tắm hiện đại cùng với cửa sổ ảo; thông qua cửa sổ ảo, bạn có thể xem một đoạn video giống như trong thế giới thực. Tất nhiên, cư dân cũng có thể tuỳ chỉnh kí túc xá của mình theo nhu cầu riêng. Ví dụ, bạn có thể lắp đặt một nhà thờ Hồi giáo dưới lòng đất hoặc một bãi đậu trực thăng, băng qua một đường hầm là có thể đến nhà mình. Tuy nhiên, như vậy thì giá cũng sẽ cao hơn.

Nơi đây còn có bể bơi dài 75m, spa, phòng tắm hơi, rạp chiếu phim, phòng tập gym, khu leo ​​núi, sân golf, siêu thị lớn, trung tâm y tế và khu trồng rau quả. Đối với nguồn nước, ngoài nguồn nước đã được tích trữ trong 5 năm, còn có máy thẩm thấu ngược tạo ra 10.000 gallon nước uống mỗi ngày.

Căn hộ sinh tồn bao gồm 14 khu vực sinh hoạt riêng biệt, từ phòng kiểu khách sạn 900m2 có giá 500.000 USD cho đến căn hộ cao cấp 3.600 m2 có giá 4,5 triệu USD, hiện nay đều đã được bán hết.

Tham khảo ChinatimesTiến Trần

Điều độc nhất khiến Nga muốn giúp Việt Nam tạo ra “mỏ vàng” với tiềm năng khai thác vô hạn

Điều độc nhất khiến Nga muốn giúp Việt Nam tạo ra "mỏ vàng" với tiềm năng khai thác vô hạn
Nếu được xây dựng, cảng vũ trụ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho Việt Nam trong tương lai.

Nhìn vũ trụ từ câu chuyện của ngành hàng hải

Các chuyến bay vũ trụ từng bị coi là chuyện hoang đường. Tuy nhiên, nhân loại đã thay đổi quan điểm sau những sự kiện đột phá hồi năm 1957 và năm 1961.

Các nước lớn bày tỏ sự cạnh tranh công khai, cả thế giới bắt đầu dõi theo cuộc đua trong vũ trụ. Quân đội các cường quốc tập trung vào lĩnh vực không gian, quan tâm đến các hoạt động trinh sát và thông tin liên lạc trong vũ trụ, sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách quốc gia cho mục đích này.

Ngay cả các quốc gia nhỏ cũng bắt đầu quan tâm lớn đến ngành công nghiệp vũ trụ, nghiên cứu những cơ hội mà ngành không gian vũ trụ mang lại. Việt Nam không phải ngoại lệ. Mới đây, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam cũng bay vào vũ trụ tại bãi phóng Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

 Điều độc nhất khiến Nga muốn giúp Việt Nam tạo ra mỏ vàng với tiềm năng khai thác vô hạn - Ảnh 1.

Sân bay vũ trụ nổi Sea Launch của Nga. Nguồn: Naukatehnika.com

Nhìn về ngành vũ trụ, có thể thấy hình bóng của ngành hàng hải. Lúc đầu, những nhà hàng hải vĩ đại đã thực hiện các chuyến đi táo bạo, càng ngày họ càng đi xa bờ. Sau đó, các chiến binh và thương gia bắt đầu đi theo những nhà thám hiểm và khách du ngoạn.

Tới một mức độ nhất định, sự hiện diện của quân đội và đội tàu buôn đã trở thành điều không thể thiếu của một cường quốc tiên tiến. Tàu bè và hạm đội cần tới các công trình cảng biển tương ứng, do đó biển đã trở thành lãnh thổ chiến lược của nhiều cường quốc như Đế chế Nga và một số cường quốc khác.

Đáng lưu ý, không phải ở đâu cũng có cảng biển thuận tiện. Do đó, đã có nhiều cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành những vị trí chiến lược như vậy, có thể kể đến như: Hong Kong, Singapore, cảng Suez, kênh đào Panama, Constantinople, Gibraltar, Aden, Cape Town…

Tại Việt Nam, các thành phố biển với cảng lớn cũng luôn là trung tâm kinh tế, thu hút các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước, thúc đẩy giao thương, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho đất nước.

Đặc điểm thuận lợi của Việt Nam

Lịch sử đang lặp lại với cảng vũ trụ. Các địa điểm phù hợp với cảng vũ trụ cần một số các đặc điểm mà không phải nơi nào cũng có thể đáp ứng được.

