Dinh thự Trầm Bê

GIA ĐÌNH TRẦM BÊ KẺ THÂU TÓM SAMCOMBANK – GIÁN ĐIỆP TÀU?

Trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam đã có hai vụ án lừa đảo hàng trăm ngàn người dân là Nguyễn Văn Mười Hai và Huỳnh Là trong những năm giữa thập niên 80 . Cả hai đều là những người chưa xóa xong nạn mù chữ và đã để lại hậu quả khốc liệt làm điêu đứng hàng trăm ngàn con người…

Vậy mà Việt Nam hôm nay trường hợp cha con Trầm Bê ‘đánh’ ‘chiếm’Samcombank trị giá 7 tỷ đô chỉ trong vòng mấy tháng với nguồn tiền do chính thống đốc Nguyễn Văn Bình và BIDV rót xuống cùng cái Quyết định cho phép tăng trưởng tín dụng 15% để được Nguyễn Đức Kiên thu xếp cho vay liên ngân hàng từ ACB, Eximbank, BIDV, Kiên Long Bank, Vietbank, Vietinbank,…. Ngoài vụ việc thâu tóm mờ ám, điều đáng nói ở đây là cả hai cha con Trầm Bê đều là những kẻ thất học và nguy hiểm hơn là NGƯỜI TÀU TỪ CAMBODIA VỀ VIỆT NAM!

Ông bố Trầm Bê – Là người gốc Tàu từ Cambodia về Việt Nam. Một kẻ phạm pháp buôn vàng, kim cương, đánh bạc đã bị ‘xờ gáy’ từ những năm 2006-2007, nhưng đã được trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ông Tướng Nguyễn Văn Hưởng phải lập hồ sơ biến kẻ buôn lậu gốc Tàu này trở thành ‘đặc tình’ của Việt Nam trong cộng đồng ‘Khờ – me’ ở miền Tây, từ đó lấy cớ bao che tội lõi buôn lậu, trốn thuế của Trầm Bê lại trở thành ‘hoạt động của tổ chức’ vì sự nghiệp an ninh của Việt Nam!

Trong khi Y chỉ là kẻ chưa học hết lớp 3 và chỉ ký được đúng chữ ký của chính mình, song lại nổi tiếng với câu nói “MỌI VIỆC ‘MOA’ LÀM ĐỀU XIN Ý KIẾN TRỰC TIẾP THỦ TƯỚNG VÀ ‘MOA’ CŨNG MANG TIỀN ĐƯA TRỰC TIẾP CHO THỦ TƯỚNG, CHẲNG CẦN PHẢI THÔNG QUA AI CẢ… ” (Trầm Bê hãnh diện tuyên bố cả với báo giới như vậy!).

Ngắm dinh thự khủng khiếp của đại gia ngân hàng Sacombank Trầm Bê

Doanh nhân Trầm Bê là người nắm giữ cổ phần lớn nhất tại ngân hàng Phương Nam và là chủ bệnh viện Triều An tại TP.Hồ Chí Minh.

Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30 ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh đẹp và lạ, và đặc biệt có hơn 1000 cây tùng các loại được nhập từ Nhật bản về, có những cây trị giá đến gần triệu đô. Theo đánh giá của một số chuyên gia về cây cảnh, vườn nhà ông Trầm Bê cây cảnh trị giá cả ngàn tỷ đồng. Nơi đây đang hình thành một công viên

Tòa lâu đài có 5 tháp trên mái
phía bên hông tòa nhà
cửa chính tòa nhà
vườn tùng trong khuôn viên
cây tùng cổ từ Nhật Bản đem về
chỗ nào cũng thấy tùng
một cây Thanh Tùng
chủ nhân rinh từ châu Phi về một bộ xương voi ma mút cao hơn một tầng nhà
chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm
từ châu Âu, các thanh giằng của nó được dát bằng vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà

Một phụ nữ chết thế cho Cốc Khai Lai ?

Dư luận Trung Quốc đang xôn xao tin đồn phu nhân của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã giúp chồng thuê người đóng giả bị cáo Cốc Khai Lai trong phiên tòa xét xử hôm 9/8 ở Hợp Phì nhằm che giấu những bí mật tham nhũng trong giới lãnh đạo Bắc Kinh, theo Daily Mail hôm 26/8.
Cốc Khai Lai, vợ chính trị gia Bạc Hy Lai đã chính thức bị tuyên án tử hình (nhưng hoãn thi hành) vì tội cố ý đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood vào tháng 11 năm 2011 do mâu thuẫn kinh tế trị giá hàng triệu bảng trong các thương vụ làm ăn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau khi bà Cốc đã được tuyên án, nhiều người vẫn tỏ ra vô cùng hoài nghi về việc người phụ nữ xuất hiện với tư cách là bị cáo tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy hôm 9/8 không phải là Cốc Khai Lai thật.
 
