Lưu Vân Sơn nỗ lực thổi bùng dư luận sau phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Phương Hiểu, ET Hoa ngữ

Dịch giả: Daniel Nguyen

Sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề Biển Đông, Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái nắm trong tay hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại được một phen lên sân tái diễn. (Getty Image)

Cuộc phân tranh giữa biển Đông và những nỗ lực thổi bùng dư luận của Lưu Vân Sơn

Sau khi vấn đề biển Đông được Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, bộ đôi Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường trong thời gian đầu cũng tỏ vẻ không đồng ý, nhưng vẫn luôn cật lực cố gắng hiệp thương và giải quyết hòa bình. Ngược lại, hệ thống truyền thông chính phủ của ĐCSTQ luôn cao giọng “khai hỏa”, thổi bùng lòng sục sôi của dân chúng, đồng thời nêu cao giọng điệu “chiến tranh” để uy hiếp. Lưu Vân Sơn – Ủy viên Thường trực Bộ chính trị thuộc hệ thống Giang phái từ trước tới nay vốn khống chế hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ lại có một cơ hội mới để lên sân tái diễn.

Thời gian đầu, hai họ Tập – Lý không chấp nhận, nói rằng phải giải quyết hòa bình

Theo phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài quốc tế La Hague, phủ định hoàn toàn khẳng định chủ quyền của Trung Quốc nằm trong đoạn lưỡi bò 9 khúc, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đã có lời phát ngôn khá hiếm thấy trong ngày, nhấn mạnh rằng không chấp nhận phán quyết này của Tòa Trọng tài, mà sẽ căn cứ vào Luật pháp Quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề.

Tập Cận Bình cường điệu “các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) từ trước đến nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc”, “Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào từ phán quyết của Tòa Trọng tài”. Trung Quốc luôn cố gắng cùng với các nước có liên quan “trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề đang tranh cãi”.

Lý Khắc Cường biểu thị, Trung Quốc không chấp nhận, không thừa nhận cái mà Philipines gọi là  “phán quyết”, phải căn cứ luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Truyền thông chính phủ ĐCSTQ “khai hỏa”, thổi bùng dư luận dân chúng

Tất cả các tờ báo chính phủ của ĐCSTQ vào ngày 13 tháng 7 đều cùng giật tít vấn đề Biển Đông lên trang nhất, chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài là hoàn toàn vô hiệu, lời lẽ sực mùi hỏa pháo.

Bài viết mang tên “Chớ lấy ‘giấy vụn’ làm tên đạn” được đăng trên Nhân Dân nhật báo đã phê phán phán quyết của Tòa trọng tài với một giọng điệu hùng hổ, nói rằng phán quyết này là để vừa lòng Philipines và “một số thế lực quốc tế nào đó”, đồng thời Nhân Dân nhật báo đã phân tích bối cảnh hình thành của phiên tòa này, cho rằng bản chất của tòa án này là do “Nước Mỹ đứng đằng sau thao túng, Philipines chỉ đứng trước khán đài mà biểu diễn trò náo nhiệt”.

Tờ “Bán đảo buổi sáng” ở Đại Liên đã giật tít chữ lớn “Một tờ giấy bỏ  – một màn hài kịch” để hình dung vụ kiện, còn có rất nhiều những tờ báo khác lấy “không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành” để giật tít trên trang đầu; tờ Nhân Dân nhật báo đã cho đăng bài bình luận và chuyên mục “tiếng chuông bình luận”, đã phê phán Mỹ một cách bóng gió, tiếng chuông bình luận nói Toà án “từ lúc bắt đầu đã không đúng với phương hướng công chính khách quan, là công cụ của một số người và một số quốc gia”; tờ Trung Cộng quân báo đã cho đăng  bài viết ngay trang đầu tiên nói rằng, Tòa trọng tài là “quân bài chính trị khoác trên mình chiếc áo pháp luật”.

Ngày 14 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lớn tiếng rằng “đem vấn đề Nam Hải để gây áp lực cho Trung Quốc, sẽ khiến cho Nam Hải trở thành cái nôi của chiến tranh”, tướng lĩnh quân đội ĐCSTQ cũng lớn tiếng trên “Hoàn Cầu thời báo” rằng “nếu như Nam Hải khai chiến, rất nhiều hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ không trở về”.

