Các kỳ quan cổ đại sẽ ra sao nếu nguyên vẹn đến ngày nay?

Những di tích huyền thoại này được xem là kỳ quan của thế giới cổ đại. Nhưng thật khó để tưởng tượng chúng sẽ trông như thế nào nếu được gìn giữ đến thời hiện đại.Chùm ảnh: Các kỳ quan cổ đại trông thế nào nếu nguyên vẹn đến nay?

Nhung cong trinh huyen thoai anh 1

Vườn treo Babylon: Vườn treo Babylon là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, cũng là kỳ quan duy nhất chưa xác định được vị trí. Khu vườn được vua Nebuchadnezzar II xây dựng cho vợ của mình là nữ hoàng Amytis năm 602 TCN. Sử sách ghi lại vườn treo Balylon là tập hợp của kiến trúc khéo léo, tinh xảo, kết hợp của những ngọn đồi xanh nhiều tầng, cây cối và hoa.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 3

Tượng thần Zeus trên đỉnh Olympia: Tượng thần Zeus là một bức tượng khổng lồ cao 13 m do nhà điêu khắc người Hy Lạp Phidias thực hiện vào năm 435 TCN. Được trang trí bằng ngà voi và các tấm vàng, bức tượng cũng là một trong 7 kỳ quan cổ đại. Năm 462, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã tàn phá Olympia (Hy Lạp) và tiêu hủy bức tượng.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 4

Acropolis của Athens: Thành cổ Acropolis được xây dựng trên một ngọn đồi đá nhìn xuống Athens, Hy Lạp. Thành cổ bao gồm nhiều tòa nhà khổng lồ bằng đá, trong đó Parthenon là công trình nổi tiếng nhất. Acropolis bị hư hại nghiêm trọng trong cuộc bao vây của người Venice năm 1687, khi họ bắn trúng kho thuốc súng tại Parthenon bằng một quả đạn đại bác và khiến nó phát nổ.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 5

Tượng thần Mặt Trời Colossus ở Rhodes: Tượng Colossus ở Rhodes là một trong 7 kỳ quan nguyên thủy của thế giới cổ đại, cũng là bức tượng cao nhất. Tượng cao 34 m, được xây dựng năm 280 TCN để kỷ niệm thành phố Rhodes chiến thắng quân xâm lược. Tuy nhiên nó không tồn tại được lâu. 54 năm sau khi hoàn thành, một trận động đất đã phá hủy bức tượng. Năm 2015, một số kiến trúc sư đã đề xuất xây dựng lại bức tượng tại cảng Rhodes, Hy Lạp.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 6

Tháp Babel: Đây là một kiến trúc thần thoại được nhắc đến trong kinh Cựu ước, nhằm giải thích lý do vì sao con người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhiều người cho rằng đây là một công trình hư cấu, trong khi một số học giả lại tìm thấy mối liên hệ với các kiến trúc ở Babylon và Sumeria.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 7

Tượng nhân sư lớn ở Giza: Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng tượng nhân sư lớn ở Giza là công trình được người Ai Cập cổ xây dựng khoảng năm 2500 TCN. Công trình bằng đá vôi nguyên khối này được đúc trực tiếp từ nền móng, có chiều dài 74 m và cao 20 m. Đây có thể xem là tác phẩm điêu khắc hoành tráng và lâu đời nhất trên thế giới.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 8

Đền thờ Artemis: Artemision, hay Đền thờ Artemis, là nơi thờ cúng, tôn vinh nữ thần săn bắn, động vật hoang dã, Mặt Trăng và trinh tiết của Hy Lạp. Đền được xây dựng lần đầu vào năm 550 TCN và mất 10 năm để hoàn thành. Sau 2 lần được trùng tu sau những trận lụt và hỏa hoạn, đến năm 401, ngôi đền bị tàn phá hoàn toàn, chỉ còn sót lại phần móng và các mảnh vỡ.

