Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực năm 1930.

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

  Trẻ em giáo dân đứng trước khu Tòa thánh đầu tiên của đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Năm 1947, Tòa thánh mới được khánh thành và trở thành một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất Việt Nam.

.

  Cận cảnh tòa thánh Tây Ninh năm 1930, 4 năm sau khi đạo Cao Đài được sáng lập.

  Thiên Nhãn – biểu tượng của đạo Cao Đài được đặt trên Cửu trùng đài ở khuôn viên Tòa thánh.

  Cung thánh trong Tòa thánh với tượng Chúa Giêsu, Khổng Tử, Đức Phật và quả cầu Thiên Nhãn.

  Chức sắc đạo Cao Đài sửa soạn nhang khói trước giờ hành lễ.

Giáo sĩ của đạo Cao Đài hành lễ trong Tòa thánh.

  Một cậu bé tham gia buổi lễ cùng cha.

  Dàn đồng ca nữ.

  Chân dung Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959), một trong những giáo chủ quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.

  Hộ pháp Phạm Công Tắc với một chức sắc Cao Đài.

  Quyền Giáo tông Lê Văn Trung (1876-1934).

  Quyền Giáo tông Lê Văn Trung trong lễ phục.

Một chức sắc Cao Đài cao cấp.

Một chức sắc Cao Đài cao cấp.

  Nữ chức sắc Cao Đài.

Theo Red VN

Qua sách Đặng Hoàng Giang kể chuyện hộ người vô danh, yếu thế ở VN

  • Nguyễn Mạnh Hà
  • Gửi tới BBC từ Hà Nội
ĐHG

Ở Việt Nam, Đặng Hoàng Giang có thể coi là tác giả mở đầu cho dòng sách phi hư cấu lấy người vô danh làm trung tâm. Ba cuốn gần đây của anh nói về người bệnh ung thư (Điểm đến cuộc đời), người trẻ gặp trục trặc với gia đình (Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ), người bệnh trầm cảm (Đại dương đen) đều được đón nhận tích cực.

Có thể thấy Đặng Hoàng Giang ưu tiên những người yếu thế và ở vị thế nạn nhân. Qua những cuốn sách của mình, anh muốn họ được thấu hiểu, nỗi đau của họ được xã hội chia sẻ và từ đó bệnh trạng cũng như số nạn nhân được giảm thiểu. Những cuốn sách như vậy ban đầu có thể làm độc giả choáng nhưng thực ra có tác dụng chữa lành.

HẤP DẪN CỦA PHI HƯ CẤU

Để thực hiện bài viết này, tôi có một cuộc phỏng vấn gần 40 phút với anh. Để có được một câu chuyện cho mỗi cuốn sách, anh phải dành nhiều tháng có khi đến cả năm để phỏng vấn sâu và tiếp cận nhân vật qua nhiều kênh: nhật ký, Facebook, Instagram, người thân, bạn bè…

Tôi hình dung ra áp lực khủng khiếp của việc bóc băng. Nhưng Giang cho hay đã có người bóc thuê. Phần lớn chi phí để viết ra cuốn sách dồn cho việc đó. Tiếp theo, anh phải mua một lượng lớn sách chuyên ngành từ nước ngoài để tham khảo.

Tác giả Đặng Hoàng Giang và độc giả trong một buổi ra mắt sách
Chụp lại hình ảnh,Tác giả Đặng Hoàng Giang và độc giả trong một buổi ra mắt sách

Một nửa số trang của Đại dương đen là kết quả của việc phân tích và tổng hợp những nghiên cứu mới nhất về trầm cảm.

Ngoài ra anh cũng phải bay từ Hà Nội vào TP.HCM để gặp một số nhân vật, để có thể tiếp cận sâu. “Trước tiên, phải gặp một số buổi trực tiếp để có kết nối cá nhân rồi về sau mới có thể chat hoặc gọi video”, Giang nói.

Đại dương đen đưa ra một thông tin đáng lưu ý: Trầm cảm có thể bị “lây” từ người bệnh sang những người yêu thương, gần gũi họ. Một cô gái đã “lây” cho người yêu, người bố cao tuổi cũng trầm cảm sau thời gian dài chăm sóc con trai…

Người đọc vẫn cảm thấy sự bức bối từ những trang sách của anh. Vậy bản thân anh khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn tin trong thời gian dài, làm thế nào để không bị ảnh hưởng?

“Tôi luôn quan sát những cảm xúc của mình trong khi nói chuyện với nhân vật để có khoảng cách với chúng,” Giang cho hay.

