Sự thật bất ngờ về nguồn gốc các loài cây ăn quả

Tất cả các loại cây ăn quả phổ biến của con người đều có tổ tiên là các loài cây dại. Nguồn gốc xuất xứ của chúng sẽ khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

Chùm ảnh: Sự thật bất ngờ về nguồn gốc các loài cây ăn quả

Bơ (Persea americana) là loài thực vật bản địa ở những khu vực thoát nước tốt của rừng mưa miền nam Mexico. Loài cây này được trồng rộng rãi để thu hoạch quả. Quả bơ có thịt mềm béo ngậy, rất giàu dinh dưỡng.

Na (Annona squamosa) được cho là loài cây có nguồn gốc từ vùng Caribbean, ngày nay được trồng phố biến ở nhiều nơi như một loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Quả na có thịt màu trắng, mềm và thơm ngọt.

Dừa (Cocos nucifera) có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Loài cây này đã phát triển ở các hòn đảo xa bờ nhờ các quả có thể trôi nổi nhiều ngày trên biển. Quả dừa được thu hoạch để lấy nước, cùi và làm đồ mỹ nghệ.

Chuối (Musa acuminata) vốn là loài cây mọc hoang trên khắp châu Á, nay đã được lai tạo thành nhiều giống khác nhau để lấy quả giàu hương vị. Các giống chuối được hiện đại cho quả không hạt, trong khi quả chuối hoang có rất nhiều hạt.

Ổi (Psidium guajava) là loài cây gỗ có nguồn gốc từ miền Nam Mexico, nay được trồng rộng rãi ở những nơi khí hậu ấm áp. Quả ổi có mùi thơm đặc trưng khi chín, vị ngọt, có nhiều hạt cứng nhỏ màu vàng.

Dưa hấu (Citrullus lanatus) là loài cây bò sát đất có nguồn gốc từ Nam Phi. Chúng được trồng ở những nơi khí hậu ấm để lấy quả có kích thước lớn, thịt ngọt, chứa rất nhiều nước.

Dưa chuột (Cucumis sativus) là loài cây bản địa ở vùng nhiệt đới châu Á. Chúng được con người trồng từ cách đây 3.000 năm, ngày nay có vô số giống khác nhau. Quả dưa chuột có hương vị thanh mát, có thể ăn tươi hoặc sử dụng như rau.

Bí ngô (Cucurbita pepo) có nguồn gốc từ một loài bí mọc dại ở Trung Mỹ, nay đã được đưa đến mọi nơi trên thế giới. Quả bí ngô có hương vị ngọt bùi, được dùng để chế biến các món ăn.

Me (Tamarindus indica) là loài cây bản địa ở Đông Phi và châu Á. Quả me vốn có vị rất chua, nhưng quá trình lai tạo của con người đã tạo ra các giống me cho quả ngọt. Quả me có thể ăn tươi hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau.

Chanh dây hay lạc tiên (Passiflora caerulea) là một loài cây leo có nguồn gốc Nam Mỹ. Thịt quả chanh dây có màu vàng bắt mắt, chứa nhiều vitamin C, thường được dùng như nguyên liệu để chế nước giải khát.

Khế (Averrhoa carambola) là loài cây gỗ bản địa Đông Nam Á, được trồng phổ biến để lấy quả. Loài cây này ra hoa bốn năm một lần. Quả khế có thể có vị chua hoặc ngọt tùy theo giống.

Dâu tằm (Morus nigra) là loài cây gỗ rụng lá bản địa của khu vực Trung Đông. Loài cây này được trồng nhiều để lấy quả mọng đỏ, hương vị hấp dẫn.

Mít (Artocarpus heterophyllus) là loài cây có nguồn gốc từ các vùng đất thấp ở Đông Nam Á, được trồng để lấy gỗ và quả. Quả mít khi chín có thể nặng tới 30 kg, phần thịt được chia thành các múi có mùi thơm quyến rũ.

Dâu tây (Fragaria vesca) vốn là loài cây dại lưu niên sinh trưởng trong các cánh rừng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các giống dâu tây nhân tạo cho quả lớn hơn rất nhiều so với dâu tây hoang.

Anh đào hay cherry (Prunus avium) có tổ tiên hoang dã mọc trong các khu rừng ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Quả anh đào mọng đó, có hạt cứng trên trong. Loại quả anh đào phổ biến trên thị trường đến từ các giống anh đào chuyên cho quả.

Mâm xôi (Rubus fruticosus) là loài cây bò lan thường gặp trên các bờ giậu ở châu Âu, cho quả mọng ăn được vào mùa thu. Chúng có nhiều phân loài có quan hệ rất gần với nhau.

Xoài (Mangifera indica) là loài cây gỗ bản địa châu Á. Chúng được trồng rất rộng rãi ở các vùng nhiệt đới để lấy quả có vị ngọt và thơm, rất giàu vitamin A.

Sầu riêng (Durio zibethinus) có nguồn gốc từ rừng mưa Đông Nam Á. Quả đầy gai của loài cây này có mùi rất mạnh, khi chín và rụng sẽ thu hút các động vật đến ăn quả và phát tán hạt. Mùi sầu riêng gây ra vô số tranh cãi bởi người thì thích, người thì ghê sợ.

Vài (Litchi chinensis) là loài cây bản địa đông Nam Á, được trồng nhiều để lấy quả. Quả vải có thịt ngọt lịm hấp dẫn, được bọc trong lớp vỏ thô ráp.

Kiwi (Actinidia chinensis) là loài cây leo thân gỗ nguồn gốc Đông Á, sau này mới được đưa vào New Zealand và trở thành một biểu tượng của đất nước này. Quả kiwi có thịt xanh và nhiều hạt đen nhỏ, vị ngọt mát.

Việt quất (Vaccinium vitis-idaea) là loài cây bản địa của các vùng Bắc Âu, châu Á ôn đới và Bắc Mỹ. Quả việt quất mọng đỏ, chín vào mùa thu, là loại quả được nhiều người ưa chuộng.

Cà chua (Solanum lypopersicum) được cho là có nguồn gốc từ một loài cây dại có quả nhỏ màu vàng ở Peru và Ecuador. Ngày nay có nhiều giống cà chua khác nhau được trồng để lẩy quả mọng, hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Già mà vẫn dai

Sau hơn 40 năm chung sống hạnh phúc, người vợ của nhà tỷ phú Frank Whittaker đột ngột qua đời vì bạo bệnh. Sự việc đau thương thương ấy xảy ra bất ngờ khiến cho mọi người ai cũng đau buồn thay cho “cặp đôi vàng” quấn quít với nhau như đôi uyên ương. Đứng trước quan tài của vợ, nhà tỷ phú còn tuyệt vọng tuyên bố trong muôn vàn đau khổ: “Đời tôi thế là hết!”.