Nhung cong trinh huyen thoai anh 9

Lăng mộ ở Halicarnassus: Được xây dựng năm 350 TCN, Halicarnassus là lăng mộ của vua Mausolus – người cai trị Anatolian, và vợ của ông, nữ hoàng Artemisia II. Công trình cao 45 m, mỗi mặt được trang trí một bức phù điêu do các nhà điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp tạo ra.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN / BORED PANDA 

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng
Nắm được bí kíp “giờ vàng” chính là cách duy nhất để cứu mạng người thân đột quỵ giữa đêm khuya khỏi bàn tay tử thần, đồng thời giảm thiểu tối đa các di chứng nặng nề.

Trong chương trình “Những điều cần biết về GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ” được phát trên MXH Lotus, fanpage và website CafeF mới đây, PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải – Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội, đã chia sẻ: “Tất cả các bệnh lý cấp cứu đều đem lại những hiệu quả tốt nhất khi đến viện sớm và được xử trí kịp thời.”

Đột quỵ thể hiện rõ điều này nhất vì “mỗi phút trôi qua, khi não bị thiếu máu, hàng triệu neuron thần kinh sẽ chết đi”. Đó đều là những neuron thần kinh đã được “huấn luyện” thành thục trong suốt cuộc đời đóng vai trò rất quan trọng.

“Giờ vàng”: 3 giờ đầu tiên để cứu lấy các neuron thần kinh

Sau khi nhồi máu, có thể các neuron mới sẽ được hình thành nhưng chúng chỉ như những đứa trẻ thơ, chưa được đào tạo nên cần mất thời gian rất dài, hoặc thậm chí cả đời, cũng không huấn luyện lại được các chức năng bình thường.

Do đó, việc xử trí kịp thời cho vùng não đang bị thiếu máu là TỐI QUAN TRỌNG. Khoảng thời gian 3 giờ đầu tiên được gọi là “giờ vàng” vì lý do đó.

Bác sĩ Hải cũng lưu ý rằng, mỗi bệnh nhân khi đột quỵ cần phải sơ cứu, làm thủ tục, cần có thời gian để chụp, chẩn đoán… khi vào viện cấp cứu. Vì thế, cần tranh thủ thời gian xử trí càng sớm càng tốt. Chỉ cần đến sớm hơn một phút cũng là cứu hàng triệu neuron thần kinh.

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng - Ảnh 1.

PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải – Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ trong chương trình “Những điều cần biết về GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ”.

“Loay hoay ở nhà chỉ làm chậm thời gian vàng”

Để xử trí đột quỵ, việc tái thông mạch càng sớm càng tốt phụ thuộc vào kỹ năng của những bác sĩ đã được đào tạo chuyên sâu, kết hợp với các công cụ thích hợp. Đại đa số các gia đình đều không có đủ khả năng hay điều kiện để thực hiện quá trình tái thông mạch.

Do đó, bác sĩ Hải cho rằng, “ở nhà loay hoay có thể làm chậm thời gian vàng của bệnh nhân”. Cách tốt nhất chính là gọi cấp cứu để đưa người thân tới bệnh viện một cách nhanh nhất.

Trong trường hợp địa lý xa xôi, mọi người có thể gọi tới trạm xá xã, trung tâm y tế của huyện, của thành phố hoặc cơ sở có đủ khả năng và tiêu chuẩn để can thiệp, phẫu thuật mạch não. Để có thể làm được điều này, chúng ta nên tìm hiểu trước về điều kiện y tế xung quanh khu vực sinh sống.

Đột quỵ thể hiện rõ điều này nhất vì “mỗi phút trôi qua, khi não bị thiếu máu, hàng triệu neuron thần kinh sẽ chết đi”. Đó đều là những neuron thần kinh đã được “huấn luyện” thành thục trong suốt cuộc đời đóng vai trò rất quan trọng.

“Giờ vàng”: 3 giờ đầu tiên để cứu lấy các neuron thần kinh

Sau khi nhồi máu, có thể các neuron mới sẽ được hình thành nhưng chúng chỉ như những đứa trẻ thơ, chưa được đào tạo nên cần mất thời gian rất dài, hoặc thậm chí cả đời, cũng không huấn luyện lại được các chức năng bình thường.

Do đó, việc xử trí kịp thời cho vùng não đang bị thiếu máu là TỐI QUAN TRỌNG. Khoảng thời gian 3 giờ đầu tiên được gọi là “giờ vàng” vì lý do đó.