Theo ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia Nga trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh, trước hết, cảng vũ trụ cần được bố trí nằm gần đường xích đạo. Trái đất quay theo hướng từ Tây sang Đông. Do đó, tất cả các tên lửa bay vào không gian liên hành tinh đều bay theo hướng Đông để tận dụng lực quay của Trái đất để có tốc độ tăng thêm. Hay nói cách khác, cảng vũ trụ càng xa xích đạo thì tốc độ tăng thêm càng nhỏ lại. Nếu phóng tàu vũ trụ từ cực Trái đất, thì phần thêm có thể coi như “về 0”.

Như vậy, về mặt địa lý, miền nam Việt Nam đã đáp ứng được điều này khi ở khá gần xích đạo. Về đặc điểm này, Việt Nam còn thuận lợi hơn Trung Quốc do ở gần xích đạo hơn.

 Điều độc nhất khiến Nga muốn giúp Việt Nam tạo ra mỏ vàng với tiềm năng khai thác vô hạn - Ảnh 2.

Các cảng vũ trụ hiện có và đang lên kế hoạch xây dựng trên thế giới.

Bên cạnh đó, cảng vũ trụ cần điều kiện thời tiết tốt. Đối với ngành kỹ thuật vũ trụ, điều kiện tốt là bầu trời không mây và gió rất nhẹ. Khu vực rơi của các tầng đẩy tên lửa cũng có ảnh hưởng quan trọng, nên các sân bay vũ trụ được xây dựng trên bờ phía đông của những vùng biển lớn, hoặc trên những vùng sa mạc.

Chuyên gia lý giải rằng chiều cao của cảng vũ trụ cũng mang lại lợi ích trong các vụ phóng, bởi càng lên cao thì động cơ tên lửa hoạt động càng mạnh. Đó chính là lý do tại sao cảng vũ trụ tốt nhất thế giới có thể được xây dựng trên hoang mạc vùng núi cao ở Tây Tạng, nơi có độ cao cách mực nước biển 5.000m để phóng tên lửa. Tuy nhiên, rất khó để đưa được tên lửa đến đó và rất khó để hoạt động. Một cảng như vậy là thuận tiện về mặt kỹ thuật, nhưng lại vô cùng bất tiện cho con người.

Như vậy, phương án xây dựng ở vùng biển lại tỏ ra hợp lí nhất và Việt Nam một lần nữa có lợi thế đặc biệt này do có đường bờ biển dài với thời tiết khá ổn định.

“Mỏ vàng” của tương lai

Singapore, Hong Kong, Saint-Petersburg, New York cách đây 500 năm từng là những nơi hoang vu, đầm lầy, “thiên đường của cướp biển”… Nhưng sự xuất hiện của cảng biển đã khiến các vùng này lột xác.

Cuộc chạy đua vào vũ trụ đã bắt đầu với những lợi ích tiềm tàng về thương mại, nguồn tài nguyên trong không gian, bao gồm những nguồn lợi nhuận mới, cơ hội mới, hy vọng mới, quyền lực mới và tầm ảnh hưởng thế giới mới. Các liên minh không gian mới, những siêu tập đoàn, hiệp đoàn chính trị và quốc tế trong ngành vũ trụ đang được thành lập. Là một quốc gia ở vị trí trọng yếu, Việt Nam nắm giữ cơ hội rất lớn cho ngành này.

Nhìn sang các “hàng xóm” của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng cảng vũ trụ trên đảo Hải Nam. Tổng thống Indonesia cũng từng nói: “Vâng, tôi cần một cảng vũ trụ”. Và ông đã gọi điện cho tỷ phú Mỹ Elon Musk: “Elon, hãy đến Indonesia và xây cho chúng tôi một cảng vũ trụ, ở đâu đó tại khu vực New Guinea!”.

Nếu có thể sở hữu cảng vũ trụ, Việt Nam nắm giữ cơ hội rất lớn để trở thành một trong những nước dẫn đầu trong ngành. Các chuyên gia Nga cho biết, mặc dù Nga là một trong 3 cường quốc vũ trụ, nhưng tất cả các cảng vũ trụ của nước này đều nằm ở phía Bắc, cách quá xa đường xích đạo.

Trong tất cả các nước Đông Dương, Việt Nam là nước gần gũi và hiểu Nga nhất, thuận lợi nhất cho hợp tác giữa hai bên. Với những lợi thế về địa lí của Việt Nam và kinh nghiệm về vũ trụ của Nga, việc xây dựng một cảng vũ trụ ở Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi.

