Hướng dẫn cơ bản để bạn có thể tự xem tướng bàn tay

Những đường chỉ tay có thể nói lên số phận của bạn. (Ảnh: Wikihow)
Những đường chỉ tay có thể nói lên số phận của bạn. (Ảnh: Wikihow)
Từ những đường chỉ tay, có thể nhìn ra ưu khuyết điểm, quá khứ thậm chí là tương lai của chúng ta. Nghệ thuật xem chỉ tay còn được gọi là tướng bàn tay, đã hình thành ở Châu Á mấy trăm năm qua.Alexandre Đại đế và thầy của ông là nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristotle từng nói: “Những đường chỉ được viết vào bàn tay con người không có nguyên nhân nào cả. Nó nói lên tính cách và vận mệnh của chủ thể”.Các thầy thuốc của Hi Lạp cổ đại thậm chí còn dùng tướng bàn tay để chữa bệnh cho các bệnh nhân.

Mark Twain, Stephen Grover Cleveland, Thomas Alva Edison cũng tán thành với nghệ thuật xem tướng bàn tay, các danh nhân này cũng từng đến thăm và học hỏi thuật xem chỉ tay Ấn Độ của Cheiro.

Tuy nhiên, muốn hiểu được những đường chỉ tay, chúng ta không nhất thiết phải tìm đến một thầy bói hay chuyên gia, bạn có thể tự tham khảo những điều cơ bản trong bài viết này.

Để bắt đầu, bạn hãy mở rộng hai bàn tay ra.

Xem tướng bàn tay (Ảnh: Internet)(Ảnh: Internet)Nếu chỉ tay ở hai bàn tay khác nhau, điều này có nghĩa là bạn luôn cố gắng nỗ lực để thay đổi bản thân.

Hãy xem đến bàn tay thuận của bạn, tìm đường tâm đạo, đường trí đạo, đường sinh đạo, đường sự nghiệp.

Xem tướng bàn tay (Ảnh: Internet)Xem tướng bàn tay: các đường chính trên tay (Ảnh: Internet)
Trước tiên hãy xem đường tâm đạo hay còn gọi là đường tình cảm đường tình duyên:

Xem tướng bàn tay (Ảnh: Internet)Xem tướng bàn tay: đường tâm đạo (Ảnh: Internet)

  1. Nếu đường chỉ tay từ bên cạnh kéo dài đến dưới ngón trỏ: Bạn rất hài lòng với cuộc sống tình cảm hiện tại.
  2. Nếu đường chỉ tay từ bên cạnh nối đến dưới ngón giữa: Bạn là người khá ích kỷ trong tình yêu.
  3. Nếu đường chỉ tay từ bên cạnh kéo dài đến giữa và dừng lại ở chính giữa ngón: Bạn dễ dàng sa vào lưới tình.
  4. Đường chỉ tay thẳng và ngắn: Bạn không phải là một người lãng mạn.
  5. Đường chỉ tay sát với các ngón tay: Bạn là người vô cùng nhiệt tình, nhưng đôi khi rất hay đố kị người khác.
  6. Đường chỉ tay vắt ngang lòng bàn tay: Bạn rất biết cách che giấu suy nghĩ và cảm xúc.
  7. Đường chỉ tay giao với đường sinh đạo: Bạn dễ bị tổn thương trong chuyện tình cảm.
  8. Đường chỉ tay hướng lên phía ngón trỏ: Bạn chính là một kẻ si tình ngốc nghếch.
  9. Đường chỉ tay song song với đường trí đạo: Bạn rất giỏi trong việc khống chế những suy nghĩ của mình.
  10. Đường chỉ tay lượn sóng: Bạn là người có sức lôi cuốn với người khác giới, nhưng lại thiếu mất một tình yêu chân thành.
  11. Đường tâm đạo đứt đoạn: Hẳn là bạn đã trải qua một cuộc tình khắc cốt ghi tâm.
  12.  Đường chỉ tay kéo dài: Bạn chính là một lãng tử, bạn khó mà có tình cảm thật lòng với ai đó.