Bác sĩ Hải cũng lưu ý rằng, mỗi bệnh nhân khi đột quỵ cần phải sơ cứu, làm thủ tục, cần có thời gian để chụp, chẩn đoán… khi vào viện cấp cứu. Vì thế, cần tranh thủ thời gian xử trí càng sớm càng tốt. Chỉ cần đến sớm hơn một phút cũng là cứu hàng triệu neuron thần kinh.

PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải – Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ trong chương trình “Những điều cần biết về GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ”.

Khi quá rối, gọi điện tới trung tâm 115 là một phương án thích hợp. Người nhà bệnh nhân vừa có thể trao đổi tình hình, vừa được tư vấn và chỉ dẫn xử trí tình huống theo cách tốt nhất.

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng - Ảnh 2.

Đưa người bị đột quỵ tới viện nhanh nhất có thể để các bác sĩ kịp thời xử trí trong thời gian vàng cứu chữa. Ảnh: SCRB

Tư thế chuẩn nhất khi đợi phương tiện cấp cứu?

Trong quá trình chờ đợi phương tiện cấp cứu đưa đến viện, người nhà có thể quan sát bệnh nhân có bị ngừng tuần hoàn hay không, chẳng hạn như mất ý thức hoàn toàn, không có động tác hít vào/thở ra… Nếu bị ngừng tuần hoàn thì cần đặt bệnh nhân nằm ngửa, thực hiện động tác ép tim. Hiện tượng ngừng tuần hoàn vô cùng đặc biệt, yêu cầu mọi người phải sơ cứu thật sớm để cứu lấy tính mạng của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu của đột quỵ não như là nói chuyện ú ớ, vẫn tỉnh táo, liệt nửa người, không bước đi được… thì người nhà nên để bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên. Chân dưới duỗi, chân trên co. Một tay gối lại dưới má của bệnh nhân.

Tư thế này giúp người bệnh nếu nôn thì sẽ nôn ra ngoài, tránh dịch chất nôn bị hít ngược trở lại đường thở, gây suy hô hấp, nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ Hải cho rằng, đây chính là biện pháp quan trọng nhất và duy nhất mà người nhà nên thực hiện. Ông nhận định, thậm chí không cần đo huyết áp vì đo thấy cao cũng không thể xử trí gì khác.

Trong khi di chuyển bằng xe cứu thương, người bệnh cũng nên được đặt nằm nghiêng, đầu đặt cao khoảng 30 – 45 độ. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tụt huyết áp thì nên đặt nằm bằng, vẫn nghiêng đầu sang một bên.

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải nhấn mạnh thêm, tuyệt đối không tự ý cho người bệnh đột quỵ sử dụng thuốc hạ huyết áp tại nhà, hoặc cho bất cứ thứ gì vào đường miệng của bệnh nhân khi họ không hoàn toàn tỉnh táo, tránh nguy cơ tràn vào phổi gây suy hô hấp.

Thúy Phương / Theo Nhịp sống kinh tế

Khu nhà mới bé xinh cho người vô gia cư ở Los Angeles

Khu nhà mới cho người vô gia cư ở Los Angeles County. Ảnh: Designboom/Facebook

Các kiến trúc sư ở Văn phòng Lehrer Architects vừa biến một khu đất hẹp, vô chủ và có hình dạng kỳ lạ, thành một cộng đồng sôi động có thể chào đón tới 150 cư dân vô gia cư ở Los Angeles County, California.
Khu đất dài hơn 1,300 ft (400m) mà bề rộng chỉ khoảng 20 ft (6m) được xây dựng lên 77 căn nhà bé bé xinh xinh. Ở đây có nhà vệ sinh lưu động, kho chứa, văn phòng, không gian chung, các tiện ích cho người khuyết tật, và tất cả các dịch vụ cần thiết giúp những người vô gia cư tạm thời trú ngụ, và có thể làm nơi cư trú lâu dài.
Không gian sống tiện ích của người vô gia cư ở Los Angeles County. Ảnh: Designboom
Khu nhà được thiết kế tươi sáng và sinh động với màu xanh lam, xanh lá cây và vàng cho một mảnh đất hết sức nhỏ và mỏng, nên nhìn không thấy chật chội. Để chặn tiếng ồn từ xa lộ liền kề và bảo đảm là khu vực riêng tư cho cư dân, các nhà thiết kế còn làm hàng rào cản âm thanh.
Khu nhà có hàng rào cản âm thanh. Ảnh: Designboom
Khu đất này trước đây bị bỏ hoang, cũng là nơi “tạm trú” của người vô gia cư, giữa đường cao tốc 170 và một số cơ sở vận chuyển công nghiệp và bãi đậu xe.
Đây là dự án thử nghiệm để giải quyết cuộc khủng hoảng với hơn 40,000 người vô gia cư của Los Angeles County. Thời gian tới, quận hạt này dự định xây thêm tám khu nhà bé bé xinh xinh tương tự trên những mảnh đất bị bỏ trống.
Theo Designboom /Saigon nhỏ

