Vui cuối tuần – Ảnh ‘độc’ chỉ có ở Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ người luôn có những sáng tạo khiến cả thế giới phải… choáng váng.

 Đâu cần siêu xe mà vẫn có gái xinh “cặp kè”.

 

Kẹp theo cấp số nhân.

 

 Mông này mới là mông chứ!

 Xe tải cho người khiếm thị?

“Buôn” trong mọi hoàn cảnh.

Nhiếp ảnh gia tạo dáng còn chuẩn hơn người mẫu.

Chân dài cũng được đấy chứ!

Xế hộp kiểu mới.

“Công năng” mới của lợn.

@Baodatviet

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

 

Cảnh tượng sau giờ tan tầm tại một quán nhậu trên phố Sơn Tây (Hà Nội) chiều 13/8. Trong quán chỉ toàn đàn ông. Ảnh: Phan Dương.

Hà Mi

BBCVietnamese.com

Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.

Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.

Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hội

Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.

Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.

Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.

Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là “cực hình” nhưng “vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!”.

Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.

Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.

Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì “ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!”

Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng

Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì “số người ra quán để ‘giải quyết công việc’ chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả”.

Tờ báo này cũng viết “Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà”.

Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không giờ đi nhậu sau giờ làm.

Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.

Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.

Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.

Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.

Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô “trăm phần trăm” và “zô zô” ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.

Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để “kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn” hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

‘Thăng tiến trên bàn nhậu’?

Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa – tức vẫn trong giờ làm việc.

Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về “văn hóa nhậu” tại Việt Nam.

Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi “nam vô tửu như kỳ vô phong” – đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.

Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về “văn hóa nhậu”.

Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu “miếng trầu làm đầu câu chuyện” đã dẫn tới “chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng …cũng trên bàn nhậu” như hiện nay?

Và để thay đổi được “văn hóa nhậu” này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.

@bbc

Gần 100.000 DN “chết chưa được chôn”

Khủng hoảng gây ra khó khăn và phá sản hàng loạt. Nhưng ở khía cạnh khác đó là sự “phá hủy để sáng tạo”. DN này chết đi nhưng là cơ hội sinh sôi và sáng tạo cho hàng ngàn nhà nhiều DN khác. Nhưng một khi DN không được chết, có nghĩa cơ hội tái sinh và sự sáng tạo đang bị hạn chế.

Chết không được khai tử

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay có khoảng 86.000 DN không còn hoạt động nhưng không thực hiện quy trình giải thể phá sản theo quy định. Trong số đó nhiều DN muốn được giải thể, phá sản theo thủ tục thì không thực hiện được, ngược lại, nhiều DN không thực hiện theo các quy định, cứ âm thầm biến mất cũng chẳng sao.

Trong Hội thảo: “Những giải pháp pháp lý cần xây dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo DN rút khỏi thị trường” do Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 17/8/2012, câu chuyện mà các chuyên gia luât đưa ra là về siêu thị điện máy WonderBuy ở tp Hồ Chí Minh, kinh doanh thua lỗ tới 52 tỷ đồng và tuyên bố phá sản hồi giữa năm 2011. Tuy nhiên, cho đến nay DN này vẫn chưa hoàn tất thủ tục phá sản. Dù chủ DN rất muốn giải quyết vấn đề này theo quy định pháp luật.

Ngược lại, cũng tại TP Hồ Chí Minh, có một cá nhân thành lập tới 42 DN và trên 30 DN trong số đó không còn hoạt động mà không cần thực hiện theo quy định về giải thể hay phá sản, chủ DN vẫn bình yên vô sự.

Theo ông Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, dẫn đến tình trạng hàng chục nghìn DN phải “tùy nghi di tản” như hiện nay, vấn đề chính là thể chế của chúng ta đã không cho phép các DN được án tử. Luật thì rất hay nhưng không thực hiện được. Luật Phá sản chưa phải là câu trả lời đúng, các quy định về sáp nhập, giải thể trong luật DN cũng chưa đáp ứng được.

Theo ông Đỗ Tiến Thịnh,Trưởng phòng nghiệp vụ Cục quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì hệ thống pháp luật quy định về giải thể, phá sản DN còn nhiều điều chưa phù hợp.

Lấy ví dụ về thủ tục phá sản, ông Thịnh cho biết, luật Phá sản quy định, các ông chủ của DN bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN, không được làm người quản lý DN, trong thời hạn từ 1 – 3 năm, kể từ ngày bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, chẳng ông chủ nào muốn ra tòa để bị tước quyền kinh doanh, quản lý.

