Lượm lặt tin 2-7-2017

250 đặc sản ba miền bày bán trong công viên ở TP HCM

60 gian hàng với hơn 250 món ăn đặc sản vùng miền được bày bán trong không gian như một phiên chợ quê ở công viên Đầm Sen, thu hút du khách khám phá ẩm thực.
Liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam là hoạt động thường niên mang các món đặc sản nhiều vùng miền đến với du khách. Sự kiện này diễn ra từ ngày 24 đến 28/5 TP HCM. Món ăn do các đầu bếp thể hiện theo phong cách ẩm thực Tây Nam Bộ và miền Trung…

Hầu hết các món ăn được chế biến ngay tại gian hàng với giá cả niêm yết rõ ràng. Giá vé là 250.000 đồng (gồm vé vào cổng và các phiếu ẩm thực trị giá 250.000 đồng).

Nếu dùng hết số phiếu đó mà vẫn muốn thưởng thức thêm, bạn có thể mua tiếp các phiếu ẩm thực từ ban tổ chức với giá từ 10.000 đồng.

Mỗi gian hàng vùng miền có các món ăn quen thuộc như Cần Giờ có các món hải sản tươi sống, nổi tiếng nhất là hàu.

Các món hải sản như nghêu hấp, ốc len xào dừa, ốc mỡ xào me… được nhiều du khách lựa chọn.

Ốc bươu nướng là đặc sản miền Tây được nhiều người tham gia yêu thích. Các đầu bếp nướng ốc trên bếp than rồi đựng vào lá chuối, đúng phong cách dân dã miệt vườn.

Thời tiết nắng nóng nên các món chè được nhiều thực khách ghé mua. Trên ảnh là chè sen Huế, giá 20.000 đồng một ly.

Các gian hàng bánh quê được trang trí như một gánh hàng rong với những xâu bánh treo lủng lẳng.

Bánh khọt được đổ ngay tại gian hàng, trên bếp than hồng. Khách gọi đến đâu đầu bếp đổ đến đấy, đảm bảo độ ngon và nóng.

Các gian hàng được thiết kế theo phong cách chợ quê dân dã, mái lá, thực phẩm đựng trong mẹt, lá chuối. Đầu bếp và người bán hàng mặc quần áo bà ba, đeo khăn rằn, nhiệt tình đón tiếp người ghé mua đồ ăn.

Khu vực bàn ăn được bố trí ở giữa, chạy dọc theo hai dãy gian hàng hai bên. Bàn ghế gỗ, tre đúng chất phiên chợ quê. Nhân viên vệ sinh liên tục lau dọn và thu gom rác khiến nơi đây luôn sạch sẽ.

Ngoài thưởng thức ẩm thực, du khách còn có thể khám phá nét văn hóa đặc trưng của một số địa phương như dệt vải, làm gốm của người Chăm.

————————————————-

Elon Musk đã bắt đầu đào hầm xuyên Los Angeles, không đùa một tí nào

Elon Musk đã bắt đầu đào hầm xuyên Los Angeles, không đùa một tí nào
Hình minh họa.

Vào ngày thứ Năm, tức là chiều hôm nay giờ Việt Nam, Elon Musk tuyên bố rằng cỗ máy đầu tiên của Công ty Nhạt nhẽo, có cái tên kì lạ là “Godot” – vốn được đặt theo vở kịch “Chờ đợi Godot”, chuẩn bị đi vào hoạt động ở Los Angeles.

Khi tuyến đường hầm được hoàn thành, nó sẽ chạy từ Sân bay Quốc tế LAX đến Thành phố Culver, Santa Monica, Westwood và Sherman Oaks, hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể tình hình giao thông tệ hại ở thành phố này

“Sẽ không còn phải đợi Godot nữa,” Musk đăng trên twitter. “Sự tẻ nhạt (hoặc Công cuộc đào) đã bắt đầu và phân đoạn đầu tiên của đường hầm đã được hoàn thiện ở L.A.”

Công ty đào hầm – tẻ nhạt của Musk có ý định cách mạng hóa giao thông thành phố với một hệ thống hầm ngầm. Nếu mọi thứ đúng như dự tính của Musk, các hầm ngầm này cuối cùng sẽ được sử dụng cho đường ray xe điện, xe siêu tốc hyperloop và thậm chí kể cả xe ôtô cá nhân.

