Lượm lặt tin 21-1-16

Quốc gia nào có tỷ lệ người nói dối nhiều nhất?

(Ảnh: Internet)

Đại học East Anglia đã làm nghiên cứu về tỷ lệ người nói dối ở 15 quốc gia gồm: Brazil, Trung Quốc, Hy Lạp, Nhật Bản, Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Argentina, Đan Mạch, Anh, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Hàn Quốc và được thực hiện bởi Tiến sĩ David Hugh-Jones.

Ông đã làm trắc nghiệm trên mạng với 1500 người tham gia. Bài trắc nghiệm nhằm kiểm tra mức độ trung thực của người ở các quốc gia khác nhau.

Trắc nghiệm đầu tiên trong bài kiểm tra là về việc nhấc đồng tiền xu lên và trả lời mặt sấp hay ngửa, nếu trả lời là ngửa thì sẽ nhận được 3 USD hoặc 5 USD. Nếu hơn 50% số người ở quốc gia có câu trả lời là ngửa thì người ở quốc gia đó đang nói dối. Kết quả trắc nghiệm cho thấy tỷ lệ người nói dối ở Trung Quốc chiếm 70%, ở Anh chỉ có 3,4%. Đếm thứ hạng đánh quốc gia có người thích nói dối được xếp theo thứ tự là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Tiến sĩ David Hugh-Jones cho rằng, bốn quốc gia này đều nằm ở châu Á, rất có thể đó là một hệ quả của thói quen đánh bạc.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Trắc nghiệm thứ 2 là việc kiểm tra bản nhạc có lỗi hay không. Nếu có thì người phát hiện ra lỗi sẽ nhận được tiền thưởng. Nhưng điều kiện là không được lên mạng tìm kiếm đáp án câu trả lời. Kết quả trả lời thành thật cho thấy dẫn đầu là Nhật Bản, rồi đến Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và sau cùng là Trung Quốc.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Mức độ trung thực ở mỗi quốc gia là khác nhau, tuy nhiên không thể nói rằng tất cả người ở quốc gia đó đều yêu thích nói dối. Tiến sĩ David Hugh-Jones cho rằng: “Mức độ thành thật ở mỗi người, họ có thể tự nhận biết được. Những người ở quốc gia thành thật so với người ở quốc gia bị mất lòng tin là có sự khác biệt. Bởi vì có những người ở quốc gia có tỷ lệ nói dối cao là bởi họ tiếp xúc với quá nhiều tin tức không thật nên mới như vậy.”

Trong cùng thời gian đó, những người tham gia trắc nghiệm cũng được mời chọn đất nước không trung thực nhất. Phần lớn câu trả lời đã chọn là đất nước Hy Lạp. Tuy nhiên những bài trắc nghiệm khách quan dành cho người Hy Lạp lại không cho thấy điều ấy. Như vậy: “Người ở quốc gia này đánh giá mức độ thành thật về người ở quốc gia khác là không chuẩn xác. Điều này cũng ảnh hưởng đến người Hy Lạp làm trắc nghiệm.”

Càng là tiểu nhân khi tham gia trắc nghiệm càng dễ dàng nói dối … Chúng ta đã bao giờ tự hỏi rằng, trắc nghiệm này có thật sự đúng hay không? Trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta luôn tràn đầy sự giả dối. Kiểm tra trắc nghiệm này đã kiểm chứng được điều đó. Trong cuộc sống hẳn chúng ta đã gặp người khác nói dối mình, và vì thế mà chúng ta không muốn nói thật chuyện gì với họ. Dần dần, mọi người đã biến thế giới này thành thế giới toàn những con người không thành thật. Đây quả là vấn đề lớn! Ví như ngày nay, kỹ năng nói dối của nhiều người ở Trung Quốc đã trở thành kỹ năng thiết yếu trong sinh tồn của họ.

Ở Trung Quốc hiện tại, người ta nói dối thành quen, ở đâu cũng xuất hiện. Nhưng đất nước này từng có lịch sử văn hóa 5000 năm, cũng đã có những lúc huy hoàng trong quá trình xây dựng nền văn hóa ấy. Truyền thống văn hóa đã có lúc tồn tại sự hòa hợp giữa người và trời “thiên nhân hợp nhất”. Con người ngày nay có xu hướng muốn tìm lại những truyền thống văn hóađã mất, tìm về hoàn cảnh sống bình dị chân thật vốn có.

Nhưng văn hóa truyền thống tại Trung Quốc đã bị phá hủy sau Cách mạng Văn hóa. Nó đã bị thiêu hủy thành tro tàn. Thiếu tự do tín ngưỡng nên đạo đức trượt dốc, người người đố kỵ nhau, sinh ra việc hãm hại lẫn nhau và đã trở thành hiện tượng ngày càng nghiêm trọng.

—————————–

Khám phá 18 cách dùng muối ăn cho cuộc sống tiện lợi hơn

Muối ăn có nhiều công dụng hơn là chỉ để ướp. Hãy thử 18 mẹo đơn giản và thân thiện với môi trường, (Ảnh: Pixabay/CCO Public Domain)

Muối ăn có nhiều công dụng hơn là chỉ để ướp. Hãy thử 18 mẹo đơn giản và thân thiện với môi trường, (Ảnh: Pixabay/CCO Public Domain)

