Những vụ hải quan lập liên minh, ăn chặn trăm tỷ đồng

Hải quan lâu nay vẫn bị mang tiếng là vòi vĩnh, đi đêm ăn tiền của doanh nghiệp. Liên tiếp những vụ bắt giữ, xét xử cán bộ hải quan gần đây đang gây sức ép, đòi hỏi hải quan gấp rút chấn chỉnh lại mình.

“Ăn” 60 phong bì tiền tỷ do DN cống nạp

Nguyễn Tường Duy (SN 1968, ngụ quận 1, TP.HCM) cán bộ Đội Kiểm soát của Cục Hải quan TP, vừa bị Cục An ninh Tài chính tiền tệ và đầu tư, Bộ Công bắt tạm giam và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nhiệm vụ của Duy ở Đội Kiểm soát, Cục Hải quan TP.HCM là kiểm soát hàng hóa và chống buôn lậu qua biên giới. Lợi dụng chức vụ này, Duy đã ép các doanh nghiệp có hàng hóa cần thông quan phải cống nạp mới cho qua.

Theo báo Tiền phong, Duy đặt cho một container được thông quan không có dấu hiệu khả nghi là 2 triệu đồng và container nào chứa hàng hóa “có vấn đề” là 15 triệu đồng. Bằng thủ đoạn trên, Duy đã ép buộc hơn 200 lượt DN phải nộp tiền mới thông quan. Nếu không theo “luật chơi”, container sẽ bị ách lại, phải trả tiền lưu kho. Vì thế, nhiều doanh nghiệp bấm bụng chấp nhập quy định của Duy.

hải quan, hải quan vòi vĩnh, hải quan ăn chặn tiền, bắt cán bộ hải quan, Nguyễn Tường Duy, chi phí đen, phí lót tay, hải quan nhũng nhiễu, thủ tục hải quan, hải-quan, hải-quan-vòi-vĩnh, hải-quan-ăn-chặn-tiền, bắt-cán-bộ-hải-quan, Nguyễn-Tường-Duy
Đối tượng Nguyễn Tường Duy

Trước năm 1990, Nguyễn Tường Duy từng làm việc tại Cục Hải quan tỉnh An Giang. Do có sai phạm, một năm sau, Duy bị kỷ luật buộc thôi việc. Sau đó, không hiểu bằng con đường nào, Duy được vào làm ở Cục Hải quan TP.HCM hơn 20 năm nay.

Gia đình Duy có 4 anh em đều làm trong ngành Hải quan, 3 người đã dính vào vòng lao lý (1 là tội phạm, 2 đang là bị can của những vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế). Cuối tháng 12/2015, đến lượt Duy bị bắt khi vừa đáp chuyến bay từ Trung Quốc về sân bay Tân Sơn Nhất.

Qua khám xét nơi ở tại quận 1, công an thu giữ hàng chục phong bì chứa gần 1 tỷ đồng. Số tiền này bị tình nghi là của các doanh nghiệp cống nạp cho Duy trong 5 ngày đi Trung Quốc.

Liên minh hải quan chiếm đoạt 150 tỷ

Do thiếu tinh thần trách nhiệm, 10 bị cáo nguyên là cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc gia Giang Thành, Kiên Giang, đã tạo cơ hội cho các đối tượng chiếm đoạt tiền hoàn thuế gây thất thoát ngân sách nhà nước gần 150 tỷ đồng.

hải quan, hải quan vòi vĩnh, hải quan ăn chặn tiền, bắt cán bộ hải quan, Nguyễn Tường Duy, chi phí đen, phí lót tay, hải quan nhũng nhiễu, thủ tục hải quan, hải-quan, hải-quan-vòi-vĩnh, hải-quan-ăn-chặn-tiền, bắt-cán-bộ-hải-quan, Nguyễn-Tường-Duy

Các đối tượng trong vụ án

CA TP.HCM đưa tin, ngày 28/12/2015, VKSND tỉnh Kiên Giang đã có cáo trạng truy tố các đối tượng: Lâm Văn Giao (SN 1966, nguyên Chi cục trưởng), Nguyễn Văn Trung (SN 1958 cùng công tác Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, TX Hà Tiên) và nguyên cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc gia Giang Thành (huyện Giang Thành): Võ Văn Toàn (SN 1969, nguyên Chi cục trưởng) cùng các bị can là cán bộ tại 2 cơ quan này gồm: Bùi Thanh Vũ (SN 1975), Nguyễn Đông Thắng (SN 1968), Lê Văn Lương (SN 1956), Võ Văn Hiếu (SN 1963), Lâm Văn Xầm (SN 1969), Lê Văn Dũng (SN 1958), và Hoàng Văn Chung (SN 1969) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước đó, ngày 6/10, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt 8 bị cáo về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng cách mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, từ hơn 2 năm đến tù chung thân.

Từ năm 2010 đến tháng 7-2013, các bị cáo trên đã cấu kết với nhau thành lập nhiều công ty ký hợp đồng ngoại thương với một số đối tác Campuchia.

Sau đó, chúng tiến hành nhiều lần mua bán và xuất khống hoá đơn hàng hoá để lập hồ sơ hoàn thuế GTGT nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà nước, tổng cộng gần 110 tỷ đồng.

Một cửa khẩu có 44 cán bộ hải quan ‘nhúng chàm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố 46 đối tượng, trong đó có 30 nhân vật nguyên là công chức Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (An Giang), do liên quan vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế của Nhà nước tại Công ty cổ phần Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (Công ty TPCN Sài Gòn).

hải quan, hải quan vòi vĩnh, hải quan ăn chặn tiền, bắt cán bộ hải quan, Nguyễn Tường Duy, chi phí đen, phí lót tay, hải quan nhũng nhiễu, thủ tục hải quan, hải-quan, hải-quan-vòi-vĩnh, hải-quan-ăn-chặn-tiền, bắt-cán-bộ-hải-quan, Nguyễn-Tường-Duy

Nguyên lãnh đạo Cửa khẩu Hà Tiên thiếu trách nhiệm gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng

Từ tháng 2/2011 đến cuối năm 2013, Lê Dũng – Giám đốc Công ty TPCN Sài Gòn đã cấu kết với Trần Thị Bích Tuyền, Giám đốc Công ty CP Đại Đắc Tài cùng một số đối tượng, lập khống 71 hợp đồng mua hàng trong nước giá trị hơn 900 tỷ đồng và 17 hợp đồng ngoại thương xuất khẩu hàng cho hai công ty ở Campuchia, với tổng trị giá khoảng 716 tỷ đồng có thuế suất bằng 0.

