Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất phong cách Modern Classic, nhìn là mê

Gia chủ có xu hướng hiện đại, ưa sự tinh tế, không hào nhoáng nhưng cầu kỳ. Do vậy với căn hộ rộng tới 240 m2, anh chị quyết định chọn phong cách Modern Classic.

Phong cách Modern Classic là sự kết hợp kiến trúc và nội thất có sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại, như chính cái tên của nó.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 1
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 2

Ở phòng khách, Modern Classic tạo nên sự sang trọng, cách phối đồ nội thất sắc bén. Cùng với đó là sự liên kết, sắp xếp vô cùng chặt chẽ, cẩn thận mà vẫn gợi ra nét trang nhã, khác biệt. Không tự nhiên, phong cách này chiếm được cảm tình của giới thượng lưu.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 3
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 4

Vợ chồng chủ nhà là một đầu bếp có gu thẩm mỹ cao, nên căn bếp chính là không gian được đầu tư, chăm chút nhất.

Kiến trúc sư hiểu rằng, với gia chủ, nấu nướng là một công việc đầy tính nghệ thuật và căn bếp phải là nơi để thăng hoa nên có nhiều phương án khác nhau nhằm truyền tải rõ nét nhất niềm đam mê đặc biệt đó.

Cuối cùng, ý tưởng đến từ một chút cổ điển Paris hòa cùng hơi thở hiện đại của New York nơi mà tuổi trẻ của hai vợ chồng gắn liền ở đó – thanh lịch song vẫn mềm mại.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 5
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 6

Phong cách hiện đại thiên về tối giản trong thiết kế và đề cao tính công năng. Khi kết hợp chúng với nhau, chúng ta tạo nên một không gian mang tính giao thoa giữa cổ điển và hiện đại.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 7
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 8

Các phòng chức năng được thiết kế đơn giản nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi và mang tính thẩm mỹ cao.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 9
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 10

Nhiều nhận định của chuyên gia cho rằng, Modern Classic chịu ảnh hưởng từ Minimalism trong cách sắp đặt nội thất. Do vậy, không gian thiết kế giữ được sự gọn gàng, sạch sẽ nhưng vẫn rất nổi bật với trang trí bắt mắt.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 11
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 12
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 13

Phòng ngủ của các con được gia chủ đầu tư khá cầu kỳ, đảm bảo công năng và sự tiện dụng.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 14
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 15
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 16
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 17

Hầu như tất cả nội thất được lựa chọn cần giữ được nét mềm mại và những đường cong uyển chuyển để không “phá vỡ” thẩm mỹ.

Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 18
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 19
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 20
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 21
Bên trong căn hộ 240 m2 với nội thất  phong cách Modern Classic, nhìn là mê - 22

Nguyễn Mạnh
Ảnh: MUST Design

Theo nhu cầu của khách

Dundulevich muốn tìm một món quà tặng thật thú vị cho người bà của mình. Anh ta nghĩ ngợi hồi lâu rồi quyết định – mua tặng bà một chiếc yên cho con bò. “Thật là một ý tưởng hay – anh tự nhủ – mới mẻ, độc đáo và thực tế”

Thế nhưng, hóa ra là chẳng ở đâu có bán chiếc yên cho bò cả. Dundulevich đã tới nơi sản xuất những chiếc yên.

– Nói chung là chúng tôi có xuất xưởng những chiếc yên – tại đó người ta nói với anh như vậy. – Nhưng không phải là chiếc yên cho bò. Cần yên bò để làm gì chứ? Trong đời có khi nào anh đã từng thấy một con bò có yên ngồi hay chưa?

Dundulevich không thấy. Nhưng anh đưa ra ví dụ: thì tổ tiên của chúng ta chưa từng nhìn thấy những chiếc tivi, thế mà chúng ta vẫn sản xuất được, thậm chí là cả tivi màu đấy thôi.

– Có thể về nguyên tắc thì anh đúng – kỹ sư trưởng nói. – Nhưng, xin lỗi, cụ thể là ai lại cần chiếc yên bò đó vậy?

