Cười chút chơi – Những cụ già xì-tin nhất Việt Nam

Những niềm vui trong cuộc sống khiến tâm hồn họ trẻ trung hơn so với tuổi thật.


Giới trẻ cũng phải chào thua.


Công nghệ là chuyện nhỏ.


Cô dâu cũng bị cụ “dìm hàng”.


Đã đủ ngầu chưa?


“Người đẹp” và mô tô.


Công cụ kết bạn đây rồi.


Chẳng kém gì cháu gái.


Người đẹp đâu dễ bỏ qua.


Tạo dáng bên siêu xe.


Ai cũng phải ngước nhìn.

Đọc cuối tuần : Sự tích Đồi thông hai mộ và câu chuyện tình có thật

Ở Đồi thông hai mộ, một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt, bao năm nay luôn tồn tại nhiều sự tích ly kỳ về cái tên “Đồi thông hai mộ”, nhưng chỉ có một câu chuyện trong số đó là thật, ấy là câu chuyện tình bất hạnh của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm, mà minh chứng cho câu chuyện tình đó chính là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông 60 năm qua.
Một chuyện tình bi thương trên cao nguyên

Từ lâu lắm rồi, Đà Lạt luôn được gọi là xứ sở của tình yêu, là nơi hò hẹn lãng mạn cho những đôi tình nhân. Những thung lũng tình yêu, thác Cam Ly, hồ Than Thở… là những địa danh mà dù chưa từng đặt chân lên Đà Lạt, hẳn ai cũng nghe tên ít nhất một lần.
Ngay bên cạnh hồ Than Thở của Đà Lạt là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ. Trong festival Đà Lạt, Đồi thông hai mộ cũng là một địa danh mà nhiều du khách ghé qua.
Đồi thông hai mộ trở nên nổi tiếng vì rừng thông bạt ngàn và vì câu chuyện tình bi ai, cảm động của một đôi trai gái mà câu chuyện tình của họ đã trở thành sự tích của cái tên Đồi thông hai mộ.
Chuyện kể cách đây gần 60 năm về trước, có chàng trai Vũ Minh Tâm lên Đà Lạt học tập. Chàng trai  này là con trai độc nhất của một trong những điền chủ giàu có nhất ở đất xứ Gò Công, Tiền Giang. Gia đình chàng có cả nghìn mẫu ruộng khắp các tỉnh miền Tây, có cả biệt thự ở Sài Gòn, ở Đà Lạt.
Hai ngôi mộ của Vũ Minh Tâm và người yêu Lê Th
Ngôi mộ của Vũ Minh Tâm và người yêu Lê Thị Thảo

Nhưng là con trai độc nhất cũng khiến chàng mang nhiều gánh gặng. Khi vừa tròn 18 tuổi, Vũ Minh Tâm đã bị ba má yêu cầu lấy vợ để có con thờ tự. Ba má ngắm cho chàng một cô gái là con gái một điền chủ vùng bên, gia đình môn đăng hộ đối.