Từ các ý kiến này, có thể nhận định rằng, Việt Nam, sẽ không nằm ngoài xu thế chính trong lĩnh vực hợp tác chinh phục vũ trụ.

Tất Đạt / Doanh nghiệp & Tiêp thị

Văn học của người Việt ở hải ngoại: Tình thế của văn chương di dân

Cuối thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã mở ra nhiều hướng đi mới. Thời điểm này cũng là lúc chúng ta chứng kiến thêm sự bùng nổ và cất tiếng của các trào lưu văn học hiện đại với các thành tựu và sức ảnh hưởng đáng kể.

Bức tranh văn học Việt Nam đương đại có thêm nhiều màu sắc về ngôn ngữ, tư tưởng, mĩ học cũng như tính địa lí, lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội… Bên cạnh tác phẩm của các nhà văn trong nước, văn đàn còn được góp tiếng nói bởi tác phẩm của những nhà văn hải ngoại viết bằng tiếng mẹ đẻ như Đi hết đường mưa (Phạm Hải Anh), China Town (Thuận) hay Oxford thương yêu (Dương Thuỵ)… Những nhà văn thuộc nền văn học di dân, sau khi được tái định cư ở ngoại quốc, bắt đầu tiếp xúc với những nền văn hoá mới. Do đó, bản thân họ luôn thường trực ở giữa những xung đột cũ và mới. Vấn đề này luôn được đặt ra trong các tác phẩm của họ. Tác giả Đào Trung Đạo trong cuốn sách Văn chương di dân viết về quê hương từ bên ngoài đã đặt ra ba câu hỏi để chúng ta cùng đi tìm câu trả lời. Đầu tiên, đối tượng của nhà văn di dân là ai. Thứ hai, tính trung thực trong mô tả quê hương của một người ở phía ngoài có đúng hay không. Cuối cùng, di dân luôn chứa những lai ghép về văn hoá, vậy người viết đứng trên lập trường nào để viết. Đó đều là những câu hỏi còn để ngỏ cho những nhà nghiên cứu phê bình tiếp tục khai thác.

Những nhà văn Việt ở hải ngoại – một cuộc di cư của văn chương

Hiện tượng người Việt di cư ra nước ngoài đã có từ trước thời điểm đất nước thống nhất (30/4/1975). Đó là những đợt di cư khác nhau với tâm thế khác nhau của các bộ phận người khác nhau.

Thế hệ nhà văn di cư đầu tiên như Nguyễn Mộng Giác, Tô Thùy Yên, Trần Mộng Tú… chỉ viết bằng tiếng mẹ đẻ. Thế hệ tiếp theo đã khác đi rất nhiều. Họ có thể sáng tác song ngữ, như Đinh Linh, Nguyễn Quý Đức, Đỗ Kh… Họ là thế hệ khoảng giữa, là cầu nối hai thế hệ. Một mặt, tiếng Việt và sợi dây kết nối với quê nhà của họ đủ tốt, không “mất gốc”, đồng thời, khả năng ngoại ngữ và thích nghi của họ cũng tốt để có thể tồn tại ở xứ người. Thế hệ này có người chuyển sang ngôn ngữ hoàn toàn mới: Mộng Lan (tiếng Anh), Linda Lê (tiếng Pháp)… Cũng như các nhà văn thuộc các cộng đồng gốc Á khác vốn sinh ra ở Mĩ hoặc sang Mĩ khi còn nhỏ, những nhà văn như vừa kể chọn lựa viết văn bằng tiếng nước khác có thể vì họ không giỏi tiếng Việt, họ thích và thích nghi tốt với văn hoá của nước nơi họ đang định cư. Cái nhìn cố quốc “từ bên ngoài” tạo lợi thế khi sáng tác đồng thời cũng là thách thức đối với các nhà văn này. Việc làm chủ được ngôn-ngữ-của-đa-số giúp cho sáng tác của họ có số lượng độc giả khá đông đảo.