Tiếp theo là đường trí đạo hay còn gọi là đường trí tuệ, đường học hành, công danh:

(Ảnh: Internet)Xem tướng bàn tay: đường trí đạo (Ảnh: Internet)

  1. Đường trí đạo hơi ngắn: Bạn thích đạt được thành tựu thực chất.
  2. Đường trí đạo thẳng và nằm ngang lòng bàn tay: Bạn là một nhà tư tưởng có logic.
  3. Đường trí đạo lượn sóng hoặc gấp khúc: Bạn không có sự chú tâm, luôn mơ tưởng, bay bổng.
  4. Đường trí đạo vòng hướng xuống dưới: Bạn là người rất sáng tạo, hơn nữa rất được người khác tín nhiệm.
  5. Đường trí đạo tách ra từ đường sinh đạo: Bạn ưa mạo hiểm và luôn thích thú khám phá những đồ vật mới lạ.
  6. Phía trên có những vòng tròn nhỏ: Bạn từng trải qua rất nhiều nguy cơ về tình cảm.
  7. Có nhiều giao điểm: Luôn đưa ra được những quyết định quan trọng.

Bây giờ hãy xem đến đường sinh đạo của bạn nhé (còn gọi là đường sống hoặc đường đời)!

(Ảnh: Internet)Xem tướng bàn tay: đường sinh đạo (Ảnh: Internet)

  1. Đường sinh đạo thô và sâu: Bạn luôn có yêu cầu và theo đuổi đối với cuộc sống.
  2. Đường sinh đạo nông và nhạt: Bạn không phải là mẫu người lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết.
  3. Đường sinh đạo ngoằn ngoèo: Đường sinh đạo của bạn càng cong, chứng tỏ ý trí của bạn càng kiên cường.
  4. Đường sinh đạo càng thẳng: Chứng tỏ bạn càng thận trọng.
  5. Đường sinh đạo đứt đoạn: Trong cuộc sống của bạn có thể xảy ra nhiều biến động lớn.
  6. Đường sinh đạo có nhiều vòng tròn nhỏ: Có thể bạn thường xuyên phải nằm viện hoặc bị thương.
  7. Bạn có nhiều đường sinh đạo: Bạn đúng là một người vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát.

Cuối cùng hãy cùng xem đường sự nghiệp, công danh của bạn:

(Ảnh: Internet)Xem tướng bàn tay: đường sự nghiệp công danh (Ảnh: Internet)

  1. Đường sự nghiệp rõ và thẳng: Thể hiện bạn có một công việc và cuộc sống rất rõ ràng.
  2. Đường sự nghiệp nhạt nhòa: Bạn không hài lòng với công việc hiện tại.
  3. Đường sự nghiệp có nhiều đường cắt qua: Sự nghiệp của bạn khá bấp bênh, lúc lên lúc xuống.
  4. Đường sự nghiệp cắt đường sinh đạo: Bạn là người độc lập và có trí tiến thủ.
  5. Đường sự nghiệp từ giữa kết hợp với đường sinh mệnh: Bạn luôn biết hi sinh bản thân để giúp đỡ người khác.
  6. Đường sự nghiệp từ ngón cái đi qua đường sinh mệnh: Bạn luôn nhận được sự ủng hộ hết mình của bạn bè và người thân.

Vậy là thông qua 4 đường cơ bản, bạn đã có thể dự đoán về tính cách và con đường tương lai của mình. Dù sao đi nữa, hãy luôn nhớ rằng “vận mệnh nằm trong tay bạn” đều đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Thông qua hành vi, tu tâm tính, làm điều tốt, một người có thể cải biến rất nhiều vận mệnh của bản thân.

Theo Meirihaowen
Biên dịch Quỳnh Chi

Bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan

Bà Thái Anh Văn thắng cử, nay trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan.

Đài Loan, Thái Anh Văn, Mã Anh Cửu, bầu cử, chiến thắng áp đảo, phiếu bầu, DPP,KMT

Bà Thái, 59 tuổi, là đại diện của Dân Tiến Đảng (DPP) vốn chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc.

Tuy bà chưa tỏ rõ quan điểm nhưng các phe đối lập nói quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà không thừa nhận chính sách “một Trung Quốc”.

Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và đe dọa sẽ dùng vũ lực để lấy lại nếu cần.

Ông Chu Lập Luân (Eric Chu) ứng viên của Quốc Dân Đảng đương quyền đã thừa nhận thất bại.

Ông Chu đã chúc mừng bà Thái và tuyên bố ông rời khỏi chức vụ lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Thủ tướng Đài Loan Mao Trị Quốc cũng từ chức.