Vậy nhưng chỉ hơn một năm sau, Frank hiên ngang khoác tay một cô gái bước vào câu lạc bộ đánh golt. Cô gái không những đẹp mà còn trẻ nữa, chắc hẳn kém nhà tỷ phú phải tới 30, 40 tuổi. Chẳng ai giấu được nỗi ngạc nhiên của mình, nhưng mỗi người sau đó lại có cảm xúc riêng của họ.

Các quý bà thi nhau lườm nguýt ông Frank “làm trò” trước thiên hạ khi trong lòng họ ngấm ngầm ghen tức cô gái trẻ trung xinh đẹp. Các quý ông thì lộ liễu hơn với cảm xúc của mình. Đôi mắt họ khô lại vì ngắm nhìn người tình của Frank không chớp. Còn cặp môi nứt nẻ của họ đột nhiên ướt nước miếng.

Nhưng trên hết bất kỳ ai cũng muốn biết làm sao một ông cụ 70 tuổi lại có thể cặp bồ được với một cô gái đáng tuổi con cháu mình.

Già mà vẫn dai -0
Minh họa: Hùng Dingo

“Cặp đôi đũa lệch” làm như không nghe thấy những lời bàn tán. Họ ngồi xuống cái bàn cạnh cửa sổ, rồi Frank lớn tiếng gọi hầu bàn đem rượu tới. Hai người ngồi uống rượu và trò chuyện với nhau đến khi cô gái phải cáo từ đi vào vệ sinh. Lúc đó người bạn cũ Jim của Frank mới ngồi xuống đối diện nhà tỷ phú.

“Frank à, khoẻ không? Lâu rồi không thấy cậu đến câu lạc bộ?” – Jim chủ động lên tiếng.

“Ờ thì tớ dạo này cũng bận lắm, không thể dành ra được một buổi để tới sân golt!”.

“Khiếp! Cứ nói thẳng là có người yêu thì quên béng mất anh em đi!” – Jim huýt sáo và rồi làm ra vẻ quan tâm – “À mà cô ấy tên là gì đấy? Hai người quen nhau được bao lâu rồi?”.

“Cô ấy tên là Jennifer. Bọn tớ làm quen nhau được nửa năm rồi lấy nhau!”.

Jim trố mắt lên nhìn bạn: “Cái gì cơ? Lấy nhau?! Này, hãy nói thật đi, làm cách nào cậu thuyết phục được cô ấy vậy?”.

“Tất cả là nhờ một lời nói dối thôi, ông bạn ạ”.

“Người như cậu thì chỉ cần cho đám đàn bà xem số dư tài khoản thì ai mà chẳng đổ, chứ cần gì đến việc nói dối?”.

“Ai mà làm các việc trơ trẽn đến vậy được cơ chứ?” – Vị tỷ phú cau mày – “Không, tớ chỉ cần nói dối tuổi của mình với Jennifer là ngon lành thôi mà!”.

“À, vậy thế chắc là cậu “ăn bớt” đi mười, hai mươi năm tuổi chứ gì?”.

“Chẳng phải ! Tới nói dối cô ấy là mình 90 tuổi, lại đang mang trọng bệnh trong người chết lúc nào chẳng biết”.

Vũ Hội (dịch)Collin Pearlmen (Mỹ)

Sau 40 tuổi, có “3 bữa” không nên ăn, “2 giấc” không nên ngủ mà bạn phải ghi nhớ: “Lười” một chút nhưng khoẻ mạnh sống lâu, ai cũng nên thực hiện

Sau 40 tuổi, có “3 bữa” không nên ăn, "2 giấc" không nên ngủ mà bạn phải ghi nhớ: "Lười'' một chút nhưng khoẻ mạnh sống lâu, ai cũng nên thực hiện
Sau 40 tuổi, thói quen ăn trưa và ngủ trưa ảnh hưởng nhiều hơn đến tuổi thọ của bạn vì vậy có những lưu ý bạn cần phải ghi nhớ để có một sức khoẻ tốt hơn, sống thọ hơn.

Sau khi một người bước vào tuổi trung niên, chức năng của cơ thể suy giảm và khả năng xảy ra các vấn đề tăng lên, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Giai đoạn trung niên là giai đoạn quan trọng để kéo dài tuổi thọ, đồng thời cũng là giai đoạn dễ mắc nhiều bệnh tật nhất. Vì vậy, người ở độ tuổi này nên học cách giữ gìn thân thể và phòng tránh bệnh tật.

Ăn trưa và ngủ trưa ảnh hưởng nhiều hơn đến tuổi thọ nhưng nhiều người có thể không quá chú ý. Đặc biệt, khi một người bước sang tuổi trung niên, nếu hình thành được những thói quen tốt sau đây vào buổi trưa thì chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh khi về già, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ.

Sau 40 tuổi, có “3 bữa” không nên ăn, 2 giấc không nên ngủ mà bạn phải ghi nhớ: Lười một chút nhưng khoẻ mạnh sống lâu, ai cũng nên thực hiện - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Hãy ghi nhớ không ăn “3 bữa” hoặc ngủ “2 giấc” này vào buổi trưa để sống vui sống khoẻ hơn mỗi ngày:

Không ăn “3 bữa”

Đối với nhiều người, bữa sáng và bữa tối có thể ăn ở nhà, nhưng bữa trưa khó giải quyết hơn. Do thời gian ăn trưa ngắn nên mọi người có xu hướng giải quyết bữa trưa một cách đơn giản như đi ăn ở căng tin hay chỉ ăn nhẹ cái gì đó.

Tuy nhiên, bữa trưa nếu không được ăn no có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cả buổi chiều. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.  Bên cạnh vấn đề ăn uống, việc nghỉ ngơi vào thời điểm này cũng có những lưu ý nhất định bạn phải ghi nhớ, nếu không sẽ vô tình rước bệnh vào người.

1. Không ăn các bữa ăn quá “nhanh”

Thông thường, thời gian nghỉ trưa của mọi người tương đối ngắn, vì vậy mà nhiều người vội vàng ăn nhanh bữa trưa để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bữa trưa ăn quá nhanh và không nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột và dạ dày. Không những không thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng mà còn dễ gây khó tiêu.

 Đối với người trung niên và cao tuổi, chức năng tiêu hóa ngày càng suy giảm, việc ăn quá nhanh vào bữa trưa sẽ sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, mọi người nên ăn chậm hơn và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Theo cách này, dạ dày và não bộ kịp thời “giao tiếp” giúp cơ thể nhận được tín hiệu no, như vậy lượng thực phẩm vào cơ thể sẽ được giảm bớt, giúp giảm tải cho dạ dày.