Tình thế của cuộc sống hình thành nên những giai đoạn sáng tác của các nhà văn di dân. Giai đoạn đầu tiên in dấu khá rõ bối cảnh về sự tan vỡ cuộc sống yên ổn trước đây. Trên vùng đất mới, thế hệ những người di cư đầu tiên còn gặp khó khăn do khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ nên không thể hòa nhập nhanh chóng. Sự cô đơn của người già, sự chối bỏ căn tính trong một “cộng đồng người Việt”, sự li tán của gia đình, sự chia rẽ nội bộ cộng đồng di tản… cũng là áp lực lớn mà họ phải đối mặt. Những gam màu u ám đó luôn là phông nền chủ đạo trong các câu chuyện của Hồ Trường An (Hoà hợp), Nguyễn Bá Trạc (Ngọn cỏ bồng) hay Huy Phương (Hạnh phúc xót xa)… Chẳng hạn, tác phẩm Hạnh phúc xót xa của Huy Phương nói đến những tình cảnh của người Việt tại Mĩ. Đó là những dằn vặt, mâu thuẫn, đấu tranh của nhân vật khi đứng trước quá nhiều khó khăn trong hoàn cảnh sống tha hương.

Cùng với thế hệ di cư đầu tiên, thế hệ di cư tiếp theo sẻ chia lòng yêu mến tiếng Việt, nhưng không sẻ chia gánh nặng tình cảm đối với quá khứ. Người đọc thấy trong tác phẩm của họ sự khắc khoải kiếm tìm tình yêu, hi vọng, niềm tin… Có nhiều người ra đi và đã quay trở về như Nguyễn Quý Đức, Đặng Thơ Thơ… Đi những con đường tưởng khác nhau nhưng họ vẫn có điểm chung bởi những căn rễ đã ăn sâu vào máu thịt. Có thể, họ từ chối nguồn gốc, tự xem mình là người bản địa, thích nghi với văn hoá và lối sống bản địa một cách dễ dàng, thường xuyên có những xung đột với gia đình, cha mẹ – những thành viên thuộc thế hệ di dân thứ nhất…, nhưng đến khi có một sự kiện, một “thời điểm” nào đó trong cuộc đời, họ buộc phải nhìn lại thân phận, gốc gác của mình, và viết. Khi đó, những khao khát được nối kết, được gần lại những thân tình xưa cũ chợt hồi sinh (Thư chết, Linda Lê).

Là một bộ phận của văn học di dân, văn học dịch được thực hiện bởi các nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu gốc Việt đã làm gần lại những khoảng cách địa lí và văn hóa. Việc giới thiệu văn học Việt Nam hải ngoại, văn học Việt Nam trong nước, hay quảng bá, giới thiệu các lí thuyết, trào lưu, trường phái văn học…, dịch thuật đã tạo nên môi trường thuận lợi cho quá trình tiếp cận, hiểu biết về nhau của cộng đồng tiếp nhận trong và ngoài nước. Nguyen Quy Duc cùng với John Balaban đã dịch truyện của Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thân, Lê Minh Khuê… (Vietnam: A Traveler’s Literary Companion, 1996). Wayne Karlin và Trần Hoài Bắc dịch truyện của Hồ Anh Thái (Behind the Red Mist: Short Fiction by Ho Anh Thai, 1998). Trong nhịp điệu mới này, cần phải ghi nhận những nhà nghiên cứu nước ngoài có hứng thú và tấm lòng với văn học Việt Nam như John Balaban (dịch ca dao Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương…), Peter Zinoman (dịch Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nghiên cứu về Nhân văn – Giai phẩm…) Nhìn lại, từ giữa những năm 1980, khi luồng gió đổi mới xuất hiện, giao lưu văn hoá, văn học giữa các nhà văn Việt Nam trong nước và hải ngoại khởi sắc, các nhà văn gốc Việt bắt đầu dịch sang tiếng Anh những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam. Năm 1995, tuyển tập truyện ngắn dịch sang tiếng Anh do Truong Vu cùng với Wayne Karlin thực hiện được xuất bản là The Other Side of Heaven: Post War Fiction by Vietnam and American Writers. Tuyển tập bao gồm nhiều truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam và Mĩ viết sau chiến tranh như Nguyễn Mộng Giác, Andrew Lam, Lai Thanh Ha… Trong những động thái có tính không biên giới này, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một dẫn chứng tiêu biểu cho quá trình giới thiệu văn học trong nước ra thế giới bằng nỗ lực của các dịch giả hải ngoại và nước ngoài. Các tác phẩm văn học tiếng Việt tái sinh trong môi trường ngôn ngữ mới, văn hóa mới cho thấy văn học dịch ở hải ngoại trở thành một cầu nối không chỉ của cộng đồng người Việt xa quê hương với trong nước mà rộng hơn là cộng đồng văn chương thế giới với Việt Nam.