Từ những hợp đồng khống trên, các đối tượng đã tạo dựng năm bộ hồ sơ xin hoàn thuế, với số tiền đã được Cục Thuế TP.HCM hoàn lại là 92,5 tỷ đồng. Sai phạm của các đối tượng được sự hỗ trợ đắc lực từ một số cán bộ, công chức hải quan tha hóa, biến chất của Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn Khu vực IV và Chi cục Hải quan Khánh Bình.

Ngoài 30 bị can trên, liên quan đến Chi cục Hải quan Khánh Bình còn có 14 cán bộ bị khởi tố vì hai vụ án tương tự, do Cơ quan ANĐT Bộ Công an thụ lý.

Nhận tiền DN, nhân viên hải quan bị bắt

Đối tượng Nguyễn Trung Quyết – công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) chiều 4/9/2014 đã bị bắt vì nhận 5 triệu đồng của DN.

Khám phòng làm việc của Nguyễn Trung Quyết ngay sau đó, công an đã thu được trên 130 triệu đồng.

hải quan, hải quan vòi vĩnh, hải quan ăn chặn tiền, bắt cán bộ hải quan, Nguyễn Tường Duy, chi phí đen, phí lót tay, hải quan nhũng nhiễu, thủ tục hải quan, hải-quan, hải-quan-vòi-vĩnh, hải-quan-ăn-chặn-tiền, bắt-cán-bộ-hải-quan, Nguyễn-Tường-Duy

Một lô hàng điện tử nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ trước khi thông quan.

Trước đó, ngày 2/7/2013, cũng do nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, Chi cục trưởng Hải quan Mường Khương (trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) Trần Minh Thượng và nhân viên hải quan Nguyễn Văn Cường đã bị TAND tỉnh Lào Cai tuyên phạt tổng cộng 32 năm tù; truy nộp 514 triệu đồng tiền nhận hối lộ.

Ông Thượng đã bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ gần 170 triệu đồng của một công ty vận chuyển hàng đông lạnh qua cửa khẩu, ngay tại trụ sở Chi cục Hải quan Mường Khương.

Không đưa tiền, sợ việc không xong

Theo một công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về đánh giá nức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với lĩnh vực hải quan năm 2015, 28% doanh nghiệp được hỏi cho hay đã phải trả chi phí đen khi làm thủ tục hải quan. Tỷ lệ này là 49% (năm 2013) và 57% (năm 2012).

Đứng đầu danh sách này là Cục Hải quan TP.HCM, với trên 53% DN cho hay đã phải trả chi phí không chính thức tại đây.

Nếu không trả phí đen, hơn 1/3 số DN lo ngại vì sẽ bị hải quan gây khó dễ như kéo dài thời gian làm thủ tục, yêu cầu bổ sung giấy tờ, chứng từ không có trong quy định,…

Minh Thu (tổng hợp) /Vnamnet

 

Không dễ bưng bít, đe doạ sự thật

Ban biên tập Ý Kiên Đảng Viên nhận được bài viết của ông Lê Phước Đại, nguyên cán bộ Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ về cảm nhận của ông cùng số cán bộ lão thành về trang mạng “Ý kiến Đảng viên” và việc bưng bít, đe dọa sự thật của Ban Tuyên giáo TW theo sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kính chuyển độc giả để cùng suy ngẫm.

Gần đây trên trang mạng xuất hiện trang mạng “Ý kiến đảng viên” đang thu hút sự chú ý của dư luận vì qua đó sẽ hiểu được những gì tốt, những gì chưa tốt của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Đồng thời cũng thấy được bản chất của con người cụ thể đang nắm giữ cương vị chủ chốt của Đảng. Tôi cho rằng những tác giả đưa ra các bài viết phải là những người đã từng nắm giữ những cương vị công tác nhất định trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước thì mới có thể nêu được các vấn đề một cách hệ thống và sâu sắc như thế.

Dư luận Đảng viên, Nhân dân đều cho rằng chính ông Nguyễn Phú Trọng là người gây ra mất đoàn kết trong Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ về quyền bầu cử, ứng cử và đề cử, là người bảo thủ giáo điều, kìm hãm sự phát triển của đất nước

Mấy ngày gần đây trong các bản tin báo chí, truyền hình đưa tin một số cán bộ đã nghỉ hưu như chúng tôi lên tiếng phản đối những bài viết đăng trên trang mạng và quy kết đó là sự phá hoại của các thế lực thù địch hoặc quy kết là hành vi chia rẽ, phá hoại Đại hội Đảng một cách gay gắt. Vì vậy, khiến tôi tìm đọc lại các bài viết này và phân tích cặn kẽ để tìm ra tính chất “phản động và chống Đảng” thể hiện ở những điểm nào. Tôi mang chuyện này trao đổi với một số cán bộ lão thành mà tôi quen biết thì hầu hết đều thừa nhận nội dung các bài viết nêu trong trang mạng “Ý kiến Đảng viên” đã phản ảnh đúng tình hình nội bộ ta hiện nay. Có đồng chí còn cho rằng họ đã nói đúng, họ đã nói thay cho mình. Không ai có ý kiến gì về các bài viết đăng trên mạng là chia rẽ, phá hoại nội bộ. Trái lại đều có chung một nhận xét là:

– Bộ máy của Đảng hiện nay quá kém, không nắm bắt được diễn biến tư tưởng của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Tất cả những bài viết này đã là những câu chuyện truyền miệng từ trong Đảng ra ngoài quần chúng, từ Bắc vào Nam, họ đều chê bai ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến mức thậm tệ và đều không chấp nhận sự tồn tại của ông Trọng trong Đảng vì chính ông đã có nhiều sai lầm nghiêm trọng. Chính ông Trọng là người gây ra mất đoàn kết trong Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ về quyền bầu cử, ứng cử và đề cử. Ông Trọng là người bảo thủ giáo điều, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Ông Trọng là người theo Tàu, sợ Tàu đến mức nhu nhược, không dám nói gì khi Trung Quốc xâm lấn chủ quyền. Điều này ai cũng biết, cũng nói, thậm chí họ còn nói ông Trọng là kẻ phá hoại Đảng. Được biết Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương lại chọn ông Trọng là người tái cử khoá tiếp theo, không hiểu nỗi cái tập thể Bộ Chính trị này đã hoạt động như thế nào mà lại làm như vậy. Vì vậy, không có cách nào khác họ phải chọn phương pháp đưa ra công khai cho dân biết về việc làm của ông Nguyễn Phú Trọng. Họ cho rằng có viết thư cho Bộ Chính trị thì ông Trọng cũng chẳng xem xét vì có nhiều người đã gửi thư đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kể cả ông Lê Đức Anh mà có thấy Bộ Chính trị tiếp thu gì đâu?!