Kỳ bầu cử diễn ra chỉ vài tháng sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các lãnh đạo của Đài Loan và Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn không thừa nhận chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh và chủ trương Đài Loan độc lập

Tuy nhiên, tại Đài Loan thì cả vấn đề kinh tế lẫn mối quan hệ với Bắc Kinh đều đóng vai trò quan trọng, tác động tới lựa chọn của cử tri, phóng viên chúng tôi nói.

Quốc Dân Đảng đã nắm quyền hầu hết thời gian suốt 70 năm qua và đã có những cải thiện trong quan hệ với Bắc Kinh. Chiến thắng của bà Thái lần này mới chỉ là chiến thắng lần thứ hai của Dân Tiến Đảng.

Trước đó là chiến thắng của ông Trần Thủy Biền, người theo đường lối Đài Loan độc lập – trong thời gian ông Trần làm tổng thống, từ 2000 đến 2008, căng thẳng dâng cao trong quan hệ với Trung Quốc.

Bà Thái nói bà muốn “duy trì trạng thái hiện thời” với Trung Quốc.

Bà trở thành chủ tịch Dân Tiến Đảng vào năm 2008, sau khi đảng này đối diện với một loạt các cáo buộc tham nhũng.

Quốc Dân Đảng đang đứng trước nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử bị mất đa số ghế trong Quốc hội

Bà đã thua trong cuộc tranh cử tổng thống hồi 2012 nhưng sau đó đã dẫn dắt đảng giành được chiến thắng trong các kỳ bầu cử địa phương. Bà giành được ngày càng nhiều sự ủng hộ từ công chúng, một phần nhờ vào sự không hài lòng rộng khắp của người dân đối với cách thức Quốc Dân Đảng và Tổng thống Mã Anh Cửu xử lý kinh tế, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Cuộc bầu cử hôm thứ Bảy diễn ra sau cuộc họp lịch sử giữa Tổng thống Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore hồi tháng Mười Một để có các cuộc thảo luận mang tính biểu tượng – là lần gặp gỡ đầu tiên sau hơn 60 năm qua.

Ông Chu Lập Luân, 54 tuổi, là thị trưởng thành phố Tân Đài Bắc (New Taipei City) và đã trở thành chủ tịch đảng hồi tháng Mười.

Quốc Dân Đảng nay đang có nguy cơ lần đầu tiên trong lịch sử bị mất đa số ghế trong Quốc hội.

@bbc

Dũng hay Trọng?

Ngô Nhân Dụng / Nguoiviet

Dũng hay Trọng cũng thế thôi. Đó là ý kiến của dân Hà Nội, tiêu biểu là Tiến Sĩ Nguyễn Quang A. Ông Nguyễn Quang A viết rằng người dân “không thể ủng hộ bất cứ kẻ nào có thái độ và việc làm nhằm duy trì chế độ độc tài, làm tay sai bán nước; … cũng không thể ủng hộ bọn tham nhũng, trục lợi.” (hai bọn này rất có thể (chỉ) là một). Nói đến các lãnh tụ Cộng Sản bây giờ là người dân nghĩ ngay tới những chữ độc tài, đàn áp dân lành, tay sai Trung Cộng, tham nhũng, trục lợi… Các lãnh tụ Cộng Sản giành giật cái ghế, anh nào cướp được sẽ có quyền độc tài, làm tay sai cho Trung Cộng, được cơ hội tham nhũng, trục lợi nhiều hơn anh kia. Đối với người dân ngoại cuộc thì, cứ mặc kệ cho họ “choảng nhau,” (choảng nhau là tiếng Hà Nội, Nguyễn Quang A viết).

Ông Nguyễn Quang A đề nghị, những trận đòn bẩn thỉu của các lãnh tụ đảng đánh nhau là dịp cho chúng ta nhắc nhở mọi người, kể cả các đảng viên Cộng Sản, thấy rõ nó “khốn nạn” – đáng ghê tởm. Quan trọng hơn, nên giúp mọi người thấy rõ “nguyên nhân của hiện tượng này” là tình trạng “độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Độc quyền chính trị của một đảng làm cho cả nước phải chứng kiến các lãnh tụ phun máu vào mặt nhau. Cảnh giành giật bẩn thỉu này không chỉ diễn ra ở cấp cao nhất. Từ tỉnh, huyện đến xã đều như vậy, người dân phải thở không khí ô uế đó hơn nửa thế kỷ nay rồi. Trước đây những cuộc giành giật giữ được tương đối kín đáo vì đảng cộng sản có thể làm lén lút khi đã kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Thời đại Internet đã thay đổi tất cả. Cho nên những thủ đoạn ô uế được trưng bầy công khai.