Người phụ nữ được cho là đã giả mạo Cốc Khai Lai trước tòa
Những người quan tâm truyền tai nhau rằng chính phu nhân Trương Bồi Lợi đã đứng ra thuê người thay thế bà Cốc tại phiên tòa “nhằm đảm mọi chuyện diễn biến theo kế hoạch và che giấu được những bí mật tham nhũng dưới thời chồng bà – Thủ tướng Ôn Gia Bảo cầm quyền ỏ Trung Quốc”.
Sở dĩ dư luận nghi ngờ là do Cốc Khai Lai từ trước khi bị bắt vẫn được miêu tả là một nữ luật sư xinh đẹp, có khuôn mặt thanh tú, sắc sảo trong khi  người phụ nữ xuất hiện tại tòa án hôm xét xử lại là người có khuôn mặt “rất khác, thô kệch và trông béo một cách đáng ngạc nhiên”.
Thậm chí chị gái nhận của bà Cốc có tên là Du Thư Cầm cũng không thể tin nổi đó là em gái của mình.
“Dù có béo đến mấy thì đôi tai của nó (Cốc Khai Lai) cũng không thể thay đổi hình dáng như thế. Đây là một trường hợp giả danh”, bà Vu nói.
 
Ngay cả bà Phạm Thừa Tú (90 tuổi), mẹ đẻ của bị cáo – người từng chạy vạy khắp nơi để cầu cứu cho con gái cũng cảm thấy ngạc nhiên trước dung mạo của con khi xuất hiện tại tòa án hôm 9/8, theo Daily Mail.
Mới đây, tờ Mail on Sunday của Anh còn đưa tin người thực sự đứng trước vành móng ngựa tại tòa án Hợp Phì trong phiên xử Cốc Khai Lai có tên là Triệu Thiên Thiều, 46 tuổi và đến từ thành phố Lang Phương, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 60 dặm về hướng nam.
Cũng theo nguồn tin này, người phụ nữ mạo danh bà Cốc đã được đưa cho một văn bản soạn sẵn lời thú tội và chỉ việc “ngoan ngoãn thừa nhận tội danh cũng như mọi phán quyết của tòa án” trong khi, nếu là bà Cốc Khai Lai, mọi chuyện sẽ không thể dễ dàng như vậy.
 
Cận cảnh gương mặt của bị cáo Cốc Khai Lai
Nhiều trang tin điện tử và các trang blog ở Trung Quốc còn lan truyền tin: “Bà Trương Bồi Lập – phu nhân Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã mất nửa năm trời và một khoản tiền không hề nhỏ để tìm được người phù hợp (Triệu Thiên Thiều) thay thế Cốc Khai Lai trước tòa”
Các nhà phân tích cho rằng việc bà Trương thuê người thay thế Cốc Khai Lai là nhằm ngăn chặn những bí mật liên quan tới tham nhũng của gia đình mình cũng như nhiều gia đình quan chức cấp cao khác trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trương Bồi Lập – vợ ông Ôn Gia Bảo, năm nay 71 tuổi, đang điều hành một công ty chuyên về kim cương ở Bắc Kinh và từng được biết đến là một người phụ nữ có lối sống thực dụng.
Sau khi bài báo của tờ Mail on Sunday đăng tải thông tin về người phụ nữ bí ẩn có tên là Zhao Tianshao – người được cho là đã giả mạo Cốc Khai Lai tại tòa, nhiều phóng viên đã tới thành phố Lang Phương để tìm hiểu sự thật.
 
Tuy nhiên, ở đó không còn bất cứ một “dấu vết” nào của người đàn bà Triệu Thiên Thiều như báo chí đã đưa mà theo nhiều blogger nhận định, có khả năng bà này đang bị giam ở đâu đó theo kế hoạch của những người “đứng trong bóng tối” điều khiển toàn bộ diễn biến vụ việc.
“Chúng tôi cũng biết về tin đồn nhưng được cảnh báo là không được hỏi han hay điều tra về người phụ nữ này. Nếu cố tình tìm kiếm bà ta, chúng tôi sẽ chỉ tự mình chuốc lấy tai vạ”, một phóng viên của tờ nhật báo địa phương ở Lang Phương nói với phóng viên Daily Mail.
Trong khi một nhân viên cảnh sát khi được hỏi về Triệu Thiên Thiều cũng chỉ lắc đầu nguầy nguậy: “Ở đây (Lang Phương) không có ai như thế cả. Tôi sẵn sàng đảm bảo là bà ta không có thật!”.
 