  1. Một ít muối cho cây thủy sinh có thể làm cây lớn nhanh hơn và hoa nở lâu hơn
Một ít muối làm cây thủy sinh khỏe hơn (Ảnh: ycdtb.dayoo.com)
Một ít muối làm cây thủy sinh khỏe hơn (Ảnh: ycdtb.dayoo.com)
  1. Một ít muối cho vào dầu sôi có thể hạn chế dầu văng và làm tăng hương vị
Một ít muối cho vào dầu sôi có thể hạn chế dầu văng và làm tăng hương vị. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Một ít muối cho vào dầu sôi có thể hạn chế dầu văng và làm tăng hương vị. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Rắc ít muối lên trái cây lúc rửa có thể loại bớt dư lượng thuốc sâu
Rắc ít muối lên trái cây lúc rửa có thể loại bỏ dư lượng thuốc sâu. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Rắc ít muối lên trái cây lúc rửa có thể loại bỏ dư lượng thuốc sâu. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Thêm một ít muối không có i-ốt vào hồ cá giúp cá sống lâu hơn
Thêm một ít muối không có I-ốt vào hồ cá giúp cá sống lâu hơn.  (Image: Wechat)
Thêm một ít muối không có I-ốt vào hồ cá giúp cá sống lâu hơn.  (Image: Wechat)
  1. Luộc mì dai hơn khi thêm chút muối trong lúc nấu
Luộc mì dai hơn khi thêm chút muối trong lúc nấu. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Luộc mì dai hơn khi thêm chút muối trong lúc nấu. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Thêm muối lúc luộc há cảo có thể ngăn không bị bục vỏ và chống dính
Thêm muối lúc luộc há cảo có thể ngăn không bị bục vỏ và chống dính. (Ảnh: yangqiu.cn)
Thêm muối lúc luộc há cảo có thể ngăn không bị bục vỏ và chống dính. (Ảnh: yangqiu.cn)
  1. Thêm muối vào kem đánh răng giúp diệt khuẩn trong miệng
Thêm muối vào kem đánh răng diệt khuẩn trong miệng.  (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
Thêm muối vào kem đánh răng diệt khuẩn trong miệng.  (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Ngâm quần Jean trong nước muối có thể giữ màu lâu hơn
Ngâm quần Jean trong nước muối có thể làm lâu mất màu.  (Ảnh: Wechat)
Ngâm quần Jean trong nước muối có thể làm lâu mất màu.  (Ảnh: Wechat)
  1. Muối dùng để tẩy vết ố trà
Muối dùng để tẩy vết ố trà (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Muối dùng để tẩy vết ố trà (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Cho nhiều muối lên giấy sáp. Ủi ở nhiệt độ cao. Các chất bẩn của bàn ủi sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.
Muối có thể làm sạch bề mặt bàn ủi (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
Muối có thể làm sạch bề mặt bàn ủi (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Có thể làm thức uống mau lạnh bằng cách ngâm trong thùng nước đá và muối. Thức uống sẽ mau lạnh hơn rất nhiều.
Đặt chai coca cola vào trong thùng nước đá và muối làm lạnh nhanh hơn (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Đặt chai coca cola vào trong thùng nước đá và muối làm lạnh nhanh hơn (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Quả trứng vỡ có thể tạo thành thứ bầy nhầy, dính. Cho một ít muối vào và đợi 15 phút sau sẽ rất dễ dàng lau chùi.
Rắc ít muối vào chỗ trứng vỡ để dễ lau chùi (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Rắc ít muối vào chỗ trứng vỡ để dễ lau chùi (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Cho nước và muối vào chảo ố dầu. Đợi 10 phút sau thì vết ố sẽ được tẩy đi dễ dàng.
Một ít muối và nước lên bề mặt chảo ố dầu. Đợi 10 phút vết ố trôi đi rất nhanh (Ảnh: Wechat)
Một ít muối và nước lên bề mặt chảo ố dầu. Đợi 10 phút vết ố trôi đi rất nhanh (Ảnh: Wechat)
  1. Vết ố có mùi trên quần áo và khăn có thể tẩy bằng hỗn hợp muối và nước chanh. Giặt lại và phơi dưới nắng, làm thế này sẽ làm đồ sạch.
Vết ố và mùi mốc trên quần áo có thể tẩy bằng nước chanh muối (Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
Vết ố và mùi mốc trên quần áo có thể tẩy bằng nước chanh muối (Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Trộn ¼ cốc nước baking soda với ¼ cốc muối. Đổ vào trong bồn toilet hay bồn rửa, sau đó đổ một nửa cốc dấm. Đợi 15 phút thì xả nước sôi. Nước sẽ dễ dàng thoát đi.
Dùng baking soda (thuốc muối), muối, và dấm để dọn sạch đường ống bồn rửa (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
Dùng baking soda (thuốc muối), muối, và dấm để dọn sạch đường ống bồn rửa (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
  1. Để tẩy vết rượu vang đỏ, cho lên ít muối. Đợi 5 phút, sau đó dùng nước để chà và rửa vết ố đi.
Tẩy vết rượu đỏ bằng cách rắc lên ít muối (Ảnh: Wechat)
Tẩy vết rượu đỏ bằng cách rắc lên ít muối (Ảnh: Wechat)
  1. Để làm sạch miếng xốp rửa, ngâm qua đêm trong nước muối tỷ lệ 2 cốc nước: ¼ cốc muối.
Làm sạch miếng lau chùi bằng cách ngâm trong nước muối qua đêm với tỷ lệ 2 cốc nước và ¼ cốc muối (Ảnh : Wechat)
Làm sạch miếng lau chùi bằng cách ngâm trong nước muối qua đêm với tỷ lệ 2 cốc nước và ¼ cốc muối (Ảnh : Wechat)
  1. Làm sạch thớt bằng hỗn hợp muối, nước chanh và nước nóng.
Thớt có thể được làm sạch bằng muối, nước nóng và nước chanh.  (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)
Thớt có thể được làm sạch bằng muối, nước nóng và nước chanh.  (Ảnh:Pixabay/CC0 Public Domain)

 

 

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân

tinh giản biên chế

Trong năm 2014, nhiều xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tận thu của nông dân, lập riêng một quỹ chuyên dùng để chi tiêu cho một số công tác ở địa phương. Mức huy động 350.000.000 – 1,7 tỷ đồng/xã, theo điều tra của báo Nông Nghiệp. Trong hình, một nông dân đang trộn phân urê và DAP bón cho lúa. (Ảnh: tintucnongnghiep.com)

Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phần 1: Khi mối nguy đến từ lãnh đạo

Muốn tinh giản biên chế, trước hết phải tinh giản lãnh đạo

Trong 10 năm (2003-2013) tiến hành tinh giản, bộ máy hành chính không những không thu hẹp mà còn phình thêm 20%. Cũng trong 10 năm đó, “…tổng chi ngân sách tăng 4,9 lần, trong đó chi thường xuyên tăng 7 lần, chi đầu tư từ ngân sách tăng được 3 lần”, TS Lê Xuân Nghĩa cho hay.