– Còn các nhân sự khác thì sao? Như ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Sinh Hùng,… cứ hỏi mấy ông trong Ban Chấp hành Trung ương thì rõ, họ đã được các ông này cho gì và họ biết các “đại gia” phải cho các ông ấy cái gì? Nhà ông Phúc lúc nào cũng có hàng chục người ông mời đến ăn uống, tiền ở đâu? Xe Lexus bọc thép ông Nguyễn Sinh Hùng đang đi, ở đâu mà có? Dân đã điều tra làm rõ hết rồi, chỉ có Đảng là không biết hoặc cố tình không biết. Còn nữa: có ai trong Đảng nói rằng Bộ Chính trị là đoàn kết nhất trí không? Chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh – Trưởng ban Tuyên giáo là nói có đoàn kết. Còn ai trong Đảng cũng biết trong Bộ Chính trị không tin nhau, công kích nói xấu nhau, bôi nhọ nhau đủ mọi cách trong dịp chuẩn bị cho nhân sự Đại hội 12 thì đã thấy rõ mất đoàn kết cỡ nào. Ông Trọng đã làm gì với các đồng chí của mình? Bằng mọi thủ đoạn hứa hẹn, lừa mọi người để ông ở lại tái cử. Ông chọn một lớp êkip mới như ông Phúc là điều hiển nhiên, số người này rất ham muốn quyền lực, khéo xu nịnh ông Trọng và cùng hợp tác với nhau để loại cho được những người khác. Những câu chuyện như thế ai cũng biết và diễn ra rất tự nhiên. Vì vậy không thể đánh giá những thông tin họ phản ảnh là phá hoại. Vì nó phản ảnh đúng tình hình thực tế, Đảng cần bình tĩnh xem xét, tiếp thu. Các khoá TW trước không có tình trạng này vì ý kiến Đảng viên đều được Đảng tiếp nhận qua các cuộc gặp gỡ tập thể để lấy ý kiến. Khoá này thì không! Không có cuộc gặp gỡ nào với các đồng chí đã từng giữ chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ông Trọng chỉ gặp riêng rẽ một số đồng chí, có người thì thẳng thắn nêu ra những vấn đề yếu kém, có người không nói gì vì không ưa gì ông Phú Trọng. Họ đều đã biết ngay trong Bộ Chính trị, ông Phú Trọng đã làm mất dân chủ rồi. Chúng tôi được biết có một số đồng chí cán bộ lão thành viết thư xin được gặp Bộ Chính trị nhiều lần nhưng Bộ Chính trị không gặp và cũng không có thư trả lời. Điều này cho thấy Bộ Chính trị khoá này đối xử với những cán bộ có tâm huyết với Đảng như thế nào! Khi đối với người chân chính thì như thế, còn đối với người thật sự phá hoại nội bộ thì sao? Được biết Bộ Chính trị rất quan tâm khi nhận được thư tố cáo với một ai đó trong Bộ Chính trị thì ngay lập tức lập đoàn kiểm tra xác minh, kể cả cử những cán bộ là Ủy viên Trung ương sang tận Mỹ gặp người tố cáo là địch nguỵ cũ để họ nói về tình hình nội bộ (thật là một việc làm nguy hiểm). Đến nay đã kết luận rõ đơn tố cáo của ông Phan Diễn, ông Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, đơn tố cáo của ông Tư Cẩn và đơn tố cáo của 3 ông giáo sư ở Học viện Hành chính quốc gia TPHCM là vu khống, xuyên tạc, bội nhọ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Các bài viết của người có tên là Huy Đức, Phạm Chí Dũng, Bùi Thanh Hiếu đã xác định rõ là xuyên tạc, bôi nhọ Thủ tướng rất công khai, mang tính chất thách đố. Đây mới là bọn phá hoại! Tại sao ông Phú Trọng không cho xử lý?

Chúng tôi tìm nguyên nhân vì sao những tin tức nội bộ lại được nhiều người dồn dập đưa lên trang mạng? Nhất là vào thời điểm chuẩn bị nhân sự Đại hội 12. Một là ông Nguyễn Phú Trọng đã bưng bít mọi thông tin về việc chỉ đạo chi phối hoạt động của Bộ Chính trị và các cơ quan chuyên môn của Đảng, đã cư xử mất dân chủ với cán bộ, Đảng viên tâm huyết muốn đóng góp cho đất nước, không tiếp thu sự góp ý của Đảng viên, kể cả các đồng chí nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị. Thứ hai, Đảng viên rất bức xúc khi được biết ông Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách gạt bỏ những đồng chí trong Bộ Chính trị để một mình ông ta tái cử. Đặc biệt khi ông Trọng lên tiếng chọn nhân sự có sự phân biệt Bắc Nam và đưa ra những tiêu chuẩn rất lỗi thời như người làm Tổng Bí thư phải là người có lý luận. Thứ ba, những người viết bài đăng trên mạng cho rằng các Ủy viên Trung ương không cập nhật được thông tin, nhất là những người ở địa phương. Vì vậy những thông tin trên mạng sẽ giúp họ hiểu được phần nào sự thật về tình hình nội bộ Đảng, giúp cho họ có cách nhìn và hành động đúng, tránh được những sai lầm và đấu tranh với số cơ hội trong Đảng.
Để không còn tình trạng cán bộ phải nêu ý kiến của mình trên mạng thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải tập trung giải quyết tốt 3 nguyên nhân nói trên.

