Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn!

Nếu ngõ, ngách là “đặc sản” của Hà Nội thì những con hẻm lại là thứ tạo nên một Sài Gòn độc đáo và riêng biệt. Hẻm Sài Gòn dài hun hút, nhiều ngõ ra ngõ vào, lại nhỏ hẹp. Hẻm Sài Gòn không rộng, chỉ đủ người đi, từng con đường uốn lượn, quanh co, khúc khuỷu như những nhánh sông hòa vào đại lộ thênh thang. Ai đi lần đầu cũng sẽ dễ dàng lạc lối trong “ma trận” hẻm lớn, hẻm nhỏ cho mà xem!
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 1.Hẻm là một đặc trưng của Sài Gòn

Đa phần người Sài Gòn lớn lên và sinh sống trong những ngôi nhà nhỏ, trong một con hẻm nhỏ. Hàng xóm láng giềng gần nhau, trẻ con cùng chơi trong hẻm, ngồi ăn sáng đầu hẻm, chiều thì ngỏng cổ chờ tiếng rao quà vặt từ gánh hàng rong len lỏi trong hẻm. Nhiều người bảo, có những đồ ăn thức uống dù có ăn ở nhà hàng 5 sao đắt đỏ cũng không ngon bằng ăn ở trong hẻm. Ngồi trên một cái ghế con con trong một con hẻm nhỏ, xì xụp ăn một tô mì nóng hổi rồi ngắm nhìn dòng người xe qua qua lại lại là một thú vui của rất nhiều người Sài Gòn.

Và Hẻm quán – một quán ăn rất đặc biệt đã ra đời nhờ tình yêu và niềm thương nỗi nhờ dành cho những con hẻm của Sài Gòn. Chúng tôi tìm đến Hẻm quán trong một chiều hè. Rời xa khu vực trung tâm nhiều ồn ã và náo nhiệt, Hẻm quán lui về phía khu vực ngoại ô. Quãng đường đến quán khá xa, nhưng đảm bảo đến rồi, bạn sẽ thấy thật “bõ công”.

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 2.

Ấn tượng đầu tiên về Hẻm quán là những mảnh xanh yên ả và không khí thoáng đãng, thanh bình. Quán có cổng chính, nhưng có rất nhiều ngách nhỏ ở khắp nơi để bạn có thể bước vào và khám phá nơi đây theo cách của riêng mình. Hẻm quán có 5 khu nhà lớn được nối với nhau bằng những con đường quanh co, ngoằn ngoèo. Đi rồi bạn sẽ thấy mình rất dễ “lạc lối” vì không biết con đường này rồi sẽ dẫn đến đâu. Đôi khi làm vào một góc cụt, đôi khi là thông sang một khu vực rộng rãi, thoáng đãng, lúc lại dẫn bạn đến một góc nhỏ là quầy nước vô cùng xinh xắn.

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 3.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 4.

Quầy nước xinh xắn.

Không gian quán ngập tràn những mảng màu được phối một cách rất tự do, phóng khoáng. Vừa mới ở tại khu nhà mang tông màu nâu trầm buồn và hoài niệm, đi một chút bạn sẽ gặp ngay một bức tường vàng rực rỡ hay một bộ bàn ghế xanh màu rêu cực kì “ăn ảnh”. Những chiếc bàn gỗ, sập gỗ, ghế con… cũng tái hiện thật gần gũi và thân thương không khí của những con hẻm nhỏ tại Sài Gòn. Không gian được chia cắt và sắp đặt khéo léo nên dù ngồi ở góc nào, bạn vẫn có cảm giác riêng tư, nhưng lại vẫn có cảm giác được hòa mình vào không gian chung.

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 5.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 5.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 5.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 5.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 5.

Những mảng màu ngẫu hứng

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 6.

Lối đi quanh co

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 7.

Không gian ấm áp, thân thuộc

Ẩm thực tại Hẻm quán khá đa dạng với các món ăn Việt Nam thân thuộc như cơm trưa, lẩu, các món cơm, bún, mì, hủ tiếu… bánh ngọt và cả các loại nước. Nước chanh xả của quán đặc biệt rất thơm và đậm đà cực kì đã khát. Những món mặn như sườn nướng, chả hẻm, gà lên mâm đều được nêm nếm vừa miệng và đặc biệt, được bài trí rất xinh xắn, hài hòa. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận nguyên liệu tại đây rất tươi ngon và chất lượng vì thịt gà rất săn, chắc và thơm chứ không bở hay nhão.