Tương tự, người giữ chức vụ quản lý, điều hành công ty 100% vốn nhà nước, người được giao đại diện phần vốn góp của nhà nước ở DN khác bị tuyên bố phá sản cũng sẽ không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ DN nhà nước cũng như DN có vốn nhà nước. Trong khi nếu “âm thầm chết” vẫn có thể mở DN khác, xin làm quản lý ở đơn vị khác.

Để DN được quyền chết

Theo ông Thịnh, thời gian tiến hành giải thể DN theo quy định là 6 tháng, nhưng để tiến hành các thủ tục, nhất là quyết toán thuế, thường kéo dài, có DN hoàn tất thủ tục mất từ 1-2 năm như vậy là vi phạm quy định, không thể tiến hành giải thể được. Đó là chưa kể, cơ quan thuế nhiều khi không cho DN đóng mã số thuế, vì DN “chết”, toàn bộ nghĩa vụ thuế chuyển cho cổ đông, rất khó triển khai.

Ông Thịnh kể, một DN kinh doanh thua lỗ đã ra thông báo do tình hình kinh doanh không hiệu quả nên không thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên giữa thông báo và việc hoàn thiện thủ tục là một quá trình và thời gian dài đằng đẵng. Kế toán của một trong những DN trên phải chạy hàng tháng trời chỉ để lo thủ tục thuế cho công ty mà cũng không xong. Theo quy định, muốn giải thể phải có giấy xác nhận không nợ thuế. Như vậy phải mang toàn bộ hồ sơ, sổ sách lên để kiểm tra, mất rất nhiều thời gian.

Đặc biêt, chế tài xử lý với chủ DN, người đại diện DN theo quy định hiện nay chưa đủ răn đe, dẫn tới người ta không thèm quan tâm đến nghĩa vụ giải thể, phá sản DN. Việc xử phạt vài chục triệu không có tác dụng mạnh để buộc các chủ DN phải thực hiện giải thể phán sản DN theo quy định của pháp luật.

Theo ông Trần Quang Minh, trưởng phòng đăng ký kinh doanh số 2 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2012 Hà Nội chỉ có 480 DN làm thủ tục giải thể, trong khi trên thực tế số lượng DN giải thể lớn hơn rất nhiều, nhưng nhiều DN đã không làm thủ tục.

Tại Hà Nội, đến nay có 3.480 DN đã hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế ( đã giải thể tại cơ quan thuế) nhưng không rõ lý do sao lại không làm thủ tục với quan đăng ký kinh doanh. Trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia, vẫn ghi nhận các DN này hoạt động bình thường. Ngoài ra cũng có một số lớn các DN đăng ký kinh doanh xong nhưng không đăng ký thuế, chỉ giữ con dấu và không biết có tham gia thị trường không. Số lượng những DN này đến nay rất khó giải quyết, ông Minh cho biết.

Theo ông Thịnh, từ đầu năm 2012 đến 20/7 đã có khoảng 30.000 DN ngừng hoạt động. Con số này có được là từ cơ quan thuế thống kê số DN không còn nộp thuế. Còn thực tế, trong số này, DN nào tạm ngừng hoạt động, DN nào ngừng hẳn, DN nào giải thể, phá sản thì chịu, không thể phân tách được. Vì các DN không làm thủ tục, xin tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản thì khó có thể nắm bắt được chính xác.

Việc một số lượng lớn DN không giải thể phá sản được dẫn tới Nhà nước thất thu thuế, người lao động bị xâm hại quyền lợi, và làm sai lệch các thông tin thống kê về DN, ảnh hưởng tới sự minh bạch về môi trường kinh doanh. Đặc biệt việc DN đã ngừng hoạt động nhưng vẫn gây hậu quả kéo dài đang thể hiện rõ với chủ DN là người nước ngoài có thuê đất của Nhà nước, còn nợ thuế, nợ khách hàng, nợ lương người lao động nhưng chủ DN đã bỏ về nước nên không có người chịu trách nhiệm để thực hiện thủ tục giải thể phá sản theo quy định.

Theo các chuyên gia, để DN rút khỏi thị trường có trật tự, loại bỏ tình trạng “sống dở chết dở”, thì trước hết cần phải có chế tài mạnh để buộc các chủ DN, người đại diện phải làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định; cùng với đó là đơn giản hóa những thủ tục hành chính, cụ thể là về quy trình kê khai quyết toán thuế; sửa đổi luật DN và luật Đầu tư theo hướng phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với DN và với dự án đầu tư; sửa đổi bổ sung, hoàn thiện quy định về giải thể DN, luật phá sản…

Trần Thủy

@vietnam.net

Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974

 Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đã chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông là người ra lệnh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Tiếp đó, ngày 9/8, Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử lại tiếp tục đăng bài “Chiến tranh Hoàng Sa giữa Trung Quốc – Việt Nam 1974: Những tình tiết ít người biết đến” nhằm tiếp tục luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.

Trong bài viết này, chính tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã “điểm mặt” 6 viên chỉ huy cao nhất của Trung Quốc thực hiện mệnh lệnh của Mao Trạch Đông, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam quản lý và thực thi chủ quyền.
Sau khi Mao Trạch Đông bút phê: “Đồng ý đánh!” vào báo cáo tình hình Hoàng Sa – Biển Đông do Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh soạn thảo,  Chu Ân Lai lập tực triệu tập hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay trong ngày 17/1/1974. Cùng ngày, Chu Ân Lai quyết định phương án điều động lực lượng quân khu Quảng Châu tham gia đánh chiếm Hoàng Sa.
Đặng Tiểu Bình (phải) và nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

8 giờ tối ngày 17/1/1974, Chu Ân Lai chủ trì hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa gồm 5 nhân vật: Diệp Kiếm Anh (cầm đầu), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên, sau này bổ sung thêm Tô Chấn Hoa.

Nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa đã lập tức điều động 2 chiến hạm phá ngư lôi 396 và 389 của hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Quảng Châu, 2 chiến hạm 271 và 274 hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Du Lâm đổ bộ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm tuần tra phục sẵn, đồng thời phái 4 đội dân binh vũ trang ra các đảo Duy Mộng, Quang Hòa Tây và đảo Quang Hòa.
Tiếp đó quân Trung Quốc phái 2 chiến hạm 281 và 282 tiến ra phía tây đảo Phú Lâm, đồng thời điều động 2 máy bay thuộc trung đoàn không quân 22 hạm đội Nam Hải tham gia yểm trợ. Phía Trung Quốc bài binh bố trận đã xong.

Chu Ân Lai (giữa) và Đặng Tiểu Bình (phải) chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
Sáng sớm 19/1/1974, Chu Ân Lai lại nhóm họp 5 viên chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa bàn phương án, đồng thời bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào nhóm này và giao việc chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách.
Theo tài liệu Nhân dân nhật báo Trung Quốc đang tuyên truyền, cũng trong sáng sớm 19/1/1974, 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ của hải quân miền nam Việt Nam đang tuần tra tại khu vực nhóm Lưỡi Liềm thì phát hiện các tàu Trung Quốc đã xuất hiện gần đó.

Từ trái qua: Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Vương Hồng Văn
Theo tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo, trận chiến đánh chiếm Hoàng Sa nổ ra ngày 19/1/1974. 10 giờ 22 phút sáng cùng ngày, 1 tàu Trung Quốc bị trúng đạn pháo của tàu hải quân miền nam Việt Nam. Tuy nhiên do quân Trung Quốc quá đông, chúng thực hiện chia cắt 4 tàu hải quân miền nam Việt Nam và dồn dập dội hỏa lực, chỉ 13 phút sau, quân Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong.
Ưu thế quân đông, tàu nhiều, quân Trung Quốc tấn công dồn dập, đến 2 giờ 52 phút chiều, theo tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, quân Trung Quốc đã chiếm được các đảo chính thuộc quần đảo Hoàng Sa. Diệp Kiếm Anh báo cáo Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông chỉ thị tiếp tục đánh chiếm các đảo Quang Ảnh, Hoàng Sa và Hữu Nhật. 9 giờ 35 phút sáng 20/1/1974, quân Trung Quốc đổ bộ chiếm nốt 3 đảo này.

Từ trái qua: Trương Xuân Kiều, Tô Chấn Hoa, Trần Tích Liên
Theo tài liệu phía Trung Quốc đang tuyên truyền, trong trận đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chết 18 người, trong đó có Phùng Tùng Bách – Chính ủy tàu 274, bị thương 67 người, tàu 389 bị trúng đạn hỏng nặng. Tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo không nhắc đến con số thương vong của hải quân miền nam Việt Nam trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đã chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải và chính Tưởng Giới Thạch đã đồng ý cho 3 tàu này đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông nhằm thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài.
Hồng Thủy
@giaoduc.net.cn