Cười chút chơi


Ôm Phản Lao Ra Biển

Nhật Tuấn
Sáng nay quán xóm tôi xúm nhau coi phát lại trận Braxin – Hàn Quốc Olympic London. Khi Damiao đá vào lưới Hàn Quốc nâng tỷ số lên  3-0, thằng Bảy xe ôm với cô Phượng cave nhảy lên reo  đến vỡ cả tiếng. Tuy nhiên, khác mọi ngày bà con coi cầu thủ, hôm nay lại coi …cổ động viên. Dân Pháp, dân Đức, dân Ý… Ôi chao ôi , cổ động viên như ong vỡ tổ, kéo nhau đi nghìn nghịt . Sao dân họ sang Anh dễ vậy cà ? Người nào người nấy hớn ha hớn hở, hồ hởi hò hét chứ chẳng như người Việt “đằng mình” mặt rầu như dưa, lo tiền chợ, tiền nhà, tiền học cho con, lại còn xăng tăng giá, điện tăng giá, có nằm mơ cũng chẳng nghĩ tới đi Anh dự Olympic.
Lúc này trên ti vi đang chiếu một gia đình cổ động viên trong chiếc xe di động có cả giường ngủ, bếp ăn, vệ sinh. Ong Tư Gà nướng cứ trợn mắt lên rền rĩ :
“ Chèn đéc ôi…ngay trên ô tô cũng tiện nghi sang trọng thế kia. Hoá ra là cái nhà biết đi ?”
Cô Phượng cave cười hì hì :
“ Vậy mới gọi là tây chớ. Đâu có như người mình, đi pinic  nào cơm nắm cơm đùm, vợ chồng con cái trải ni lông ra bãi cỏ ăn nằm…”
Vừa lúc ấy trên ti vi người vợ lôi trong tủ lạnh trên xe ra hẳn một cái đùi bò cho chồng và con trai cắt ăn. Chị Gái rền rĩ :
“ Chèn đéc ôi…cái cẳng bò to tổ chảng vầy …như ta  phải chục người ăn…”
Ong Tư Gà nướng lắc đầu :
“ Chục người cũng chả được. Cái cẳng bò to vầy chắc cũng phải cả 30 ký. Vậy mà có 3 mống xẻo ăn thế kia thì thật sướng hơn tiên ông tiên bà …”
Cô Phượng cave liếc ông đại tá hưu đang háu háu ngắm bộ ngực  đồ sộ của cô vợ trẻ trên ti vi, cười lớn :
“ Chú  đại tá hưu nhìn gì  dữ vậy ? “
Ong đại tá hưu luống cuống :
“ Tao nhìn cái…à…cái cẳng bò…”
Cô Phượng cave tinh quái :
“ Chứ không phải hai trái đào tiên của tiên bà à ? Chú Ba coi họ …sống sướng vậy đã ngang thiên đàng cộng sản chưa ?”
Ong đại tá hưu dõng dạc :
“ Vậy đã ăn thua gì…thiên đàng cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu …”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là sao ?”
Ong đại tá hưu đắc ý :
“ Ai muốn làm thì làm muốn nghỉ thì nghỉ mà vẫn muốn ăn gì thì ăn…”
Chị Gái hủ tíu kêu lên :
“ Chèn đéc ôi…vậy tôi không cần làm mà lại đòi ăn ngày 3 bữa sơn hào hải vị có được không ?”
Ong đại tá hưu quả quyết :
“ Được chớ sao không ? Đã gọi hưởng theo nhu cầu mà…”
Ong Tư Gà nướng kêu to :
“ Bốc phét…các cụ ta đã nói miệng ăn núi lở…không làm mà đòi ăn xả láng chắc chỉ có mấy cha cán bộ …”
Ong đại tá hưu vò đầu bứt tai  :
“ Tại mấy người không chịu học chính trị kinh tế học Mác Lênin …chừng nào xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản  thì tha hồ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu…ông Mác đã nói rồi….”
Ông đại tá hưu vừa dứt lời thằng con trai ông đã kéo theo một bám bạn lóc nhóc vào quán. Nó hất hàm :