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 8.

Món ăn được bày trí vô cùng ngon mắt

Một món ăn nhất định phải thử tại Hẻm quán là lẩu cua. Lẩu cho hai người nhưng cực nhiều, đầy ăm ắp thịt cua, cá viên và tôm. Nước lẩu ngọt vị cua tự nhiên và rau, mướp ăn kèm đều rất tươi. Chúng tôi đã thực sự “hết hồn” khi biết một nồi lẩu to oạch như vậy chỉ có giá 149k. Quản lý của Hẻm quán cho biết: “Ở hẻm ấy, mọi thức ăn đều rất dân giã, thân thuộc, giá cả cùng bình dân.Vì vậy, quán luôn giữ một mức giá mà ai ăn cũng thực sự thấy thoải mái không phải lăn tăn nhiều”. Một buổi chiều gió mát ngồi trong Hẻm quán xì xụp ăn lẩu cua thực sự là một trải nghiệm thú vị với chúng tôi.

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 9.

Lẩu cua đầy ăm ắp chỉ có giá 149k

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 10.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 10.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 10.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 10.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 10.
Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 10.

Không gian của quán khi lên đèn

Nhìn chung, có thể thấy Hẻm quán rất thích hợp với những người yêu không khí gần gũi, thân thương của đường phố Sài Gòn. Các món ăn đều có giá cả phải chăng và hợp với khẩu vị của người Việt. Không gian quán rộng rãi, phù hợp với những bữa ăn gia đình vào cuối tuần.

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 11.

Không gian cực kì “ăn ảnh”

Vào một quán ăn mà đi hết được những con hẻm thân thương của Sài Gòn! - Ảnh 12.

Rời Hẻm quán khi đường đã lên đèn với một cái bụng no căng thỏa mãn, chúng tôi bỗng nhớ đến những câu thơ rất hay về hẻm Sài Gòn:

Bỗng thèm quá như trưa nào lạc vào hẻm nhỏ

Dẫu biết giữa thị thành muôn vạn điều không – có

Vẫn ước ao có một hẻm nhỏ để đi về

(Hẻm nhỏ-Thanh Vân)

Cuối tuần, đừng quên đến Hẻm quán thưởng thức đồ ăn ngon và tìm chút bình yên, thoáng đãng trong một ngày hẻm Sài Gòn bình yên đến lạ nhé!

Hẻm quán

Địa chỉ: 227-229-231-233 Trần Văn Kiểu, Phường 10, Quận 6

Giá cả: từ 30-150k

DIỆU THANH; ẢNH: ĐẦU TRÒN, THEO TRÍ THỨC TRẺ

Thói quen lạm quyền bắt đầu từ đâu?

Trong số chúng ta, đã bao nhiêu người từng xin xỏ để được “phạt linh động”, đã “gọi điện thoại cho người thân” khi bị cảnh sát giao thông chặn xe xử phạt?

Tôi sẽ để câu hỏi đó lại cho mỗi người tự trả lời. Tôi chỉ xin kể một câu chuyện. Tháng 6/2016, Thủ tướng Campuchia Hun Sen bị phạt vì không đội mũ bảo hiểm.

Khi ấy ông Hun Sen đăng lên Facebook cá nhân một đoạn video. Trong đó, vị thủ tướng đi khoảng 500 m trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm. Một tuần sau, ông nhận được quyết định nộp phạt hành chính.

Thủ tướng Hun Sen sau đó đăng tấm vé phạt lên Facebook. Ông đã nộp phạt cho cả chủ chiếc xe mà mình lái – vốn bị phạt số tiền bằng ông Hun Sen. Hun Sen cũng đánh giá cao viên cảnh sát đã phạt ông vì thực thi nhiệm vụ “không phân biệt đối xử cũng như không e ngại những người có quyền lực, kể cả thủ tướng”.