Như vậy là chi thường xuyên tăng rất lớn, trong khi chi đầu tư tăng khiêm tốn và nếu như trừ đi lạm phát thì hầu như không còn”, ông cho biết trên báo Tuổi Trẻ.

Cuối tháng 12/2015, vấn đề tinh giản biên chế tiếp tục được nhắc lại. “Trong khi chúng ta kêu gọi tinh gin biên chế mà viên chc li tăng lên rt mnh. C nước có 55.851 đơn v s nghip, 2 triu viên chc. Bây giờ c Trung ương, c h thng chính tr có 300.000 người, chưa k công an, quân đi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành.

Tinh giản biên chế muốn đạt hiệu quả, trước hết hãy xét ở cấp lãnh đạo cấp trung ương, tức Chính phủ, Bộ, Sở.

Ở cấp Sở, xét trường hợp của Bộ NN&PTNT. Theo Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT, mỗi Sở NN&PTNT có số lượng Phó Giám đốc (PGĐ) quy định không quá 03 người.

Nhưng Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đang có tới 7 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có 6 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình có 4 PGĐ.

Chánh văn phòng Sở Nội vụ Thanh Hóa thừa nhận việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa có 7 PGĐ là sai, nhưng là cái sai do quyết định của các thế hệ Thường vụ Tỉnh ủy trước. Tỉnh cam kết sẽ không bổ nhiệm thêm (!).

PGĐ Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, việc Sở NN&PTNT Nghệ An có 6 PGĐ là do trước sáp nhập nhiều sở với nhau. Hiện nay các sở đang sắp xếp lại (!).

Còn đối với tỉnh Hà Tĩnh, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Bùi Khắc Phước cho hay: Bộ gửi về nên phải bổ nhiệm (!).

Vậy ở cấp Bộ thì sao? Theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, số Thứ trưởng ở mỗi bộ không vượt quá 4 người, nhưng nhiều bộ vẫn dư vượt cấp thứ. Bộ Quốc phòng có 10 thứ trưởng. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có 7 thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 6 thứ trưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, mỗi bộ có 5 thứ trưởng.

Ngay cả Bộ Nội vụ, bộ chịu trách nhiệm quản lý chính về nhân sự, hành chính, địa giới hành chính…, cũng “vượt rào” khi có tới 6 Thứ trưởng.

Mục 3, Điều 3 của Nghị định 36 viết: “Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định“.

Như vậy, việc các Bộ bị “lạm phát” cấp thứ thì trách nhiệm lại truy ngược về Chính phủ. Sự việc thành một vòng luẩn quẩn.

“Cỗ” bày trước mặt, sao lại không “lạm quyền”?

Theo báo Tầm Nhìn, báo Công Luận, Phó GĐ Sở NN&PTNT Thái Nguyên Bùi Tiến Chính vẫn giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên ngay cả khi đã được bổ nhiệm PGĐ. Một mình hai cương vị, ông Chính “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một mặt ký các dự án xây dựng, gia cố đê điều… mặt khác ký các quyết định chọn nhà thầu, nghiệm thu…

Trong năm 2014, Chi Cục Thủy lợi Thái Nguyên đã đóng vai trò chủ đầu tư đối với hàng loạt dự án có tổng giá trị lên tới gần 50 tỷ đồng.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Phan Minh Nguyệt được bổ nhiệm từ năm 2014, tới 2015 mới phát hiện ra một loạt tội danh từ khi còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc một doanh nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp thành phố, theo Việt Nam Net. Từ 2011-2013, ông Nguyệt đã thu bất chính khoảng 25 tỷ đồng, đồng thời bỏ ngoài sổ sách 18 tỷ đồng.

Nói về quyết định bổ nhiệm năm 2014, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long giải thích: “Do chưa phát hiện được sai phạm nên vẫn bổ nhiệm […]“.

Tháng 8/2015, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên Lê Thanh Phương bị cách chức vì cố ý làm trái nguyên tắc tài chính gây thất thoát hơn 1 tỉ đồng, lãng phí hơn 320 triệu đồng. Trong đó, ông Phương đã thông đồng “rút ruột” dự án 268 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Phương chỉ đạo nhân viên cấp dưới lập khống, hợp thức hóa nhiều chứng từ để thanh toán sai thực tế hơn 240 triệu đồng; để một số nhân viên của Trung tâm Tích hợp dữ liệu Phú Yên tự ý nâng khống thanh toán, chiếm đoạt hơn 620 triệu đồng, theo báo Người Lao Động.

Trong vụ sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực, hai cá nhân nắm chức vụ cao nhất bị thanh tra TP quy trách nhiệm đều đã về hưu, gồm ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng và bà Lê Thị Nhung – trưởng phòng Quản lý cấp phép, Sở xây dựng.

Không tinh giản, tinh giản không hiệu quả, thậm chí càng tinh giản càng phình to với tình trạng “lạm phát” lãnh đạo thì đó là cái nguy đối với hệ thống.

Bởi vì bộ máy nhân sự đó không chỉ dư thừa mà còn sách nhiễu, không chỉ chi tiêu tốn ngân sách mà còn lạm quyền. Hệ thống đó như những “vòi bạch tuộc”, một bên cắm vào ngân sách của tỉnh, của trung ương, một bên tiếp tục theo các cấp hành chính từ tỉnh, huyện, xã… găm vào từng đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất để rồi tiếp tục lũng đoạn tài nguyên qua đủ loại thuế, phí từ dân chúng, doanh nghiệp.

Báo Người Lao Động cho hay, trong một thống kê về tình hình tham nhũng nội bộ hồi năm 2005, Ban Nội chính TW đã dẫn một phát biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”.