Nhưng vì chưa muốn ràng buộc hôn nhân khi còn quá trẻ, lại không có nhiều cảm tình với người được ba má hỏi cho, Vũ Minh Tâm đã lén trốn ba má lên Đà Lạt học để tránh né cuộc hôn nhân sắp đặt.
Xứ Đà Lạt thơ mộng đã chứng kiến câu chuyện tình yêu trắc trở của chàng công tử nhà giàu Vũ Minh Tâm với cô sinh viên Lê Thị Thảo. Lê Thị Thảo là sinh viên Văn khoa ở Đà Lạt. Trong một lần đi dạo bên bờ hồ Sương Mai (nay là hồ Than Thở), duyên trời đã khiến cả hai gặp nhau.
Xúc động trước nhan sắc mong manh và tính tình dịu dàng của nữ sinh viên Văn khoa, chàng công tử xứ Gò Công đã đem lòng nhớ nhung bóng hình đó. Kể từ ngày ấy, cả hai thường hẹn nhau cùng đi dạo quanh hồ Sương Mai, và cũng chính hồ Sương Mai này là nơi chứng kiến lời thề hẹn trăm năm của đôi trai tài gái sắc.
Quãng thời gian là sinh viên tuổi mười tám, đôi mươi, cả hai là đôi tình nhân đẹp trong mắt các sinh viên cùng khóa. Nhưng rồi thời sinh viên cũng hết. Lê Thị Thảo tốt nghiệp, trở thành cô giáo dạy văn ở thành phố Đà Lạt, còn Vũ Minh Tâm cũng về quê, chăm sóc ba mẹ già, làm tròn nhiệm vụ của đứa con độc nhất.
Ngày chia tay, Vũ Minh Tâm có hứa với người yêu, sẽ xin ba mẹ sắm trầu cau lên hỏi cưới Thảo. Nhưng lời hứa đó không thành. Ba má Vũ Minh Tâm chê Thảo chỉ là con gái một gia đình công chức nghèo, không môn đăng hộ đối nên nhất nhất ép con trai cưới cô gái mà họ đã chọn năm nào, dù cho Vũ Minh Tâm hết lòng cầu xin.
Không thể cãi lời ba má, nhưng cũng không thể phụ tình người yêu ở Đà Lạt, Vũ Minh Tâm đã làm đơn xin đi lính. Trước khi đi, chàng công tử xứ Gò Công có gửi cho người yêu một bức thư, dặn dò cô đợi chờ mà cố tình giấu chuyện gia đình ngăn cản.
Tin tưởng vào lời ước hẹn tình yêu, năm này qua năm khác, cô giáo dạy văn Lê Thị Thảo chung thủy chờ đợi mối tình đầu, dẫu cho bao chàng trai theo đuổi cũng mặc. Những lúc nhớ người yêu ở chiến trường, Thảo thường đi dạo quanh bờ hồ Sương Mai, đi dạo quanh đồi thông ven hồ, nơi cô và người yêu có biết bao là kỷ niệm.
Nỗi bất hạnh của đôi tình nhân phía sau sự tích về cái tên ‘Đồi thông hai mộ”  
Nhưng tình yêu của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm đã gặp vô vàn những sóng gió. Biết con trai còn nặng tình với cô gái nghèo xứ Đà Lạt, ba má chàng trai đã cho người lên Đà Lạt, nói rõ việc gia đình họ không chấp nhận một cô con dâu không tương xứng.
Vài tháng sau, sợ điều đó không chia rẽ được tình cảm của đôi trai gái, gia đình Tâm đã gửi tin báo Tâm đã tử trận ở chiến trường. Chưa hết đau khổ vì không được gia đình người yêu chấp nhận, lại nghe tin người yêu đã tử trận, ngày ngày, cô giáo Lê Thị Thảo thường lên đồi thông ngồi khóc.
Nghĩ rằng sống không có được nhau, thì chết sẽ nhất định thuộc về nhau, Thảo đã quyên sinh trên đồi thông để trọn vẹn mối tình với chàng công tử Gò Công. Cái chết của cô giáo dạy văn hiền lành đã khiến người dân Đà Lạt vô cùng thương xót. Gia đình biết câu chuyện tình ngang trái của Thảo, đã chôn Thảo trên đồi thông ven hồ.
Nửa năm sau, Tâm trở về tìm Thảo. Hóa ra cái tin Tâm tử trận chỉ là tin giả. Sau khi hết nghĩa vụ quân sự, chàng về Đà Lạt tìm người yêu sau bao tháng bặt tin thì nghe tin sét đánh. Gia đình Thảo đưa Tâm lên ngôi mộ của Thảo trên đồi thông.
Chàng trai chung tình đã khóc hết nước mắt bên nấm mồ người yêu nay đã xanh cỏ. Sau mấy ngày khóc vật vã quên ngủ, quên ăn, vừa nhớ thương người yêu, và trách giận gia đình, Tâm đã không quay về Gò Công mà trở lại chiến trường lửa đạn.
Một thời gian sau, Tâm ngã xuống giữa chiến trường. Trong những kỷ vật của Tâm còn lại, có những dòng nhật ký về Thảo, về câu chuyện tình bi thương của chàng trai chung tình.
Tâm có viết một dòng trong nhật ký, như lời di chúc, dặn nếu tử trận, Tâm mong được đưa về chôn cất bên cạnh mộ người yêu, trên đồi thông.
Thương xót mối tình của đôi trai gái bất hạnh, người ta đưa Tâm về, cất một ngôi mộ cho Tâm ngay bên cạnh mộ Thảo. Gia đình Thảo vẫn qua lại hương khói cho cả hai ngôi mộ. Người dân quanh vùng biết chuyện, cũng thường đến thắp hương ở đây.
Kể từ đó, đồi thông mang tên gọi mới “Đồi thông hai mộ”. Nhiều cặp tình nhân tin rằng, nếu gặp trắc trở trong tình duyên, chỉ cần đến thắp hương lên hai ngôi mộ này, người đã khuất sẽ phù hộ cho họ vượt qua trắc trở. Nhưng bất hạnh thay, Thảo và Tâm sau khi chết vẫn bị chia rẽ.
Nhiều năm sau khi Tâm đã mồ yên mả đẹp bên cạnh người yêu, không hiểu vì lý do gì, gia đình Tâm đã lên Đà Lạt, đưa mộ chàng về Gò Công, Tiền Giang, quyết chia lìa đôi trai gái bất hạnh, bất kể nguyện vọng của chàng trai lúc còn sống.
Thảo và Tâm lại một lần nữa chia ly. Sau này khi ngôi mộ của cô giáo Thảo đã đổ nát, gia đình cũng ly tán, có người xót thương cho đôi tình nhân trẻ đã xây lại ngôi mộ của Thảo và không quên xây ngôi mộ của Tâm ngay bên cạnh.
Khách đến Đà Lạt giờ ghé qua Đồi thông hai mộ sẽ vẫn thấy ngôi mộ của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm đứng cạnh nhau bên Đồi thông hai mộ. Tuy nhiên chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật, còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của người đời cho một mối tình đẹp không thành.
Trong một lần lên Đà Lạt, ghé qua Đồi thông hai mộ, đã được nghe kể về câu chuyện tình của đôi nam nữ, tức cảnh, sinh tình, giữa Đà Lạt, nhạc sĩ Hồng Vân đã sáng tác bài hát “Đồi thông hai mộ” để bày tỏ sự thương tiếc với đôi tình nhân trẻ.
Bài hát đó sau này rất nổi tiếng và được rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công: “….Rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng như lời xưa thề ước. Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc dưới mộ sâu đất khô. Qua bao năm, rêu xanh phủ che kín âm u chẳng nhang khói. Trời xui chi trên cây còn lá úa, lá xanh kia rụng rồi…”
nguồn: phunutoday

