Lượm lặt tin 22-01-16

Tiết lộ chiếc áo được chị em nô nức săn lùng để chơi Tết

Áo dài cách tân “bùng nổ” trên thị trường thời trang Tết với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau.

Dịp Tết này, những mẫu áo dài được yêu thích hơn mọi năm đặc biệt là áo dài gấm, áo dài thêu với kiểu dáng cách tân và được kết hợp ngẫu hứng với quần cluthes, chân váy, …

Ngoài những shop chuyên áo dài, các shop thời trang thiết kế cũng nắm được thị hiếu của khách hàng và nhanh chóng cho ra mắt những mẫu áo dài bắt mắt và có nhiều giá cả để lựa chọn.

Nhiều chủ cửa hàng thời trang chia sẻ chưa năm nào nhu cầu mua áo dài cách tân của các bạn trẻ lại cao như năm nay. Không chỉ trong dịp Tết, những dịp như cưới hỏi, tiệc tùng nhiều cô gái cũng lựa chọn áo dài để làm điệu. Mặc dù áo dài có giá khá cao vì chất liệu và tốn công may nhưng vẫn là mặt hàng hút khách.

Các shop thường ngày chỉ trung thành với mẫu trang phục dành cho teen girl trẻ trung cũng “lấn sân” buôn bán áo dài Tết này. Chủ shop chia sẻ không trả lời kịp tin nhắn của khách hàng và rất nhiều mẫu đã hết sớm hơn dự định.

Khách hàng cũng hài lòng với chất lượng và kiểu dáng bắt mắt của áo dài năm nay. Với sự tư vấn từ các chủ shop, khách cũng tha hồ biến tấu những mẫu áo dài với nhiều phong cách khác nhau tùy sở thích. Có thể đi giày bệt, giày cao đều phù hợp và những nàng mũm mĩm cũng tự tin hơn với những kiểu áo dài suông.

1. Áo dài gấm cách tân

Chất liệu gấm truyền thống không chỉ còn được sử dụng cho những người trung tuổi và trở nên trẻ trung với những kiểu áo dài cách tân với đủ màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

áo dài, thời trang, đón tết
Các mỹ nhân showbiz ưa chuộng áo dài cách tân trong rất nhiều sự kiện và đều nhận được phản ứng tích cực từ công chúng
áo dài, thời trang, đón tết
Áo dài may sẵn theo size cũng được nhiều người ưa chuộng với thiết kế suông dễ mặc. Các mẫu áo dài có giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng được may từ các chất liệu gấm cao cấp.
áo dài, thời trang, đón tết
Những màu sắc nổi bật và đậm không khí xuân được nhiều người lựa chọn, với những thiết kế như này bạn sẽ phải chi hơn 2 triệu đồng. Mặc dù có giá không rẻ nhưng lại thích hợp với nhiều hoàn cảnh và tiện dụng nên áo dài gấm rất được ưa chuộng.
áo dài, thời trang, đón tết
Áo dài năm nay được nhiều phụ huynh đặt may cho con với những gam màu như đỏ, xanh, vàng. Áo người lớn và trẻ em thường chênh lệch từ 500 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng.
áo dài, thời trang, đón tết
Bạn có thể phối áo dài cách tân nhiều kiểu khác nhau, quần cluthes, chân váy, quần skinny, …
áo dài, thời trang, đón tết
Cổ tàu 3 phân được nhiều người ưa chuộng vì tính hiện đại nhưng cũng không làm mất đi nét đặc trưng của áo dài. Các shop thường chỉ may vài chiếc cho một mẫu vải để đảm bảo tính độc đáo và thường “cháy hàng” sau khi ra mắt.
áo dài, thời trang, đón tết
Các shop liên tục cập nhật những mẫu mã mới để chiều lòng khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. Nếu quá bận hoặc không muốn chờ đợi lâu thì những mẫu áo dài may sẵn là lựa chọn hay dành cho bạn. Khác với áo dài truyền thống, áo dài cách tân rất dễ mặc nên việc mua sẵn cũng rất phù hợp.

2. Áo dài thêu cách tân

Áo dài thêu được nhiều shop làm mới và trẻ trung hơn với những họa tiết bắt mắt và màu sắc phong phú.

Cũng giống như áo dài gấm, áo dài thêu được kết hợp mới lạ với những kiểu váy và quần suông rộng. Các cô gái trở nên năng động nhưng vẫn không kém phần nữ tính với những kiểu áo dài này. Chủ yếu những tiệm áo dài tung ra sản phẩm thêu tay tỉ mỉ, chi tiết hơn hẳn thêu máy.

áo dài, thời trang, đón tết
Những gam màu đỏ, trắng, pastel được nhiều cô nàng lựa chọn để chụp những bộ ảnh Tết. Giá cả phụ thuộc vào những chi tiết thêu, càng cầu kỳ có giá càng cao.
áo dài, thời trang, đón tết
Trung bình, những mẫu áo dài thêu này có giá khoảng 4 triệu đồng, mặc dù khá cao nhưng nhiều chị em vẫn không ngại rút ví khi nhìn những thiết kể tỉ mỉ và đầy mê hoặc như thế này.
áo dài, thời trang, đón tết
Thường áo dài thêu được thiết kế từ vải đũi, thô. Những mẫu thêu các họa tiết thiên nhiên hoa lá được nhiều người ưa chuộng.
áo dài, thời trang, đón tết
Thậm chí giày, dép cũng được thêu đính tỉ mỉ để set đồ trở nên hoàn hảo và bắt hơn.
áo dài, thời trang, đón tết
Không chỉ con gái Việt Nam thích mê áo dài, các cô gái ngoại quốc cũng muốn làm điệu với trang phục này để dạo phố.
áo dài, thời trang, đón tết
Những màu trầm mặc như nâu, ghi cũng được biến tấu “vừa lạ- vừa quen” để diện trong dịp Tết này.

(Theo Eva.vn)

————————–

Facebook của tân tổng thống Đài Loan tràn ngập tin nhắn đe dọa từ Trung Quốc

Theo BBC, trang facebook của Tổng thống Đài Loan mới nhậm chức Thái Anh Văn tràn ngập hàng vạn thông điệp đe dọa, dường như được gửi từ những người ở Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến của bà đạt chiến thắng cách biệt so với Quốc Dân đảng trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy (16/1). Bằng đường lối độc lập, tách biệt khỏi Trung Quốc, bà Thái đã dành được phần lớn sự ủng hộ của dân Đài Loan.

Đài Loan
Bà Thái Anh Văn, “độc thân, yêu mèo và là nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan” (Ảnh: Facebook)

Nhưng đường lối này khiến Trung Quốc tức giận. Nội dung các thông điệp gửi trên facebook của nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan là yêu cầu hòn đảo này quay trở về sự quản lý của chính quyền trung ương Bắc Kinh.

Bà Thái phản ứng trước những dòng post này một cách nhẹ nhàng: Điều tuyệt vời ở đất nước này nằm ở chỗ mỗi một cá nhân đều có thể thực hành những quyền cơ bản. Đảng Dân Tiến của bà cũng nói rằng họ “tôn trọng” quyền tự do ngôn luận của người khác.