Tuần trước, khi di chuyển ở Campuchia, tôi cũng đã cố xin xỏ một nhân viên công vụ cho mình được “du di” tí chút ở trên luật. Đó là một việc rất nhỏ mà tôi nghĩ rằng đã có thể được “tạo điều kiện” ở nhiều nơi khác tại Đông Nam Á này, nhất là khi tôi là người nước ngoài. Nhưng những gì tôi nhận lại chỉ là một nụ cười kèm lời từ chối. Nụ cười ấy khiến tôi nhớ lại câu chuyện của Thủ tướng Hun Sen. Chẳng có lý do gì mà một nhân viên công vụ Campuchia phải cảm thấy nên “thông cảm” cho ai ngoài luật khi Thủ tướng đã xác lập một hình mẫu như vậy.

Sẽ có người hoài nghi rằng động tác của Hun Sen mang nặng tính “trình diễn”. Nhưng nó không thực sự quan trọng: tôi, với tư cách một người vừa phạm luật hành chính của Campuchia, lại cảm thấy hoàn toàn hài lòng khi bị xử phạt – vì thủ tướng của họ đã xác lập một hình mẫu như vậy.

Trên Facebook Việt Nam chúng ta có những hình mẫu như thế nào?

Chúng ta có một vị tướng về hưu xúc phạm CSGT Cần Thơ. Video được quay lại cho thấy, người đàn ông (được xác định là trung tướng đã nghỉ hưu) có nhiều lời nói không đúng mực với trung úy CSGT. Xúc phạm là một uyển ngữ mà báo chí dành cho những câu chửi tục của vị tướng về hưu này. Những người có lương tri hẳn khó có thể xem hết clip với những câu chửi thề, lời lẽ lớn tiếng đòi cách chức, rồi cách người đàn ông rút một tấm thẻ “quyền uy” nào đó. Một cách thể hiện quyền lực.

Phải khẳng định rằng những lời chửi tục ấy là một biểu hiện cực đoan, nhưng không bất thường: có thể dễ dàng tìm thấy những hình mẫu như thế ở bất kỳ đâu trên mạng. Trong phản ứng giận dữ của ông tướng về hưu, tôi thậm chí còn nhìn thấy chút cảm giác bị sốc: ông cảm thấy chính việc người CSGT chặn mình lại mới là bất thường.

Hay là không cần tìm trên mạng, bạn có thể quay trở lại với câu hỏi của tôi ở đầu bài và nhận ra: chúng ta tìm thấy hình mẫu “lạm quyền” ấy ở trong chính tâm thức của mình, trong chính danh bạ điện thoại của mình.

Có nhiều cách định nghĩa về quyền lực. Tựu trung lại quyền lực là khả năng chi phối hoặc buộc các chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình. Đó có thể coi là quyền lực cứng. Còn quyền lực mềm, là thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn.

Nhưng cái mà vị tướng về hưu kia thể hiện, tôi gọi đó là quyền lực tùy tiện. Một thứ quyền lực sinh ra từ những cán bộ, hay thậm chí là… người quen cán bộ, tự cho mình những đặc ân, vị thế cao hơn những người khác, thậm chí cao hơn pháp luật. Và đôi khi pháp luật có vẻ nương nhẹ với những người xuất thân là cán bộ công chức. Không chỉ trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhỏ hẹp.

Tháng 9/2016, TAND tỉnh Phú Yên tuyên án vụ cố ý làm trái xảy ra tại UBND huyện Đông Hòa. Bị cáo là các cựu lãnh đạo, cán bộ huyện, từ phó chủ tịch đến trưởng phòng. Trong phiên tòa đó, 12/15 bị cáo được tuyên án treo. Một bản án mà VKS cho rằng, Tòa đã ưu ái đến mức áp dụng “nhầm” điều luật để xử mức án nhẹ và cho các “nguyên cán bộ” hưởng án treo. VKSND cấp cao đã kháng nghị đề nghị tòa phúc thẩm phải xử tăng án.

Khi những hình mẫu như thế được xác lập, người dân lên án. Nhưng cùng lúc đó, trong tâm thức, người dân cũng tiếp nhận một ý niệm lệch lạc về “quyền lực”, về độ uyển chuyển của luật pháp. Ý niệm ấy lây lan và lớn lên thành một văn hóa. Cuối cùng, sự hống hách, coi thường luật pháp, nghĩ rằng mình có thể thoát ra khỏi luật bằng những cuộc điện thoại hay “tấm thẻ ngành” trở thành… tập tính. Tức là người ta có thể làm nó một cách vô thức. Tức là, không chỉ có cán bộ, lãnh đạo thì mới tham gia vào hoạt động ấy.

