Đồng hành cùng những blogger yêu nước

Dân Làm Báo – Sáng nay, 07/08/2012, mặc dù phiên tòa xử các Blogger Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Dođã được thông báo hoãn lại, nhưng những người ủng hộ cho biết sẽ vẫn có mặt trước Trụ sở Tòa án Nhân TP.HCM để đòi trả tự do cho những blogger yêu nước.

Tin cho biết, lúc 07 giờ sáng, ở công viên đối diện trụ sở Tòa án tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1 đã xuất hiện một số bạn trẻ cùng mặc áo đen, trên áo in biểu tượng kêu gọi trả tự do cho các Blogger: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSG.
Họ đã có mặt để bày tỏ sự ủng hộ đối với những người can đảm nói thay tiếng nói của CHÚNG TA, đồng thời tranh đấu cho các blogger đang bị giam giữ chỉ vì lòng yêu nước!
Cùng có mặt với các bạn là Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Linh mục Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Lm Lê Ngọc Thanh (thứ 2), Lm Giuse Đinh Hữu Thoại (thứ 3 – áo trắng)  cùng các bloggers

Theo dự kiến, thay mặt cho gia đình, vợ cũ của Blogger Điếu Cày là chị Dương Thị Tân cũng sẽ có mặt để đấu tranh cùng tất cả mọi người.

Các bạn gửi tin nhắn và kêu gọi mọi người cùng đến để đồng hành với những blogger yêu nước của chúng ta. Đồng thời xin các bạn trong thôn chuyển tải tin tức và lời nhắn đến các trang blog, diễn đàn Facebook và tin nhắn SMS cho bạn bè thân quen.

Blogger Mẹ Nấm từ Nha Trang vào Sài Gòn đồng hành cùng với blogger Nguyễn Hoàng Vi

Cập nhật lúc 7h:50 sáng: Chị Dương Thị Tân đang bị 4 an ninh bao vây và ngăn chận chị đến địa điểm tòa án. Trong khi đó, chị Bùi Hằng đã “thoát lưới” và đã vừa có mặt tại địa điểm.

Cùng lúc tại khu vực chung quanh tòa án, an ninh đã xuất hiện:

Trước song sắt là người yêu nước, sau song sắt là an ninh

Nhưng những người đồng hành cùng lòng yêu nước vẫn hiên ngang với chiếc áo đen với ngọn bút tượng trưng cho tự do ngôn luận, phất cao ngọn cờ tự do cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn:

Chị Dương Thị Tân (đứng cạnh chị Bùi Hằng) đã đến được địa điểm cùng mọi người.

Cập nhật lúc 8h:05 sáng: Mọi người bắt đầu vào trong khuôn viên tòa án.

Binh nhì Nguyễn Tiến Nam, Azuku Nguyễn Văn Dũng, Mẹ Nấm

Tin cập nhật lúc 08:10 – Chị Dương Thị Tân sau khi tìm cách vượt qua sự ngăn chận của an ninh, đã đến nơi và cùng mọi người đã đi vào bên trong tòa án để yêu cầu được trả lời việc giam giữ quá hạn Blogger Điếu Cày. Phía bên ngoài, một số bạn trẻ trong trang phục áo đen vẫn tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với các blogger yêu nước.

in cập nhật lúc 09:00 – Chị Dương Thị Tâncùng mọi người sau khi vào bên trong tòa đã gặp phải những phản ứng không mấy thân thiện từ những người đại diện pháp luật. Vẫn là những câu trả lời vòng vo, né tránh, thậm chí thái độ xua đuổi. Tuy nhiên, theo lời của một bạn blogger, mọi người đều bình thản vì đã dự đoán trước tình huống này. Mục tiêu của việc làm ngày hôm nay là cho mọi người trong lẫn ngoài nước biết là có những người Việt Nam sẵn sàng lên tiếng nói, đặt vấn đề với hệ thống pháp lý về tình trạng giam giữ người trái phép trong suốt một thời gian dài và đòi hỏi tự do cho những blogger yêu nước đang bị tù đày một cách vô lý này.Đối với chị Dương Thị Tân, đây không phải là lần đầu tiên chị và gia đình gặp phải cảnh này. Từ khi Blogger Điếu Cày bị bắt, không biết đã bao nhiêu lần chị đi hết nơi này đến nơi khác để hỏi thăm tin tức của người nhà.
Tuy nhiên, trong chuyến đi sáng hôm nay, chị Tân và gia đình không đơn độc. Bên cạnh chị là sự ủng hộ của mọi người trên con đường đấu tranh trả tự do cho những blogger yêu nước.
Tin cập nhật lúc 09:30 – Chất vấn quan toà: Chị Dương Thị Tân cùng với các bạn bloggers, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã gặp và đặt vấn đề với người trách nhiệm của toà án. Sau một lúc vòng vo né tránh, ông Phó chánh Văn Phòng Tòa án Hình sự Nguyễn Xuân Tùng trả lời với gia đình Blogger Điếu Cày rằng vụ án “sẽ xử trong tháng 8”.
Sẽ xử trong tháng 8. Nhưng khi nào? Ông Nguyễn Xuân Tùng không cho biết cụ thể. Đây có lẽ cũng chỉ là câu trả lời miệng cho qua chuyện của ông Phó chánh VP Tòa án nhằm chữa cháy cho hành vi giam giữ quá thời hạn đối với Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon.
Biết trước sẽ không thể tìm ra câu trả lời thỏa mãn trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy mọi người tỏ ra không quá thất vọng.