Sau 40 tuổi, có “3 bữa” không nên ăn, 2 giấc không nên ngủ mà bạn phải ghi nhớ: Lười một chút nhưng khoẻ mạnh sống lâu, ai cũng nên thực hiện - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

2. Không ăn các bữa ăn quá “nặng”

Điểm đáng lưu ý ở những bữa ăn này không phải là “trọng lượng” của các món ăn mà là ở “hương vị”. những món ăn này thường có quá nhiều dầu và muối nên người trung niên càng ăn càng ít càng tốt.

Không chỉ vậy, loại thực phẩm này thường có tính nóng, nhiều người cho rằng ăn khi còn nóng mới tốt cho sức khỏe, thực chất đây là một hiểu lầm tai hại. Nếu nhiệt độ vượt quá 65 độ mà ăn thường xuyên sẽ không có lợi cho sức khỏe, dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản, không tốt cho dạ dày.

3. Không ăn những bữa quá “no”

Ăn quá no sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn ở trong dạ dày không tiêu hóa hết, khiến dạ dày bị ứ đọng, khó chịu. Khi các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ chuyển thành mỡ, dẫn đến béo phì, tiểu đường.

Việc ăn quá no sẽ khiến não bộ phản ứng chậm chạp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tế bào não. Ăn quá nhiều cũng khiến máu trong cơ thể dồn về dạ dày và ruột để làm việc nên máu ở trên não bị giảm. Từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏivà buồn ngủ.

Sau 40 tuổi, có “3 bữa” không nên ăn, 2 giấc không nên ngủ mà bạn phải ghi nhớ: Lười một chút nhưng khoẻ mạnh sống lâu, ai cũng nên thực hiện - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Không ngủ “2 giấc”

Đối với người trung niên, nhu cầu về thời gian ngủ sẽ dần ít hơn trước, tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng ngắn. Với những lứa tuổi này, giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi vì giúp bù lại tình trạng thiếu ngủ và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, có hai điều cần chú ý khi ngủ trưa:

1. Không “chợp mắt” ngay sau bữa trưa

Nhiều người có thói quen này nhưng trên thực tế, việc đi ngủ ngay lập tức sau bữa trưa sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa đường ruột, khiến lượng máu cung cấp cho não không đủ. Sau khi ngủ dậy có thể cảm thấy chóng mặt.

Đối với những người có mạch máu kém thì những nguy hiểm tiềm ẩn tương đối lớn. Những người này chỉ nên ngủ sau khi ăn trưa 30 phút, tốt nhất nên nằm nghỉ ngơi, thay vì tình trạng ngủ trong tư thế ngồi.

Sau 40 tuổi, có “3 bữa” không nên ăn, 2 giấc không nên ngủ mà bạn phải ghi nhớ: Lười một chút nhưng khoẻ mạnh sống lâu, ai cũng nên thực hiện - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

2. Đừng ngủ trưa quá lâu

Ngủ trưa đúng cách là tốt nhưng nếu ngủ quá lâu có thể khiến cơ thể bị tổn thương. Khi thời gian ngủ trưa tăng lên 45-90 phút thì giấc ngủ trưa bắt đầu có hại cho sức khỏe của bạn, bởi đó là một giấc ngủ sâu nhưng không hoàn thiện. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt hơn và muốn ngủ tiếp, các cơ quan chưa sẵn sàng làm việc lại. Bạn chỉ nên ngủ trong 20 – 30 phút, đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi được đánh giá là tốt cho sức khỏe.

(Theo Toutiao) / Ánh Lê / Nhịp sống kinh tế

VinFast mang “tương lai của di chuyển” đến Los Angeles Auto Show 2021

VinFast mang “tương lai của di chuyển” đến Los Angeles Auto Show 2021
Los Angeles, 11/11/2021 – Công ty xe điện thông minh toàn cầu VinFast công bố, bên cạnh 2 mẫu xe điện VF e35 và VF e36, “Tương lai của di chuyển” sẽ là thông điệp chủ đạo VinFast mang tới Triển lãm Los Angeles Auto Show 2021.

Ý tưởng “Tương lai của di chuyển” xuất phát từ chính tầm nhìn của VinFast – “Trở thành hãng xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu”. “Tương lai của di chuyển” mà VinFast hướng tới là một tương lai bền vững khi mọi người đều có thể tận hưởng việc di chuyển bằng phương tiện thông minh, an toàn, thú vị và thân thiện với môi trường. VinFast tin vào triết lý “công nghệ vị nhân sinh” phục vụ đời sống hằng ngày và mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Thông điệp chủ đạo trên sẽ được hiện diện xuyên suốt trong tất cả các chi tiết, bố cục tại không gian trưng bày rộng gần 800m2 của VinFast. Mọi chi tiết thiết kế và tạo hình trong gian hàng sẽ được thực hiện theo chủ nghĩa tối giản với gam màu chủ đạo trắng và xanh dương nổi bật. Đây cũng là màu sắc nhận diện thương hiệu đặc trưng của VinFast – được ví như một “tia điện xanh” tràn đầy năng lượng, đang không ngừng thúc đẩy cuộc cách mạng di chuyển thông minh toàn cầu.

VinFast mang “tương lai của di chuyển” đến Los Angeles Auto Show 2021 - Ảnh 1.

Hé lộ một phần cho tầm nhìn “Tương lai của di chuyển” của VinFast chính là hai mẫu xe điện VF e35 và VF e36. Đội ngũ thiết kế của VinFast và đơn vị thiết kế nổi tiếng thế giới Pininfarina đã sử dụng ngôn ngữ thiết kế hiện đại, kết hợp những đường cong mềm mại với những nét cắt mạnh mẽ, khỏe khoắn. Những yếu tố tương phản được bố trí một cách hài hòa và thú vị, mang đến ấn tượng đặc biệt về thị giác, khiến 2 mẫu xe lúc nào cũng có vẻ như đang chuyển động, tạo nên vẻ đẹp Cân Bằng Động đặc biệt. Nội thất xe cũng được thiết kế với ưu tiên tạo sự thoải mái và hứng khởi cho người dùng bằng những chi tiết tinh xảo, tỉ mỉ cùng không gian sang trọng tiện nghi.

Đúng với tinh thần “Tương lai của di chuyển”, một số công nghệ thông minh, hứa hẹn tạo nên sự hứng khởi và tạo động lực chuyển đổi sang xe điện cho người dùng sẽ được VinFast hé lộ tại triển lãm. Điển hình như: Hệ thống An ninh thông minh, Hệ thống Giám sát giao thông và người lái do VinAI phát triển; Dịch vụ Kiểm thử ADAS và tính năng Tự hành trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) Routix, do Vantix triển khai. Trong đó, giải pháp kiểm thử Routix giúp phát hiện sự cố trong thời gian ngắn nhất với độ chính xác tuyệt đối, nâng cao tiêu chuẩn an toàn của mỗi chiếc xe.