ĐCSTQ thông qua nghị quyết bảo đảm quyền cai trị vĩnh viễn của Tập Cận Bình

Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trên màn hình lớn khi các nghệ sĩ biểu diễn khiêu vũ trong buổi dạ tiệc quần chúng đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản vào ngày 28 tháng Sáu năm 2021 tại sân vận động Olympic Bird’s Nest ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản vào ngày 1 tháng Bảy năm 2021 – Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền đã thông qua một nghị quyết lịch sử trong cuộc họp cấp cao của đảng hôm Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một, rằng có thể bảo đảm quyền lãnh đạo Trung Quốc của Tập Cận Bình trong suốt quãng đời còn lại.

Các hãng thông tấn Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc báo cáo ĐCSTQ đã thông qua một nghị quyết lịch sử công nhận Tập là cốt lõi của ủy ban trung ương của ĐCSTQ. Mặc dù các nghị quyết như vậy bề ngoài là tài liệu lịch sử, nhưng các biện pháp này phục vụ cho việc mô tả cá nhân các nhà lãnh đạo Trung Quốc là điều cần thiết đối với những thành tựu của ĐCSTQ và định hướng của chính phủ Trung Quốc.

“Đảng đã xác lập vị trí cốt lõi của đồng chí Tập Cận Bình trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trong Đảng nói chung và xác định vai trò chỉ đạo của Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới”, bản dịch của nghị quyết nêu rõ. “Điều này thể hiện ý chí chung của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Trung Quốc, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp tiến lên của Đảng, của đất nước trong thời kỳ mới và thúc đẩy tiến trình lịch sử trẻ hóa quốc gia. ”

Ông Tập là một trong ba nhà lãnh đạo Trung Quốc từng được công nhận thông qua một nghị quyết lịch sử.

Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện đại, là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên được công nhận với một nghị quyết lịch sử vào năm 1945. Trong nghị quyết đó, Mao tuyên bố rằng chỉ mình ông có “đường lối chính trị đúng đắn” để lãnh đạo ĐCSTQ, khiến về căn bản ông ta không thể bị phản đối với tư cách là nhà lãnh đạo của đảng và, nói cách khác, là nhà lãnh đạo đất nước.

Sau nghị quyết năm 1945, Mao tiếp tục giữ chức vụ chủ tịch của ĐCSTQ cầm quyền cho đến khi ông qua đời vào Tháng Chín năm 1976.

Đặng Tiểu Bình đã thông qua nghị quyết lịch sử lần thứ hai vào năm 1981, chỉ bốn năm sau khi Mao qua đời. Nghị quyết lịch sử của Đặng đã hướng tới việc lên án một số hỗn loạn của cái gọi là Cách mạng Văn hóa của Mao, trong khi không làm mất uy tín hoàn toàn của ông này và sự cai trị trong quá khứ của ĐCSTQ. Nghị quyết của Đặng về căn bản cho thấy ông là một nhà cải cách được định hướng để chuyển đảng sang giai đoạn lãnh đạo tiếp theo. Sau nghị quyết đó, Đặng đã có thể thúc đẩy một số cải cách, để tự do hóa nền kinh tế Trung Quốc và ngăn chặn sự hình thành của bất kỳ sự “sùng bái nhân cách nào” xung quanh những người khác.

