PHỎNG VẤN NÓNG TS ĐINH HOÀNG THẮNG VỀ ĐẠI HỘI XII

Blog Tễu

THẾ GIỚI VỚI ĐẠI HỘI XII 

TS Đinh Hoàng Thắng. Nguồn ảnh: Blog Tễu

“Truyền thông trong nước và quốc tế, đủ mọi loại lề, tràn ngập thông tin và bình luận về Đại hội ĐCSVN. Thêm một dịp để thế giới thấy, thể chế Việt Nam có thể tụt hậu, nhưng trí tuệ Việt và sự quan tâm đến đất nước này thì không”. TS. Đinh Hoàng Thắng – người từ nhiều năm nay theo dõi các phản ứng bên ngoài đối với các sự kiện lớn ở ta – bộc bạch trong câu chuyện cuối năm:

Nguyễn Xuân Diện (TS. NXD): Ý kiến ông về dư luận thế giới đối với Đại hội XII?

Đinh Hoàng Thắng (TS. ĐHT): Chẳng dám nói là bao quát được hết, nhưng nhìn từ một góc nào đấy của truyền thông quốc tế, thì vừa qua, thế giới quả là đã “sốt cao” vào tất cả mọi thời điểm: trước, trong và sau Đại hội. Về cả tần suất tin tức, độ sâu các phân tích, đặc biệt là các đánh giá về xu thế tình hình Việt Nam của nhiều hãng thông tấn hàng đẩu từ Mỹ, Úc, Nhật, kể cả Trung Quốc.

TS.NXD: Thưa ông, Nhưng “sốt cao nhất” là giai đoạn nào?

ĐHT: Những ngày trước khi kết thúc mọi việc. Đại hội XII gay cấn, hồi hộp tới phút chót nhưng không bất ngờ. Sự quan tâm của truyền thông quốc tế vẫn tiếp tục kể cả sau khi đã chốt xong danh sách các ứng viên BCHTƯ. Dư luận không chỉ quan tâm đến việc ai ở ai về, mà còn chú ý đến các diễn biến chưa từng có trong các đại hội trước đây. Nhiều dự báo, ĐCSVN sau dịp này sẽ không còn là ĐCS trước ngày 28/1 nữa. Đại hội XII đánh dấu một giai đoạn mới bởi những khác biệt bên trong đảng (Trước nay vẫn có, nhưng mà lần này, đấu tranh nội bộ bộc lộ công khai).

NXD: Theo ông, ý nghĩa của những “cơn sốt” ấy là gì?

ĐHT: Truyền thông trong nước và quốc tế, đủ mọi loại lề, tràn ngập thông tin và bình luận về Đại hội ĐCSVN. Ấy là thêm một dịp để thế giới thấy, thể chế Việt Nam có thể tụt hậu, nhưng trí tuệ Việt và sự quan tâm đến đất nước này thì không.

NXD: Nhưng tại sao cả Tây lẫn Tàu lại quan tâm đến Ta dữ như vậy?

ĐHT: Vì nhiều lẽ, nhưng lý do quan trọng nhất, có lẽ họ cho rằng nước ta có một vị trí đắc địa trong cái “làng toàn cầu” này buộc họ phải để ý. Điều mà ngôn ngữ chính thống thường gọi là “vị thế quốc tế”, nói một cách nôm na, là do hướng đất nhà mình (location), do các của cải ông cha để lại (heritage), mà thế giới luôn quan tâm đến ta.

NXD: Vâng, ý ông là do vị trí “nhà mặt phố” của ta. Vậy, sau Đại hội, mảnh đất nhà mình xuống giá hay lên giá, thưa TS?

ĐHT: Tôi không phải là nhà buôn bất động sản, nên thật khó nói mảnh đất này “lên” hay “xuống” giá, nhưng nhận xét của thế giới là khá đa chiều. Có mặt họ khen, có điểm họ chê, nhưng dù khen hay chê, tôi nghĩ cái nhìn của họ tương đối khách quan, nếu mình chắt lọc từ những nhận xét ấy, có thể rút ra khối điều bổ ích cho công việc.

NXD: Ý ông là ai chắt lọc? Ngươi dân chắt lọc thì liệu có ích gì?

ĐHT: Có chứ! Người dân, với tư cách là chủ nhân ông đất nước (cho dù ta chưa đạt được cái quy chế ấy, nhưng bao giờ cũng phải ý thức về cái quyền của mình), có thể tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Hãy xem, từ vị trí là những “con phe”, “con buôn”, sau đó trở thành các “doanh nhân” và lần đầu tiên, nay kinh tế tư nhân được coi là “động lực của nền kinh tế”. Đấy chẳng phải nhờ sức ép là gì! Tương tự, tranh luận hàng chục năm nay về kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong khi lãnh đạo ta ra thế giới lại đều yêu cầu các nước công nhận ta có nền kinh tế thị trường đích thực. Tất cả rồi sẽ phải thay đổi dưới sức ép của thực tiễn.