Ngoài chị Dương Thị Tân là vợ cũ, đa số những người đồng hành cùng với gia đình chị hôm nay chưa ai có cơ hội gặp Điếu Cày. Tuy nhiên, tất cả mọi người có mặt hôm nay đều cùng mặc chiếc áo đen thể hiện sự ủng hộ đối với những blogger yêu nước.
Cập nhật lúc 10:20
Anh Hoàng Dũng (ảnh 1 – đứng giữa), người có mặt hôm nay như lời cam kết đã chia sẻ rằng: Mình biết là những bloggers như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon đã hy sinh và chịu mất mát nhiều cho công cuộc đấu tranh này, đặc biệt là chị Tạ Phong Tần vừa mới mất mẹ. Mình làm được điều gì thì làm thôi.
Blogger Thiết Kiện (ảnh 2) thì chia sẻ rằng: Tôi đến đây hôm nay vì công lý và sự thật.
Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ Nha Trang vào (ảnh 3): Không thể tiếp tục để tình trạng giam giữ các bloggers một cách trái phép, tùy tiện tiếp tục diễn ra nữa. Vì vậy, tôi có mặt ở Sài Gòn hôm nay để phản đối việc giam giữ 3 bloggers Điếu Cày, Công Lý Sự Thật, và AnhBaSG. Tôi nghĩ, nếu tất cả những người khác cùng lên tiếng thì nhất định tình trạng này sẽ không thể tiếp diễn.
Blogger Binh Nhì – Nguyễn Tiến Nam (ảnh 4) từ Hà Nội vào: Tôi đã cam kết đến tỏ tấm lòng và đòi tự do cho  những người yêu nước, dù tòa hoãn tôi đã cam kết thì tôi vẫn đến vì mục đích không thay đổi.
Blogger Azuku – Nguyễn Văn Dũng (ảnh 5) từ Hà Nội vào: Tôi ngưỡng mộ những người dám dấn thân vì toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải và biển đảo của Tô quốc, tôi cũng ủng hộ nhiệt thành cho những người hy sinh đời tư vì một đất nước Việt Nam dân chủ tự do, vậy tôi cam kết đến với họ thì tôi đi thôi
BloggerNguyễn Hoàng Vi (ảnh 6): Em đang rất vui. Hôm qua còn nghĩ rằng có thể hôm nay mọi người ra đó sẽ bị an ninh, công an trấn áp, đàn áp mạnh và có thể sẽ bị bắt bớ nhưng em vẫn sẵn sàng lên đường trong sự bình an và bảo vệ của Thiên Chúa. Đúng là hôm nay đã có rất nhiều an ninh, công an được bố ráp nhưng họ không có đủ lý lẽ để đàn áp những người đi đòi Công lý và Sự thật trong trật tự, ôn hòa. Cũng có thể vì gần đây có quá nhiều dư luận xấu về hình ảnh của an ninh Việt Nam nên họ đành phải nhịn nhục để không đẩy dư luận theo chiều hướng bất lợi hơn cho họ.
Sự có mặt của các bloggers và nhiều người trước Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, ngày 7 tháng 8 năm 2012 để đòi tự do cho các bloggers yêu nước hẳn sẽ khiến nhiều người vững tin và can đảm hơn để có mặt trong phiên toà sắp đến cũng như những nỗ lực tranh đấu cho tự do. Không thể để những người yêu nước tiếp tục bị giam giữ trái pháp luật, Chúng Ta nhất định phải lên tiếng và đồng hành cùng họ.
Cập nhật lúc 11:00 – Bạn đọc Kim Nhung Hoàng gửi phản hồi trên Dân Làm Báo cho biết:
Sáng nay, khi  qua mấy con đường ùn tắc để tới được Tòa án TP  thì đồng hồ đã chỉ 9h30. Mình dạo quanh một vòng để xem tình hình, không  thấy một gương mặt quen thuộc nào. Có lẽ khi mình tới mấy chị như Bùi Hằng, Chị Tân đã  ra về hoặc tụ tập ở địa điểm nào đó. 
Khi đang chậm rãi bước vào khuôn viên Tòa, thì mấy người An ninh quan sát mình. Đi cùng lúc đó là một bạn xưng tên Cường học Đại học Tự Nhiên, gặp Cường ở chỗ gửi xe đi vào, Cường mặc áo đen. Thoáng đầu bắt chuyện mình thấy bạn có vẻ quan tâm đến phiên tòa, nên nghĩ  ít ra mình cũng có một đồng minh.  
Trong khi mình đang sốt ruột vì không biết tin tức gì về phiên tòa của các Anh Chị bên trong, không biết có diễn ra đúng dự kiến hay không, và nội dung thế nào. Thì Cường bắt chuyện, mình vô tư trả lời những câu hỏi của Cường và cũng hỏi lại Cường một số chuyện, thỉnh thoảng Cường nghe điện thoại và nói được một hai câu nhỏ rồi tắt. Khi đó mình mới nhận ra hắn là An Ninh cài để tiếp cận  những đối tượng sinh viên và thành phần mới.
Có lẽ những ai đến hôm nay vì phiên tòa phi lý của 3 con người trên đều bị tiếp cận. Hắn đã hỏi mình, sao bạn lại biết mà đến, có thêm bạn bè gì hay quen ai đã “hoạt động” không? Đã từng đi biểu tình không? Và phiên tòa này có đúng hay không?… 
Mình trả lời rất vô tư, mình rất quan tâm và bức xúc về phiên tòa này, còn tòa án mà đương nhiên đúng thì cần gì mình và bạn phải dến đây. Hắn cũng trình bày một vài quan điểm sau khi hỏi xong họ tên quê quán và xin số điện thoại (nhưng mình ko cho), thì hắn gọi điện thoại xin chỉ đạo và chuồn. Vì mình chẳng thuộc đối tượng nào để An ninh phải nhọc công. Mình chỉ là một cá nhân trong hàng triệu cá nhân có ước muốn  một phiên tòa công minh, công lý, sự thật được diễn ra mà thôi!
Tin, hình thực hiện bởi các CTV Danlambao