Sau nghị quyết năm 1981, Đặng tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho đến năm 1989. BBC đưa tin  rằng ngay cả sau khi rút khỏi tất cả các chức vụ ngoại trừ chức Chủ tịch Hiệp Thương Trung Quốc, Đặng vẫn được coi là “nhà lãnh đạo tối cao” của Trung Quốc và đã được cho là phụ trách việc ra quyết định lớn trong nước chứ không phải là Thường vụ Bộ Chính trị chính thức của Trung Quốc.

Với việc thông qua nghị quyết lịch sử mới nhất này, ĐCSTQ đã nâng ông Tập lên ngang hàng với Mao và Đặng.

Một nghị quyết lịch sử dành cho ông Tập được đưa ra trước các kế hoạch được báo cáo của ông, là tìm kiếm nhiệm kỳ 5 năm thứ ba với tư cách là chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tờ Washington Post đưa tin, vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập mở rộng quyền cai trị của mình ngoài hai nhiệm kỳ thông thường. New York Times đưa tin ông Tập đã “rất có thể thắng” một nhiệm kỳ nữa. (Theo American Military News)

Theo VOA

Hay là Tô Lâm ‘bị cài bẫy’?


Miếng thịt bò oan nghiệt của Tô Lâm.
Miếng thịt bò oan nghiệt của Tô Lâm

Ngày 8/11, Tô Lâm vẫn chủ trì lễ kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam, vẫn đăng đàn nói về thượng tôn Pháp luật và Hiến pháp. Tuy nhiên, Đại tướng đã không nói rõ sứ mệnh chính của ông là “thượng tôn đàn áp”. Bởi vì, hiện trung bình cứ 100 người dân trong nước, có 2 công an theo dõi và canh giữ, một con số kỷ lục hiếm thấy trên hành tinh này.

Một tuần trở lại đây, đang tồn tại hai giả thuyết ở Việt Nam. Thứ nhất, chuyện Bộ trưởng Tô Lâm đớp “thịt bò dát vàng” là một phi vụ không thể nào hoàn hảo hơn của “bố già” Nguyễn Văn Hưởng đánh Tô Lâm “từ xa nhưng sát ván”. Thứ hai, scandal mà Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang chịu trận chỉ là thuyết âm mưu vớ vẩn, chẳng phải chuyện gì to tát cả. Ở đất nước luôn có các phi vụ “đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh” (thơ Nguyễn Duy) thì cả hai giả thuyết này đều có các lập luận ủng hộ hay phản bác cùng song song tồn tại (Pros and Cons). Tuy nhiên, các diễn tiến gần đây trên thực địa dường như đang nghiêng về phía “Tô Lâm bị cài bẫy” nhiều hơn.

Hiện tượng đầu tiên đã cho thấy ngay việc “bị cài bẫy” gần với sự thật. Đã có tin Facebook nói đang điều tra lý do “bò dát vàng” bị chặn. Hôm 9/11, công ty mẹ của Facebook cho biết, họ đã bỏ chặn từ khoá tìm kiếm về đầu bếp nổi tiếng Nusret Gökçe với tên cúng cơm Salt Bae (Thánh Rắc Muối) sau khi phát hiện ra rằng cụm từ “#saltbae” bị chặn trên toàn cầu chỉ vài ngày sau khi một video 41” cho thấy vua bếp này đưa một miếng thịt bò dát vàng vào miệng quan chức cấp cao của ĐCSVN tại London. Không rõ lý do vì sao trước đây, từ khoá này bị yêu cầu chặn và theo Reuters, người phát ngôn của công ty từ chối bình luận về những lý do khả dĩ. Trong lúc bị chặn, việc tìm kiếm với từ khoá lại dẫn tới một tin nhắn khác cho biết về việc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Cái Clip 41” do tay chủ nhà hàng Nusret Gökçe quay cảnh Tô Lâm “táp” miếng bít tết, sau đó, “Thánh Rắc Muối” đưa lên Tik Tok, cứ cho là chỉ để quảng cáo nhà hàng của anh ta. Vậy thì khi ai đó muốn anh ta gỡ xuống sau một tiếng đồng hồ (theo chỉ thị của Tô Lâm?), thì đương nhiên là phải trả rất – rất nhiều tiền. Nhưng kỳ lạ hơn là không lâu sau đó, công ty mẹ của FB đang cho kiểm tra lại và nói rằng, đã bỏ chặn từ khoá tìm kiếm về đầu bếp nổi tiếng. Vậy là một lần nữa, thiên hạ lại có thể tự do tiếp cận cái Clip ấy thoải mái. Rõ ràng, ở đây có mối tương quan giữa lực chặn và lực đẩy. Đàn em nằm vùng của Tô Lâm được lệnh “chặn” cái Clip làm hại chủ, ngược lại các thế lực muốn “hất” Tô Lâm lại muốn “đẩy tiếp” cái Clip ấy lên mạng.