“Mình biết chúng tồn tại, mình đứng cạnh chúng và không để chúng cuốn đi. Hơn nữa, đây là công việc, nên trong khi lắng nghe nhân vật, tôi luôn luôn có những suy nghĩ mang tính kỹ thuật: mình cần phải hỏi tiếp thế nào, chi tiết nào quan trọng, chi tiết nào phải được kiểm chứng hoặc đào sâu hơn.

“Điều đó cũng giúp tôi không bị cuốn theo cảm xúc và giữ khoảng cách nhất định với những gì đang xảy ra. Tương tự một nhiếp ảnh gia chiến trường thấy quanh mình bom rơi, đạn lạc, máu đổ, nhưng cùng lúc vẫn phải suy nghĩ xem xây dựng bố cục ảnh thế nào, căn sáng ra sao”.

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ ngồn ngộn những câu chuyện của những người trẻ đầy ắp tâm sự chỉ chờ được hỏi là tuôn ào ạt. Cuốn hút nhưng cũng dễ làm người đọc bị rối, đôi khi phải lật lại xem mình đang ở trong chuyện của nhân vật nào.

Đặng Hoàng Giang trong một sự kiện thúc đẩy văn hóa đọc
Chụp lại hình ảnh,Đặng Hoàng Giang trong một sự kiện thúc đẩy văn hóa đọc

Đến Đại dương đen, tác giả chắt lọc hơn, chỉ lựa lấy 12 nhân vật tiêu biểu trong khoảng 60 người anh đã tiếp xúc. Mỗi nhân vật biểu lộ một dạng trầm cảm sẽ được mổ xẻ trong phần lý thuyết phía sau.

Vài lát cắt trong Điểm đến cuộc đời đã được chuyển thành tiểu phẩm sân khấu và tạo cảm hứng cho đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ thực hiện bộ ba phim Memento Mori về hành trình cận tử. Cũng như vậy, có những câu chuyện trong Đại dương đen đầy đủ cảm xúc và độ gay cấn như đợi sẵn để chuyển thành kịch bản phim.

ĐHG

Khi tôi hỏi, tiền bán sách có đủ để bù lỗ, anh cười: “Khá là tốt. Sách của tôi đều được độc giả hưởng ứng. Tất nhiên ngoài viết lách, tôi còn có công việc với một tổ chức phi chính phủ. Đấy mới là thu nhập chính”.

Hai cuốn đầu của anh tập hợp các tiểu luận xã hội, sau đó là các tự sự càng ngày càng phức tạp. Liệu đến một ngày anh sẽ chuyển sang địa hạt hư cấu? “Trong phi hư cấu vẫn còn nhiều đất để mình cải thiện và tiến bộ hơn trong khả năng của mình”, anh đáp. “Lĩnh vực này mênh mông và còn rất nhiều thách thức. Tôi cũng không chắc mình có khả năng viết hư cấu”.

Ở Việt Nam, trước Đặng Hoàng Giang, không ai nghĩ chuyện đời của những người vô danh, thậm chí yếu ớt hoặc sắp chết lại có thể được viết thành sách. Anh thì đã quen với dòng sách này trong thời gian suốt thời gian dài ở châu Âu.

“Ở nước ngoài, dòng sách này khá phổ biến. Ví dụ tác giả sẽ đồng hành cùng những công nhân, sẽ phỏng vấn các cô gái điếm hay tội phạm mafia nhỏ lẻ… Rất đáng tiếc ở Việt Nam, người ta ít viết về những người vô danh như vậy mà hay viết về anh hùng, những người có công, có thành tích…

“Tôi thấy đấy là một thiếu sót lớn. Tôi quan tâm đến số phận của những người vô danh. Mỗi con người đều có thể có một thế giới rất phong phú, rất mâu thuẫn, rất thú vị: Một cô gái sống ở nông thôn bị ung thư hay một thằng bé 18 tuổi bị trầm cảm và chẳng ai biết đến… Đi sâu, soi rọi vào thế giới của họ là một công việc hết sức có ý nghĩa và cũng thú vị với chính bản thân tôi”, Giang nói.

Mặc dù luôn nhìn thấy nhiều nhóm người có chuyện để khai thác nhưng anh khẳng định chưa chắc sẽ cứ viết theo lối này mãi: “Tôi cũng có những mối quan tâm khác nữa và cũng chưa định hình sắp tới mình dành bao nhiêu thời gian cho viết lách và nếu viết thì viết chủ đề gì”.