Có một điều đáng nói, là nếu xét đến sự hống hách này như một tập tính văn hóa, thì anh CSGT cũng thuộc về… nhóm yếu thế. Anh ta cũng là cán bộ cấp thấp, so với một cuộc điện thoại đề nghị lạm quyền cho “một ông anh” nào đó mà bất kỳ thường dân nào có thể gọi.

Tôi hy vọng có nhiều độc giả nghiêm túc nghĩ về câu hỏi tôi nêu ra ở đầu bài. Bởi vì cùng với việc lên án nhân vật đã lớn tiếng với CSGT kia, chúng ta cần xác lập những hình mẫu khác – để hướng tới thượng tôn pháp luật.

Có lẽ cần cảm ơn ông tướng về hưu, vì nhờ ông, chúng ta có cơ hội nhận ra sự ảo tưởng về quyền lực và quan hệ, có thể xấu xí tới mức độ nào.

Theo TRẦN ANH TÚ / VNEXPRESS

Áp dụng loại nhựa đường tuyệt vời này, phố xá sẽ không bao giờ ngập úng nữa .

Áp dụng loại nhựa đường tuyệt vời này, phố xá sẽ không bao giờ ngập úng nữa
Hình minh họa.

Tại Vườn Quốc gia Yellowstone, có hai thứ trái ngược nhau đang tồn tại: mạch nước Old Faithful ném lên không không dưới chục ngàn lít nước, nhưng ở một nơi khác, một nền xi măng đang hút thấm nước đọng trên bề mặt như một tấm khăn tắm khổng lồ.

Mới năm ngoái thôi, vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới này giới thiệu với công chúng lớp nhựa đường Flexi-Pave, một lớp lát vỉa hè rộng 370 mét vuông được làm hoàn toàn từ lốp xe tái chế và đá. Và điểm đặc biệt ở lớp nhựa đường này? Nó có thể hút được hơn 11.000 lít nước mỗi giờ (183 lít/phút).

Kevin Bagnall, người sáng lập và cũng là CEO của KBI, công ty tạo nên loại nhựa đường Flexi-Pave hồi năm 2001 này nói rằng công nghệ tiên tiến này đặc biệt hiệu quả tại khu vực Vườn Quốc gia Yellowstone bởi lẽ 2/3 mạch nước phun trên toàn thế giới nằm ngay tại khu vực này.

Không giống với bê tông hay nhựa đường thông thường, chỉ có tác dụng gạt nước đi khỏi bề mặt của mình, vật liệu tạo nên Flexi-Pave cho phép nước mưa thấm thẳng xuống lòng đất, nằm lại bên dưới lớp ngậm nước (một tầng địa chất) thành một đường nước ngầm.

Áp dụng loại nhựa đường tuyệt vời này, phố xá sẽ không bao giờ ngập úng nữa - Ảnh 1.

Vật liệu Flexi-Pave có 23% tính xốp nhờ sự kết hợp khéo léo giữa các thành phần lốp xe tái chế, đá và một chất kết dính độc quyền được công ty KBI sáng chế ra.

Hỗn hợp này cho phép nước mưa được thấm nhanh chóng, vì thế các chất ô nhiễm chưa kịp hòa tan với nước, nước đã thấm được xuống lòng đất, đi vào nguồn nước ngầm rồi.

Thông qua tính chất thấm hút nhanh này, việc ô nhiễm nước sẽ giảm và hiển nhiên, điều này không chỉ tốt với riêng khu vực Yellowstone mà còn tốt cho nguồn nước ngầm về lâu dài.

Chúng tôi là vật liệu hàng đầu bởi thứ nhựa đường này không hề ảnh hướng tới môi trường”, CEO Bagnall nói với trang tin Business Insider. Tổng cộng, toàn bộ Vườn Quốc gia Yellowstone sử dụng 1.536 lốp ô tô Michelin được cắt nhỏ ra để tạo nên hệ thống đường rộng 386 mét vuông.

Áp dụng loại nhựa đường tuyệt vời này, phố xá sẽ không bao giờ ngập úng nữa - Ảnh 2.

Công ty KBI của Bagnall sẽ không chỉ dừng lại ở vùng Yellowstone này đâu, họ có một tầm nhìn dài và rộng hơn nhiều nữa. Khi mà dân số tăng, các khu đô thị mọc lên như nấm sau mưa, thì vấn đề nước sạch và ô nhiễm nguồn nước sẽ trở nên muôn phần đáng lưu tâm.