Thực sự ông Nguyễn Phú Trọng muốn gì (1)

Có „ chỉnh“ nhưng liệu có „ đốn „ hay không?

Vai trò của đảng cộng sản bị thách thức

Hội nghị trung ương 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 đang sắp đi vào cao trào và chuẩn bị kết thúc. Hội nghị lần này đặc biệt thu hút sự theo dõi của toàn dân và chính giới trong cũng như ngoài nước. Nhưng thông tin hội nghị của đảng hầu như không được cập nhật trên báo chí. Vì vậy dự luận lại càng trông đợi vào những ngày kết thúc. Liệu có sự đột phá mới về nhân sự hay không? Liệu đảng cộng sản có dám nhìn vào sự thật và xử lý những đòi hỏi cấp bách về công tác đảng hay không? Đó là những câu hỏi được người theo dõi tự đặt ra cho mình.

Hơn hai mươi năm qua đất nước đã bước chặng đường dài dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng chưa bao giờ vai trò lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản lại bị thử thách như lần này. Những năm 90 hệ thống CNXH ở Đông Âu sụp đổ. Hệ tư tưởng của các đảng cộng sản thế giới bị khủng hoảng trầm trọng. Đảng cộng sản ở các đất nước đó bị phân hóa và biến thành các đảng đối lập nhỏ lẻ. Hầu hết ở các nơi đó đảng cộng sản không còn là một đảng đại chúng nữa.

Đảng cộng sản cầm quyền chỉ tồn tại và tiếp tục duy trì sự lãnh đạo độc tôn của mình ở những nơi ngoài lục địa Âu châu như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Cu Ba.