CẦN MỘT NGÀY MAI

Mười bảy tuổi, tốt nghiệp trung học hệ 10 năm, Đặng Hoàng Giang nhận học bổng du học của Nhà nước. Anh lấy bằng kỹ sư tin học tại Đông Đức năm 1989, bằng Tiến sĩ Kinh tế Phát triển tại Áo năm 1996.

Đều đặn 1-2 năm, anh ra mắt một đầu sách. Đại dương đen là cuốn mới nhất
Chụp lại hình ảnh,Đều đặn 1-2 năm, anh ra mắt một đầu sách. Đại dương đen là cuốn mới nhất

Công việc hiện nay của anh là viết lách và hoạt động xã hội. Giang: “Nhìn lại, tôi thấy đấy là quá trình đi tìm bản thân, định hình con người mình, định hình việc mình là ai, muốn làm gì, đóng góp cho xã hội như thế nào”.

Ba mươi chín tuổi, anh quyết định đưa vợ con về Việt Nam. Chính thời gian làm việc trong nước đã thôi thúc anh phải viết tác phẩm đầu tay Bức xúc không làm ta vô can khi đã gần 50.

“Nếu cứ sống ở nước ngoài thì mình sẽ không viết sách hoặc nếu viết thì nội dung tất nhiên sẽ khác”, anh phỏng đoán.

Cuộc sống ở Áo êm ấm và an toàn nhưng lại không nhiều ý nghĩa với Giang, khiến anh thấy chán chường. “Vẫn cảm thấy thiếu cái gì đấy. Thiếu sự sôi động, thiếu cảm giác mình là một thành phần trong xã hội, mình không thuộc về văn hóa, cộng động, tập thể đấy.

Ở nước ngoài, dù mình có bằng cấp, đi làm đàng hoàng, mình vẫn có cảm giác ở ngoài lề”, anh cắt nghĩa. Và một thiếu thốn quan trọng anh nhận ra, chính là những yếu tố văn hóa Việt Nam, Á Đông: “Hồi trẻ, mình rất thích ra nước ngoài để học hỏi, tìm hiểu những cái mới. Khi đã trung niên, mình lại muốn tìm lại cội nguồn của mình”.

Tháng 5/2021, Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tư vấn Nguyễn Hà Thành khởi động Ngày Mai- đường dây nóng duy nhất ở Việt Nam hướng đến đối tượng trầm cảm. Trực đường dây là các tình nguyện viên tốt nghiệp hoặc đang học năm cuối ngành Tâm lý học, Công tác Xã hội hoặc Y tế Công cộng. Đây là dự án cộng đồng phi lợi nhuận dài hơi được gây quỹ qua mạng.

“Ở các nước, những đường dây nóng như thế rất phổ biến. Với dân số tương tự Việt Nam, họ có đến hàng chục đường dây nóng cho các nhóm người khác nhau. Việt Nam mà không có Ngày Mai sẽ là một sự thiếu vắng đáng tiếc nên chúng tôi muốn duy trì dự án càng lâu càng tốt”, anh bày tỏ.

Ngoài việc an ủi chia sẻ qua điện thoại, Ngày Mai cũng sẽ giúp kết nối người gọi với các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để họ được trị liệu bài bản, lâu dài.

Dù sao khả năng này vẫn khá hạn chế vì nghề tư vấn tâm lý ở Việt Nam mới có mã ngành năm ngoái và các bệnh viện tâm thần thường ở tình trạng quá tải do thiếu bác sĩ. Chi phí sử dụng những dịch vụ này cũng khá cao so với thu nhập trung bình, một giờ tư vấn tâm lý hiện rơi vào khoảng từ trên dưới một triệu tới vài triệu.

Một dự án nữa là Ký ức Đại Dịch do anh đồng khởi xướng cùng các cây viết Võ Thiều Bảo Yên, Bùi Phương Thảo và Trần Thị Thanh Thảo. Trang Facebook của dự án đang kêu gọi mọi người đóng góp những câu chuyện của bản thân trong quá trình đối mặt với đại dịch.

Giang phân tích: “Truyền thông và ký ức chính thống vốn hay tập trung vào những anh hùng, những người có quyền lực, ngợi ca chiến thắng mà dễ bỏ qua những trải nghiệm của những cá nhân vô danh”. Một lần nữa, anh không muốn câu chuyện, số phận của những người vô danh bị chìm lấp trong ký ức chung của cộng đồng.