“ Ông via về ngay…dì Ba đang réo kìa…”
Ông đại tá ba chân bốn cẳng chạy khỏi quán.  Thì ra nhân nghỉ hè thằng Hùng, con trai ông đại tá kéo cả lũ bạn vào Sàigòn chơi. Chúng ngồi kín một bàn. Một em gái choai choai cỡ 15, 16 , mắt bôi xanh lè, môi bôi tím ngắt , quần cắt ống ngang đầu gối, áo 3 lỗ ngắn trên cả rốn cất giọng Bắc gọi chị Gái “hủ tíu”:
“ Tàu nhanh lên bà…đói “SJC” cả hai con “nhãn Hưng Yên” rồi đây …mà đừng có bỏ “giá thị trường” khó “nuốt tuốt luốt” lắm nghe bà !”.
Chị Gái tròn cả mắt không biết nó nói gì, đành ghé hỏi cô Phượng ca ve :
“ Nó nói gì vậy cô ?”
Cô Phượng cave bật cười :
“ Nó bảo chị làm nhanh lên, nó đói vàng cả hai con mắt ra rồi và nhớ đừng bỏ giá nó khó nuốt lắm…”
Một thằng nhóc ngồi cạnh đứa con gái, nói chõ sang :
“ Mới nói thế mà đã không hiểu. Vậy nghe nói thế này có hiểu không nhé : Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Xăm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra Biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Bển..Biết gì không ?”
Gã Ký Què kêu lên :
“ Í cha…cậu nói cái tiếng gì nghe như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ vậy cậu ? Nói lại lần nữa nghe coi !”
Thằng nhóc lại liến thoắng :
“Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Xăm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra Biển, Teo Hẳn Mông Bên Bển..”
Thằng Bảy xe ôm la lên :
“ Oi thôi thôi, cố nội tôi cũng không biết là cái tiếng gì ? Ôm phản lao ra biển là cái gì ? Uýnh nhau với Trung Quốc à ?”
Thằng Hùng lên giọng giải thích :
“ Không có chuyện đó đâu ? Tivi mới chiếu chương trình giao lưu văn hóa, thể thao vùng biên giới Việt Nam – Lào giữa tháng 8 đến cuối năm 2012 tại Việt Nam . Bởi vậy nó mới nhắc tên các đồng chí trong Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Lào anh em đó. “
Thằng  Bảy xe ôm vỗ tay :
“ Hay… hay thiệt …nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Ôm Phản Xông Ra Biển…”
Cả quán cười ầm ĩ.Thằng Hùng trừng mắt quát cả đám :
“ Tàu nhanh lên còn “phắn”. “
Em gái vừa ăn vừa hít hà :
“Từ từ thì cháo mới nhừ. Mới ăn chưa hết bát mà đã “kăng gu ru” cái bụng. Mà ăn xong rồi “phắn” đâu “cái đầu lâu” đây anh Hùng ?”
Thằng Hùng “nóng” vênh mặt :
“ Đi Phú Quốc chơi tăng hai mai kia về Tuần Châu  tăng ba…”
Chí Giá hủ tíu kêu lên :
“ í mèn ôi, tiền đâu ra mấy cô cậu chơi dữ vậy. “
Thằng Hùng “nóng” nhếch mép cười :
“Cái “mửng “ đó ông via bà via chịu trách nhiệm “Lê Thế Tiệm” rồi. Tụi này chỉ có ăn chơi thôi. Ăn chơi sợ gì mưa rơi … ha ha ha…”
Cô Phượng cave cười rinh rích:
“ Vậy đúng là thiên đàng cộng sản, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu rồi…”
Cả quán cười ầm.
@Thời 2Đ-Blog Nhật Tuấn