Điểm mặt đại gia U40 giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Phần lớn những doanh nhân dưới 40 tuổi trong top những người giàu nhất TTCK là những “đại gia” ngành ngân hàng.

Độ tuổi 40 là thời điểm mà nhiều doanh nhân bắt đầu đạt độ chín trong sự nghiệp của mình. Hiện tại, phần lớn những doanh nhân thành đạt và giàu có đều chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 40-50.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người đã thành công từ khi chưa đến 40, thậm chí là chưa đến 30 tuổi. Họ có nhiều cách để thành công: tự thân vận động hoặc tận dụng lợi thế của gia đình.
Dưới đây là 10 doanh nhân dưới 40 tuổi (U40) sở hữu khối tài sản lớn nhất trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong số những doanh nhân U40, có 2 người nằm trong top 10 người giàu nhất TTCK là bà Phạm Thúy Hằng và ông Hà Văn Thắm.

Bà Phạm Thúy Hằng – hiện là Phó Chủ tịch của Vingroup – đang nắm giữ lượng cổ phiếu VIC trị giá gần 1.950 tỷ đồng.
Mặc dù tham gia HĐQT của Vingroup đã lâu nhưng bà Hằng là một trong những người khá “bí ẩn” đối công chúng.
Ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương – là một trong những ông chủ doanh nghiệp lớn giàu có và trẻ nhất trên TTCK. Ông Thắm hiện sở hữu lượng cổ phiếu OGC trị giá gần 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, hết năm nay, ông Thắm sẽ không còn đứng trong danh sách U40.
Thông tin thêm về ông Hà Văn Thắm: [Hồ sơ] Hà Văn Thắm – Ông chủ Tập đoàn Đại Dương
Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Ocean Group và Ocean Bank
Đứng thứ 3 và thứ 4 trong top là 2 cổ đông của Sacombank: ông Trần Phát Minh và ông Trầm Khải Hòa.
Ông Trần Phát Minh “lộ diện” trong danh sách cổ đông lớn của Sacombank sau khi UBCK có quyết định xử phạt vì việc trở thành cổ đông lớn mà không công bố thông tin.
Ông Minh mới được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Kiên Long sau một thời gian giữ chức Phó TGĐ của Ngân hàng Phương Nam.
Từ trái qua phải:
Ông Trần Phát Minh: Chủ tịch Kienlong Bank
Ông Trầm Khải Hòa: Thành viên HĐQT Sacombank
Ông Trầm Trọng Ngân: Phó Chủ tịch Southernbank
Ông Trầm Trọng Ngân – con trai lớn của ông Trầm Bê, đồng thời đang giữ chứ Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam hiện đang nắm giữ 48 triệu cổ phiếu STB, trị giá hơn 1.100 tỷ đồng.
Em trai của ông Ngân là ông Trầm Khải Hòa hiện là doanh nhân trẻ và giàu nhất trên TTCK khi được bầu làm Thành viên HĐQT Sacombank ở độ tuổi 24.
Ông Trầm Khải Hòa hiện nắm giữ 20,8 triệu cp STB, trị giá 480 tỷ đồng.
Một nhân vật khá quen thuộc trong giới doanh nhân 8X là ông Đặng Hồng Anh – Chủ tịch Sacomreal và Thành viên HĐQT Sacombank.
Ông Hồng Anh mới gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Sacomreal lên 24,9%, qua đó “giàu” hơn cha là ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Sacombank.
Ông Trần Hùng Huy (trái) và ông Đặng Hồng Anh (phải)
Cũng là một “đại gia trẻ” ngành ngân hàng, ông Trần Hùng Huy có phần ít được biết đến so với những nhân vật của Sacombank.
Ông Huy hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ của ACB. Cha ông Huy là ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Một số doanh nhân trẻ mới gia nhập top người giàu là Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC Group, ông Nguyễn Đức Thụy – Chủ tịch Chứng khoán Xuân Thành và ông Lê Văn Hướng – Chủ tịch Thiết bị Y tế Việt Nhật.
Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC Group
Ông Quyết mới gia nhập top 30 người giàu nhất TTCK sau khi thực hiện sáp nhập FLC Land và FLC Group.
Ông Nguyễn Đức Thụy – tức bầu Thụy của CLB Bóng đá Sài Gòn Xuân Thành – đã thực hiện mua lại phần lớn cổ phần của Chứng khoán Xuân Thành.
Ông Nguyễn Đức Thụy
Chủ tịch Xuân Thành Group và Chứng khoán Xuân Thành
Tập đoàn Xuân Thành do bầu Thụy làm chủ là một doanh nghiệp hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như Xây dựng, xi măng, tài chính…