TS ĐẶNG HOÀNG GIANG

“Vài năm gần đây, tôi cảm thấy may mắn vì được kết nối, làm quen với rất nhiều người, không phải nổi tiếng, giỏi giang theo đánh giá của xã hội. Được gần gũi, đi vào cuộc sống của những người vô danh, bình thường khiến cuộc sống của mình giàu có hơn. Rồi việc viết lách đem lại cho mình nhiều tương tác của bạn đọc. Qua phản hồi của họ, mình cảm thấy công việc của mình hữu ích.

Về nước, sống gần bố mẹ cũng là điểm rất tốt với tôi. Với gia đình tôi, quyết định về nước hoàn toàn đúng. Tất nhiên có những thiệt thòi nhất định vì cuộc sống ở Việt Nam không hoàn hảo, thiếu nhiều sinh hoạt văn hóa so với bên kia, y tế, hạ tầng, phúc lợi xã hội nói chung không thể bằng. Bù lại, mình có những điều mà bên kia không có. Tóm lại, không nơi ở nào hoàn hảo, quan trọng là mình ý thức được mình muốn gì”.

Bài viết thể hiện phong văn và quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, hiện sống ở Hà Nội.

Giai Thoại Về Nhạc Phẩm Làng Tôi Của Chung Quân



    Nhạc sĩ Chung Quân
    (1936 – 1988)

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh

Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam…

Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau

Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng!

Năm ấy, đoàn hát Kim Chung lần đầu tiên có kế hoạch thực hiện bộ phim nhựa có tiếng nói (âm thanh). Để cho bộ phim thêm phần hấp dẫn, trang trọng và gây ấn tượng với công chúng trong buổi chiếu ra mắt, toàn bộ êkíp điều hành, bầu sô, đạo diễn… đồng ý việc tổ chức một cuộc thi sáng tác bài hát làm nền cho phim với giải thưởng lớn cho tác phẩm được chọn. Đây cũng là bộ phim nhựa có âm thanh đầu tiên của ngành điện ảnh Việt Nam vào thời ấy (1952).

Cuộc thi được tổ chức rộng rãi trong công chúng, không phân biệt tuổi tác, chuyên nghiệp hay nghiệp dư… Đã có nhiều nhạc sĩ tên tuổi cùng một số những người mới thành danh trong làng ca nhạc giải trí thời đó tham gia. Đề tài sáng tác là quê hương và con người Việt Nam.

Sau nhiều lần chọn lựa rất công bằng và vô tư, ban giám khảo đã mất khá nhiều thời gian bàn bạc, nhận xét rồi cân nhắc để đưa ra một sự chọn lựa chính xác, dù biết đó là một quyết định rất khó khăn. Cuối cùng, Ban tổ chức đã công bố, tác phẩm được chọn để trao giải là bài hát “Làng Tôi” của một tác giả vô danh tiểu tốt, cái tên nghe chừng như rất xa lạ trong làng ca nhạc Việt thời ấy đó chính là nhạc sĩ Chung Quân

HƯƠNG LAN HÁT: 

Bản nhạc Làng Tôi được chọn vì nó mang hơi thở của một vùng quê yên bình, lời lẽ cũng mộc mạc, dung dị thấm đẫm tình cảm của người dân Việt Nam, cho dù năm đó tác giả bài Làng Tôi mới chỉ vừa 16 tuổi. Nhạc phẩm Làng Tôi và cái tên Chung Quân ra đời từ dạo ấy. Nhờ giai điệu du dương, thắm thiết tình người tình quê của Làng Tôi cứ mãi bay xa mà cái tên nhạc sĩ Chung Quân trở nên nổi tiếng và đi vào lòng người.

Nhiều nhạc sĩ tên tuổi và giới văn nghệ thời đó có hơi ngỡ ngàng, nhưng mọi người đều công nhận bản nhạc “Làng Tôi” xứng đáng được nhận giải thưởng vinh dự đó.

Quê tôi chìm chân trời mờ sương

Quê tôi là bao nguồn yêu thương

Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn

Là bao vấn vương tâm hồn… người bốn phương.

Bản Làng Tôi đã giành được giải của công ty điện ảnh, đoàn cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp Hoa.

Hành trình về phương Nam

Thế rồi, thế sự đổi thay theo mệnh nước nổi trôi. Năm 1954, Chung Quân cùng gia đình di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và danh tiếng của bài Làng Tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trãi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trãi, Chung Quân là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc… Cũng khoảng thời gian 1955 – 1956, ông có soạn bản hợp xướng Sông Bến Hải, theo một vài ý kiến thì đó là một trường ca có giá trị nghệ thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng rãi.

