Ngôi nhà như công viên thu nhỏ

HÀ NAM – Trái ngược với bên ngoài đơn giản, không gian trong nhà uốn lượn, đan xen và đầy cây xanh.

Ngôi nhà trên mảnh đất gần 150 m2 trong khu đô thị mới ở Hà Nam được gia chủ, một nhà thiết kế thời trang, yêu cầu làm như một tác phẩm nghệ thuật mà gia đình chị “có thể cảm nhận trên từng bước đi”.

Dựa trên mong muốn của gia chủ cũng như mật độ xây dựng xung quanh, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế nhà hướng nội, tập trung vào gắn kết các thành viên gia đình.

Bên ngoài, ngôi nhà ba tầng nổi bật và gây tò mò nhờ màu sơn trắng cùng những ô cửa kích thước khác nhau. Cửa vào nhà thu hẹp dần theo từng bước thang.

Bước qua cánh cửa là không gian rộng mở.

Các đường cong và cấu trúc phức tạp, lồng vào nhau tạo sự tương phản với hình khối vuông đơn giản bao bọc bên ngoài.

Không gian lõi uốn lượn kết nối các khu vực sinh hoạt và con người.

Nó cũng là lá phổi của ngôi nhà, nơi tập trung ánh sáng, gió, cây xanh.

Ngôi nhà như một công viên thu nhỏ, người ở luôn được tiếp xúc với thiên nhiên.

Không gian lõi uốn lượn còn tạo ra những góc nhìn thú vị.

Sự tương phản giữa vuông và tròn, cong và thẳng được nhắc lại xuyên suốt công trình khiến căn nhà không bị nhàm chán dù sử dụng ít màu sắc.

Đúng như mong muốn ban đầu của gia chủ, không gian đem tới những trải nghiệm, cảm xúc khác nhau theo từng bước đi của người ở. Họ tránh được tương tác với bên ngoài và tập trung vào bên trong.

Công trình hoàn thiện năm 2021.

Minh Trang Ảnh: Hoàng Lê / Thiết kế: Dim Studio

Ẩn số về người con trai của Tổng thống Ngô Đình Diệm

Theo một số nhân chứng thân cận thì chuyện Ngô Đình Diệm có một đứa con trai với một người phụ nữ Nam Bộ là hoàn toàn có thật. Ngoài ra, ông Diệm còn có một mối tình rất sâu nặng với một người con gái Huế và năm 1954, trong một chuyến đi bí mật đã tìm gặp lần cuối người con gái này tại Sài Gòn.

Sự thực bức ảnh bí ẩn nổi tiếng

Năm 1989, tướng Trần Văn Đôn, một lãnh đạo quan trọng trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, có kể: “Sau đảo chính, ông Võ Văn Hải (chánh văn phòng của dinh Độc Lập dưới thời Diệm-PV) có giao cho tôi một số tài liệu để cất giữ và dặn rằng tôi phải giữ cho kỹ. Một hôm, tôi nhận được một số hồ sơ do sĩ quan cấp dưới giao, trong đó có hình một người đàn bà, đứng bên cạnh là đứa con trai khoảng 13-14 tuổi. Có một bức thư kèm theo nói rằng đứa bé trong hình là con của Ngô Đình Diệm. Khoảng 5 năm sau, tôi được cô T.N cho biết, Ngô Đình Diệm có một con trai, lúc đó tôi mới nhớ ra tấm hình và bức thư, liền đưa cho cô T.N xem. Thì ra cô T.N là thân nhân của người đàn bà kia”, Trần Văn Đôn viết trong nhật ký.

Sau này, một trong những người thân cận nhất của gia đình họ Ngô là ông Cửu Long Lê Trọng Văn cũng cho biết đã gặp nhân chứng của câu chuyện bí mật này là bà Hoàng Tỷ, có chồng là giám đốc một trường trung học tư thục ở Sài Gòn và Lê Căng Đảm – giám học trường của chồng bà Hoàng Tỷ. Theo đó, người đàn bà ấy quê miệt Hậu Giang, con gái một gia đình trí thức, khi ông Diệm xuống thăm anh trai là Giám mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long thì hai người quen nhau. Sau khi ông Diệm làm tổng thống, gia đình họ Ngô muốn giữ tiếng tăm nên người đàn bà ấy đã không dám tiết lộ với ai về đứa con trai giữa bà và Ngô Đình Diệm.