Thủ tướng Ôn Gia Bảo và phu nhân Trương Bồi Lập
Theo tìm hiểu của Daily Mail, việc sử dụng người thay thế bị cáo trong các vụ án ở Trung Quốc không phải là chuyện lạ
Mới đây, trong vụ việc một thanh niên lái xe gây tai nạn giết chết kỹ sư 25 tuổi ở Bắc Kinh, người ta phát hiện gia đình bị cáo đã thuê người lĩnh án 3 năm tù thay cho con cháu của họ.
Trường hợp khác, một người đàn ông vô gia cư cũng đã được trả… 20 bảng Anh để ngồi tù thay một doanh nhân phạm tội kinh tế.
Việc tin đồn lan rộng xoay quanh vấn đề Cốc Khai Lai thật – giả khiến dư luận Trung Quốc đang mất dần niềm tin đối với nhà nước và đội ngũ lãnh đạo quốc gia, tờ DailyMail bình luận.
 
“Điều này thực sự đáng buồn đối với đất nước Trung Quốc. Rõ ràng Cốc Khai Lai thật không hề xuất hiện tại phiên tòa, đó là điều ai cũng biết. Và rồi một ngày nào đó, tất cả sự thật sẽ được phanh phui!”, một bloger người Trung Quốc viết trên trang cá nhân.
Bên cạnh nhưng nghi ngờ còn chưa được giải đáp liên quan tới việc xét xử Cốc Khai Lai, người dân trong nước cũng như báo giới nước ngoài bắt đầu chú ý tới số phận của chính trị gia Bạc Hy Lai (chồng bà Cốc) sau bản án tử hình của vợ.
Trong vụ án giết người, cái tên Bạc Hy Lai gần như không hề được nhắc tới, tuy nhiên, ông Bạc cũng đang phải đối mặt những tội danh khác và đang bị giam giữ bí mật để thẩm tra.
  
Các nhân vật chính trong vụ bê bối của Bạc gia, từ trái qua: Cốc Khai Lai, Bạc Hy Lai, Neil Heywood và Vương Lập Quân.
Bạc Hy Lai là cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng và từng được đánh giá là “ngôi sao mới nổi” trên bầu trời Trung Quốc.
Sự nghiệp đang ở đỉnh cao thì bỗng dưng “tàn tành mây khói” khi ông Bạc bị cấp dưới – cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh tố cáo liên quan tới hàng loạt các tội danh như giết người, tham nhũng, làm ăn phi pháp… vào hồi đầu tháng 2/2012.
Hạ Giang

cập nhật tin 31-8-2012

Đằng sau vụ bán tàu Kilo, Nga giúp Việt Nam thành lập binh chủng “tàu ngầm”

Tàu ngầm hạng kilo mà Nga đang xây cho Việt Nam (AFP)

Tàu ngầm hạng kilo mà Nga đang xây cho Việt Nam (AFP)

Nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi của Nga vừa cho hạ thủy hôm 28/08/2012, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong lô hàng 6 chiếc được Việt Nam đặt mua. Đây là số tàu nằm trong hợp đồng trị giá gần 2 tỷ đô la được ký kết vào tháng 12/2009 nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi chạy thử, chiếc tàu ngầm này sẽ được giao cho Việt Nam vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Theo thông tín viên Hoàng Dung tại Mátxcơva, phía sau hợp đồng mua bán vũ khí đơn thuần, là cả một kế hoạch nhằm xây dựng cho Hải quân Việt Nam một “binh chủng” tàu ngầm hoàn chỉnh, và một lực lượng hiện đại.

———————————————————————————-

Thông tin tuyệt mật của NASA về ngày tận thế?

SGTT.VN – Một bản tin nói về “thông tin tuyệt mật chưa được công bố của NASA” liên quan đến “ngày tận thế 21.12.2012” đăng trên các website tổng hợp tin tức đang khiến cộng đồng mạng xôn xao, thậm chí hoang mang.

Giả thuyết tận thế dựa trên một sự kiện vẫn thường xảy ra:
sự thẳng hàng của trái đất, mặt trời, và một hành tinh nào đó.

Bản tin dài chưa đến 300 chữ có dòng giới thiệu rằng: “Đây được xem là những thông tin tuyệt mật chưa được công bố của NASA”. Kèm theo bản tin này là một băng video dài ba phút có các giải thích của nhà khoa học Don Yeomans ở phòng nghiên cứu thiên thạch trái đất (JPL) của cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) về việc “thế giới diệt vong”.