Tuần duyên Mỹ bắt tàu Trung Quốc ‘cướp cá’

ANCHORAGE, Alaska (AP) -Một tàu tuần duyên Hoa Kỳ căn cứ ở Honolulu trên đường đến khu trách nhiệm mới ở Alaska, thì lãnh sứ mạng vượt băng Thái Bình Dương để rượt bắt một tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm luật đánh cá quốc tế.

u tuần duyên Rush dài 378 ft, của Mỹ, chiếc vừa bắt giữ một thuyền đánh cábất hợp pháp của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. (Hình: Sgt Zachs/Wikipedia)

Ðô Ðốc Robert J Papp, Jr., tư lệnh lực lượng tuần duyên, loan báo hôm Thứ Hai rằng, thủy thủ chiếc tuần duyên có tên Rush, xông lên thuyền đánh cá, bắt giữ tất cả ngư dân người Trung Quốc. Ông Papp nói thêm:

“Hành động cướp cá này đang tiến triển, họ thả xuống biển lưới cá dài 8 dặm, bắt hết tất cả mọi thứ trôi qua. Những đàn cá di cư đến Alaska cũng khó thể thoát lưới.”

Ông Papp cho biết, các ngư dân bị bắt có thể được trả về nước họ để chịu xử phạt, hoặc thuyền có thể bị kéo về Hoa Kỳ để truy tố.

TNS Mary Landrieu, chủ tịch ủy ban điều tra nói rằng, Hoa Kỳ sẽ truy tố không chỉ những kẻ điều khiển tàu, mà còn cả con buôn, và truy tầm đến tận mạng lưới vốn tài trợ cho hoạt động phi pháp này.

Lưới vét thường dài từ 50 đến 80 km, vốn bị cấm từ năm 1992. Năm sáu năm trở lại đây, khoảng 100 trường hợp phát hiện có vi phạm luật cấm. Năm ngoái chỉ còn hai, trong đó một bị bắt và một chạy thoát.

Giới chức cơ quan hải dương Hoa Kỳ NOAA cho biết, vấn đề vẫn còn đáng lưu tâm nhưng nay đã bớt trầm trọng đi nhiều, có vẻ như dân chài chuyên nghiệp nay đang dùng lưới nhỏ hơn.

@NguoiViet

Điều tra : Bán dâm ở casino, trường gà Campuchia

Cơ quan chức năng mới quản lý được 50% trong tổng số 30.000 người bán dâm trên cả nước. Khoảng 200 phụ nữ Việt Nam đến các casino và trường gà để bán dâm…

Ngày 6/8, tại Hội nghị giao ban công tác phòng chống tệ nạn xã hội khu vực phía Nam do Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) tổ chức, Thứ trưởng Lao động Nguyễn Trọng Đàm cho biết, hiện tệ nạn mại dâm vẫn còn phức tạp với nhiều phương thức hoạt động rất kín đáo và tinh vi hơn.

“Thời gian qua đã hình thành các tụ điểm mại dâm nhỏ gắn với cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm và hầu như ở tỉnh nào cũng có, nhất là các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Cần Thơ…”, ông Đàm nhấn mạnh.

“Tỉnh nào cũng hình thành các tụ điểm mại dâm nhỏ gắn với cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm”, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm khẳng định.

Theo Thứ trưởng Đàm, tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, tệ nạn mua bán người vì mục đích mại dâm và bắt cóc trẻ em diễn ra rất nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm, tại các tuyến biên giới và bờ biển, Bộ đội Biên phòng đã bắt giữ và xử lý 133 vụ, giải cứu 177 nạn nhân, trong đó có 16 trẻ em.

“Tại tuyến biên giới Tây Nam tiếp giáp với Campuchia có khoảng 200 phụ nữ Việt Nam đến các casino và trường gà để bán dâm”, lãnh đạo Bộ Lao động thông tin.

Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Thị Hà cho biết, cả nước có khoảng 30.000 người bán dâm nhưng hiện chỉ quản lý được 50%. “Khả năng dự báo về diễn biến tình hình mại dâm, nắm bắt thông tin, thu thập số liệu còn hạn chế”, bà Hà cho biết về nguyên nhân chưa quản lý hết người bán dâm.