Lúc người phụ nữ này tá túc tại nhà bà Hoàng Tỷ có nhờ bà Tỷ giao thư và ảnh đến tận tay cho Ngô Đình Diệm nhưng bà Hoàng Tỷ lại không đi mà nhờ em gái mình. Em gái bà Hoàng Tỷ mang ảnh và thư về đưa cho người con trai là Lê Căng Đảm tìm cách chuyển thư. Lá thư ấy đã đến tay Ngô Đình Diệm một thời gian mà không thấy tin tức hồi âm gì, người đàn bà ấy đành dắt đứa con trai về Hậu Giang sống âm thầm với kỷ niệm đau buồn. Trước kia khi biết bà có thai với Ngô Đình Diệm, gia đình bà cảm thấy nhục nhã nên đuổi bà ra khỏi nhà, bà phải sống cơ cực, thiếu thốn. Năm 1964, cô T.N hỏi tin tức về người con trai của ông Diệm thì được biết anh ta đã nhập ngũ và chỉ là một người lính bình thường thôi. Đến nay vẫn chưa có chút ánh sáng gì về hai mẹ con bất hạnh này.

Nhắc đến chuyện này, ông Nguyễn Hữu Thuỳ, người hầu thân tín của Ngô Đình Diệm xúc động kể lại: “Có những đêm ông Diệm không ngủ, đem tấm hình hai mẹ con lưu lạc đó ra nhìn ngắm. Một lần tôi đang có mặt ở đó để hầu hạ thì ông Diệm có phân bua với tôi rằng: “Thân thế mình đang gánh trách nhiệm nặng nề như thế này đây, làm sao mà đi nhìn nhận hòn máu tội lỗi này?”. Ngoài một lần duy nhất đó thì ông Thuỳ cũng không biết thông tin nhiều hơn về chuyện người con rơi của Ngô Đình Diệm. Theo một số tư liệu khác, nhiều người cũng cho rằng sở dĩ Ngô Đình Diệm không muốn đi nhận con và cũng không kết duyên với ai còn có một nguyên nhân khác. Ngô Đình Diệm vốn dĩ là một người “khó yêu” lại vướng vào một mối tình đầu nghiệt ngã nhưng quá sâu đậm đến mức không thể quên được.

Chuyến đi thăm “con mệ nó”

Năm 1918, Diệm học tại trường Pellerin ở Huế, một trường dòng của Công giáo. Lúc này Diệm 17 tuổi, cái tuổi biết yêu. Tuy có tự hứa với lòng và bạn thân, rằng không màng chuyện yêu đương, chỉ để chuyên tâm vào việc học nhưng thời gian này Diệm cũng có một mối tình với người đẹp cố đô. Đó là một chuyện tình thơ mộng, do chính Ngô Đình Diệm kể lại với bạn thân là tri phủ Ngọa Thế Cầu và khá chi tiết. “Không hiểu tôi gặp người con gái ấy có phải do Thánh ý hay không?

Một buổi chiều, vừa đạp xe tới trước cửa nhà, từ phía nhà thờ Phú Cam, gia đình của quan Thượng họ Nguyễn cũng vừa xem lễ chiều xong. Quan Thượng Nguyễn với thầy tôi là chỗ đồng học khi xưa ở Pénang và là bằng hữu nên khi quan Thượng Nguyễn gặp tôi là nhận ra ngay. Sau đó, ngài giới thiệu tôi với bà Thượng và mấy người con. Trong số đó có người con gái út là tiểu thư Trang Đài. Nàng đẹp tuyệt vời, khuôn mặt nàng tỏa ra vẻ thánh thiện. Tôi đánh bạo mời quan Thượng và gia quyến vào thăm nhà, nhưng ngài viện cớ phải về gấp. Cả hai ông bà đều gửi lời thăm hỏi thầy mẹ tôi, còn nàng thì e thẹn cúi đầu lễ phép chào tôi. Khi họ đi rồi, tôi lẳng lặng nhìn theo”.

“Tối hôm đó, tôi có mang cuộc gặp gỡ này trình với thầy mẹ tôi, và cũng nói cho thầy mẹ biết tôi đã thay mặt gia đình mời họ vào nhà xơi nước. Mấy ngày sau, vào sáng chủ nhật, tôi vừa lên được mấy bậc tam cấp nhà thờ Phú Cam, thì thật bất ngờ tôi lại gặp Trang Đài cũng vào nhà thờ xem lễ. Khi nhìn thấy Trang Đài, tôi bối rối và nghĩ có nên chào nàng cho phải phép hay không. Giữa lúc chưa quyết định chào hay không thì nàng đã lễ phép cúi đầu chào tôi trước. Xong lễ, chúng tôi gặp nhau trước sân nhà thờ, lần này tôi đánh bạo chào hỏi nàng trước. Cứ thế, hàng tuần vào sáng chủ nhật chúng tôi lại gặp nhau và không còn rụt rè, ngần ngại nữa mà tỏ ra rất tự nhiên. Học hết trung học, tôi được gia đình cho ra miền Bắc học nên tôi và Trang Đài chưa nói với nhau chuyện yêu đương, nhưng trong ánh mắt, chúng tôi đã có cái gì quý mến nhau. Khi gặp Trang Đài lần cuối, chúng tôi không thề non hẹn biển gì, tôi chỉ ngỏ lời tạm biệt nàng và hẹn khi nào học xong có dịp về Huế sẽ tới thăm nàng”. Nhưng sau khi Ngô Đình Diệm đi học và khi ra trường đi làm việc thì Trang Đài đã đi tu trong một dòng kín ở Sài Gòn.