Tuy bị lung lay về ý chí nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn chèo lái sự nghiệp của đảng và lãnh đạo đất nước vượt qua cơn nguy khốn về khoảng trống hệ ý thức không thể tưởng tượng nổi. Qua hai thập kỉ qua diện mạo đất nước có nhiều thay đổi và cũng đạt được nhiều thành tựu tích cực, nhất là về mặt kinh tế. Việt Nam đã từ bỏ cơ chế kinh tế bao cấp, chấp nhận nền kinh tế thị trường và ngày càng chuyển mình sang cơ chế thị trường tự do. Việt Nam vẫn duy trì kinh tế nhà nước làm chủ đạo, nhưng cũng đã thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế chung. Cho đến nay các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp một phần quan trọng cho kinh tế Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam đã từng tự hào về thành công của mình và trên cơ sở đó tiếp tục khẳng đinh vai trò lãnh đạo toàn diện đối với đất nước.

Thế nhưng chính sách phát triển đất nước của đảng cộng sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều mặt trái của nó. Thời kỳ phát triển kinh tế nhanh đã chấm dứt. Việt Nam đang lay hoay đối phó với suy thoái kinh tế trầm trọng. Nền giáo dục xuống cấp, lệch chuẩn quốc tế. Ngành y tế thành một thị trường mở hỗn loạn. Đặc biệt đạo đức công dân sa sút nghiêm trọng.

Tuy Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong quan hệ với các nước trong khu vực ASEAN và phương Tây, nhưng Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác Việt Nam rất lúng túng trong việc bảo vệ người dân, bảo vệ lãnh thổ của mình. Mối đe dọa xung đột về tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền của Việt Nam lại chính từ nước láng giềng Trung Quốc.

Điều nguy hiểm hơn là giữa người dân và chính quyền không còn sự đồng thuận về ý chí và từ đấy các chính sách của nhà nước không nhận được sự ủng hộ của người dân. Những tầng lớp nhân nhân mà đảng cộng sản dựa vào để có quyền lực lãnh đạo như ngày nay là nông dân và công nhân thì chính lại là tầng lớp bị thua thiệt nhất trong vòng 20 năm qua. Họ không được hưởng một chút lợi nào khi kinh tế đất nước phát triển.

Chính những điều đó mà vai trò lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản đang bị thách thức mạnh. Nó là những mối hiểm họa đó đang đe dọa „ sự tồn vong của Đảng“ ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra điều đó.

Những người lãnh đạo đảng cũng đang trăn trở. Họ muốn đảng hùng mạnh trở lại để nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo đất nước như từ trước đến nay. Họ muốn cải tổ lại đường lối của đảng. Nhưng hai mươi năm qua đảng đã tạo ra một thế hệ cán bộ khác xa nguồn gốc mục đích của mình. Chính số này là lực cản lớn nhất cho đảng và cho đất nước.

Nguyên nhân chính là ở chỗ đảng cộng sản Việt Nam không dám mạnh dạn đổi mới tư duy của mình. Như ông Nguyễn Phú Trọng trước sau khẳng định đảng cộng sản Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường CNXH. Nhưng thực tiễn thế giới đã chứng minh, hệ thống CNXH và tư tưởng của nó đã sụp đổ. Những hệ ý thức của tư tưởng cộng sản ở những nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba không còn mang màu sắc của chủ nghĩa Marx- Lenin nữa. Ở đó chế độ CNXH đã biến thành chế độ toàn trị do một đảng duy nhất cầm quyền.

Ở Việt Nam đảng cộng sản ra sức bảo vệ vị trí độc tôn của mình, lấy tiêu chí đi theo con đường tiến lên CNXH làm mục đích, nhưng thực tế xã hội phải phát triển theo con đường kinh tế thị trường. Mà kinh tế thị trường là một đặc điểm lớn nhất của chủ nghĩa tư bản. Như vậy giữa lý thuyết định hướng và thực tế phát triển kinh tế ngày càng xa rời nhau, mâu thuẫn với nhau.