Hiện tại, Flexi-Pave đã được sử dụng tại khoảng 300 thành phố trên khắp nước Mỹ nhưng mục tiêu của họ là toàn bộ thế giới và có lẽ, thế giới cũng cần những công nghệ như vậy. Mọi vỉa hè, mọi mặt đường nhựa, mọi bãi đỗ xe lớn đều có thể được trải loại nhựa đường tiên tiến này.

Tuy nhiên, chỉ có công nghệ kết dính đã nói trên là độc quyền của họ, xi măng thấm nước thì không. Trên thị trường còn có Topmix Permeable, một sản phẩm từ một công ty Anh Quốc cũng có khả năng tương tự.

Họ sử dụng những miếng granite nhẵn thay vì lốp cao su tái chế, với khả năng 3.330 lít nước/phút, theo như lời quảng cáo của họ (lớn hơn rất nhiều tốc độ 183 lít/phút của KBI).

Áp dụng loại nhựa đường tuyệt vời này, phố xá sẽ không bao giờ ngập úng nữa - Ảnh 3.

Khả năng thấm nước của Topmix Permeable.

Nhưng Bagnall vẫn tin rằng cao su sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn granite nhiều bởi cao su sẽ không thể nứt vỡ sau quá trình sử dụng lâu dài.

Dù là vật liệu nào, nguồn tài nguyên quý giá nhất cần được tập trung tại đây là nước, Bagnall nói. Nếu như Flexi-Pave có thể được sử dụng tại những khu vực dân cư lớn, lượng nước ngầm lớn thu được từ mưa sẽ là một nguồn nước vô cùng quý giá.

Không chấp nhận số phận nghèo khó và chuyện “kết hôn, sinh con, quanh quẩn trong làng”: Người phụ nữ này đã trở thành tỷ phú ra sao?

Không chấp nhận số phận nghèo khó và chuyện "kết hôn, sinh con, quanh quẩn trong làng": Người phụ nữ này đã trở thành tỷ phú ra sao?

Phải lao động vất vả từ nhỏ, bỏ học từ năm 16 tuổi nhưng không ai ngờ bà Zhou Qunfei lại có thể trở thành nữ tỷ phú tự thân lập nghiệp giàu có nhất thế giới, sở hữu giá trị tài sản ròng lên tới 8 tỷ USD (theo số liệu thống kê của Bloomberg Billionaires Index và Forbes).

Tháng 3 vừa qua, bà Zhou Qunfei được công nhận là nữ tỷ phú giàu có nhất và cũng là người trẻ tuổi nhất trong danh sách 56 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới. Bà là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty Lens Technology, chuyên về công nghệ sản xuất mặt kính sử dụng cho các thiết bị điện tử. Công ty của bà Zhou là đối tác của nhiều thương hiệu lớn như Samsung và Apple.

Tuy nhiên, ít ai biết được, để có được thành công lớn như ngày hôm nay, bà Zhou từng có một tuổi thơ cơ cực và vất vả khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Zhou Qunfei xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp nghèo nàn, sống tại ngôi làng hẻo lánh ở Trung Quốc. Vừa tròn 5 tuổi, bà Zhou đã mồ côi mẹ trong khi cha thì bị mù một bên mắt, mất một cánh tay do tai nạn lao động. Vì thế mọi việc trong nhà đều do bà Zhou gánh vác. Bà phải chăn nuôi cả đàn heo, vịt để kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống cả gia đình.

Đến năm 16 tuổi, cùng vì hoàn cảnh gia đình ngày càng khó khăn nên bà Zhou buộc phải nghỉ học. Lúc đó, bà Zhou may mắn được nhận vào làm công nhân trong xưởng sản xuất mặt kính. Mặc dù điều kiện công việc vô cùng khắc nghiệt nhưng bà cũng chỉ nhận được đồng lương ít ỏi 1$/ngày.

“Tôi làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Nhưng đôi khi vì muốn kiếm được nhiều tiền hơn nên tôi đã xin làm tăng ca đến tận 2 giờ sáng ngày hôm sau”, bà Zhou chia sẻ.