Phạm Văn Nhu, cựu chủ tịch Quốc hội của chính quyền Sài Gòn cũ dưới thời Ngô Đình Diệm kể cho biết, năm 1954 có cùng ông Diệm đến thăm một người phụ nữ. Khi ông Diệm gõ cửa, một người đàn ông trạc 50 tuổi ra mở cửa. Vừa thấy ông Diệm, ông ta đã cúi đầu kính cẩn thưa: “Mời cụ lớn vào”. Ông Diệm hỏi ngay: “Bà có nhà không”? Người đàn ông thưa: “Bà con vừa ra Nha Trang, mời cụ vào nhà dùng nước đã”. Nghe nói thế, vẻ mặt đang vui của ông Diệm bỗng nhăn lại, nói trống không: “Lạ chi hè! Đi Nha Trang mà không cho biết hỉ?”. Đứng bần thần một lúc rồi ông Diệm hỏi người đàn ông: “Ông có biết bà ra Nha Trang ở nơi mô không?”. Người đàn ông trả lời có biết, ông Diệm liền vui vẻ trở lại và hỏi ông Nhu: “Ông mang giấy bút, ghi lại địa chỉ cho tôi ngay”. Trên đường về, ông Diệm còn nói: “Con mệ nó” hiền đức lắm, tuy lấy Tây nhưng lòng dạ tốt lắm. Nhờ “con mệ nó”, tôi đã cứu được nhiều người bị mật thám Tây bắt, chồng “con mệ nó” làm ở Sở Mật thám Liên bang, bót Catinat”. Chính vì việc chồng “con mệ nó” can thiệp khi ông Diệm nhờ cứu một số bạn bè mà ông ta bị thải hồi, thất nghiệp, phải lên Đà Lạt làm cho một hãng xe hơi. Sau đó, ông ta bị tử nạn trong một tai nạn máy bay trên không phận Sài Gòn.

Về tới nhà, ông Diệm bảo ông Nhu chuẩn bị hành lý đi Nha Trang ngay. Hôm sau, hai người đã có mặt tại Nha Trang. Ông Nhu đi tìm địa chỉ về báo lại cho ông Diệm biết. Khi gặp bà ta, ông Nhu mới hay người đàn bà này không ai khác hơn chính người con gái cố đô năm nào mà ông Diệm đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ. Ông Nhu còn cho biết: “Đây là một người phụ nữ xinh đẹp, ăn nói duyên dáng mặn mà. Bà ta ra Nha Trang để thăm xứ thùy dương lần cuối trước khi sang Pháp sống nơi quê chồng”. Theo lời ông Phạm Văn Nhu, kể từ đó trở đi không bao giờ nghe ông Diệm nhắc tới ba tiếng “con mệ nó”.

Theo GIA ĐÌNH & XÃ HỘI

 Bốn SAI LẦM không bao giờ được mắc phải trong đời để cuộc sống được trọn vẹn!

Đời người ngắn ngủi: Bốn SAI LẦM không bao giờ được mắc phải trong đời để cuộc sống được trọn vẹn!
Sai lầm trong cuộc sống hiện hữu muôn hình vạn trạng không ai tránh khỏi nhưng sống ở đời, 4 sai lầm này nhất định không được phạm phải.

1. So sánh mình với người khác

Thiếu sót lớn nhất của cuộc đời là hay so sánh với người khác.

So sánh với người giỏi hơn sẽ khiến mình tự ti; so sánh với người tầm thường, chẳng khác gì tự hạ thấp mình; so sánh với người kém hơn mình lại khiến chúng ta ngạo mạn.

Những so sánh bên ngoài không những là nguồn gốc khiến tinh thần chúng ta rối loạn và khó chịu, mà còn khiến hầu hết mọi người đánh mất chính mình và che lấp đi trái tim ban đầu.