Một nửa sự thật

Bản tin trích dẫn gián tiếp các giải thích của nhà khoa học Don Yeomans về “thời điểm cả tiểu hành tinh Nirubu, mặt trời và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng sẽ trùng hợp với nhiều vụ nổ lớn xảy ra trên bề mặt của mặt trời”, và các vụ nổ này “tác động trực tiếp” vào cả trái đất, làm “trái đất bị xoay nghiêng một góc 1800, nghĩa là thế giới sẽ hoàn toàn bị đảo ngược”, và “khi đó trên bề mặt trái đất sẽ có sự chuyển biến dữ dội bởi các lục địa bắt đầu di chuyển lại gần nhau hơn và việc va chạm giữa chúng có thể khiến sự sống trên trái đất hoàn toàn biến mất”. Và thời điểm xảy ra vụ nổ cũng như các tác động khủng khiếp dẫn đến tận thế được nêu trong bản tin này là 21.12.2012.

Bản tin này khiến người đọc tin tưởng vì đó là những thông tin gắn với tên tuổi của một nhà khoa học của NASA: Don Yeomans, và các giải thích về sự đảo ngược của trái đất dẫn đến sự di chuyển của các lục địa có vẻ khoa học và đáng tin. Tuy nhiên, khi xem đoạn video dài ba phút đăng kèm ngay bên dưới bản tin này, có thể nhận thấy ngay rằng những gì được dẫn ra phía trên chỉ là những giả thuyết không thể xảy ra. Thực chất ngay trong đoạn video, ông Don Yeomans giải thích rằng sự thẳng hàng của trái đất, mặt trời, và một hành tinh nào đó là điều vẫn thường thấy, rằng bão mặt trời vẫn thường xuất hiện ngay cả khi các hành tinh thẳng hàng hay không thẳng hàng v.v. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất được ông Yeomans nói bằng một câu tiếng Anh dễ hiểu nằm ở những giây cuối đoạn video ba phút này là: “Không có bằng chứng nào rằng nó (sự đảo cực của trái đất) sẽ xảy ra vào tháng 12 này”. Ông Yeomans cũng dẫn lại một câu nói của nhà thiên văn học Mỹ Carl Sagan: “Các tuyên bố khác thường bắt buộc phải có các chứng cứ khác thường”.

Bị lừa tập hai

Khoa học gia NASA – Don Yeomans.

Xuất hiện trên một website tổng hợp tin tức trong những ngày qua, bản tin có tựa đề “NASA dự báo thế giới diệt vong vào ngày 21.12.2012” đã gây xôn xao trên mạng ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết nối (link) đính kèm theo tên nguồn ghi ngay dưới bản tin này thay tên tác giả đã cho thấy đây là bản dẫn lại nguyên văn một bản tin khác được đăng trên một website tổng hợp tin tức từ giữa tháng 3.2012. Và từ năm tháng trước, khi bản tin về ngày tận thế 21.12.2012 lan truyền, những tờ báo uy tín ở Việt Nam đã có nhiều bài viết nói về tính xác thực của thông tin này. Thế nhưng, tái xuất hiện trên mạng sau gần nửa năm, bản tin này vẫn đánh lừa được dư luận lần thứ hai.

Trên blog của mình, ông Don Yeomans từng viết: “Khoa học ở đâu? Chứng cứ ở đâu? Chẳng có gì hết, và tất cả những lời khẳng định kiên định, nồng nhiệt, nhằm mục đích kiếm lợi, cho dù được đưa ra trong sách vở, phim điện ảnh, phim tài liệu hay trên internet không thể thay đổi một sự thật đơn giản. Không có bằng chứng đáng tin nào cho bất cứ một khẳng định nào ủng hộ cho sự xuất hiện những sự kiện bất thường vào tháng 12.2012”.

Sự tái xuất hiện những bản tin nửa vời về ngày tận thế 21.12.2012 gây chú ý trong dư luận Việt Nam những ngày gần đây đúng như Don Yeomans nói là “những lời khẳng định kiên định, nồng nhiệt, nhằm mục đích kiếm lợi”.

MAI HƯƠNG

 

——————————————————————————

Diễn văn của bà Romney giúp chồng ‘lên giá’

Hà Giang/Người Việt

TAMPA, Florida – Trong bối cảnh chồng mình bị chê là “cứng nhắc,” không tạo được mối cảm thông với cử tri, nhất là cử tri nữ giới, bài diễn văn của Ann Romney, vợ ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa Mitt Romney, được xem là một cơ hội vận động tranh cử quan trọng trong đại hội đảng Cộng Hòa diễn ra tại Tampa, Florida.