Nhưng tội làm ô uế môi trường chính trị còn là một tội nhẹ. Cái tội lớn nhất của đảng Cộng Sản là, từ hơn nửa thế kỷ qua, là cản trở không cho nước Việt Nam tiến bộ, vì họ độc chiếm quyền hành chính trị. Độc quyền chính trị làm cho kinh tế khó phát triển. Đó là một bài học chung của nhân loại trong mấy thế kỷ vừa qua. Tất cả các nước kinh tế phồn thịnh đều sống trong chế độ tự do dân chủ. Các nước độc tài thì trước sau kinh tế cũng tắc nghẽn. Giữa các nước cùng gốc La Tinh, những nước dân chủ như Pháp, Ý giầu hơn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha độc tài. Kinh tế Tây Đức vượt xa Đông Đức dù cùng một tiếng nói, cùng một văn hóa, cũng vì chế độ chính trị. Nước Việt Nam thua kém lân bang, đặc biệt là thua những nước có cùng một truyền thống văn hóa Á Đông, từ Nhật Bản, Nam Hàn, Hồng Kông, Đài Loan, cho tới Singapore. Tất cả chỉ vì chế độ Cộng Sản.

Tại sao chế độ chính trị ảnh hưởng tới phát triển kinh tế như vậy? Chúng ta có thể coi một thí dụ cụ thể, do hai nhà kinh tế Daron Acemoglu và James Robinson kể trong cuốn “Tại sao các nước thất bại: Nguyên nhân của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó” (Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty).

Từ chương đầu cuốn sách, Acemoglu và Robinson đã so sánh hai quốc gia nằm sát bên nhau là Mexico và Hoa Kỳ. Dân Mexico nổi lên giành độc lập hơn 40 năm sau dân Mỹ. Nhưng kinh tế Mỹ đã phát triển lên hàng nhất thế giới, còn Mexico chịu nghèo nàn cho tới bây giờ. Nguyên nhân lớn nhất là dân Mỹ đã thí nghiệm lập ra các định chế chính trị dân chủ ngay từ thế kỷ 17, trước khi độc lập, còn dân Mexico thì đến thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu, nhưng vẫn còn bị trói buộc trong một truyền thống “cát cứ, bóc lột” do người Tây Ban Nha lập ra từ thế kỷ 16.

Những di dân từ Anh tới thuộc địa Mỹ Châu may mắn vì họ được sống trong những vùng đất rộng mênh mông, nếu không ưng ý ai cũng có thể đi tìm nơi khác lập nghiệp. Nhờ thế họ không bị lệ thuộc vào các quan chức triều đình cũng như các đại địa chủ nắm quyền. Quan quân của vua Anh không nô lệ hóa được thổ dân (Da Đỏ). Thổ dân Mexico thì vốn đã bị bóc lột từ trước khi người Châu Âu tới. Sau, họ tiếp tục phải làm việc như nô lệ vì giới quý tộc của họ bị người Tây Ban Nha khuất phục. Chế độ bóc lột đó tiếp tục đối với cả người Tây Ban Nha di cư; trở thành một định chế “cát cứ và bóc lột” tồn tại cho đến gần đây.

Tại Bắc Mỹ, tình hình khác hẳn. Từ đầu thế kỷ 17, dân định cư ở Maryland, Virginia đã đòi được quyền họp các nghị viện phản ảnh ý kiến của dân. Sang thế kỷ 18 đến lượt dân South Carolina cũng giành được quyền tham dự vào việc cai trị, tước bỏ đặc quyền của các đại địa chủ, nửa thế kỷ trước khi nước Mỹ tuyên bố độc lập.

Đầu thế kỷ 19, khi vua Tây Ban Nha bị quân Pháp lật đổ, một nhóm người đã đứng ra ban bố Hiến pháp Cádiz, trao quyền chính trị cho dân. Nhân cơ hội đó, giới quý tộc ở Mexico cũng lật đổ các quan chức Tây Ban Nha. Cuộc cách mạng do Miguel Hidalgo lãnh đạo; nhưng ông ta lại chống Hiến Pháp Cádiz, không cho phép người dân thường được tham dự vào chính trị. (Việc lập tượng cho Miguel Hidalgo ở công viên Mile Square, quận Cam làm nhiều người gốc Mexico ngạc nhiên, vì ông ta vốn chống lại chế độ dân chủ!) Giới quý tộc tiếp tục thao túng, không thiết lập các định chế dân chủ cho dân quyền tham dự việc chính trị. Vì thế, suốt hai, ba thế kỷ, kinh tế Mexico không thể phát triển như nước Mỹ.