Có một người đàn ông đánh cá bên sông, anh ta bắt được rất nhiều cá, nhưng mỗi khi bắt được cá anh lại lấy thước để đo. Chỉ cần con cá to hơn thước là anh lại ném xuống sông.

Những ngư dân khác lấy làm khó hiểu, bèn hỏi: “Người khác muốn bắt cá lớn, tại sao chỉ có mình anh lại ném hết cá lớn xuống sông?”

Người này khoan thai đáp: “Vì cái chảo của tôi chỉ dài bằng thước kẻ, cá lớn quá sẽ không đặt vừa chảo”.

Thực tế cũng vậy, đừng để những ham muốn vô tận cuốn lấy trái tim mình, “vừa đủ” cũng là một thái độ sống tốt.

Cứ nhìn cảnh mọi người đi ăn buffet nhưng lại lấy quá nhiều đồ ăn rồi ăn không hết, để lãng phí ra đó, thật khó coi! Lấy đủ dùng, đừng tham lam cũng là một loại đạo đức.

“Hoa mận không cần ghen tị với hoa mẫu đơn, và mặt trăng không cần ghen tị với mặt trời”.

Đời người ngắn ngủi: Bốn SAI LẦM không bao giờ được mắc phải trong đời để cuộc sống được trọn vẹn! - Ảnh 1.

So sánh với người khác chính là tự tạo áp lực cho bản thân. Ảnh: Internet

2. Tốt bụng với EQ thấp

Nhà văn Mỹ Mark Twain từng nói: Lòng tốt là một ngôn ngữ mà người mù có thể cảm nhận được và người khiếm thính có thể nghe thấy được.”

Tuy nhiên, lòng tốt đi kèm với EQ thấp là một ngôn ngữ méo mó và câm lặng mà ngay cả những người bình thường cũng không thể cảm nhận được, và khiến nó mất đi giá trị vốn có ban đầu.

Vào thời nhà Minh, Mã Trung Tây đã viết câu chuyện “Đông Quách tiên sinh và sói” trích trong “Trung Sơn lang truyện” như sau:

Đại phu nhà Tấn là Triệu Giản Tử dẫn một đoàn người vào rừng săn bắn. Họ bắn trúng một con sói. Con sói này trúng tên nhưng không chết, nó hoảng loạn tháo chạy thì gặp Đông Quách tiên sinh đang dắt một con lừa đi ngang qua. Con lừa cõng một túi sách to trên lưng.

Sói liền cầu cứu Đông Quách tiên sinh. Ông liền giấu sói vào chiếc túi trên lưng lừa. Lúc Triệu Giản Tử truy hỏi, Đông Quách tiên sinh đã chỉ hướng con sói chạy rồi đường mình mình đi.

Theo chỉ dẫn của Đông Quách tiên sinh, Triệu đại phu thúc người đuổi theo. Họ đi khá xa rồi, sói liền xin người thả mình ra. Không ngờ, vừa được thả ra, nó đã toan ăn tươi nuốt sống ân nhân vừa cứu mình.

Đông Quách tiên sinh khổ sở cầu cứu, tìm cách tránh nanh vuốt của sói. Không ngờ, sói vẫn ngoan cố không từ bỏ. Hai bên cứ thế chạy vòng quanh con lừa, phải mất rất lâu sau, họ mới thương lượng và thống nhất tìm người phân giải.

Đầu tiên, họ hỏi cây đại thụ và trâu, cả hai đều nói sói nên ăn thịt Đông Quách tiên sinh.

Trong cơn nguy nan, bất chợt một ông lão tay chống gậy đi qua. Đông Quách tiên sinh chạy lên trước cầu cứu.

Ông cụ nghe xong chuyện, liền buông lời chỉ trích sói vong ân bội nghĩa.

Sói giải thích rằng vì Đông Quách tiên sinh nhét mình vào bao, sau đó đè sách lên người mình, cố ý thít chặt bao, lại kéo dài thời gian, mãi lâu sau mới thả cho ra, mục đích là muốn khiến cho sói chết để kiếm lợi cho bản thân, vì thế nó phải ăn thịt ông ta.

Ông lão nói có lẽ nên bỏ con sói vào bao như lúc đầu, để xem có đúng là sói bị buộc chặt quá hay không, nếu đúng là sói phải chịu đựng nỗi khổ ấy, vậy thì sói có thể ăn thịt Đông Quách tiên sinh. Sói liền đồng ý.

Khi sói một lần nữa chui vào trong chiếc túi lớn, ông cụ đã trách Đông Quách tiên sinh về sự dại dột mà người này phạm phải trước khi hợp sức giết chết con sói vong ơn.