Bà Ann Romney, vợ ứng cử viên tổng thống Mitt Romney, nói chuyện với cử tri trong đại hội

đảng Cộng Hòa tại Tampa, Florida ngày Thứ Ba. (Hình: J. Scott Applewhite/AP)

Sứ mệnh của Ann Romney trong bài diễn văn là vẽ nên một hình ảnh rất “người” của Mitt, mà đa số cử tri cho đến giờ chưa thấy, cũng như tạo sự cảm thông giữa ông và đại đa số người dân Hoa Kỳ.

Chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ sau khi Ann Romney dứt lời, các bài tường trình và bình luận về bài diễn văn tràn ngập trang mạng của mọi cơ quan truyền thông cũng như các blogs tư nhân. Ða số giới quan sát cho rằng Ann Romney có “bài nói chuyện tuyệt vời,” “làm cử tọa xúc động.”

Ký giả Chris Cillizza của tờ Washington Post viết: “Ann Romney làm đúng những gì mà chồng bà và ủy ban tranh cử của ông cần bà phải làm. Bà nói về một ông Mitt mà cả nước hầu như không ai biết là người thế nào.”

Theo tường thuật của ký giả Marie Rickert của tờ The Register, một nam cử tri thuộc tiểu bang Iowa, nói: “ Nhìn quanh tôi thấy biết bao phụ nữ rút giấy Kleenex ra lau nước mắt,” và một nữ cử tri khác, cũng đến từ Iowa, bảo: “Tôi nghĩ Ann Romney thành thật khi bà kể rằng dù bây giờ giàu sang, hai người khởi đầu cuộc hôn nhân với một đời sống khiêm tốn,” và câu chuyện của bà “tạo cho nhiều người niềm hy vọng.”

Trong khi đó, ký giả Amanda Paulson của tờ The Christian Science Monitor, phân tích: “Chẳng có gì ngạc nhiên khi bà Romney đặt trọng tâm của bài nói chuyện vào ‘trái tim.’ Bà dùng chữ ‘love’ tất cả là 14 lần, nói về mối tình của hai người thuở ban đầu, nói về những khó khăn của cuộc sống mà hai người đã vượt qua, để rồi kết luận: ‘chúng ta có thể tin vào Mitt’, và răn đe đối thủ: ‘chồng tôi sẽ không thất bại!’”

Thuộc thiểu số những người phê bình sự hữu hiệu của bài diễn văn, bình luận gia Juan Williams, của Fox News, nhận định: “Trong khi cố chứng tỏ là gia đình nhà Romney cũng nghèo, cũng phải đối mặt với những chật vật của cuộc sống như bao người dân Mỹ, Ann Romney lại có dáng vẻ của ‘vợ ông lớn’, chưa bao giờ phải giật gấu vá vai, bà không thuyết phục được tôi là bà hiểu được nỗi khổ của đa số phụ nữ Hoa Kỳ.”

Sự kiện Juan Williams nhận được biết bao lời “đay nghiến” của quần chúng qua Twitter và Facebook sau khi đưa ra nhận định trên, cho thấy sự thành công của Ann Romney qua bài nói chuyện.

Giới phân tích cho rằng Ann Romney có nhiều điều kiện thuận lợi để đóng trọn vai trò. Bà đã từng là dân cử trước cả chồng, vào năm 1977, khi ba người con của hai vợ chồng còn nhỏ, khi được bầu làm Town Meeting Representative ở Belmont, Massachusetts, nơi họ sinh sống.

Hiện là mẹ của năm người con trai và bà của 18 đứa cháu, Ann Romney có thể tạo cảm thông với phụ nữ khắp nơi dễ dàng về vai trò làm vợ, làm mẹ, và làm bà nội. Hai lần chạm trán với bạo bệnh, multiple sclerosis (bệnh xơ cứng) năm 1998, và ung thư vú năm 2008, Ann Romney làm nhiều người cảm động, khi kể về nỗi lo âu hoảng hốt khi đối diện với bệnh và vui lây khi bà kể về sự tận tụy của chồng, nỗi tận tụy đã giúp bà “vượt qua tất cả.”

Mặt khác, nhiều người cho rằng dù bài diễn thuyết hay đến đâu, cảm động đến đâu, bà Romney cũng khó thuyết phục được giới bình dân, hay cả trung lưu của Hoa Kỳ là bà hiểu hoàn cảnh khó khăn của họ.

Bà Julie Fullmer, một nữ cử tọa đến nghe diễn thuyết tại đại hội phát biểu: “Dù nói gì thì nói, sự giầu có của gia đình Mitt Romney khiến tôi khó có thể hình dung là họ hiểu thế nào là phải lo cơm từng bữa, có bệnh mà không thể đi bác sĩ vì không tiền.”