Bà Cục phó cho hay, trong những tháng cuối năm, sẽ phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm hành vi mại dâm, mua bán người; tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh hoạt động mại dâm. Bên cạnh đó, Cục sẽ rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về phòng chống mại dâm cho phù hợp với thực tế.

Đặc biệt, Cục sẽ đề xuất bổ sung tội danh “Tổ chức hoạt động mại dâm” và “Bảo kê cho hoạt động mại dâm” vào Bộ luật Hình sự.

Sáu tháng đầu năm, Đội kiểm tra liên ngành phòng chống mại dâm và các ngành chức năng đã thanh tra, kiểm tra hơn 26.307 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ lợi dụng để hoạt động mại dâm trên cả nước, phát hiện hơn 8.360 cơ sở vi phạm. Trong đó, phạt gần 2.800 cơ sở số tiền hơn 6 tỷ đồng, đình chỉ kinh doanh và thu hồi giấy phép 94 cơ sở, nhắc nhở và cảnh cáo gần 4.000 cơ sở.

Riêng lực lượng công an các cấp đã triệt phá hơn 500 vụ mại dâm, bắt giữ gần 2.000 người, trong đó gần 1.000 người bán dâm, còn lại là chủ chứa, môi giới. Viện KSND các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra gần 400 vụ, với hơn 400 bị can liên quan, cao hơn 50 vụ so với cùng kỳ năm 2011.

Tá Lâm

VNExpress

Phiên xử bà Cốc Khai Lai kết thúc

Phiên tòa xử bà Cốc Khai Lai, vợ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, tội sát hại một doanh nhân Anh đã kết thúc trong ngày thứ Năm 9/8.

Một quan chức tòa án ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, nói với các phóng viên rằng bà Cốc không bác bỏ cáo buộc rằng bà đã đầu độc ông Neil Heywood hồi năm 2011.

Quan chức này nói ngày tháng tuyên án sẽ được thông báo sau.

Bà Cốc là vợ cựu lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã mất chức trong vụ bê bối xung quanh cái chết của ông Heywood.

Bà đã phải ra tòa cùng với trợ lý của mình, ông Trương Hiểu Quân.

Trong một cuộc họp báo hiếm thấy bên ngoài tòa án, quan chức của tòa Đường Nghĩa Can nói bà Cốc và ông Trương “không phản đối các chi tiết trong cáo trạng cũng như cáo buộc giết người ngoại quốc”.

Ông Đường cũng nói bà Cốc “sức khỏe tốt, đầu óc minh mẫn” trong suốt phiên tòa.

Ông nói: “Hội đồng xét xử sẽ thông báo bản án sau khi tham vấn”.

Các công tố viên nói bà Cốc đã bố trí cho ông Trương tháp tùng ông Heywood, người được cho là đối tác làm ăn, từ Bắc Kinh tới Trùng Khánh.

Họ nói sau đó bà Cốc đã qua đêm với ông Heywood tại khách sạn của ông.

Ông Đường nói: “Khi Heywood say rượu, nôn mửa và muốn uống nước, bà ta đã chuẩn bị sẵn thuốc độc mà bà nhờ ông Trương Hiểu Quân mang theo, đổ vào miệng ông Heywood và giết ông ta”.

Hai bị cáo có thể bị tử hình nếu bị cho là có tội.

Hai nhân viên tòa đại sứ quán Anh ở Trung Quốc đã có mặt để theo dõi phiên tòa.

Tiêu tan sự nghiệp

Xác ông Heywood được phát hiện ra tại một khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11/2011.

Lúc đó nguyên nhân cái chết được ghi là đột quỵ, nhưng sau đó bốn tháng, trợ lý thân tín của ông Bạc Hy Lai – giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, trốn vào lãnh sự quán Mỹ với cáo buộc đây là một vụ giết người bị che dấu.

Phóng viên BBC John Sudworth có mặt tại Hợp Phì nói có yếu tố chính trị rõ rệt trong câu chuyện này.