NXD: Tại sao cứ phải chờ sức ép mới chịu thay đổi? Tại sao ta không tự chuyển hóa?

ĐHT: Tôi e cuộc nói chuyện của chúng ta sẽ lạc đề nếu cứ đi tiếp mạch này. Nhận thức là một quá trình, quá trình ấy lâu hay mau là nhờ vào tầng lớp tinh anh. Ngọn đèn tuy tỏa sáng thật đấy, nhưng vùng tối lại nằm ngay ở chân nó. Vì vậy, cần lắng nghe người khác nói về mình. Quy mô quốc gia lại càng cần như thế. Hiểu được mọi sự khen chê ở đời là dấu hiệu của minh triết. Cách đây hàng chục năm, một vị lãnh đạo thuộc loại khai quốc công thần ở ta đã phải kêu lên, đã qua lâu rồi cái thời đại chỉ dựa vào sách vở để tranh luận về đường lối xây dựng đất nước.

NXD: Tôi đoan chắc rằng, độc giả của blog này thích nghe những lời thị phi trước. Nhìn chung, họ khen chê ta như thế nào?

ĐHT: Viện Dự báo Chiến lược STRATFOR (Mỹ) chia lãnh đạo Việt Nam thành 3 nhóm: cải cách thân Mỹ/phương Tây, bảo thủ thân Trung Quốc và nhóm thứ ba thì trung dung. Tuy nhiên, theo BBC (Anh), ở Việt Nam, nếu gán cho người này có tư tưởng “bảo thủ” hay người kia “cấp tiến” (cải cách) chỉ là tương đối, vì nội hàm có thể thay đổi. Trong chừng mực nhất định lại là võ đoán. Bởi vì, nguyên tắc “tập trung dân chủ” của đảng đã khiến mọi đảng viên phải phục tùng đa số. Vẫn theo STRATFOR, chiến lược Việt Nam 5 năm tới không tùy thuộc vào con người cụ thể. Ai lên làm TBT cũng buộc phải ưu tiên cho đường lối hội nhập toàn diện. TƯ14 khẳng định quyết tâm ký TPP cho thấy lãnh đạo mới sẽ không đảo ngược chính sách hội nhập. Tờ “Hoàn cầu Thời báo” (Trung Quốc) bình luận hơi vô lối khi cho rằng, Việt Nam duy trì ổn định chính trị vì lợi ích của Trung Quốc và nhận định, dù Việt Nam vào TPP, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và điều nay gần như không thể thay đổi.

NXD: Giữa ta với Trung Quốc họ còn đánh giá thế nào nữa?

ĐHT: Một số tờ báo Tây phương tin rằng, Việt Nam sẽ “trỗi dậy” sau Đại hội nhưng “trỗi dậy dưới ảnh hưởng của Trung Quốc”. Tờ “Les Echos” (Pháp) đã ví chuyến công du Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 11/2015 giống như việc đóng con dấu để chuẩn thuận các lựa chọn của ĐCSVN. Báo chí phương Tây tỏ ngạc nhiên trước việc Trung Quốc hiện đang mở nhiều lớp đào tạo/huấn luyện các nhà lãnh đạo/quản lý cho Việt Nam và tự hỏi, tại sao Việt Nam không chút nghi ngờ gì “lòng tốt” ấy từ người hàng xóm lớn của mình.

NXD: Các nước nhìn nhận thế nào về sức ép của Trung Quốc đối với ta?

ĐHT: Đương nhiên phần nào đó, bạn tỏ ra lo ngại cho ta. Họ băn khoăn, liệu bằng cách nào chúng ta có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình trong bối cảnh người láng giềng lớn đưa giàn khoan khủng Hải Dương 981 tới áp sát cửa vịnh Bắc Bộ ngay trong những ngày Đại hội. Đấy là chưa kể trước đó, Trung Quốc đã gấp gáp xây dựng các đảo nhân tạo lên quy mô chưa từng thấy, đưa máy bay ra Trường Sa thuộc của Việt Nam, cho tàu quân sự trá hình đâm, đuổi các tàu đánh cá của ngư dân ta, trong khoảng một tuần lễ đã 46 lần vi phạm vùng quản lý bay của ta…

NXD: Với Mỹ thì sao, thưa ông?

ĐHT: Báo chí đánh giá tích cực chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Họ cho rằng ta chọn thời điểm rất trúng. Chả là sau đó, Trung Quốc đã mời TBT ta sang Bắc Kinh. (Nên nhớ trước đó, Bắc Kinh đã nhiều lần bỏ qua đề nghị của TBT ta muốn thăm Trung Quốc). Tất nhiên, trong quan hệ với Mỹ nhiều vấn đề còn bỏ ngõ chờ các quyết định mới của cả hai bên. Ở đây có 3 điểm nhấn: 1) Sau khi ký TPP, hai nước sẽ ưu tiên như thế nào trong tổ hợp quan hệ chính trị, an ninh và kinh tế? 2) Năm 2016 này, Tổng thống Obama có thăm Việt Nam và hai bên có nâng quan hệ lên “đối tác chiến lược” hay không? và 3) Quyết tâm của cả Việt Nam lẫn Mỹ đối với các kết nối song phương và đa phương đến mức độ nào sau Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ vào tháng Hai tới?