Tôi mong rằng những tác giả của các bài viết đăng trên trang mạng vì lợi ích và danh dự của Đảng cần phải nêu đúng sự thật, không xuyên tạc bóp méo sự thật gây tổn thất cho Đảng. Chúng tôi kiến nghị Bộ Chính trị cần có hình thức thích hợp để cán bộ, Đảng viên được góp ý kiến có tổ chức. Có như vậy Bộ Chính trị mới có đầy đủ thông tin, đồng thời Bộ Chính trị phải thật sự trân trọng, tiếp thu ý kiến của cán bộ, Đảng viên. Tuyệt đối không nên chụp mũ những người đã nêu ý kiến đúng và càng không nên sử dụng một số cán bộ tuyên giáo vốn đã kém hiểu biết về thông tin để lên phương tiện truyền thông phê phán chụp mũ. Làm như vậy, chỉ khơi dậy sự tức giận của cán bộ Đảng viên có tâm huyết xây dựng Đảng, trong đó có rất nhiều cán bộ cao cấp đã có một thời từng là lãnh đạo của lớp cán bộ đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương hiện nay.

Đến đây câu chuyện này có thể kết luận là mọi thông tin đưa trên mạng đều nhằm vào cảnh báo cho Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương là tình hình nội bộ Đảng đang diễn ra không bình thường, dân chủ đang bị bóp nghẹt, số cơ hội, tham nhũng đang hoành hành, phá vỡ kỷ luật của Đảng, đồng thời cũng nhằm lên án ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Xuân Phúc vì ai cũng biết họ là những người bất tài, tham nhũng cần phải loại bỏ, không để tái cử vào nhân sự Khoá 12. Nếu những ông này vẫn còn trong danh sách tái cử, chắc chắn dư luận sẽ còn phản ứng mạnh mẽ, ngay cả sau khi kết thúc Đại hội 12 không biết điều gì sẽ ra nếu như ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, ông Nguyễn Sinh Hùng, ông Nguyễn Xuân Phúc giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng và chính quyền. Đây là một tai hoạ của đất nước! Xin Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chớ coi thường lời cảnh báo này.

Lê Phước Đại
(nguyên cán bộ Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ)

RÃ ĐÁM…

FB Trần Song Hào

Thông điệp từ các bức ảnh của AFP

1) Mình rất thích những bức ảnh báo chí do phóng viên AFP chụp về các vị lãnh đạo Việt Nam. Đó là những bức ảnh biết nói. Tính chuyên nghiệp rất cao của những tay máy lão luyện.

Xem ảnh mình hình dung ra người bấm máy đã có chủ ý ngay từ khâu chuẩn bị vị trí và góc nhìn của một địa điểm và không gian cố định bao năm qua: trước phòng họp ở Ba Đình.

Mỗi bức ảnh ẩn chứa một thông điệp mang tính thời sự không cần lời chú thích. Những người quan tâm thế sự nhìn thoáng qua ảnh là hiểu ra vấn đề ngay.

2) Hai ảnh đăng kèm đây chụp các tứ trụ và uỷ viên TW từ các hội nghị TW khoá 11 của ĐCSVN. Mình đặt tên stt này là RÃ ĐÁM. Đó là ý nghĩa chợt đến với mình khi nhìn thấy ảnh 2.

H1Ảnh: BBC/ AFP

– Ảnh 1: Hình như chụp ở HNTW 6,7. Vây quanh “BỘ TỨ” là các cựu UVBCT và hậu thuẫn bỡi các UVTW làm phông nền. Nó có vẽ biểu trưng cho… sự đoàn kết một khối.

H2Ảnh: BBC/ AFP

– Ảnh 2: Chụp HN lần 14 cuối nhiệm kỳ. Bối cảnh không gian vẫn không thay đổi (trước khi bước vào phòng họp). Nhưng sự đoàn kết thành khối của BỘ TỨ không còn nữa. Đằng sau đó không còn hậu thuẫn chung qua phông nền thoáng đãng và thưa thớt các… UVTW.

(P/S: Những ảnh trên đây mình lấy từ BBC Tiếng Việt. BBC mua ảnh từ hãng báo chí Mỹ, AFP. Mỗi bức ảnh minh hoạ cho một bài viết. Nhưng mình e là người đọc chỉ quan tâm nội dung bài viết mà không chú ý đến thông điệp của bức ảnh minh hoạ.)

TBT Trọng ‘ở lại thêm một năm’?

BBC

H1Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘được Bộ Chính trị đề cử’ để ở lại thêm một năm, trong phương án đệ trình ra Hội nghị Trung ương 14, theo một số nguồn tin từ Việt Nam.

Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI đã khai mạc ngày 11/1, dự kiến kéo dài đến 13/1.

Nhưng trước khi bước vào Hội nghị, tại cuộc họp cuối tuần trước, 16 thành viên Bộ Chính trị đã chọn phương án giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, ở lại một năm.

Theo phương án này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ nghỉ hưu.

Ông Trọng sẽ ở lại một năm, và một tân Tổng Bí thư sẽ do Bộ Chính trị khóa mới (khóa 12) lựa chọn.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là phương án được Bộ Chính trị đưa ra Hội nghị 14 thảo luận.

Lá phiếu của Ban Chấp hành Trung ương sẽ quyết định liệu phương án này có được chọn hay không.

‘Đặc biệt tái cử’

Phát biểu khai mạc Hội nghị ngày 11/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói hội nghị này “thời gian họp không dài, nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”.

Diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng cho biết sau kết quả thảo luận của hội nghị 13, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã “thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khoá XII bao gồm các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi và trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khoá XII”.

Ngoài ra, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng “đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khoá XII”.

Bên cạnh phương án về chức vụ Tổng Bí thư, Hội nghị 14 cũng sẽ xem xét, đề cử nhân sự cho ba chức khác trong ‘Tứ trụ’: Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.

Đại hội XII của Đảng Cộng sản sẽ tổ chức phiên trù bị ngày 20/1 và khai mạc chính thức ngày 21/1.

Việc Đảng Cộng sản vẫn chưa quyết định xong ứng viên cho vị trí ‘Tứ trụ’ dù đã sát ngày Đại hội cho thấy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của chính trường Việt Nam lần này.

Những diễn biến này cũng được giới quan sát quốc tế ghi nhận.

Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong cho rằng “tính quyết tâm của ông Nguyễn Phú Trọng” lần này đã khiến các đối thủ của ông “bị bất ngờ”.

Trước đó, trong một bài dự báo các sự kiện lớn ở châu Á năm 2016, Joshua Kurlantzick từ Hội đồng Đối ngoại (Council for Foreign Relations), một tổ chức nghiên cứu đặt ở Mỹ, viết trong dự đoán thứ 8 là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam “sẽ lên làm tổng bí thư Đảng”.