Trường Nguyễn Trãi năm ấy có cậu học trò nghèo nên buổi trưa thường không về nhà mà nghỉ lại ở trường, cùng bữa ăn trưa là gói xôi mà mẹ cậu đã mua cho cậu đem theo từ sáng sớm. Thay vì nghỉ trưa, cậu học trò đó lại tha thẩn trong trường để rồi lắng nghe được câu chuyện tranh cãi giữa hai người thầy.

Trong một căn phòng, tiếng của vị giáo sư Hà Đạo Hạnh (cử nhân toán) đang ầm ĩ nói với nhạc sĩ Chung Quân:

– Trình độ học vấn của anh chỉ đáng là học trò của tôi thôi. Việc anh được dạy chung với những giáo sư như chúng tôi là một vinh dự cho anh, anh có biết điều đó không?

– Nhưng thưa giáo sư, nếu hỏi công chúng có biết nhạc sĩ Chung Quân là ai không? Thì chắc chắn nhiều người biết đó là tác giả của bản nhạc Làng Tôi. Còn như hỏi họ, có biết giáo sư Hà Đạo Hạnh là ai không? Tôi tin người ta không mấy người biết.

Câu chuyện đang đến hồi hấp dẫn, và cậu học trò cố áp sát tai để chờ nghe tiếp xem Giáo sư Hà Đạo Hạnh trả lời ra sao, bỗng từ phía sau, một bàn tay lạnh lùng của thầy giám thị véo vào tai cậu học trò kéo đi chỗ khác! Và vì thế mà câu chuyện đành dở dang ở đây.

Rồi thời gian trôi qua, tưởng mọi chuyện đã rơi vào quên lãng. Nhưng không, nhạc sĩ Chung Quân đã không chịu bỏ qua dễ dàng như vậy, ông nhất định phải đòi lại món nợ danh dự này. Không công danh thà nát với cỏ cây.

Nhạc sĩ Chung Quân sau đó đã quyết chí tiếp tục con đường kinh sử, ông ghi danh theo học và hoàn thành tú tài toàn phần, sau đó, ông lại tiếp tục việc học để đạt cho kỳ được mảnh bằng Đại học. Cuối cùng, ông đã tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Anh quốc.

Đã mang tiếng đứng trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Nhớ lại câu chuyện ngày xưa, nhạc sĩ Chung Quân sao chép tất cả văn bằng mà mình có được gửi về cho giáo sư Hà Đạo Hạnh kèm theo lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng lịch sự:

“Thưa giáo sư Hà Đạo Hạnh, tất cả những gì mà giáo sư làm được thì Chung Quân tôi cũng đã làm được. Còn những gì Chung Quân tôi làm được thì giáo sư đã không làm được”.

Viết tới đây tôi bỗng nhớ tới bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ có đoạn như sau:

Đã hẳn rằng ai nhục ai vinh

Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ

Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ

Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong

Chí những toan xẻ núi lấp sông

Làm lên tiếng phi thường đâu đấy tỏ…

Nhạc sĩ Chung Quân đã đòi lại món nợ danh dự năm xưa một cách sòng phẳng bằng ý chí và lòng kiên nhẫn của chính ông. Rất lịch sự, tế nhị mà cũng rất quân tử. Không ồn ào, không gióng trống khua chiêng làm người khác phải ngượng ngùng, mất thể diện. Quả thật, chẳng ai biết trước được chuyện gì xảy ra trong cuộc đời.

Cậu học trò nghe lén câu chuyện ngày xưa sau này cũng theo cái nghề “gõ đầu trẻ”. Ông dạy Trung học đệ nhị cấp (cấp 3) ở miệt dưới tận tỉnh Bạc Liêu. Ngoài công việc dạy học, ông còn làm thêm nghề tay trái là viết báo, viết văn với bút hiệu Thái Phương. Sau biến cố 1975, ông nghỉ dạy và chuyển hẳn sang viết báo. Hiện nay, độc giả biết nhiều đến ông với bút danh nhà văn Đoàn Dự.

Đã có lần, nhà văn Đoàn Dự gặp lại thầy cũ là giáo sư Hà Đạo Hạnh và ông có hỏi vị giáo sư:

– Thưa Thầy, sao ngày đó thầy lại nặng lời với Nhạc sĩ Chung Quân thế ạ!

– Hồi ấy tôi có hơi nóng nảy nên đã quá lời!

