Lượm lặt tin 16-01-2016

Kiếm triệu đô từ rong nho

Kiếm triệu đô từ rong nho

Trong bữa ăn của người Nhật không thể thiếu một món ăn có tên “umi budou” có nghĩa là “nho biển” là một loại rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ trồng được tại khu vực Okinawa nên có giá không hề rẻ.

Thấy được tiềm năng của loại thực phẩm này, ông Lê Bền – một chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đá granit, đã nhiều lần thử nghiệm nuôi trồng và đến năm 2006, Công ty Trí Tín của ông đã có những lô nho biển đầu tiên xuất sang Nhật.

Rong nho Made in Vietnam đã vượt qua tiêu chuẩn kiểm định thực phẩm FDA của Mỹ

Từ món ăn nhiều dinh dưỡng…

Rong nho có nguồn gốc từ Philippines, du nhập sang Nhật vào những năm 1986 với hình dáng căng mọng. Rong nho có vị mặn nhẹ, lạ miệng, giàu Vitamin A, E, khoáng chất… Đây được xem là một loại dược liệu quý, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Nhật Bản tiêu thụ rong nho rộng rãi và phổ biến nhất, nhưng do là đất nước hàn đới nên chỉ trồng được loại rong này tại vùng Okinawa. Việt Nam là đất nước nhiệt đới với vùng biển miền Trung nói chung và thị xã Ninh Hòa ở Khánh Hòa nói riêng, rất phù hợp với việc nuôi trồng rong nho – anh Lê Minh Trí, đại diện Công ty Trí Tín chia sẻ.

Ông Bền, từ ngày “bén duyên” với rong nho, nhận thấy giá trị kinh tế của sản vật này cao và ít rủi ro hơn so với nuôi thủy sản, mà lợi nhuận lại tốt hơn nhiều so với việc kinh doanh đá, đã quyết tâm tập trung đầu tư nuôi trồng loài thực vật này. Anh Lê Minh Trí – con trai ông Lê Bền cũng đã đã từ bỏ một công việc kiến trúc sư ở TP.HCM để về quê “tiếp tay” cho cha..

“Từ 200gr giống, cha tôi chia nhỏ ra nhiều mẫu để nuôi trong bể kính nhỏ. Những mẫu thành công, ông mới phân tích về nước, độ mặn, dưỡng chất trong đất để xác định môi trường sống của loại rong này”, anh Trí nhớ lại.

Rong nho trồng tại Việt Nam chỉ sau 20 ngày đã đạt được chiều dài 10-20 cm, so với chỉ 6-7 cm nếu trồng ở Nhật. Hiện nay với phương pháp của ông Bền, rong nho Made in Vietnam trồng 15-20 ngày là đã có thể thu hoạch với năng suất khoảng 30-40 tấn/ha/năm, cao gấp đôi so với Nhật.

Bí quyết của gia đình anh Trí là trồng rong nho trên khay nhựa chứ không trồng tiếp đáy như ở Okinawa. Bởi trong đất, bên cạnh những chất dinh dưỡng có lợi, vẫn hiện diện tạp chất không tốt. Rong trồng tiếp đáy sẽ hấp thu cả dưỡng chất lẫn tạp chất nên chất lượng bị ảnh hưởng. Sử dụng khay nhựa chứa mùn, chất dinh dưỡng chìm dưới nước, vẫn giữ được chất lượng rong tốt. Ngoài ra, việc trồng trên khay cũng dễ thu hoạch, lại tiết kiệm được nhiều chi phí khai thác. “Chi phí có thể thấp hơn đến 10 lần so với cách trồng của Okinawa”, ông Bền cho biết.

Tại một số khu vực nuôi trồng, rong nho của Trí Tín còn được trồng trong các túi nilon thả trong nước hoặc trồng ở các bể bê tông. Sau khi thành công, ông Bền đã tổ chức nhiều buổi hướng dẫn người dân trong vùng cách trồng rong nho.

…đến sản phẩm “made in Vietnam” tiêu chuẩn thế giới

Năm 2008, nhận được hỗi trợ của Tổ chức GCF (Đan Mạch), Công ty Trí Tín của ông Bền đã đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở nuôi trồng để có thể cung cấp rong nho đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuẩn thế giới. Đến năm 2009, rong nho của Trí Tín (Tritin Seagrapes) đã được QMS cấp chứng nhận HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.

Sản phẩm rong nho Trí Tín doanhnhansaigon
Rong nho “made in Vietnam” Trí Tín

Mỗi năm, Trí Tín xuất sang thị trường Nhật 7-10 tấn rong nho. Loại rong này đã vượt qua tiêu chuẩn kiểm định thực phẩm FDA của Mỹ, nên cũng đã có mặt tại thị trường này. Ngoài ra, rong nho Made in Vietnam còn có mặt ở Đức, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore. Sắp tới, Trí Tín đang nhắm đến thị trường Hàn Quốc.

“Giá xuất khẩu hiện nay công ty bán ra nước ngoài khoảng từ 8-10 USD/kg. Nếu bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm… thì có thể lên 18-20 USD/kg. Mức này vẫn khá thấp, bởi giá rong nho tại một số thị trường là 60-100 USD/kg tùy loại’’, anh Trí cho hay. Để tiện cho việc vận chuyển và nâng cao thời gian sử dụng, ông Bền còn nghiên cứu đưa ra sản phẩm rong tách nước.

Nhận thấy 5 ha canh tác rong nho hiện tại của Trí Tín không đủ để phục vụ thị trường, Công ty đã liên kết bao tiêu và quản lý nghiêm ngặt về chất lượng với một số hộ dân. 80% sản phẩm của Trí Tín hiện cung ứng cho thị trường nước ngoài. Còn giá bán lẻ rong nho của công ty ở trong nước là khoảng 200.000 đồng/kg tùy loại.

Với thế mạnh về nền kinh tế biển, việc phát triển mô hình nuối trồng rong nho đã mở ra một hướng đi mới trong canh tác nuôi trồng tại Việt Nam. Mặt khác, người dân cũng ít phải chịu rủi ro khi trồng rong nho do sản vật này “dễ chịu” hơn thủy hải sản.

—————————-

Ẩm thực Việt dưới mắt Tracey Lister

Ẩm thực Việt dưới mắt Tracey Lister

Bà Tracey Lister và chồng – ông Andreas Pohl

Trong số các tác giả nước ngoài viết sách về ẩm thực Việt, bà Tracey Lister là người rất thành công.

Năm 2008, cùng với chồng là ông Andreas Pohl, bà đã xuất bản cuốn Koto: A Culinary Adventure Through Vietnam (Koto: Hành trình ẩm thực xuyên Việt) bán được 10.000 bản, năm 2014 họ cùng thực hiện hai tập sách Ẩm thực đường phố Việt Nam (Vietnamese Street Food) và Nấu ăn Việt Nam thứ thiệt (Real Vietnamese Cooking) cũng bán rất chạy. Tracey Lister đã trải lòng về tình yêu dành cho ẩm thực Việt trong cuộc trò chuyện với cây bút Sarah Turner của trang mạng du lịch Travelfish.

Theo Tracey Lister, sự ưa thích dành cho ẩm thực Việt đang phát triển mạnh bởi “người ta luôn tìm kiếm cái mới khi đã rành rẽ những gì quen thuộc” – nhiều người đã tìm đến ẩm thực Việt vì những nét khác biệt của nó so với ẩm thực Thái Lan vốn được biết đến rộng rãi lâu nay. Cũng vậy, ẩm thực đường phố ở Việt Nam cũng đang trở nên phổ biến hơn; Việt Nam đã nổi tiếng với ẩm thực đường phố và “những người Việt rời quê hương sau 1975 bắt đầu thực hiện những công việc thú vị (về ẩm thực) đó ở nước ngoài”.

“Đó là nghệ thuật bếp núc rất lịch lãm, tinh tế, phụ thuộc vào thảo mộc và lành mạnh đáng kinh ngạc – đúng vậy, hầu hết các món ăn Việt đều như thế. Về mặt lịch lãm của ẩm thực Việt, tôi muốn nói (các món ăn) chỉ có vài thứ gia vị nhưng các loại gia vị kết hợp với nhau tuyệt đẹp. Nhiều người nhầm lẫn điều này và nghĩ rằng ít gia vị như vậy thì chẳng có gì tinh tế, thế nhưng không có gì ẩn giấu phía sau cách nấu nướng ấy.

Món ăn Thái phức tạp hơn, phải chế biến công phu hơn, dùng nhiều nước cốt dừa, ớt và sả. Nếu như món gỏi đu đủ xanh ăn ở Thái Lan khiến miệng bạn như muốn nổ tung thì món gỏi ấy ở Việt Nam dịu dàng hơn: bạn có thể nếm từng loại vị ngon và trong đó đều có thảo mộc, điều mà bạn không thể tìm thấy ở ẩm thực Thái Lan”, bà Tracey Lister nói.