Bày tỏ sự hoài nghi, ký giả John Dickerson, CBS News, trong bài “Ann Romney gave a great speech. But will we remember it in a day or two?” viết: “Bài diễn văn của Ann Romney hay nhất là lúc bà nói ‘chúng tôi có một hôn nhân bình thường như mọi người’ và ‘Mitt Romney luôn luôn đóng góp cho cộng đồng nhưng không thích kể lể về điều đó, vì được đóng góp là một vinh hạnh, không phải là để kiếm điểm.’”

Thế nhưng, John Dickerson đặt câu hỏi: “Những người đã nghe bà nói chuyện có thể truyền đạt những gì cho người không nghe bài diễn thuyết đó? Người ta sẽ có ấn tượng gì về Mitt Romney mà họ không có trước khi nghe bài diễn thuyết của vợ ông? Sự thông cảm của Mitt Romney với cử tri thật ra phải do những gì chính Romney tạo ra, và nếu sự xa cách với cử tri là trở ngại cho ông bước vào Tòa Bạch Ốc, thì Romney phải tự vượt qua trở ngại đó.”

Quan tâm của dư luận về bài diễn thuyết của Ann Romney cho thấy không ai có thể coi nhẹ vai trò của người vợ một ứng cử viên tổng thống trong cuộc tranh cử của chồng.

Trong bài xã luận tóm tắt công trình nghiên cứu có tên: “Candidate wives: Spouses as strategic surrogates on the presidential campaign trail” (Phối ngẫu của ứng cử viên: Người thay thế chiến lược trên đường mòn vận động tranh cử), Tiến Sĩ Abigail Mrguerite VanHorn, thuộc Purdue viết: “Người vợ ứng cử viên đóng một vai trò thay thế có hiệu quả cho chồng, bằng cách nói với cử tọa về khía cạnh rất người, rất đời thường của ông. Bằng cách đưa ra những bằng chứng xác thực của đời sống gia đình, người vợ có thể củng cố hình ảnh của chồng và trám vào các lỗ hổng trừu tượng mà các cuộc tranh cãi về chính sách không ít thì nhiều tạo ra.”

Có lẽ còn quá sớm để có thể đo lường ảnh hưởng bài nói chuyện của Ann Romney lên cảm tình của quần chúng với chồng bà. Và thế giới cũng đang chờ nghe bài diễn thuyết của Ðệ nhất Phu nhân Michelle Obama sắp đọc trong thời gian ngắn sắp tới.

Thống đốc Bình bị báo nước ngoài chê

Ông Nguyễn Văn Bình làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ 8/2011

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất.

Tạp chí chuyên về tài chính quốc tế có trụ sở chính tại New York vừa công bố đánh giá của họ về các thống đốc ngân hàng nhà nước của 50 quốc gia

Các thống đốc được đánh giá theo thang điểm từ A tới F, A là tốt nhất còn F là tệ nhất, dựa trên thành tính kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh phát triển kinh tế và quản lý lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, trong cá danh sách, không tháy có vị nào bị chấm điểm F mà thấp nhất là D.

Ông Nguyễn Văn Bình được điểm C, dựa trên các thông số lạm phát 5%, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 2,29% và lãi suất 9%.

10 thống đốc bị cho là thành tích kém nhất bao gồm: bà Mercedes Marco del Pont, Argentina; ông Pedro Delgado, Ecuador; ông Masaaki Shirakawa, Nhật Bản; ông Duvvuri Subbarao, Ấn Độ; ông Andras Simor, Hungary; ông Kim Choongsoo, Hàn Quốc; bà Nadezhda Ermakova, Belarus; bà Gill Marcus, CH Nam Phi; ông Nguyễn Văn Bình và ông Riad Salameh, Lebanon.

Bà Marco del Pont đứng đầu bảng, hạng D, với chỉ số lạm phát 9,8%, tỷ lệ thất nghiệp 7,5% và lãi suất 14,125%.

Đối lại là danh sách 10 thống đốc giỏi nhất thế giới, đứng đầu là ông Mark Carney, Canada. Trong số này có thống đốc của Philippines và Đài Loan.

‘Dân trí thấp’

Mới đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã can thiệp ngăn chặn hiệu ứng của vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên, cựu phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB) và nguyên Tổng giám đốc ngân hàng này, ông Lý Xuân Hải.

Theo đánh giá của chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình, sự can thiệp này đã khiến thị trường tài chính ổn định trở lại.

Sau đó, ông Nguyễn Văn Bình lên báo khẳng định chủ trương của chính phủ là “Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này”.

Ông nói khi một ngân hàng ‘gặp nạn’ thì tất cả các ngân hàng khác phải cùng hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước “cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời”.

Ông Bình giải thích: “Do dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước… Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên”.

“Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những ngân hàng yếu kém.”

Liệu Đảng Cộng Sản có thật sự muốn chống tham nhũng?

Thanh Quang, phóng viên RFA

Tờ Quân Đội Nhân Dân số ra ngày Chủ Nhật 26 tháng Tám vừa rồi có bài tựa đề “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’!”, qua đó mạnh mẽ cáo giác những “luận điệu cũ rích” từ bên ngoài nhằm xuyên tạc VN.

AFP photoẢnh minh họa nạn hối lộ, tham nhũng

Thanh Quang nêu lên những luận điểm chính của bài báo và ghi nhận phản biện của nhà báo Bùi Tín từ Paris, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong nỗ lực gọi là “làm thất bại chiến lược ‘diễn biến hoà bình’ ”, bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’!” trích dẫn điều mà bài báo cáo giác là “luận điệu cũ rích” của các trang mạng, báo, đài ở nước ngoài, kể cả Đài RFA, nhằm quy tội Đảng CS “đẻ ra” tham nhũng, quan liêu suy thoái. Vẫn theo bài báo, thì đây là một cách trong muôn phương, ngàn kế để “các thế lực thù địch” kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực hiện xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và Nhà nước VN.

Nhưng nhà báo Bùi Tín nhận xét rằng đấy vẫn là những “lập luận cũ” của Hà Nội nhằm đối phó với tình hình hiện nay ở trong nước, giữa lúc không những ngày càng có nhiều nhân sĩ, trí thức, mà còn cả giới trẻ đều nêu lên một yêu cầu chính trị lớn nhất, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi tự do, dân chủ, qua đó, theo nhà báo Bùi Tín, điều quan trọng nhất là thay đổi hệ thống chính trị hiện nay tại VN. Ông nói:

Chúng ta biết trên thế giới hiện có hai hình thái chính trị: Thứ nhất là thể chế độc đoán, độc đảng theo kiểu phát xít, không dân chủ; và thứ hai là thể chế đa nguyên, đa đảng, tự do, dân chủ. Thế thì điểm yếu của chế độ và của những nhà tuyên truyền trong nước hiện nay là không thể rao bán được chế độ gọi là độc đảng mà lại dân chủ vì trên thế giới này đã là độc đảng thì không thể có dân chủ, tự do. Độc đảng không bao giờ đi đôi với quyền công dân cả.

Do đó, đã là dân chủ thì tất nhiên phải đa nguyên, đa đảng. Trước sự thức tỉnh của quần chúng, nhân dân đòi phải đi theo đa số các nước, thay đổi hẳn hệ thống từ độc đảng sang đa đảng trong trật tự, thì những nhà tuyên truyền trong nước hay “lu loa”, lập luận rằng nếu dân chủ sẽ đại loạn. Nhưng chúng ta thấy đại đa số các nước trên thế giới hiện nay dân chủ có đại loạn đâu, mà chính dân chủ mới thực sự ổn định đất nước.

Lập luận thứ hai của những nhà tuyên truyền ở trong nước là nhân dân VN hiện nay chưa đòi hỏi tự do và dân chủ, mà đòi là phải có cuộc sống vật chất trước đã. Đây là nói ngược, bởi vì muốn có đời sống vật chất thì phải có công bằng, muốn công bằng phải có độc lập, tự do, dân chủ. Nếu không có được tự do, đa nguyên, đa đảng thì không thể nào cải thiện được đời sống, và không bao giờ có thể chống được tham nhũng.

Tham nhũng cao….

Bài “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng” trong tờ Quân đội Nhân dân cũng cho rằng “tham nhũng có thể diễn ra ở bất cứ chế độ xã hội nào, dù độc đảng hay đa đảng, dù CS hay tư bản…”. Bài báo trích dẫn Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) rằng tham nhũng nghiêm trọng ở các nước như Afghanistan, Somalia, Cameroon, Uganda…để chứng minh các quốc gia đa nguyên, đa đảng “tham nhũng nghiêm trọng” trong khi các nước như VN, TQ “đứng ở mức giữa”.

Bài báo nhân tiện đề cập tới chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia độc đảng CS “cao hơn nhiều so với nhiều nước đa đảng, đa nguyên, từ đó, khẳng định những “luận điệu cũ rích” trên mạng, báo, đài bên ngoài là “hoàn toàn không có cơ sở”. Về vấn đề này, nhà báo Bùi Tín cho đây cũng chỉ là cách nói quanh co, giả dối, không cơ sở:

Tôi có đầy đủ cơ sở để chứng minh rõ rằng các nước phát triển nhất, ổn định nhất, có chỉ số hạnh phúc, tự do nhất chính là những nước đa nguyên, đa đảng. Có thể nói là trong 50 nước có bình quân đời sống người dân cao nhất, tất cả đều là những nước đa nguyên, đa đảng. Chúng ta xem trong chỉ số những nước minh bạch nhất cũng là những nước đa nguyên, đa đảng. Đó là những nước ở Âu Châu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, hay ở Á Châu như Nhật Bản.v.v…Tại những nước ấy không có tham nhũng, hay tham nhũng rất ít.