Một điều lạ là việc truy cập vào facebook bị cấm ở Trung Quốc, có vẻ như khá đông người đại lục rành công nghệ đã vượt tường lửa để gửi thông điệp lên tường Facebook của bà Thái. Những người Đài Loan ủng hộ bà Thái thì đáp trả lại bằng cách khen ngợi những người Trung Quốc đã vượt qua được hệ thống kiểm duyệt khổng lồ.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Thái Anh Văn nhận được loạt tin nhắn từ những người bên kia eo biển và cũng không phải lần đầu tiên bà tỏ ra chào đón những thông điệp đó:

Tôi hy vọng trải nghiệm mới và hiếm hoi này sẽ giúp ‘người bạn mới’ nhìn thấy một Đài Loan đa nguyên, tự do và dân chủ hơn,” bà viết hồi tháng 11/2015, khi trang facebook của bà cũng nhận được các thông điệp tương tự.

Tân tổng thống Đài Loan nói bà muốn duy trì quan hệ hòa bình với Trung Quốc. Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, đã tự thành lập chính quyền riêng từ năm 1949 sau khi Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch thua Đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông trong nội chiến Quốc-Cộng và chạy sang hòn đảo này.

————————————-

Giải mã lý do ngày càng có nhiều người bị ung thư

Trước đây con người không sống lâu và y học chưa đủ phát triển để xác định ung thư; ngày nay lối sinh hoạt cùng tuổi thọ kéo dài khiến căn bệnh trở nên phổ biến.

Thời đại ngày nay dường như mỗi chúng ta đều có người thân hoặc bạn bè bị hoặc từng mắc ung thư. Căn bệnh này đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và được coi là vấn nạn của xã hội hiện đại. Tại sao điều này lại xảy ra? Theo Medicaly Daily, những yếu tố thuộc về lối sống như hút thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn nghèo nàn và tuổi thọ kéo dài khiến con người dễ mắc ung thư.

[Caption]

Ảnh: Age Marker.

Trường hợp ung thư đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 2625 trước Công nguyên bởi Imhotep, vị bác sĩ Ai Cập cổ đại. Ông đã tìm thấy “những khối phồng lên trên vú, lan ra, giống như một loại quả chưa chín; lạnh và cứng”, những dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư vú. Ung thư bụng và các khối u khác cũng được phát hiện ở nhiều xác ướp Ai Cập. Trong cơ thể được bảo tồn của một phụ nữ trẻ thuộc bộ tộc Chiribaya ở sa mạc Atacama còn xuất hiện một khối u lớn từ xương xuyên qua da.

Như vậy, ung thư đã tồn tại từ rất lâu. Vào giai đoạn con người còn lo ngại dịch hạch, cúm, lao và đậu mùa, những báo cáo về ung thư rất hiếm thấy. Đó là do nhân loại không sống đủ lâu để phát triển ung thư và các bác sĩ cũng không thể xác định bệnh một cách chính xác.

Đến năm 1900, ung thư trở thành nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 8 ở Mỹ. Năm 1950, tuổi thọ trung bình tăng thêm 21 năm và ung thư vọt lên vị trí thứ nhì danh sách các nguyên nhân gây chết người, chỉ sau bệnh tim. Nguy cơ ung thư tăng lên theo tuổi thọ. Ví dụ, một người đàn ông từ 49 tuổi trở xuống chỉ có một trong 304 khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng khi chạm mốc 70 tuổi, tỷ lệ này là 1/9.

Một tin đáng mừng là bệnh nhân ung thư đã có nhiều cơ hội sống sót hơn. Năm 2013, Hiệp hội Ung thư Mỹ thông báo tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm 20% so với 20 năm trước đó. Thành quả này đến từ những nỗ lực trong giáo dục, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư. Hơn nữa, nhiều bệnh ung thư đã có thể được ngăn chặn. Năm 2010, gần 1,5 trên 8 triệu trường hợp tử vong do ung thư trên thế giới gây ra bởi thuốc lá. Các tác nhân như thừa cân, béo phì, lười vận động cùng ăn uống phản khoa học dẫn đến 20% ca ung thư toàn cầu.

Sự kết hợp của tuổi thọ kéo dài và lối sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy hãy đứng dậy và kiểm soát cuộc sống của bạn.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (III)?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận “người dân đang giảm lòng tin đối với Đảng”

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

Tiếp theo Phần IPhần 2

Ta hãy trở lại với câu hỏi cuối bài trước : « Ông TBT có thực sự muốn làm trong sạch Đảng, có thực sự muốn chống tham nhũng ? » Chúng ta không ở trong đầu TBT Nguyễn Phú Trọng, cũng không thể đi guốc trong bụng ông ấy, để mà đoán được ông ấy có thực sự muốn hay không. Điều chúng ta có thể làm là phân tích hành động và lối sống của ông ấy.

Theo những gì mà ta có thể kiểm tra qua hệ thống truyền thông, chính thống cũng như phi chính thống, ông Trọng không mắc phải các tai tiếng mà hầu hết các đồng chí của ông đều không tránh khỏi.

Ông không có tai tiếng về phụ nữ như người tiền nhiệm của ông là cựu TBT Nông Đức Mạnh. Ông không có tai tiếng về việc đặt con cái vào các vị trí quyền lực. Xin tham khảo một bài viết trên blog của nhà văn Mai Tú Ân, tổng hợp thông tin về các thái tử đỏ qua một danh sách con ông cháu cha thuộc loại « khủng » ở Việt Nam. Trong danh sách này, không có con cái của ông Nguyễn Phú Trọng. Trên báo chính thống cũng không tìm thấy thông tin nào về việc con cái của ông Trọng được bổ nhiệm vào các chức vụ quyền lực. Hoàn toàn đối lập với các động thái và toan tính của người đang được xem là đối thủ chính trị của ông. Ông TBT đương nhiệm cũng không có tai tiếng về tham nhũng. Tình cờ gần đây một người từng là quan chức trong ngành báo chí, bà Hồ Thu Hồng, cũng khẳng định điều này trên blog cá nhân trong một entry thiên về chỉ trích ông Trọng, tôi trích nguyên văn : « Ưu điểm lớn nhất của ông, đó là sự trong sạch về kinh tế, khộng tham gia vào các “nhóm lợi ích” » (Xem bài « Ba mươi chưa phải là tết »).

Về việc ông TBT không tham nhũng, tôi từng được trực tiếp nghe bình luận của một lãnh đạo cấp tỉnh, ở thời điểm khi tôi vẫn còn có thể có được một vị trí công việc trong xã hội Việt Nam (thời tươi đẹp ấy giờ đã quá xa xôi !!!), sau HNTW 6 ít lâu. Bên lề một hội nghị khoa học, một lãnh đạo cấp tỉnh có nói, tôi trích lại theo trí nhớ : « ông Trọng thực tâm muốn chống tham nhũng, nhưng điều ấy là không thể, bởi vì toàn bộ hệ thống dường như chỉ có mình ông là không tham nhũng mà thôi. Cho nên ông không thể chống nổi. » Nhận xét ấy được đưa ra một cách thành thực, không nhằm ca ngợi cũng không nhằm chỉ trích ông Trọng. Nhận xét ấy chỉ nhằm đưa ra một thực tế, và không phải là không có lý.