Ông Kurlantzick viết rằng: “Một số nhân vật bảo thủ tức tối vì ông Dũng đã dẫn dắt Việt Nam gia nhập TPP, điều sẽ buộc Hà Nội phải tự do hóa một số doanh nghiệp nhà nước và nâng cấp quyền của người lao động…Nhờ TPP, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 37% đến năm 2025, theo một đánh giá của Viện Peterson…”

Ý kiến của GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam từ Úc, cũng thiên về khả năng chức tổng bí thư có thể sẽ về tay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, những diễn biến gần sát ngày Đại hội Đảng XII cho thấy nội tình chính trị Việt Nam có thể bất ngờ hơn các dự đoán trước đây.

Còn phải chờ xem Hội nghị 14 và chính kỳ họp Đại hội XII đem lại kết quả ra sao về chức tổng bí thư.

Nguyễn Phú Trọng – Ai là Trần Ích Tắc?

Đôi lời: Thêm một bài viết về trận tranh Giải vô địch các UVBCT, giữa hai đội Đảng – Chính phủ. Bài viết có nhiều thông tin tố cáo đội trưởng của đội Đảng và cầu thủ đang chơi bên cánh trái mang áo số 3 của đội Đảng bán độ, thoả hiệp, vi phạm luật chơi… Do phóng viên của chúng tôi không có mặt tại trận đấu này, nên không rõ thực hư những thông tin tố cáo đội Đảng như thế nào, xin được phổ biến để khán giả theo dõi trận đấu này có thêm thông tin và những người trong đội Đảng có thể lên tiếng phản bác nếu thông tin sai sự thật.

____

11-1-2016

Những ngày đầu năm mới 2016, trong không khí náo nhiệt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang nô nức chuẩn bị các hoạt động đón mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chúng tôi, những Đảng viên, tri thức Việt Nam lại vô cùng lo lắng trước thông tin một số Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Quốc hội đang tìm mọi thủ đoạn, mọi giá để tham quyền cố vị, tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo Đảng trong nhiệm kỳ lần thứ XII tiếp theo.

Đã đành là “gừng càng già cang cay”, thế hệ lãnh đạo trẻ cần kế thừa và có thế hệ đàn anh dẫn dắt. Song, điều gây bàng hoàng, phẫn nộ và cay đắng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc Việt Nam là những người lãnh đạo cao nhất đó quá tham vọng, chấp nhận mọi giá để bảo vệ quyền lực chính trị. Họ đã tham vọng đến mức lú lẫn, mất bản lĩnh chính trị đến mức hèn hạ cúi đầu lệ thuộc Trung Quốc, chấp nhận chà đạp lên lợi ích của Tổ quốc, dân tộc cũng như lợi ích toàn Đảng khi nhân danh bảo vệ Đảng để cầu viện ngoại bang Trung Quốc giúp đỡ đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng XII, chấp nhận rước quân Trung Quốc dưới danh nghĩa “chống khủng bố” sang hỗ trợ Việt Nam để răn đe, tấn công vào người dân Việt Nam trong tình huống nguy biến đến thể chế chính trị.

Dù bộ máy tuyên truyền chính thống của Đảng và Nhà nước hàng ngày tuyên truyền ra rả về những thành tựu của Đảng cũng như “đạo đức cách mạng” trong sáng của người Đảng viên. Dù rất muốn tin những thông tin đơn thư, đấu đá nội bộ nhân sự Đảng cấp cao đang tán phát tràn ngập trên mạng internet là những thông tin không đúng sự thật, thông tin bị bóp méo nhằm phá hoại Đại hội Đảng XII của các thế lực thù địch. Song, qua một số nguồn tin bí mật của chúng tôi cho biết thì hành động yếu hèn, phản bội tổ quốc, dân tộc, phản bội Đảng của một số Lãnh đạo cao nhất nói trên là đúng sự thật, dù nó trần trụi đáng buồn, phẫn nộ và thất vọng, không khác gì “tấm gương” ô trọc của một số tiên đế, tiên vương “rước rắn về cõng gà nhà” như TRẦN ÍCH TẮC, LÊ CHIÊU THỐNG đã bị lịch sử dân tộc Việt Nam đời đời nguyền rủa. Thậm chí, trong thời đại ngày nay, do tham vọng chính trị làm mờ mắt, việc lệ thuộc ý thức hệ dẫn đến hành động phản quốc sẽ gây ra hậu quả nặng nề gấp nhiều lần hơn trước, có thể đưa lịch sử nước ta quay lại vòng lệ thuộc Trung Quốc vĩnh viễn. Để rõ hơn thông tin ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm gì cho tổ quốc và nhân dân Việt Nam, chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi về việc Ai là người tham vọng chính trị nhất?; họ đã làm gì, có cầu viện ngoại bang để tham quyền cố vị không?; hậu quả của hành động phản bội Tổ quốc, cầu viện ngoại bang đã đến mức nào?; Các ủy viên TW Đảng, Đảng viên cần phải làm gì trong những ngày diễn ra Hội nghị TW 14?

Thứ nhất: Ai tham vọng chính trị và tham vọng đến mức nào?

Sáng ngày 8/1/2016, Bộ Chính trị đã có hội nghị họp bàn, chuẩn bị sắp xếp nhân sự “Tứ trụ” để trình Hội nghị TW 14. Ngay từ buổi sáng, hội nghị đã đi vào bế tắc khi bàn đến những trường hợp đặc biệt quá tuổi tiếp tục tái cử do có tới 04 ông là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tự đề đạt nguyện vọng được tái cử.

Do hội nghị bế tắc từ sáng, nên phải đến tối cùng ngày 8/1, Bộ Chính trị mới tiếp tục tổ chức họp để thống nhất việc đề cử vị trí “Tứ trụ”. Tại buổi họp này ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại một số nội dung Nghị quyết 244 của BCT quy định về việc đề cử, ứng cử, giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng, trong đó có việc Bộ Chính trị đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW phải theo quy trình từ dưới lên. Ông Nguyễn Thiện Nhân có nêu ý kiến về việc nếu Bộ Chính trị thông qua danh sách đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW là không đúng với quy định và vi phạm Nghị quyết TW 244 do chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và BCT đặt ra, là không tôn trọng TW vì thế nên bỏ luôn Quy định 244 đi vì BCT đặt ra xong lại chính BCT vi phạm thì nên bỏ đi luôn để cho HNTW quyết định. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến ngược lại, đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục thông qua danh sách cho dù có trái với quy định 244 của BCT và sẽ đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị TW về việc trái quy định này. Ông Phùng Quang Thanh có ý kiến chung dung và cuối cùng là bảo vệ ý kiến của Ông Trọng là để BCT tiếp tục thực hiện việc đề cử 4 vị trí Tứ Trụ mặc dù có vi phạm Nghị Quyết 244.