Trong khi VN là một trong những nước tham nhũng cao nhất, và TQ cũng thuộc một trong những nước tham nhũng tệ nhất, chỉ có thể hơn được một số nước lạc hậu ở Châu Phi thôi. Do đó tôi nghĩ bài báo này trong tờ Quân Đội Nhân Dân rất khập khiễng, giả dối, không minh bạch rõ ràng. Nếu mà họ có thể đưa ra thống kê của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, thì thấy rất rõ tất cả những nước ổn định, có đời sống cao, hài hoà, có bình đẳng xã hội, tất cả những nước đó đều là đa nguyên, đa đảng.

…và ngày càng phức tạp

afp-dola-250.jpg
Ảnh minh họa hối lộ, tham nhũng. AFP photo

Bài báo vừa nói quả quyết – nguyên văn – “Đảng ta…đã kiên trì và kiên quyết lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh cam go này” (tức chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu cùng các tệ nạn xã hội khác) trong suốt mấy chục năm qua, và khẳng định việc phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ “cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN của đảng, nhà nước và nhân dân”. Như vậy câu hỏi cần được nêu lên là thực tế ở VN hiện nay cho thấy có đúng như vậy không ? Nhà báo Bùi Tín nhận xét:

Họ nói ngược lại với lãnh đạo của họ, họ nói ngược lại với phiên họp Quốc Hội vừa rồi. Phiên họp Quốc Hội đã nói rõ là chúng ta ra sức chống tham nhũng, thậm chí thủ tướng cũng nói là chống tham nhũng quyết liệt 5 năm nay, nhưng càng ngày, nạn tham nhũng càng nặng nề hơn, tinh vi hơn, nguy hiểm hơn trước. Cho nên ai cũng đều kết luận rất rõ là không có nước nào như VN hiện nay lại diễn ra những vụ như là Vinashin, Vinalines, như Tổng Công ty Điện lực EVN…lãng phí và tham nhũng lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng – đến năm, sáu, bảy tỷ đô la tiền tham nhũng.

Chính Quốc Hội cũng phải công nhận với nhận định rằng việc chống tham nhũng chưa được kết quả. Nhà nước càng kêu gọi chống tham nhũng bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng diễn biến phức tạp và nặng nề bấy nhiêu. Càng chống tham nhũng gọi là quyết liệt bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng biến thành “5 đầu 6 tay” và càng ngốn ngân sách nhà nước không biết bao nhiêu mà kể.

Vẫn theo bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’ ” trong tờ Quân đội Nhân dân, thì sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 5, việc Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, việc lập Ban Nội chính Trung ương… chứng tỏ “Đảng CSVN không chấp nhận, không thoả hiệp với tham nhũng”. Bài báo cho đây là cơ sở để “phủ nhận những luận điệu xuyên tạc mà những kẻ hiềm khích đã cố tình bịa đặt”. Có lẽ một câu hỏi nữa cũng cần nêu lên ở đây là liệu những dẫn chứng như vậy có ổn không ? Nhà báo Bùi Tín khẳng định:

Tôi thấy là không ổn một tí nào cả. Đó cũng là một cách nói lanh quanh thôi. Bởi vì ban chỉ đạo, phòng chống tham nhũng trước kia thuộc về thủ tướng, thuộc về chính phủ, bây giờ thuộc về tổng bí thư. Điều này chỉ là biểu hiện hai nhóm đặc quyền, đặc lợi đấu đá với nhau thôi. Ngày nào còn cơ chế độc đảng này, còn cơ chế không có dân chủ, tự do này, còn cơ chế không có tự do báo chí để phanh phui tham nhũng này, thì tệ nạn nhất định chỉ có tăng thêm lên, chứ không thể nào bị đẩy lùi được.

Trong khi bài báo “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’! ” ra sức chỉ trích những “luận điệu cũ rích” từ bên ngoài như vừa nói, thì hồi tháng Sáu mới đây, đại biểu Lê Như Tiến từ Quảng Trị lưu ý tới quốc nạn tham nhũng có nguy cơ “hạ đo ván” quốc sách của nhà nước, khi ông liệt kê “không xuể” những “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng đang tràn lan khắp xã hội VN.

@RFA