Acemoglu và Robinson nêu lên những thí dụ rất cụ thể. Một người Mỹ có sáng chế nào sẽ được trao “tác quyền” (patent), có thể lập một xí nghiệp khai thác sáng kiến của mình. Không có tiền, có thể đi vay các ngân hàng. Trong đầu thế kỷ 19, phần lớn các “patent” ở nước Mỹ là do những người dân tầm thường làm ra, họ chỉ học đến tiểu học hay không được đi học (Edison là con thứ bẩy của một gia đình nghèo, đã được công nhận 1,093 tác quyền, ông lập ra công ty General Electric). Những doanh nhân này vay vốn dễ dàng vì có nhiều ngân hàng. Năm 1818 nước Mỹ có 338 ngân hàng, năm 1914 có 27,864 ngân hàng! Các ngân hàng Mỹ chiều khách vì họ cạnh tranh ráo riết, người vay trả lãi suất thấp, dễ kinh doanh hơn. Ở Mexico năm 1910 mới có 42 ngân hàng; trong đó hai ngân hàng lớn chiếm 60%, gần như chiếm độc quyền!

Tại sao nước Mỹ có những cơ hội thuận lợi cho doanh nhân như vậy? Acemoglu và Robinson giải thích là nhờ chế độ dân chủ. Người cầm quyền đặt ra luật lệ bảo đảm patent, tác quyền phải được tôn trọng. Họ đặt ra luật lệ buộc các xí nghiệp và ngân hàng phải cạnh tranh công khai, thẳng thắn. Tại sao các nhà chính trị lại hành động như vậy? Vì nếu họ làm ngược lại thì sẽ thất cử! Chế độ tự do dân chủ đã thiết lập các định chế bảo đảm tài sản (trong đó có quyền sở hữu trí tuệ) và bảo đảm cạnh tranh tự do. Đó là nguyên nhân khiến nước Mỹ tiến nhanh hơn Mexico!

Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản chiếm độc quyền cai trị từ thập niên 1940 đến nay. Các đảng viên được ưu đãi, ai muốn thăng tiến trong xã hội thì phải vào đảng. Đảng độc quyền kinh doanh, độc quyền ngân hàng, độc quyền cả văn hóa, thông tin. Thiếu những định chế dân chủ, kinh tế phải đi theo đường Mexico, không thể làm như dân Mỹ.

Sau đại hội thứ 12 của đảng Cộng Sản, dù Dũng ăn tươi Trọng hay Trọng làm thịt Dũng, thì Cộng Sản vẫn là Cộng Sản! Cho nên, Dũng hay Trọng cũng thế thôi. Người dân Việt Nam không trông chờ gì ở kết quả “bàu bán” trong đảng Cộng Sản. Ngược lại, như ông Nguyễn Quang A đề nghị, mọi người Việt Nam nên nhân các cuộc bầu cử Quốc Hội và hội đồng nhân dân sắp tới, “Chuẩn bị ứng cử, giám sát, phê phán, phản đối, chống mọi việc làm cướp quyền của nhân dân.” Đó là cuộc cách mạng thế kỷ 21, để sau cùng có thể xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản. Hết Cộng Sản nước Việt Nam mới tiến được.

 