Quả thực như vậy, ông Trọng, dù chân thành muốn chống tham nhũng, ông đã không thể chống được, ông đã phải chấp nhận thua một cách công khai ở hội nghị Trung Ương 6, năm 2012. Từ đó, tham nhũng càng ngày càng trỗi dậy mạnh hơn lúc nào hết, bởi cơ chế xã hội hiện nay chính là điều kiện tốt nhất cho tham nhũng, và những người đi đầu trong tệ nạn tham nhũng sẽ củng cố quyền lực của họ bằng cách liên kết lại với nhau, để bảo vệ lẫn nhau, tức là để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Đó là điều mà bất kỳ một đầu óc nào có khả năng suy luận bình thường và khách quan cũng có thể nhận ra một cách dễ dàng. Vì thế mà dù Bộ chính trị (16 người) đã thống nhất 100% đề nghị một hình thức kỷ luật cả tập thể BCT lẫn « một đồng chí » trong BCT nhưng Ban Chấp hành Trung Ương (175 người) đã phủ quyết đề nghị này. Chúng ta sẽ trở lại với chi tiết này dưới đây.

Giờ đây, tôi cho rằng sai lầm của giới đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam là đã chế giễu những giây phút cảm xúc mà ông Trọng bộc lộ ở phiên bế mạc hội nghị Trung Ương 6. Còn ai khác trong bộ máy lãnh đạo có những biểu hiện cảm xúc thành thực như ông Trọng ? Lẽ ra chúng ta phải nhận ra điều ấy, nhận ra rằng ông Trọng là người duy nhất còn có những biểu hiện cảm xúc thành thực (tức là một biểu hiện thuộc về nhân tính) trong một thế giới mà hầu như tất cả đều đeo mặt nạ, đeo mặt nạ bằng chính gương mặt thật của mình. Nếu thử làm một bước phân tích ngoại hình và diện mạo, thì có thể thấy nhận xét trên đây không phải là vô căn cứ.

Cần phải nói thêm rằng, những năm gần đây, nở rộ hiện tượng các website nặc danh (dù là « Chân dung quyền lực » hay « Ý kiến đảng viên »…. thì đó đều là các website nặc danh, bởi không thể kiểm chứng tổ chức nào hay cá nhân nào chịu trách nhiệm về chúng) với mục đích là phục vụ cho cuộc đấu tranh vì quyền lực. Nếu ta quan sát kỹ sẽ thấy rằng các website đó không che giấu khuynh hướng của mình trong việc ủng hộ nhân vật nào hay hạ bệ nhân vật nào, việc này rất thống nhất trong các bài viết. Điều này nằm trong mục đích cốt lõi : thao túng và định hướng dư luận. Điều đáng nói là chưa thấy một blog hay một website « nặc danh » nào được lập ra để vừa đánh bóng tên tuổi cho Nguyễn Phú Trọng vừa triệt hạ đối thủ của ông Trọng (tuy nhiên xin lưu ý rằng, nhận xét này có thể không đứng vững vì có thể tôi không bao quát hết thông tin). Có thể là do ông Trọng không tham nhũng nên không có tiền để tổ chức những website như vậy, đòi hỏi những khoản chi trả không nhỏ cho đội ngũ kỹ thuật viên và quan trọng là đội ngũ bồi bút. Nhưng cũng có thể là ông đã không lựa chọn cách thức mang tính chất bá đạo (nếu dùng ngôn ngữ cung đình) hay bẩn thỉu (nếu dùng ngôn ngữ dân gian) đó, do ông vẫn còn liêm sỉ của một người được học hành.

Đến đây ta có thể phản bác bằng cách nói rằng ông Trọng thành thực hay không, có đạo đức hay không, không quan trọng. Quan trọng là ông ấy đã làm được gì, ông ấy có năng lực gì không. Phản bác này không phải là không có lý. Dường như các phát ngôn của ông Trọng đã để lại ấn tượng rằng ông là một người không có năng lực, và dân gian đã ghi lại ấn tượng này bằng cách đặt cho ông một biệt danh, cái biệt danh giờ đây đã trở nên quá nổi tiếng mà tôi không cần phải nhắc lại.

Tuy nhiên, nếu nhìn từ một góc độ khác, thì ta cũng có thể thấy rằng ông Trọng phải nhận cái biệt danh có tính miệt thị ấy là do ông thành thực, ông không mị dân, ông nói những gì ông nghĩ. Ông không cố tình tạo ra một hình ảnh tích cực nhờ phát ngôn, nhằm che đậy những hành vi tàn bạo được thực hiện trong bóng tối, như những kẻ mị dân vẫn chọn làm. Hệ thống của ông Trọng vận hành theo đúng cái mô hình mà ông tôn lên làm lý tưởng, mô hình toàn trị, ông Trọng không che giấu điều đó.

Một ví dụ cho thấy ông Trọng không phải mù quáng như là chúng ta vẫn nghĩ, đó là phát biểu của ông về việc « Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa». Câu này là một phát biểu trên báo chính thống, ví dụ trên báo Tuổi trẻ, có thể kiểm chứng, hoàn toàn không giống như những thông tin được tung ra một cách hỏa mù trong thời kỳ tiền đại hội XII này.  Một lần nữa giới đấu tranh dân chủ, trong đó có tôi, đã phạm sai lầm là chỉ trích và chế giễu Tổng bí thư về phát ngôn này. Nhưng nếu chúng ta bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn, chúng ta sẽ thấy rằng, chưa một Tổng bí thư nào ở Việt Nam phát biểu một ý tương tự, chưa một TBT nào dám thừa nhận điều mà ông Trọng đã thừa nhận. Phát biểu này cho thấy ông Trọng ý thức được phần nào tính chất không tưởng của chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời cũng chưa một tổng bí thư nào dám thẳng thắn nhận định rằng trong cái bình quý được gọi là đảng cộng sản thực tế chỉ có chuột. Câu nói này khiến ông bị dư luận chỉ trích thậm tệ : « Đánh chuột đừng để vỡ bình ». Nhưng chúng ta cũng có thể nhìn nhận nó theo cách này : dù ông Trọng muốn nhìn nhận rằng đảng của ông là một cái bình quý, thì ông cũng đã đủ tỉnh táo để thấy rằng cái bình đó chứa đầy chuột : những kẻ tham nhũng. Ông Trọng, với tư cách là người đứng đầu đảng, nếu ông nhìn đảng của ông như một cái bình quý thì cũng là điều dễ hiểu. Nhưng để nhìn thấy và nói ra rằng cái bình ấy dùng để chứa chuột, thì cần phải có sự thành thực và thẳng thắn. Đã có TBT nào có được một thái độ dám đối diện với thực tế như vậy, như thái độ của ông Trọng ?

Tôi tạm mượn biện pháp “tự phê bình” để nói rằng: rất có thể là sự chế giễu của chúng ta đã góp phần khiến Tổng bí thư trở nên cương quyết hơn, bảo thủ hơn trong sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, và có thể vì thế ông đã sắt đá hơn trong các chính sách đàn áp, bởi lẽ ông ấy nhầm tưởng rằng chúng ta là những kẻ phản động, và ông ấy không hiểu rằng những người đấu tranh cho dân chủ chỉ có một mục đích là hướng tới một xã hội công bằng hơn, tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Dĩ nhiên, phân tích mang tính tâm lý học trên đây của tôi cũng chỉ là một phân tích cá nhân, quý vị có thể đồng tình hoặc phản đối. Và quý vị có thể lập luận rằng lãnh đạo Việt Nam cần tập quen với sự chế giễu của dân chúng. Tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận này. Không chỉ riêng lãnh đạo, tất cả chúng ta cần tập quen với sự chỉ trích và chế giễu của người khác. Dân chủ cần khởi đi từ thái độ này, thái độ chấp nhận bị chỉ trích, bị phê phán và bị chế giễu. Nếu ta còn cảm thấy tổn thương khi bị người khác chỉ trích, và không chấp nhận để cho người khác chỉ trích, thì có nghĩa ta vẫn còn rất xa lạ với tinh thần dân chủ.