Nhà hàng Koto Văn Miếu
Du khách học nấu món ăn Việt tại Hanoi Cooking Centre

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa ẩm thực Hà Nội và Sài Gòn, Tracey Lister cho biết: “Bếp núc Hà Nội chịu ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn, ảnh hưởng ấy thấy được trong từng món ăn trong khi ở Sài Gòn thì bạn có thể tìm thấy các món Hoa hoàn toàn. Và ở Hà Nội có ẩm thực của mùa đông”.

Một trong những món ăn mùa đông Hà Nội là nem rán (chả giò) hải sản vì món ăn còn nóng hổi khi được dọn lên vào những ngày đông rét buốt. Tác giả của hai đầu sách về ẩm thực còn là một fan của món bún chả Hà thành như bà tiết lộ: “Tôi và con gái tôi ăn bún chả vào mỗi Chủ nhật, giống như ăn món nướng ngày cuối tuần vậy”.

Bún chả tất nhiên có trong thực đơn của Trung tâm hướng dẫn nấu ăn Hà Nội (Hanoi Cooking Centre) mà bà Tracey Lister sáng lập năm 2009, nơi mở năm khóa học khác nhau về ẩm thực Việt trong khi thực đơn của nhà hàng thuộc trung tâm này có cả món Âu lẫn món Việt được chọn lọc.

Canh cua
Gỏi măng vịt

Tại sao bà Tracey Lister lại quyết định viết sách về ẩm thực đường phố tại Việt Nam? “Tôi muốn thực hiện một tập sách về các món cuốn mà nhiều người cho rằng nó chỉ gồm thịt heo với tôm, nhưng thật ra món cuốn rất đa dạng. Có điều nhà xuất bản nghĩ rằng một cuốn sách như thế quá riêng biệt và đề nghị tôi viết về món ăn đường phố. Tôi thật sung sướng với đề nghị đó”.

Và đây là lời khuyên của tác giả sách với du khách đến Hà Nội: “Món ăn ngon nhất ở đường phố, đừng nghi ngờ gì cả. Hãy quan sát hai thứ: Có đông người ăn không? Nơi đó có sạch sẽ không? Nếu cả hai đều là “Có” thì bạn sắp được trải nghiệm món ăn ngon nhất thế giới”.

Bà còn khẳng định ẩm thực đường phố an toàn và ngon hơn trong nhà hàng: “Họ (những người bán) đã có 20 năm kinh nghiệm và nấu một món ăn ngày này qua ngày khác”. Tracey Lister cho biết hàng phở bà thường ăn trên hè phố Hà thành mỗi ngày bán tới 300 tô và chỉ cần ngửi mùi thơm cũng biết được miếng thịt bò trong tô phở ra sao.

“Còn thực đơn hoành tráng ở các nhà hàng khiến tôi không yên tâm: có nơi đưa ra cả trăm món từ Âu, Việt đến Ấn… Nguyên liệu để làm đủ loại món ăn đó không thể tươi ngon và các nhà hàng không thể biết cách chuẩn bị toàn bộ các món ăn như thế”.

Món chả cá được in trong sách Nấu ăn Việt Nam thứ thiệt
Món bò cuốn lá lốt ở nhà hàng thuộc Hanoi Cooking Centre

Một lời nhắn nhủ cuối cùng của Tracey Lister với du khách đến Hà Nội trước khi kết thúc cuộc trò chuyện: “Hãy thử uống cà phê với sữa chua”.

***Là đồng chủ nhân của Hanoi Cooking Centre (44 phố Châu Long, quận Ba Đình), bếp trưởng, chuyên gia ẩm thực người Úc Tracey Lister còn là người đồng sáng lập Nhà hàng Koto (59 Văn Miếu, quận Đống Đa). Thoạt nghe nhiều người tưởng Koto là nhà hàng Nhật, song đó là viết tắt của Know One, Teach One (Biết một, dạy một), nơi mà đội ngũ phục vụ đều là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, được đào tạo miễn phí và có việc làm để nuôi thân, giúp đỡ gia đình. Người sáng lập Koto là Jimmy Phạm, Việt kiều ở Úc song để nó trở thành lớn mạnh như ngày nay có bàn tay và tâm huyết của Tracey Lister.

Nhà hàng Koto bốn tầng lầu với 80 chỗ ngồi tọa lạc gần di tích Văn Miếu là nơi nhiều du khách nước ngoài tìm đến sau khi thăm thú thủ đô Việt Nam, để trải nghiệm các món ăn thức uống như bún chả, gà nướng, cà ri đậu phụ, sinh tố trái cây…

Bùi Quang Vơm: Vận mệnh Dân tộc vào tay ai?

ABS: Một bài viết của tác giả Bùi Quang Vơm được gửi tới trang Ba Sàm. Trong bài có vài thông tin không chính xác, chẳng hạn như thông tin cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quốc tịch Mỹ (xem thêm ghi chú cuối bài). Đây là thông tin không đúng, nhưng nó đã được lan truyền trên mạng lâu nay. Với chủ trương thông tin đa chiều, xin được đăng bài này để độc giả cùng tham khảo và kiểm chứng.

____

Bùi Quang Vơm

Còn vài ngày nữa là Đại Hội 12 chính thức khai mạc. Vẫn chưa thể biết chắc được những gì có thể xảy ra. Đây là điều khác biệt lớn nhất của lần Đại hội này so với các kỳ Đại hội trước.

Ở Đại hội XI, bốn vị thuộc bốn ghế tứ trụ đã lộ rõ nhận dạng ít nhất trước hai tháng, và hầu như không còn tranh cãi một tháng trước ngày khai mạc chính thức. Mặc dù có mâu thuẫn, nhưng xu thế bảo thủ trong đảng, đã dẫn đến sự chấp nhận một Nguyễn Phú Trọng, vốn là một cái đầu mụ mẫm, lú lẫn như một giải pháp an toàn cho sự tồn vong của đảng và chế độ.

Nhưng nếu, giải pháp Nông Đức Mạnh dù bất đắc dĩ, vẫn được chọn tới hai nhiệm kỳ, chỉ vì ông ta là con, dù là con rơi, của Hồ Chí Minh, với lô-gic con không thể phản cha, thì với Nguyễn Phú Trọng, hình như cố áp đặt thêm một nửa nhiệm kỳ nữa cũng không dễ được chấp nhận. Và một thoả hiệp có vẻ đã dừng ở mức một năm.

Điều này phản ánh tình trạng khủng hoảng thật sự trong nội bộ đảng. Có thể do những nguyên nhân sau:

– Xu thế Bảo Vệ Chế Độ không còn giữ thế áp đảo nhưng nắm trong tay công cụ chi phối tổ chức và lợi thế chính danh truyền thống.

– Tồn tại xu thế Cải Cách Thể Chế chính trị thích ứng nền kinh tế thị trường, nhưng không đủ phẩm chất và không có chính danh truyền thống.

Đại diện xu thế kiên trì Chế độ là đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lực lượng lý luận, tuyên giáo, các công cụ bạo lực gồm Quân đội và Công an đang bị đảng khống chế và thao túng.

Đaị diện (thực chất là Ngụy Đại Diện) xu thế Cải cách là đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cộng với sau ông là bộ máy quản lý Hành chính và Kinh tế cả TW lẫn Địa phương, là toàn bộ hệ thống chịu áp lực trực tiếp từ các đòi hỏi phát triển cuả nền kinh tế. Có thể coi là xu thế Cách Mạng do đổi mới có tính cấp tiến của nó.

Nguyễn Phú Trọng sở dĩ mất uy tín, vì cái mà ông ta kêu gào bảo vệ là “Nền tảng tư tưởng Mác-Lê”, là “Chuyên chính vô sản”, là “thị trường định hướng XHNC”… là những thứ lạc hậu, đã bị nhân loại đào thải. Những thứ mà chính bản thân ông, người tự cho mình là giỏi lý luận, cũng không biết là cái gì, liệu có tồn tại không. Không một ai nghi ngờ, cả trong nội bộ Đảng lẫn trong toàn thể dân chúng, rằng Chủ nghiã Mác sẽ chỉ đưa dân tộc tới tụt hậu và xa lánh nhân loại.