Đón xem: Phần 2 – Sự tiếp tay của cơ chế

Phan A

Tư liệu lịch sử : Các bản tuyên cáo của Việt Nam Cộng hòa sau hải chiến Hoàng Sa

Ngày 19/1/1974 hải quân Trung quốc giao tranh với hải quân Việt Nam Cộng Hòa, và Bộ trưởng ngoại giao VNCH ngay hôm đó có ra tuyên cáo với quốc tế về vấn đề Trung quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, ngày 14/2/1974 chính phủ VNCH lại ra thêm một tuyên cáo quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuộc chiến Hoàng Sa và các tuyên cáo này là những bằng chứng pháp lý quan trọng, cùng với các bằng chứng khác, xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

*         *

*

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA
(Ngày 19/1/1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18/1/1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam.

Sáng ngày nay, 19/1/1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.

*         *       *

TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

Nguyên văn:

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

Làm tại Sai Gòn, ngày 14 tháng 2 năm 1974.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (IV)?

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

Tiếp theo Phần I  —  Phần II   —   Phần III

Ông Nguyễn Phú Trọng có lệ thuộc vào Trung Quốc không ? Ông Trọng lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn hay ít hơn những lãnh đạo khác?

Để trả lời câu hỏi này, và để tránh một định kiến đang lưu truyền mặc định rằng các lãnh đạo cộng sản đều là những người bán nước, cần nhìn ngược lại quá khứ tương đối gần của Việt Nam để thấy thái độ của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam trước 1990. Năm này được dùng làm mốc bởi Hội nghị Thành Đô vào hai ngày 3-4, tháng 9 năm 1990 có thể đã tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ Việt-Trung, điều này cần chờ đợi các sử gia làm sáng rõ. Từ mốc thời gian này, Việt Nam đi dần vào quỹ đạo Trung Quốc.

Sự khách quan buộc chúng ta phải thấy rằng, trước thời điểm 1990, lãnh đạo Việt Nam đã luôn cố gắng giữ lập trường độc lập với các nước trong hệ thống, cả Liên Xô lẫn Trung Quốc, dù rằng để tiến hành chiến tranh họ cần sự viện trợ của những nước này. Sử gia Céline Marrangé đã phân tích rất kỹ lập trường này trong cuốn “Le communisme vietnamien (1919-1991)”. Chỉ xin nêu một chi tiết: khi Mao Trạch Đông mất, Trung Quốc lúc đó còn xung đột căng thẳng với Liên Xô nên cử người sang Việt Nam để học kỹ thuật ướp xác, nhưng Việt Nam đã thẳng thừng từ chối. Lãnh đạo Việt Nam hồi đó hẳn không thể hình dung được những người kế nhiệm họ sau này sẽ để lọt tất cả các vị trí chiến lược xung yếu nhất của đất nước vào tay Trung Quốc bằng hình thức cho thuê dài hạn.  Các cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và hải chiến Trường Sa năm 1988 cho thấy rằng lãnh đạo Việt Nam thời điểm đó “không sợ” Trung Quốc, và không chịu lệ thuộc vào Trung Quốc.

Thời điểm 1990, một bộ trưởng như Nguyễn Cơ Thạch còn dám chấp nhận hy sinh sự nghiệp chính trị của mình vì tinh thần độc lập dân tộc, vì “không sợ” Trung Quốc. Một thái độ như vậy, ở thời điểm này dường như không còn tìm thấy ở một quan chức đương nhiệm nào.

Câu hỏi là vì sao những năm 79, 88 Việt Nam nghèo hơn bây giờ rất nhiều, khó khăn hơn rất nhiều mà lãnh đạo không sợ Trung Quốc? Một phần của câu trả lời là: bởi vì lúc đó lãnh đạo Việt Nam có tinh thần độc lập và Việt Nam chưa nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc.

Ngày nay, điều mà ta có thể nói là lãnh đạo Việt Nam từ 1990 trở lại đây đã dần dần đẩy đất nước vào trong quỹ đạo của Trung Quốc trên nhiều phương diện: chính trị (thể hiện ở phương châm bốn tốt mười sáu chữ vàng, và sự rập khuôn của các hình thức tổ chức chính trị nhập khẩu từ Trung Quốc), kinh tế (chỉ cần gõ cụm từ “kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung quốc” lên google sẽ thấy mức độ lệ thuộc như thế nào), văn hóa (các sản phẩm sách, phim truyện, nhạc… tràn ngập từ truyền hình trung ương đến tận hang cùng ngõ hẻm). Trong đó sự phụ thuộc về kinh tế là quan trọng nhất. Việc chủ động giao các vị trí chiến lược của lãnh thổ vào tay Trung Quốc xuất phát từ động cơ nào nếu không phải là từ các món lợi khổng lồ mà những người ký kết các hợp đồng cho thuê thu được từ Trung Quốc? Khi ký các hợp đồng cho thuê đó, đất nước, lãnh thổ, quốc gia, dân tộc có lẽ đã hoàn toàn biến mất trong đầu những người ký, trong đầu họ chỉ còn tồn tại khoản tiền thu được từ chữ ký của họ.

Vậy, ông TBT, cũng như toàn bộ guồng máy lãnh đạo làm sao thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc? Điều đáng nói là từ những gì diễn ra trên biển Đông, và từ sự so sánh với những gì mà chính phủ Philippines tiến hành để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của họ, dân chúng được chứng kiến bộ máy lãnh đạo Việt Nam hiện hành “sợ” Trung Quốc đến như thế nào.