Trở lại với HNTW 6. Thất bại mà TBT thừa nhận công khai trong diễn văn bế mạc phần nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng không phải là người nắm quyền quyết định, dù chỉ là trong lĩnh vực chống tham nhũng.

Tổng bí thư đương nhiệm có lẽ không có nhiều quyền như chúng ta tưởng. Rất có thể ông ấy bị vô hiệu hóa trên nhiều phương diện, và bị gán cho phải chịu trách nhiệm về những việc mà ông ấy không làm. Lưu ý rằng đây chỉ là một giả thiết, một giả thiết được nêu ra trên một số quan sát thực tế.

Chúng ta cũng đừng quên các sử gia quốc tế đã chỉ ra rằng Hồ Chí Minh – người hiện đang được đảng tôn lên thành thánh – cũng đã bị vô hiệu hóa ngay khi còn sống, từ những năm 60 trở đi quyền lực thực sự đã không còn nằm trong tay Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Trường hợp Hồ Chí Minh còn cần phải được soi sáng bằng các sử liệu, nhưng trường hợp Võ Nguyên Giáp thì tất cả chúng ta đều đã thấy rõ : từ vị trí đại nguyên soái lừng lẫy của các chiến dịch Điện Biên Phủ, sau hòa bình, Võ Nguyên Giáp bị đẩy xuống phụ trách sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, dù vô hiệu hóa quyền lực của vị đại tướng này, chính quyền cộng sản vẫn buộc phải sử dụng uy tín và hình ảnh của ông mỗi khi cần đến, như là bằng chứng cho sự dối trá đã thuộc về bản chất của các chính thể cộng sản.

Đồng thời, những ai đã làm việc trong hệ thống, dù chỉ một ngày, đều hiểu điều này : quyền lực thực sự nằm trong tay những người mà chữ ký hoặc sẽ « ra tiền » hoặc sẽ « ra quyền », tức là quyền lực thực tế nằm trong tay bộ máy chính phủ, chứ không phải bộ máy đảng. Tuy nhiên, những người đứng ở vị trí chủ chốt trong bộ máy chính phủ đều phải là đảng viên, nó khiến cho những người thuộc bộ máy chính phủ buộc phải lệ thuộc vào đảng và phải bảo vệ đảng, đây là cách mà đảng dùng để duy trì và kiểm soát quyền lực. Nói điều này để thấy rằng hiện nay nếu ông Trọng không có thực quyền thì cũng là điều dễ hiểu.

Trong diễn văn bế mạc HNTW 6, TBT đã rất thành thực tường trình diễn biến của sự thất bại trong chương trình chống tham nhũng do chính ông đề xuất, nghĩa là gián tiếp thừa nhận rằng quyền lực của mình đã bị vô hiệu hóa. Ông viết : « Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị. » Tuy nhiên, đề nghị của Bộ Chính trị đã bị Ban Chấp hành Trung Ương bác bỏ. Ông viết : « Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị »

Nhưng ông Trọng đã không dám nêu tên người mà ông muốn kỷ luật, chỉ dám gọi là « một đồng chí », trong khi tất cả những người nghe diễn văn bế mạc đều biết «một đồng chí » ấy là ai. Việc này khiến ta liên tưởng đến một chi tiết mang ý nghĩa tương tự trong tiểu thuyết « Harry Porter » : nhân vật « You-know-who » (Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai), nhưng không ai dám gọi tên, vì ai cũng sợ quyền lực tăm tối của hắn.

Thất bại của Tổng bí thư trong việc chống lại  « một đồng chí » trong Bộ Chính trị, được dư luận xem là trùm tham nhũng, và thất bại cuả ông trong công cuộc chống tham nhũng nói chung chính là hậu quả của tình trạng vô trách nhiệm nói chung, tình trạng cá nhân không phải chịu trách nhiệm, hậu quả của cơ chế lãnh đạo tập thể. Tình trạng này không thể cải thiện chừng nào cơ chế chính trị hiện nay vẫn tồn tại. Đáng tiếc thay, cho đến giờ phút này, ông Trọng dường như vẫn không muốn nhìn ra sự thật này.

Tuy nhiên, còn có thể nhìn thất bại của HNTW 6 dưới một góc độ khác : nếu ông Trọng không tham nhũng, nếu ông Trọng là một người quyết giữ đạo đức, thì thất bại của ông trong việc chống tham nhũng đồng nghĩa với thất bại của đạo đức trước quyền lực hắc ám của đồng tiền, trong một xã hội mà lợi ích kinh tế có thể giết hết mọi giá trị tinh thần, trong thời buổi mà vì lợi ích kinh tế người ta có thể bán hết mọi thứ, người ta có thể lấy máu của đồng bào mình làm thảm trải đường đón kẻ đã ra lệnh giết chết các ngư dân, tức là nhân dân của mình.

Sau HNTW 6, ông Trọng thành lập Ban Nội chính với sự ủng hộ của Nguyễn Bá Thanh. Như chúng ta biết, Nguyễn Bá Thanh sau đó không lâu đã chết, một cái chết đặt ra nhiều nghi vấn. Như vậy cũng có thể nói Ban Nội chính đã thất bại trong việc chống tham nhũng.

Nhưng thất bại là hiển nhiên. Không ai, không cá nhân nào, không ban bệ nào, không nỗ lực chống tham nhũng nào có thể thành công trong thể chế toàn trị hiện tại ở Việt Nam. Chính cơ chế chính trị là nguồn gốc, nguyên nhân của tệ nạn tham nhũng. Cơ chế chính trị này nuôi dưỡng và phát triển bệnh tham nhũng. Điều mà người dân Việt Nam cần là TBT có đủ sáng suốt để nhận ra điều này. Nếu ông còn duy trì cơ chế này thì ông còn tiếp tục thua những kẻ tham nhũng, và đất nước còn tiếp tục nghèo, nhân dân còn tiếp tục phải khổ, Tổ quốc còn tiếp tục phải chịu nhục.

Đến đây ta thử tìm cách trả lời một câu hỏi khác: ông Nguyễn Phú Trọng có lệ thuộc vào Trung Quốc không ? Ông Trọng lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn hay ít hơn những lãnh đạo khác?

(Còn tiếp)

Paris, 19/1/2016

Nguyễn Thị Từ Huy

Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 1)

Câu chuyện Đổi mới được mổ xẻ trên nhiều giác độ, từ kinh tế đến văn hóa – xã hội, nhắm vào được, mất như thế nào. Nhiều cung bậc cảm xúc trào ra trong gần 4 giờ thảo luận sôi nổi. Phía sau những băn khoăn, day dứt… là tinh thần công dân của những trí thức có lòng với thời vận đất nước.