Theo trình tự từ cao xuống thấp (mỗi người không được bỏ phiếu cho chính mình), kết quả bỏ phiếu như sau: Bà Kim Ngân do ông Sinh Hùng giới thiệu chức danh Chủ tịch Quốc hội với 15/16 phiếu tín nhiệm; Ông Trần Đại Quang do ông Sang giới thiệu chức danh Chủ tịch nước với 14/16 phiếu; ông Nguyễn Xuân Phúc do ông Trọng giới thiệu chức danh Thủ tướng Chính phủ với 10/16 phiếu; Ông Nguyễn Phú Trọng do ông Tô Huy Rứa giới thiệu với 12/16 phiếu tín nhiệm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ứng cử và cũng không đồng ý cho ai đề cử Ông (có lẽ vì Ông nhận thấy việc ứng cử là vi phạm Nghị Quyết 244 nên không tham gia) .

Như vậy, ngay từ đầu hội nghị này, chúng ta đã có thể thấy rõ Ai tham vọng chính trị, Ai đủ và không đủ tiêu chuẩn “không tham vọng chính trị” do TW Đảng đặt ra đối với nhân sự tham gia vào Ban chấp hành TW và Bộ Chính trị khóa XII tới. chỉ có một mình ông Trọng thuộc diện trường hợp đặc biệt tái cử và bỏ phiếu tín nhiệm danh sách “Tứ trụ” trình Hội nghị TW 14 (dù cả Ông Trọng và 15 UVBCT còn lại đều biết rằng việc đề cử các vị trí Tứ Trụ này là vi phạm nghiêm trọng quy trình bầu cử mà Nghị quyết 244 của TW đã đặt ra)

Đến đây, cuối buổi họp, chúng ta đã thấy rõ hơn Ai là người tham vọng chính trị nhiều nhất, Ai tỏ rõ thái độ quyết tâm duy trì quyền lực chính trị, tự cho mình được quyền đứng trên và trái với nghị quyết của TW Đảng đề ra.

Thứ hai: Chuyến thăm Trung Quốc cuối nhiệm kỳ của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có gì bất thường?

Chuyến thăm này có thể đã được ngành Ngoại giao và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hai nước chuẩn bị từ lâu và kỹ lưỡng. Song, một chuyến công du đối ngoại của một vị lãnh đạo cấp cao, dù ở bất kỳ nước nào, nếu thực hiện vào cuối nhiệm kỳ, nhất là vào những ngày cuối của năm cùng, tháng tận, thông thường có lẽ không phải là một lựa chọn hay, thậm chí còn phải tránh nếu vị lãnh đạo đó kỹ tính. Do vậy, chuyến đi của ông Chủ tịch Quốc hội đến một nước lớn Trung Quốc làm cho dư luận có cảm giác có cái gì đó bất thường, vội vàng. Nghi vấn đó càng có tính hợp lý, lô gích hơn khi hàng ngũ lãnh đạo cấp cao Việt Nam vừa trải qua hội nghị TW 13, trong khi Đại hội Đảng XII đang kề cận chỉ còn chưa đầy một tháng mà cuộc chạy đua “Tứ Trụ” vẫn chưa rõ ràng. Thông tin trên mạng internet rò rỉ rằng ông Hùng đã thoát được vụ đại án của đàn em Hà Văn Thắm, thậm chí thời gian gần đây còn hồi sức trở lại với những phát biểu hùng hồn, tự tin, “đá xoáy” mạnh mẽ Chính phủ. Với tài thao lược, mưu trí, ông Hùng đã thể hiện được bản lĩnh “cùng hội, cùng thuyền” để hợp sức hạ bệ ông Thủ tướng Dũng, do đó đã có vốn liếng để mặc cả và được ông Trọng đánh tiếng có thể tiếp tục tái cử, thậm chí làm Tổng Bí thư trong trường hợp ông Trọng không đủ tín nhiệm. Chính vì vậy, dư luận cho rằng chuyến đi Trung Quốc vội vã cuối năm của ông Hùng là còn có thêm mục đích cầu viện đàn anh Trung Quốc ủng hộ, trợ giúp cho vị thế chính trị của mình.

Nếu chỉ dừng lại mục đích như vậy thì cũng không bất thường lắm, song qua nguồn tin bí mật của chúng tôi được biết, điều bất thường ở chuyến đi này là ông   Hùng đã nhận chỉ thị từ ông Trọng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính). Nội dung đề nghị giúp đỡ này đã được ông Trọng tiếp tục tái nhắc lại qua việc cử Đặc phái viên đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1 để chuyển đề nghị chính thức với Trung Quốc. Chúng tôi xin được bảo vệ uy tín ông Đặc phái viên này, không đưa ảnh và danh tính do ông này chỉ là người thừa hành nhiệm vụ. Điều đáng chú ý là nội dung cầu viện ngoại bang này được nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân 02 ông lãnh đạo Đảng là Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Quốc hội là Nguyễn Sinh Hùng tự ý đề nghị Trung Quốc hỗ trợ và giúp đỡ mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai trong Bộ Chính trị. Cho đến nay, khi đang diễn ra Hội nghị TW 14, chỉ một số ông ủy viên Bộ chính trị đã nắm được, còn đa phần ủy viên TW đảng đều không biết nội dung cầu viện ngoại bang, “đưa voi về xéo mả tổ” nói trên.

Hành động cầu viện ngoại bang, phản bội tổ quốc, phản bội dân tộc và lợi ích chung của Đảng đã gây nên hậu quả đến đâu sẽ được chúng tôi thông tin làm rõ trong phần thứ ba.

Thứ ba: Trung Quốc ủng hộ ông Tổng Trọng, Ông Hùng và “giúp đỡ”, gây sức ép, áp lực với Việt Nam như thế nào?

Nhìn lại chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình đầu tháng 11/2015, nhiều người lầm tưởng rằng Tập có lời mời ông Thủ tướng Dũng thăm chính thức Trung Quốc là đồng nghĩa với việc ủng hộ ông làm Tổng Bí thư. Nhưng đó chỉ là hư chiêu của người Tầu, thực tế Tập nhận thấy sự hèn nhát, yếu nhược và lệ thuộc tư tưởng chính trị ở ông đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập cũng thấy rõ ủng hộ ông này tiếp tục làm Tổng Bí thư sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc trong thực hiện “mưu đồ độc chiếm Biển Đông” và dễ dàng áp đặt, chèn ép Việt Nam. Chính vì vậy, Trung Quốc đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho ông Trọng qua việc tiếp đón rất trọng thể trong chuyến thăm Trung Quốc giữa năm 2015. Đồng thời, Trung Quốc cũng đón tiếp rất trang trọng “người cùng phe” ông Trọng là ông Nguyễn Sinh Hùng trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua. Sự toan tính của Trung Quốc đã không sai và bước đầu gặt được hái được thành công với lời cầu viện ngoại bang như đã đề cập ở trên.

“Được lời như cởi tấm lòng”, Trung Quốc đã nhanh chóng đáp ứng lời cầu viện của 02 ông đứng đầu lãnh đạo Đảng và Quốc hội Việt Nam qua một số động thái sau:

Ngay hôm sau ông Nguyễn Sinh Hùng về nước, Quốc vụ viện Trung Quốc lập tức thông qua đạo luật chống khủng bố ngang ngược, cho phép lực lượng phòng chống khủng bố của Trung Quốc được hoạt động tại nước ngoài nếu được nước ngoài đồng ý, trong đó đáng chú ý là hoạt động này đặt dưới quyền quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, không cần xin ý kiến của Quốc vụ viện. Đạo luật trên, cùng với lời cầu viện ngoại bang của 02 ông Trọng và Sinh Hùng đã dọn hành lang pháp lý, mở đường cho Trung Quốc có thể nhanh chóng, ngay lật tức đưa quân đội sang can thiệp vào Việt Nam bất cứ lúc nào trong tình huống có biến đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong những ngày đầu năm 2016, trong khi nội bộ cấp cao trong Đảng đang “đấu đá những phút cuối”, được sự “bật đèn xanh” qua các hành động lệ thuộc, hèn yếu của lãnh đạo cao nhất trong Đảng (Nguyễn Phú Trọng), Quốc hội Việt Nam (Nguyễn Sinh Hùng), Trung Quốc đã chớp cơ hội, tận dụng thời cơ thúc đẩy nhanh, mạnh mẽ các hoạt động khẳng định chủ quyền tại Biển Đông như: đưa Dàn khoan HD 981 vào Biển Đông gần sát thềm lục địa Việt Nam; chèn ép ngư dân Việt Nam; liên tục đưa máy bay dân sự ra thử nghiệm sân bay trên các đảo bồi đắp nhân tạo ở Biển Đông…. Chúng tôi được biết, theo kế hoạch dự kiến, phải đến quý II/2016, sau khi củng cố, giải quyết bài toán kinh tế, tài chính từ cú sốc phá giá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc mới đưa máy bay dân sự ra các đảo nhân tạo.

Mức độ “ủng hộ, giúp đỡ” của Trung Quốc trước Đại hội Đảng XII đã gia tăng đáng kể . Đặc biệt sau khi Đặc phái viên của ông Trọng gửi lời đề nghị chính thức lên Đại sứ Quán Trung Quốc, trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự “giúp đỡ” lên mức áp sát, răn đe quân sự trên không, đặt Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm cho an toàn bay với hàng loạt vụ việc máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng an toàn bay Việt Nam, buộc nhiều chuyến bay dân sự nội địa Việt Nam phải hủy chuyến, lỡ chuyến (thông tin trên đã được kiểm chứng tại các sân bay và các hãng hàng không của VN). Đáng chú ý, ông Trọng đã có ý kiến chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016. Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông.

Thực tế tại một báo cáo Tuyệt mật của Quân chủng Phòng không, không quân xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận, từ 1-8/1/2016, đã có tới 46 vụ máy bay Trung Quốc bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc). Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh. Và như vậy, hiện tại, TQ đã kiểm soát toàn bộ bầu trời của VN từ HN đến TPHCM.

Hiện nay, các tướng lĩnh quân đội, nhất là Quân chủng phòng không, không quân đang vô cùng bức xúc với chỉ đạo của ông Trọng do chỉ được theo dõi mà không được đưa máy bay chiến đấu áp sát máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận trên toàn lãnh thổ VN . Rất may cho Đảng và nhân dân Việt Nam, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Chính phủ đã kịp thời phản ứng thể hiện bản lĩnh, sáng suốt và kịp thời có các giải pháp ứng xử linh hoạt, phản ứng vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, nhanh chóng chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo đối Trung Quốc xâm phạm vùng an toàn bay do Việt Nam quản lý; đồng thời có hành động kiên quyết, mãnh mẽ khi quyết định đưa toàn bộ số tầu ngầm Kilo rời cảng Cam Ranh thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền trên Biển.

Thứ tư: Các ủy viên Trung ương Đảng phải làm gì?

Trên đây mới chỉ là một phần nhỏ thông tin mà chúng tôi được biết về tham vọng quyền lực, hành động cầu viện ngoại bang và một số hậu qủa của hành động phản bội tổ quốc, nhân nhân và phản bội Đảng của các ông lãnh đạo cao nhất trong Đảng, Quốc hội ta. Sự thật này không thể giấu kín mãi được, bạn đọc đều có thể tự kiểm chứng thông tin máy bay Trung Quốc hàng ngày cố tình vi phạm vùng an toàn bay Việt Nam quản lý qua các quan hệ đang công tác trong Quân chủng Phòng không, không quân. Do vậy, những Đảng viên chúng ta cần phải cùng góp tiếng nói, cùng lên án và đưa hành động phản quốc, cầu viện ngoại bang của các ông Trọng và Hùng ra công luận, ánh sáng.