Đọc thêm :

Chân dung những cậu ấm, cô chiêu Việt làm “sếp bự”

 Trong số các “Cậu ấm”, “cô chiêu” đang trở thành xếp bự thì có Trần Khải Hòa và Trần Trọng Ngân – con trai của Trầm Bê – một mắt xích quan trọng của đường dây Thâu tóm Nguyễn Thanh Phượng _ Nguyễn Đức Kiên – dều à những kẻ phá gia chi tử, ăn chơi sa đọa, bài bạc và ít học như chính ông bố gốc Tàu của mình! 

Nhờ cha, mẹ sở hữu các Tập đoàn, ngân hàng, những cậu ấm, cô chiêu đường hoàng trở thành sếp lớn với khối tài sản không nhỏ trong tay.

Trầm Khải Hòa – Triệu phú USD trẻ nhất sàn chứng khoán
Trầm Khải Hòa đang là cái tên gây sốt cộng đồng mạng khi được biết đến với danh hiệu “triệu phú USD trẻ nhất sàn chứng khoán”.
Hiện ông Trầm Khải Hòa giữ vai trò thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Ông Hòa đang nắm 20,82 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 2,14% số chứng khoán STB đang lưu hành.
Ông Hòa sinh năm 1988, là con trai ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank. Vào cuối tháng 5/2012, ông Trầm Khải Hòa cùng với bố được bầu làm thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank. Ông Hòa cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank trẻ nhất từ trước tới nay.
Ngoài ra, ông Hòa còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS), với vốn điều lệ 340 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm nay, PNS đạt 31,57 tỷ đồng doanh thu và gần 17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng nguồn vốn của công ty đạt 1.132 tỷ đồng đến 30/6, tăng mạnh so với mức 414,6 tỷ đồng hồi đầu năm.
Tính tới ngày 1/8, tổng giá trị thị trường cổ phiếu Sacombank (STB) mà ông Trầm Khải Hòa đang nắm giữ đạt 483 tỷ đồng, tương đương 23 triệu USD.

Trầm Trọng Ngân – Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank)

Anh trai của ông Trầm Khải Hòa là ông Trầm Trọng Ngân, sinh năm 1981. “Cậu cả” của đại gia Trầm Bê cũng đang nắm giữ 48 triệu cổ phiếu STB, tương đương tỷ lệ 4,93% cổ phần với giá trị thị trường tính đến ngày 1/8 đạt trên 1.100 tỷ đồng.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2012 của Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) diễn ra chiều ngày 24/04, ông Trầm Bê – Phó Chủ tịch phát biểu xin từ nhiệm để nhậm chức nơi khác. Con trai ông Trầm Bê là ông Trầm Trọng Ngân sẽ thay cha giữ ghế trong Hội đồng quản trị của SouthernBank.