Tuy vậy, cái mà người ta nhận thấy và dự đoán được, sau Hội nghị 14, lại là sự thất thế của xu thế Cải Cách, mặc dù cũng dễ dàng nhận thấy rằng xu thế Cải Cách không hề yếu hơn định thế Bảo Thủ. Sự thất thế này không phải lỗi của Xu thế mà là lỗi của người nhân danh đại diện cho nó, là lỗi của cá nhân con người ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dũng đã phạm những sai lầm không thể tha thứ. Ông đã để con gái ông lấy con một công chức cao cấp của Chính quyền mà đảng gọi là Ngụy, có quốc tịch Mỹ (*) và lý lịch chưa rõ ràng. Ông đã đặt con gái ông ở vị trí trũng nhất của các dòng tiền, như ông đặt nơm cá. Ông đã cố tình sắp cho con trai cả của ông vào những chỗ có khả năng nhận được nhiều tiền “lại quả” nhất. Ông cố tình ép buộc thằng con trai út của ông vào con đường chính trị một cách vội vã, thô kệch. Có thể ông muốn phá vỡ cái gì đó thật, nhưng ông đã đụng tới cái chưa thể đụng được là khuôn khổ Đạo đức truyền thống cả của đảng lẫn của xã hội. Và lòng Tham. Phải chăng mọi cái “mới”, mọi cái “khác người” của ông đều có vẻ như làm cho gia đình ông kiếm được nhiều tiền hơn, và ông trở thành người có nhiều quyền lực cá nhân hơn!

Cộng với một sự thật không thể giấu diếm và không thể chối cãi là ông quá giầu và nhất là giàu quá nhanh. Nói kiểu gì cũng không thể giải thích được, từ một thằng bé vào rừng từ lúc 12 tuổi, học chưa hết lớp 3, mồ côi cha từ sớm, chỉ bằng con đường theo”cách mạng”, mà sau 10 năm làm thủ tướng, ông đã có cả trăm triệu đô, cho dù công khai là tài sản có được nhờ tài kinh doanh cuả cô con gái và chàng rể quốc tịch Mỹ, nhưng cái đó chẳng che mắt và thuyết phục được ai.

Tệ hơn là nấp sau lưng ông là Tư Liêm, là Tư Thắng, là Tô Lâm, là Trầm Bê, Mười Rua… là mạng lưới chằng chịt quan lại, công chức, những cò mồi, xã hội đen sống bằng lừa đảo, bằng trấn lột, ăn chặn. Cái lũ này đông như giòi, như bọ, có mặt ở khắp nơi, mọi ngóc ngách xã hội. Sự băng hoại đạo đức xã hội, băng hoại niềm tin vào tính bản thiện của con người, phần lớn do bọn người này, bọn người đang sống nhờ cái bóng uy quyền của ông tạo ra. Ông biết tất cả chúng, tất cả những gì chúng làm.

Nhưng ông không làm gì để ngăn chúng lại. Thực chất thì từ lâu, nó đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của ông và đang quay laị hại ông. Ông đã không thể làm được gì. Nhưng ông vẫn im lặng nhận những gì chúng cống nạp và làm như không biết.

Tất cả những cái đó đã đem lại tính chính danh cho lý do “bảo vệ bằng được chế độ” của những người quyết triệt hạ ông. Người ta đã nhân danh chính nghĩa, lập lờ đánh lận đảng và chính nghĩa để hạ bệ ông, và ông không thể làm gì, vì ngoài tội tham nhũng, ông sẽ cõng thêm tội chống đảng.

Đó là điều trớ trêu của vận mệnh. Giá như Cách Mạng không phải thông qua một con người như ông Dũng, thì cái đám người đáng bị đào thải nhất là cánh ông Tổng Bí thư Trọng có thể làm gì được?!

Cách Mạng tức là Cải Cách triệt để thể chế chính trị hiện tại, sao cho phù hợp với khuôn mẫu phổ cập theo chuẩn mực quốc tế cuả nền kinh tế thị trường đã đạt tới Toàn cầu hóa, là xu thế hợp quy luật, đáng lẽ không thể bị thất bại chỉ bởi một lực lượng bảo thủ giáo điều, chiếm một tỷ lệ không đến 10% trong đảng.

Trung Ương đảng, tức là hơn 200 con người, hơn 200 cái đầu, chẳng lẽ không biết rằng bản thân ông Dũng không phải là Cách Mạng, rằng ông Dũng thua, không có nghĩa là Cách Mạng còn chưa đủ sức, hay không có chính nghĩa.

Không, phía sau cái áo rách bất đắc dĩ có tên Nguyễn Tấn Dũng là dòng chảy cuả lịch sử, là khát vọng cuả hơn 90 triệu người.

Không, ông Dũng chỉ là người vô tình đi vào con đường của Cách Mạng trong chốc lát, và có thể ông ta từng có mưu đồ lợi dụng Cách Mạng làm lá chắn cho tài sản và mạng sống của ông cùng gia đình ông.

Không, cuộc Cải tổ thể chế, Lột xác chế độ phải được thực hiện không cần sự có mặt của ông Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng nên hiểu rằng cái mà ông gạt được là ông Dũng tham nhũng, chứ không phải khát vọng thoát Tàu và khát vọng hoà quyện với nhân loại của người Việt chân chính. Người ta có thể đã “nhất trí cao” với ông trong việc không đề cử ông Dũng vào vai trò người đứng đầu Đảng, nhưng không phải người ta chọn ông, để đi tìm cái thứ Xã Hội mà “tới cuối thế kỷ này, không biết có có không”.

Nhìn vào cái Bộ Tứ đang hiện ra mờ mờ:

– Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng
– Chủ Tịch Nước: Trần Đại Quang
– Thủ Tướng: Nguyễn Xuân Phúc
– Chủ Tịch Quốc Hội: Nguyễn Thị Kim Ngân

Có thể dễ dàng thấy đây là giải pháp trung chuyển. Mục đích duy nhất của giải pháp là gạt ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ Chính Trị, thực thi án kỷ luật từng thất bại trong Hội nghị 6.

Nhưng khi đưa được ông Trần Đại Quang vào chân Chủ Tịch Nước, thì ý đồ nhân sự cuả Bộ Chính Trị, tới thời điểm hiện tại, đã rõ.

Sau một năm, có thể hai năm, thông lệ là nhân sự giữa nhiệm kỳ, bộ đồng phục màu trắng trên người ông Quang sẽ mờ dần, người ta sẽ bớt hoảng sợ khi thấy một ông Cảnh Sát đứng lù lù trên đầu Dân tộc.

Trong thời loạn,  gọi là thời “Âm thịnh Dương suy”, người nắm được Âm binh là người có thực quyền. Với một đội quân không tên, không tuổi, đến không động, đi không vết, có mặt ở mọi ngóc ngách, xuất nhập mọi lúc như quỷ thần, nghe mọi thứ người ta nói, thấy mọi việc người ta làm, chỉ có ông Quang là người duy nhất có năng lực dẹp loạn. Thực chất thì sức uy hiếp của ông chính là các hồ sơ tham nhũng, mà không một vị nào trong bộ máy có thể tự tin rằng mình không có tên trong đó, kể cả đương kim Tổng Bí Thư.

Thời hậu Perestroika, một kịch bản có tính định mệnh tương tự cũng đã xảy ra ở Nga.
Putin, Trung tá tình báo KGB, người nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống mật vụ Liên Bang, đã là lựa chọn duy nhất cho vai trò người dẹp loạn cát cứ, nạn xứ quân.

Nhưng nền Dân chủ được chờ đợi ở Nga cũng đang chết trong tay Putin.

Nếu đúng thiết kế này, và nếu đúng sau đây hai năm, tư tưởng chủ đạo trong Bộ Chính Trị Mới, vẫn là thứ mà chúng ta chứng kiến hôm nay, thì Trần Đại Quang sẽ ngồi ghế Tổng Bí Thư và những gì mà chúng ta từng thấy ở Tập Cận Bình sẽ lặp lại tại Việt Nam.

Trước tiên, Tư Liêm sẽ về vườn, Tô Lâm sẽ ngồi chơi xơi nước, Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê sẽ phải rời ngành ngân hàng, và cũng không ít khả năng phải đối diện với Công lý.

Tiếp là Phùng Quang Thanh và Lê Thanh Hải cùng với Vụ án Vạn Thịnh Phúc.

Sau đó sẽ đến lượt Nguyễn Tấn Dũng bị điều tra. Điều này trái với thông lệ, đã như luật bất thành văn theo truyền thống Bộ Chính Trị, nhưng sẽ tuỳ vào diễn biến.

Ngay lập tức, mạng lưới chằng chịt dưới tay cuả Tư Liêm và Tư Thắng sẽ bi đánh tan tác không thương tiếc.

Nhưng cách đánh sẽ theo nguyên tắc “Đánh Chuột Giữ Bình”. Không vỗ mặt, không ầm ĩ, âm thầm rút ván, đánh không cho kêu. Thậm chí vẫn có chuyện trao gắn huân huy chương.

Có điều, “ý người không bằng ý trời”. Khó có ai tiên liệu được hết.