Ông TBT, với tư cách là người đứng đầu đảng cầm quyền, ông phải kế tục những gì mà các vị tiền nhiệm để lại cho ông, kể cả những thỏa thuận Thành Đô mà cho đến nay ông vẫn không thể công bố cho dân chúng, lẫn cái sứ mạng là phải xây dựng và bảo tồn đảng. Ngoài ra, sự thâm thủng ngân sách do những “quả đấm thép” như Vinashin, Vinalines… đấm thẳng vào mặt quốc gia khiến tiền ngân sách chui sạch vào túi của các quan tham đủ các cấp từ trên xuống dưới; quân đội yếu kém, không có vũ khí, không có thực lực, không có sức mạnh vật chất để đương đầu bằng vũ lực với Trung Quốc. Và nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. Các quỹ đất cho Trung Quốc thuê dài hạn nằm ở các vị trí chiến lược cũng có thể trở thành những nguy cơ nếu Trung Quốc sử dụng như một phương tiện để đe dọa Việt Nam. Đây là lý do khiến cho ông Nguyễn Phú Trọng tất yếu phải sợ Trung Quốc, nếu xét theo lo-gic hình thức. Nhưng không chỉ có mình ông. Ông, và toàn bộ các quan chức chính phủ, từ Thủ tướng trở xuống, đều phải tụng  niệm “bốn tốt và mười sáu chữ vàng”, phải ra sức giữ hòa hiếu, khi gặp Tập Cận Bình tùy mức độ mà phải bắt tay nồng nhiệt hoặc ôm hôn thắm thiết, điều này hoàn toàn có thể hiểu được.

Ông Tổng bí thư có một lý do căn bản để lệ thuộc vào Trung Quốc.

Và ông Nguyễn Phú Trọng có một lý do để Trung Quốc không điều khiển được ông.

Ở đây ta sẽ đề cập đến vấn đề thứ hai trước: ông Trọng có lý do để thoát khỏi sự thao túng của Trung Quốc không?

Trả lời câu hỏi này không đơn giản như những người đang muốn chúng ta tin rằng ông Trọng đóng vai trò Trần Ích Tắc.

Đến đây mở ngoặc đi ra ngoài lề một chút để nêu một câu hỏi: nếu ở thời điểm này dân chúng tin rằng ông Trọng là một Trần Ích Tắc hiện đại thì điều này sẽ có lợi cho ai? Ngoài ra, thật đáng ngạc nhiên khi dàn đồng ca trên những website đã biến mất như “Ý kiến đảng viên” và nhiều bút danh xuất hiện trên nhiều website khác nhau đồng thanh chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng là giáo điều, đồng thời lại tụng ca Thủ tướng đương nhiệm như là một người có tinh thần cải cách vào bậc nhất ở Việt Nam, chỉ dựa vào một vài phát ngôn. Cũng dựa vào phát ngôn, nếu chúng ta thử đọc một bài diễn văn rất gần đây của Thủ tướng, ngày 7/12/2015, ta sẽ tự đánh giá được ai giáo điều hơn ai. Bài này đăng trên website của chính phủ, hy vọng sẽ không bị biến mất như là trang Ý kiến đảng viên (http://baochinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Thu-tuong-phat-bieu-khai-mac-Dai-hoi-Thi-dua-yeu-nuoc-toan-quoc-lan-thu-IX/243154.vgp)

Ông TBT có để cho Trung Quốc điều khiển không?

Có thể, ông Trọng là người mà Trung Quốc khó điều khiển nhất trong bộ máy lãnh đạo hiện hành. Giả định này dựa trên một lý do: ông Trọng không tham nhũng.

Vì ông Trọng không tham nhũng, nghĩa là ông không bán mình vì tiền, nên ta có thể suy diễn rằng Trung Quốc khó nắm được ông Trọng bằng con đường lợi ích vật chất. Và một người không bán mình vì tiền, người đó còn tự trọng cá nhân, còn biết thế nào là nhục, và một người còn tự trọng cá nhân có thể sẽ còn nghĩ đến danh dự quốc gia. Một người nghĩ đến danh dự quốc gia sẽ không để cho lãnh đạo nước khác điều khiển vô điều kiện.

Một lần nữa, xin nhắc lại rằng quý vị có thể phản đối hoặc đồng tình với những phân tích từ góc độ tâm lý học này. Phân tích này chỉ mang tính suy diễn, và chẳng ai trong chúng ta có độc quyền về chân lý.

Tuy nhiên phân tích tâm lý học này được bổ sung bởi một lập luận dựa trên sơ sở thực tiễn: Trung Quốc khó có thể điều khiển ông Trọng khi mà họ không dùng tiền để mua chuộc được ông, khi ông không có những « điểm yếu » để có thể bị Trung Quốc nắm đằng chuôi.

Những kẻ tham nhũng có làm ăn với Trung Quốc rất dễ tự đặt mình vào vị thế này: những lợi ích kinh tế họ nhận được từ Trung Quốc càng lớn thì lưỡi kiếm của Trung Quốc càng sắc, và họ không chỉ bị nắm đằng chuôi mà lưỡi kiếm có thể còn đang kề cận cổ. Xét về logic, những người này sẽ bị lệ thuộc vào Trung Quốc sâu sắc hơn, họ sẽ bị trói chặt hơn, nếu so với một người không tham nhũng và không nắm kinh tế, như ông Trọng.

Và trong trường hợp toàn bộ quyền lực tập trung vào tay một người duy nhất trong số những người tham nhũng có quan hệ kinh tế đặc biệt với Trung Quốc, thì kịch bản chẳng mấy khó hình dung: Trung Quốc chỉ cần nắm yết hầu của người này thì sẽ nắm được toàn bộ Việt Nam.  Nếu ngày nay Trung Quốc chưa nắm được toàn bộ Việt Nam, thì có thể đấy là do cơ chế lãnh đạo tập thể, do BCT còn có 16 người, và BCHTW có 175 người. Nắm 175 người dĩ nhiên là khó hơn khi chỉ cần nắm một người duy nhất. Không chỉ vì số tiền phải bỏ ra sẽ quá lớn, mà còn vì trong số đó hẳn vẫn còn có những người có tinh thần dân tộc.

Nếu ông Trọng không đi đêm với Trung Quốc thông qua các dự án kinh tế và các hợp đồng kinh tế (ở điểm này tôi chỉ giả định vì hoàn toàn không có thông tin), thì ông vẫn còn có thể giữ được một sự độc lập nhất định đối với sự chi phối đến từ Trung Quốc. Ông có thể độc lập với Trung Quốc hơn, so với những người hưởng những khoản lợi ích kếch xù nhờ các khoản hoa hồng (nếu dùng mỹ từ) hay các khoản hối lộ (nếu gọi thẳng tên sự việc) có được do làm ăn với Trung Quốc. Giả sử hội nghị Thành Đô có những thỏa ước bí mật bất lợi cho Việt Nam, thì ông Trọng không phải chịu trách nhiệm về việc đó, mà người tiền nhiệm của ông phải chịu trách nhiệm. Nếu ông Trọng hiểu nguyên tắc này, ông sẽ có cách thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc.