Ông Trầm Trọng Ngân đang sở hữu gần 6 triệu cổ phiếu SouthernBank, chiếm 1,85% vốn điều lệ.
Không chỉ giữ chức vụ quan trọng tại SouthernBank, ông Ngân còn là Chủ tịch CTCP Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.
Nguyễn Quốc Cường – Ông chủ mê siêu xe
Nguyễn Quốc Cường được biết đến với biệt danh Cường đô la. Công chúng biết tới Cường đô la qua bộ sưu tập siêu xe và cô vợ nổi tiếng Hồ Ngọc Hà hơn là cương vị thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG-HOSE). Ông Cường còn được chọn là người công bố thông tin cho Quốc Cường Gia Lai.

Mặc dù là “cậu ấm” nhưng ông Cường lại sở hữu số cổ phần khá khiêm tốn, chỉ 537.500 cổ phiếu QCG, tương đương số tiền gần 4,8 tỷ đồng. Ông Cường cũng gây sốc khi nhận mức lương chỉ 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ông Cường thường xuyên xuất hiện với những chiếc siêu xe đắt tiền.
Quốc Cường Gia Lai là Tập đoàn do bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ Nguyễn Quốc Cường sáng lập và nắm tới gần 50% cổ phần.
Quốc Cường Gia Lai vừa bị loại khỏi danh sách trong rổ VN30 trên sàn chứng khoán TP HCM, do kinh doanh thua lỗ trong năm 2011. Đồng thời, QCG cũng vừa bị khách hàng kiện vì không thể giao đất đúng hạn tại một dự án ở Đà Nẵng.

Trần Văn Chương – Con đại gia thủy sản Diệu Hiền
Trần Văn Chương chỉ “nổi lên” sau đám cưới vô cùng xa xỉ bên cạnh dàn xe siêu sang với hot girl Quỳnh Chi. Sau đó, công chúng mới vỡ lẽ, chồng của cô MC xinh đẹp chính là con trai nữ đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền.
Kể từ sau đám cưới đình đám, công ty thủy sản Công ty cổ phần thủy sản Bình An (Bianfisco) do nữ đại gia Diệu Hiền làm chủ liên tiếp gặp vận đen khi bị nông dân đòi nợ với khoản nợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, ông Chương đã rút khỏi danh sách cổ đông sáng lập, chuyển 2% cổ phần đang nắm giữ tại Bianfisco cho cha mình là tân Tổng giám đốc Trần Văn Trí. Ông Chương giữ 1 triệu cổ phiếu (khoảng 10 tỷ đồng mệnh giá), chiếm 2% tổng vốn điều lệ Bianfishco.
Động thái rút tên và chuyển nhượng cổ phần được ông Trần Văn Chương thực hiện một tuần sau ngày cưới rình rang với MC Quỳnh Chi. Trước đó, bà Phạm Thị Diệu Hiền cho biết sẽ giao cho Chương làm Giám đốc Nhà máy nước uống Collagen.
Đặng Hồng Anh – Doanh nhân tài năng


Trong những “cậu ấm, cô chiêu” làm sếp tại công ty của bố mẹ, có lẽ Đặng Hồng Anh nổi bật nhất. Sớm bước vào thương trường. 

Là con cả của Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Đặng Văn Thành, mới 18 tuổi Đặng Hồng Anh đã cầm 5 triệu đồng để thử ra đời kinh doanh bằng quán bánh canh cá. Và sau đó 6 năm, anh gia nhập thị trường bất động sản. Để rồi tới bây giờ, cái tên Đặng Hồng Anh đã nổi như cồn với những dự án bất động sản lớn không chỉ ở TP.HCM.
Hiện tại, Đặng Hồng Anh là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) và là Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB). Với việc sở hữu hơn 32 triệu cổ phiếu SCR và hơn 37 triệu cổ phiếu STB, Đặng Hồng Anh đã có gần 1.200 tỷ đồng chỉ trên sàn chứng khoán.

Đặng Huỳnh Ức My – “Công chúa” ngành đường
Là con gái của những siêu tên tuổi như đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành và “nữ hoàng” mía đường Huỳnh Bích Ngọc, Đặng Huỳnh Ức My đã khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường.
Tuy nhiên, không theo chân bố và anh trai Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My nối nghiệp mẹ khi làm việc trong ngành mía đường.
Cô gái sinh năm 1980 hiện đang giữ những trọng trách lớn như Chủ tịch HĐQT tại Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS), Thành viên BKS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Tổng Giám đốc CTCP Sản xuất -Thương mại Thành Thành Công.
Theo Bảo Linh
VTC

Lê Anh Hùng – Hai cuộc Biểu tình trong một ngày bị đàn áp khốc liệt

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 6/8/2012

8h sáng ngày 5/8/2012, tôi đã có mặt tại Bờ Hồ, cạnh tượng đài Lý Thái Tổ. Lúc này đã thấy hai xe buýt cỡ lớn mang ký hiệu tuyến 24 đậu ngay đầu đường Lê Lai, cùng một số xe cảnh sát khác. Lực lượng công an chìm nổi rất đông, riêng số mặc quân phục cảnh sát đã nhan nhản.