Nói thực thì ôtô sẽ không còn xuất hiện nhiều nữa trong chiếc hầm với loại đường ray phi thường của tương lai này, vốn có thể vận chuyển các phương tiện ở tốc độ 125 dặm/giờ

Ở tốc độ kinh hoàng như thế, một người có thể dịch chuyển từ Westwood đến LAX (khoảng cách là khoảng 10 dặm) trong vòng chưa tới 5 phút. Hiện tại phải mất đến cả tiếng đồng hồ để hoàn thành quãng đường này khi đường đông đúc.

Musk trên Instagram: “Cổng vào, khu tập kết và điểm xuất phát của hầm cho Máy Tẻ Nhạt 1 (hay còn gọi là Godot) đã hoàn thành.”

Musk đã thông báo về tên gọi của cỗ máy này tháng trước trên Twitter, “Tên gọi của các cỗ máy của công ty tẻ nhạt nhìn chung sẽ thơ ca kịch nghệ.” Ông thực sự rất thích thú với trò chơi chữ ứng dụng lên các sản phẩm của công ty mà “nhạt nhẽo” có lẽ mới chỉ là bước khởi đầu.

Godot dài khoảng vài trăm feet, và dịch chuyển với tốc độ chậm như sên, đúng nghĩa đen: Tháng trước Musk nói rằng nó sẽ dịch chuyển chậm hơn 14 lần so với con thú cưng của công ty: ốc sên Gary

Tuy nhiên chẳng quan trọng nếu Godot thực sự chậm, bởi cỗ máy được hy vọng sẽ tạo ra một đường hầm cho phép di chuyển siêu tốc. Hãy cùng nhau đón chờ những diễn biến kế tiếp nhé!

Nguồn: Inverse

Đám cưới đình đám khắp Đông Dương của con trai tỷ phú đất Bắc

Bạch Thái Bưởi không phải là con nuôi người Trung Quốc

Bà Bạch Quế Hương – chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, cho biết: “Bạch Thái Bưởi nguyên gốc người họ Đỗ ở Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Theo đó, cha của Bạch Thái Bưởi là cụ Đỗ Văn Cóp, gia đình có truyền thống bút nghiên, làm thầy đồ dạy học. Do cha mất sớm nên Bạch Thái Bưởi và 2 người em Bạch Thái Sơ, Bạch Thị Chinh ở với mẹ là cụ Nguyễn Thị Bạng.

Nhờ chí lớn, Bạch Thái Bưởi xin đi giúp việc cho các hãng buôn của Pháp ở Tràng Tiền, rồi học kinh doanh, rồi ông đi học thêm tiếng Pháp và học chữ quốc ngữ để mở mang.

Tuy nhiên, bà Quế Hương cho biết, có nhiều thông tin hiện nay nói Bạch Thái Bưởi được người Trung Quốc giàu có nhận làm con nuôi và cho ăn học, sau ông mới đổi sang họ Bạch là không đúng.

Bà Hương chia sẻ: “Các cụ trong gia đình tôi kể rằng, do tuổi nhỏ vất vả, nghèo khổ. Lúc lập nghiệp cụ vẫn dùng tên Đỗ Thái Bửu cho đến khi làm lên sự nghiệp, thành danh trên thương trường.

Để đánh một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và khắc ghi những tháng ngày gian khó cụ đã đổi họ thành “Bạch” – mang ý nghĩa là từ hai bàn tay trắng cụ làm lên sự nghiệp lớn”.

Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Gia phả họ Đỗ ở Yên Phúc cho thấy  Bạch Thái Bưởi và em trai Bạch Thái Sơ họ Đỗ. Ảnh: Gia đình cung cấp

Sau này, người em trai Đỗ Thái Sơ (làm việc cho công ty của Bạch Thái Bưởi) và người em gái Đỗ Thị Chinh (đi lấy chồng ít được nhắc đến trong gia đình Bạch Thái Bưởi) cũng đổi sang họ Bạch theo anh trai là Bạch Thái Sơ và Bạch Thị Chinh.

Hằng năm vào ngày lễ giỗ tổ họ Đỗ con cháu Bạch Thái Bưởi vẫn về tham dự cùng con cháu họ Đỗ ở Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông.

Đám cưới đình đám khắp Đông Dương

Bạch Thái Bưởi có rất nhiều vợ và nhiều con cái nhưng hai người con Bạch Thái Toán và Bạch Thái Tòng được cụ quan tâm nhiều nhất.