LTS: Bước vào năm 2016 là vừa tròn 30 năm kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế chênh vênh bên bờ vực. Ba thập niên là quãng thời gian đủ dài để nhìn lại một cách sòng phẳng những thành công và thất bại của Đổi mới trên nhiều bình diện, rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời mạnh dạn đề xuất những ý kiến đóng góp thẳng thắn vì mục tiêu phát triển đất nước. Với tâm thế đó, Người Đô Thị tổ chức Tọa đàm Mùa xuân với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu văn hóa – xã hội và doanh nhân ở cả khu vực tư lẫn khu vực công.

Mất đà

Nhận xét những thành tựu Đổi mới đã được Đảng đề cập đầy đủ, không thể nói thêm, TS. Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tập trung vào “những góc khuất chưa được bàn nhiều”. Nhấn mạnh nên đặt vấn đề một cách đầy đủ, ông cho rằng mất mát lớn nhất là tinh thần và ý chí Đổi mới ra đi rất sớm sau năm 1986, còn đến nửa cuối thập niên 2000 thì về cơ bản không còn nữa. Nếu như trước năm 1986 và cho đến thập niên 1990, những quyết sách của các nhà lãnh đạo đất nước có thể đúng hoặc sai nhưng thường không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay phe cánh, trái lại đều xuất phát từ thái độ chân thành. Bằng sự chính trực ấy, những sai lầm của nền kinh tế tích tụ trong một thập niên kể từ 1975 được thế hệ lãnh đạo sửa sai với tinh thần cầu thị.

Đấy cũng chính là khác biệt cơ bản so với những năm gần đây.

Không có được ý chí sửa sai ấy, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ hàng loạt trục trặc từ 2008. Hô hào tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngân hàng, đầu tư công… thực ra chỉ có tính hình thức, là cách “mua thời gian”, đẩy những trục trặc về tương lai. Phần vì tư duy nhiệm kỳ, phần khác là cải cách đòi hỏi nỗ lực rất lớn, thậm chí phải trả giá bằng sinh mệnh chính trị. “Cải cách đúng chưa chắc được hưởng, nhưng nếu sai thì người thực hiện phải chịu trách nhiệm”, ông Tự Anh nhận định lực cản đáng kể với mọi nỗ lực cải cách đích thực.

Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm trong suốt ba thập niên, nhờ cải cách nội địa và hội nhập kinh tế quốc tế mà ông Tự Anh ví như hai cánh chim của nền kinh tế. Ở khía cạnh thứ nhất, cải cách trong nước khởi đầu có phần rụt rè (1986) trước khi được thực hiện quyết đoán hơn từ năm 1989 và nâng lên một bước quan trọng vào năm 1991 với sự thừa nhận “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Luật Doanh nghiệp ra đời (1999), lần đầu tiên công nhận quyền tự do kinh doanh của người dân, nhờ đó đánh thức tinh thần doanh nhân khiến chúng ta tận dụng được nhiều cơ hội tạo ra từ Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) ký kết năm 2001. Nền kinh tế trải qua chu kỳ thăng hoa. Khi Thủ tướng Phan Văn Khải rời nhiệm sở năm 2006, các biến số vĩ mô của Việt Nam đều khá lý tưởng. Tăng trưởng cao nhất (8,2%), nợ công rất thấp, lạm phát chỉ khoảng 7%, thâm hụt ngân sách chưa đến 3%… Dù khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn kém hiệu quả và tham nhũng nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng nhờ lực đẩy của khu vực dân doanh.

Ở khía cạnh hội nhập, Việt Nam tỏ ra rất tích cực với những hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Thế nhưng từ BTA qua WTO và cho đến TPP, những đoàn đàm phán đều thiếu hậu phương, tức là thiếu sự hậu thuẫn của các bộ ban ngành cũng như các địa phương. Nói cách khác là chúng ta hội nhập nhưng không thực hiện đồng bộ cải cách trong nước. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa BTA và WTO (2007). Cùng với sự hứng khởi ở cả trong và ngoài nước từ việc Việt Nam gia nhập WTO là 9 tỉ USD đầu tư nước ngoài chảy vào. Không trung hòa được dòng vốn nóng này khiến lạm phát tăng, đạt đỉnh 28% vào tháng 8.2008. “Tôi ngờ rằng kịch bản tương tự cũng sẽ lặp lại với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, rồi TPP. Thiếu hỗ trợ của một Nhà nước kiến tạo phát triển không chỉ làm những cơ hội mà hội nhập, toàn cầu hóa mang lại trôi qua, mà còn gia tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam ngay tại sân nhà” – ông Tự Anh nói.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn lực kinh tế hữu hạn phân bổ không hiệu quả là sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính. Cũng chính nó là tiền thân của bẫy thu nhập trung bình, theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng. “Lợi ích nhóm hình thành đến một mức độ nào đó thì tất cả chính sách đưa ra không nhằm vào lợi ích quốc gia, mà phục vụ cho nó, tước đoạt cơ hội phát triển của kinh tế đất nước”, ông Dưỡng nhận xét.

Chia sẻ suy tư với người đồng nghiệp ở FETP, PGS-TS. Phạm Duy Nghĩa, bình luận “trước và sau bẫy thu nhập trung bình có thể gọi là bẫy thể chế” của một giai tầng thống soái tất cả nguồn lực đất nước, dùng thể chế Nhà nước củng cố quyền lực và bóc lột số còn lại. “Tiếp cận từ góc độ khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng rộng thì Đổi mới chưa thành công lắm”, ông Nghĩa nói.

Văn hóa – giáo dục: những tiếng kêu thảng thốt

Nếu như tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên có lúc thăng lúc giáng thì bao trùm lên bức tranh văn hóa – giáo dục nước nhà là một gam màu ảm đạm. Đây cũng là hai khía cạnh gần gũi với TS. Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.

Các chuyên gia, khách mời thảo luận tại Tọa đàm. Ảnh: Quý Hòa

Từ góc độ văn hóa lịch sử, bà Hậu thắc mắc việc “nước nông nghiệp định hướng công nghiệp hóa mà không phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp”. Thu hồi ruộng đất tràn lan để phát triển ồ ạt các khu công nghiệp biến nông dân thành những người làm thuê. Trình độ học vấn hạn chế, thiếu hiểu biết và ý thức luật pháp khiến họ dễ phản ứng bột phát, thậm chí trái luật khi quyền lợi bị xâm hại.

Thiếu thốn vật chất là di sản của hàng chục năm chiến tranh và một thập niên kinh tế bao cấp. Thành quả mang lại sau khoảng 15-20 năm Đổi mới tạo ra tâm lý bằng lòng với vật chất. “Dường như thể chế cũng cổ súy công dân theo đuổi vật chất, vốn được xếp ở tầng dưới cùng trong tháp nhu cầu Maslow (một nhà tâm lý học người Mỹ – NV)”, bà Hậu nói. Nhu cầu giá trị tinh thần, cao hơn là tư tưởng chưa được quan tâm. Giáo dục mới dừng lại ở việc chuyển giao kiến thức, không khuyến khích nhào nặn nó trở thành tri thức tự giác. Ý thức tự giác, theo một nghĩa nào đấy, chính là tinh thần dân chủ.