Ông Michael Lohscheller, Tổng Giám Đốc VinFast Toàn cầu, chia sẻ: “VinFast tin tưởng rằng ‘Tương lai của di chuyển’ sẽ là những chiếc xe điện thông minh có tính cá nhân hoá cao và được tích hợp những ‘công nghệ vì cuộc sống’, thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, tạo ra trải nghiệm cầm lái vượt trội và thoải mái. Los Angeles Auto Show được biết đến là triển lãm ô tô tiên phong dẫn dắt xu hướng tiêu dùng xe, vì vậy, VinFast xem đây là địa điểm hoàn hảo để công bố cam kết của mình với xu hướng giao thông xanh và khuyến khích mọi người chuyển sang sử dụng xe điện.”

VinFast mang “tương lai của di chuyển” đến Los Angeles Auto Show 2021 - Ảnh 2.

Để đạt được mục tiêu đầy thách thức trên, VinFast đã và đang không ngừng nỗ lực mang đến cơ hội sở hữu xe điện với những công nghệ tiên tiến, mức giá cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi vượt trội với chính sách bảo hành 10 năm nhằm khuyến khích người dùng xe xăng an tâm chuyển sang xe điện.

Bà Lisa Kaz, Tổng Giám đốc kiêm người sáng lập của Los Angeles Auto Show chia sẻ:”Điện hóa là sự chuyển đổi lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô thế giới trong 100 năm qua. Los Angeles Auto Show rất hào hứng được chào đón các hãng xe điện, trong đó có VinFast, đến với triển lãm, đem đến cơ hội khám phá thương hiệu xe điện đầu tiên đến từ Việt Nam cùng các dòng xe điện mới nhất. Đặc biệt, VinFast cũng sẽ mang đến triển lãm lần này tầm nhìn truyền cảm hứng về xu hướng điện hóa ô tô – ‘Tương lai của di chuyển’. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi hành trình hiện thực hóa mục tiêu của VinFast và sẽ luôn chào đón họ quay trở lại sân chơi này với những thành công mới.”

Lễ ra mắt thương hiệu xe điện toàn cầu và triển lãm “Tương lai của di chuyển” của VinFast sẽ diễn ra vào ngày 15h30 ngày 17/11/2021 (giờ Los Angeles, tức 6h30 sáng 18/11 theo giờ Hà Nội). Chương trình được phát trực tiếp trên các trang Facebook và YouTube của VinFast tại các thị trường Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan.

Los Angeles Auto Show 2021 sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 19-28/11/2021. Thông tin chi tiết tại: https://vinfastauto.com/globalpremiere.

Giới thiệu Los Angeles Auto Show

Được thành lập vào 1907, Los Angeles Auto Show là triển lãm ô tô lớn thường niên tại Bắc Mỹ. Los Angeles Auto Show được công nhận là một trong những triển lãm có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu. Đây là nơi những người dân Los Angeles – hay còn gọi là “Angelenos” được thỏa mãn niềm đam mê với xe hơi, đồng thời là nền tảng cho công nghệ đổi mới và công nghiệp trên toàn cầu. Los Angeles Auto Show diễn ra trong 10 ngày vào dịp Lễ Tạ ơn và là điểm đến không thể bỏ lỡ của các chuyên gia trong ngành, người đam mê ô tô và người tiêu dùng.

Năm 2021, Los Angeles Auto Show sẽ đón tiếp truyền thông và các chuyên gia trong ngành ô tô vào ngày 17-18/11 và chính thức mở cửa cho công chúng từ ngày 19-28/11, hứa hẹn mang đến những thông tin đột phá trong ngành ô tô.

Los Angeles Auto Show được chứng nhận bởi Hiệp hội đại lý xe hơi mới Greater LA, được sở hữu và điều hành bởi ANSA Productions. Để nhận được tin tức mới nhất về sự kiện, hãy theo dõi Los Angeles Auto Show trên Twitter, Facebook hoặc Instagram và tại trang web http://www.laautoshow.com/.

Giới thiệu Vingroup và VinFast

Thành lập năm 1993, Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu châu Á với tổng giá trị vốn hóa của 3 công ty niêm yết đạt 34,9 tỷ USD (Ngày 3/11/2021). Vingroup hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ. Tìm hiểu thêm tại: https://www.vingroup.net/en

VinFast – công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup – là thương hiệu xe điện thông minh đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Được thành lập vào năm 2017, VinFast sở hữu tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô hiện đại, có quy mô hàng đầu khu vực đặt tại Hải Phòng, Việt Nam với mức độ tự động hóa lên đến 90%.

VinFast đã công bố 3 mẫu ô tô điện đầu tiên, chính sách cho thuê pin ưu việt và chính sách bảo hành xe điện 10 năm. Từ tháng 7/2021, VinFast đã mở rộng hoạt động tới các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Dự kiến hai dòng sản phẩm ô tô điện thông minh VF e35 và VF e36 sẽ được VinFast chính thức ra mắt toàn cầu vào đầu năm 2022. Tìm hiểu thêm tại: https://vinfastauto.com.

Ánh Dương / Theo Nhịp sống kinh tế

Frank Snepp: Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

  • Tina Hà Giang
  • Gửi bài cho BBC từ California, Hoa Kỳ
Frank Snepp
Chụp lại hình ảnh,Năm nay 78 tuổi, ông Frank Snepp trả lời phỏng vấn của BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ ‘rời khỏi’ Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này.

Đã gần 50 năm rồi thì còn gì để viết thêm trong sách nữa?

“Tôi còn bị dằn vặt nhiều về những gì đã xảy ra. Tôi thấy mình còn nợ Việt Nam một món nợ tinh thần. Khuôn mặt của bạn bè, người thông dịch, những người đã cộng tác và trung thành với Hoa Kỳ, kể cả những điệp viên, bị bỏ lại trong những ngày cuối cùng hoảng loạn ấy đến giờ vẫn ám ảnh tôi trong những giấc mơ…” Ông tâm sự.

‘Ngày cuối cùng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn’ mở đầu loạt bài Trò chuyện với Frank Snepp chúng tôi thực hiện cho BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021.

Đầu tiên là câu hỏi về tình hình Nam VN trước ngày 25/4, khi Frank Snepp đưa ông Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi thủ đô Sài Gòn.