Với vai trò độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản , xã hội Việt Nam đã nảy sinh ra một tầng lớp cán bộ quản lý nhà nước có tính đặc thù. Đó là những người đứng trong hàng ngũ đảng để chiếm lĩnh các vị trị quan trọng trong cơ chế nhà nước, nhưng thực thi công việc thì theo cơ chế thị trường. Chính cơ chế tư duy nửa vời này đã làm cho họ biến chất. Về mặt tư tưởng họ được định hướng theo CNXH, phục vụ toàn tâm toàn ý, không vụ lợi cho cộng đồng. Nhưng điều hành thực tế thì chạy theo lợi nhuận của „ chủ nghĩa tư bản trần trụi“. Họ không thành công đưa đất nước tiến lên như nhân dân kỳ vọng mà còn gây ra nhiểm thảm họa cho đất nước. Cơ chế độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản đã khống chế sự phát triển dân chủ ở xã hội Việt Nam. Lớp người trong đảng có vị trí lãnh đạo tha hồ làm mưa làm gió, mặc sức hoạch định cho mưu lợi của mình và tầng lớp của mình, hơn nữa họ đã tạo ra một cơ chế bền vững để bảo vệ quyền lợi của mình. Chính từ đó đã nảy sinh ra các quốc nạn như tham ô, tham nhũng, lãng phí, công quyền, quan liêu hành chính, xa rời nhân dân lao động…

Người dân nhìn nhận về đảng không còn là một tổ chức chính trị, nơi tập trung người lao động và bảo vệ quyền lợi cho họ như ngày xưa nữa, mà là một tổ chức quyền lực bao trùm cả nhà nước.

Đảng đã biến chính quyền nhà nước thành một bộ máy cai trị nhân dân, làm người dân xa rời đảng và cảm thấy đảng cộng sản ngày càng đối lập với nguyện vọng của họ. Câu hỏi đặt ra cho chính đảng cộng sản ở Việt Nam là tương lai sẽ ra sao nếu số đông quần chúng không còn ủng hộ đảng?

Thực sự ông Nguyễn Phú Trọng muốn gì?

(còn tiếp)

Facebook Dân Choa

Nguyễn Tấn Dũng có thể mất ghế thủ tướng?

Ðồn đoán bên lề hội nghị 6 của đảng CSVN

Tư Ngộ/Người Việt

Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể sẽ mất ghế thủ tướng sau khi đảng CSVN kết thúc hội nghị trung ương lần thứ 6 đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 1 đến 15 tháng 10.

Nhiều tin đồn Nguyễn Tấn Dũng sẽ mất chức sau khi hội nghị trung ương 6

kết thúc vào ngày 15 tháng 10, 2012. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)

Hội nghị này được nói là chỉnh đốn đảng với 175 ủy viên trung ương tham dự và được họp bí mật nhưng lại gây sự chú ý đặc biệt trong dư luận tại Việt Nam.

Trong nhiều ngày qua hàng loạt các tin đồn về thay đổi nhân sự chóp bu trong nội bộ đảng CSVN xuất hiện trên các trang mạng ‘lề trái’, trên blog và facebook, cụ thể là ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng.

Nguồn tin xuất hiện trên trang điểm tin Ba Sàm hôm 11 tháng 10 cho hay, “chỉ có 40 trong số 175 đại biểu chính thức, tham dự Hội nghị lần thứ 6, bỏ phiếu tán thành việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò thủ tướng”.

Một nguồn tin khác, trang Quan Làm Báo, nói rằng, “ông Dũng chỉ nhận được 4 phiếu tín nhiệm trong tổng số 14 ủy viên Bộ Chính Trị,” cho thấy ông Dũng có thể ‘phải ra đi’.

Một số nguồn tin trên facebook và trên blog dự đoán, Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra đi, Nguyễn Sinh Hùng (chủ tịch Quốc Hội) lên thay, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân (phó chủ tịch Quốc Hội) sẽ thay Nguyễn Sinh Hùng.

Nguồn tin khác lại nói, Phùng Quang Thanh (bộ trưởng quốc phòng) sẽ thay Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước, Trương Tấn Sang sẽ thay Nguyễn Sinh Hùng làm chủ tịch Quốc Hội và Nguyễn Sinh Hùng sẽ thay Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc Hội nói rằng, ‘khả năng thay đổi thủ tướng là rất lớn’.

Nhưng với nhiều người, thì ai thay Nguyễn Tấn Dũng thì thể chế chính trị tại Việt Nam cũng chẳng có gì tốt hơn, vẫn là độc tài đảng trị.

Hội nghị Trung Ương Ðảng CSVN kỳ 6 chỉ thấy guồng máy tuyên truyền chính thức của chế độ Hà Nội phổ biến bài diễn văn khai mạc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra không ai biết gì ngoài những lời đồn đoán và các tin tức vỉa hè giật gân.