Ông Bạc Hy Lai là Bí thư Trùng Khánh trong thời điểm cái chết của ông Neil Heywood.

Ông từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho một vị trí cao cấp hơn ở Trung Quốc khi nước này chuẩn bị chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Thế nhưng ông đã bị mất chức vào tháng Ba và hiện đang bị điều tra “vi phạm kỷ luật Đảng”.

Vụ việc này làm nảy sinh câu hỏi về tham nhũng ở mức cao nhất của lãnh đạo Đảng, cho nên phiên tòa chắc chắn mang cả tính chính trị lẫn hình sự.

Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng phiên tòa có thể sẽ tính tới các yếu tố giảm nhẹ cho bà Cốc Khai Lai, thí dụ tình tiết bà quan ngại rằng ông Heywood là đe dọa cho an toàn của bà và con trai bà.

Đọc thêm:

‘Lừa đảo’ nhưng được việc?

Cùng thời gian Trung Quốc đem bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai ra xử, trang Foreign Policy có bài nêu ra một cách đánh giá khác về nhân vật chính trị nổi tiếng từ Trùng Khánh.

Căn cứ vào các tuyên bố từ trước phiên tòa của chính quyền Trung Quốc, Foreign Policy nhận định rằng bà Cốc “chắc chắn sẽ bị coi là có tội” trong vụ xử án giết người.

Trùng Khánh từng ‘phá rào’ để nâng cao mức sống của dân

Trùng Khánh từng 'phá rào' nâng cao mức sống của dân

Tuy thế, số phận của ông Bạc Hy Lai vẫn chưa rõ, thậm chí còn “mù mờ như sương phủ Trùng Khánh”, đai đô thị vùng Tây Nam có tên là “foggy capital” (thủ đô mù sương) của đất nước.

Xóa một mô hình

Bài báo cũng viết rằng chính quyền trung ương ở Bắc Kinh sau vụ ông Bạc Hy Lai bị tước hết chức vụ đã tìm mọi cách để xóa sổ uy tín của ông và “mô hình Trùng Khánh” nhưng không được.

Nói ngắn gọn thì các chính sách kinh tế, xã hội mà ông Bạc cho áp dụng ở vùng đô thị trên 30 triệu dân này là hiện tượng phá rào khỏi dòng chính sách chung của quốc gia.

Nhưng Bắc Kinh cũng tìm cách xóa bỏ ảnh hưởng của các phong trào dân tuý như ‘nhạc Đỏ’, và chống băng đảng bằng cách rất nặng tay dưới thời ông Bạc.

Dù vậy, ảnh hưởng của các chính sách này vẫn còn rất rõ tại thành phố.

Foreign Policy đánh giá rằng cho tới cuối thập niên 1990, Trùng Khánh là một vùng rất lạc hậu, chỉ có mỗi danh tiếng là “thủ đô kháng chiến” và nổi danh nhờ ẩm thực [Tứ Xuyên] vào hàng cay nhất nước.

Năm 2000, khi Bắc Kinh tung ra chiến dịch ‘Tây Tiến’, Trùng Khánh đã giành lấy cơ hội và nhanh chóng trở thành đầu tàu cho sự phát triển các tỉnh phía Tây rộng lớn của Trung Quốc.

Nhưng dù thế, Trùng Khánh cũng còn xa mới đạt được trình độ phát triển của ba đại đô thị khác, được quản trị thẳng từ trung ương là Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải.

Chỉ đến khi ông Bạc Hy Lai về làm Bí thư, mọi sự bắt đầu tăng tốc.

Gia đình họ Bạc nay ly tán: cha mẹ bị bắt, con tha hương

Chính sách có tên không chính thức mà ‘Quốc tiến dân thoái” (Nhà nước mạnh, dân và tư doanh yếu) được trung ương hô hào trong nhiều năm nhấn mạnh đến ưu tiên cho xuất khẩu và tập trung vốn cho doanh nghiệp nhà nước.