Frank Snepp: Ngày 25/4/1975, còn bốn ngày nữa là chiến tranh kết thúc, tình hình thật hỗn loạn. Chúng ta [Mỹ – BBC] chưa thực sự bắt đầu cuộc di tản đáng kể nào. Đã có một số người Mỹ được đưa ra khỏi VN, nhưng nhiều người Việt đã không tìm được đường đi vì Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tin rằng sẽ có một thỏa thuận với Bắc Việt, và từ đó Mỹ có thể dễ dàng giúp một số người Việt di tản. Ông Martin tin rằng chỉ cần đưa ông Nguyễn Văn Thiệu khỏi hiện trường, thì sẽ có được thỏa thuận, bất kể những gì điệp viên giỏi nhất của VNCH đã cảnh báo trước đó.

Ông Thiệu đã từ chức hôm 21/4. Ông bị áp lực từ chức vì Đại sứ Martin đưa cho ông xem một nghiên cứu tôi đã thực hiện cho CIA. Nghiên cứu cho thấy nhiều người ở Sài Gòn muốn lật đổ Thiệu vì tình hình chiến sự rất tồi tệ. Lực lượng 140 ngàn quân Bắc Việt đang bao quanh Sài Gòn.

Từ chức rồi nhưng ông Thiệu vẫn chưa ra đi và vẫn còn ảnh hưởng. Phe cộng sản Bắc Việt không biết điều gì sẽ xảy ra. Họ không rõ liệu ông có tìm cách nắm quyền trở lại. Đối thủ chính trị của ông Thiệu, như Nguyễn Cao Kỳ, cũng không biết ông Thiệu sẽ có dở trò gì để tiếp tục quay lại nắm quyền. Trước tình hình đó, ông Trần Văn Hương, tổng thống mới lên thay ông Thiệu, đến gặp đại sứ Martin nhờ đưa ông Thiệu rời khỏi hiện trường, vì sự có mặt của ông lúc đó tại VN, theo ông Hương, bị đánh giá là khiến cho tình thế khó lường.

Ông chính thức nhận được lệnh phải đưa ông Thiệu rời khỏi VN lúc nào, trong hoàn cảnh ra sao?

Frank Snepp: Đại sứ Martin đến gặp ông Thomas Polgar, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, thượng cấp của tôi, 24/4, một ngày trước khi chúng tôi đưa ông Thiệu đi. Ông Martin nói phải làm thế, vì ông Thiệu đang là yếu tố gây ra rối loạn.

Ông Thiệu lúc ấy buồn khủng khiếp. Ông Hoàng Đức Nhã, em họ của ông ấy khuyên ông đừng có động tĩnh gì, hãy giống như Napoléon ở Elba, ngồi yên và chấp nhận số phận. Bà Thiệu thì lo rằng ai đó sẽ sát hại gia đình bà hoặc chồng bà, và đã rời khỏi VN, bay qua Bangkok.

30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam

Xung quanh vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường ‘xin lỗi’ về Mậu Thân

Có những ngày 30/04 trước 1975 và mãi mãi về sau

Tối ngày 24/4, Đại sứ Martin bắt đầu làm việc với CIA để di tản ông Thiệu. Việc đưa ông Thiệu đi khỏi Việt Nam lúc đó là một trong những hoạt động nguy hiểm nhất mà CIA chúng tôi phải thực hiện.

Tại sao việc đưa ông Thiệu rời khỏi VN lại là một công tác nguy hiểm như vậy, thưa ông?

Frank Snepp: Sếp tôi, ông Polgar sau này kể lại rằng việc đưa ông Thiệu đi diễn ra rất nhịp nhàng, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Việc ông Polgar nói là nhịp nhàng là việc thu xếp sao để có một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay mà chính ngài đại sứ từng dùng khi đi ra nước ngoài. Nó là chiếc máy bay tầm ngắn, nhưng có thể bay đến Đài Loan, nơi mà anh trai ông Thiệu làm đại sứ, vì vậy được cho là một nơi trú ẩn an toàn cho ông Thiệu. Chiếc máy bay đó được đưa đến, và giấu kín trong một khu của phi trường Tân Sơn Nhất.

Bí mật là điều tối quan trọng trong việc đưa ông Thiệu đi, chúng tôi lo là nếu ai đó, như ông Nguyễn Cao Kỳ, biết được việc này, họ có thể thực hiện một cuộc đảo chính vào phút cuối và ông Thiệu có thể bị ám sát.

Tình hình như thế nào trong ngày 25/4, ngày ông Thiệu được CIA đưa ra khỏi VN, ông còn nhớ không?

Frank Snepp: Một số việc xảy ra sáng ngày 25/4 khiến tình hình thêm rối rắm. Người Nga phản hồi đề nghị của Mỹ, nói rằng có vẻ như Bắc Việt sẽ không cố làm bẽ mặt Hoa Kỳ. Henry Kissinger, cố vấn an ninh đặc biệt của Tổng thống Ford, diễn giải thông điệp này của Liên Xô là chúng ta (Hoa Kỳ) vẫn còn thời gian để thương lượng một thỏa thuận với Bắc Việt. Một lần nữa, đây là một phán đoán hết sức sai lầm. Nhưng việc đưa ông Thiệu đi khỏi VN lúc đó với hai ông Kissinger và Martin là một phần của kế hoạch biến cuộc dàn xếp chính trị mà họ nghĩ là sẽ có ngày thành hiện thực. Vì vậy, sáng hôm đó có sự phấn khích rất lớn, với suy nghĩ là phe Liên Xô cũng đang chuẩn bị cho điều này, bắt phía Bắc Việt phải có một thỏa thuận nào đó.

Yếu tố thứ hai tạo ra căng thẳng lớn ngày hôm đó, là chúng tôi nhận được tin từ Hà Nội – một tín hiệu giả, rằng Bắc Việt sẵn sàng cho phép Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở lại Sài Gòn sau khi ngừng bắn. Điều đó có nghĩa là có vẻ như Bắc Việt sẽ không xóa sổ miền Nam VN, họ sẽ cho phép một chính phủ Nam VN được tồn tại ngay cả khi Bắc Việt chiếm xong được Sài Gòn. Và nếu chính phủ này tồn tại, thì Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có thể tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn. Vì vậy, giới lãnh đạo nuôi kỳ vọng vào sáng 25/4, là đơn giản chỉ cần ông Thiệu biến mất, thì một phép màu sẽ xảy ra.

Nguyễn Văn Thiệu
Chụp lại hình ảnh,TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu (bìa phải) trong một cuộc họp với Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, người thứ nhì trong hình từ phải sang, đang nhìn vào ông.

Chiều hôm đó, sếp CIA Polgar và đại sứ Martin bảo tôi là phải tham gia vào điệp vụ này. Tôi sẽ là tài xế của ông Thiệu, và đi cùng xe với ông Thiệu sẽ có cựu Thiếu tướng Charles Timmes, người đã giải ngũ, hiện đang làm việc cho CIA, và cũng là người biết ông Thiệu rất rõ.