NXD: Một câu hỏi hơi lệch đề: Tại sao Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không thăm Việt Nam trong chuyến công du sang Lào, CPC, Trung Quốc đợt này?

ĐHT: Ngoại trưởng Mỹ không thăm Việt Nam chứng tỏ slogan báo chí luôn luôn đúng “No News Is Good News”. Có thể giữa hai nước chưa có những vấn đề cấp bách cần trao đổi, hoặc có thể quan hệ Mỹ-Việt đang đi đúng quỹ đạo (?) Với Lào, chính quyền Obama đề phòng, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay (Lào) sẽ cư xử như Campuchia hồi 2012. Chuyến thăm của ông Kerry là động thái khích lệ Lào về các biện pháp hỗ trợ của Mỹ. Với Campuchia, Mỹ quan ngại việc chính quyền sở tại đối xử với phong trào bất đồng chính kiến. Với Trung Quốc, Mỹ muốn cùng nhau chặn đứng tham vọng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, ông Kerry sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông, nguyên nhân chính khiến căng thẳng Mỹ-Trung và Trung Quốc-ASEAN ngày càng leo thang.

NXD: Sau Đại hội, các nước đón đợi như thế nào đối với chính sách đối ngoại của ta?

ĐHT: Sau Đại hội, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục là cầu nối giữa ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Đấy là ý kiến của một chuyên gia có thẩm quyền về Việt Nam, TS. Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng (Úc châu). Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa”. Ngoài kinh tế, Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực khác, từ khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đến phát triển nguồn nhân lực….Việt Nam sẽ duy trì quan hệ với Trung Quốc nhưng đồng thời cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào nước láng giềng phương bắc.

NXD: Trở ngại lớn nhất sau Đại hội theo dư luận là gì?

ĐHT: Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước và vùng lãnh thổ như Lào, Philippines, Myanmar, Đài Loan… đều sẽ có thay đổi lãnh đạo ở cấp cao. Bính Thân sẽ là năm tiếp tục có nhiều sóng gió hơn tại vành đai châu Á-Thái Bình Dương. Những thách thức này không chỉ giới hạn trong phạm vi bầu cử. Các nhà lãnh đạo mới sẽ phải đối mặt với đà giảm tốc của nhiều nền kinh tế, đặc biệt là của Trung Quốc, cũng như những hệ lụy ngày càng lớn của xu thế ấy đối với các liên hệ an ninh và phát triển trong khu vực. Liệu tân lãnh đạo sẽ ưu tiên cho giải pháp nào trong gói giải pháp mà một tạp chí Nhật Bản (The Diplomat) vừa khuyến nghị. Tờ báo gợi ý Mỹ nên nâng cấp quan hệ với một số nước, trong đó có Việt Nam, lên “đối tác chiến lược”; yêu cầu Mỹ tăng cường hợp tác về quốc phòng; hỗ trợ các công ty dầu mỏ lập ra các liên doanh để khai thác ngay trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước có cùng tuyên bố chủ quyền.

NXD: Câu hỏi cuối cùng, với tư cách là người nghiên cứu đối ngoại, đánh giá nào của bên ngoài khiến ông băn khoăn nhất?

ĐHT: Có ba đánh giá ám ảnh khá nặng nề. Thứ nhất, một nhà đầu tư phương Tây nói, sau Đại hội họ vẫn còn lo ngại đối với tình hình, muốn chờ xem nội tình Việt Nam rồi đây sẽ diễn biến ra sao. Nhà đầu tư này nói với RFI, chưa bao giờ ông chứng kiến thay đổi lãnh đạo tại một quốc gia cộng sản lại bộc lộ sự chia rẽ lớn như vừa qua. Thứ hai, hãng tin Bloomberg dẫn lời cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt cho rằng ĐCSVN đang trong tình trạng bối rối, không biết lựa chọn vị trí nào trong cái tam giác Mỹ-Trung-Việt. Thứ ba, cảnh báo của Giám đốc Tập đoàn Âu-Á Evan Medeiros từ tp Hồ Chí Minh: “Những mảng kiến tạo của chính trị, kinh tế và an ninh khu vực sẽ thay đổi một cách đáng kể và có tác động lâu dài trong năm 2016”.

NXD: Xin cảm ơn TS. Đinh Hoàng Thắng về cuộc phỏng vấn nhanh và nóng này! 