Nhưng Trùng Khánh đã tìm ra con đường khác, là triển khai nguồn lực và chính sách để cải thiện mức sống của người dân.

Thay vì đầu tư nhiều, Trùng Khánh khuyến khích tiêu dùng trong dân nhưng không phải qua cách bỏ tiền công để kích cầu.

Đầu tư được tập trung vào các lĩnh vực mức sống có thể cải thiện ngay lập tức.

Một dự án trồng cây xanh ba năm, tốn 1,5 tỷ USD, nay bị phê phán là lãng phí, đã tạo ra sự khác biệt lớn cho không gia đô thị.

Trong vòng năm năm qua, GDP của Trùng Khánh tăng trung bình 15,8% một năm, so với 10,5% trên cả nước.

Chính quyền cũng cấp hộ khẩu cho hơn ba triệu hộ, kể cả người nhập cư từ vùng nông thôn vào đô thị, và cho họ cả bảo hiểm y tế và quyền cho con đi học.

Đây là chuyện chưa từng có ở Trung Quốc, theo Foreign Policy.

Nói ngắn gọn thì mô hình Trùng Khánh do ông Bạc Hy Lai thực hiện chính là cách dùng nguồn lực nhà nước để cải thiện đời sống cho dân nhưng vẫn để Đảng và chính quyền nắm quyền chủ động.

Trước mắt, theo Foreign Policy, mô hình Trùng Khánh bị bôi đen cả trong và ngoài Trung Quốc vì vụ Bạc Hy Lai.

Nhưng về lâu dài, “khi sương mù” tan đi, đây có thể là mô hình đánh chú ý vì tính hiệu quả kinh tế và xã hội nhằm giải quyết các căng thẳng xã hội ở Trung Quốc.

Bản thân ông Bạc có thể sẽ được nhớ là kẻ táo bạo, thậm chí có thể bị coi là ‘lừa đảo’ (crook) nhưng đã dám thách thức các vấn đề khó khăn, bất kể động cơ riêng của ông ta là gì, theo kết luận của Foreign Policy.

@bbc

Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng ?

Ngày 6/8, thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, đã hoàn thành dự thảo bổ sung, sửa đổi Nghị định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng. Hiện Dự thảo đang được trình lên Chính phủ xem xét và phê duyệt. Theo đó, mức độ xử lý kỷ luật được đề nghị trong dự thảo bao gồm 3 hình thức: khiển trách, cảnh cáo và cách chức. Với dự thảo này, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra tham nhũng. Bởi chỉ khi “túm kẻ có tóc” mới có thể làm rõ các sai phạm.

Ảnh minh họa

Nhiều địa phương không tìm thấy tham nhũng

Thời gian qua, phần lớn những vụ tham nhũng ở các cơ quan công quyền được phát giác liên quan đến tình trạng cấp đất, bán đất trái thẩm quyền, thực hiện giải phóng đền bù không đúng quy định; thanh quyết toán khống hoặc bớt xén khối lượng các công việc xây dựng ở các công trình hạ tầng cơ sở; sai phạm trong đầu tư công… Dư luận hẳn chưa quên vụ tham nhũng đất đai “nổi đình nổi đám” ở Đồ Sơn năm 2007 khiến một số “quan tham” bị truy tố trước pháp luật. Rồi hàng loạt các vụ tham nhũng đất đai gần đây ở Vĩnh Phúc, Hóc Môn (TP.HCM)… gây thất thoát nhiều tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh đòi hối lộ của cán bộ ngành thuế, hải quan và các cán bộ cơ sở vẫn chưa giảm. Cách đây chưa lâu, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng như vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè (sai phạm 3.400 tỷ đồng); lừa đảo, tham nhũng ở Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk – Đắk Nông (sai phạm 1.000 tỷ đồng…

Những vụ việc tham nhũng được “khui” ra ở trên nghe có vẻ ghê gớm nhưng thực chất đó chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Bộ Công an, VKSNDTC cũng đã đưa ra nhận định: hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực “nhạy cảm” mà ở hầu hết các lĩnh vực. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn… Thế nhưng, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá X, có một nghịch lý, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác thanh, kiểm tra. Thông tin này bị “chìm” trong báo cáo khá dài. Không rõ vì lý do gì, ban chỉ đạo không công bố danh sách địa phương thanh, kiểm tra không phát hiện được tham nhũng suốt 5 năm, mà chỉ nêu 4 tỉnh tham nhũng chưa được kiềm chế là Đắk Nông, Đồng Nai, Hậu Giang, Bắc Kạn?