Theo nhu cầu của khách -0
Minh họa của Lê Tâm

– Cứ cho là tôi, hoặc là bà tôi cần. Bà phải đi chợ khá xa và chưa biết bao giờ mới có được chiếc xe hơi “Ziguli”, mà bà lại có một con bò. Bà có quyền cưỡi lên con bò của mình chứ?

– Dĩ nhiên rồi. Mỗi người đều có thể tùy ý sử dụng con bò của riêng mình. Nhưng vấn đề là chúng tôi không thể tạo ra công nghệ sản xuất chỉ theo một cái đơn đặt hàng của anh được. Nếu  như là yêu cầu của cả một mạng lưới bán hàng thì lại là chuyện khác…

Dundulevich đã hiểu, anh nói “tạm biệt” và lại đi đến các cửa hàng bán yên.

– Xin chào, ở chỗ các anh có thể tìm được những chiếc yên cho bò không?

Câu hỏi này được anh nhắc lại tại mỗi cơ sở mà anh gặp trên đường đi.

Tại cửa hàng đầu tiên, người bán hàng bật cười to một cách bất lịch sự. Ở cửa hàng thứ hai, người bán còn chẳng buồn trả lời mà chỉ đưa ngón tay trỏ xoáy vào thái dương của mình đầy hàm ý. Đến cửa hàng thứ ba, Dundulevich không hỏi gì nữa mà lập tức yêu cầu đưa ra cuốn sổ nhận xét và yêu cầu rồi viết vào đó. “Chúng tôi, những khách hàng đều thấy bất bình với sự thờ ơ của mạng lưới bán hàng, trên các kệ hàng đều không có những chiếc yên cho bò. Đến bao giờ thì loại hàng cần thiết cấp bách này mới được coi là bị khuyết?”. Rồi anh ký bằng mười cái tên không thể đọc được. Dưới cùng thì Dundulevich cũng viết rõ tên và địa chỉ của mình.

Một tháng trôi qua thì anh cũng nhận được hồi âm từ nhà quản lý Hội đồng thành phố “Đồng chí Dundulevich kính mến! Kiến nghị của đồng chí và của mười khách hàng khác nữa đã được chúng tôi đi tìm hiểu. Sự kiện đã được xác nhận. Quả thật là, những cửa hàng có bán chiếc yên, dây cương và những thứ khác, nhưng lại không một điểm bán hàng nào có bán yên dành cho bò. Những biện pháp để sửa sai khuyết điểm trên đã được chấp thuận. Trong tất cả các cửa hàng đã làm ra những cuốn sách nghiên cứu nhu cầu của khách hàng”.

Sau khi nhận được hồi âm, Dundulevich một lần nữa lại lui tới các cửa hàng. Vẫn như trước kia, những chiếc yên cho bò vẫn không thấy có. Tuy nhiên, những người bán hàng đã không còn cười cợt và không còn đưa ngón tay lên thái dương với ngụ ý nữa. Họ cẩn thận ghi yêu sách của Dundulevich vào một cuốn vở dày.

Tại cửa hàng cuối cùng, người bán hàng tỏ ra đáng mến và xởi lởi:

– Anh hãy chịu khó chờ một thời gian nữa đi – anh ta nói với vẻ tin tưởng. – Cửa hàng trưởng đã đặt hàng ba nghìn chiếc yên cho bò rồi. Họ hứa là đến khoảng cuối quý tư thì chúng tôi sẽ nhận được hàng.

Quả thật là đến gần cuối quý tư thì những chiếc yên cho bò đã xuất hiện trên các kệ hàng.

– Gói hàng lại nhé? – Người bán hàng hỏi khi nhận ra Dundulevich.

– Không, cảm ơn – Dundulevich nói. – Bà tôi đã bán con bò và lúc này đã có được chiếc xe hơi “Ziguli” rồi. Có lẽ, chỗ các anh có chiếc ô dùng cho xe chứ?