Bí thư Đà Nẵng, Kiên Giang vào TƯ khóa 12

– Theo danh sách công bố, nhiều gương mặt của Ban chấp hành Trung ương khóa cũ tái cử, trong khi xuất hiện thêm những gương mặt mới.

Tại phiên họp chiều nay, Đại hội Đảng 12 làm việc tại Hội trường, nghe Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các đồng chí trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.

đại hội đảng 12, Ban chấp hành Trung ương khóa 12
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (trái) và Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh (phải)

Đại hội thông qua báo cáo kết quả bầu cử Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 gồm 200 người, trong đó 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Theo danh sách công bố, nhiều gương mặt của Ban chấp hành Trung ương khóa cũ tái cử, trong khi xuất hiện thêm những gương mặt mới.

đại hội đảng 12, Ban chấp hành Trung ương khóa 12
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, ủy viên TƯ khóa 12

Trong danh sách 180 ủy viên chính thức công bố có các ủy viên Bộ Chính trị khóa cũ như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng.

Nhiều ủy viên Trung ương khóa cũ tái cử với số phiếu cao như các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, các thành viên Chính phủ đương nhiệm như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình…

đại hội đảng 12, Ban chấp hành Trung ương khóa 12
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (giữa)

Hai Bí thư tỉnh ủy trẻ tuổi: Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng là những gương mặt mới chính thức của Ban chấp hành Trung ương với số phiếu bầu ấn tượng.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn lần đầu tiên được Đại hội tín nhiệm bầu làm ủy viên chính thức của Ban chấp hành Trung ương khóa mới.  Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ lần đầu tiên có mặt trong danh sách Ban chấp hành Trung ương.

Trong danh sách những ủy viên dự khuyết được bầu có nhiều gương mặt mới như Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Quận ủy quận 2, TP.HCM.

Trong 4 trường hợp ủy viên Trung ương “đặc biệt” được giới thiệu, có 3 trường hợp trúng cử là Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng QĐND VN.

Nhiều thành viên Chính phủ đương nhiệm

Trong danh sách kết quả bầu Ban chấp hành Trung ương khóa 12 vừa công bố chiều nay có nhiều thành viên Chính phủ đương nhiệm.

Đó là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.

Khối quân đội có nhiều ứng viên được bầu với số phiếu rất cao, có thể kể đến như Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐNDVN, Trung tướng Võ Minh Lương, Tư lệnh Quân khu 7, Chuẩn đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Phạm Hoài Nam, Trung tướng Nguyễn Phương Nam, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND VN, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…

Tương tự khối công an có nhiều ứng viên được bầu với số phiếu cao như Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành…

Xuân Linh – Chung Hoàng – Ảnh: Phạm Hải

CLICK VÀO HÌNH DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT VỀ CÁC ỦY VIÊN TƯ KHÓA 12:

đại hội đảng 12, Ban chấp hành Trung ương khóa 12

 

 

4/5 trường hợp ‘đặc biệt’ trúng cử

(VTC News) – Tổng Thanh tra Chính phủ là một trong 5 trường hợp “đặc biệt” được Trung ương khóa XI giới thiệu không có tên trong danh sách BCH Trung ương khóa XII.
Ngoài trường hợp “đặc biệt” của ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung ương còn giới thiệu bốn trường hợp ủy viên Trung ương “đặc biệt” tái cử.

 trường hợp đặc biệt
Từ trái sang: Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ông Huỳnh Phong Tranh – Tổng thanh tra Chính phủ và Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công An 

Đó là những trường hợp quá tuổi theo quy định tái cử nhưng được đề cử vào danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa XII, để Đại hội xem xét quyết định (bỏ phiếu).
Bốn trường hợp gồm:
1. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội
2. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công An
3. Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
4. Ông Huỳnh Phong Tranh – Tổng thanh tra Chính phủ.
Trong số các trường hợp “đặc biệt” này, ông Huỳnh Phong Tranh không có tên trong danh sách trúng cử Ban chấp hành khóa 12.

 

14 Bộ trưởng dự kiến sẽ nghỉ

(TBKTSG Online) – Chiều 26-1, danh sách Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã được công bố. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ, một Phó Thủ tướng và 14 Bộ trưởng sẽ không đảm nhiệm cương vị trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (1949) được Đại hội XII quyết định cho rút khỏi danh sách đề cử, theo yêu cầu. Ông sẽ không là thành viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, đồng nghĩa với việc ông sẽ nghỉ hưu trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (1955) do đến tuổi nghỉ hưu, cũng không có mặt trong danh sách BCH TƯ Khóa XII.

Ngoài ra còn có 14 Bộ trưởng khác không là ủy viên trung ương khóa XII và sẽ nghỉ trong thời gian tới, gồm:

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (1949)
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (1952).
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (1954).
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (1952).
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (1953).
– Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (1953)
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (1955)
– Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử (1951)
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (1953)
– Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (1955)
– Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (1953)
– Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (1959)
– Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (1955)
– Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (1953)

Đáng chú ý là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn được Ban Chấp hành Khóa XI giới thiệu và có tên trong danh sách bầu ủy viên trung ương khóa mới; tuy nhiên bà đã không đủ số phiếu quá bán cần thiết để tái đắc cử.