Phùng Quang Thanh sau vụ bị xử tử hụt, còn chưa hoàn hồn, chắc im lặng chịu trói.

Lê Thanh Hải, dù đã bị trói tay, nhồi giẻ vào miệng, nhưng sau lưng ông ta, Vạn Thịnh Phát, Tổ lò “Tam Hoàng” xứ Việt, chủ nhân thật sự của ít nhất 2/3 Sài Gòn, người bao lương tháng cho hơn một nửa Thường vụ Thành phố HCM từ hai chục năm nay, liệu có buông khí giới? Ít có ai tuyên chiến với Tam Hoàng mà toàn mạng.

Nhưng không nghi ngờ gì nữa, Sử Ngọc Anh sẽ rời Sở Kế Hoạch đầu tư, buông cửa phê duyệt Dự án và cấp phép kinh doanh cho người khác. Tất Thành Cang sẽ ra khỏi thường vụ TP HCM, ngồi chơi xơi nước. Võ Tiến Sĩ sẽ thôi Bí thư Quận Năm, thôi thường vụ.
Tô Lâm chắc chắn sẽ trở cờ, sám hối, nhưng Tư Liêm thì không. Phía trước của ông này là cái chết. Và ông biết rất rõ sức mạnh nằm ở sự tàn bạo. Ông ta sẽ giãy, nhưng sẽ chết rất nhanh, giống như cái ông từng đem đến cho Nguyễn Bá Thanh. Bây giờ, ông Thanh đang đứng ở đầu giường ông, đòi mạng.

Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê có vẻ không thông thạo chém giết, nhưng lại có thứ binh khí vô địch. Đó là tiền. Cả hai ông này đều có rất nhiều tiền, nhiều nhất trong những người nhiều tiền hiện nay tại Việt Nam. Trong khi tất cả đều có thể mua được bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền, thì cũng khó đoán được ai mới là chủ thực sự của cuộc chơi. Cũng nên nhớ rằng Nguyễn Văn Bình từng là ông trùm cuả giới Mafia người Việt tại Nga, và Trầm Bê là người Tàu, có tổ tiên nhiều đời là thủ lĩnh cuả Thiên Địa Hội, bây giờ đổi tên thành Hội Tam Hoàng.

Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường trực, phó thường trực Ban Phòng chống tham nhũng của Chính Phủ, người từ hai ăm nay, nắm gần hết quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng, là cái gai trong mắt ông Dũng. Chính Nguyễn Xuân Phúc bí mật chỉ đạo thẩm tra Hồ sơ ông Dũng. Thực chất thì ông ta đã bán đứng Nguyễn Tấn Dũng khi báo cáo hồ sơ điều tra này lên Thường vụ Bộ Chính Trị. Ông này vào chân Thủ Tướng chỉ vì ông là người thứ hai sau ông Dũng đang nắm thực quyền Chính Phủ. Nhưng không ít người trong TW và Bộ Chính trị biết rất rõ rằng ông là một kẻ gian hùng, đầy tham vọng và là kẻ bán chúa cầu vinh. Vai diễn của ông chưa kết thúc, chỉ vì không thể loại cùng một lúc cả ông lẫn Nguyễn Tấn Dũng, trong khi vũ khí đang có trong tay cả hai ông. Nhưng cũng chắc không quá lâu. Ông sẽ được “đưa lên” làm Thường trực Ban Bí Thư, rồi…về!

Như vậy, có thể dễ dàng thấy, sau đây chậm nhất là hai năm, Tổng Bí Thư là Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước là Tòng Thị Phóng, Thủ Tướng Chính Phủ là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ Tịch Quốc Hội là Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trưởng Ban Tổ Chức TW là Đinh Thế Huynh

Trưởng Ban Kiểm tra TW là Vương Đình Huệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng là Ngô xuân Lịch.

Bộ trưởng Công An là Bùi Văn Nam.

Bí thư Hà Nội là bà Ngô Thị Thanh Hằng.

Bí thư TP HCM là Võ Văn Thưởng

Phạm Bình Minh vào Bộ Chính Trị nhưng tiếp tục Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Ngoại Giao.

Với dàn lãnh đạo này, nếu là thực, có thể nói Nghị quyết 4 Đại Hội XI được coi là hoàn thành.

Như vậy TTP sẽ vẫn được thông qua. Nhưng quyền được lập Công Đoàn Độc Lập thì còn phải chờ. Không phải là chờ đến khi Hiệp đinh có hiệu lực, mà là chờ mật vụ cuả ông Quang cài xong nhân sự trong tất cả các Nghiệp Đoàn khả dĩ được dự kiến thành lập, sau những cuộc biểu tình đấu tranh gay gắt, nhưng do người cuả đảng cài vào khởi xướng và chỉ đạo, những người dẫn đầu các đoàn biểu tình và hô to nhất.

Nhưng thực ra Công Đoàn Độc Lập cũng sẽ chẳng làm được gì nhiều cho việc lật đổ Chính quyền. Công nhân Việt Nam hay lao động Việt Nam nói chung chưa đạt tới văn hoá chính trị cần và đủ để có thể tạo ra Cách mạng. Họ cần được giác ngộ và được tổ chức. Trong khi để tổ chức được các lực lượng người lao động cần phải có Một Tổ Chức. Tổ Chức này chưa có, và sẽ khó có thể có.

Con đường tới tự do cuả người Việt sẽ chậm lại, sẽ khó có sự bùng nổ và đốt cháy giai đoạn.

Tuy nhiên, TTP sẽ phát huy ảnh hưởng. Cùng với nó, Văn hoá ASEAN và văn hoá Toàn Cầu sẽ nâng tầm cho văn hoá Dân chủ Việt Nam, cho cả giới tinh hoa lẫn người lao động. Luật tự do Nghiệp Đoàn và tự do Hiệp Hội sẽ nhanh chóng chiếm đất. Kinh tế tư nhân sẽ lấn át kinh tế Quốc doanh. Tỷ trọng kinh tế tư hữu sẽ áp đảo trong Tổng Thu Nhập Quốc Dân. Đại diện doanh nghiệp tư hữu sẽ dần chiếm ưu thế trong vai trò làm Luật và Hoạch định Chính Sách. Bản chất xã hội sẽ thay đổi.

Nhưng kịch bản này có thể không diễn ra như vậy.

Có một bất ngờ khác.

Đó là đến phút cuối cùng, trong Đại Hội, ông Trương Tấn Sang được đề cử thay ông Nguyễn Phú Trọng?!

Trong không khí đã thống nhất phương án không có ông Dũng, thì phương án tốt nhất để loại trừ ông Trọng lại là ông Sang. Bởi vì trong ông Sang, nhìn kỹ một chút sẽ thấy có cả ông Dũng lẫn ông Trọng. Nghĩa là trung thành với đảng, (nhưng không phải đảng 100% Mác – Lê), không quá cứng với Tàu nhưng lại ủng hộ thân Mỹ. Ông Sang vốn được tiếng là tôn trọng và ưu ái trí thức, chống tham nhũng nhưng không ủng hộ những giải pháp tàn độc. Ổn định nhưng không dựa trên độc quyền chân lý.

Không có gì đảm bảo ông Sang trên vị trí Tổng Bí Thư sẽ có Cải Cách, nhưng chắc chắn sẽ không có nhiều cơ hội hoành hành của chủ nghĩa Giáo điều.

Đây chắc chắn là giải pháp trung chuyển thật sự, giải pháp quá độ tới Dân Chủ.

Ông Sang sẽ mềm mỏng với Tàu, nhưng sẽ không ngại đưa Tàu ra Toà án Quốc Tế.

Ông Sang sẽ đưa người dân Việt Nam tới gần Mỹ hơn.

Nhưng quan trọng nhất là ông Sang sẽ là người duy nhất chặn nhát kiếm từ tay ông Quang chém xuống người ông Dũng.

Đây rõ ràng là giải pháp dễ chấp nhận nhất cuả cả Đại Hội lẫn dư luận tinh hoa.

Tuy vậy, Vận Mệnh Dân tộc Việt chỉ và sẽ chỉ thuộc về dòng chảy cuả Nhân Loại tiến bộ. Chính vì vậy mà “Chó cứ sủa, Đoàn người cứ đi”!!!

15/01/2016
Công dân tự do BÙI QUANG VƠM

____

(*) Thông tin cô Nguyễn Thanh Phượng có quốc tịch Mỹ là không đúng. Blogger Trương Huy San dẫn nguồn từ Lãnh Sự quán Mỹ đã xác nhận, cô Phượng chưa có quốc tịch Mỹ. Blogger Lê Nguyễn Hương Trà cũng đã từng đăng ảnh chụp visa vào Mỹ của cô Phượng, cho thấy cô chưa có quốc tịch Mỹ.

Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng là Tổng Bí thư Khoá 12

ABS : Một bài viết được gửi tới trang Ba Sàm, trong bài có nhiều thông tin mà chúng tôi không thể kiểm chứng. Xin được đăng tại đây để độc giả tham khảo và thẩm định. Đây là lời của người gửi bài: “Gửi admin bài viết của ông Phạm Văn Thọ với nội dung rất quan trọng vạch ra rất nhiều Thủ đoạn lừa dối Bộ Chính trị và Ban chấp hành TW của ông Nguyễn Phú Trọng. Hãy đăng tải để nhân dân biết được bộ mặt thật của những người đang tàn phá đất nước!

____

Phạm Văn Thọ

Hội nghị Trung ương 14 (HNTW 14) kết thúc với một phương án nhân sự đối với các chức danh chủ chốt của Đảng Khoá 12 là ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội. Khi biết được tin này dư luận nhân dân cũng như chúng tôi, những người Đảng viên đã có nhiều năm cống hiến cho Đảng rất bức xúc và đều có chung một thắc mắc vì sao một người kém cỏi như ông Nguyễn Phú Trọng, đã trên 70 tuổi mà vẫn được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chấp nhận để tái cử vào chức vụ Tổng Bí thư. Qua tìm hiểu một số Ủy viên Trung ương mới biết không phải Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao với ông Nguyễn Phú Trọng tái cử mà do ông Nguyễn Phú Trọng là người độc diễn việc điều khiển các chương trình liên quan đến nhân sự tại HNTW 14.

Trước khi trình bày nhân sự cấp cao tái cử ông đã thuyết phục Trung ương chưa thực hiện nghị quyết của Trung ương quy định về tiêu chuẩn cán bộ giữ chức vụ chủ chốt của Đảng phải qua lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, thành phố. Đây là bước quan trọng để ông Trọng loại những nhân sự mà ông cho rằng uy hiếp vị trí của ông. Sau đó ông đưa ra một phương án nhân sự duy nhất là một cũ ba mới (nghĩa là một Ủy viên Bộ Chính trị đã quá tuổi, 3 Ủy viên Bộ Chính trị còn tuổi) cụ thể là ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng, ông Trần Đại Quang là Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là Chủ tịch Quốc hội. Cùng với những lời giải thích trước Hội nghị Trung ương 14 là phương án này đã được Bộ Chính trị nhất trí cao, theo đó ông Trọng cũng thông báo trước Trung ương việc ông đã gặp gỡ từng người trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư rồi lấy ý kiến tập thể của Bộ Chính trị. Ông cũng không quên nhắc lại Trung ương phải thực hiện nghị quyết là nếu không được Bộ Chính trị giới thiệu thì ai đó được đề cử thì phải tự rút. Mặc dù cách giải thích theo lối mọi việc đã được an bài nhưng ở HNTW 14 nhiều đại biểu Trung ương đã phát biểu nêu ý kiến rất thẳng thắn yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng không tái cử vì năng lực quá yếu, cả nhiệm kỳ ông không đưa ra được một quyết định nào quan trọng. Đặc biệt, ông là người sợ Trung Quốc, không có bất kỳ tiếng nói nào thể hiện quan điểm của Đảng đối với sự đe doạ của Trung Quốc về biển Đông. Cũng có những đại biểu phát biểu ông Trọng khoá trước cũng thuộc diện đặc biệt, khoá này sức khoẻ kém, đi đứng phải có cảnh vệ hỗ trợ, tại sao Bộ Chính trị vẫn đưa vào diện đặc biệt để tái cử trong khi có nhiều người ít tuổi hơn, trình độ năng lực hơn hẳn thì lại không tái cử?

Có rất nhiều Ủy viên Trung ương cũng nghĩ như thế và thắc mắc trong Bộ Chính trị có vấn đề gì đó không ổn, tại sao khi trao đổi riêng với nhau thì đều thấy ông Trọng kém cỏi nhưng lại cứ nói với ông Trọng là ủng hộ ông ấy tái cử, điều này đã thể hiện qua câu nói của ông Trọng ở Hội nghị Trung ương 14 là “Tôi (ông Trọng) đã gặp các đồng chí trong Bộ Chính trị, kể cả anh ba Dũng, anh tư Sang,… đều đồng ý tôi tái cử làm Tổng Bí thư ở Hội nghị Trung ương 14”. Tại HNTW 14, nhiều Ủy viên Trung ương có ý kiến phải có số dư đối với từng chức danh chủ chốt nên đã giới thiệu thêm một số Ủy viên Bộ Chính trị đã quá tuổi như ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Tấn Sang, ông Tô Huy Rứa nhưng ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các ông này phải tự rút theo quy định của Bộ Chính trị. Kết quả các ông được giới thiệu đều đã rút khỏi danh sách đề cử. Mặc dầu như vậy, khi lấy phiếu của Ban Chấp hành Trung ương thì ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn có 41% (trên 70 Ủy viên Trung ương) không đồng ý việc ông Nguyễn Tấn Dũng rút khỏi danh sách đề cử nhân sự Tổng Bí thư.

Qua tìm hiểu một số ông trong Bộ Chính trị đều có chung một tâm tư sau khi nghe phương án nhân sự cấp cao ông Phú Trọng trình bày, đó là không lường được những quy chế của Trung ương, của Bộ Chính trị mà các ông đã đồng ý với ông Trọng ban hành trước đó lại là nguyên nhân làm mất dân chủ trong Đảng, đặc biệt trong việc đề cử, ứng cử và bầu cử. Đến khi bàn về nhân sự cụ thể đã không có ý kiến khác được, vả lại phương án nhân sự không đưa ra bàn tập thể Bộ Chính trị, ông Trọng chỉ gặp từng thành viên Bộ Chính trị để hỏi ý kiến và thông báo cho từng người biết ông đã được đồng chí này, đồng chí khác đồng ý để ông tái cử, ông Trọng cũng cho đồng chí đó biết, nếu ông được tái cử chức Tổng Bí thư thì ông cũng đề nghị giữ thêm một số đồng chí quá tuổi tái cử cùng với ông, vì vậy mà không ai từ chối ông tái cử tiếp. Đến khi lấy được tất cả ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều đồng ý ông tái cử rồi, ông Trọng mới đưa ra Bộ Chính trị bàn về phương án nhân sự cấp cao vào ngày 8/1/2016, trước khi HNTW 14 diễn ra. Lúc đó tất cả các ông trong Bộ Chính trị mới biết phương án một mình ông Trọng tái cử làm Tổng Bí thư, mặc dù có nhiều ý kiến yêu cầu đưa ra Bộ Chính trị bàn các phương án nhân sự nhưng ông Trọng đều gạt đi. Lúc này một số ông trong Bộ Chính trị mới biết đã bị ông Nguyễn Phú Trọng lừa dối. Kết quả lấy phiếu trong Bộ Chính trị đối với ông Trọng chỉ có 12/16 phiếu ủng hộ, chứ không như lúc đầu là 100% ủng hộ như khi ông hỏi từng người.

Đến đây có thể hiểu được vì sao các ông Bộ Chính trị không nói được gì ở HNTW 14 và vì sao phải rút khỏi danh sách đề cử? Họ đều “há miệng mắc quai”. Những ông cùng với ông Trọng soạn ra những quy chế mất dân chủ và được ông Trọng hứa cho được tái cử nay mới biết đã bị ông Trọng lừa thì cũng đáng được đối xử như thế. Các ông không xứng đáng là người được đảng viên cử vào lãnh đạo cấp cao. Nhất là những ông vì ham mê quyền lực, đã bị ông Nguyễn Phú Trọng sai khiến.

Như vậy Trung ương không còn làm được gì nữa, “thành công” của Hội nghị Trung ương 14 mới làm được một nửa công việc về nhân sự cấp cao. Tuy nhiên nhiều Ủy viên Trung ương đã nói lên được tiếng nói chân chính của mình, vạch được bộ mặt thật của ông Nguyễn Phú Trọng trước Trung ương đồng thời Trung ương cũng thấy được sự thiếu bản lĩnh của một số ông trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và một số Ủy viên Trung ương cơ hội, không dám đấu tranh, nói lên quan điểm của mình.