Khi Bạch Thái Toán sang pháp học rồi lấy vợ Tây, kề cận bên Bạch Thái Bưởi trong cuộc sống lẫn công việc chỉ còn người con trai Bạch Thái Tòng.

Bạch Thái Tòng là người được doanh nhân họ Bạch tin tưởng, đặc biệt giao trọng trách điều hành, quản lý việc kinh doanh trong gia đình.

Chẳng thế mà khi lấy vợ cho con trai Bạch Thái Tòng, Bạch Thái Bưởi đã tổ chức một đám cưới đặc biệt, nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ và được nhiều hãng thống tấn của Pháp đưa tin.

Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Đám cưới ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám con doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Bà Tám ngồi thứ hai từ phải sang. Ảnh: Gia đình cung cấp

Người vợ Bạch Thái Bưởi lựa chọn cho con trai là bà Nguyễn Thị Tám – con gái quan huyện Nghi hay còn gọi là cụ Cửu Nghi ở Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ) nay là Văn Điển, Thanh trì, Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Tám là người con gái có vẻ đẹp đài các, được ví là “chim sa cá lặn” với làn da trắng sứ, dáng người mảnh dẻ, cao sang, mái tóc suôn mềm đen nhánh. Tính tình lại vô cùng đoan trang, hiền thục.

Bà giỏi thêu thùa, đan lát và nấu ăn. Ở bà hội tụ đầy đủ các yếu tố “công, dung, ngôn, hạnh” của người phụ nữ đương thời.

Từ nhỏ bà Tám được quan huyện Nghi rất yêu chiều, mời cả thầy đồ về dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Bà Tám vốn nổi tiếng là thông minh, nên học hành rất giỏi giang.

Nhiều đám công tử nhà giàu đến đặt vấn đề hôn sự nhưng quan huyện Nghi đều khéo léo chối từ. Chỉ đến khi Bạch Thái Bưởi cho người đánh tiếng muốn quan huyện Nghi gả bà cho con trai Bạch Thái Tòng, quan huyện Nghi mới gật đầu đồng ý.

Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám khi mới lấy nhau. Ảnh: Gia đình cung cấp

Hôn sự giữa hai nhà thông gia môn đăng hộ đối nhanh chóng được diễn ra. Theo đó, ngày 11 tháng Giêng năm 1922, con gái quan huyện Nghi là bà Nguyễn Thị Tám kết hôn với ông Bạch Thái Tòng, con trai thứ hai của cụ Bạch Thái Bưởi.

Đám cưới tổ chức trong 3 ngày, khách đến dự đám cưới đông nghịt. Ngày rước dâu, cụ Bạch Thái Bưởi cho máy bay đón dâu từ Hà Nội về Hải Phòng.

Trên đường đi, máy bay bay chậm và rải các tấm thiệp mời, người dân ai bắt được tấm thiệp này thì được đến dự đám cưới và ăn cỗ miễn phí, thậm chí còn được cụ Bưởi cho tiền mang về.

Máy bay đón dâu về đến Hải Phòng, xe ô tô diễu quanh phố phường, trống rong cờ mở rất hoành tráng. Được biết, Bạch Thái Bưởi là người đầu tiên có xe hơi ở miền Bắc.

Ngày cưới, bà Tám mặc bộ áo dài bằng gấm đỏ, đầu đội mấn, chân mang hài. Cả bộ trang phục được dùng sợi chỉ bằng vàng thêu hình rồng phượng rất tinh xảo.

Sính lễ trong đám cưới của ông Tòng bà Tám nhiều vô kể. Riêng lễ ăn hỏi hơn 20 mươi tráp. Chưa kể lễ “đen” (tiền mặt đưa cho nhà gái) và vàng bạc phải hàng dài người bê đỡ.

Một số người cao tuổi ở Hải Phòng vẫn thường đùa rằng, có lẽ xuất phát từ giai thoại này mà hiện nay một lễ ăn hỏi của người Hải Phòng thường rất lớn. Trung bình từ 9 tráp cho đến 21 tráp tùy theo mức độ kinh tế của mỗi gia đình.