Truyền thông Hồng Kông đưa tin nói, phía quan chức chính phủ ĐCSTQ sử dụng truyền thông để tiến hành “cuộc chinh phạt miệng” là điều dễ hiểu.

Tập Cận Bình từng biểu thị “hiếu chiến tất vong”

Phiên bản tiếng Trung của BBC đưa tin, ngày 7 tháng 11 năm 2015, sau khi vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình đã có buổi thuyết trình tại Đại học Quốc lập Singapore, đã đề cập đến nhiều vấn đề, đồng thời cường điệu những đảo ở biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong buổi diễn thuyết, ông Tập Cận Bình bày tỏ rằng, Trung Quốc sẽ kiên định con đường phát triển, hữu nghị hợp tác cùng các đồng minh châu Á, ủng hộ các đồng minh châu Á phát huy tác dụng chủ đạo tại khu vực đông Á. Ông nói: “Trung Quốc biết rõ đạo lý dù có là quốc gia lớn, nhưng hiếu chiến tất sẽ bại vong…”

Lúc đó, vấn đề Biển Đông vẫn không ngừng nóng lên, một số đoàn thể ở Việt Nam đã tổ chức hoạt động phản đối, trên mạng cũng xuất hiện những lời kêu gọi chống Trung.

Ông Tập Cận Bình lúc công du đến Việt Nam cũng từng có bài diễn thuyết tại Quốc hội, trong bài diễn thuyết ông Tập cũng không ngừng nhấn mạnh rằng Việt – Trung là “láng giếng tốt”, đồng thời còn kêu gọi hai nước Việt – Trung cần phải giúp đỡ lẫn nhau, không cho phép “bất cứ người nào” “chia rẽ” quan hệ giữa hai nước. Nhưng theo nguồn tin được biết, ông Tập không hề có một chữ nào nhắc đến những vấn đề vẫn còn đang nóng hổi tại Biển Đông.

Dân mạng Trung Quốc đòi “vác súng nhập ngũ” dưới lời kích động của truyền thông chính phủ

Dưới sự sách động của truyền thông chính phủ, mạng thông tin đại lục rầm rộ xuất hiện những tiếng nói “không” dậy trời rợp đất đối với phán quyết của Tòa trọng tài. Bộ phận cư dân mạng quá khích còn đề nghị, Trung Quốc nên khai chiến đối với Philipines: “Tổ quốc cần tôi, tôi sẽ nhập ngũ!” Ngoài ra còn có cư dân mạng kêu gọi sự bình tĩnh, hai xu hướng này tranh cãi kịch liệt.

Còn một phương diện khác, trên mạng Sina Weibo, những từ khóa liên quan đến “trọng tài Nam Hải” và “Quả xoài khô” trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, câu nói “Trước mắt quốc gia sẽ không còn xoài khô” trở thành câu phổ biến nhất, ám chỉ rằng thị dân Trung Quốc tẩy chay sản phẩm nông nghiệp của Philipines, có người còn lớn tiếng kiến nghị Trung Quốc sử dụng binh lực để ra uy: “Nếu như Tổ quốc cần tôi, tôi sẵn sàng vác súng đi bảo vệ quốc gia”.

Còn có cư dân mạng cho rằng, Mỹ chính là kẻ đứng đằng sau tất cả mọi vấn đề ở biển Đông, dân mạng Trung Quốc lại bắt đầu phát khởi phong trào đập phá sản phẩm Apple của Mỹ, đăng hình ảnh đập vỡ iPhone, hấp dẫn rất nhiều người bắt chước theo. Đồng thời cũng có cư dân mạng kêu gọi sự bình tĩnh: “Yêu nước một cách lý trí, không gây chuyện, không cực đoan”.

Dân mạng “chửi oan” cho Liên Hiệp Quốc

Dưới sự sách động của truyền thông chính phủ, dẫn đến cư dân mạng đã đem Tòa trọng tài La Hague, Liên Hiệp Quốc và Peace Palace (trụ sở của Tòa Trọng tài tại Hà Lan) gộp chung lại với nhau thành một “trung tâm tà ác”, tất cả đều tung ra những lời chửi rủa thóa mạ điên cuồng lên các trang mạng của Liên Hiệp Quốc và Peace Palace.