Chúng ta đều biết người lãnh đạo cao nhất chi phối mọi tình hình và quyết định sự thành bại. Đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và nhiều thách thức trên con đường phát triển mới. Chúng ta cần phải có một Tổng Bí thư có thể đáp ứng được tình hình cấp bách nói trên. Với những gì nhân dân biết được về ông Nguyễn Phú Trọng, thì con người này không đáp ứng được yếu cầu đó. Để tránh những hậu hoạ cho đất nước, chúng tôi thông báo việc này để các đại biểu dự Đại hội 12 nắm tình hình và có ý kiến phản ứng với những nguyên tắc cứng nhắc, mất dân chủ do ông Nguyễn Phú Trọng chi phối. Sử dụng tối đa quyền dân chủ của mình trong vấn đề đề cử, ứng cử và bầu cử. Xin kiến nghị với những Đảng viên dự Đại hội 12 kỳ này cần phải nhận rõ được trách nhiệm của mình trước Đảng để lựa chọn được trong số Bộ Chính trị còn lại đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Không bầu ông Nguyễn Phú Trọng tái cử tại Đại hội này. Vận mệnh đất nước nằm trong sự quyết định của các đại biểu, nhân dân mong chờ sự sáng suốt của các đại biểu sao cho lòng dân không khác với ý Đảng như hiện nay.

Phạm Văn Thọ

(Tổng hợp dư luận từ nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân)

Đại hội 12: Báo phương Tây ‘vào cuộc’

BBC

H1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhiều khả năng sẽ không hiện diện trong ‘tứ trụ’ sau Đại hội Đảng 12, báo nước ngoài dự báo.

Hôm 14/1, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn mà họ mô tả là thạo tin nhận định rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tại vị ít nhất là hai năm và điều này có nghĩa là ông Dũng bị gạt ra ngoài ghế lãnh đạo Đảng mà ông theo đuổi.

Thủ tướng Việt Nam, người được coi có ‘đầu óc cải cách’, dường như đã vận động nhiều nhân vật thân tín để được chọn vào vị trí tổng bí thư và sắp đặt dàn lãnh đạo mới theo ý ông nhưng những người đồng đảng đặt ông trong tình thế ‘phải ra đi’.

Tờ báo Mỹ cũng cho rằng ông Trọng sẽ phải cẩn trọng hơn khi xử lý những vấn đề quan trọng như cải cách kinh tế và đối phó với áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Báo Wall Street nói họ không liên lạc được với cả ông Dũng lẫn ông Trọng để có được bình luận của họ.

Thông tấn xã Việt Nam tường thuật “đã có sự đồng thuận tại Hội nghị 14 trước ngày khai mạc Đại hội 12 hôm 20/1”.

Tuy nhiên báo này mô tả vẫn có khả năng tại Đại hội 12 thay đổi đội hình ứng viên chóp bu “nhưng điều đó hiếm khi xảy ra”.

‘Nghĩ thoáng hơn’

Các chuyên gia về Việt Nam nhận định rằng “sẽ có ít biến động trong định hướng chính sách của đất nước với dàn lãnh đạo mới: ngoài ông Trọng tại vị là Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng mới, Trần Đại Quang – Chủ tịch nước nước. Các nhà phân tích nói rằng ông Phúc và ông Quang “được xem là cộng sự thân cận của ông Dũng”.

“Quỹ đạo hiện sẽ không thay đổi, nhưng tốc độ cải cách có thể sẽ chậm hơn và không bền vững”, ông Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, được dẫn lời. “Ông Dũng được cho là người có tinh thần cải cách nhiều hơn những người còn lại trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không bị bó buộc bởi ý thức hệ mà là một nhà lãnh đạo thực tiễn”.

Ông được cho là người đưa Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông cũng cải thiện quan hệ quân sự và ngoại giao của Việt Nam với Hoa Kỳ nhằm đối phó với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đảng Cộng sản đã khiển trách ông Dũng năm 2012 về cách điều hành nền kinh tế theo đó tăng trưởng bị giảm và lạm phát tăng vọt. Nhưng ông mau chóng lấy lại uy tín nhờ “bày tỏ lập trường mạnh mẽ hơn trước việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải năm 2014”.

Tuy nhiên, nhà quan sát Zachary Abuza ở Washington nhận định rằng ông Trọng, người bảo vệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã “tỏa sáng” trong những năm gần đây.

Ông Trọng ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP và trả lời phỏng vấn của Wall Street Journal tháng 7/2015 bằng văn bản rằng ông hy vọng “chính sách ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ xoay trục về châu Á sẽ tiếp tục” và rằng “cựu thù của Việt Nam là một lực lượng giữ cho sự ổn định của khu vực”.

‘Cũng có sự nhầm lẫn’

Báo Asahi của Nhật có bài bàn về nhân sự chóp bu của Việt Nam với việc đề cập tới khả năng tại vị của ông Trọng.

Bài báo mô tả khả năng ra đi của ông Dũng có thể làm Nhật lo bởi điều mà báo này nói là ông Dũng “thân Nhật”.

Các vị trí còn lại trong “tứ trụ” cũng được báo này nêu trong đó có tên của ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Hôm 15/1, báo Nhật Nikkei Asian Review tường thuật, dàn lãnh đạo mới của Việt Nam “đã bị tiết lộ trên Facebook”.

“Khi cuộc bầu cử lãnh đạo Việt Nam đến hồi gay cấn nhất, mạng xã hội đã hé lộ danh tính của bộ tứ mới.

Thông tin về nhân sự Đại hội 12 lan truyền trên mạng xã hội được coi là đáng tin cậy hơn báo chí do chính phủ kiểm soát. Nguồn tin từ mạng xã hội cho hay ông Trọng, sẽ tại vị thêm một nhiệm kỳ”, báo này viết.

Tuy vậy, việc rò rỉ thông tin nhân sự “cũng có sự nhầm lẫn”. Ban đầu, người ta truyền tai nhau rằng ông Dũng có thể “đảm nhiệm cùng lúc hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước, một việc vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử Việt Nam.

Nếu điều đó xảy ra, ông cũng sẽ là “tổng bí thư ký người miền Nam đầu tiên”.

Nikkei Asian Review mô tả: “Nhiều nhà quan sát bỏ ngỏ khả năng Nguyễn Tấn Dũng dùng hết chiêu thức để thay đổi cách thức đề cử và trở thành tổng bí thư kiêm chủ tịch nước”.

“Các thông tin bị rò rỉ trên mạng truyền thông xã hội nhằm lèo lái dư luận là điều không thể không chú ý”, báo này viết.

‘Căng thẳng bất thường’

Trong khi đó tạp chí của Anh là The Economist hôm 15/1 cho hay, “Dường như những người Việt ở độ tuổi 20, 30 không còn sống trong ý thức hệ như các thế hệ trước. Họ hoan nghênh quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ”.

“Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức gần 7% một năm, Đảng Cộng sản đang cố gắng để theo kịp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng tạo dựng hình ảnh hiện đại và minh bạch. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Vũ Nam, chủ các quán cà phê Cộng, “những người trẻ không quan tâm ai sẽ thành lãnh đạo mới của Đảng. Việc thay đổi nhân sự trong một tập thể lãnh đạo nói chung mang màu sắc ảm đạm dường như không mang nhiều ý nghĩa”.

Tạp chí của Anh cũng nhận định: “Tại Đại hội Đảng sắp diễn ra, hơn một nửa số 16 ủy viên Bộ Chính trị đến tuổi hưu sẽ được những người trẻ hơn thay thế. Tuy đã có những ứng viên chủ chốt nhưng cuộc thương lượng vị trí năm này được cho là ‘căng thẳng bất thường’.

Báo này cũng nhận xét ông Nguyễn Tấn Dũng là quan chức “sắc sảo và nhìn đỡ chán nhất” trong dàn lãnh đạo Việt Nam.

“Nếu ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Dũng có thể muốn tìm cách đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng từ Tập Cận Bình. Tuy nhiên, một động thái như vậy trong Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được cho là bất thường. Chính trường Việt Nam đến nay không có chỗ cho nhà lãnh đạo có cá tính mà chỉ dựa trên sự đồng thuận tập thể”, Economist viết.

Những người ủng hộ ông Dũng cho rằng thách thức hiện tại của Việt Nam là cần dàn lãnh đạo mới “mạnh mẽ và nhất quán” để cải tổ kinh tế.

“Việt Nam không thể hành xử khiến cho quan hệ với Trung Quốc xấu đi, nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo phải thể hiện được lập trường bảo vệ lãnh thổ Việt Nam”.

Hầu hết giới trí thức muốn thấy ông Dũng ở lại trong ‘bộ tứ’ vì thời gian qua ông đã có tiếng nói mạnh mẽ chống lại việc Trung Quốc hù dọa.

“Ông Dũng từng được dự báo ‘chắc thắng’ trong cuộc chơi này. Tuy nhiên, một phe phái không thực sự đoàn kết lắm chống lại ông có thể loại hẳn ông ra khỏi dàn lãnh đạo.

Bài báo mô tả việc dọn quan lộ cho con cái mình làm hoen ố hình ảnh của ông Dũng cũng giống như hình ảnh các đồng chí khác trong Đảng.