Cuộc họp này diễn ra trong hoàn cảnh chẳng có gì tốt đẹp để ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo với đảng. Nền kinh tế khó khăn với hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ “chết lâm sàng”. Hệ thống ngân hàng thì ngập đầu với nợ xấu. Hết Vinashin lại tới Vinalines.

Nhưng những chuyện đó được giới bình luận trên thế giới ảo coi đó chỉ là những biểu hiện của cuộc đấu đá cung đình giữa hai phe.

Gần đây, có những vụ bắt giữ mà nếu không có những bức thư của bà cựu đại biểu Quốc Hội Ðặng Thị Hoàng Yến và ông em hiện vẫn là đại biểu Quốc Hội Ðặng Thành Tâm, thì người ta vẫn chỉ tưởng là những vị bắt giữ những kẻ “phản động”, hay “vi phạm pháp luật” bình thường.

Lời phản đối trên hai bức thư gửi tới những kẻ quyền lực cao nhất của chế độ tố cáo gián tiếp hành động bắt người bất hợp pháp của công an CSVN do động lực chính trị nằm đằng sau của kẻ nào đó. Không ai nói ra, nhưng rất dễ nhận thấy đó là hành động của phe đảng ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Những bài viết tố cáo bôi đen chị em bà Ðặng Thị Hoàng Yến được một số báo trong nước (được coi như thân cận với ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang) khai thác tận tình có vẻ như ăn miếng trả miếng cho hành động bắt giữ và truy tố từ Bầu Kiên, Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, v.v… được coi như phe cánh ông thủ tướng.

Nhiều người tin rằng đất nước Việt Nam hiện đang bị điều hành bởi những nhóm lợi ích cấu kết với nhau, hoặc kình chống nhau chứ không phải vì quyền lợi quốc gia dân tộc gì cả.

Một đảng viên cao cấp tiết lộ với hãng thông tấn AFP mới đây là “chưa bao giờ có một ông thủ tướng bị đả kích dữ dội về khó khăn kinh tế và tham nhũng” như ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng bứng nổi ông này ra khỏi cái ghế thủ tướng hay không lại là vấn đề của sự vật lộn giữa hai phe cánh đấu đá lẫn nhau. Một số nhà quan sát quốc tế không tin là ông Dũng sẽ bị hất cẳng sớm.

Theo một bài viết trên Blog Cầu Nhật Tân viết nghiêm trang “như thật” làm nhiều người hiểu lầm thì, trong cuộc họp Trung Ương Ðảng đang diễn ra, một ủy viên Bộ Chính Trị không thấy nêu tên (nhưng có vẻ để được hiểu ngầm là Nguyễn Tấn Dũng) “có biểu hiện dung túng người thân, vi phạm kỷ luật đảng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, phai nhạt lý tưởng Cộng Sản”.

Bản tin “như thật” của blog Cầu Nhật Tân nói rằng cái ông ủy viên Bộ Chính Trị đó bị “Ban Chấp Hành đề nghị Bộ Chính Trị ra kết luận cuối cùng và đưa ra hình thức kỷ luật, xử lý đối với đồng chí đó”. Kết luận cuối cùng “sẽ được trình bày trước toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương trước khi bế mạc hội nghị đồng thời thông tri tới các đảng bộ cơ sở”.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ CSVN tại Bắc Kinh suốt một thời gian dài, đã đòi “xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng” ngay trong Hội nghị trung ương 6. Ông Vĩnh cho rằng từ thời Nông Ðức Mạnh lên làm tổng bí thư đảng CSVN cho đến nay, càng ngày càng thấy Bắc Kinh chen vào vấn đề nhân sự nội bộ cấp cao ở Việt Nam. Càng ngày, nhà cầm quyền CSVN càng để cho Bắc Kinh ép mọi mặt, đặc biệt là chủ quyền lãnh thổ.

Ông thủ tướng “y tá vườn” Nguyễn Tấn Dũng đã phải chống đỡ khá khó khăn với những lời chỉ trích về sự thua lỗ của hệ thống quốc doanh, tình trạng tham nhũng tràn lan vì cái lối điều hành đất nước dựa trên bè đảng. Nhưng ông vẫn ngồi vững vàng trên cái ghế ấy.