Nhìn hoàn cảnh khó khăn của bà Zhou ai cũng sẽ nghĩ rằng bà sẽ mãi làm một công nhân lao động khổ sai, vất vả. Nhưng không, bà Zhou Qunfei không chịu thua trước số phận khốn khó của mình. Năm 22 tuổi, bà nảy ra ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh. Khi đó, bà đã tiết kiệm được số vốn nho nhỏ, ước chừng 3.000 USD. Bà Zhou bắt đầu thuyết phục vài người họ hàng cùng hợp tác mở cơ sở sản xuất mặt kính đồng hồ.

Vì đã dồn hết số tiền tiết kiệm được vào công việc kinh doanh nên bà Zhou buộc phải sinh sống ngay trong xưởng làm việc cùng với anh chị em họ. Mặc dù, cơ sở sản xuất mặt kính đồng hồ của bà vẫn nhận được khá nhiều đơn hàng nhưng sự nghiệp kinh doanh của bà Zhou chỉ thật sự “phất lên” khi bà quyết định chuyển hướng kinh doanh, chế tạo màn hình kính cho điện thoại di động thay vì mặt kính đồng hồ như trước.


Quyết định liều lĩnh ở tuổi 22 đã giúp bà Zhou Qunfei trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ và giàu có nhất thế giới như ngày hôm nay.

Quyết định liều lĩnh ở tuổi 22 đã giúp bà Zhou Qunfei trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ và giàu có nhất thế giới như ngày hôm nay.

Quyết định có phần táo bạo và liều lĩnh này đã thành công mang lại cho bà Zhou nhiều bản hợp đồng làm ăn với các công ty lớn. Bắt đầu là công ty sản xuất điện thoại di động Motorola, sau đó lần lượt các thương hiệu có tiếng khác như HTC, Nokia, Samsung và ngay cả “táo khuyết” Apple cũng hợp tác với công ty Lens Technology của bà Zhou. Những bản hợp đồng “đắt giá” này đã đẩy giá trị của công ty lên tới hàng tỷ USD, trở thành thương hiệu đứng đầu về lĩnh vực sản xuất mặt kính cho điện thoại di động. Và cũng nhờ thế mà bà Zhou nghiễm nhiên trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất thế giới ở tuổi 47.

Bà Zhou thừa nhận việc điều hành và giám sát cả một doanh nghiệp không phải điều đơn giản, đặc biệt là với một người phụ nữ như bà. Bà Zhou đã nỗ lực và chăm chỉ làm việc đến 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong xưởng sản xuất vì mong muốn phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn. Và rõ ràng mọi khó khăn của bà Zhou đã được đền đáp xứng đáng. Công ty Lens Technology đã mở rộng thêm 32 nhà máy trên khắp quốc gia với hơn 74.000 nhân công, khẳng định được vị trí và danh tiếng trên thị trường sản xuất mặt kính điện thoại di động và các thiết bị điện tử.

Khi được hỏi điều gì khiến bà quyết định khởi nghiệp kinh doanh, bà Zhou cũng thẳng thắn chia sẻ rằng bà không chấp nhận số phận, không nghe theo lựa chọn duy nhất của mọi phụ nữ thời bấy giờ: kết hôn, sinh con và dành cả đời quanh quẩn trong làng. Bà không muốn đi theo con đường mòn đó. “Tôi lựa chọn kinh doanh và tôi không hối tiếc”, bà Zhou nói.

Nguyễn Linh Trí thức trẻ/CNBC

Nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành cường quốc về hàng giả, hàng nhái

Châu Âu tiêu hủy hàng nhái từ Trung Quốc

Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (Europol) mới đây công bố một báo cáo cho biết Trung Quốc ngày càng nổi lên là một trung tâm sản xuất hàng nhái, hàng giả lớn nhất để bán ra toàn thế giới, làm phức tạp thêm cho cuộc chiến chống lại những kẻ làm hàng giả ngày càng tinh vi.

Quá nhiều hàng nhái, hàng giả Trung Quốc

Báo cáo dày 74 trang được Europol công bố ngày 22/6 đưa ra một con số giật mình: Trung Quốc đại lục và Hồng Kông tạo ra tới 86% lượng hàng giả trên thế giới, kiếm về gần 400 tỷ USD trong năm 2015, chính xác hơn là 396,5 tỷ USD.

Thêm một con số cho thấy Trung Quốc gần như đang độc chiếm thị trường hàng giả toàn cầu: quốc gia xếp kế sau Trung Quốc là Ukraine chỉ chiếm 0,43% thị phần, với tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD.