Ngày 13, mạng Weibo của Liên Hiệp Quốc không thể không sử dụng một phương thức “thanh minh”, họ dán trên tường một tấm ảnh chụp Peace Palace, thêm tiêu đề ở dưới: “Tòa án Quốc tế là cơ quan tư pháp chủ chốt của Liên Hiệp Quốc, được thành lập theo căn cứ của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trụ sở đặt tại Peace Palace, La Hague, Hà Lan.

Tòa kiến trúc này được xây dựng dưới sự tài trợ của quỹ Carnegie – một tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng riêng cho tiền thân của Tòa án Quốc tế thường trực, Liên Hiệp Quốc sử dụng tòa kiến trúc này mỗi năm đều phải quyên góp cho quỹ Carnegie. Một “khách thuê” khác của Peace Palace là Tòa án Trọng tài Quốc tế được thành lập vào năm 1899, Toà Trọng tài này không có quan hệ gì với Liên Hiệp Quốc”

Cư dân mạng ở Trung Quốc đại lục mới hiểu ra, Tòa trọng tài Quốc tế không hề có bất cứ quan hệ gì với Liên Hiệp Quốc, có cư dân mạng còn nói “may mà các người nói rõ, nếu không các người ngày ngày đều không xong với tôi”, “hóa ra Tòa trọng tài chỉ là cái tập đoàn tài phiệt! Bao luôn cả nhà khách của Liên Hiệp Quốc!”

Ngoài ra, Tòa án Quốc tế cũng cho đăng tin trên trang chủ của mình, thanh minh rằng phán quyết về bản án ở biển Đông là do một phiên tòa trọng tài đặc biệt của Tòa trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc đưa ra. Tòa án Quốc tế là một cơ cấu khác và hoàn toàn không tham dự vào bản án này.

Sàn diễn của Lưu Vân Sơn

Hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn nằm trong tay Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái. Sau khi Tập Cận Bình lên nhậm chức, Lưu Vân Sơn không ngừng quấy phá, không chỉ nhiều lần phong bế hay xuyên tạc ngôn luận của Tập Cận Bình, ở bất cứ chỗ nào ông ta cũng đối đầu với Tập Cận Bình, ngoài ra họ Lưu còn nhiều lần lợi dụng “thủ đoạn cấp cao” để cho truyền thông o bế, bôi nhọ Tập Cận Bình.

Đơn cử một ví dụ, hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ trong tay Lưu Vân Sơn đã không ngừng thăng cấp sự định tính cho cuộc “vận động dù” của người Hồng Kông, cuộc vận động này đã được nâng lên thành “cách mạng dù” và động loạn, nhằm tiến thêm một bước sử dụng vũ lực trấn áp, thổi bùng không khí dư luận, khiến cho tình hình ở Hồng Kông không khác gì phong trào Thiên An Môn trước ngày tắm máu. Giang phái mưu đồ đẩy sự kiện này đến mức đổ máu, kích phát làn sóng truy cứu trách nhiệm của quốc tế lên Tập Cận Bình, để cho Giang phái có cơ hội lèo lái ép Tập Cận Bình xuống đài.

Đồng thời Giang phái còn mưu đồ kích động chiến tranh, tiện bề nước đục thả câu, trong loạn lạc đoạt lấy quyền bính. Năm 2012, chính họ đã từng đạo diễn sự kiện đảo Điếu Ngư và cái gọi là cuộc “tuần hành kháng Nhật”.

Đương thời, Giang phái đã tạo áp lực cho các đời lãnh đạo Hồ, Ôn – Tập, Lý, muốn thông qua vấn đề đảo Điếu Ngư rồi dẫn dụ chiến tranh, thực thi chế độ quân quản, đẩy quốc gia đến tình trạng chiến sự đặc biệt, cuộc giao ban quyền lực cho “thập bát đại” sẽ bị kéo dài, quyền lực còn lại của Giang phái nằm trong Thường ủy có thể vớt vát ít lâu. Nhưng âm mưu của bọn họ cuối cùng cũng đã thất bại.

Nhắm thẳng vào những mưu đồ “quậy bùn đáy ao” của các quan chức thuộc hệ thống Giang phái, các cơ quan dưới quyền Tập Cận Bình đã không ngừng phản kích, tiếp tục tước bỏ thực quyền của Lưu Vân Sơn.

Bình luận về bài viết này