Xử lý như “muối bỏ bể”

Một trong bảy nguyên nhân của hạn chế, yếu kém được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ ra: “Tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và toà án chưa được khắc phục”. Đây chính là “điểm nghẽn” khiến việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra yếu kém. Cơ quan chuyên trách hoặc có chức năng thanh tra, điều tra, làm rõ các vụ việc tham nhũng nhưng khi cán bộ đảm nhận nhiệm vụ chống tham nhũng lại có hành vi tham nhũng, thì kết quả chống tham nhũng bằng không.

Thực tế, không ít cán bộ trong cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan tiến hành tố tụng đã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu hình sự vì có hành vi tham nhũng khi thực hiện chức trách của cơ quan công quyền chống tham nhũng. Có ý kiến cho rằng: Có vụ án tham nhũng khi đưa ra họp đã vấp ý kiến trái chiều ngay trong cơ quan tiến hành tố tụng và có dấu hiệu cho thấy, đằng sau sự trái chiều đó là tiêu cực. Điều này phần nào hé lộ nguyên nhân của thực trạng thanh tra, kiểm tra không phát hiện ra tham nhũng.

Bàn về  “quốc nạn” này, nhiều ĐBQH từng tỏ ra day dứt vì vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng hạn chế, số vụ phát hiện còn ít chưa tương xứng với tình hình. Các ĐBQH đặt nghi vấn, phát hiện không ít nhưng vấn đề phải xem lại là khâu xử lý. Theo báo cáo, năm 2011, qua công tác thanh tra, đã phát hiện hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm với số tiền phải thu hồi đến cả nghìn tỷ đồng nhưng số lượng thực tế thu hồi được chỉ khoảng 1/10. Hơn nữa, thiệt hại gây ra từ nạn tham nhũng lớn như vậy nhưng số vụ, số đối tượng được đưa ra xem xét hình sự rất ít.

Ông Nguyễn Văn Hiến – ủy viên Ủy ban Tư pháp của QH đưa ra lập luận, trong số những vụ việc tham nhũng đã xử được, đa số đối tượng chỉ bị khép tội ít nghiêm trọng, có khung hình phạt quy định dưới 3 năm tù. Một tỷ lệ rất lớn đối tượng sau đó chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc là được hưởng án treo. “Có hiện tượng nhiều vụ tham nhũng kéo dài thời hạn bất thường ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tôi cho rằng vấn đề kéo dài đó là để giảm bớt hành vi phạm tội của các bị cáo… Tôi cóá cảm giác các cơ quan tiến hành tố tụng nhường nhịn nhau. Cơ quan điều tra đề nghị truy tố nhiều nhưng VKS đình chỉ cũng không có ý kiến, tòa cũng không bao giờ trả hồ sơ yêu cầu truy tố tội danh nặng hơn”, đại biểu này nhận định.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) so sánh: “Thấy “con mèo ăn miếng mỡ”, chúng ta bắt được rất nhiều nhưng toàn những vụ án nhỏ. Còn “con cọp bắt con heo” thì chúng ta không bắt được bao nhiêu”. Ông Thuyền cho rằng, với những người có chức có quyền, phải theo dõi thì mới bắt được. Còn chỉ thành lập Ban chỉ đạo, điều hành, phối hợp để nghe các ngành báo cáo sẽ không giải quyết được vấn đề.

Ngân Giang – Hoàng Mai

@Nguoiduatin