Theo Europol, đánh cắp tài sản trí tuệ là “một trong những tội phạm béo bở nhất”.

Tất cả mọi thứ đều được Trung Quốc làm nhái, làm giả, từ dầu gội đầu đến pin, từ đồng hồ đến thiết bị điện tử, từ quần áo hàng hiệu đến đồ chơi, từ thuốc men đến thực phẩm, thuốc lá.

Trung Quốc có thể làm nhái mọi thứ hàng hóa. Ảnh: India Express

Công nghệ làm giả tinh vi đến mức khách hàng thường không nghi ngờ gì. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhãn mác nhái đối với sản phẩm của các tập đoàn nổi tiếng thế giới, khiến khó nhận diện thương hiệu.

“Tội phạm về sở hữu trí tuệ đang lan rộng ở EU và mang lại rất nhiều tác động tiêu cực”, giám đốc Europol Rob Wainwright cảnh báo. “Nó làm hại nền kinh tế của chúng ta, tạo ra những khoản lợi nhuận bất hợp pháp khổng lồ cho các nhóm tội phạm có tổ chức và thường gây ra thiệt hại trực tiếp cho người dân về phương diện an toàn và sức khỏe.”

Báo cáo cho biết việc quần áo và giày dép giả tiêu thụ ở Châu Âu khiến các nhà sản xuất tại khu vực này thiệt hại tới 26,3 tỷ Euro trong năm 2015, tương đương gần 10% tổng doanh thu, và khiến 363.000 lao động ngành này bị mất việc làm.

Là một thị trường khó tính và đề cao sở hữu trí tuệ, Châu Âu đang đứng trước thách thức về nạn hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc, nhất là khi nhiều mặt hàng giờ đây được bán trực tiếp qua mạng cho khách hàng, giúp những kẻ làm hàng giả gửi sản phẩm trong các gói đồ nhỏ mà dễ dàng vượt qua sự kiểm soát ở biên giới.

Vì đâu nên nỗi?

Châu Âu hay các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, đã và đang trở thành thị trường béo bở cho Trung Quốc sau sự bùng nổ của hàng nhái, hàng giả ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Tâm lý ham giá rẻ, thói ganh đua cho “bằng bạn bằng bè”, và kiểu làm ăn bất chấp đạo đức, chỉ vì lợi nhuận của một bộ phận người dân Trung Quốc mà gốc gác là sự buông lỏng của chính quyền đang được coi là những nguyên nhân sâu xa.

Đồng hồ nhái của Trung Quốc được bày bán tại một khu chợ ở Hà Nội

Một doanh nhân người Việt có kinh nghiệm làm ăn với Trung Quốc chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên rằng có một lần anh sang Quảng Châu dự hội chợ Canton Fair, thấy trưng bày một chiếc điện thoại trông rất giống cái iPhone thật của hãng Apple. Anh gặp một nhà nhà sản xuất và hỏi sản phẩm như thế có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không, và Trung Quốc có luật bản quyền không. Anh được cho biết rằng, ở Trung Quốc, một công ty chỉ cần chứng minh được sản phẩm của mình có 1 chi tiết không giống các chi tiết của sản phẩm gốc thì không bị coi là vi phạm bản quyền.

Đó là lý do giải thích vì sao trên đường phố Trung Quốc có rất nhiều chiếc xe hơi có mẫu mã y hệt như xe của Toyota hay BMW, nhưng chỉ là về hình dáng, còn thương hiệu lại thuộc về một cái tên Trung Quốc.

“Ví dụ, xe Toyota thì mẫu y chang Camry, nhưng nó mang biểu tượng khác chứ không phải Toyota. Bên ngoài thoáng nhìn bảo xe này là Camry, nhưng chữ không phải Camry, mà là một chữ Trung Quốc,” vị doanh nhân chia sẻ.

Trong các cửa hàng tại Trung Quốc, những sản phẩm nhái của Trung Quốc cũng bày la liệt, như quần áo của các hãng thời trang nổi tiếng Châu Âu, đồng hồ hay những chiếc túi xách xinh đẹp.

Câu hỏi đặt ra là nếu không có sự chấp thuận của chính phủ, làm sao các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất như vậy.