Lê Công Định: KÝ SỰ TRÌNH DIỆN THÁNG 1/2016

Lê Công Định
Sáng ngày 14/1/2016 tôi đến trụ sở Công an phường trình diện theo định kỳ. Bên công an chỉ có hai người, một từ Công an TPHCM và một từ Bộ Công an. Bên Ủy ban nhân dân phường vẫn anh cán bộ phụ trách tư pháp lập biên bản buổi làm việc như thường lệ.
Tôi hỏi vì sao cô Phó Chủ tịch phường kiều diễm không đến dự, các anh cho biết: “Chị ấy đi tập huấn cuối năm, các lãnh đạo phường đều đi cả.” Tôi buồn rầu đáp: “Lẽ ra cô nàng nên ở đây tập huấn cho tôi thì hơn, tôi cũng cần tập huấn,” rồi thầm nghĩ: “Tôi và nàng nên “tập huấn” nhau từ từ là vừa rồi!” Mọi người đều cười, vì lời đáp của tôi, chứ không phải vì ý nghĩ thầm kín đen tối ấy.
Mở đầu, một anh an ninh nói: “Hôm nay chưa phải là buổi trình diện cuối cùng của anh, vì ngày 5/2/2016 chúng tôi dự định gặp anh chính thức một lần nữa để trao quyết định kết thúc quản chế của Cơ quan thi hành án cho anh. Những buổi làm việc thế này chúng tôi rất vui được nghe lời góp ý thẳng thắn của anh về các vấn đề pháp luật, kinh tế và xã hội. Hy vọng trong tương lai anh vẫn tiếp tục đóng góp như vậy.”
Tôi cám ơn thiện ý của các anh và bày tỏ ý muốn duy trì mối quan hệ với chính quyền để đôi bên có cơ hội thông hiểu nhau nhiều hơn. Một anh nói: “Chúng ta sẽ gặp nhau như những người bạn và trò chuyện thoải mái hơn bây giờ, dù có thể vẫn còn nhiều khác biệt.” Tôi tán thành suy nghĩ đó của anh.
Anh khác nói: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ anh trong công việc sau này và nếu anh có bất cứ yêu cầu nào, hãy cho chúng tôi biết. Anh trở lại công việc tư vấn luật chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước và doanh nghiệp. Hy vọng khi nào chính quyền cần anh góp ý hoặc tư vấn các vấn đề pháp lý, anh sẽ vui lòng cộng tác.” Tôi trả lời: “Thật sự tôi vui mừng vì đề nghị này của anh và tôi sẽ quay lại nghề luật sư dù không còn chứng chỉ hành nghề nữa.”
Anh ấy nói tiếp: “Chúng tôi sẽ giúp nếu anh chú tâm làm việc mà không dính dáng đến các hoạt động chính trị. Anh nên nghĩ đến mẹ già và các con thơ của anh nhiều hơn. Họ cần anh, còn chính trị không có lợi cho cuộc sống của anh hiện tại. Tốt hơn hết chỉ tập trung vào nghề nghiệp chuyên môn của anh thôi. Đây là lời góp ý chân thành của chúng tôi.”
Anh khác bảo: “Anh nên lấy trường hợp anh Nguyễn Văn Đài làm gương nếu còn ý định hoạt động chính trị. Đừng nghĩ rằng ai từng đi tù thì sẽ không bị bắt lại. Anh phải biết cân nhắc, vào trong đó chẳng làm được gì đâu. Nhân tiện, anh nghĩ gì về vụ anh Đài mới đây? Chúng tôi thấy anh kêu gọi trả tự do cho anh Đài nhiệt thành lắm.”
Tôi đáp: “Tôi thực sự ngạc nhiên về việc bắt lại anh Nguyễn Văn Đài theo Điều 88 của Bộ luật hình sự. Các bài viết trên facebook và nội dung trả lời phỏng vấn của anh Đài rất ôn hòa và không thể bị xem là tuyên truyền chống nhà nước. So với nhiều tiếng nói thẳng thắn công khai trên các phương tiện truyền thông gần đây, anh Đài luôn tỏ thái độ nhẹ nhàng hơn. Nếu anh ấy bị bắt theo Điều 79 về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, thì trước khi bình luận tôi cần xem tài liệu thu thập và kết quả điều tra của cơ quan an ninh. Còn đối với Điều 88, tôi có thể nói ngay rằng quan điểm ôn hòa mà anh ấy trình bày không thể cấu thành hành vi vi phạm luật. Tôi còn nghĩ anh ấy bị bắt vì lý do nào khác, chứ thực ra Điều 88 chỉ là cái cớ.”