8h05, phóng viên Chim Quốc Quốc (Nguyễn Khắc Long) của Diễn đàn Hội luận Phỏng vấn Hiện tình Việt Nam trên mạng Paltalk gọi điện cho tôi và phỏng vấn chừng 14 phút về không khí trước cuộc biểu tình. Gần 8h30, tôi từ Bờ Hồ đi sang phía tượng đài Lý Thái Tổ thì thấy cụ Lê Hiền Đức cùng vài người khác đang bị vây quanh bởi một lực lượng chức năng đông đảo. Một viên sỹ quan cảnh sát chẳng chút kiêng dè, chỉa thẳng loa vào tai cụ mà la lối khiến nhiều người bất bình. Lúc này, blogger Lê Dũng và anh Lê Thiện Nhân đã bị tống lên một chiếc xe buýt. Anh Trương Văn Dũng tỏ thái độ bất bình trước lối hành xử thô lỗ của viên cảnh sát cầm loa kia liền bị mấy viên cảnh sát xông vào lôi lên xe buýt cùng với anh Lê Dũng và anh Lê Thiện Nhân. Trước tình hình căng thẳng, cụ Lê Hiền Đức bèn rời khu vực trước tượng đài Lý Thái Tổ và đi sang phía Bờ Hồ, với sự “tháp tùng” của “biểu tình viên” dày dạn Trương Ba Không và “phó nháy nhân dân” Nguyễn Lân Thắng. Tôi cũng cùng một số người nữa theo cụ Lê Hiền Đức đi về phía Bưu điện Bờ Hồ, không trưng biểu ngữ và cũng chẳng hô khẩu hiệu. Khi đến ngang Bưu điện Bờ Hồ, thấy càng rời xa khu vực tượng đài Lý Thái Tổ thì số “biểu tình viên” tiềm tàng càng ít, trong khi số này lại đang chủ yếu tập trung xung quanh khu vực tượng đài, tôi bèn đề xuất với cụ Lê Hiền Đức là quay lại khu vực Bờ Hồ đối diện với tượng đài Lý Thái Tổ.

Khoảng 8h40, chiếc xe buýt chở blogger Lê Dũng cùng anh Lê Thiện Nhân và anh Trương Văn Dũng rời khỏi phố Lê Lai.
Khoảng 8h50, đoàn người do cụ Lê Hiền Đức dẫn đầu bị chặn lại và gây khó dễ ở ngay gần cổng trụ sở UBND Tp Hà Nội. Một số viên cảnh sát và sỹ quan an ninh chìm xông vào đòi đưa cụ đi nhưng bị mọi người phản đối quyết liệt. 8h52, một chiếc xe lăn được đưa tới và mọi người đề nghị cụ Đức ngồi vào. Cụ Đức ngồi vào xe lăn trước sự can thiệp thô bạo của mấy viên cảnh sát và an ninh. Gần như ngay lập tức, nhiều viên cảnh sát mặc quân phục xông vào và tìm cách đưa cụ lên một chiếc xe 6 chỗ ngồi, trong sự chống cự và phản đối vô vọng của những người biểu tình.

Từ khoảng 8h50, phóng viên Chim Quốc Quốc nối lại cuộc phỏng vấn với tôi để cho toàn thể thính giả toàn cầu đang theo dõi tình hình cuộc biểu tình chống Trung Quốc qua Diễn đàn Hội luận Phỏng vấn Hiện tình Việt Nam được cập nhật những diễn biến nóng hổi nhất.

Sau khi cụ Lê Hiền Đức bị bắt đưa đi, lực lượng chức năng tiếp tục bắt bớ những thành viên tích cực khác. Anh Nguyễn Lân Thắng bị đưa về Công an Quận Hoàn Kiếm; 13 người nữa trong đó có nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, các blogger Phương Bích, Nguyễn Hồng Kiên, anh Nguyễn Chí Đức, cô giáo Dương Thị Xuân, nhà giáo-CCB Nguyễn Anh Dũng… bị đưa lên chiếc xe buýt thứ hai và nhanh chóng rời khỏi khu vực.