Mọi chuyện rồi cũng qua đi, người xưa giờ cũng đã trở về cùng cát bụi, nhưng câu chuyện thì sẽ còn mãi như một bài học, một tấm gương về cách đối nhân xử thế của người xưa vậy.

Phan Văn Thanh / (Nguồn:thoibao.com)

Ông Tập sắp tung “vũ khí mạnh nhất”, giới siêu giàu Trung Quốc đứng ngồi không yên

Ông Tập sắp tung "vũ khí mạnh nhất", giới siêu giàu Trung Quốc đứng ngồi không yên
BÀI PHÁT BIỂU MỚI ĐÂY CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH HÀM CHỨA THÔNG ĐIỆP NHẰM THẲNG TỚI GIỚI “SIÊU GIÀU” TRUNG QUỐC.

Trong bài viết hôm 29/10 trên Yahoo News, nhà báo Jane Li cho rằng, “vũ khí mạnh nhất” của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chiến lược tìm kiếm “thịnh vượng chung” cho đất nước chính là: đánh thuế bất động sản

Có lẽ điều này đã khiến giới siêu giàu ở Trung Quốc đứng ngồi không yên.

Chiến lược của ông Tập

Bài phát biểu gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, vốn lần đầu tiên được công bố trước công chúng, đề cập tới chiến lược nhằm kiềm chế sự giàu có quá mức của giới “siêu giàu” và tiến tới mục tiêu “thịnh vượng chung” cho Trung Quốc.

Nhưng chính việc ông Tập đề cập đến vấn đề về đánh thuế bất động sản, vốn đã được thảo luận nhiều lần ở Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, mới mang lại ý nghĩa quan trọng nhất, Jane Li nhận định.

Vài ngày sau khi trích đoạn bài phát biểu của ông Tập được công bố, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc cho biết nước này sẽ thí điểm đánh thuế bất động sản ở một số khu vực, kéo dài 5 năm, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa chính trị.

Ngoài việc loại trừ một số loại hình nhà ở nông thôn, thông báo này còn thiếu chi tiết cụ thể, bao gồm cả nơi sẽ mở màn chiến dịch thử nghiệm và phạm vi thuế như thế nào. Nhưng dù sao nó đã cho thấy bước tiến lớn nhất của Trung Quốc trong việc đánh thuế bất động sản đối với nhà ở, vốn đã được thảo luận ít nhất từ ​​năm 2003.

Ông Tập sắp tung vũ khí mạnh nhất, giới siêu giàu Trung Quốc đứng ngồi không yên - Ảnh 1.

Trung Quốc sẽ thí điểm đánh thuế bất động sản ở một số khu vực, kéo dài 5 năm. Ảnh: Reuters

Dường như ông Tập đang quyết tâm đẩy mạnh việc áp thuế, mặc dù chính sách này có vẻ không được ủng hộ nhiều, bất chấp các nhà kinh tế học Trung Quốc trấn an rằng, động lực “thịnh vượng chung” của nước này không phải là “cướp của người giàu”.

Với khoảng 70% tài sản của các gia đình Trung Quốc nằm ở bất động sản, chính sách đánh thuế vào bất động sản có thể là công cụ mạnh mẽ nhất của ông Tập trong nỗ lực phân phối lại thu nhập hướng tới thịnh vượng chung.

Tờ Economic Daily (Trung Quốc) viết: “Trong những năm qua, giá nhà ở đã tăng chóng mặt, giúp nhiều gia đình tích lũy tài sản. Thuế bất động sản sẽ tập trung vào việc bổ sung thuế nhằm vào những bất động sản này để tăng cường các quy định và điều chỉnh thu nhập.

Còn quá sớm để nói liệu thuế bất động sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc hay liệu nó có thể giúp làm giảm đáng kể giá nhà ở hay không vì điều đó vẫn sẽ phụ thuộc vào cung và cầu.

Nhưng các nhà phân tích đều cho rằng, việc đánh thuế này sẽ giúp thay đổi thói quen nắm giữ tài sản của người dân, vốn đã được định hình kể từ khi nước này cho phép sở hữu nhà riêng vào năm 1998.

Bruce Pang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance Securities Hong Kong cho biết: “Các sự kiện gần đây có thể đánh dấu sự khởi đầu của một mô hình mới cho sự tăng trưởng của Trung Quốc và lĩnh vực bất động sản của nước này”.

Tóm lại, thuế bất động sản có thể đưa Trung Quốc vào một con đường phát triển khác.