– Ô dùng cho xe? – Người bán hàng ngờ vực hỏi lại. – Thế chiếc ô để dùng làm gì cho xe vậy?

– Còn sao nữa… Lỡ bỗng nhiên trời đổ mưa.

– Nếu trời mưa, tất nhiên rồi – người bán hàng gật đầu rồi cẩn thận viết dòng chữ “chiếc ô để che mưa cho xe” vào cuốn sách nghiên cứu nhu cầu của khách hàng.

Hải Yến (dịch)Truyện vui của Zanns Ezitis (Latvia)

Polyp là gì? 4 bộ phận trong cơ thể nếu có polyp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao

Một số loại polyp là lành tính nhưng một số loại khác có thể là ác tính. Chính vì vậy, bạn cần chủ động đi khám và chữa trị ngay khi biết trong cơ thể mình có polyp, nhất là khi polyp lại xuất hiện ở một trong 4 bộ phận cơ thể sau. Polyp là gì?

Tìm hiểu về polyp
Như thế nào là polyp?

Polyp là dạng tổn thương có hình dáng khá giống với những khối u thông thường, nhưng chúng lại không phải là u. Quá trình tăng sinh từ niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc sẽ tạo thành polyp. Thường thì các khối polyp sau khi được chẩn đoán đều là loại lành tính, nhưng một số loại polyp tồn tại trong cơ thể có khả năng chuyển hóa thành ác tính (ung thư) nếu không được chữa trị kịp thời.

Polyp túi mật
Polyp túi mật là loại nên được điều trị từ sớm, nhất là những khối polyp ở túi mật có đường kính lớn, không thể kiểm soát được quá trình phát triển, từ đó mới dễ chuyển hóa thành ung thư. Khi phát hiện polyp túi mật hình thành, bạn nên kiểm tra thêm để xác định rõ đây là loại lành tính hay ác tính. Trong trường hợp đây là khối polyp ác tính, bạn nên chủ động loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
2. Polyp ruột
Polyp ruột
Rất nhiều người có nguy cơ bị polyp ở ruột và khả năng nó là khối ác tính rất cao, điển hình là những khối polyp ở tuyến thượng thận. Nếu bạn phát hiện thấy có polyp trong ruột thông qua những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chính cơ thể đã xuất hiện một số triệu chứng khác lạ thì tốt nhất nên chủ động điều trị để giảm tác hại do polyp gây ra. Trong trường hợp không điều trị ngay, khối polyp ở ruột sẽ tiếp tục phát triển và khả năng chuyển hóa thành ung thư ruột là rất cao.
3. Polyp mũi

Polyp mũi cũng như những loại polyp thông thường, nhưng nó có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn. Nhiều người bị thương ở cục bộ sau khi hình thành nên khối polyp ở mũi và từ đó sẽ kéo theo một loạt các triệu chứng xấu.

Khi bạn bị chảy máu mũi hoặc khoang mũi có cảm giác đau nhức thì nên cảnh giác với nguy cơ mắc polyp mũi. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời thì nó có thể gây ra những tác hại xấu về thể chất.

4. Polyp dạ dày
Polyp dạ dày

Những người mắc polyp dạ dày có thể bị suy giảm chức năng dạ dày đáng kể. Ban đầu, nó sẽ chỉ có kích thước từ 3-4mm cho đến 2-3cm phát triển xung quanh bề mặt dạ dày. Số lượng polyp dạ dày có thể chỉ là 1-2 cái nhưng cũng có khi đến 5-10 cái hoặc đến hàng chục cái.

Nếu polyp dạ dày adenomatous xuất hiện, bạn nên chủ động điều trị để loại bỏ ngay. Bằng cách này, khối polyp có thể được ngăn ngừa nguy cơ trở thành ung thư. Tuy nhiên, sau khi đã loại bỏ thành công, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để ngăn bệnh tái phát trở lại.