Con cả của ông được thăng tiến nhanh một cách bất thường, trong khi con rể bóng bẩy người Mỹ gốc Việt sở hữu McDonald tại Việt Nam.

Đã xảy ra bê bối tại những tập đoàn nhà nước mà ông Dũng bảo trợ. Trong khi đó giới bảo vệ nhân quyền không cho rằng ông có xu hướng gì khác với các nhà lãnh đạo khác trong nỗ lực tăng cường kiểm soát báo chí hoặc ngưng việc côn đồ mạnh tay với các nhà bất đồng chính kiến.

Bài của The Economist nói “Một số quan chức lo ngại rằng việc Việt Nam đang xích lại gần với Hoa Kỳ sẽ chỉ khiến Trung Quốc đối đầu căng thẳng hơn. Một số người thậm chí còn lo rằng bản năng tự do hóa của ông Dũng có thể đe dọa sự tồn vong của Đảng”, mặc dù đó cũng chỉ là sự phỏng đoán.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chờ để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chờ để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.

TS Luật Cù Huy Hà Vũ /VOA

Trong cuộc chiến giành chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII của đảng này nhóm họp chính thức vào ngày 21/1 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thảm bại trên các “mặt trận’”: đạo đức (tham nhũng nghiêm trọng, dùng quyền lực làm giàu cho người trong gia đình, cài đặt con cái vào các vị trí quyền lực theo kiểu “tập quyền”…), kinh tế (các tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines do Thủ tướng trực tiếp lập ra và điều hành sụp đổ tan tành, tài chính quốc gia cạn kiệt dẫn đến mức chính phủ phải vay quốc tế để đảo nợ…). Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng và phe ông ta chỉ còn bấu víu vào lá bài “chống Trung Quốc, bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam”. Thế nhưng, oái ăm thay, đây lại chính là tử huyệt lớn nhất của Nguyễn Tấn Dũng vì mọi chứng cứ đều cho thấy Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nhất thời bán nước cho Trung Quốc mà nghiêm trọng hơn, thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc này một cách có chủ ý.

Chống Trung Quốc ảo nhưng bán nước cho Trung Quốc thật

Trong bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần 3 tuần sau khi Trung Quốc ngang nhiên cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.”

Thế là ngay lập tức đã dậy lên một làn sóng tụng ca Nguyễn Tấn Dũng, kể cả trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, nào là “Thủ tướng là khí phách Việt Nam”, nào là “Thủ tướng là anh hùng dân tộc”, “phát biểu của Thủ tướng có giá trị như một lời hô thoát Trung”. Thậm chí có người mơ nghĩ đây là “đèn xanh” cho tự do biểu tình để bày tỏ lòng ái quốc trước thảm họa mất nước….

Thế nhưng phẫn uất thay cho những người Việt Nam yêu nước thơ ngây (nếu quả thực như vậy), việc Nguyễn Tấn Dũng “chống Trung Quốc” hoàn toàn là “ảo”.

Điều dễ nhận thấy nhất là cái tên “Trung Quốc” thậm chí “giàn khoan Hải Dương-981” đã không hề xuất hiện trong tuyên bố của Nguyến Tấn Dũng. Không dám vạch mặt, chỉ tên kẻ xông vào cướp nhà mình thì sao có thể là “anh hùng”, là “khí phách”!

Còn nếu “chín bỏ làm mười”, cứ cho là Nguyễn Tấn Dũng nói bóng gió đến Trung Quốc đi thì “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” không thể là không hành động, không thể không “đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế” như Dũng đã tuyên bố.

Thế nhưng như mọi người đã thấy, cho đến nay Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã không hề có lá đơn nào khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế trong khi nước này không ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở biển Đông thành các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm không phận của Việt Nam…

Chẳng những thế, Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng SaTrường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 nhưng đã 3 năm rưỡi trôi qua mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn kiên quyết không ban hành nghị định hướng dẫn thi hành. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng bằng thủ thuật hành chính đã vô hiệu hóa văn bản pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!

Một sự thật hiển nhiên là trong khi Nguyễn Tấn Dũng đã không cho người dân Việt Nam và thế giới một cơ hội nào để được “một thấy” sau khi đã “trăm nghe” về lập trường “chống Trung Quốc” hay “thoát Trung” của ông ta thì Việt Nam đã bị Nguyễn Tấn Dũng trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng của mình quẳng thẳng thừng vào miệng con trăn phàm ăn có tên “bành trướng Trung Quốc”.

Về lãnh thổ, hầu hết những khu vực xung yếu về an ninh – quốc phòng của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm cứ dưới vỏ bọc các dự án kinh doanh.

Dọc biển thì từ Quảng Ninh (Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Cẩm Phả, khu công nghiệp Texhong Hải Hà tại Móng Cái…), Hải Phòng (Nhiệt điện Thủy Nguyên…),  Hà Tĩnh (khu công nghiệp Fomosa gồm cảng Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tại Kỳ Anh), Quảng trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt) cho đến Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân đèo Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), các khu Trung Quốc dọc bờ biển Đà Nẵng, Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội tại Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát),  Bình Thuận (Nhiệt điện tại Vĩnh Tân), Ninh Thuận (Nhà máy titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải) … Trên đất liền thì từ Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Tây Nguyên, địa bàn chiến lược bậc nhất của Việt Nam (Nhà máy khai thác bauxite tại Nhân Cơ, Tân Rai)… Cộng vào đó là khoảng 400 ha rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn cho thuê 50 năm.

Nghiêm trọng không kém là cùng với sự chiếm cứ này là thủ đoạn Hán hóa dân cư khi người Trung Quốc lấy vợ Việt, sinh con đẻ cái…. Đích thân Nguyễn Tấn Dũng còn nới rộng biên độ Hán hóa đó khi chỉ đạo chính quyền Hà Tĩnh cho Trung Quốc thuê Vũng Áng 70 năm thay vì 50 năm theo quy định của Luật Đất đai!

Về kinh tế, Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc hầu như toàn bộ. Nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, từ 15,9% vào 2005 (năm trước khi Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng) với 2,67 tỷ USD lên tới 29,8% vào năm 2015 với 32,3 tỷ USD trong khi 90% các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia (công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…) đều nằm trong tay nhà thầu Trung Quốc. Việc đồng Nhân dân tệ hiện khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam chỉ là hệ quả tất yếu của tình trạng này mà thôi.

Về mặt môi trường, Việt Nam bị hủy hoại nghiêm trọng vì các dự án của Trung Quốc sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm, đã bị đào thải ở ngay Trung Quốc (khai thác bauxite với công nghệ “thải ướt”, luyện thép lò đứng, nhiệt điện …).

Về văn hóa – xã hội, dân tộc Việt Nam đang đối mặt với cái chết được báo trước với việc Chính phủ Việt Nam rắp tâm xóa bỏ môn lịch sử trong trường học cũng như với đủ loại thực phẩm độc hại được nhập ồ ạt từ Trung Quốc giết dần, giết mòn các thế hệ người Việt Nam cả hiện tại lẫn tương lai.

……

Việc những công dân Việt Nam lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược bị chính quyền đàn áp khốc liệt cũng không nằm ngoài cái logic bán nước cho Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa do đã ra quyết định cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên xâm hại môi trường, an ninh quốc gia – quốc phòng và văn hóa bản địa, yêu cầu chính quyền công nhận liệt sĩ cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa; blogger Phạm Viết Đào lên án chính quyền quên lãng các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979 chống xâm lược Trung Quốc … đã bị bỏ tù; blogger Nguyễn Hữu Vinh chủ trang Ba Sàm với những mục “Bá quyền Trung Quốc”, “Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa” sắp bị đưa ra xét xử cùng với cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy sau hơn 20 tháng bị giam cầm…

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nhân tưởng niệm cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến biên giới 1979, cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988, rồi khi Trung Quốc cắm giàn khoan dầu Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, đâm chìm tàu, thuyền của ngư dân Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam… đều bị chính quyền cấm cản, đã không ít người biểu tình bị đánh đập, bắt giam…

Đến đây, cho dù nhất trí rằng nhà cầm quyền mà tham tàn thì trước sau gì cũng dâng lợi ích, thậm chí chủ quyền, lãnh thổ quốc gia cho ngoại bang, người đọc không thể tự hỏi tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có thể bán nước cho Trung Quốc một cách bài bản đến như vậy? Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc.

Điệp viên hoàn hảo của Trung Quốc

Tiểu sử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Thông tấn xã Việt Nam đăng tải cho thấy Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ra nước ngoài học tập và sinh sống. Thế nhưng vào năm 2009, trước khi bị bắt về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bản thân tôi đã được một sĩ quan quân đội nhiều lần tháp tùng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc cho biết: “Nguyễn Tấn Dũng nói tiếng Trung Quốc rất thạo. Ngoài những buổi họp chính thức ra, Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện trực tiếp với người Trung Quốc mà không cần phiên dịch”!