Điều thú vị tiếp theo là các thế lực muốn “hất” gã công an Tô Lâm đã có dấu hiệu xuất hiện công khai trên truyền thông trong nước. Ngày 8/11, trang mạng Zing sở hữu đông đảo người theo dõi, là cơ quan truyền thông bán chính thức đầu tiên ở Việt Nam, dám “sờ dái ngựa” khi tải một bài viết khá giật gân “Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò!!!”. Nhiều trang mạng khác “khoát nước theo mưa” tới tấp đăng lại của Zing. Các dân mạng cười khoái trá và vỗ tay đôm đốp. Hoan hô các tờ báo chính thống trong nước đã “xỏ lá” nhưng rất có đạo đức, dám chọc ngoáy miếng bít tết của Bộ trưởng, khiến nhà nhà, người người được trận cười khoái chí!

Chưa hết, đúng vào ngày 8/11, khi lệnh “giải cứu sếp” được ban hành, tờ báo của Tô Lâm, có tên “Công an Nhân dân” cũng đăng tải một xã luận khét tiếng “chửi” các thế lực thù địch, mặc dù công an thừa biết, thế lực ấy nằm ngay trong lòng ĐCSVN: “Luận điệu suy diễn quy định mới về những điều Đảng viên không được làm”. Chủ trang Viet-studies.net, Trần Hữu Dũng, cựu Giáo sư Kinh tế tại Hoa Kỳ, với đầu óc nhậy cảm đặc biệt đã ngửi thấy mùi “khét” từ Hà nội khi ông bình luận: “Đọc bài này mà phát tức cười! Nói vòng vo tam quốc nhưng cốt ý là để ám chỉ rằng, trong 19 điều mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa cấm đảng viên không được làm thì không có điều cấm… ăn bít-tết dát vàng! Chỉ các ‘thế lực thù địch’ mới suy diễn bậy bạ, xuyên tạc việc đảng viên (Tô Lâm) ăn chiêu đãi thịt bò rắc vàng!” Thanh minh thanh nga kiểu này thì thật đúng là “gậy ông lại đập lưng bà!”

Phái muốn “hạ” gở mồm đến mức nói công khai trên mạng là Tô Lâm bị chính Cụ Lê Đình Kình, 58 năm tuổi đảng, 85 năm tuổi đời, “báo ứng” do Cụ bị giết tức tưởi trong “cái đêm hôm ấy đêm gì”* tại thôn Đồng Tâm (ngoại thành Hà Nội). Huy động hơn 3000 công an, với đủ các loại vũ khí đàn áp chưa tới chục hộ nông dân, thì quả là “trận hợp đồng” có thể đưa vào trường C500 giảng dạy! Nhưng thôi, chuyện tâm linh này xin không đào sâu thêm đau lòng. Chỉ có điều trên đời này, trần sao âm vậy, có vay có trả. Tô Lâm lên kịch bản, thậm chí có thể chính y chứ chưa chắc đã là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký vào “Mật lệnh 419A” để triệt hạ cả thôn Hoành nếu có chống đối*.