Theo doanh nhân trên, chính phủ Trung Quốc muốn phát triển kinh tế, nhưng họ lại không muốn kinh doanh công bằng. Trên thế giới, mỗi doanh nghiệp để phát triển sản phẩm họ lập ra bộ phận R&D, bỏ rất nhiều tiền để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc lại không càn bỏ tiền vào R&D, mà chỉ mua những sản phẩm đang thịnh hành, những mẫu hàng mới, lấy về mổ xẻ ra để nghiên cứu rồi bắt chước sản xuất. Do tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn, nên giá bán của sản phẩm Trung Quốc rất rẻ, vì trong giá thành không có chi phí cho nghiên cứu đó.

Trung Quốc có thị trường rộng lớn, nên những nhà sản xuất này dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường, vì không phải ai cũng cần mua sản phẩm xịn, có thương hiệu. Thứ mà người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn là sản phẩm đó phải tốt, phải đẹp, nhưng giá rẻ.

Khi các doanh nghiệp mạnh lên, chính phủ Trung Quốc thu được nhiều thuế, họ lại tính chuyện phát triển một mạng lưới gián điệp kinh tế xâm nhập vào Mỹ và các nước khác dưới hình thức là các nhà nghiên cứu, thực tập sinh, sang xâm nhập vào môi trường của các doanh nghiệp phương Tây để đánh cắp thông tin về công nghệ, thương mại, phục vụ cho sản xuất trong nước.

Điều đó trái với với đạo đức con người, nhưng nhiều người dân và doanh nghiệp Trung Quốc dường như đã quen với chuyện đó.

Thực tế, người Trung Quốc rất giỏi, rất thông minh, trong quá khứ từng sáng tạo ra nhiều sản phẩm khiến thế giới nể phục. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc ngày nay, do sự tạo điều kiện từ chính quyền, nên không chịu sáng tạo mà chỉ nhăm nhăm đi đánh cắp bản quyền từ các nước tiên tiến.

Điều này trái ngược với Phương Tây, nơi các doanh nghiệp có sự câu thúc về đạo đức hơn, nên thường coi trọng vấn đề sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc lẽ ra đã khác

Tình cảnh của Trung Quốc lẽ ra cũng đã khác nếu như cách đây 18 năm lãnh đạo nước này lúc đó là Giang Trạch Dân không phát động cuộc đàn áp nhắm vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện hướng cho con người làm người tốt với nguyên lý chủ đạo là Chân–Thiện–Nhẫn.

Xuất hiện từ năm 1992 và 7 năm sau ước tính đã có tới 70-100 triệu người theo tập Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, khi đạo đức của ngày càng nhiều người dân Trung Quốc nhờ theo tập Pháp Luân Công đang được nâng cao trở lại, nhà lãnh đạo Giang Trạch Dân ngày 20/7/1999 đã phát động một chiến dịch nhằm “nhổ tận gốc” môn tu luyện này.

Các phân tích sau đó cho thấy niềm tin vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công đối lập với hệ tư tưởng vô thần và triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của Pháp Luân Công sau khi xuất hiện đã động chạm đến lòng đố kỵ của Giang Trạch Dân, khiến nhà lãnh đạo này sinh tâm lo sợ rằng quyền lực của mình có thể bị ảnh hưởng.

Trước khi tiến hành cuộc đàn áp được cho là mù quáng vào năm 1999, Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc vu khống là “làm chính trị”, “câu kết với các thế lực chống người Hoa”, “Pháp Luân Công không yêu nước”.

Tuy nhiên, việc môn tập này đã lan rộng ra hơn 100 quốc gia cho thấy những cáo buộc trên dường như không có giá trị.

Khi những giá trị Chân – Thiện bị đàn áp và bức hại huỷ diệt, thì cái Giả – Ác được thừa nhận, thay thế một cách tinh vi và rộng rãi. Trung Quốc, với tiềm lực dân số và công nghệ phát triển như vũ bão, đã tự đánh mất cơ hội trở thành một cường quốc kinh tế làm ăn chân chính. Nhưng người thiệt hại cuối cùng là thế giới phải đối mặt với sản phẩm giả tràn lan như một phần tất yếu của cuộc sống.
Mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Nhưng nguyên nhân thực sự của nó cũng đã được chính quyền Trung Quốc làm giả bằng hệ thống truyền thông phủ rợp trời các thông tin sai sự thật về môn tu luyện dạy làm người Chân Thiện Nhẫn.

T.Minh/Daikynguyen