“Nhà là để ở, không phải để đầu cơ”

Bất chấp tình thế tiến thoái lưỡng nan, chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cảm thấy cần thiết phải áp dụng thuế đối với bất động sản.

Các loại thuế liên quan đến bất động sản hiện có của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào bất động sản thương mại, quá trình xây dựng và giao dịch mua bán bất động sản nhà ở. Để so sánh, có thể thấy, các loại thuế sắp được ông Tập thí điểm là nguồn thu lớn nhất cho chính quyền địa phương ở nhiều bang của Mỹ.

Ông Tập sắp tung vũ khí mạnh nhất, giới siêu giàu Trung Quốc đứng ngồi không yên - Ảnh 2.

Người dân Trung Quốc nhìn ngắm các tòa nhà chung cư kiểu mẫu tại hội chợ nhà ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hồi năm 2008. Ảnh: AP

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng đã xảy ra tình trạng đầu cơ quá lớn trong lĩnh vực này, động thái đã đẩy giá nhà ở lên cao, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và kìm hãm mong muốn tiêu tiền của người dân ở nơi khác.

“Nhà là để ở, không phải để đầu cơ”, là câu nói nổi tiếng của ông Tập vào năm 2017, chính nó đã gửi thông điệp mạnh mẽ về sự bất bình của ông trong lĩnh vực này.

Trước khi công bố mức thuế, các nhà phát triển bất động sản cũng đối mặt với các chính sách siết chặt của chính phủ.

Bắc Kinh đã thúc đẩy các công ty bất động sản giảm nợ trong nỗ lực đối phó với mức nợ ngày càng tăng của họ. Điều này đã khiến các công ty khổng lồ như Evergrande gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn và khiến các nhà phát triển bất động sản “đi chậm” hơn.

Thuế bất động sản sẽ như thế nào?

Kể từ năm 2011, hai trong số các thành phố lớn nhất của Trung Quốc là Trùng Khánh và Thượng Hải đã áp dụng mức thuế bất động sản từ 0,4% đến 1,2% kể từ năm 2011, chủ yếu nhắm vào các căn nhà thứ hai, bất động sản sang trọng và các giao dịch của những người không thực sự cư trú tại đó. Mức thuế mới dự kiến ​​sẽ bao gồm nhiều loại bất động sản hơn.

Zoe Yang, trợ lý giáo sư tại Trường Quản lý Khách sạn và Du lịch tại Trường Kinh doanh CUHK có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết, một vấn đề quan trọng là  liệu việc đánh thuế thí điểm này sẽ được áp dụng cho các bất động sản hiện có hay những bất động sản được mua trong tương lai.

“Nếu thuế được áp dụng đối với các bất động sản hiện có thì đó sẽ là một gánh nặng lớn cho người dân vì sẽ phải đối phó với cả thuế và các khoản thế chấp vay”, bà Yang nói.

Thu nhập bình quân của người dân Thượng Hải là khoảng 70.000 nhân dân tệ (10.951 USD). Để mua một ngôi nhà 10 triệu nhân dân tệ – một mức giá bình thường ở một thành phố giàu có – ngay cả khi chỉ phải đóng mức thuế 0,5%, họ cũng sẽ tốn 50.000 nhân dân tệ một năm, gây thêm áp lực cho các gia đình, bà cho biết.

Ông Tập sắp tung vũ khí mạnh nhất, giới siêu giàu Trung Quốc đứng ngồi không yên - Ảnh 3.

Bắc Kinh đang nỗ lực điều chỉnh nhắm vào các công ty bất động sản lớn như Evergrande. Ảnh: Reuters

Nhiều nhà phân tích cho rằng, chính quyền trung ương sẽ đánh thuế vào tất cả các ngôi nhà mà một người dân sở hữu. Các nhà phân tích từ Dongfang Securities cho biết: “Nếu thuế bất động sản chỉ đánh vào những ngôi nhà mới mua, quy mô sẽ quá nhỏ và khó có thể đạt được mục đích thúc đẩy sự công bằng và đóng góp nhiều hơn doanh thu tài chính”.

Có khả năng chính phủ sẽ đưa ra một hướng dẫn sơ bộ về thuế để chính quyền địa phương sử dụng như một hướng dẫn. Thâm Quyến, Hàng Châu, Quảng Châu và Nam Kinh, một số thành phố phát triển nhất ở Trung Quốc được cho là sẽ những nơi thí điểm đầu tiên.

Cần sự cân bằng tinh tế

Mặc dù thuế bất động sản có thể giúp giảm chênh lệch giàu nghèo về lâu dài, nhưng nó sẽ là một “cú sốc mạnh”.