Nhà triết học người Mỹ Emerson cũng từng có câu:

“Lòng tốt của bạn phải nhạy bén một chút, nếu không nó sẽ là con số 0.”

Điều khủng khiếp của EQ thấp và lòng tốt ở chỗ, nó là gông cùm của người khác, cũng là công cụ tra tấn của chính mình, bởi vì theo thời gian, lòng tốt trong sáng ban đầu sẽ bị xói mòn bởi những dấu vết của sự thù địch và mất đi vẻ đẹp ban đầu của nó.

Đời người ngắn ngủi: Bốn SAI LẦM không bao giờ được mắc phải trong đời để cuộc sống được trọn vẹn! - Ảnh 2.

Lòng tốt của bạn phải nhạy bén một chút- nếu không nó sẽ là con số 0. Ảnh: Internet

Người có EQ cao luôn có thể khiến bản thân thoải mái và khiến người khác vui vẻ; họ biết cách thực hiện lòng tốt của mình một cách bình tĩnh và khiến những người xung quanh cảm thấy thoải mái như có làn gió xuân thổi qua trong mùa đông lạnh giá.

Một người vừa lương thiện lại có EQ cao là kho báu hiếm nhất trên thế giới và là tia sáng chói lọi nhất.

3. Những hối tiếc vô nghĩa

Hối hận là một trong những cảm xúc vô bổ nhất mà nhiều người vẫn không thể buông bỏ được. Nó vừa không thể giúp bù đắp và sửa chữa những sai lầm trong quá khứ mà còn khiến bạn đau đớn.

Điều quan trọng là mỗi khi nó đến, hãy giữ khoảng cách, nhìn nó và nói cảm ơn vì đã đến. Chuyện gì đã qua rồi mình không thể bù đắp được nữa, bình yên trong lòng quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.

Có rất nhiều người khi không thể tự cứu vãn được các mối quan hệ, họ bắt đầu hút thuốc không ngừng, họ uống rượu giải sầu, họ tự nhốt mình, và họ quay lưng với thế giới bằng cách tìm đến với mọi trò giải trí tiêu khiển. Mối quan hệ thì không thể hàn gắn, lại hại chính bản thân mình!

Thứ khó phục hồi nhất trên thế giới này chính là trái tim con người. Đặc biệt là trong thế giới của cảm xúc, thứ vô dụng nhất chính là hối hận. Hối hận không thể giúp bạn cứu chuộc một người, cũng không thể bù đắp những lỗi lầm mà bạn đã gây ra trong quá khứ.

Đời người ngắn ngủi: Bốn SAI LẦM không bao giờ được mắc phải trong đời để cuộc sống được trọn vẹn! - Ảnh 3.

Hối hận chính là việc làm vô nghĩa nhất thế gian. Ảnh: Internet

Người quá chìm đắm vào quá khứ mà không buông bỏ được là người hèn nhát, lòng dạ hẹp hòi, thiển cận. Điều đúng đắn nên làm là thừa nhận và chấp nhận kết quả, sau đó tập trung vào tương lai.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn, nhưng người có khuôn mẫu thực sự có thể tận hưởng điều tốt nhất và chịu đựng điều tồi tệ nhất.

4. Những lời phàn nàn bất tận

Lý do khiến chúng ta luôn phàn nàn, ca thán nguyên nhân không nằm ngoài 9 chữ: Buông không xuống, nghĩ không thông, quên không được.

Phàn nàn giống như một khối u ác tính trong cơ thể bạn, nó sẽ nhanh chóng lây lan khi tâm trạng của bạn đi xuống. Liều thuốc tốt duy nhất để chữa khỏi nó là kiểm soát cảm xúc và không bị dắt mũi.

Chúng ta thường thấy khi một số người không được như ý muốn thì việc thường gặp và dễ làm nhất là phàn nàn và oán trách, dường như họ tin rằng điều này có thể giải quyết và đảo ngược được vấn đề.

Nhưng trên thực tế, vấn đề vẫn còn đó. Nếu không được giải quyết thì nó sẽ không tự biến mất, việc phàn nàn của bạn chỉ là lãng phí thời gian và bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để giải quyết. Việc bạn cần làm là nhanh chóng bình tĩnh, phân tích vấn đề và chủ động tìm ra giải pháp, biện pháp khắc phục.

Đừng phàn nàn về sự đối xử bất công mà bạn nhận được. Có một khái niệm triết học nói rằng: “Bất cứ điều gì tồn tại đều hợp lý.” Sự đối xử bạn nhận được dựa trên xuất thân, điều kiện và lý do cho sự “tồn tại” của nó.

Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát chính mình; bạn không thể kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể thay đổi tâm trạng của mình. Kiểm soát cảm xúc và học cách làm chủ cảm xúc là cách tốt nhất để ngừng phàn nàn.

Thùy Linh / Theo Trí thức trẻ

Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh “nỗi đau mất cha” khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?

Dù đã nhiều năm trôi qua, nước mắt cũng đã thôi chảy nhưng nỗi đau mất cha trong cậu bé Christian Golczynski vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai.

Chiến tranhvẫn luôn là 2 chữ ám ảnh đối với tất cả chúng ta. Nếu được hỏi mong ước điều gì cho thế giới, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại mà nói rằng đó chính là sự kết thúc cho những cuộc chiến vô nghĩa. Trong quá khứ và ngay cả lúc này, bom đạn đã lấy đi không biết bao nhiêu mạng sống và để lại những mất mát không thể nào lấp đầy cho người ở lại. Chiến trường khốc liệt ngoài kia đã biến hàng triệu lời hứa trở về thành vô vọng.

Cha của cậu bé Christian Golczynski, một cựu quân nhân Hoa Kỳ cũng không trở về được nữa. Tại buổi lễ giao thi thể liệt sĩ cho thân nhân sau đó, Christian Golczynski cũng có mặt để “đón cha”. Giấu giọt nước mắt vào trong và cắn chặt môi để không bật khóc, cậu bé 8 tuổi nhìn thẳng vào mắt người lính hải quân đang trao lại cho mình lá cờ Mỹ dùng phủ lên quan tài, như cầu nguyện ông nói rằng “cha em vẫn còn sống”.

Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh nỗi đau mất cha khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?  - Ảnh 1.

Bức ảnh cậu bé được trao lại lá cờ nước Mỹ phủ trên quan tài cha cậu khiến cả thế giới bật khóc

Khoảnh khắc xúc động được nhiếp ảnh gia Aaron Thompson kịp bắt trọn đã khiến cả thế giới phải rơi nước mắt. Bức ảnh như mang thông điệp thời đại khi lột tả rõ nhất, trần trụi nhất nỗi đau mà chiến tranh đã để lại.

Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh nỗi đau mất cha khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?  - Ảnh 2.

Năm 2007, lính hải quân Marcus Golczynski bỏ mạng trong cuộc chiến tranh tại Iraq. Quân đội Mỹ sau đó đã tiến hành mang thi thể anh trở về quê nhà tại bang Tennessee. Một lá cờ và những kỷ vật của anh đã được trao lại cho cậu con trai nhỏ, Christian. 

Sau nhiều năm, cậu bé ấy đã lớn khôn, trở thành người đàn ông kiên cường và mạnh mẽ như cách em cố nuốt ngược nước mắt trước nỗi đau mất cha năm ấy. “Thằng bé như một bản sao của cha. Nó đã trưởng thành lên nhiều với vóc dáng hệt như Marc. Chỉ cần nhìn thằng bé cũng biết, nó chính là con trai của người lính anh hùng Marcus Golczynski”, mẹ của Christian nói.

Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh nỗi đau mất cha khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?  - Ảnh 3.
Trong một bài phỏng vấn, vợ của liệt sỹ Marcus Golczynski cũng trải lòng về cuộc sống của con trai sau khi mãi mãi mất đi người cha yêu quý: “Con trai tôi chưa bao giờ trọn vẹn hạnh phúc khi phải rời xa vòng tay của cha. Tuy nhiên, cũng từ chính những mất mát ấy, thằng bé trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn bất kỳ ai. Nó là người đàn ông can trường nhất mà tôi từng biết.”
Đến tận bây giờ, Christian vẫn nhớ rõ những ký ức về cha mình, đặc biệt là mỗi khi tham gia các hoạt động tại trường. Khi bạn bè có cha đến cổ vũ, nâng đỡ tinh thần thì Christian chỉ có mỗi mình và mẹ. “Em vẫn nhớ cha rất nhiều. Cha vẫn xuất hiện trong cuộc sống của em mỗi ngày. Những người bạn của cha thỉnh thoảng vẫn đến chơi với mẹ con em và chúng em lại cùng nói chuyện với cha”, Christian chia sẻ.
Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh nỗi đau mất cha khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?  - Ảnh 4.

Giờ đây, Christian đã trở thành một chàng trai trưởng thành
Christian hiện đã tốt nghiệp Đại học Alabama, chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý. Cậu tích cực tham gia các môn thể thao và tình nguyện dạy thể thao cho trẻ nhỏ. Từ sau khi gia đình mất đi trụ cột, mẹ của Christian một mình gồng gánh để vừa làm mẹ và vừa làm cha cho con. 

Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh nỗi đau mất cha khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?  - Ảnh 5.

Christian Golczynski cũng đã trở thành tiếng nói biểu tượng cho một tổ chức bảo trợ cho thế hệ những con em có cha là liệt sĩ có tên “Soldier’s Child Foundation” khởi xướng bởi Daryl Mackin. Trong một lần phát biểu gây quỹ vào năm 2019, Christian khẳng định sự nuôi dạy của mẹ và sự quan tâm chăm sóc của lực lượng Thuỷ quân lục chiến đã giúp mình trở thành con người như ngày hôm nay.
“Quý vị ủng hộ Quỹ học bổng Thủy quân lục chiến nghĩa là đang ủng hộ tôi và những đứa trẻ có hoàn cảnh như tôi. Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu và ước mơ có thể giúp thay đổi thế giới. Chúng tôi có thể khác, nhưng không thua kém ai cả. Trên thực tế, chúng tôi còn đam mê hơn, kiên cường hơn và quyết tâm hơn. Cảm ơn quý vị đã giúp ước mơ giáo dục của chúng tôi trở thành hiện thực”, Christian nói.
Cậu bé cắn chặt môi để không bật khóc trong bức ảnh nỗi đau mất cha khiến cả thế giới rơi nước mắt nhiều năm trước giờ ra sao?  - Ảnh 6.

Nguồn: Daily News Journal / Trí Thức Tre














































Nguồn: Daily News Journal /Theo Chi Chi /Trí Thức Trẻ

Pin xe điện được coi là một trong những nguồn ô nhiễm mới lớn nhất

Pin xe cũ được thu gom tại trung tâm tái chế Metaleurop ở Villefranche-sur-Saone, Pháp. Metaleurop là một công ty Châu Âu xử lý và tái chế các kim loại đặc biệt – Ảnh: Alain Nogues/Sygma/Sygma/Getty Images

Các Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong năm nay họ mong đợi sẽ có 145 triệu xe điện (EV) trên toàn thế giới vào năm 2030. Con số này có thể tăng cao hơn – lên đến 230 triệu – chưa kể xe hai, ba bánh cũng chạy bằng điện.

Tất cả những chiếc xe điện, đương nhiên, phải dùng pin để hoạt động.

Mặc dù xe điện không thải ra khí carbon dioxide trong quá trình sử dụng, nhưng việc sản xuất chúng và pin cho chúng, sẽ lại gây ra tác hại đến môi trường tương tự như xe chạy bằng xăng dầu thông thường, trong khi việc tái chế pin lithium-ion lại đặt ra những thách thức khắc nghiệt.

Pin Lithium-ion cồng kềnh hơn và chiếm nhiều không gian hơn so với loại pin truyền thống là pin axit-chì. Điều tệ hơn nữa, khi tháo dỡ không đúng cách, chúng rất dễ bắt lửa và gây cháy, thậm chí phát nổ.

Trong 10 đến 15 năm tới, trên toàn thế giới sẽ có hàng triệu chiếc xe điện hết niên hạn sử dụng. Thời điểm đó, các nhà máy tái chế cần phải sẵn sàng không chỉ để tiếp nhận tất cả các loại pin đó, thu hồi các bộ phận và kim loại có giá trị mà còn phải xử lý chất thải đúng cách. Đáng buồn thay, không có nhiều nguồn lực để thực hiện công việc đó: Hiện tại, chỉ có 5% tổng số pin Li-ion đang được tái chế. 95% số pin còn lại hiện đang bị chất đống ngoài trời.

Nếu không có hành động nào được thực hiện, chất thải pin có thể trở thành một vấn đề lớn không chỉ đối với ngành công nghiệp xe hơi mà còn đối với môi trường. Và đương nhiên, con người sẽ tiếp tục nhận hậu quả cuối cùng, do chính mình gây ra.

Vấn đề đó lớn như thế nào?

Hãy hình dung, nếu một bộ pin xe hơi trung bình nặng 550 pound, thì 100 triệu chiếc xe sẽ tạo ra khoảng 55 tỷ pound pin, tức là 28 triệu tấn chất thải pin cần tái chế. Cho đến năm 2040, chúng ta sẽ thấy phần lớn chất thải đó tích tụ như thế nào và hậu quả sẽ ra sao.

Và mặc dù pin Li-ion được chính phủ liên bang phân loại là chất thải không nguy hại và an toàn để thải vào dòng chất thải đô thị thông thường, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước.