Đặc biệt, ngay tại Hội nghị TW 14 này, mỗi ủy viên TW cần phải dùng cái tâm trong sáng, hết lòng vì tổ quốc, dân tộc, phát huy trí tuệ, đầy đủ dũng khí và bản lĩnh chính trị, nhanh nhạy nắm bắt đầy đủ thông tin đa chiều.v.v… để sáng suốt thể hiện quan điểm của mình trong lá phiếu tín nhiệm đối với 4 chức danh cao nhất của lãnh đạo Đảng, nhà nước. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang mong chờ một đất nước Việt Nam phát triển, độc lập tự chủ, tự cường, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, chứ không ai muốn một Việt Nam đi theo con đường nghèo hèn, “không chịu phát triển”, lệ thuộc và tự hủy hoại dân tộc mình đến mức phải cầu viện ngoại bang Trung Quốc để đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng.

@BaSam

“Bộ tứ quyền lực” bắt đầu lộ diện?

Dân Làm Báo

Hoàng Trần

11-1-2016

H1Hội nghị trung ương 14 của đảng CSVN vừa kết thúc ngày họp bàn đầu tiên. Trong 3 ngày mật nghị, 200 uỷ viên trung ương sẽ tham gia vào cuộc chiến quyền lực để chọn ra 4 người ngồi vào 4 chiếc ghế tứ trụ, gồm: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

Ngoại trừ chiếc ghế tổng bí thư vẫn còn đang tranh giành gay gắt, việc chia chác nhân sự cho 3 chiếc ghế còn lại dường như đã bắt đầu lộ diện.

Nếu như không xảy ra thêm bất cứ tình huống nào đột biến, đội hình “bộ tứ quyền lực” nhiều khả năng sẽ thuộc về: bộ trưởng CA Trần Đại Quang, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo đó, đội hình “tứ trụ” dự kiến được sắp xếp như sau:

Chủ tịch nước: Trần Đại Quang

Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân.

“Trường hợp đặc biệt”

Các thông tin rò rỉ ra bên ngoài cho thấy, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, sẽ là người duy nhất cho đến thời điểm này được ra tái cử theo diện “trường hợp đặc biệt”.

Nếu theo kịch bản này, 3 người còn lại là các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng sẽ buộc phải về hưu do quá tuổi.

Đây được cho là chủ đề gây tranh cãi dữ dội nhất trong nội bộ cộng sản hiện nay.

Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang đấu tranh quyết liệt để trở thành “trường hợp đặc biệt” thứ 2 ra tái cử.

Tuy nhiên, đồng minh thân cận của ông Trọng là chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ chấp nhận về hưu một khi ông Dũng cũng chịu rút lui.

Cả ông Dũng lẫn ông Sang đều là những đối thủ chính trị của nhau trong suốt những năm tháng đỉnh cao quyền lực.

Hội nghị lật đổ

Mối hận thù phe phái đã khiến cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư vẫn chưa thể ngã ngũ, trong khi đại hội đảng lần thứ 12 chỉ còn hơn một tuần nữa là khai mạc.

Thậm chí, diện “trường hợp đặc biệt” cũng không thể khiến cho ông Trọng vừng vàng hơn với chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 2. Bởi lẽ, ông Trọng có thể nắm được bộ chính trị, nhưng ông Dũng lại là người thâu tóm cả ban chấp hành trung ương.

Với quyền lực này, ông Dũng hoàn toàn có khả năng biến hội nghị trung ương 14 trở thành một cuộc lật đổ chính trị.

Đây cũng là kịch bản đã từng xảy ra năm 2011, khi tổng bí thư Lê Khả Phiêu bất ngờ bị lật đổ khi chỉ còn một ngày nữa là khai mạc đại hội đảng lần thứ 9.

Đại hội 12 chưa khai mạc nhưng đã trở nên tan nát khi chính các “đồng chí” cộng sản đang tự chém giết lẫn nhau.

Trọng, Sang hay Dũng lên vẫn là điều khó nói trước.

Một điều chắc chắn sẽ xảy ra: đại hội 12 sẽ là kỳ đại hội cuối cùng của đảng CSVN. Ai lên làm tổng bí thư thì cũng sẽ là tổng bí thư cuối cùng của đảng CSVN. Ngày cáo chung của chế độ CSVN đang đến gần hơn bao giờ hết.

___

RFA

Đã chốt xong thành phần nhân sự lãnh đạo VN?

11-1-2016

Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, có thể đảm nhận chức Chủ Tịch Nước. Photo: AFP

Những nguồn tin phát xuất từ Hà Nội cho biết Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giải quyết xong danh sách các ứng viên chính thức cho 4 chức vụ hàng đầu, là chức tổng bí thư, chức Chủ Tịch Nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

Nguồn tin riêng chưa thể kiểm chứng được cho đài chúng tôi biết đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ trong lúc chờ đợi Đại Hội XII chọn người thay thế. Chức Chủ Tịch Nước được trao cho người đang nắm giữ Bộ Công An Đại Tường Trần Đại Quang. Vai trò thủ tướng sẽ do ông Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh trách nhiệm của chủ tịch quốc hội.

Một nguồn tin khác nói rằng ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là người được nhiều phiếu ủng hộ nhất, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là người được ít phiếu nhất. Điều này trái ngược với dư luận Đài Á Châu Tự Do chúng tôi ghi nhận được trong những tuần lễ vừa qua, cho rằng trong 4 nhân vật lãnh đạo chủ chốt hiện nay, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng nhận được phần lớn sự ủng hộ của người dân, nếu ông Dũng được đề cử trong danh sách nhân sự ra tái cử trong khóa XII.

Ngay chính các nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng đưa ra nhận định tương tự, cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ứng viên sáng giá nhất cho vai trò Tổng Bí thư.

Hội nghị thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khai mạc ngày hôm nay tại Hà Nội, sẽ  kéo dài đến ngày 13 tháng 1 năm 2016.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng thời gian họp tuy không dài nhưng Hội nghị lần thứ 14 đặc biệt quan trọng với 2 nội dung chính cần được thảo luận bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và đề cử danh sách nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII.

Về việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, Hội nghị thứ 14 tập trung thảo luận thời cơ và thuận lợi cũng như khó khăn và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP, những tác động chính trị và an ninh quốc gia, đồng thời xem xét điều chỉnh chính sách theo đúng quy định pháp luật cho việc chính thức ký kết Hiệp định này.

Về việc chuẩn bị danh sách nhân sự chủ chốt khóa XII, ông Nguyễn Phú Trọng có nhấn mạnh đến việc xem xét và đề cử các trường hợp Ủy viên Trung ương “đặc biệt” khóa XI tái cử trong khóa XII.