Vì vậy, chính phủ Trung Quốc sẽ cần phải tính toán cẩn thận phạm vi đánh thuế để tránh làm tổn thương quá nhiều đến người dân và nền kinh tế. Việc người dân tiết kiệm hơn và giảm chi tiêu đã là một mối lo ngại đối với nền kinh tế Trung Quốc, vốn dựa vào xuất khẩu và đầu tư để tăng trưởng nhanh.

Chẳng hạn như những người đã nghỉ hưu dựa vào lương hưu như một nguồn thu nhập chính sẽ phải vật lộn để trả mức thuế mới, đặc biệt nếu giá trị ngôi nhà của họ đã tăng đáng kể trong những năm qua, giáo sư Yang cho biết.

Giá thuê ở các thành phố hạng nhất nơi có lượng người đổ vào lớn cũng có thể tăng nếu áp dụng thu thuế bất động sản vì chủ nhà muốn chuyển một phần gánh nặng của họ cho người thuê nhà.

Tuy nhiên, cuối cùng thì người giàu vẫn bị đánh thuế nhiều nhất, đặc biệt nếu Trung Quốc áp dụng mô hình lũy tiến, áp dụng mức thuế cao hơn đối với những cá nhân nắm giữ nhiều bất động sản, bà Zoe Yang nói.

Nam Doanh / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Chuyên gia cảnh báo kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng đáng báo động, giảm phát cận kề

Chuyên gia cảnh báo kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng đáng báo động, giảm phát cận kề
GIẢM PHÁT LÀ TÌNH TRẠNG NỀN KINH TẾ CÙNG LÚC XẢY RA 2 HIỆN TƯỢNG: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRÌ TRỆ TRONG KHI GIÁ CẢ LEO THANG.

Nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang xuất hiện nhiều dấu hiệu của tình trạng giảm phát. Giá cả tiếp tục tăng nhanh nhưng các số liệu mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất đang giảm tốc đáng kể.

Theo số liệu chính thức được công bố hôm qua, hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đã suy giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 10. Chỉ số PMI tháng 10 giảm xuống còn 49,2 điểm, dưới ngưỡng 50 điểm phân cách giữa suy giảm và mở rộng. Đây cũng là tháng giảm thứ 2 liên tiếp.

Theo Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng Pinpoint Asset Management, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005 nếu ngoại trừ những thời kỳ đặc biệt như khủng hoảng tài chính 2008 và tháng 2 năm ngoái, khi đại dịch bùng lên ở Trung Quốc.

Ngược lại, chỉ số giá xuất xưởng lại tăng lên mức cao nhất kể từ 2016.

“Đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua tình trạng giảm phát”, Zhang viết trong báo cáo gửi tới khách hàng hôm qua.

Giảm phát là tình trạng nền kinh tế cùng lúc xảy ra 2 hiện tượng: các hoạt động kinh tế trì trệ trong khi giá cả leo thang. Thế giới ghi nhận giảm phát lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, khi cú sốc giá dầu khiến giá cả tăng vọt nhưng tăng trưởng GDP giảm mạnh.

“Một dấu hiệu đáng lo ngại là làn sóng tăng giá nguyên liệu đầu vào đã bắt đầu ảnh hưởng đến giá xuất xưởng. Lạm phát giá đầu vào đã ở mức cao trong nhiều tháng nay do giá hàng hóa nguyên liệu tăng cao, nhưng giá đầu ra tăng vọt trong tháng 10 là hiện tượng đáng báo động”, Zhang viết.

Áp lực lạm phát đang lan từ các doanh nghiệp upstream sang downstream. Trong khi nhóm “upstream” trực tiếp sử dụng những nguyên liệu đầu vào cần thiết để sản xuất hàng hóa, “downstream” là các doanh nghiệp gần hơn với người tiêu dùng, nơi sản phẩm được hoàn thiện và phân phối.

Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế trưởng tại ANZ, nhận định trong chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC rằng ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện đang ở trong tình thế rất khó khăn.

Các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát PMI của Capital Economics, hoạt động sản xuất đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu điện, thiếu nguyên vật liệu trong khi chi phí đầu vào tăng cao. Các doanh nghiệp buộc phải giảm lượng hàng tồn kho và thời gian giao hàng cũng lâu hơn.  

Tham khảo CNBCBloomberg: Kinh tế Trung Quốc đang bị “tấn công” từ mọi phía

Thanh Thanh / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi