Hình ảnh hiếm có về Đông Dương trước năm 1880

Toàn cảnh thành Hà Nội, rừng rậm bên sông Sài Gòn, một góc Phnom Penh… là những hình ảnh quý giá về Đông Dương được giới thiệu năm 1880.

Hình ảnh được trích từ bộ sưu tập ảnh “Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương” (Voyage de l’Égypte à l’Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880. Bản điện tử được giới thiệu trên trang Gallica.bnf.fr.

Phố Hàng Chiếu ở Hà Nội.

Toàn cảnh thành Hà Nội .

Cửa Bắc thành Hà Nội.

Khu nhượng địa của Pháp tại Hải Phòng trong quá trình xây dựng.

Sông ở Nam Định.

Chùa Báo Ân , Hà Nội.

Làng Gò Vắp, đặt tên dựa theo vùng đất mọc nhiều cây vắp, gần Sài Gòn.

Thác Trị An trên sông Đồng Nai.

Rừng rậm bên sông Sài Gòn.

Xe bò trong rừng cây dầu, Nam Kỳ .

Thân cây bằng lăng cổ thụ bị đốn hạ ở rừng Phước Linh.

Làng ven sông ở Nam Kỳ khi thủy triều xuống.

Toàn cảnh sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé nhìn từ nóc Nhà Rồng.

Một ngôi làng ở Nam Kỳ.

Bờ sông Sài Gòn.

Một góc Phnom Penh, Campuchia.

Xóm làng ven sông ở Nam Kỳ.

Đồn bốt của Pháp ở Vĩnh Long.

Bến thuyền ở Sa Đéc, Đồng Tháp.

Sông nước Vĩnh Long.

Lò vôi của người Hoa ở Chợ Lớn.

Chợ ven sông ở Mỹ Tho.

Chùa của người Hoa ở Chợ Lớn.

Dinh Toàn quyền, Sài Gòn.

Khu phố Tây ở Sài Gòn.

Doanh trại trong thành Sài Gòn.

Khu vực cảng Sài Gòn.

Một góc khác của cảng Sài Gòn.

Xóm chài ở Nam Kỳ.

Những con thuyền đã xếp buồm nằm trên bến, Nam Kỳ.

Bến cảng ở Bắc Kỳ .

Khung cảnh Tây Nam Bộ.

Theo KIẾN THỨC

Lừa đảo đa cấp bất động sản: Hấp lực chết người của kẻ cầm đầu

Những cơ hội trên trời rơi xuống hay những lời mời đột ngột – kể cả từ những người thân quen – đều có thể là nguồn cơn của lừa đảo, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

Tác giả: Tiến sĩ Mark J. Perry, giáo sư kinh tế tài chính và kinh doanh tại Trường Quản lý tại Đại học Michigan – Flint (Mỹ). Đây là quan điểm của ông và đồng sự, Tiến sĩ Surendranath R. Jory, về mô hình đa cấp Ponzi.

Tháng 4/2019, môi giới bất động sản Woodbridge cho giới ngôi sao và nghệ sĩ nổi tiếng ở Los Angeles (bang California, Mỹ) bị bắt vì lừa đảo 1,3 tỷ USD. Con số nạn nhân rơi vào bẫy của Woodbridge không phải ở mức vài chục, mà có đến ít nhất 2.600 người.

Theo Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) và các công tố viên, Woodbridge nâng cấp thủ thuật lừa đảo dựa trên mô hình Ponzi: huy động tiền từ nhà đầu tư bất động sản dựa trên những dự án không tồn tại.

Chiêu thức của Woodbridge có nhiều điểm tương đồng với cách các công ty địa ốc đa cấp lừa đảo khi dựa trên mô hình Ponzi nhưng lại có sự biến tấu tài tình.

Luật pháp không cấm sang nhượng bất động sản. Chỉ có điều những biệt thự, căn hộ, mảnh đất nền đó có tồn tại thật sự hay không hay chỉ là những thứ mà các công ty bất động sản vẽ ra để lừa những người nhẹ dạ cả tin. Những người này dụ dỗ nhà đầu tư mua đất rồi sau đó lấy tiền người bán sau trả lãi cho người bán trước – huy động trá hình thông qua sản phẩm ảo.