Lẽ dĩ nhiên, để một người Việt Nam ở giai đoạn “tiền internet” nói thông thạo tiếng Trung Quốc thì chỉ có hai cách. Một là, sống trong khu phố Tàu như Chợ Lớn. Hai là, học tập hay sinh sống ở Trung Quốc. Ngay cả học tiếng Trung Quốc ở một trường chuyên ngoại ngữ cũng không thể nói thông thạo vì đơn giản là không có môi trường giao tiếp. Do đó, chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng đã có một thời gian sống ở Trung Quốc bởi không có bằng chứng nào cho thấy Dũng đã từng sống ở khu phố Tàu. Kết luận này được củng cố với thông tin sau đây trên trang điện tử du học giới thiệu Đại học Bách Khoa Quế Lâm, thành phố Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc: “Về quan hệ với Việt Nam Quế Lâm là mốc son chứng nhận cho quan hệ hữu nghị Việt – Trung. Hơn nữa, Quế Lâm từng là nơi sống và làm việc của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan và hơn 20 vị lãnh đạo cao cấp của chính phủ Việt Nam”.

Thực vậy, chuyện ra nước ngoài nếu chính đáng thì không việc gì phải dấu. Chẳng hạn, trong tiểu sử cựu phó Thủ tướng Vũ Khoan trên Wikipedia có ghi rõ ông này được chính quyền Việt Nam gửi đi học tại “Dục tài học hiệu Nam Ninh” tại Quảng Tây, Trung Quốc. Vì thế việc Nguyễn Tấn Dũng dấu nhẹm bản thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải ở “trên mức bình thường” hay nói thẳng ra, Dũng đã được Trung Quốc tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của nước này. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải giữ kín thông tin về việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để không gây bất lợi cho việc Dũng thực hiện “điệp vụ” này, nhất là trong bối cảnh người Việt Nam luôn cảnh giác với Trung Quốc để không bị Bắc thuộc một lần nữa.

Vấn đề là liệu việc Nguyễn Tấn Dũng quyết xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam để thiết lập độc tài cá nhân như tôi đã cảnh báo trên VOA ngày 11/10 năm ngoái có nằm trong kế hoạch của Trung Quốc không?

Phải khẳng định rằng Mao Trạch Đông và Ban lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ tin vào chủ nghĩa cộng sản đồng nhất với “Thế giới đại đồng – Bốn phương vô sản đều là anh em” cả. Ngược lại, họ chỉ coi chủ nghĩa cộng sản là công cụ giúp họ giành chính quyền ở trong nước và thực hiện bành trướng Đại Hán. Chủ nghĩa thực dụng “đặc sắc Trung Quốc” này được phát huy cao độ với thuyết “bất kể mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình. Thành ra, mục tiêu của Trung Quốc là thôn tính Việt Nam, tối đa là sáp nhập, tối thiểu là biến thành thuộc địa và để đạt mục tiêu này Trung Quốc phải dựng lên cho được ở Việt Nam một chế độ tuân phục tuyệt đối Trung Quốc. Với toan tính đó, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa cộng sản đã tan biến cùng với sự sụp đổ của Liên Xô cách đây ¼ thế kỷ, một chế độ độc tài cá nhân ở Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc thôn tính Việt Nam nhanh hơn một chế độ độc tài tập thể mà ở đây là chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực vậy, độc tài cá nhân thì hành vi, kể cả bán nước, không bị kiểm soát, ngăn cản bởi bất cứ ai. Do đó để thực hiện mục tiêu thôn tính Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay khi biết chiêu lừa “đại cục – xã hội chủ nghĩa” của mình không còn hiệu nghiệm ngay cả đối với những thành phần giáo điều nhất trong ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc giật dây Nguyễn Tấn Dũng tiến hành giải tán đảng cộng sản để thiết lập độc tài cá nhân.

Cụ thể là, một khi Nguyễn Tấn Dũng thành công trong “đảo chính Đảng” thì kịch bản “thôn tính Việt Nam” của Trung Quốc sẽ là như sau:

Ngay lập tức, tấn công đánh chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa của Việt Nam;

Tiếp theo, đưa quân và kèm theo đó là dân ồ ạt vào Việt Nam để thuộc địa hóa Việt Nam rồi tiến tới sáp nhập Việt Nam vào hẳn Trung Quốc. Để thực hiện màn chót Hán hóa này Nguyễn Tấn Dũng hoặc kẻ ”kế vị” Dũng sẽ cho di dân Trung Quốc nhập tịch Việt Nam đủ để đưa Việt Nam thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc trong khuôn khổ của một cuộc “trưng cầu ý dân”, y hệt cách thức Nga đã tiến hành ở Crimea để sáp nhập lãnh thổ này của Ukraine vào Nga.

Việc Nguyễn Tấn Dũng là “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc còn lộ rõ qua cung cách nước này xây dựng và đánh bóng “uy tín” cho Dũng trong mắt người Việt Nam nói chung, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, nhất là khi Đại hội XII của đảng này đang đến gần.

Trước hết, do nắm được đặc điểm “chống Trung Quốc” của người Việt Nam nên Trung Quốc không ngần ngại dán cho Nguyễn Tấn Dũng cái nhãn “chống Trung Quốc” và qua đó “lập lờ đánh lận con đen”, làm mọi người hiểu rằng các đối thủ của Dũng trong ban lãnh đạo Việt Nam là “Lê Chiêu Thống”, là “bán nước cho giặc”. Lời bình sau đây của tờ Tuần báo Bắc Kinh số ra ngày 9/6/2015 là một ví dụ:Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi”!

Trung Quốc cũng bày cho Dũng kế “nói mà không làm” và Dũng đã thực hiện thành thục khi đưa ra những phát ngôn đượm màu “Sát Thát” như tại Philippines ngày 21/5/2105 mà trên tôi đã đề cập.

Ngoài ra, vận dụng “khổ nhục kế” của tổ tiên, Trung Quốc giúp Dũng lập cả chục “trang điện tử ảo” (không có tên và địa chỉ thực địa của ban biên tập) mang tên “Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (nguyentandung.org) hừng hực “thoát Trung”, thậm chí với avatar “Khởi kiện Trung Quốc” cốt lấy cho Dũng phiếu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ những ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm cũng như của những đại biểu dự Đại hội XII của Đảng có tinh thần dân tộc. Chẳng hạn bài “Người đứng dậy thay tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam” đăng ngày 31/12/2015 có câu:“Chưa có một phát biểu mạnh mẽ nào lên tiếng về vấn đề này ngoại trừ tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông!

Không chỉ bằng lời nói, vẫn theo “khổ nhục kế”, Trung Quốc còn phối hợp với Nguyễn Tấn Dũng tạo sự kiện để tối đa hóa ấn tượng về một “Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc” mà ở đây là tổ chức các cuộc đập phá quy mô lớn gọi là nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc ở Bình Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh, dưới chiêu bài phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Thực vậy, các cuộc đập phá đã diễn ra với sự tham gia của cả vạn người mà lạ lùng thay, không hề có sự can thiệp của công an vốn luôn thường trực “chống bạo loạn” trong gần suốt thời gian diễn ra các sự kiện đó và cũng chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị thiệt hại trong tổng số hơn 460 doanh nghiệp nước ngoài bị đập phá. Nhân đây cũng phải nói rằng việc tạo ra các cuộc “bạo loạn” này là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa lấy điểm “ái quốc” cho Nguyễn Tấn Dũng vừa làm các doanh nghiệp nước ngoài không phải Trung Quốc sợ mà rút khỏi Việt Nam và như thế, “bất chiến tự nhiên thành”, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “một mình một chợ” mà lũng đoạn kinh tế Việt Nam.

Cuối cùng, nhằm tạo “cú hích chiến lược” cho “điệp viên chiến lược” của mình trong cuộc đua nước rút giành vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 11/2015, ngay trước thềm Đại hội XII của đảng này không kể những cái ôm hôn thắm thiết dành riêng cho Nguyễn Tấn Dũng, đã chỉ mời một mình nhân vật này sang thăm Trung Quốc trong khi Tập sang Việt Nam là theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Kết luận lại, thảm họa Bắc thuộc mới mang tên “Nguyễn Tấn Dũng” đã hoàn toàn lộ sáng và nếu nó không bị chặn đứng kịp thời, ngay tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong 1 tuần nữa, thì toàn dân Việt Nam sẽ không còn con đường nào khác là vùng lên để tự cứu lấy mình để rồi tiếp đó dựng nên một Việt Nam thực sự Độc lập, Dân chủ, Nhân quyền và Toàn vẹn lãnh thổ.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.