Tổng Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh tuy đã quá tuổi, nhưng là 1 trong 4 trường hợp “đặc biệt” được Ban chấp hành Khóa XI giới thiệu ra hội nghị. Ông Tranh cũng không đủ số phiếu để được “ở lại”.

Các Bộ trưởng đương nhiệm tiếp tục là Ủy viên trung ương Khóa XII gồm:

– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (1961)
– Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (1956)
– Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên (1957)
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát (1956)
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (1960)
– Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (1961)

Ngoài ra, trong các thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (1954) đã trúng cử BCH TƯ Khóa XII. Ông được BCH TƯ khóa XI giới thiệu làm Thủ tướng, thay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (1959) tiếp tục là Ủy viên trung ương Khóa XII.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (1959) tiếp tục là Ủy viên trung ương Khóa XII.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (1963) là Ủy viên trung ương Khóa XII.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (1956) tái cử Ủy viên trung ương Khóa XII. Ông được Ban chấp hành Khóa XI giới thiệu làm Chủ tịch Nước.

Ở Bộ Công An, Thượng Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng, đã tái đắc cử Ủy viên trung ương Khóa XII.

Ở Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch (1954), Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, tái đắc cử Ủy viên trung ương Khóa XII.

 

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII-Những điều cần nhìn lại, từ phía người dân