Thang đo vật chất còn được áp dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Người ta thường bằng lòng với những cái trước mắt, có thể cầm nắm sờ mó được. Còn khoa học xã hội nhân văn bị xếp vào nhóm viển vông. Bà Hậu dẫn chứng: “Thời kỳ còn làm việc ở viện, chúng tôi đề xuất nghiên cứu về người già, thành phố bác bỏ vì đang ở trong thời kỳ dân số vàng. Đề tài về bảo hiểm xã hội cũng vậy, bị xem là nói chuyện đâu đâu”.

Có phần bi quan hơn cả TS. Nguyễn Thị Hậu, PGS-TS. Nguyễn Minh Hòa – Trưởng khoa Đô thị học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM – cho biết nhiều đồng nghiệp của ông còn không có cảm hứng nghiên cứu. Học trò của ông cũng vậy, nhiều người không còn ham học, ham nghiên cứu và ham đọc sách nữa. Theo ông, cần đề cao vai trò tạo cảm hứng của người đứng đầu. Người đứng đầu phải có khả năng tạo cảm hứng để từ đó có niềm tin cho cả đội ngũ, “Không có niềm tin, chúng ta không thể cầm tay nhau để đi đến đâu hết”, ông Hòa nói.

Ông Hòa cho rằng công cuộc Đổi mới không đi đến được đích trọn vẹn vì gặp quá nhiều lực cản, mà điều nguy hiểm nhất là những lực cản này sinh ra từ ngay trong hệ thống. Những lực cản gồm: tham nhũng tràn lan và phổ biến ở mọi nơi mọi cấp; nhóm lợi ích cực đoan (cùng hội cùng thuyền, cùng cánh, gia đình dòng họ, cùng ngành, cùng địa phương…) kết hợp lũng đoạn quyền lực giữa quan chức và giới chủ. Hệ thống này có khả năng cảnh báo nhưng lại không có khả năng phát hiện và tiêu diệt. Hệ thống XHCN và Liên bang Xô viết tan rã không phải vì có ai đâm sau lưng mà nó tự tan rã do lỗi của hệ thống. Đổi mới lần hai (nếu có) thì phải thực hiện sứ mệnh của dân tộc là quyết liệt tẩy bỏ những lực cản này.

Còn tiếp

Thượng Tùng / NguoiDothi

Đọc tiếp ở đây :

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 2)

» Đổi mới lần hai: yêu cầu của cuộc sống (kỳ 3)

Cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trầm trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau những ngày chuẩn bị cho cuộc đại hội đảng CS lần thứ 12 đầy sự tốn kém và công phu, với những màn tung hứng, bưng bít cũng như dọa nạt… đại hội sẽ khai mạc vào ngày 21/1/2016.

Sự kiện một đảng độc tài đang cai trị đất nước vào đại hội kéo theo sự chú ý của một số người dân. Bởi lẽ đơn giản, dù muốn hay không, đảng vẫn là một gông cùm, một cái ách trên đầu, trên cổ dân tộc này.

Trước thềm đại hội đảng, thử nhìn lại tình thế và vị thế hiện nay của đảng, ta thấy Đảng CS đang ở vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trầm trọng chưa từng có.

Cuộc khủng hoảng về tư tưởng

Cũng như một thời gian dài trong “hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa”, ở Việt Nam, Chủ nghĩa Marx-Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam để “đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Từ trước đến nay, hệ thống tư tưởng, chủ nghĩa này đã được dày công đưa vào mọi lĩnh vực xã hội, từ đường lối, giáo dục, hành động.

Cả hệ thống cộng sản thế giới với gần 2/3 thế kỷ đã tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức để tạo ra hàng loạt các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận nhằm tô vẽ và giải thích, áp dụng chủ nghĩa này trên hệ thống Cộng sản thế giới đã có một thời đông đúc. Qua đó đặt ra mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản.

Thế nhưng Chủ nghĩa Mác – Lenin được áp dụng một số nơi trên thế giới mà điển hình là ở Liên bang Xô Viết, qua một thời gian ngắn ngủi 74 năm, đã đưa đến sự sụp đổ không thể cưỡng lại không chỉ về lý luận mà cả hệ thống các nước Cộng sản.

Mô hình Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, đã được chứng minh là hệ thống mô hình xã hội độc tài và không tưởng, là chiếc bánh vẽ cho nhân loại đã nhanh chóng bị loại trừ ở hầu hết các nước trên thế giới.

Thế rồi, trước tình hình “sợi chỉ đỏ” Mark – Lenin bị đứt đoạn và bị vứt vào sọt rác lịch sử thế giới, đảng CSVN chới với, khủng hoảng về tư tưởng và đường lối. Khi đó, cái gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” xuất hiện.

Kể từ khi Cộng sản vào Việt Nam, qua cả thời kỳ dài sau 1945 rồi 1975 cũng như thời kỳ gọi là “đổi mới” 1985, người dân Việt Nam không hề nghe đến một từ, một câu nào về cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” – nhóm từ này không hề xuất hiện trong xã hội không chỉ khi Hồ Chí Minh còn sống, mà cả hàng mấy chục năm sau. Cái gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ xuất hiện tại đại hội Đảng CS lần thứ VII vào năm 1991.

H1

Dù được quảng bá rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mark-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam”. Nhìn lại, trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh, không hề có một hệ thống tư tưởng, học thuyết được trình bày rõ ràng. Ở đó chỉ có những bài viết, bài nói chuyện và cái gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là những hệ thống suy diễn và lắp ghép nhằm để thay thế sự thiếu vắng một hệ thống tư tưởng cần thiết cho đảng CSVN.

Ngay trong Chủ nghĩa Mark – Lein, Lênin viết: “Thực tiễn cao hơn nhận thức, lý luận. Vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến mà còn của tính hiện thực trực tiếp”. “Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Vậy nên, khi cái gọi là “Chủ nghĩa Mark – Lenin”, cái gốc không thể còn có chỗ đứng trong lịch sử thế giới, thì cái ngọn của nó là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” làm sao có thể tồn tại khách quan.

Khủng hoảng về lý luận

Hệ thống tư tưởng và lý luận mà đảng CSVN đang lấy làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động của mình, đều coi việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản là mục đích.

Tuy nhiên, ngay từ khi đảng giành quyền lãnh đạo đất nước này đến nay đã hơn 70 năm, cả hệ thống Lý luận được phát huy, hệ thống giáo sư, tiến sĩ nhiều không kể xiết. Vậy mà đến này, đất nước này vẫn được Đảng dẫn dắt đi với một sự tù mù đáng sợ.

Cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội” vẫn là bóng chim, tăm cá và chưa hề hình thành thậm chí là trong đầu óc những người giỏi trí tưởng tượng nhất mà không bị hoang tưởng.

Hai đời Tổng Bí thư Đảng CS đã thú nhận những câu nổi tiếng như sau: “Chủ nghĩa Xã hội sẽ dần dần sáng tỏ” – Nông Đức Mạnh. Còn Nguyễn Phú Trọng thì khẳng định ngay từ đầu thế kỷ 21 rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa”.

Sự tù mù đến mức tại Đại hội XI, trong phương hướng, giải pháp xây dựng Đảng vẫn phải: “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta…”

Té ra không chỉ từ xưa đến nay, đảng đã dẫn đất nước này đi theo con đường tù mù không chỉ người dân không thông, mà ngay cả Đảng cũng chưa rõ nó là gì.