Ghé thăm làng nghề “có nhiều tỷ phú nhất” ở Hà Nội

(Dân trí) – Xưa kia, làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) được mệnh danh là “làng khoa bảng, đất danh hương”. Nay, Bát Tràng còn nổi tiếng hơn bởi các sản phẩm gốm nức tiếng xa gần, nhiều gia đình nhờ thế cũng trở thành tỷ phú…

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) là một trong số ít những làng nghề cổ truyền không bị mai một, thất truyền.Trải qua năm tháng, làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được nét bình yên, vẻ đẹp văn hóa kết tinh trong từng sản phẩm gốm và con người nơi đây. Đến Bát Tràng, ngay từ xa đã thấy không khí nhộn nhịp, tấp nập của những lò sản xuất gốm làm việc không ngưng nghỉ.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) là một trong số ít những làng nghề cổ truyền không bị mai một, thất truyền.Trải qua năm tháng, làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được nét bình yên, vẻ đẹp văn hóa kết tinh trong từng sản phẩm gốm và con người nơi đây. Đến Bát Tràng, ngay từ xa đã thấy không khí nhộn nhịp, tấp nập của những lò sản xuất gốm làm việc không ngưng nghỉ.

Gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các sản phẩm gốm Bát Tràng như: lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ... đã khẳng định được thương hiệu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các sản phẩm gốm Bát Tràng như: lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ… đã khẳng định được thương hiệu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Để tạo ra được những sản phẩm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ thuật cao. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn đất, xử lý pha chế, tiếp đó là tạo hình, trang trí hoa văn, phủ men… Cho đến nay, Bát Tràng là nơi duy nhất tại Việt Nam lưu giữ được nhiều dòng men cổ: men xanh rêu, men trắng, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu mâu xám…
Để tạo ra được những sản phẩm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ thuật cao. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn đất, xử lý pha chế, tiếp đó là tạo hình, trang trí hoa văn, phủ men… Cho đến nay, Bát Tràng là nơi duy nhất tại Việt Nam lưu giữ được nhiều dòng men cổ: men xanh rêu, men trắng, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu mâu xám…
Nhiều gia đình ở Bát Tràng trở thành tỷ phú nhờ những xưởng gốm riêng. Công việc liên quan đến gốm sứ cũng tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Năm 2016, tổng doanh số của làng Bát Tràng đạt gần 1.000 tỷ đồng. Lương trung bình của thợ kỹ thuật ở đây đạt từ 5 – 7 triệu, nhân công làm “thổ mộc” công việc đơn giản nhất cũng có thu nhập khoảng 3 – 5 triệu đồng. Khái niệm thất nghiệp không tồn tại ở Bát Tràng. Cũng vì thế, đây còn được mệnh danh là làng nghề truyền thống có nhiều tỷ phú nhất Hà Nội.
Nhiều gia đình ở Bát Tràng trở thành tỷ phú nhờ những xưởng gốm riêng. Công việc liên quan đến gốm sứ cũng tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Năm 2016, tổng doanh số của làng Bát Tràng đạt gần 1.000 tỷ đồng. Lương trung bình của thợ kỹ thuật ở đây đạt từ 5 – 7 triệu, nhân công làm “thổ mộc” công việc đơn giản nhất cũng có thu nhập khoảng 3 – 5 triệu đồng. Khái niệm “thất nghiệp” không tồn tại ở Bát Tràng. Cũng vì thế, đây còn được mệnh danh là làng nghề truyền thống có nhiều tỷ phú nhất Hà Nội.
Không chỉ là một làng nghề nổi tiếng, Bát Tràng còn là một địa điểm thu hút khách du lịch. Nhiều mô hình sản xuất kết hợp tham quan đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân nơi đây. Theo ước tính, mỗi ngày làng nghề Bát Tràng đón khoảng 500 – 800 khách tham quan, mua sắm trong đó có khoảng 100 – 150 khách quốc tế.
Không chỉ là một làng nghề nổi tiếng, Bát Tràng còn là một địa điểm thu hút khách du lịch. Nhiều mô hình sản xuất kết hợp tham quan đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân nơi đây. Theo ước tính, mỗi ngày làng nghề Bát Tràng đón khoảng 500 – 800 khách tham quan, mua sắm trong đó có khoảng 100 – 150 khách quốc tế.
Hầu như, hộ gia đình sản xuất, làm nghề gốm nào ở Bát Tràng cũng làm thêm cả du lịch. Du khách tới đây sẽ được trực tiếp tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất gốm sứ hoặc lựa chọn mua các sản phẩm độc đáo tại đây. Chi phí cho mỗi lần trải nghiệm này vào khoảng 40 – 50 nghìn đồng.
Hầu như, hộ gia đình sản xuất, làm nghề gốm nào ở Bát Tràng cũng làm thêm cả du lịch. Du khách tới đây sẽ được trực tiếp tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất gốm sứ hoặc lựa chọn mua các sản phẩm độc đáo tại đây. Chi phí cho mỗi lần trải nghiệm này vào khoảng 40 – 50 nghìn đồng.
Các em nhỏ hào hứng vẽ hoa văn lên các sản phẩm gốm, sứ
Các em nhỏ hào hứng vẽ hoa văn lên các sản phẩm gốm, sứ
Mô hình làng nghề kết hợp du lịch mang lại thu nhập khá cao cho người dân nơi đây
Mô hình làng nghề kết hợp du lịch mang lại thu nhập khá cao cho người dân nơi đây
Năm 2004, chợ gốm Bát Tràng được thành lập với quy mô rộng khoảng 6.000 m2 với 120 ki-ốt bán hàng và trở thành điểm du lịch phục vụ du khách gần xa. Du khách tới đây sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, kết tinh tinh hoa gốm Bát Tràng.
Năm 2004, chợ gốm Bát Tràng được thành lập với quy mô rộng khoảng 6.000 m2 với 120 ki-ốt bán hàng và trở thành điểm du lịch phục vụ du khách gần xa. Du khách tới đây sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, kết tinh tinh hoa gốm Bát Tràng.
 Hiện tại, Bát Tràng là một trong số những làng nghề đang tận dụng lợi thế hiện có của nghề truyền thống để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc thiếu các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng cũng như các mô hình du lịch còn nghèo nàn, lạc hậu đã phần nào tạo ra rào cản khiến du lịch Bát Tràng chưa thể tạo nên sự bứt phá.