Đến đây có thể đưa ra một phản bác: đảng của ông Trọng lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc.

Dĩ nhiên, các phát ngôn của ông Trọng cho thấy ông đặt đảng lên trên hết, ông không chối bỏ điều này, trái lại dường như ông còn tự hào nữa, tự hào một cách thành thực. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào phát ngôn thì không chỉ mình ông mà hầu như mọi lãnh đạo đều đặt đảng lên trên đất nước. Xin đọc lại bài diễn văn của Thủ tướng mà tôi dẫn ở đoạn trên để thấy Thủ tướng đặt đảng lên trên nhân dân như thế nào. Và không chỉ Thủ tướng.  Đây là sự thống nhất mang tính sống còn của bộ máy lãnh đạo, sẽ chỉ viển vông nếu hy vọng rằng sự tranh giành quyền lực trong đảng, mà ta đang chứng kiến, có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng.

Điều đáng nói ở đây là ông Trọng khác những lãnh đạo khác ở chỗ: ông bảo vệ đảng không phải cho lợi ích vật chất của cá nhân ông (vì ông không tham nhũng), không phải cho tương lai chính trị của con cái ông. Vậy, có thể nghĩ rằng ông Trọng bảo vệ đảng vì sự tồn tại của đảng, vì ý thức hệ đã ăn sâu vào não trạng của ông. Có thể ông thành thực cho rằng đó là sứ mệnh của ông, một TBT.

Những kẻ tham nhũng sẽ bảo vệ đảng và bảo vệ cơ chế chính trị này còn quyết liệt hơn ông Trọng. Họ có động cơ cá nhân để làm việc đó, cái động cơ mà ông Trọng không có. Bởi vì đảng và cơ chế hiện hành cho phép họ tham nhũng (mà đồng thời lại vẫn có thể giấu nhẹm toàn bộ sự thật về sự tham nhũng của họ), cho phép họ toàn quyền biến tài sản quốc gia thành tài sản riêng của gia đình họ, cho phép họ quy hoạch con cái vào các chức vụ lãnh đạo then chốt, hoặc đặt con cái vào các vị trí nghề nghiệp có thể thao túng nền kinh tế quốc gia. Nếu tiến hành cải cách để dân chủ hóa thì cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho các tham vọng về một quyền lực trường tồn cho dòng dõi của họ.

Giả định rằng ông Trọng xem việc làm trong sạch đảng và việc duy trì sự tồn tại của đảng là sứ mệnh của ông, như ông không ngừng viết trong các bài diễn văn, thì, hơn ai hết, là một tiến sĩ ngành Xây dựng đảng, ông Trọng sẽ phải hiểu rằng, sở dĩ đảng cộng sản Việt Nam nắm được vị trí lãnh đạo hiện nay, là vì đảng đã cùng dân tộc thành công trong cuộc đấu tranh giành độc lập (chúng  ta không thể phủ nhận được thực tế này, cho dù vấn đề này vẫn luôn được nhìn nhận khác nhau, và luôn là tâm điểm của mọi cuộc tranh cãi và mọi bất đồng của chúng ta).

Hơn ai hết, ông Trọng phải hiểu rằng nếu để mất độc lập thì đảng của ông không còn lý do để tồn tại. Ông Trọng có lẽ hiểu điều này hơn những người đang đứng trong guồng máy lãnh đạo cùng với ông, dù là cùng phe hay khác phe với ông, những người mà tiền bạc đối với họ là quá quan trọng. Nếu ta bỏ thời gian đọc những gì ông Trọng viết, ta sẽ thấy ông rất hiểu điều này. Dù sao ông cũng là một người được đào tạo một cách bài bản. Vì thế, một cách logic, ông Trọng phải hiểu rằng : để bảo vệ đảng phải bảo vệ được độc lập dân tộc.

Lo-gic này chưa hẳn đã vận hành trong đầu những người khác, những người bằng mọi giá cơ cấu con cái vào thành phần lãnh đạo, những người trở nên giàu có bằng con đường quan chức, nghĩa là thông qua các hình thức tham nhũng khác nhau, những người thông qua việc hưởng lợi nhuận từ các hợp đồng kinh tế với Trung Quốc mà vô tình hay cố tình biến đất nước này thành sân sau của Trung Quốc, tóm lại, những người mà đảng đối với họ chỉ là công cụ cho cái mưu cầu lợi ích của họ.

Nếu ông Trọng hiểu rằng để bảo vệ đảng phải bảo vệ được độc lập dân tộc thì ông buộc phải giữ độc lập với Trung Quốc, như là các vị tiền nhiệm của ông thời kỳ trước 1990, và ông có điều kiện để giữ độc lập với Trung Quốc, nói cách khác, ông có điều kiện để thoát khỏi sự thao túng của Trung Quốc, điều kiện đó là sự liêm khiết về tiền bạc của ông, là ông không tham nhũng, là ông không chịu bán mình.

Dù ông Trọng có tư tưởng thân Trung hay không, dù ông có cầm đầu phái thân Trung như người ta đang đồn đại hay không, thì một số sự kiện gần đây cho thấy ông Trọng không phải là lá bài của Trung Quốc, và ông Trọng giữ được một sự độc lập nhất định đối với Trung Quốc.

Tôi chỉ đủ thời gian để nói về hai sự kiện mà tôi cho rằng có thể có liên quan đến nhau : phản ứng trước vụ giàn khoan 981 và chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư.

Trong thời kỳ dàn khoan 981 ngự trị trên vùng biển Việt Nam, năm 2014, người dân Việt bất bình vì không thấy TBT lên tiếng. Và có tin đồn là ông đề nghị gặp Chủ tịch Trung Quốc nhưng Tập Cận Bình từ chối. Theo thông tin của GS Nguyễn Minh Thuyết trên BBC Việt ngữ: « khi hạ đặt giàn khoan 981, nhiều thông tin quốc tế cho thấy phía Việt Nam và đặc biệt là tổng bí thư cũng đã nhiều lần đề nghị tiếp xúc nhưng cũng khoảng 20 lần từ chối. » Động thái này của ông Trọng đã bị nhìn nhận theo một hướng rất tiêu cực, người ta cho rằng ông cùng hội cùng thuyền với Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có một độ lùi thời gian cần thiết để nhìn nhận lại sự việc, đặt nó trong một chuỗi các sự kiện khác để cố gắng hiểu những gì ẩn đằng sau. Ông TBT không nói gì, có lẽ vì ông ấy không quen mị dân, và quả thực ông không biết phải nói như thế nào trong hoàn cảnh đó, vì bị kẹt trong tình thế không đủ thực lực để chống lại Trung Quốc bằng vũ lực, và chỉ có cách giải quyết bằng con đường thương lượng, khi bị buộc phải giữ hòa hiếu. Có thể vì thế ông hy vọng rằng việc ông trực tiếp gặp Tập Cận Bình có khả năng dẫn đến một giải pháp nào đó. TBT muốn tìm một giải pháp thực tế và có hiệu quả, thay vì một vài phát ngôn mị dân, phải thế chăng ?

Việc Tập Cận Bình từ chối, và từ chối đến 20 lần như ông Nguyễn Minh Thuyết cho biết, cho chúng ta thấy điều gì ? Sau đây là một số giả thiết : thứ nhất, không có quan hệ gần gũi giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng ; thứ hai, Tập Cận Bình không coi Nguyễn Phú Trọng là một lá bài của Trung Quốc ; thứ ba, Tập Cận Bình coi thường Nguyễn Phú Trọng (từ chối đến 20 lần thì ta không thể nói gì khác hơn là coi thường), có thể do ông ta nghĩ rằng TBT đảng cộng sản Việt Nam không có thực quyền, cũng có thể do ông ta không nắm được Nguyễn Phú Trọng, và cho rằng để giải quyết với Việt Nam thì phải làm việc với những người khác, những người ông ta điều khiển được.

Sau sự việc này, TBT đã thực hiện một bước đi mang tầm chiến lược : công du Hoa Kỳ. Ông Trọng là TBT đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ và hội đàm với Tổng thống Mỹ. Chuyến thăm của ông Trọng là một bước ngoặt trong lịch sử ngoại giao Việt-Mỹ.  Chúng ta không thể nói khác.

Điều cần phải phân tích ở đây là : vì sao ông Trọng quyết định thực hiện chuyến công du này ở thời điểm vừa rồi ? Theo thông tin của báo chính thống, phía Mỹ đưa lời mời từ năm 2012. Như vậy, dù đã được mời từ lâu, ông Trọng chỉ quyết định thăm Mỹ vào thời điểm sau khi bị Tập Cận Bình từ chối gặp để trao đổi về vụ giàn khoan. Khi thông tin về chuyến công du của TBT được đưa lên truyền thông, kết quả có lẽ đúng như ông dự tính : Tập Cận Bình vội vàng mời ông Trọng thăm Trung Quốc. Một lần nữa dư luận chung bị kéo về hướng cho rằng ông Trọng thần phục thiên triều. Nhưng nếu chúng ta bình tĩnh hơn để nhớ lại trước đó Tập Cận Bình đã kiêu ngạo từ chối ông như thế nào thì có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng đấy là một bước lùi của Tập Cận Bình, và là một thắng lợi của Nguyễn Phú Trọng : Chủ tịch Trung Quốc đã buộc phải mời ông thăm chính thức.

TBT trong chuyến đi Mỹ đã mời Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay ông Obama đã nhận lời. Ngay lập tức Tập Cận Bình qua thăm Việt Nam. Gần mười năm qua, kể từ 2006, không một chủ tịch Trung Quốc nào thăm chính thức Việt Nam. Và cách đó một năm ông ta còn không thèm tiếp TBT Việt Nam. Vậy mà lúc này đích thân sang thăm Việt Nam. Phải chăng giờ đây Tập Cận Bình cảm thấy rằng bộ máy lãnh đạo Việt Nam đang tuột ra khỏi vòng kiểm soát của Trung Quốc, rằng ông ta phải gây áp lực bằng sự hiện diện trực tiếp của mình, và củng cố phe cánh của những người mà ông ta đã nắm được ?

Cần lưu ý một chi tiết tưởng như nhỏ mà Ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, người chuẩn bị cho chuyến công du của ông Trọng, cho biết một cách công khai : « Có những người phản đối chuyến đi này rất kịch liệt nhưng cũng có những người thúc đẩy nó một cách tinh tế. » Phát biểu của ông Giang hé lộ rằng những người phản đối thuộc hạng « đầu tàu » (chữ dùng của ông). Điều này thật thú vị vì nó khiến ta phải đặt câu hỏi về những người phản đối chuyến đi của ông Trọng. Và nếu coi ông Trọng cầm đầu phái thân Tàu, thì sẽ phải giải thích như thế nào về chuyến thăm Mỹ của ông ? Phạm Chí Dũng trong một bài viết gần đây cũng nhắc lại rằng trong thời điểm TBT đang thăm Mỹ thì ở Việt Nam giới hoạt động nhân quyền bị an ninh đàn áp dữ dội, thô bạo. Quyết định đàn áp nhân quyền vào lúc đó không thể là một quyết định do ông Trọng hay phái của ông Trọng đưa ra, mà là nó phải được đưa ra bởi những người muốn hạ bệ uy tín của ông.

Câu này của ông Bùi Thế Giang cũng nên lưu ý: “Nếu chúng ta không có độc lập tự chủ thì không có chuyến đi của Tổng Bí thư đến Mỹ đâu

Ngoài ra, ở bài diễn văn bế mạc NHTW 14, trong hai điểm mà ông Trọng nhấn mạnh có việc khẳng định về sự ký kết hiệp định TPP. Thông điệp ngầm chắc hẳn muốn gửi đi là ông ủng hộ và xúc tiến cho hiệp định này.

Từ những phân tích trên đây, có thể hình dung rằng nếu ông Trọng được lựa chọn lần này thì đó chưa hẳn đã là sự lựa chọn xấu nhất. Và cuộc đấu mà dường như ông Trọng đang tiến hành chưa hẳn đã là một cuộc đấu vì quyền lực cho bản thân ông. Nếu năm 2012 ông chống tham nhũng, thì có thể lần này ông đấu tranh để chống việc Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc.

Những gì tôi đưa ra ở đây đều chỉ là giả định, xin lưu ý như vậy. Những giả định này sẽ được kiểm chứng khi các điều kiện về thông tin cho phép.

BCHTW vào năm 2012 đã chọn đứng về phía tham nhũng, đã bảo vệ tham nhũng, đã bị khuất phục trước sức mạnh của đồng tiền, như kết quả của HNTW 6 cho thấy.

Điều này hoàn toàn có thể lặp lại tại thời điểm này, tại đại hội XII. Bởi chưa bao giờ các hình thức mua chuộc, bằng tiền hay bằng những hình thức khác, được sử dụng nhiều như trong những năm qua.

Tuy nhiên, sự leo thang của Trung Quốc trên biển Đông có thể sẽ khiến cục diện thay đổi, có thể sẽ khiến cho số người trong BCHTW lựa chọn đứng về phía độc lập dân tộc lớn hơn là số người lựa chọn đứng về phía tham nhũng, nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc toàn diện của Việt Nam vào Trung Quốc.

Chỉ sau ít ngày nữa chúng ta sẽ biết họ chọn cái gì.

(Còn tiếp)

Paris, 20/1/2016

Nguyễn Thị Từ Huy

Anh Ba chính thức bị loại khỏi cuộc đua giành chức Tổng Bí thư ĐCSVN?

VOA

Đại hội Đảng 12 bắt đầu với phiên họp trù bị

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh tại Hà Nội, ngày 20/1/2016. Ảnh: Reuters.

Hôm nay 20/1, Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu với phiên trù bị và chính thức khai mạc vào ngày mai (21/1) để bầu ra ban lãnh đạo cho nhiệm kỳ 5 năm tới, trong đó có các vị trí chủ chốt thường được gọi là ‘tứ trụ’.

Quy chế bầu cử Đại hội Đảng 12 đã được thông qua trong phiên họp trù không cho phép các ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 được ứng cử, đề cử và nhận đề cử nếu không nằm trong danh sách tái cử.

Một số nguồn tin nói quy chế cho phép tái cử một số trường hợp ‘đặc biệt’ tại đại hội lần này đã đưa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành ứng viên ‘hợp lệ’ cho nhiệm kỳ tới.

Phiên họp trù bị hôm 20/1 cũng đã thông qua chương trình làm việc tại Đại hội 12.

Một nguồn tin được VnEconomy trích dẫn cho biết chiều ngày 23/1 sẽ có báo cáo về nhân sự, chiều 26/1 sẽ có kết quả bầu cử Ban chấp hành Trung ương mới và ngày 27/1 sẽ bầu chọn vị trí tổng bí thư và các vị trí trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Theo VnExpress, có đến 99,4% (1.501) trong số 1.510 đại biểu tham dự có ‘trình độ lý luận chính trị’ cao cấp. Số còn lại thuộc trình độ trung cấp. Có 2 đại biểu dưới 30 tuổi và 2 đại biểu trên 70 tuổi.

Theo VnExpress, VnEconomy.

___

VOA

Đảng CSVN sẽ đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí thư?

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài 8 ngày sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội ngày thứ Năm 21/1, và vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất đang là đề tài nóng, không những đối với người Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn được các cơ sở truyền thông quốc tế có uy tín mang ra bàn luận.

Hãng tin AP hôm nay cho biết Đảng Cộng sản đang chuẩn bị ‘đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí Thư’. Bản tin hôm 20/1 nói rằng một ngày trước Đại hội, dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị thế của mình. Nguồn tin, theo AP là một trong những nhân vật bên trong Đảng Cộng sản, muốn được giấu tên vì không được phép tiết lộ thông tin ra ngoài.

Theo AP, trong cuộc tranh giành quyền lực ít khi bị tiết lộ ra ngoài trong năm nay giữa đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật đầy cao vọng tự cho là có lập trường cải cách, dường như ông Trọng đã thắng thế.

Tin tức hôm qua thì cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may giành được chức vụ này.

Bản tin của AP dẫn lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đang thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore, nói trong khi ông Trọng là một nhà lý luận cộng sản trung kiên có mục tiêu chính là duy trì quyền độc tôn cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là một nhà lãnh đạo thực tiễn hơn, dựa trên kết quả và hành động, và ít dựa trên những lý thuyết cứng nhắc.

Và do đó, phe ông Trọng coi ông Dũng là một mối đe doạ đối với sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam về lâu về dài.

Tuy nhiên, vì tính cách bí mật của tiến trình bầu chọn lãnh đạo mà người dân không được phép trực tiếp tham gia, nên có lẽ từ giờ cho tới khi kết quả đại hội được chính thức công bố, sẽ tiếp tục có những đồn đoán trái ngược về nhân sự cấp cao nhất sẽ lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới vào một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước.

Báo Time của Mỹ hôm nay tải lên mạng một bài viết về đề tài nóng này, nói rằng có 3 điều nên biết về đại hội đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.

Thứ nhất, đảng Cộng sản Việt Nam không luôn luôn nhất trí với nhau, thứ nhì, tình cảm bài Trung Quốc giờ đây đã trở thành một lực chính trị trong nước, và thứ ba, kết quả của Dại hội Đảng sẽ tác động đến các vấn đề địa chính trị khu vực cũng như các quan hệ đang tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.