Các anh an ninh trả lời: “Chúng tôi cũng như anh đều chưa xem tài liệu thu thập và kết quả điều tra của cơ quan an ninh để khẳng định điều gì, nhưng biết đâu do anh Đài tổ chức các lớp học truyền bá tư tưởng chống nhà nước cho các học viên tham dự, nên cơ quan an ninh đã có đủ bằng chứng trước khi quyết định bắt (?)” Tôi cắt ngang: “Tôi và mọi người đều mong cơ quan an ninh công bố các bằng chứng thật để dư luận đánh giá, và cho đến lúc đó, tôi vẫn nhận định rằng đây là sự bắt giữ tùy tiện.”
Một anh chuyển sang vấn đề ngược đãi anh Trần Huỳnh Duy Thức trong tù, hỏi tôi rằng: “Anh lấy thông tin về sự ngược đãi đó ở đâu?” Tôi bảo: “Từ facebook mang tên Trần Huỳnh Duy Thức của gia đình anh ấy.” Anh an ninh giải thích: “Chúng tôi nghe nói ở trong tù anh Thức muốn viết một bản góp ý về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội nhân sự kiện Đại hội Đảng sắp tới, nhưng giám thị trại giam từ chối, vì cho rằng anh Thức chỉ có thể góp ý về tình hình trong trại giam mà thôi, chứ chuyện Đại hội Đảng thì một phạm nhân không có quyền góp ý. Thế là anh Thức phản ứng, cho rằng như vậy là vi phạm nhân quyền, khiến đôi bên căng thẳng. Tuy nhiên anh Thức vẫn được tạo điều kiện gặp gỡ gia đình bình thường hàng tháng, và không có sự ngược đãi nào như anh phản đối!”
Tôi nhận xét: “Anh nói sao thì tôi hay vậy, vì chẳng có gì công khai, nhất là trong môi trường trại giam ở Việt Nam. Tôi nghĩ anh Thức đã phản ứng đúng, nếu quả thật như thế, và có lẽ ông giám thị trại giam đã áp đặt những biện pháp ngược đãi sau khi anh Thức tỏ thái độ chống lại. Tất nhiên ông ta chẳng bao giờ thừa nhận việc đó. Tôi luôn tin tưởng và ủng hộ mọi điều anh Thức làm.”
Anh an ninh chuyển đề tài, hỏi một câu giống ở các buổi trình diện trước đó: “Anh có nghe dư luận thế nào về nhân sự Đại hội Đảng sắp tới không?” Tôi trả lời: “Tất cả thông tin về nhân sự đều chỉ là đồn đoán. Tôi đã nêu rõ quan điểm của mình rằng đó là việc của các đảng viên cộng sản, vì người dân chẳng có quyền lựa chọn nào ở đây. Nó hoàn toàn khác và trái với các cuộc bầu cử dân chủ thông thường.”
Anh ấy hỏi tiếp: “Nhưng theo anh nghĩ ai là nhà lãnh đạo xứng đáng nhất?” Tôi đáp: “Thật khó nói vì tôi chẳng có quyền lựa chọn, vả lại cũng chẳng ai xứng đáng làm lãnh đạo quốc gia, nhưng anh hỏi thì tôi nêu ý kiến của mình. Giữa những gương mặt lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi trội và phù hợp với tình hình đất nước hiện nay hơn cả.” Anh an ninh quay sang anh cán bộ phụ trách tư pháp ra dấu đề nghị ghi ý kiến này của tôi vào biên bản.
Buổi làm việc kết thúc sớm hơn thường lệ. Cánh cửa hé mở, anh cảnh sát khu vực bước vào cười chúc mừng tôi: “Sắp hết quản chế, nên chắc hết bị “khủng bố” hả anh?” Ý anh ấy nhắc đến cách tôi gọi đoàn kiểm tra nhân khẩu vào nhà tôi ban đêm cách đó gần hai tuần lễ. Tôi bật cười: “Anh xem facebook của tôi cẩn thận quá!” Anh ấy trề môi: “Chúng tôi kiểm tra nhân khẩu cả khu chung cư theo đợt mà anh bảo là khủng bố (!)” Tôi đáp: “Tôi mong sau này không đến nỗi bị khủng bố như thế nữa!”
Ngày 5/2/2016 tôi sẽ đến phường trình diện lần cuối, loạt ký sự này còn một kỳ nữa cũng kết thúc, mong hôm đó cô nàng Phó Chủ tịch sẽ đến dự, mang ngọn gió xuân và chút hương hoa cho ngày gần cuối năm âm lịch. Những mong nàng cũng sẽ cùng bàn chương trình “tập huấn” với tôi sau này. Biết đâu trong tương lai tôi sẽ lại cho ra đời loạt bài “tập huấn ký sự” có nhiều pha mùi mẫn, cả những màn lâm ly bi đát, và sẽ không còn cảnh hỏi đáp, mà thay vào đó là những lời oanh vàng thỏ thẻ trao qua gửi lại, lãng mạn hơn chăng? Thỏ, hãy đợi đấy!

Ngã ba đường của Đại Hội 12