Song Chi /@SongChi Blog
Nếu bạn sống ở VN, đi ngoài đường, bạn sẽ dễ có cảm giác rằng người VN bây giờ chả mấy ai quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước, ai cũng lo làm ăn, nuôi thân và nuôi gia đình, lo tương lai cho con cái, lo tuổi già của chính mình. Cuộc sống ngày càng khó khăn, có vẻ như chả ai hơi đâu mà nghĩ đến chuyện đại sự, một phần vì cái sợ đã ăn sâu vào trong máu-sợ dính đến chuyện chính trị, một phần vì sự thờ ơ đến vô cảm, ôi dào những chuyện lớn đã có đảng lo, nhà nước lo, phận dân đen có làm được gì đâu, và nếu có hỏi họ về đại hội đảng cộng sản lần thứ XII đang diễn ra tại Hà Nội thì họ cũng chẳng mấy hào hứng, ông nào lên ông nào xuống thì cũng thế. Suy cho cùng đó cũng là một thái độ chính trị-chuyện bầu bán là chuyện riêng của đảng các ông, người dân chúng tôi chả có quyền gì cho nên chúng tôi cũng chả buồn quan tâm!
Nhưng nếu theo dõi trên các trang mạng xã hội, các trang báo độc lập bên ngoài suốt thời gian qua thì sẽ thấy tình hình khác hẳn. Người Việt, dù sống ở trong hay ngoài nước, đều theo dõi sát sao tình hình đại hội đảng XII từ lúc các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng được công bố toàn văn trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân và các tổ chức tham gia góp ý kiến vào khoảng giữa tháng 9.2015 (tất nhiên chỉ là hình thức, dân góp ý là một chuyện, đảng có nghe không là chuyện khác), cho tới Hội nghị lần thứ 12 vào tháng 10.2015, Hội nghị lần thứ 13 vào tháng 12.2015, Hội nghị lần thứ 14 vào tháng 1.2016 và cuối cùng là đại hội XII diễn ra từ ngày 20-28.1.2016.
Càng gần đến ngày và trong những ngày đại hội đảng XII đang diễn ra, không khí trên các trang mạng, báo “lề trái” và cả báo chí nhà nước càng “nóng”. Mối quan tâm lớn nhất, chủ đề được bàn luận, tranh cãi nhiều nhất là đại hội đảng XII, vấn đề nhân sự ai lên ai xuống, tình hình VN sẽ ra sao sau đại hội…Và dù thừa biết rằng nhân dân chẳng có quyền gì và cũng chẳng hy vọng sẽ tác động được gì vào kết quả của đại hội, người ta vẫn cứ bàn luận, suy đoán, hy vọng, mong chờ một cái gì đó sẽ xảy ra từ đại hội và sau đại hội.
Có thể rút ra những kết luận gì từ thực tế trên?
1. Người Việt không phải không quan tâm đến chính trị, và người Việt đang khao khát thay đổi.
Sự khát khao đó là rất lớn. Dù bất luận thay đổi như thế nào, nhưng không thể cứ mãi như thế này. Tâm trạng chung ở nhiều người là như vậy.
2. Một đại hội mà sự chia rẽ đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, đấu đá nhau không chút khoan nhượng.
Chưa bao giờ có một đại hội đảng nào mà vấn đề nhân sự lại gay gắt đến thế, sự mất đoàn kết, chia rẽ, đấu đá lẫn nhau để tranh giành “ghế” lại căng thẳng đến thế. Đấu đá nhau để lọt vào Bộ Chính trị, lọt vào 4 vị trí cao nhất, và sau cùng là cuộc tranh giành chức Tổng Bí thư giữa đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
Từ trước Hội nghị 13, 14 cho tới khi đại hội XII diễn ra, những thông tin có tính chất nội bộ, những tài liệu có tính tuyệt mật cứ “tự nhiên” rò rỉ ra ngoài, do các nhân vật thuộc các phe nhóm khác nhau tung ra để đánh nhau, lôi tất tần tật từ quá trình công tác có những “nghi án”, khoảng tối nào cần làm rõ, lý lịch rồi đời tư có những tì vết gì cho tới tài sản cá nhân “khủng” không minh bạch ra sao…Các trang blog, trang web với những bài báo nặc danh xuất hiện tố cáo ông này ông kia cũng như đơn thư tố cáo tới tấp gửi về Bộ Chính trị…
Người dân qua đó tha hồ được biết thêm những góc khuất xấu xí của các ông lãnh đạo mà xưa nay họ vẫn ra sức dấu kín cho mình và bao che cho nhau. Tất nhiên ai cũng thấy phải là những người trong đảng, thậm chí trong bộ máy khá cao của đảng và nhà nước mới có thể có được những thông tin nội bộ cỡ đó. Tình hình căng đến nỗi trước và trong suốt thời gian diễn ra đại hội, quân đội, công an, xe tăng…các loại được điều động để bảo vệ đại hội, canh cả bếp ăn của đại hội 24/24…cứ như thể sắp có chuyện gì, sắp có đảo chính diễn ra không bằng.
3. Đảng cộng sản hoàn toàn thất bại trong nỗ lực bưng bít thông tin và thuyết phục người dân tin rằng mọi chuyện vẫn rất ổn.
Trong lúc trên mạng tràn ngập các thông tin tố cáo lẫn nhau như vậy thì nhà cầm quyền, thông qua phát ngôn của các nhân vật có quyền lực trên báo chí chính thức, ra sức bác bỏ, rằng đó là do các thế lực xấu, thế lực thù địch tung ra, rằng không hề có biểu hiện tranh giành quyền lực, người thì tự nguyện xin rút để dồn phiếu cho người ở lại, người ở lại thì nhận được đa số đồng thuận, tín nhiệm rất cao, rằng nội bộ rất ổn, việc bầu cử, ứng cử…rất dân chủ v.v…