Chuyến đi cuối cùng của ông Thiệu ra phi trường:

Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm được thu xếp làm thành phần của đoàn xe này. Ông Khiêm sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu, do một đồng nghiệp CIA của tôi cầm tay lái. Sếp tôi, ông Tom Polgar, sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu đó. Ông Polgar cũng đã mời một sĩ quan cảnh sát cao cấp của VNCH tham gia công tác này, vì ông dự trù là lỡ đoàn xe bị chặn trên đường đến phi trường Tân Sơn Nhất, thì sẽ có sẵn một sĩ quan cảnh sát cấp cao của Nam VN giúp chúng tôi thoát hiểm. Lúc đó những con đường quanh nơi ông Thiệu trú ẩn, cách không xa phi trường Tân Sơn Nhất lắm, đã bị chặn khắp nơi, và với giới nghiêm, không ai được ra khỏi nhà khi màn đêm buông xuống.

Chương trình là chúng tôi sẽ lái xe khoảng 10 phút từ điểm hẹn đến một khu vực đen kịt không thắp đèn của Tân Sơn Nhất. Chúng tôi phải di chuyển trong bóng tối, và phải đưa hai ông Thiệu, Khiêm an toàn lên máy bay.

Nhận được lệnh vào khoảng 5 giờ chiều hôm đó, tôi vô cùng lo lắng, vì biết có nguy cơ rất lớn là có thể sẽ có nỗ lực ngăn chặn đoàn xe, và chúng tôi có khi sẽ phải nổ súng để thoát. Vì vậy tôi dấu vũ khí trong túi và một khẩu súng lục bên dưới chỗ ngồi. Tất cả những người Mỹ khác tham gia vào điệp vụ này, và những người đi cùng xe với ông Trần Thiện Khiêm, cũng trang bị vũ khí, sẵn sàng cho một cuộc đọ súng khủng khiếp.

Không ai có ảo tưởng nào, rằng nếu thực sư có âm mưu đảo chính, hoặc âm mưu ám sát ông Thiệu, chúng tôi sẽ thoát hiểm dễ dàng. Bởi chúng tôi nghĩ rằng bất cứ kẻ nào tìm cách ngăn chặn đoàn xe cũng sẽ bị trang bị vũ khí tận răng. Kẻ thù ở khắp nơi. Quân đội Bắc Việt lúc ấy chỉ còn cách Sài Gòn khoảng 20 phút.

Bối cảnh xung quanh việc đưa ông Thiệu ra khỏi VN đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

Tân Sơn Nhất
Chụp lại hình ảnh,Phi trường Tân Sơn Nhất những ngày cuối cùng của VNCH
Nguyễn Cao Kỳ
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp (bìa phải) và Tướng Nguyễn Cao Kỳ (giữa)

Frank Snepp: Khi đoàn xe bắt đầu đi, dọc theo ngoại ô Sài Gòn tên lửa bắn vút lên trời. Và khi tập trung tại tư dinh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu của VNCH, điểm khởi đầu của cuộc hành trình, khá gần Tân Sơn Nhất, qua radio chúng tôi nghe thấy tiếng đạn nổ, dấu hiệu cho thấy đang chạm súng ngay tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở trung tâm Sài Gòn, cách đó khoảng năm dặm.

Tình hình lúc đó căng thẳng khủng khiếp. Sếp tôi, ông Polgar đã quên viết giấy thông hành (parole) cho ông Thiệu. Thời đó, nếu muốn được Hoa Kỳ bảo trợ và di tản, bạn phải có giấy thông hành, nhưng trong lúc vội vàng, ông Polgar đã quên. Vì thế Polgar và tướng Timmies hôm ấy phải bước vào căn nhà nơi mọi người tụ họp, loay hoay ký giấy tờ để ông Thiệu có thể hợp pháp đáp chuyến máy bay của Hoa Kỳ rời Việt Nam. Khung cảnh hết sức hỗn loạn.

Chiếc xe tôi lái là xe của Tòa Đại sứ đã được ngụy trang. Chúng tôi đã thay bảng số để nó trông giống như một chiếc xe ngoại giao bình thường. Tất cả xe khác cũng được ngụy trang tương tự. Chúng tôi làm thế để giảm thiểu nguy hiểm.

Ông Thiệu đợi chúng tôi ở một ngôi nhà gần đó. Tôi thì đứng bên ngoài căn nhà ở điểm hẹn, chờ ông đến. Tôi nhớ là ông Thiệu đến bằng xe Mercedes, nhưng có người nói là ông Thiệu đi bộ tới. Ông Thiệu trang phục đẹp đẽ, trông như một người mẫu của tạp chí Quý ông Lịch lãm (Gentlemen’s Quarterly) vùng Viễn Đông. Tóc ông vuốt ngược ra đằng sau, và mặt bôi kem, trông ông cực kỳ ấn tượng và tự chủ.

Nhưng người bạn của chúng tôi, vị cựu tổng thống, đã uống một chút, vì từ người ông tôi ngửi thấy mùi rượu whisky và mùi nước hoa đắt tiền. Tôi nhớ rõ như in điều này, bởi vì cảm quan của tôi lúc ấy cực kỳ bén nhậy, tôi cảm nhận được mọi thứ quanh mình, được môi trường chung quanh, rằng bóng tối lúc đó đang buông xuống và những loạt đạn pháo đang được bắn ra, tên lửa xẹt qua lại, chỉ cách đó một quãng ngắn.

Hai ông đến gần đoàn xe và ông Thiệu chui vào sau xe của tôi. Tướng Timmies, người Mỹ được cử tháp tùng ông Thiệu, cũng là một người bạn cũ của ông, cùng ngồi ghế sau với ông ấy. Tôi nhớ là hình như một hay hai vệ sĩ của ông Thiệu cũng đã ngồi vào phía sau. Tôi không nhớ rõ lắm là vì lúc đó đang ngồi ghế tài xế và luôn nhìn chằm chằm vào kính chiếu hậu, để xem có ai tiến gần đến xe của chúng tôi từ hai bên. Chỉ nhớ rõ là tướng Timmies ngồi cạnh ông Thiệu, và trước khi tôi kịp tra chìa khóa vào xe, một vài phụ tá của ông Thiệu từ đâu xuất hiện khiêng những chiếc vali. Họ mở cửa sau xe của tôi và bỏ vali vào.

Trong cuốn Decent Interval’ ông viết là những chiếc vali này chứa đôla hay vàng, ông có thể nói rõ về việc này?