Hiện tại, Bát Tràng là một trong số những làng nghề đang tận dụng lợi thế hiện có của nghề truyền thống để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc thiếu các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng cũng như các mô hình du lịch còn nghèo nàn, lạc hậu đã phần nào tạo ra rào cản khiến du lịch Bát Tràng chưa thể tạo nên sự bứt phá.

Hà Trang

Thế giới đang nợ nhiều chưa từng thấy

Thế giới đang nợ nhiều chưa từng thấy

Điều này đặt ra câu hỏi thế giới có xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nữa trong tương lai gần…

Số nợ của toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục trong quý 1 năm nay, chủ yếu do nợ nần gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi. Điều này đặt ra câu hỏi thế giới có xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nữa trong tương lai gần.

Hãng tin CNBC dẫn số liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết khối nợ toàn cầu đã đạt mức 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới.

“Gánh nặng nợ nần không phân bổ đều. Một số quốc gia và lĩnh vực đã giảm nợ, trong khi một số khác lại gia tăng vay nợ lên mức rất cao. Ở nhóm tăng nợ, khối nợ phình to có thể tạo ra những trở ngại đối với tăng trưởng trong dài hạn và rốt cục đặt ra những rủi ro đối với sự ổn định tài chính”, báo cáo Theo dõi nợ toàn cầu của IIF có đoạn viết.

Hôm thứ Ba tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen phát biểu tại London rằng các ngân hàng hiện nay đã ở trong một trạng thái khỏe mạnh hơn rất nhiều và một cuộc khủng hoảng tài chính nữa là điều sẽ không xảy ra “trong cuộc đời chúng ta”.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ mức vay nợ chồng chất của các hộ gia đình ở Mỹ. Bởi vậy, với khối nợ của thế giới hiện nay, nhiều người không đồng tình với đánh giá lạc quan mà vị Chủ tịch FED đưa ra.

“Tôi cho rằng phát biểu của bà Yellen, nếu như tôi hiểu đúng, là một sự tùy thuộc lớn vào may rủi. Hai từ ‘Titanic’ và ‘không thể chìm’ chợt xuất hiện trong đầu tôi”, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế Erik Jones thuộc Đại học Johns Hopkins nhận xét.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Casrten Brzeski thuộc ngân hàng ING thì nói rằng “mức nợ cao đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng nợ còn chưa được giải quyết xong, kể cả ở Mỹ hay ở Eurozone. Mức nợ gia tăng ở châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác cũng cho thấy chưa có sự thay đổi cơ cấu cần thiết”.

“Tuy nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính nữa. Các biện pháp của các ngân hàng trung ương như lãi suất thấp đã và sẽ tiếp tục hạn chế rủi ro này”, ông Brzeski nói.