Nhưng chỉ trừ những người không hề đọc báo bên ngoài và phải mê muội lắm mới còn tin vào những lời nói đó, nhà cầm quyền thực sự đã thất bại trong nỗ lực cố gắng bưng bít, phản bác những thông tin bị rò rỉ và thuyết phục người dân tin rằng mọi chuyện vẫn rất ổn định, tốt đẹp. Ngay cả báo chí quốc tế cũng biết rõ đại hội đảng VN đấu đá, bế tắc về vấn đề nhân sự ra sao. Tình hình đại hội đảng cộng sản VN lần này khiến người ta liên tưởng đến một phiên chợ chiều sắp rã đám của một đảng cầm quyền đã quá lâu và đã bộc lộ hết mức sự thối nát của nó.
4. Bất chấp mọi hy vọng của người dân, tất cả những ai có hiểu biết đều biết rằng mọi chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi, từ đại hội này và sau đại hội.
Nếu thử nghe những bài diễn văn, bài tham luận, những phát biểu… tại đại hội với những từ ngữ sáo mòn bộc lộ tư duy cũ kỹ, lạc hậu (trừ một vài trường hợp, như bài phát biểu thẳng thắn gây xôn xao dư luận của ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, mà thật ra thì những điều ông nói đa phần người dân cũng biết cả, tuy nhiên khi một quan chức cộng sản nói thì khác, hoặc trong số các quan chức đang ngồi trên đầu dân kia cũng có những người nhìn ra vấn đề, nhưng cái đáng khen ở ông Vinh là đã dám nói thẳng ra).
Nếu nhìn vào những khuôn mặt được đề cử vào 4 vị trí chủ chốt hiện nay: một ông Tổng Bí thư người cũ ngồi lại thêm nửa nhiệm kỳ, mà từ tư duy, tầm nhìn, quan điểm, năng lực…đã được chứng minh trong suốt nhiệm kỳ qua là một con người bảo thủ, giáo điều, xơ cứng, tư duy lạc hậu, mụ mẫm, kiên trì bảo vệ đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa xã hội tới cùng, sợ Tàu, khiếp nhược, luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc; một ông đại tướng đương kim Bộ trưởng Bộ Công an – một cái ngành coi dân như kẻ thù, vấy máu nhân dân nhiều nhất, sẽ lên làm Chủ tịch nước; một ông Thủ tướng tương lai chưa ngồi vào chỗ nhưng đơn thư tố cáo tài sản và mức độ tham nhũng cũng chẳng thua kém gì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nếu ngồi vào ghế Thủ tướng sẽ còn tiếp tục ăn dài dài; một bà Chủ tịch Quốc hội tương lai mặt mũi có vẻ sáng sủa nhất nhưng trong suốt thời gian qua cũng chẳng ai nhớ được đã có những hành động gì, phát biểu gì gây ấn tượng…
Cứ nhìn vào đó thì người VN cũng hiểu rằng tương lai vận mệnh đất nước chả có gì thay đổi, nếu không có một sự cố gì đó hoặc nếu người dân không vùng đứng dậy.
5. Nhiều nhân vật trong đảng cộng sản đã biết sử dụng vũ khí truyền thông phi chính thống/ ngoài luồng.
Không chỉ lợi dụng truyền thông ngoài luồng bằng cách dựng lên những trang blog, trang web mới hay gửi tin, bài đến những trang báo “lề dân” vốn đã có lượng người đọc khá cao để tố cáo, triệt hạ nhau hoặc dựa vào dư luận để nghe ngóng tình hình, tâm tư của nhân dân mà nhiều cá nhân, phe nhóm còn tìm cách lèo lái, hướng dẫn dư luận theo hướng có lợi cho cá nhân đó, phe nhóm đó. Việc có những thông tin nội bộ, thông tin mật mà phải là người trong cuộc tuồn ra, việc có những bài viết phải do người trong cuộc viết ra, chỉ trích, hạ bệ ông này, nâng ông kia…là những bằng chứng.
Và càng về sau, khi những thông tin rò rỉ cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ và ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải ra đi thì càng thấy rõ “bàn tay” của phe ông Nguyễn Tấn Dũng tích cực tìm cách hướng dẫn, tác động đến dư luận, tác động đến việc bỏ phiếu, chọn lựa của các đại biểu bằng cách đưa ra những hình ảnh, thông tin bất lợi cho ông Trọng và tô vẽ cho ông Dũng-tạo hình ảnh ông Trọng thì bảo thủ, thân Tàu, ông Trọng mà còn ngồi đó thì đất nước này chắc chắn rơi vào tay Tàu trong khi ông Dũng là người cấp tiến, thân Mỹ, thân phương Tây, chống Tàu, ông Dũng mà lên thì hứa hẹn sẽ có nhiều cải cách v.v…
6. Điều quan trọng nhất, thông qua thái độ, ý kiến, bài viết, những cuộc tranh luận của những người dân VN có quan tâm đến tình hình chính trị nói chung và những nhà báo, blogger, nhà hoạt động dân chủ…nói riêng xung quanh đại hội đảng XII, chúng ta nhận ra một số vấn đề đáng suy nghĩ.
Như nhà phê bình văn học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc có nhận xét trong bài “Khi lòng yêu nước bị từ khước” đăng trên blog VOA, thái độ quan tâm theo dõi tình hình đại hội đảng chứng tỏ người Việt có tinh thần yêu nước, lo lắng đến vận mệnh đất nước (dù biết rằng có lo cũng chả làm được gì); nhưng bên cạnh đó những khía cạnh đáng buồn, đáng lo cũng bộc lộ ra.
Thứ nhất trong sự trông chờ, hy vọng vào một điều gì đó sẽ thay đổi của đám đông có cái gì đó rất ngây thơ, viển vông. Hết trông chờ, hy vọng đại hội sẽ chọn ra được những khuôn mặt xuất sắc vì dân vì nước (ở đâu ra?), đại hội sẽ vạch ra những đường hướng mới, bước đi mới cho đất nước, sau đó lại gửi gắm hy vọng vào ông này ông kia lên làm Tổng Bí thư sẽ thay đổi. Trong đó đáng nói nhất là hy vọng vào ông Nguyễn Tấn Dũng.