Trong các hình thức lừa đảo, lừa đảo tài chính – đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản – diễn ra ở mức độ cao nhất bởi lẽ một số căn biệt thự hay chung cư là những tài sản hình thành trong tương lai, đôi khi là tài sản xây dựng dở dang và chưa chắc đã có thật. Đa số nhà đầu tư không hề hay biết mình bị lừa cho đến khi lực lượng chức năng vào cuộc.

SỰ ĐĨNH ĐẠC, HÀO NHOÁNG PHÙ PHIẾM

Dù có được nâng cấp thế nào thì tôn chỉ duy nhất khiến Ponzi thành công trong hơn trăm năm qua chính là: Nhà đầu tư được hứa hẹn một mức lợi nhuận siêu cao trong một thời gian vô cùng ngắn và đặc biệt không đi kèm hoặc đi kèm rất, rất ít rủi ro.

Vì sao mô hình Ponzi lại thu hút nhiều người lao vào như con thiêu thân như vậy? Lý do đơn giản: lợi nhuận. Động lực tham gia Ponzi nói tóm gọn lại trong hai chữ: lòng tham và cơ hội.

Quy tắc cơ bản của đầu tư là lợi tức và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ thuận – lợi nhuận cao thì rủi ro lớn và ngược lại. Trong các cảnh báo về Ponzi và đa cấp mà SEC đưa ra, cảnh báo đầu tiên và quan trọng nhất luôn là: cẩn thận với khoản đầu tư được hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng lãi suất thấp.

Ấy thế mà nhiều người, vì mộng ước thu về một nguồn lợi khổng lồ, đã phớt lờ tất cả và trở thành một chân rết trong mô hình Ponzi.

Trong nghiên cứu của công ty kiểm toán KPMG, những kẻ cầm đầu mô hình Ponzi phần lớn là những người đàn ông chững chạc, độ tuổi trên 30, có vẻ ngoài hào nhoáng mà thoạt nhìn sẽ nghĩ ngay đến một vị doanh nhân thành đạt. Những người này thường có tài hùng biện, ăn nói gãy gọn, hoạt bát và có hấp lực để thuyết phục các nhà đầu tư.

Ngoài vẻ bề ngoài, họ còn là những người có tài ăn nói, luôn sẵn sàng nói chuyện về chiến lược kinh doanh, những mô hình đạt lợi nhuận siêu khủng, kinh nghiệm làm giàu và những viễn cảnh về cuộc sống xa hoa mà nhà đầu tư có thể được hưởng thụ nếu tham gia.

Gia đình, người thân và bạn bè là những đối tượng mà đội ngũ đa cấp muốn lôi kéo đầu tiên – những người gần gũi, nhẹ dạ nhất.

Sau khi “con mồi” bùi tai và xuôi lòng tham gia, những thành viên Ponzi thậm chí còn cung cấp giấy tờ chứng nhận giả để chiếm lấy lòng tin. Nhưng khi tỉnh táo mà ngẫm kỹ ngoài cách nói nhấn nhá, lên bổng xuống trầm theo vần theo điệu thì những điều mà đội ngũ đa cấp này nói hầu hết đều không hề khả thi.

BÌNH MỚI RƯỢU CŨ

Mô hình Ponzi xuất hiện từ những năm 1820 là chiêu thức đại diện của thế giới đa cấp – như SEC từng nói – và hoạt động dựa trên nguyên lý chân rết.

Mô hình này bắt đầu từ một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, đến khi doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận kỳ vọng.

Hiểu đơn giản trong mô hình Ponzi, sẽ có một thành viên khởi xướng đầu tiên đứng ra quảng cáo về cơ hội đầu tư trong đó người tham gia phải đóng góp một khoản tiền và được hứa hẹn sẽ nhận được cả gốc lẫn lãi của khoản đầu tư ban đầu sau một thời gian nhất định.

Rồi sau đó nhà đầu tư này, khi kêu gọi được thêm những người khác cùng tham gia sẽ nhận được “hoa hồng” từ người khởi xướng. Đương nhiên, kêu gọi được càng nhiều người thì càng có nhiều tiền và cơ hội tái đầu tư là vô hạn.

Bằng cách lấy tiền từ những nhà đầu tư mới, kẻ lừa đảo sẽ có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những nhà đầu tư đến sớm và thuyết phục họ tái đầu tư kèm theo việc kêu gọi theo nhiều người khác tham gia.

Đương nhiên, mô hình kinh doanh này rõ ràng là không bền vững và đến một lúc nào đó thì cũng sẽ bị gãy. Khi hệ thống đã phát triển, người khởi xướng bắt buộc phải tìm kiếm thêm các nhà đầu tư mới gia nhập mô hình để có thể duy trì được khả năng trả lãi đã hứa.

Cuối cùng, khi hệ thống đạt tới mức không thể duy trì được nữa, người khởi xướng hoặc sẽ bị bắt hoặc sẽ biến mất cùng với số tiền thu được từ các nhà đầu tư.

Trải qua hơn một thế kỷ, mô hình Ponzi nguyên thủy được nâng cấp và biến tấu lên tầm cao mới. Giai đoạn 2008-2009 khi phong trào đa cấp nở rộ, không ít vụ việc lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi được phanh phui.

NGƯỜI THÂN CHƯA CHẮC ĐÃ ĐÁNG TIN

uật pháp không cấm kinh doanh đa cấp. Nhưng lợi dụng mô hình đa cấp để mưu lợi cá nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạm pháp.

Kinh doanh đa cấp không phải là điều xấu xa đáng phải lên án. Mô hình Ponzi cũng có những điểm mạnh của nó. Thế nhưng phần lớn các dự án đa cấp đều kinh doanh những mặt hàng không có thật; do vậy là nguồn cơn của lừa đảo.

Lợi nhuận là điều mà nhà đầu tư nào cũng mong muốn thế nhưng bất cứ cơ hội đầu tư nào hứa hẹn lợi nhuận ở mức cao và chóng gọn với khoản đầu tư ban đầu không lớn đều có dấu hiệu không trung thực.

Điều này đặc biệt đúng với những vấn đề ít phổ thông, khó nắm bắt hoặc những vấn đề mang hàm lượng kỹ thuật cao như đầu tư tài chính.

Những cơ hội trên trời rơi xuống hay những lời mời đột ngột – kể cả từ những người thân quen, gần gũi – đều cần phải được cân nhắc cẩn trọng bởi nhóm người này luôn là đối tượng được tiếp cận đầu tiên.

Lời cảnh báo này càng đặc biệt đúng khi các công ty được chào mời đó không được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc thiếu tên tuổi, thiếu thông tin công khai.

Cạm bẫy từ mô hình Ponzi luôn có. Nhưng những kẻ lừa đảo có thành công hay không phụ thuộc vào sự tỉnh táo và am hiểu thị trường của nhà đầu tư.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Chuyện bê bối ‘bao văn’ giữa làng bút mực 90 năm trước

Vanvn- Chuyện này xảy ra cách nay vừa đúng 90 năm. Đấy là câu chuyện bị gọi là “bao văn” liên quan đến Diệp Văn Kỳ với Phan Khôi, Lê Cương Phụng hồi đầu năm 1931.

Hồi ấy có một đoàn thể thao gồm mấy tay lái mô-tô cùng nhau làm một chuyến đi xuyên Việt, từ Nam Quan vào Sài Gòn. Hội thể thao Cercle Sportif Annamite chuẩn bị tổ chức tiếp đón.

Ông cử Diệp Văn Kỳ dự định sẽ diễn thuyết tại lễ tiếp đón ấy. Lúc đó tờ Thần Chung mà ông là chủ nhiệm, đã bị đóng cửa, nhưng ông Kỳ đang là Tổng thư ký Nam Kỳ báo giới tương tế lâm thời – một hội các ông chủ báo đang xin phép được thành lập – gia đình ông còn có nhà in Bảo Tồn do vợ ông là chủ.

Nhà văn Phan Khôi

Ông cử Kỳ muốn diễn thuyết về văn hóa địa dư các miền trên con đường từ Bắc vô Nam, nhưng tự mình không đủ tài liệu, bèn nhờ cậy 2 nhà báo: Ông cử Lê Cương Phụng và ông tú Phan Khôi. Ông Phụng góp một vài tài liệu văn thơ, ông Phan Khôi chủ trì, nhiều vốn liếng hơn, đã viết thành một bài dài chừng 25 trang giấy. Ông Kỳ nhận bài, hứa trả bài này 20 đồng.

Đến bữa tiệc cộng đồng ở sân CLB Cercle Sportif Annamite đường Colombier, Sài Gòn, tối thứ Bảy 3/1/1931, không rõ vì một lý do gì đó, ban tổ chức bữa tiệc mà luật sư Trịnh Đình Thảo làm hội trưởng, lại nhất quyết ngăn cản, không cho ông Diệp Văn Kỳ diễn thuyết!

Ông Kỳ bèn đưa bài văn cho chủ bút nhật báo Trung Lập lúc ấy là Bùi Thế Mỹ, ông Bùi thấy bài hay, vừa ngỏ lời khen, vừa cho đăng thành 10 kỳ báo, từ 19/1/1931 đến 2/2/1931, dưới nhan đề Nước non nhà.

Ông tú Khôi thấy báo đăng, rõ ràng văn của mình mà lại ký tên người khác, tiền thì chưa được trả, nổi xung lên bèn vác cây dù đi tìm cử Kỳ. Lời qua tiếng lại sao đó, rồi hỏi đến tiền, cử Kỳ rút ví chỉ có đủ 2 đồng đưa tú Khôi cầm tạm!

***

Chuyện loang ra trong làng bút mực Sài thành.

Chủ bút báo Đuốc Nhà Nam là Đào Trinh Nhất viết trong mục “Chuyện thị phi” của báo mình một bài nhan đề Phuộc-nít-sơ văn chương, bảo rằng: Thứ văn có quan hệ đến lịch sử và địa dư như bài này thì chỉ có tài liệu là khó, chớ có tài liệu rồi thì ai viết chả được? Ý ông Nhất là công của tú Khôi và cử Phụng mới nhiều, chứ công sức viết của ông cử Kỳ chả đáng mấy! Viết và cung cấp tài liệu như tú Khôi, cử Phụng mà không được trả công, thế là phuộc-nít-sơ (fournisseur) văn chương, gọi bằng chữ Việt là “bao văn”! “Bao” tức là gần như cho không! – ông Nhất vừa bênh vừa khích tú Khôi.

Vụ việc “bao văn” ngày đó đã được mổ xẻ trên nhiều tờ báo trong đó có “Đông Tây”. Ảnh có tính chất minh họa (Nguồn: Phụ Nữ Mới)

Chủ bút báo Trung Lập Bùi Thế Mỹ đã trót đưa đăng báo bài Nước non nhà với tên tác giả là Diệp Văn Kỳ, hẳn cũng tự thấy có liên can, bèn viết bài Quyền lợi và tương tế (Trung Lập, 27/1/1931) cho rằng 2 ông Kỳ, Khôi, cùng làng văn với nhau, giúp người lúc này, rồi sẽ được người giúp khi khác!

Dịp ấy chủ báo Đông Tây là Hoàng Tích Chu từ Hà Nội vô Sài Gòn giao lưu đồng nghiệp trong Nam, gặp sự cố vụ “bao văn” này, lại được nhờ can gián. Tất nhiên, can thì có can, nhưng ông không quên viết thành một bài văn đùa nhan đề Cái án Tú Khôi – Cử Kỳ, ký bút danh Văn Tôi, cho in trong mục hài đàm của báo mình ở Hà Nội (Đông Tây 7/2/1931).

Văn Tôi vẽ ông cử Tây tên Kỳ họ Diệp thích diễn thuyết để phô chút tài văn tự, như con chim thích hót, con gà thích gáy; muốn diễn thuyết về con đường sơn xuyên từ Nam Quan vào tới Bến Nghé Đồng Nai nhưng tự mình chưa trải, sức biết có hạn, đành chạy đi tìm ông tú ta, ông cử ta!

Văn Tôi mô tả tú Khôi, nhà nho xứ Quảng như người “bán văn kiếm tiền”! Giọng viết vừa trêu đùa vừa bênh vực: “Chớ sao! Văn chương là món hàng của nhà văn tự. Nhà văn tự độc lập mới không chịu bán rẻ thân thế cho một ai!”.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân – tác giả bài viết

Ông phân xử thế nào?

Ông bảo ông Kỳ: Gỗ lạt làm nhà, chủ thầu chả lẽ biếu không? Tài liệu để viết thành bài diễn thuyết, kẻ “bao văn” không thể uống nước lã cầm hơi mà có được! Cử Kỳ phải hoàn nốt số bạc cho tú Khôi!

Thế nhưng làm được thế cử Kỳ mới chỉ thoát được tội nhỏ; còn tội to vẫn chưa thoát, theo Văn Tôi, ấy là lừa dối độc giả khi định diễn thuyết bằng những kiến văn không phải của mình, không phải tự mình tìm được! Kẻ diễn thuyết như thế sẽ mang tiếng là “văn sĩ bịp”!

Văn Tôi bảo tú Khôi: Là kẻ bán, sao chẳng đợi kẻ mua lòi tiền ra rồi mới đưa hàng? Đưa văn ngay lúc chưa nhận tiền là hớ rồi! Nhưng bị hớ thì tự trách mình; còn cứ để mình trở thành chủ ngôi hàng “bao văn” thì ông sẽ đẻ ra các loại văn sĩ giả, văn sĩ mượn, văn sĩ ăn cắp, quấy rối nền văn!

Câu chuyện “bao văn” như một vở kịch và một bài học, giữa những người sẽ thành các bậc trưởng thượng trong làng báo làng văn, cách nay 90 năm, là như thế!

LẠI NGUYÊN ÂN

Theo TT&VH

7 hành vi quen thuộc buổi sáng khiến ‘gan vỡ vụn’, thần chết gõ cửa nhanh hơn cả ung thư!

7 hành vi quen thuộc buổi sáng khiến ‘gan vỡ vụn’, thần chết gõ cửa nhanh hơn cả ung thư!
Những thói quen buổi sáng tưởng như đơn giản này lại là thủ phạm khiến gan suy yếu, thậm chí phá hỏng hết lá gan của bạn.

Không phải ngẫu nhiên một số nhà khoa học cho rằng gan quý hơn não và tim, vì chúng thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu trong cơ thể. Gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá, trao đổi chất và sản xuất những enzyme thiết yếu. Ngoài ra, gan đảm trách một số các chức năng khác như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.

Do đó, bất kỳ tổn hại nào đối với bộ phận này cũng gây ra hàng loạt ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, thậm chí tử vong.

Những thói quen xấu dễ gây tổn thương gan 

1. Hay nổi giận sau khi thức dậy

Người hay cáu gắt, dễ nổi nóng vào buổi sáng sau khi thức dậy dễ ảnh hưởng đến chức năng gan, tổn thương gan dẫn đến ứ đọng, gây rối loạn chuyển hóa chức năng, làm tăng khả năng mắc các bệnh về gan.

2. Ăn nhiều thức ăn bị cháy, chưa chín hoặc quá nhiều dầu mỡ vào buổi sáng

Theo như bác sĩ Kenneth Simpson đến từ bệnh viện hoàng gia Edinburgh tại nước Anh cho biết các thực phẩm cháy hoặc chưa chín (đặc biệt là thịt) sẽ gây tổn hại gan. Bởi trong những thực phẩm còn sống thường chứa ký sinh trùng hoặc một số loại vi khuẩn dễ gây viêm dạ dày và đường ruột cấp tính. Nguy hiểm hơn, chúng còn làm hại gan.

Ngoài ra, buổi sáng sau khi ngủ dậy, chúng ta không nên sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Việc này vô tình khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần có thể dẫn đến các tình trạng tổn thương gan như gan nhiễm mỡ và các bệnh lý liên quan khác.

7 hành vi quen thuộc buổi sáng khiến ‘gan vỡ vụn’, thần chết gõ cửa nhanh hơn cả ung thư! - Ảnh 1.

3. Uống nhiều thuốc

Theo các nhà khoa học, các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm… có khả năng khiến gan bị ngộ độc ở mức cao.

Cũng chính vì lý do này, khi bị bệnh bạn cũng cần chú ý đừng nên tự ý dùng thuốc mà phải nghe theo đúng chỉ định từ phía các bác sĩ chuyên khoa.

4. Uống nhiều rượu vào buổi sáng

Tiến sĩ Nimmo Achille thuộc Trung tâm Y tế Zeff của Isreal cho biết một nghiên cứu về bệnh gan cho thấy uống nhiều rượu làm giảm khả năng lọc máu của gan, độc tố không được bài tiết, từ đó ảnh hưởng ngược tới gan.

Rất nhiều người có thói quen uống rượu vào buổi sáng sớm mà không biết uống rượu vào sáng sớm khi cơ thể đang thiếu hụt chất càng khiến cho nguy cơ xơ gan và ung thư gan tăng cao.

7 hành vi quen thuộc buổi sáng khiến ‘gan vỡ vụn’, thần chết gõ cửa nhanh hơn cả ung thư! - Ảnh 2.
5. Nhịn tiểu vào buổi sáng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh độc tố trong cơ thể được thải ra ngoài thông qua mồ hôi, đại tiện và tiểu tiện.
Sau một giấc ngủ dài vào đêm hôm trước, việc chúng cần làm là “tống khứ” các chất độc ra khỏi cơ thể, mà cách thức đơn giản và phổ biến nhất chính là đi tiểu.
Do đó, thói quen nhịn tiểu vào buổi sáng sẽ khiến độc tố tích trữ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây ra tình trạng ngộ độc gan. Do đó, đi tiểu sau khi ngủ dậy là việc làm cần thiết để bảo vệ gan.
6. Nhịn ăn sáng
Theo các chuyên gia, thời gian dài không ăn sáng, bữa trưa lại ăn đơn giản, dễ dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu protein và các nguyên nhân khác gây lắng đọng mỡ gan. Ngoài ra, ngồi nhiều, thiếu vận động, rất nhiều calo và chất béo trong cơ thể không thể tiêu thụ được và cuối cùng chuyển thành chất béo. Khi các chất béo này lắng đọng dưới da, sẽ gây béo phì. Khi chúng được tích lũy trong gan, chúng sẽ trở thành gan nhiễm mỡ.
Lâu dài không ăn sáng hoặc khoảng thời gian giữa hai bữa ăn quá dài, mật được giữ lại trong túi mật quá lâu, không được sử dụng. Nước trong đó bị hấp thụ, dịch mật ngày càng trở nên nhớt, dịch mật nhớt sẽ dần hình thành sỏi mật. Hành vi này thường ngày mặc dù không nhìn thấy, nhưng lâu ngày sẽ làm tổn thương gan.

7. Thức đến sáng
Khoảng thời gian buổi tối từ 23h – 1h sáng hôm sau là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Lúc này gan có chức năng sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Còn trong khoảng 1h – 3h sáng , túi mật trong gan sẽ giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu.
Cơ quan gan có chức năng thực hiện tốt nhất các vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu. Nếu bạn duy trì thói quen ngủ không đủ giấc, thức khuya hoặc thức trắng đêm trong một thời gian dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc quá sức sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa từ hoạt động chuyển hóa của tế bào, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan.
Từ đó, chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm và lâu dài. Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B.
(Sohu, The Healthy)

Theo Ngọc Tú / Doanh nghiệp và Tiếp thi

Trung Quốc ra mắt loại vaccine covid – 19 mới, “uống vắc – xin như uống trà sữa”

Trung Quốc ra mắt loại vaccine covid - 19 mới, "uống vắc - xin như uống trà sữa"
Công thức của vắc-xin không thay đổi nhưng áp dụng phương pháp xâm nhập vào cơ thể bằng kích thích miễn dịch niêm mạc, mang lại những hiệu quả mà tiêm bắp không có.

Ngày 12/11/2021, tại “Triển lãm Công nghiệp Y tế Quốc tế Hải Nam lần thứ 5 năm 2021”, Trung Quốc đã ra mắt loại vắc – xin mới dạng hít đầu tiên trên thế giới và mọi người có thể trải nghiệm ngay tại chỗ. Đối với việc sử dụng vắc-xin mới dạng hít, cộng đồng mạng miêu tả tư thế giống “như đang uống trà sữa”. Được biết vắc-xin mới dạng hít và vắc – xin tiêm bắp cùng một loại vắc-xin. Công thức của vắc-xin không thay đổi nhưng áp dụng phương pháp khác nhau, kích thích miễn dịch niêm mạc. Đây là một hiệu quả mà tiêm bắp không thể đem lại cho chúng ta.  

Theo tờ “Nhật báo Quang Minh”, miễn dịch qua đường hô hấp bằng khí dung sử dụng máy phun sương để nguyên tử hóa vắc – xin thành các hạt nhỏ, qua cách hít thở bằng miệng đi vào phổi và đường hô hấp, từ đó kích thích miễn dịch niêm mạc.

Loại vắc- xin mới dạng hít đầu tiên trên thế giới này do nhóm của viện sĩ Trần Vi thuộc học viện khoa học Quân y và Công ty cổ phần sinh học Khang Hy hợp tác nghiên cứu và phát triển. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II hiện nay đã đạt được thành quả. Dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng thứ hai đã được công bố trên Tạp chí y khoa nổi tiếng thế giới The Lancet.

Vắc – xin đã qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II sẽ được đưa đến các trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới để thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Hiện vắc- xin này đang được  Pakistan, Mexico, Nga, Chile, Argentina, 3 lục địa, 5 quốc gia khác phát triển, tổng cộng 78 Trung tâm nghiên cứu lâm sàng tiêm thử nghiệm cho 40.000 tình nguyện viên. 

Các kết quả nghiên cứu cho thấy loại vắc – xin dạng hít khí dung có tính an toàn cao và không có phản ứng có hại tại chỗ như khi tiêm bắp. Dạng hít khí dung chỉ cần sử dụng bằng 1/5 liều lượng của tiêm bắp, mức độ đáp ứng miễn dịch tế bào có thể tương đương với 1 lần tiêm bắp.  Sau khi tiêm bắp, sử dụng dạng hít khí dung để tăng cường miễn dịch, có thể tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao.

Trong số những tình nguyện viên được tiêm thử nghiệm không phát hiện phản ứng nghiêm trọng nào. Theo ông Ngô Lương Hữu, Phó Giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Đại lục, trước mắt sẽ tiêm cho 84.395.000 người từ 3 – 11 tuổi, và tăng cường tiêm chủng miễn dịch cho 49.440.000 người, phấn đấu hoàn thành toàn bộ quá trình tiêm chủng cho các đối tượng từ 3 -11 tuổi vào cuối tháng 12/2021.

                                                                                     Theo Chinatimes

Tiến Trần / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi

Trung Quốc soán ngôi vị “giàu nhất thế giới” của Mỹ

Một báo cáo mới cho thấy Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia giàu nhất thế giới.

Bloomberg ngày 16-11 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company (trụ sở tại Mỹ) cho biết giá trị tài sản ròng trên toàn thế giới đã tăng từ 156.000 tỉ USD năm 2000 lên 514.000 tỉ USD năm 2020.

Trong đó, Trung Quốc có giá trị tài sản ròng tăng vọt từ 7.000 tỉ USD năm 2000 lên 120.000 tỉ USD năm 2020, một năm trước khi quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong cùng giai đoạn trên, giá trị tài sản ròng của Mỹ tăng lên 90.000 tỉ USD do lĩnh vực bất động sản bị kìm hãm.

Trung Quốc soán ngôi vị giàu nhất thế giới của Mỹ - Ảnh 1.

Trung Quốc soán ngôi vị “giàu nhất thế giới” của Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Ở cả Trung Quốc lẫn Mỹ, hơn 2/3 tài sản thuộc về nhóm 10% hộ gia đình giàu nhất và đang ngày một tăng lên.

Theo tính toán của Công ty McKinsey & Company, khoảng 68% giá trị tài sản ròng toàn cầu được lưu trữ dưới dạng bất động sản, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị, trong khi những thứ được xem là vô hình như sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Trung Quốc soán ngôi vị giàu nhất thế giới của Mỹ - Ảnh 2.

Khoảng 68% giá trị tài sản ròng toàn cầu được lưu trữ dưới dạng bất động sản, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị. Ảnh: Bloomberg

Tài sản tài chính không được tính vào giá trị tài sản ròng toàn cầu vì chúng được bù đắp hiệu quả bởi các khoản vay nợ.

Công ty McKinsey & Company cũng nhận thấy giá trị tài sản ròng toàn cầu tăng mạnh trong 2 thập kỷ qua đã vượt xa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và được thúc đẩy bởi giá bất động sản tăng cao do lãi suất giảm.

Giá trị bất động sản tăng cao có thể khiến nhiều người không đủ khả năng sở hữu nhà ở, làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính như cuộc khủng hoảng xảy ra ở Mỹ năm 2008 sau khi bong bóng nhà đất bị vỡ. Trung Quốc có thể gặp rắc rối tương tự vì khoản nợ khổng lồ của các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group.

Theo Phạm Nghĩa / Người Lao động