Văn học di dân – khắc khoải giữa hai chiều không gian

Trước đây, vì một số lí do khách quan, văn học di dân chưa được đón nhận nhiều ở nước ta. Trong bối cảnh “văn chương không biên giới” như hiện nay, chúng ta đã có cái nhìn cởi mở hơn, nền văn học dân tộc sẵn sàng “dang tay chào đón” một bộ phận không thể tách rời. Những tác phẩm văn học Việt Nam ở hải ngoại hoặc những tác phẩm không phải viết bằng tiếng Việt của các nhà văn gốc Việt cũng được xem như một sắc thái văn hóa Việt Nam ở các nước sở tại.

Linda Lê tự nhận mình là một “nhà văn vô xứ”, hay “kẻ không nhà” (unhoused). Cô để tâm hồn mình trôi vô định giữa hai khoảng không gian: quê gốc và trú xứ. Ở không gian nào, những người như Linda Lê cũng cảm thấy lạc lõng và cô đơn. Bên cạnh những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, quê gốc còn gắn với ẩn ức, nỗi cô đơn, mất mát. Ở không gian này, họ quay quắt nhớ nhung, nhưng nếu có cơ hội hồi hương, họ lại chối từ. Còn trong không gian thứ hai, họ luôn bị đòi hỏi một nỗ lực quá lớn, với xuất phát điểm là hai bàn tay trắng. Các tác phẩm của họ bộc lộ nhiều nỗi bất an, chìm đắm trong đau thương, giằng xé, khi mà nghiêng về bên này là nỗi đau, nghiêng về bên kia lại là sự cô quạnh. Nhân vật người cậu trong tác phẩm Vu khống của Linda Lê là một ví dụ khi lựa chọn bệnh điên để cự tuyệt với gia đình, để được cô đơn và thoát khỏi những ám ảnh về gia đình nhiều rắc rối và tàn nhẫn.

Trong phần lớn các tác phẩm của dòng văn học di dân, không khó để nhận ra những kí ức vụn gãy, rạn nứt, thiếu hụt mảnh đất quê hương của các tác giả. Bởi vì đã từng mất đi hoặc không có được, nên họ ra sức níu giữ và tái hiện chúng, từ sự vui sướng, hạnh phúc đến đau đớn, phũ phàng. Các nhân vật trong tác phẩm văn học di dân luôn để tâm hồn mình trôi vô định ở một nơi chốn nào đó mà không phải là không gian xác định. Họ phải đối mặt với nỗi niềm tuyệt vọng từng phút từng giây. Đặt chân lên một miền đất hứa mới mẻ là họ phải bỏ lại quá khứ và quê hương phía sau lưng. Tình thế này ta bắt gặp ở Monique Truong, trong tác phẩm Sách muối. Người đọc không nhìn thấy những cảnh đẫm máu, chết chóc như trong những tác phẩm viết về chiến tranh khác, bởi tác giả đã khai thác cuộc sống dưới góc độ lương tri con người. Đó là lương tri của những người trong và sau chiến tranh, đồng thời cũng là những người di cư đang vật lộn với cuộc sống hàng ngày của chính mình. Một nền văn học di dân có thể là phương tiện, cũng có thể là cách ghi chép lại lịch sử của những mảnh đời và số phận khác nhau, hoặc giản dị hơn, là một biểu tượng của đời sống. Nhà văn và trang viết của họ, dù là di cư địa lí hay ngôn ngữ, vẫn đang bền bỉ, khắc khoải với một đời sống riêng giữa những khoảng không gian đầy ám ảnh. Đó có thể là một hạt mầm được ươm thêm vào văn đàn Việt Nam. Nó không chỉ làm giàu cho văn học nước nhà, mà còn làm phong phú thêm cho nền văn hoá của đất nước họ đang sống.

Văn học di dân ngày nay có thể vẫn còn gây nhiều tranh cãi liên quan đến tính địa-chính trị hay quan điểm cá nhân, nhưng không thể phủ nhận, trong những trang viết của bộ phận văn học này, bản sắc dân tộc vẫn giữ vai trò cốt yếu, đã và đang là một tiếng nói cần được lắng nghe nhiều hơn trong không gian nghiên cứu phê bình đương đại. Đó không chỉ là câu chuyện về tác phẩm nghệ thuật, mà còn là về cuộc đời, về số phận con người.

Thư Vũ / Văn Nghê. Quân Đội