Ngày nay, rất nhiều hoạt động tái chế là “phi chính thức” – nó thường xảy ra ở các khu vực nông thôn, kém phát triển và không có biện pháp giám sát hoặc bảo vệ thích hợp. Chính những hoạt động kiểu này, khiến chất lithium ngấm vào nguồn nước ngày càng nhiều.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các khu vực phát triển cao, nơi mọi người vứt bỏ thiết bị điện tử tiêu dùng không đúng cách. Cuối cùng, không chỉ lithium có thể gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Niken, coban, mangan và các kim loại khác được tìm thấy trong pin EV cũng gây ra mối đe dọa lớn hơn cả lithium đối với cuộc sống con người và hệ sinh thái.

Tấm pin của chiếc Tesla Model Y đã được cắt mở và có thể được nhìn thấy vào ngày khai trương trong một phòng sản xuất của Tesla Gigafactory, ở Grünheide, Berlin, Đức. Những chiếc xe đầu tiên sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất từ cuối năm 2021. Công ty ở Mỹ có kế hoạch chế tạo khoảng 500,000 chiếc Model Y tại đây mỗi năm. Ảnh: Patrick Pleul/dpa-Zentralbild/ZB/Getty Images

Phần lớn vật liệu trong pin xe EV có thể được tái chế và tái sử dụng, bản thân nó là một nguyên nhân kinh tế để khai thác; trích xuất vật liệu, đặc biệt là kim loại, coban và niken, từ vỏ pin cũ để tái sử dụng trong lô mới là một quy trình có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất. Điều này là do thực tế là gần 50% chi phí của pin chỉ đến từ những kim loại đó.

Điều thú vị là, một cách để chiết xuất kim loại từ pin – nấu chảy – cũng giống như cách chiết xuất kim loại từ quặng nhưng không gây hại thêm cho môi trường khi khai thác.

Vì vậy, tại sao nhiều pin hơn không được tái chế? Lý do là các nhà máy tái chế không thu được nhiều phế liệu – khoảng $100 mỗi tấn. Điều này là do chi phí hậu cần liên quan đến việc thu thập, phân loại và vận chuyển nó.

Cuối cùng, để sản xuất đủ pin, nhà máy cần tăng gấp ba tỷ lệ sản xuất hiện tại đối với lithium, graphite, niken và mangan. Một chế độ tái chế tích cực là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các vật liệu này và hạn chế tác hại môi trường do việc khai thác mỏ gây ra.

Phản ứng của châu Âu

Liên minh châu Âu muốn giải quyết vấn đề bằng các quy định. Luật được đề xuất tìm cách tăng gánh nặng pháp lý lên các nhà sản xuất, sản xuất, nhập khẩu và phân phối pin sẽ cần thực hiện nhiều bước để bảo đảm sự tuân thủ.

Có một số điểm đáng ghi nhận cho những nỗ lực đó. Nissan đang tái sử dụng pin Leaf cũ của mình để làm nhiên liệu cho các phương tiện của nhà máy. Volkswagen gần đây đã mở nhà máy tái chế của riêng mình có khả năng tái chế 3,600 hệ thống pin mỗi năm. Renault hiện đang tái chế vài trăm pin mỗi năm, về căn bản là toàn bộ quá trình sản xuất của nó. Cuối cùng, vào Tháng Bảy, Mercedes công bố kế hoạch chỉ sử dụng xe điện vào năm 2030.

Kế hoạch của cựu kỹ sư Tesla

Ở Mỹ, vấn đề cũng đang khuấy động, Cựu giám đốc công nghệ của Tesla nói rằng mỏ lithium lớn nhất nằm trong các núi rác ở Mỹ. Công ty tái chế Redwood Materials, tái chế phế liệu và các tế bào pin bị lỗi cho Envision AESC, công ty sản xuất pin cho Nissan Leaf và Panasonic, nơi tạo ra các tế bào pin tại Nevada Gigafactory của Tesla. Nhà máy này hiện có khả năng thu hồi đủ các thành phần để tạo ra 45,000 bộ pin xe điện mỗi năm. Tái chế là một hoạt động kinh doanh “bẩn thỉu” theo nhiều nghĩa và nó sẽ tùy thuộc vào tất cả những người tham gia quy trình, từ nhà sản xuất xe đến nhà máy tái chế và cuối cùng là người lái xe.

Nếu được thực hiện đúng cách, chúng ta có thể thấy những nỗ lực tái chế sẽ bù đắp phần lớn chi phí sinh thái và tiết kiệm của việc sản xuất pin EV. Nếu không, kết quả có thể là một tình huống còn tồi tệ hơn nhiều so với tình trạng ô nhiễm nhựa đang làm bẩn các đại dương lâu nay.

(Theo Market Watch)