Tôi vẫn tiếp tục tường thuật trực tiếp qua điện thoại cho Diễn đàn HLPVHT Việt Nam. Lúc này, trước sự cứng rắn của lực lượng chức năng, các “ứng viên biểu tình” đứng tản mát và cuộc biểu tình đứng trước nguy cơ không thể diễn ra. Trước tình thế đó, tôi bèn gặp những thành viên tích cực còn lại như chị Trần Thị Nga (Phủ Lý), blogger Dũng Aduka và đề nghị phân phát các tờ biểu ngữ khổ nhỏ đã chuẩn bị sẵn cho mọi người. Tôi cần cầm biểu ngữ để khuấy động không khí nên, theo đề nghị của phóng viên Chim Quốc Quốc, buộc phải để điện thoại trong túi áo ở chế độ kết nối với Diễn đàn hầu giúp cho bà con trong và ngoài nước tiếp tục theo dõi cuộc biểu tình qua những âm thanh trực tiếp từ nơi diễn ra sự kiện. 9h00, khoảng hơn mười người tập hợp lại ở khu vực Bờ Hồ đối diện với cổng trụ sở UBND Tp Hà Nội và bắt đầu biểu tình, hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược.


Lực lượng chức năng đông đảo

Khoảng 9h10, khi gần đến toà nhà hàm cá mập, một lực lượng chức năng đông đảo ập vào bố ráp những người biểu tình và bắt đi 14 thành viên tích cực nhất, trong đó có tôi và một anh Việt kiều Thuỵ Sỹ tên là Nguyễn Văn Ngoan (người vừa mới đi làm từ thiện ở Lý Sơn, Quảng Ngãi ra), lên chiếc xe buýt thứ ba mang ký hiệu tuyến 09 mới được điều đến trước đó không lâu. Khi xông vào lôi tôi lên xe buýt, mấy tên công an chìm nổi đã thó mất chiếc điện thoại trong túi áo của tôi, lúc đó đang ở chế độ kết nối với phóng viên Chim Quốc Quốc, nhưng chỉ khi đã bị tống lên xe tôi mới phát hiện ra. Cuộc biểu tình bị dập tắt ngay sau đó.

Xe buýt nhanh chóng rời khỏi khu vực và chúng tôi được đưa sang Trung tâm Lưu trú Lộc Hà, Đông Anh, Hà Nội. Tại đây, chúng tôi được “đoàn tụ” với 16 người khác của hai chuyến xe buýt trước đó. Trong phần còn lại của buổi sáng và đầu buổi chiều, mọi người lần lượt “làm việc” với công an. Hầu hết các thành viên đều không thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật và không ký vào các biên bản do phía công an lập ra. Mặc dù vậy, bọn họ vẫn ra quyết định xử lý vi phạm hành chính với hình thức “cảnh cáo” cho những người bị bắt giữ.

Khoảng 15h30, sau khi mọi người đều đã “làm việc” với công an, một viên thượng uý thay mặt Công an Q. Hoàn Kiếm phát biểu mấy câu về “hành vi vi phạm pháp luật” của những người bị bắt giữ và đề nghị mọi người “giải tán”. Phát biểu cụt lủn vài câu xong là anh ta lỉnh mất. Mọi người lên tiếng phản đối về thái độ không đúng mực của viên thượng uý, đòi công an phải bố trí xe buýt đưa về nơi bị bắt giữ và đòi phải “trả” anh Ngoan, Việt kiều Thuỵ Sỹ, lúc này vẫn đang làm việc với họ, thì mới chịu về.

Đến 17h10, anh Ngoan “làm việc” xong với công an. Họ thu giữ máy tính và điện thoại của anh nhưng không lập biên bản tạm giữ mà chỉ viết vài dòng nguệch ngoạc hẹn làm việc tiếp với anh vào ngày mai. Chúng tôi đi ra cổng trong niềm vui vỡ oà của rất nhiều người đã đến “tiếp sức” cho chúng tôi ngay từ trưa, kể cả cụ Lê Hiền Đức. Mọi người nhanh chóng quyết định là tiếp tục đấu tranh với công an để buộc họ phải trả máy tính và điện thoại cho anh Ngoan, hoặc ít nhất thì cũng phải lập biên bản tạm giữ hiện vật đàng hoàng, đồng thời giăng biểu ngữ ngay ngoài cổng Trung tâm Lưu trú Lộc Hà để tiếp tục biểu tình. Các câu khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược lại vang lên ngay trước cổng Trung tâm Lộc Hà, thu hút sự chú ý của người đi đường. Công an điều động thêm lực lượng đến hòng trấn áp tinh thần của những người biểu tình nhưng không ăn thua. Cuối cùng, phía công an buộc phải lập biên bản thu giữ tang vật của anh Ngoan.

Đến 19h, mọi người chia tay nhau trong niềm phấn chấn sau một ngày đấu tranh căng thẳng. Dù bị đàn áp khốc liệt nhưng chúng tôi vẫn thực hiện được hai cuộc biểu tình đầy ý nghĩa. Dường như trong mỗi người, niềm tin về một nền dân chủ – tự do trong tương lai không xa cho nước nhà lại càng được củng cố, dù vẫn biết đó là con đường chẳng thiếu những gập ghềnh, chông gai./.