Điều e ngại không phải không có cơ sở rằng: Nhỡ mai kia, khi đến được Chủ nghĩa xã hội thật, nó sẽ là những khu trại tập trung như khu Auschwitz thời Đức Quốc xã thì sao? Mà căn cứ thực tế gần đây, thì nỗi lo sợ này không phải là không có cơ sở.

Victor Hugo đã nói rõ: “Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người, nhưng là cơn ác mộng của tất cả mọi người”.

Khủng hoảng lãnh đạo và đường lối

Dù đảng CS luôn tự hào rằng đó là đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại, là lương tâm thời đại… thì việc rõ nét nhất là đảng thiếu trầm trọng một đội ngũ lãnh đạo đủ tài và đủ tâm để có thể đảm đương được những quyền lãnh đạo mà đảng đã tự giành về mình.

Người ta đã chứng kiến một Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng với cả một quá trình 10 năm từ 2001 đến 2011 sau khi đã qua cả chục năm ở Quốc hội cũng là của đảng nốt. Thế nhưng, điều ông ta để lại là gì? Chỉ là một đám đảng viên công chức đã thành “một bầy sâu” – Trương Tấn Sang. Điều mà ông ta đạt được rõ nét nhất là cô vợ trẻ sau khi về hưu và ngôi nhà như cung điện được lan truyền trên mạng Internet.

Người dân cũng chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng với biệt danh Trọng Lú. Thậm chí, một tờ báo nhà nước còn “tự hào” về TBT với biệt danh này. Điều mà ai cũng thấy được mức độ “lú” của ông ta qua các phát biểu về biển đảo, về tham nhũng, về lãnh thổ đất nước…

Không chỉ có vậy, những quan chức của đảng giữ các chức vụ khác như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng…. cũng không kém phần lú lẫn và hài hước.

Chính những người lãnh đạo như vậy đã tạo ra một hệ thống đảng viên, quan chức, công chức… không cần đề cập nhiều mà chỉ cần nhìn vào tình trạng đất nước và sự hỗn loạn của xã hội thì đủ hiểu.

Với dàn lãnh đạo đã đề cập ở trên, họ đưa ra những chính sách kinh tế xã hội mà hậu quả nó là nền kinh tế khánh kiệt, tài nguyên bị tận diệt và đầy rẫy những sự suy đồi. Hệ thống tập đoàn kinh tế nhà nước được lấy làm chủ đạo, xây dựng thành những “quả đấm thép” đã thực sự giáng mạnh những cú thôi sơn vào mặt nhân dân với những tập đoàn đốt hàng tỷ đô la của người dân bởi tham nhũng, bởi phá sản… Kết quả hiện nay là “Cả nước làm cả năm không đủ cho doanh nghiệp nhà nước trả nợ”.

Nhân nào thì quả ấy mà thôi.

Khủng hoảng lương tâm, đạo đức và chính nghĩa

Nhìn lại xã hội Việt Nam hiện nay, hệ thống tư bản đỏ gồm các đảng viên thao túng nguồn lực, vật chất, của cải của xã hội nhằm vinh thân phì gia, nhằm ăn chơi vô độ mặc cho dân nghèo xơ xác không đủ tiền đi viện, mẹ chấp nhận chết để con có tiền đi học… là hàng loạt câu chuyện cười ra nước mắt ở xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Người dân Việt Nam gần đây không lạ với những quan chức của đảng tham nhũng kinh hoàng, nuôi gái, chơi bời, mua dâm… và đủ mọi hình thức cướp bóc, phá hoại tài sản người dân dù miệng vẫn leo lẻo những điều tốt đẹp và ân nghĩa. Thế nhưng, dù hô hào mấy chục năm nay, đảng vẫn không thể làm suy giảm hệ thống tham nhũng và quốc nạn này. Chỉ vì như lời Nguyễn Phú Trọng, đảng chỉ sợ “vỡ cái bình” tham nhũng, nếu “đánh chuột”.

Để thâu tóm tài sản từ người dân, hàng loạt chính sách thuế má bóc lột người dân đến tận xương tủy được thi hành.

Để thực hiện quyền lực của mình, đảng sử dụng hàng loạt con em nhân dân vào các lực lượng nuôi dưỡng bằng tiền dân nhưng “Chỉ biết còn đảng, còn mình”.

Nhưng, trước hết, đảng đã khủng hoảng thật sự ở sự chính danh và chính nghĩa. Cái gọi là người dân đặt niềm tin, người dân ủy thác vào đảng lãnh đạo… đã dần dần được chứng minh bằng những hành động cụ thể ngược lại. Người dân đều hiểu rằng, những lời tuyên truyền có cánh, những chiến dịch truyền thông rộng rãi hàng hơn nửa thế kỷ qua về đảng đã bộc lộ nhiều điều dối trá và ảo tưởng.

Trong khi tự giành lấy vai trò lãnh đạo đất nước, nhưng lãnh thổ Tổ Quốc bị mất dần vào tay “bạn vàng” của mình, đảng đã không có những thái độ và biện pháp hữu hiệu để gìn giữ. Ngược lại, đảng chỉ chăm lo khư khư ngậm mồm ngồi im để giữ cái ghế độc tài cai trị của mình. Mới đây, Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại nói rõ: “Nếu xảy ra đụng độ trên Biển Đông, liệu chúng ta có còn được ngồi yên ở đây để bàn Đại hội đảng được không?” Câu nói đó đã bộc lộ tất cả bản chất của đảng cộng sản.

Vậy, đạo đức và lương tâm ở đâu khi đảng đang được người dân bỏ những đồng tiền mồ hôi xương máu của mình để nuôi đảng béo tốt?

Tạm kết

Nếu kể cho hết những mặt khủng hoảng của Đảng CSVN hiện nay, hẳn còn phải tốn nhiều thời gian và giấy mực.

Duy chỉ có một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sau hơn tám mươi năm tồn tại ở Việt Nam, người dân Việt Nam đã được bài học cay đắng và cuộc khủng hoảng nặng nề cái gọi là “lòng tin tuyệt đối” vào đảng của người dân đã và đang làm cho đảng ngày càng thể hiện rõ hơn bản chất của mình, điều mà cả hệ thống tuyên truyền khổng lồ không thể cứu vãn.

Bởi, ngay cả Các Mác, ông tổ của chủ nghĩa Mark – Lenin đã nói rằng: “Chỉ có loài vật mới quay lại nỗi đau của đồng loại để chăm lo cho bộ lông của mình”.

Và khi người dân nhận ra điều đó, đảng hết chỗ đứng trong lòng nhân dân.

Hà Nội, ngày 21/1/2016, ngày Khai mạc đại hội đảng CSVN

Nguyễn Phú Trọng đẩy Nguyễn Tấn Dũng về vườn

Theo các nguồn tin ngoại giao và những tiết lộ từ nội bộ cấp cao của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng và phe cánh, rất có thể, đã đẩy văng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ tứ quyền lực trong đại hội 12 đang diễn ra tại Hà Nội.

Các lãnh đạo đảng CSVN cùng các đảng viên cao cấp trước ngày khai mạc đại hội 12. (Hình: AP)

Hôm Thứ Năm, 21 Tháng Giêng, 2016, đại hội đảng CSVN kỳ thứ 12 chính thức bắt đầu cuộc họp kéo dài 8 ngày với điểm chính yếu là thành lập Ban Chấp Hành Trung Ương đảng khóa mới để từ đó, đẻ ra những chức vụ chóp bu của Đảng gồm Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Soát Trung Ương và trên hết là “tứ trụ triều đình” gồm tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020.