Như một sự thay đổi ngoạn mục trong suy nghĩ của mọi người, ông Nguyễn Tấn Dũng từ một nhân vật bị chĩa mũi dùi chỉ trích nặng nề vì thao túng quyền lực, cực kỳ tham nhũng, với những chính sách gây tác hại kinh khủng cho nền kinh tế của đất nước trong thời gian dài nắm quyền, đồng thời đẩy đất nước lún sâu trong sự lệ thuộc vào nền kinh tế của Trung Cộng, nợ công nợ xấu ngập đầu, từng suýt bị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 năm 2012, và bị đồng chí cho tới nhân dân gọi bằng biệt danh “đồng chí X”, nay bỗng trở thành biểu tượng của sự cấp tiến, cải cách, chống Tàu, là niềm hy vọng của nhiều người.
Phải chăng đây phần nào là ảnh hưởng, là kết quả của sự tác động do phe của ông Nguyễn Tấn Dũng đã biết sử dụng truyền thông ngoài luồng để nâng hình ảnh ông Dũng lên? Nếu so sánh thì phe nào cũng có những bài viết bênh vực người của mình và triệt hạ người của phe kia, nhưng xem ra phe của ông Nguyễn Tấn Dũng hoạt động mạnh hơn, có lượng bài vở, thông tin nhiều hơn hẳn. Bên cạnh đó, có lẽ do tâm lý khát khao thay đổi, nhưng tuyệt vọng, bế tắc vì không nhìn thấy một đường hướng nào, một khuôn mặt nào vừa nổi trội vừa có quyền có thế lực nên nhiều người đặt hy vọng vào ông Dũng?
Có những người còn tin rằng nếu ông Dũng ngồi vào ghế Tổng Bí thư, sẽ giải tán đảng cộng sản, tuyên bố thành lập một nước cộng hòa, dù không/chưa phải là một nước dân chủ thật sự nhưng trước mắt là xóa sổ đảng cộng sản, và lên làm Tổng thống. VN sẽ trở thành mô hình kiểu như nước Nga hậu cộng sản, thậm chí có bài báo bên ngoài đã gọi ông Dũng là “Putin của Việt Nam”. Có người lập luận rằng dù sao độc tài cá nhân còn dễ đối phó hơn độc tài tập thể hoặc mô hình kiểu như Nga vẫn cứ tốt hơn mô hình hiện nay với đảng cộng sản cầm quyền.
Tất cả những điều đó phản ánh một thực tế là người dân chúng ta không có quyền gì trong việc chọn lựa ai sẽ là người lãnh đạo đất nước, đất nước này sẽ phát triển theo mô hình nào, sẽ đi về đâu, chúng ta chỉ biết hy vọng và ước mơ. Và hành động duy nhất mà chúng ta làm, đó là hoặc gửi kiến nghị cho…đảng cộng sản đề nghị đổi tên đảng, đổi tên nước, và những thứ đại loại như vậy, hoặc viết bài, hy vọng tác động được đến những suy nghĩ của đám đại biểu đang dự đại hội, tác động được đến nhà cầm quyền.
Mặt khác, trong sự tuyệt vọng, dường như chúng ta rất dễ bị tác động. Không chỉ các phe nhóm đấu đá nhau mà trên mạng, người ta cũng nhận thấy sự tranh cãi giữa người ủng hộ ông này với người ủng hộ ông khác, người viết bài chỉ trích ông X bênh ông Y và ngược lại…Và trong lúc cố gắng chứng minh lập luận của mình trong việc ủng hộ hay chỉ trích một ông nào đó, nhiều người dường như đã không còn giữ được sự tỉnh táo, khách quan cần thiết, sẵn sàng “ném đá”, “chụp mũ” ai đó không đồng quan điểm với mình. Chưa kể những người có tâm lý “ăn theo”, thấy dư luận hy vọng, ca ngợi ông X nhiều thì cũng đồng ý theo, chẳng hạn.
Mà những thông tin mọi người dựa vào thì hầu hết là thông tin “gián tiếp”, hoặc do chính các phe nhóm tung ra để triệt nhau và không dễ kiểm chứng thực hư, hoặc từ việc đọc “giữa hai hàng chữ” những thông tin trên báo chính thức và suy luận. Có thể nói hầu như chẳng có mấy ai có được những thông tin trực tiếp, do chính mình tham dự đại hội hoặc phỏng vấn những người đang tham dự, phỏng vấn các ứng viên…
Chính những nhà báo, blogger độc lập có xu hướng tiến bộ, những nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ…cần phải tỉnh táo hơn nữa, để tránh bị tác động và ngược lại, mình cũng tác động đến tâm lý chung của người dân.
Và một điều mà ai cũng biết, nếu chỉ trông mong, hy vọng vào sự thay đổi của đảng và nhà nước cộng sản thì chẳng bao giờ sự thay đổi ấy đến, bởi đối với một đảng cầm quyền đang nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong tay hàng chục năm nay tha hồ muốn làm gì thì làm, tại sao họ lại phải nhường bước, chia sẻ quyền lực, thậm chí rút lui? Sự thay đổi ấy chỉ có thể diễn ra khi chính người dân gây sức ép cho họ bằng hành động. Lâu nay chúng ta đã hành động bằng những bài viết, ý kiến, kiến nghị, thư gửi ông này ông kia…nhưng điều đó rõ ràng là chưa đủ. Một ví dụ gần đây nhất, sự thay đổi của Miến Điện là kết quả của cả từ hai phía: nhận thức, tự giác thay đổi vì đã nhận ra nguy cơ cũng như triển vọng phát triển của đất nước từ phía chính quyền, và sự tranh đấu không mệt mỏi của người dân

Đại hội 12: ‘Người nào lên cũng phải cải cách’