Nguồn: Blog Lê Anh Hùng

Tuyên bố của phong trào Con đường Việt Nam trước phiên tòa sơ thẩm xét xử các blogger thuộc CLB Nhà Báo Tự Do

TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
TRƯỚC PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
XÉT XỬ CÁC BLOGGER THUỘC CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO

Việt Nam, ngày 4 tháng 08 năm 2012,

Sắp tới, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 03 blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là ông Nguyễn Văn Hải, bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 bộ luật Hình sự.

Xét thấy hành vi truy tố và xét xử các blogger nói trên có dấu hiệu vi phạm những quyền con người cơ bản được đưa ra trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế về Quyền Con Người [1], cũng như đã được khẳng định trong Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [2], bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, quyền được biểu tình, và quyền được xét xử theo đúng trình tự pháp luật, Phong trào Con Đường Việt Nam thấy có nghĩa vụ phải đưa ra các tuyên bố và yêu cầu như sau trước phiên toà sơ thẩm này:

1. Yêu cầu Tòa án Nhân dân Tp HCM nói riêng và Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung cùng các cơ quan hữu trách Việt Nam phải đảm bảo một phiên tòa công khai, công bằng, dân chủ và vô tư theo đúng các điều 5, 14, 18, 19 bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam và các điều 7, 8, 10 của Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người cũng như các điều 2, 14, 18 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hợp Quốc mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Qua đó phải đảm bảo:

– Quyền bình đẳng cho những người bị cáo buộc và các luật sư bào chữa với các đại diện giữ quyền công tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa.

– Điều kiện và thời gian tranh tụng không hạn chế của các bên;

– Tính độc lập và vô tư của Thẩm phán và Hội đồng xét xử, nghĩa là thành phần thẩm phán và Hội đồng xét xử không nên là các Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để không bị ảnh hưởng bởi các quan điểm chính trị trong việc xét xử. Điều này đặc biệt cần thiết vì phiên toà này xét xử ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sử dụng các quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến Pháp 1992, bao gồm “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 53) và “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” (Điều 69), để bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Yêu cầu này ngoài việc đảm bảo điều 4, 14, 16, 42 bộ luật Tố tụng Hình sự còn hướng đến chiến lược cải cách tư pháp do Ban cải cách tư pháp Trung ương đề ra là: “Tòa án nhằm bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”;

– Một phiên tòa thật sự công khai mà ai cũng có quyền tham dự theo đúng quy định tại điều 18 bộ luật Tố tụng hình sự. Yêu cầu phải để cho các phóng viên trong và ngoài nước tham gia phiên tòa trực tiếp, không phải qua màn hình tivi với hệ thống âm thanh không tốt như nhiều phiên xét xử theo điều 79, 88 hoặc điều 258 bộ luật Hình sự trước đây.

2. Phong trào Con đường Việt Nam kêu gọi mọi người hãy dành thời gian đến tham dự phiên tòa này, thời gian và địa điểm sẽ được thông báo trên trang web ConDuongVietNam.org khi ngày giờ cụ thể của phiên tòa được xác định. Phong trào cũng khuyến khích mọi người, qua các phương tiện truyền thông riêng của mình, hãy đề cao và quảng bá rộng rãi thông tin về phiên toà và lời kêu gọi: “Phải đảm bảo một phiên tòa công khai, công bằng, dân chủ và vô tư cho các blogger Điếu Cày, Công lý & Sự thật và Anh Ba Sài Gòn”.

3. Phong trào Con Đường Việt Nam nhấn mạnh rằng một phiên tòa công khai, công bằng, dân chủ và vô tư không chỉ là đòi hỏi của các công dân Việt Nam mong muốn quyền con người được bảo vệ, mà còn là cơ hội để Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh cho mọi người thấy rõ việc xé́t xử là khách quan và công minh, và thể hiện quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền tôn trọng quyền công dân của mình.

4. Nhân đây Phong trào Con đường Việt Nam xin chia sẻ sâu sắc nỗi đau với bà Tạ Phong Tần và gia đình đang phải gánh chịu sau sự kiện cụ Đặng Thị Kim Liêng qua đời. Mong bà giữ gìn sức khỏe để có thể tham gia phiên tòa một cách vững vàng.

Tuyên bố này được gửi qua đường bưu điện trực tiếp đến Tòa án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc Hội tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tổ chức quốc tế khác. Nó cũng được gửi qua đường email đến hầu hết các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, với mong muốn tuyên bố này được đăng tải công khai tới công chúng, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về các quyền con người cơ bản.

Phong trào Con đường Việt Nam
Trưởng Ban quản trị
Lê Thăng Long

Tài liệu tham khảo:

[1] Tuyên ngôn Quốc Tế về Quyền Con Người, Liên Hiệp Quốc, 1948 – http://conduongvietnam.org/content/tuyen-ngon-toan-the-gioi-ve-nhan-quye…
[2] Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 1992 – http://vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=2394