Những gì bí mật của cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư trong đảng CSVN, người ta đã thấy phần nào phơi bày trên một số trang mạng không biết là của ai. Nhưng ít nhất, người ta thấy các tài liệu, hình ảnh, bài viết kể cả thư tố cáo và lời phản bác, nhắm nhiều nhất vào ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, đang nhăm nhe cái ghế tổng bí thư.

Hiến Pháp CSVN sửa đổi năm 2013 xác định ở điều 2 rằng “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân…” Nhân dân tuy “làm chủ” đất nước nhưng không ai có tiếng nói nào đối với cái “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” và cả những chức danh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội.

Cũng giống như những kỳ đấu đá trước đây tranh giành các ghế chóp bu trong đảng, kỳ đại hội đảng CSVN lần này không thiếu những mánh khóe hạ địch thủ bị xì ra. Guồng máy tuyên truyền của chế độ, nhiều hơn một lần, kêu rằng những thứ đó “thông tin bịa đặt, nói xấu lãnh đạo” trước đại hội đảng, nhằm “gây rối, bôi xấu nhân sự, phá hoại sự thành công của đại hội…”

Tựu trung, theo thông tấn AP, cuộc đấu đá giành ghế tổng bí thư, gay gắt nhất là giữa đương kim tổng bí thư (mới được một khóa nhưng hiện đã 71 tuổi) Nguyễn Phú Trọng, và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, hiện đã 66 tuổi). Cả hai ông này, và 8 ông bà khác, đều đã quá tuổi nghỉ hưu, trên nguyên tắc phải về vườn.

Hôm Thứ Tư, 20 tháng 1, ngày mà 1,510 “đại biểu” về Hà Nội dự đại hội đảng XII bước vào “họp trù bị” tức họp về các nguyên tắc và chương trình đại hội, thông tấn AP nói rằng, nhiều phần, ông Nguyễn Phú Trọng giữ được cái ghế tổng bí thư thêm khóa nữa.

Các trò đấu đánh trong thượng tầng đảng CSVN được nhìn thấy khi báo chí chính thống của chế độ đề cập đến trường hợp “quá tuổi nghỉ hưu” được ngồi lại. Hoặc như ông Lê Quang Vĩnh, viên chức “phó văn phòng Trung Ương đảng CSVN” giải thích thì chức vụ tổng bí thư “không có giới hạn tuổi.”

Vài tuần trước, một số nguồn tin nói gần như chắc chắn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nhảy từ ghế thủ tướng sau 10 năm ở đó, lên ghế tổng bí thư, một điều hiếm xảy ra, nhờ đông phe cánh. Ông ta đã từng thoát nạn sau những lần biểu quyết trong trung ương đảng những năm trước khi bị cáo buộc làm hại nền kinh tế quốc gia qua các vụ vỡ nợ của Vinashin, Vinalines năm 2012 và kỳ bỏ phiếu tín nhiệm hồi năm ngoái.

Giới bình luận quốc tế cho rằng Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cải cách, muốn nghiêng hơn về phía Tây phương, cũng từng lên tiếng đả kích (gián tiếp) Trung Quốc bá quyền bành trướng trên biển Đông. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng bị coi là một kẻ bảo thủ, nghiêng hơn về phía Trung Quốc, có thể sẽ làm giới đầu tư quốc tế âu lo.

Nền kinh tế của Việt Nam vốn trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng của giới đầu tư nước ngoài. Nếu họ bỏ chạy, Việt Nam khó tránh khỏi khốn đốn và lại càng lún sâu hơn nữa vào lòng lệ thuộc nền kinh tế Trung Quốc.

“Một số nhà đầu tư quốc tế đang khựng lại để xem diễn biến chính trị của Việt Nam ra sao. Tôi chưa bao giờ thấy có một cuộc thay đổi lãnh tụ lại chia rẽ nặng nề như tại một nước Cộng Sản.” Lời một nhà đầu tư tài chính Tây phương giấu tên nhận xét trên bản tin của hãng thông tấn Reuters.

Reuters cũng dẫn nguồn tin từ một số đảng viên cấp cao giấu tên tham dự cuộc họp Trung Ương đảng hồi đầu tuần trước, nói rằng tên ông Nguyễn Tấn Dũng không nằm trong số “tứ trụ triều đình” được Trung Ương đảng đề cử cho kỳ họp đại hội đảng lần này.

Lý do gạt ông Nguyễn Tấn Dũng ra ngoài, theo giới phân tích gia cũng như giới ngoại giao có những quan hệ với các đảng viên cấp cao được Reuters đề cập, là đòn đánh phủ đầu của phe bảo thủ vì họ sợ nếu ông ta lên làm tổng bí thư, ông ta có thể thay đổi chiều hướng của đảng CSVN bây giờ.

“Họ bằng tất cả mọi cách ngăn chặn ông ấy leo thang quyền lực.” Ông Jonathan London, giáo sư tại đại học Hongkong và là một người theo dõi sát tình hình Việt Nam nhận xét.

Tuy nhiên, điều này chưa có nghĩa là phe của Nguyễn Phú Trọng đã toàn thắng. Như Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban thường trực “Ban tuyên giáo Trung Ương” nói trên tờ Thanh Niên ngày 18 tháng 1, 2016 thì “Hội Nghị Trung Ương 14 (đầu tuần trước) thông qua danh sách đề cử nhân sự cho khóa tới chỉ là bước chuẩn bị đầy trách nhiệm của khóa tiền nhiệm đối với khóa sau. Đại hội đảng 12 sẽ quyết định cuối cùng về nhân sự khóa mới và quyết định 244 của Trung Ương không cản trở các nhân sự mới được quyền ứng cử tại đại hội.”

Chính vì vậy, ông J. London cho rằng không nên loại trừ khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng tìm cách lật ngược tình thế.

“Dũng có nhiều hậu thuẫn ở trong đảng và ở cấp gần thượng tầng. Nếu có ai có thể mở chiến dịch lật ngược được tình thế thì có thể là ông ta,” ông London nói.

Khi trả lời phỏng vấn của tờ Thanh Niên, ông Vũ Ngọc Hoàng xác nhận, sau nhiều cuộc thảo luận của Trung Ương đảng cũng như Bộ Chính Trị CSVN, lúc đầu thì có đề nghị hai hay 3 ông trong nhóm “tứ trụ” ngồi lại, nhưng cuối cùng “Bộ Chính Trị họp thảo luận và thống nhất đề nghị với Trung Ương chọn phương án chỉ ở lại 1 trường hợp để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ, nên không chọn phương án ở lại 2-3. Trung Ương đã thảo luận qua 2 kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại 1 trường hợp đặc biệt để giới thiệu tổng bí thư. Tập thể Bộ Chính Trị họp, thảo luận và thống nhất rất cao, giới thiệu 1 đồng chí ở lại tham gia khóa 12…”

Dù bất cứ ai trong nhóm này ngồi lại, vẫn chỉ là trò đấu đá “rượu cũ, bình cũ” của những kẻ tham quyền cố vị, giành giật ngôi thứ đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Trong chế độ độc tài đảng trị, người dân Việt Nam không có quyền quyết định vận mệnh chính trị của mình.

@NguoiViet