Frank Snepp: Khi viết phiên bản đầu tiên của hồi ký về sự kiện này, tôi nói mình nghe thấy tiếng kim loại va vào kim loại. Trước đó, tôi cũng đã được nghe nói rằng ông Thiệu có thể sẽ mang theo một số vàng của ông lên xe khi ra đi. Thực thế, ông Polgar, cấp trên của tôi, người sắp đặt tất cả mọi việc, đã nói điều này có thể xảy ra. Sau này có rất nhiều tranh cãi về việc những vali đó có vàng không. Tôi phải nói cho bạn biết điều này, là không ai biết chắc về việc này ngoại trừ ông Thiệu, tôi, và có thể một vài người khác.

Tất cả những người bình luận về sự việc, gồm cả ông Polgar, cũng không biết rõ. Tôi là người ngồi trong xe, tôi thấy mọi người bước ra từ bóng tối và tôi thấy họ bỏ vali vào xe và nghe thấy tiếng chạm của kim loại từ những vali đó. Nhân tiện, tôi cũng muốn nói thêm là tôi chưa bao giờ có ý nói là ông Thiệu mang vàng từ Ngân khố Quốc gia đi theo. Tôi nghĩ ông chắc chắn đã mang theo một số tài sản của riêng mình, bởi vì ông không chắc sẽ bao giờ quay trở lại Việt Nam. Vì vậy, điều đó hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, Ngân khố Quốc gia của VNCH vẫn nằm nguyên trong Ngân hàng Quốc gia ở Sài Gòn.

Đoàn xe đưa ông Thiệu và tùy tùng đi có đông không, và khung cảnh Sài Gòn lúc đó thế nào?

Frank Snepp
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp trên nóc Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn trước ống kính phóng viên BBC của Anh Quốc thời đó

Frank Snepp: Đoàn có bốn chiếc xe. Xe chở ông Khiêm đi đầu, xe tôi là xe thứ hai, có chiếc xe thứ ba, và tôi nghĩ còn có một chiếc xe thứ tư đi theo sau chúng tôi. Khi chúng tôi ra khỏi khu Bộ Tổng Tham Mưu hướng tới phi trường Tân Sơn Nhất, thì đã khoảng bảy hoặc tám giờ tối. Đường phố tương đối vắng vẻ, ngoại trừ các trạm kiểm soát. Nhìn đâu tôi cũng thấy trạm kiểm soát. Quân lính miền Nam VN và cảnh sát có mặt khắp nơi. Và nỗi lo sợ của chúng tôi là, một trong những người ở các kiểm soát này sẽ tìm cách làm nên lịch sử, ngăn chặn đoàn xe và giết chết ông Thiệu. Tôi được giao trọng trách đưa ông an toàn ra khỏi VN, và tôi cảm được trách nhiệm nặng nề khủng khiếp này.

Khi xe chuyển bánh, tướng Timmies bắt đầu trò chuyện với ông Thiệu. Họ nhắc lại chuyện ngày xưa, lúc ông Thiệu còn là tư lệnh Quân khu I, một trong những vùng phe cộng sản hiện đang chiếm giữ. Và ngay giữa lúc đó, tướng Timmies giới thiệu tôi với ông Thiệu, nói tôi là nhà phân tích giỏi nhất của Tòa Đại sứ, và vì thế, ông Thiệu đang được một ‘tài xế hạng sang’ chở ra phi trường. Ông Thiệu nói đùa một cách mơ hồ rằng tài xế ở đây lái xe giỏi hơn ở Bangkok nhiều, và tài xế ở Bangkok khá bạt mạng. Đó là cảnh tượng kỳ quái nhất mà bạn có thể hình dung được. Tôi thực sự sững sờ trước cuộc trao đổi qua đó ông Thiệu trông có vẻ rất thoải mái, nhưng đồng thời, cũng rất căng thẳng. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt của ông trong gương chiếu hậu.

Đoàn xe phóng về phía trước, chúng tôi qua một trạm kiểm soát, một trạm nữa, và được vẫy tay cho đi. Có ông đại tá cảnh sát người Việt ngồi trong chiếc xe dẫn đầu vẫy tay chào và dẫn đường, không ai nhìn xem trong đoàn xe có những ai. Tôi nghĩ có lẽ họ nghĩ đây là một đoàn xe ngoại giao đang trên đường đến một cuộc họp ngoại giao nào đó. Họ không nhận ra rằng chúng tôi đang đưa cựu Thủ tướng Chính phủ và cựu tổng thống của đất nước họ đến nơi an toàn.

Khi đến gần phi trường, chúng tôi đi ngang qua đài tưởng niệm có hàng chữ “Sự hy sinh cao cả của đồng minh sẽ không bao giờ bị lãng quên’‘, được xây để tưởng niệm những người lính Mỹ đã chết ở VN. Khi xe vượt hẳn khỏi qua nơi này, tôi chợt liếc vào gương chiếu hậu, và nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt ông Thiệu.

Sau này, một số người không có mặt ở đó bàn rằng ông Thiệu chắc chẳng bao giờ khóc. Tại sao không? Ông ấy đang rất đau buồn. Ông đang mất đi đất nước của mình. Ông giống như Napoléon bị đày lên đảo Elba. Ông hoàn toàn là một kẻ lưu vong. Ông bị mọi người ghét. Người Mỹ cho rằng ông là chướng ngại vật của một thỏa thuận có thể cứu mạng sống của mọi người, muốn tống cổ ông đi, địch thủ chính trị muốn giết ông, và ông bị người tham gia vào công tác này ghét bỏ.

Cảm nhận của cá nhân ông về ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó ra sao?

Frank Snepp: Tôi không ghét ông ấy. Tôi chỉ đơn giản muốn ông được an toàn đến sân bay. Nhưng tôi không có ảo tưởng nào về sự thù địch mà ông Thiệu phải đối diện ở khắp nơi. Với tư cách cá nhân tôi vô cùng xúc động khi thấy một người đang lâm cảnh tột cùng tuyệt vọng. Tôi cũng kinh ngạc thấy ông có thể tự chủ được đến vậy. Ý tôi là, đang phải đối mặt với sự sỉ nhục lớn nhất mà bất kỳ tổng thống nào của một nước phải đối mặt mà ông vẫn kiềm chế được, nhưng lại rơi nước mắt cho những người Mỹ đã hy sinh ở VN. Khoảnh khắc ấy tôi không bao giờ quên.

Đoàn xe tiếp tục đi. Có lúc chúng tôi bị chặn lại. Thấy ông đại tá cảnh sát người Việt trong xe đi đầu nói chuyện với những người ở trạm kiểm soát, tôi đã nghĩ chết cha, có thể gặp chuyện rồi, đây có thể là lúc súng sẽ nổ và mọi người sẽ chết. Nhưng chúng tôi được vẫy tay cho đi. Rồi cũng đến khu vực của phi trường, nơi chúng tôi sẽ bàn giao ông Thiệu, ông Khiêm và những người còn lại trong nhóm họ. Tất cả đèn thình lình tắt ngúm. Trời tối đen như mực. Tôi làm mờ đèn xe đi như được yêu cầu và cứ thế lái trong bóng tối, không nhìn thấy gì.