Theo Tổ Quốc

Phòng ngừa biến chứng đông máu và các bệnh huyết khối khác

Phòng ngừa biến chứng đông máu và các bệnh huyết khối khác
Cục máu đông xuất hiện có thể đe dọa tính mạng vì ngăn cản máu lưu thông đến tim, phổi, não, gây ra cơn đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Đông máu là phản ứng tự nhiên để ngăn chảy máu và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, khi cục máu đông cản trở máu đến các vùng quan trọng của cơ thể, có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cục máu đông có thể xuất hiện ở tay, chân, bụng, tim, phổi, não và thận.

Chứng đông máu ở người nhiễm virus Sars-CoV-2

COVID-19 do virus Sars-CoV-2 gây ra, làm phổi bị viêm. Theo bài viết trên sciencedail.com, các nhà khoa học của Đại học Utah Health (Mỹ) đã chỉ ra thay đổi của tiểu cầu trong máu ở người nhiễm COVID-19 gây đau tim, đột quỵ. Các protein gây viêm làm thay đổi chức năng của tiểu cầu, khiến chúng trở nên “tăng động” và dễ hình thành cục máu đông.

Tiến sĩ Robert A. Campbell, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Tình trạng viêm và những thay đổi toàn thân do nhiễm trùng khiến tiểu cầu kết tụ nhanh hơn, điều này giải thích tại sao số lượng cục máu đông tăng lên ở bệnh nhân COVID”.

Đặc biệt, người có bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đông máu và các vấn đề về tim mạch, suy nội tạng.

Chứng đông máu do các nguyên nhân khác

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông. Trong đó, liên quan đến bệnh lý như:

Xơ vữa động mạch: Cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ tạo thành mảng xơ vữa. Nếu bị vỡ sẽ hình thành cục máu đông, gây tổn thương cho tim như nhồi máu cơ tim.

Rung tâm nhĩ: Là dạng rối loạn nhịp tim, khiến tim đập quá nhanh, gián đoạn lưu lượng máu dẫn đến hình thành cục máu đông, có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ.

Tiểu đường: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 80% người mắc tiểu đường có nguy cơ tử vong liên quan đến cục máu đông.

Ung thư: Bản thân bệnh ung thư, cũng như một số thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Ngoài ra, cục máu đông xuất hiện còn do các nguyên nhân từ lối sống:

Hút thuốc nhiều: Làm hỏng niêm mạc mạch máu, khiến máu đông dễ bị tắc nghẽn.

Béo phì: Chất béo tích tụ làm giảm lưu lượng máu ở tĩnh mạch.

Mang thai: Làm tăng tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Tử cung chèn ép tĩnh mạch làm chậm lưu lượng máu.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Một số dạng HRT có chứa estrogen có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Phòng ngừa chứng đông máu

Phòng ngừa biến chứng đông máu và các bệnh huyết khối khác - Ảnh 1.
Cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
Đông máu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đối tượng có yếu tố nguy cơ sẽ tăng tỷ lệ rủi ro. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ đông máu như: Đau tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mất thăng bằng, yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân, khó nói… cần đi khám để phát hiện và điều trị sớm.
Ngoài ra, có thể thay đổi lối sống để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông như:
Tập thể dục: Chỉ cần đi bộ ít nhất 30 phút/ngày là cách tuyệt vời giúp máu lưu thông ổn định.
Giữ cân nặng hợp lý: Sẽ giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch và giảm nguy cơ đông máu.
Uống nhiều nước: Nhắm tránh bị mất nước, hạn chế nguy cơ đông máu.
Kê cao chân khi ngủ: Ngủ là thời điểm ít vận động và dễ gặp vấn đề về đông máu. Do đó, kê cao chân để quá trình tuần hoàn máu được tiếp tục.
Giải pháp hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông

NattoEnzym Red Rice – hỗ trợ giảm cholesterol, giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông
Các chuyên gia cho biết 80% trường hợp đột quỵ có thể được ngăn ngừa.
Do đó, bên cạnh lối sống lành mạnh thì sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên là cách hiệu quả để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ đông máu. Tại Việt Nam, NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang là một trong số các sản phẩm “dẫn đầu” hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ, giảm mỡ máu. Tất cả là nhờ 2 thành phần chính: nattokinase và men gạo đỏ. Nattokinase hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh; men gạo đỏ với hợp chất monacolin giúp hỗ trợ kìm hãm hoạt động của hoạt chất tạo ra cholesterol xấu có hại cho tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Ngoài “tác dụng kép” này, NattoEnzym Red Rice còn được bảo chứng chất lượng từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Để có được giấy chứng nhận và dấu mộc của tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về nattokinase gắn trên bao bì, NattoEnzym Red Rice đã phải vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe mà hiệp hội đề ra.

TPBVSK “NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice – Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông – Nguyên liệu Nhật Bản”, hỗ trợ hoạt huyết và giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối, hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê bì tay chân do thiểu năng tuần hoàn máu.
NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Năm 2021 đánh dấu chặng đường 10 năm NattoEnzym nhận được chứng nhận JNKA.
Ánh Dương / Theo Nhịp sống kinh tế

Lạm phát gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả châu Á: 1 chiếc pizza đủ nuôi sống 150 người, giá tăng cao đến mức phải dùng dầu từ đèn để nấu ăn

Thời tiết khắc nghiệt, dịch tả lợn, giá năng lượng tăng, thiếu hụt lao động và chuỗi cung ứng gián đoạn do đại dịch đã đẩy giá lương thực lên cao nhất 1 thập kỷ. Theo FAO, giá lương thực thế giới trong tháng trước đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2011.

Chỉ số theo dõi giá lương thực của cơ quan này đã tăng 9% so với tháng 9 và 31,3% so với tháng 10/2020. Yếu tố thúc đẩy là dầu thực vật, ngũ cốc đắt hơn do các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Mỹ và Malaysia giảm lượng thu hoạch khi thiếu hụt lao động nhập cư và giá dầu thô tăng đột biến.

Hiện tại, các quốc gia mới nổi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi các khu vực Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến lạm phát giá lương thực ở mức 2 con số. Các quốc gia giàu nhất OECD cũng ghi nhận mức tăng trung bình 4,5%. Tại châu Á, nhiều nền kinh tế đã tránh được điều tồi tệ nhất hoặc có thể là như vậy. Tuy nhiên, do sự đa dạng của mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia bị ảnh hưởng theo một cách riêng.

Singapore và Hong Kong: “Ngày càng nhiều người đói”

Lai Chin Hooi – chủ một quầy bán rau ở khu dân cư phía đông Singapore nhận thấy khách trong khu chợ ẩm ướt đang thưa thót dần. Ông nói: “Mọi thứ hiện nay đều đắt đỏ và việc kinh doanh ngày càng khó khăn.”

Giá rau nhập khẩu từ Trung Quốc – ví dụ như cải làn, đã tăng 30-40% trong những tuần gần đây. Theo Lai, nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt và giá vận chuyển cao hơn. Lai cũng vận chuyển rau từ Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng đợt tăng giá này đối với ông là mức cao nhất trong 6-7 năm qua.

Số liệu của chính phủ cho thấy lạm phát lương thực đã tăng 1,6% trong tháng 9, từ 1,5% 1 tháng trước đó. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm thậm chí còn vượt xa con số này. Ví dụ, 1kg nho có giá khoảng 11,06 SGD vào tháng 6 nhưng tháng 9 đã lên tới 15,73 SGD.

Lạm phát gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả châu Á: 1 chiếc pizza đủ nuôi sống 150 người, giá tăng cao đến mức phải dùng dầu từ đèn để nấu ăn - Ảnh 1.

Gián đoạn chuỗi cung ứng và lũ lụt ở Trung Quốc, Ấn Độ đã ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng và làm tình hình tồi tệ hơn. Yếu tố khác cũng là nguyên nhân là nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng khi các quốc gia hồi phục sau đại dịch.