Từ trước tới nay, chưa có tiền lệ một thủ tướng, một chủ tịch nước hay một tổng bí thư đảng CSVN bị cưa mất ghế ngay giữa nhiệm kỳ.

Nếu chuyện này diễn ra vào kỳ họp Quốc Hội dự trù khai mạc ngày 22 tháng 10, 2012 tức chỉ một tuần lễ sau khi Trung Ương Ðảng chấm dứt họp, nó sẽ là một biến cố đặc biệt, “một cuộc đảo chánh”.

@NguoiViet

Mạc Ngôn, ông là ai ?

Truyện của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn được trưng bày tại Hội chợ Frankfurt, Đức, 11/10/2012

Truyện của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn được trưng bày tại Hội chợ Frankfurt, Đức, 11/10/2012

REUTERS

Chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông François Hollande nhân Thượng đỉnh khối Pháp ngữ, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế chỉ trích chính sách khắc khổ của châu Âu là hai đề tài lớn được các báo quan tâm. Nhưng ở phần tin văn hóa, sự kiện nổi bật là Nobel Văn học 2012 về tay nhà văn Trung Quốc, Mạc Ngôn.
Các báo Pháp phác họa lại chân dung và hành trình văn học của một nhà văn với bút hiệu rất lạ là « Không Nói – Mạc Ngôn ».

L’Humanité mệnh danh ông là « một Rabelais của Trung Quốc ».Trong lúc chính Ủy ban Nobel lại so sánh tác giả Trung Quốc với những William Faulkner của Mỹ hay Gabriel Garcia Marquez, tác giả của « Trăm năm cô đơn » và « Tình yêu thời thổ tả ».

« Một giải Nobel đáng ghi nhớ », tựa của tờ Libération. Tờ báo chơi chữ với tính từ « épique ». Trong tiếng Pháp « épique » vừa có nghĩa là « đáng ghi nhớ », vừa có nghĩa là « mang tính sử thi ».

Libération không quên lưu ý độc giả : Mạc Ngôn không phải là văn sĩ Trung Quốc đầu tiên đoạt Nobel, bởi vì trước ông, một nhà văn lớn khác người Trung Quốc là ông Cao Hành Kiện vào năm 2000 đã đăng quang với tác phẩm « Linh sơn ». Thế nhưng, Cao Hành Kiện đã từ bỏ quê hương để sống lưu vong tại Pháp và từ năm 1997 ông đã nhập quốc tịch Pháp. Chính quyền Bắc Kinh ngày đó đã bực mình vì giải thưởng tặng cho Cao Hành Kiện.

Lần này, quyết định của Ủy ban Nobel không gây tranh cãi, do những tác phẩm của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đã được nhìn nhận và đánh giá cao cả ở trong lẫn ngoài nước. Tính từ đầu thập niên 80 tới nay, nhà văn 57 tuổi này đã sáng tác khoảng 80 tiểu thuyết và truyệt ngắn, trong số đó 17 tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp.

« Báu vật của đời », « Hồng cao lương gia tộc », « Tửu Quốc », « Đàn hương hình » là những tác phẩm đưa tên tuổi ông đến với độc giả thế giới. « Hồng cao lương gia tộc » từng được đạo diễn Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh lớn qua bộ phim mang tựa đề « Cao lương đỏ ». Bộ phim này từng đoạt giải Gấu vàng của liên hoan điện ảnh phim quốc tế Berlin năm 1988.

Tuổi thơ cơ cực

La Croix nhắc lại tuổi thơ cơ cực của Mạc Ngôn gắn liền với mảnh đất nơi ông sinh ra là huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Ông từng trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, từng bị đói kém và bị bắt nghỉ học vì lý lịch gia đình. Năm 1976 khi Mao Trạch Đông qua đời, ông nhập ngũ và từ đó trở đi Mạc Ngôn không ngừng sáng tác. Nhưng phải đến đầu những năm 80, ông mới tìm được một chỗ đứng trên văn đàn Trung Quốc.

Theo như lời dịch giả Sylvie Gentil, người đưa những tác phẩm của ông đến với độc giả Pháp, điểm son của Mạc Ngôn là ông « thấm nhuần và làm chủ được vặn học ngoại quốc (Nhật, Nga), để từ đó tạo ra một ngôn ngữ riêng biệt ». Năm 2009 trong một buổi nói chuyện dành cho báo La Croix, giải Nobel Văn học tương lai Trung Quốc này đã thổ lộ : « Ông nghiện viết như người ta nghiện rượu, càng viết lại càng say ». Chính vì thế mà tờ báo Pháp La Croix cho rằng : « Thế giới hư cấu của Mạc Ngôn thấm đẫm lịch sử xã hội và nhân văn Trung Quốc ».

Chứng nhân của lịch sử đương đại Trung Quốc

Với văn phong đa sắc thái, ông đã vạch trần « thái độ hèn nhát của những cán bộ cộng sản Trung Quốc, hay sự tàn bạo trong guồng máy chính trị » trên quê hương mình. Nhưng bên cạnh đó thì « mỗi nhân vật của Mạc Ngôn đều rất giàu lòng nhân ái và rộng lượng ».

Bản thân nhà văn Mạc Ngôn thường bị chỉ trích thân chính quyền cộng sản Bắc Kinh. Về điểm này, La Croix bênh vực cho tác giả khi cho rằng : « Ở cương vị một nhà văn, ông đã thành công ít nhất trên một điểm, đó là không đem văn học để phục vụ Đảng và Nhà nước. Mạc Ngôn là một nhân chứng của thời đại, và những tác phẩm của ông nói lên những thay đổi đột ngột mà xã hội Trung Quốc đã và đang trải qua ».

Hai lần trả lời báo Cộng sản L’Humanité vào năm 2004 và 2009, Mạc Ngôn đã khẳng định : Ông viết văn không phải để phê bình chế độ hay xã hội. Đó không phải là mục đích ông hướng tới. Bởi lẽ ông không đại diện cho một ai. Năm năm sau buổi nói chuyện đầu tiên với phóng viên của tờ L’Humanité, cũng nhà văn người Trung Quốc này nhắc lại : « Trong sách, tôi nghiêm khắc với guồng máy hành chính quan liêu, nhưng tôi chỉ phê bình với tư cách của một người viết văn. Những phê bình đó chỉ phản ánh qua những gì tôi viết hay kể lại trong sách. Tôi không phải là một nhà văn muốn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động chính trị. Làm như thế không có ích ».

Mạc Ngôn, một nhà văn thân chế độ ?

Thông tín viên của báo Libération tại Bắc Kinh cho biết là cách nay không lâu, khi được hỏi ông nghĩ gì về việc giải Nobel Hòa bình năm 2010, Lưu Hiểu Ba bị lãnh án 11 năm tù, tác giả « Báu vật của đời » đã trả lời là ông không hay biết chuyện đó và không muốn bình luận nhiều về trường hợp của nhà bất đồng chính kiến họ Lưu.

Cũng vì muốn tránh làm phật lòng Bắc Kinh, ông Mạc Ngôn đã hai lần từ chối ra nước ngoài tham dự hội chợ sách quốc tế. Lần thứ nhất là vào năm 1989, vài tháng sau biến cố Thiên An Môn, và lần thứ nhì là vào năm 2009. Vào năm 2009, hai nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc là khách mời của hội chợ sách Frankfurt. Nhìn đến sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, thì tới nay, chỉ có một cuốn sách duy nhất của ông bị « kiểm duyệt », đó là « Báu vật của đời » với lý do tác phẩm này có nhiều « tình tiết nóng » !

Le Figaro trở lại với câu hỏi Trung Quốc đón nhận thế nào giải thưởng Nobel năm nay ? Mọi người còn nhớ, mới chỉ cách nay 2 năm (tức là vào năm 2010) khi Ủy ban Nobel trao tặng giải thưởng Hòa bình cho nhà đấu tranh nhân quyền Lưu Hiểu Ba, thì chính quyền Bắc Kinh đã « nổi cơn thịnh nộ » và gọi các thành viên Ủy ban này là « những thằng hề ». Lần này, tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc đã không che giấu niềm tự hào khi ghi nhận « Đây là giải Nobel Văn học đầu tiên được trao tặng cho một nhà văn Trung Quốc. Các văn sĩ Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc đã đợi quá lâu » để được vinh dự này.

Le Figaro lưu ý độc giả rằng Nhân Dân nhật báo quên mất sự kiện ông Cao Hành Kiện được vinh danh cách nay đúng một con giáp.

@rfi