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tháng Hai 1975
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu hồi tháng Hai 1975

Bỗng nhiên, ngay phía trước xe, trong bóng tối mù mờ, tôi thấy sếp Polgar đang chạy xuống phi đạo. Xe tôi suýt nữa đụng vào ông. Tôi thắng gấp và mọi người ở đằng sau bay về phía trước, đập vào lưng ghế của tôi. Ông Thiệu và tướng Timmies bị trượt khỏi ghế ngồi. Quang cảnh lúc ấy giống một khúc phim hài, nhưng đồng thời cũng rất khủng khiếp. Tôi xin lỗi, và xe nhích về phía trước.

Nguyễn Văn Thiệu
Chụp lại hình ảnh,TT Thiệu trong một lần trao tặng huân chương cho ông Hoàng Đức Nhã

Cuối cùng tôi thấy dáng chiếc máy bay đợi đón ông Thiệu, và dừng xe lại. Đại sứ Graham Martin đã đến đây bằng nẻo đường khác, vì chúng tôi không muốn tất cả các vị chức sắc này tụ họp ở cùng một chỗ và cùng bị giết chết, nếu có một cuộc phục kích. Đại sứ Martin đang chờ để nói lời từ biệt với vị tổng thống cuối cùng của đất nước mà chúng tôi ủng hộ. Tướng Timmies ra khỏi xe. Ông Thiệu vươn tay nắm lấy tay tôi, nói bằng thứ tiếng Anh có giọng Pháp. Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn.

Tôi thật xúc động. Biết đâu ông Thiệu chẳng có lúc ngờ rằng tôi có mặt trong chiếc xe đó để giết ông. Ông không thể nào biết chúng tôi là ai, mà chỉ có một lựa chọn là phải tin rằng người Mỹ sẽ cứu và đưa ông đến chốn an toàn. Trên thực tế, nếu chúng tôi giết ông thì cũng giải quyết được vấn đề. Phe cộng sản chỉ muốn ông Thiệu biến mất. Họ không quan tâm là chúng tôi đưa ông di tản hay cho ông nằm đất. Vì vậy, nếu tôi là ông Thiệu, chắc tôi đã rất lo không biết người đàn ông lái xe này đưa mình đi là ai. Nhưng ông cảm ơn tôi. Tôi không nói gì, nhưng tự hỏi có phải ông cám ơn vì 55,000 người Mỹ đã bỏ mình ở VN? Những ý nghĩ này tôi nhớ rõ, do luôn mang theo mình một cuốn sổ tay, và sau đêm đó, tôi viết ngay xuống những gì đã xảy ra, vì biết mình vừa sống qua những thời khắc của lịch sử.

Sau gần 50 năm giờ ôn lại việc Hoa Kỳ đưa ông Thiệu ra khỏi VN lúc đó, ông có những suy nghĩ gì?

Frank Snepp: Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản. Họ tin như vậy bất kể việc Võ Văn Ba, điệp viên giỏi nhất của VNCH, người mà tôi đích thân tiếp xúc, đã cảnh báo họ hai lần, trong hai luần lễ trước đó, rằng phe cộng sản sẽ không thương lượng gì cả, mà sẽ tiến chiếm Sài Gòn kịp để ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh. Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình.

Điều này có nghĩa gì? Việc khăng khăng ôm lấy ý tưởng sẽ đạt được một thỏa thuận với Bắc Việt sau khi đưa ông Thiệu ra khỏi VN, đã khiến đại sứ Martin cảm thấy không cần phải có ngay một kế hoạch lớn để di tản một cách có trật tự những người Việt đã làm việc với và trung thành với Hoa Kỳ. Đại sứ đã trì hoãn kế hoạch đó cho đến những phút cuối hoảng loạn.

Chỉ vài giờ sau khi ông Thiệu ra đi, Henry Kissinger nói chúng ta sẽ có ba tuần để tiếp tục sơ tán, rồi sẽ có các cuộc đàm phán, sau đó chúng ta sẽ có một chính phủ liên minh. Graham Martin cũng tin như vậy. Điều đó điên rồ, và rất nhiều người Việt Nam tôi biết đã phải trả giá cho sự điên rồ đó bằng mạng sống của họ. Nhiều người bị giam giữ, nhiều người khác bị giết chết, kể cả đặc vụ giỏi nhất mà chúng tôi có. Nỗ lực đưa ông Thiệu rời VN là một trong những công tác nguy hiểm nhất của CIA ở Việt Nam, nhưng nó là điều vô nghĩa, mà chỉ củng cố cho ảo ảnh là chúng tôi vẫn còn nhiều thì giờ để hành động.

Tôi còn nhớ rõ cảnh ông Thiệu ra khỏi xe bước về hướng máy bay tối hôm ấy. Đoàn tùy tùng của ông làm theo, và tôi cũng ra khỏi xe. Đạn và tên lửa vẫn bay vèo vèo dọc theo vành đai thành phố. Đại sứ Martin không nói gì với ông Thiệu ngoài lời từ giã. Và khi ông Thiệu mất hút vào lòng máy bay, ông đại sứ thình lình bước xuống khỏi thang máy bay, rồi cúi người, nắm lấy chiếc thang (ramp), dựt băng nó ra khỏi chiếc máy bay. Tôi chạy đến hỏi tôi có thể giúp gì ông được không. Không! không! Ông xua tay.

Frank Snepp
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp nhận huy chương trong thời gian phục vụ ở VNCH
Graham Martin
Chụp lại hình ảnh,Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn

Tôi nhớ đã nghĩ hình như những gì vị đại sứ Mỹ đang làm là xé đứt chúng tôi khỏi tất cả những gì đã trói buộc nhau trong quá khứ. Ông vừa từ biệt vị tổng thống mà Hoa Kỳ đã ủng hộ trong 5, 6 năm. Mọi hình ảnh trong tôi đến giờ còn rất sống động. Đại sứ Martin lúc đó đeo kính gọng sừng. Trông ông giống như một giáo sư, chứ không giống một vị đại sứ đã chủ trì một trong những khoảnh khắc xấu hổ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và chắc chắn là của lịch sử VNCH. Tôi hỏi đại sứ còn cần tôi làm gì nữa không. Ông nói không. Xong rồi. Xong rồi. Xong rồi…

Bài do nhà báo tự do Tina Hà Giang và người quay phim Dân Huỳnh thực hiện cho BBC. Mời quý vị đón xem bài tới về điệp vụ mà Frank Snepp cho là quan trọng nhất của CIA ở Việt Nam trước 1975.