Tại Hong Kong, các nhà phân phối thực phẩm và nhà hàng cũng đang nhận thấy nhiều khó khăn. Tháng 9, McDonald’s cho biết cánh gà chiên giòn có thể sớm hết hàng vì vấn đề vận chuyển. Trong khi đó, các nhà cung cấp cảnh báo giá bột mì, rau quả, sữa, rượu nhập khẩu cũng tăng cao. 

Trong khi các chuỗi siêu thị lớn ở Singapore có thể tránh được sự gián đoạn bằng cách đa dạng nguồn cung ứng, thì các cửa hàng nhỏ hơn do gia đình quản lý lại khó có lựa chọn như vậy và chuyển chi phí cho khách hàng.

Rama – làm việc tại cửa hàng đồ tạp hóa Ấn Độ gần sạp hàng của ông Lai, cho biết khách hàng đã phàn nàn về việc giá hàng khô và rau quả nhập từ miền nam Ấn Độ tăng. Giá bánh Samba và rau mùi đã tăng khoảng 20%.

Ấn Độ: “Tôi sống sót qua Covid, nhưng liệu tôi có thể tồn tại với mức giá hiện tại không?”

Diwali – thánh địa Ayodhya của đại Hindu, đã chống chọi với những lần giá cả tăng cao trước đó bằng cách lấy dầu từ đèn. Sau khi lễ hội tắm sông kết thúc, những gia đình nghèo và con cái họ đã cầm trên tay những ngọn đèn bằng chai nhựa. Dù lửa đã tắt nhưng những bát đèn vẫn sót lại một ít dầu mù tạt.

Họ nhặt đèn và đổ vào chai mang về để nấu ăn vì giá dầu mù tạt quá đắt đỏ. Dầu mù tạt hiện có giá 240 rupee (3,22 USD)/lít, năm ngoái chỉ là 150 rupee.

Lạm phát lương thực ở Ấn Độ đã đã ổn định với mức tăng 3,11% trong tháng 8 đến tháng 9 chỉ tăng thêm 0,68%. Tuy nhiên, tất cả các loại dầu ăn đều tăng giá hơn 35%.

Kavita Verma – một bà nội trợ tại New Delhi, từng sử dụng dầu mù tạt để nấu nướng nhưng hiện không còn khả năng chi trả. Trong khi đó, giá dầu cọ – được người nghèo sử dụng và gọi là vanaspati, lên cao nhất trong 1 thập kỷ.

Lạm phát gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả châu Á: 1 chiếc pizza đủ nuôi sống 150 người, giá tăng cao đến mức phải dùng dầu từ đèn để nấu ăn - Ảnh 2.

Người nghèo Ấn Độ phải lấy dầu mù tạt từ đèn để nấu ăn.

Verma cho biết: “Tôi chuyển từ dầu mù tạt sang vanaspati vì nghĩ rằng nó rẻ hơn, nhưng giá tăng từ 72 rupee/lít vào năm ngoái lên 140 rupee hiện nay. Tôi thực sự không còn tiền.”

Những món ăn của Ấn Độ không thể thiếu hành tây và cà chua, đây cũng là 2 mặt hàng có giá tăng cao vì giá nhiên liệu cao khiến cước vận chuyển đắt đỏ hơn. Đối với hầu hết người dân Ấn Độ, ngay cả tầng lớp trung lưu như Verma, thực phẩm chiếm phần lớn chi tiêu của hộ gia đình.

Manish Chawla bán đồ ăn cho người lao động trên một xe đẩy hàng. Anh phải chịu mức phí gas và vanaspati cao hơn khi chế biến đồ ăn chiên ngập dầu. Tuy nhiên, anh không thể nâng giá bán hàng. Anh nói: “Vì lạm phát quá tồi tệ, tôi không thể kiếm được tiền. Vậy mục đích làm việc là gì? Tôi đã sống sót qua Covid nhưng không biết liệu mình có tồn tại được với tình trạng giá cả như hiện tại hay không.”