Trong số các ngân hàng trung ương lớn, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đang tỏ ra thận trọng về tương lai hơn cả. BoE đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ vốn như một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp kinh tế giảm tốc. Một báo cáo của BoE công bố hôm thứ Ba tuần này nhấn mạnh rằng Brexit, mức nợ cao ở Trung Quốc và nợ tín dụng tăng của người tiêu dùng ở Anh là những rủi ro tiềm tàng.

Theo số liệu mà IIF đưa ra, trong khi tốc độ tăng nợ ở các nền kinh tế phát triển đã giảm xuống, nợ của các nước mới nổi đã tăng 5% so với cách đây 1 năm.

“Tổng nợ của các nước mới nổi, trừ Trung Quốc, đã tăng thêm khoảng 0,9 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 23,6 nghìn tỷ USD trong quý 1, chủ yếu do nợ tăng ở Brazil (thêm 0,6 nghìn tỷ USD lên 3,6 nghìn tỷ USD) và ở Ấn Độ (thêm 0,2 nghìn tỷ USD lên 2,9 nghìn tỷ USD)”, báo cáo của IIF viết.

Trung Quốc đang đối mặt rủi ro lớn do các hộ gia đình của nước này đẩy mạnh việc vay mượn.

“Tỷ lệ nợ của các hộ gia đình Trung Quốc so với GDP đã đạt mức cao chưa từng có trên 45% trong quý 1/2017, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 35% của các nước mới nổi. Ngoài ra, theo ước tính của chúng tôi, tổng nợ của Trung Quốc đã vượt 304% GDP tính đến tháng 5/2017”, báo cáo của IIF cho hay.

Trong khi đó, nợ khu vực tư nhân ở Eurozone đang giảm đều, từ mức 103,4 nghìn tỷ USD trong quý 1/2016 còn 97,7 nghìn tỷ USD vào quý 1 năm nay.

IIF cảnh báo rằng từ nay đến cuối năm, các nước mới nổi phải thanh toán hơn 1,9 nghìn tỷ USD trái phiếu và khoản vay hợp vốn (syndicated loan) đáo hạn. Trong đó, 15% số nợ này phải được thanh toán bằng USD.

DoanhnhanSG

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2017

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2017

Kỹ thuật gieo giống mới. Ảnh: Trần Thị Kiều Oanh

Mức lương cơ sở sẽ tăng mức 1.300.000 đồng/tháng, tăng mức phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình, tăng mức phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình… là những chính sách sẽ có hiệu lực trong tháng 7/2017.

1. Tăng lương cơ sở lên 1.300.000 đồng/tháng 

Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2017.

Mức lương cơ sở này sẽ dùng làm căn cứ để tính:

– Mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.

– Mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.

– Các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Cách tính lương cán bộ, công chức theo mức lương cơ sở mới

Để thuận tiện trong việc thực hiện mức lương cơ sở mới với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội nên Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2017/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Theo đó, hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đại biểu Hội đồng nhân dân; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố…

Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2017 = 1.300.000 đồng/tháng X Hệ số lương hiện hưởng.

– Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương theo mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 (nếu có) = 1.300.000 đồng/tháng X Hệ số phụ cấp hiện hưởng.

3. Tăng mức phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Quy định của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), mức tham gia BHYT hộ gia đình được xây dựng trên “nền” lương cơ sở. Mức đóng phí BHYT bằng 4,5% theo lương cơ sở.

Do đó, lương cơ sở tăng thì từ 1/7/2017, mức phí tham gia BHYT cũng tăng từ 653.000 đồng/người/năm lên 702.000 đồng/người/năm.

Theo quy định, người tham gia BHYT tự nguyện sẽ tham gia theo hộ gia đình và được miễn giảm từ người thứ hai theo mức 70%; 60%, 50%, 40%…

Tức là người thứ nhất mua thẻ BHYT phải trả 702.000 đồng, người thứ hai trong gia đình mua trả 492.000 đồng, người thứ 3 giảm còn 422.000 đồng, đến người thứ 4, thứ 5 còn 281.000 đồng/thẻ.

4. Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện

Mức lương cơ sở tăng 1.300.000 đồng/tháng là căn cứ tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn 2159/BHXH-BT, hướng dẫn mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mức lương cơ sở mới; từ ngày 1/7/2017.

Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP. Trong đó, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2, Khoản 4 Điều 123 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Từ 1/7/2017, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng thay đổi, mức cao nhất là 26.000.000 đồng/tháng (1.300.000 đồng/tháng x 20 lần).