Lùi vào hậu trường “cuộc đao búa” để “hạ” hay “giữ” Tô Lâm, còn nhiều tình tiết mà người có đầu óc bình thường không thể hiểu nổi. Hẳn Nguyễn Phú Trong không bao giờ quên Tô Lâm vốn là “đệ tử ruột” của đồng chí Ba Dũng một thời trước đây. Nhưng rồi cũng chính nhờ Tô Lâm “trở cờ” mà Nguyễn Phú Trọng mới “dẹp tiệm” nổi lực lượng kiêu binh do Ba Dũng và Nguyễn Văn Hưởng cài cắm lại trong Bộ Công an. Tuy đã nhốt được quyền lực vào cái lồng riêng của mình, Phú Trọng vẫn chưa thấy an tâm. Mặc dầu được đích thân Tập Cận Bình bảo lãnh công khai, Phú Trọng thấy bốn chân ghế của mình vẫn chưa vững.

Bản tính “trở cờ” của Tô Lâm làm ông ăn không ngon ngủ không yên, nhất là cái kết quả xử con trai Hưởng vừa rồi khiến ông có cảm tưởng, ông vẫn thua Hưởng và Lâm một hiệp. 4,5 triệu USD (hay còn nhiều hơn nữa?) vẫn bốc hơi sau phiên toà mà Nguyễn Duy Linh lại thoát hiểm. Chỉ một phần ba thời gian thi hành án sau phúc thẩm (lúc ấy chỉ còn 4/12 năm), cộng thêm cái lệnh ân xá thì chỉ 3 năm nữa Linh có thể ôm khối tiền khổng lồ để “đền ơn đáp nghĩa” với nhiều người khác nhưng chắc chắn Trọng sẽ không có phần. Đấy là chưa nói ít khi xử được một vụ án “gọi sự vật đúng tên”, tức là xử một vụ tham nhũng khủng, ấy vậy mà 5 tỷ VNĐ thu về chỉ bằng có con số lẻ 115 tỷ (Tính tổng số đô la gia đình Hưởng dấu được).

Cuối cùng, nói thêm về giả thuyết “phản bác” cho rằng, chuyện Tô Lâm ăn bít tết dát vàng chỉ là “chuyện bao đồng”. Tô Lâm vẫn được Phạm Minh Chính ưu ái, thể hiện ngày 6/11 khi đoàn về đến Hà Nội (không rõ Tô Lâm xin hay Thủ tướng cử) đã được đại diện cho cả đoàn xuống sân bay chụp ảnh với kiện hàng quà tặng của bà con Việt kiều. Động thái này hơi trái khoay đối với kiều bào ở ngoài, vì bà con thường nghĩ rằng, Bộ trưởng Ngoại giao chuyển quà của bà con cho Bộ Y tế mới phù hợp chứ! Màn kịch dựng vội nên hơi lộ liễu, khá dở. Chưa hết, sang ngày 8/11, Đại tướng Tô Lâm vẫn đăng đàn chủ trì buổi lễ và diễn thuyết về đạo đức cách mạng nhân hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam.

Một bộ trưởng nắm trong tay 2 triệu quân (Tính cả lực lượng an ninh, trật tự cơ sở), nghĩa là cứ 100 người dân có 2 công an theo dõi và canh giữ, thêm cả béc-giê, ngựa và nghe nói sắp mua sắm cả máy riêng cho lực lượng nào đó trong công an, Tô Lâm tỏ ra không hề nao núng. Nhưng hãy chờ xem đám mây vân cẩu sẽ vần vũ kiểu gì trong cơn “giông tố” triệt tiêu lẫn nhau giữa các đồng chí “chỉ có cái tên là cộng sản”. Một bà má miền Nam từng nuôi dấu cán bộ nằm vùng tâm sự: “Mỗi lần nghe một thằng Trung ương hay Bộ Chính trị ‘bị trảm’, má mừng như ngày xưa nghe tin diệt được một ác ôn”. Tội nghiệp quá má ơi, má đừng mong lũ con cháu má cứ phải lao vào giết chóc nhau mãi như thế. Má phải cầu cho người ta xử cái thể chế đẻ ra lũ độc tài và tham nhũng ấy mới giải quyết được tận gốc vấn đề!

*”Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” là một bút ký của nhà văn Phùng Gia Lộc trong giai đoạn Đổi mới tại Việt Nam.

*GS. Hoàng Xuân Phú là Viện sĩ Viện Hàn Lâm CHLB Đức nên cho đến nay, ông tạm thoát hiểm khỏi trừng phạt của Tô Lâm.

Trần Đông A / VOA