Những bữa ăn không thịt ở Malaysia

Nhiều người thu nhập thấp tại quốc gia này không còn lựa chọn nào khác ngoài giảm ăn thịt. Saliya Zamidi (47 tuổi) là mẹ đơn thân với 4 người con, chị trở thành trụ cột gia đình khi chồng mất việc do đại dịch. Chị và chồng đều chỉ làm những công việc không cố định để trả tiền thuê nhà, học phí cho con và lo những bữa ăn.

Gia đình chị thực sự gặp khó khăn khi 3 đứa con ở đang ở “tuổi ăn tuổi lớn”, từ 7 đến 17 tuổi. Saliya phải chật vật để lo từng bữa ăn khi thu nhập chỉ là 960 ringgit (khoảng 230 USD – trong khi mức trung bình trên cả nước là 700 USD).

Chị nói: “Tôi phải lên kế hoạch về việc nấu gì trong tuần. Nếu muốn nấu món gà, tôi phải mua 1 con gà cho cả nhà và rất tốn kém. Giá 1 con gà ở Malaysia hiện khoảng 12 USD. Họ phải thay thế thịt bằng trứng, đậu phụ và rau.

Saliya cho biết gia đình phải đổi thực đơn hàng ngày, tùy vào số tiền kiếm được. Chị chia sẻ: “Đôi khi, bọn trẻ muốn ăn đồ ăn nhanh hay pizza, tôi cảm thấy không đủ sức nhưng vẫn cố gắng mua cho các con.”

Philippines: Một chiếc pizza có thể nuôi sống 150 người

Tại thủ đô Manila, một chiếc bánh pizza 18 inch của chuỗi cửa hàng nổi tiếng có giá 180 peso (20 USD) và có thể cho 5 người ăn. Song, số tiền tương tự có thể đủ nuôi 150 người.

Lạm phát gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả châu Á: 1 chiếc pizza đủ nuôi sống 150 người, giá tăng cao đến mức phải dùng dầu từ đèn để nấu ăn - Ảnh 3.

Người dân Manila xếp hàng tại quầy đồ ăn công cộng.

Đối với những người Philippines khá giả, đại dịch là khoảng thời gian mà họ ăn uống rất nhiều. Nhưng đối với khoảng 21 triệu người – khoảng 17% dân số, đã trở thành “những người bị bỏ đói” trong khoảng thời gian 28/4-2/5 và ghi nhận mức cao nhất kể từ khi cuộc thăm do của Social Weather Stations bắt đầu theo dõi nạn đói vào năm 1998.

Cartilo Miniado – thợ mộc 68 tuổi, cho biết quỹ chi tiêu đồ ăn cho gia đình 1.000 peso ông lập ra vào năm ngoái đã không còn đủ. Trong khi đó, vợ ông ốm nặng suốt nhiều tháng qua. Thay vì đi làm, ông phải ở nhà chăm sóc vợ. Để trang trải những bữa ăn từ khoản tiền các con hỗ trợ, họ thường chỉ ăn cơm, vài miếng cá và rau, rất ít khi có thịt lợn hay gà vì quá đắt.

Đối với ông, trước đây, 120 peso/kg cá rô phi – từng được gọi là “cá cho người nghèo” không phải là quá đắt. Song, hiện tại, mức giá đã lên đến 180-200 peso. Ngoài ra, giá thịt lợn tăng 61% từ 260 Peso vào tháng 6 năm ngoái lên 420 Peso tháng 4 năm nay, sau đó giảm 14% vào 1 tháng sau.

Những khó khăn hiện tại đã khiến họa sĩ trẻ Ana Patricia Non (26 tuổi) đi đến quyết định mở một quầy đồ ăn công cộng ở khu phố của mình vào tháng 4 năm ngoái. Cô mua một số loại rau và khuyến khích người lạ đến lấy. 7 tháng sau, hành động của Non trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người, 6.700 quầy đồ ăn đã được dựng trên toàn Philippines.

Tham khảo SCMP / Vu Lam / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị