Ðinh Thế Huynh sang Nhật chữa bệnh, ‘an dưỡng’ ở Phú Quốc

Ông Ðinh Thế Huynh. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Ông Ðinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư của đảng CSVN, nhân vật được cho là đứng hàng thứ 5 trong danh sách các lãnh đạo chóp bu, đã phải sang Nhật chữa bệnh và hiện đang “an dưỡng’ ở Phú Quốc, theo tiết lộ của Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Ðức.

Vì lý do này, ông Ðinh Thế Huynh vắng bóng trên các diễn đàn chính trị ở Việt Nam kể từ sau Hội Nghị Trung Ương 5, được tổ chức vào Tháng Năm, 2017.

Thông tin về “Sức khỏe của ông Ðinh Thế Huynh” của Facebooker Truong Huy San tung ra vào sáng 26 Tháng Bảy, lập tức có hơn 1,700 người “like” và “share.”

Facebooker Truong Huy San, hay nhà báo Huy Đức, tác giả bộ sách ‘Bên Thắng Cuộc’ và là người am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam.

Theo Facebooker Truong Huy San, kể từ hồi Tháng Năm, ông Huynh “chưa một lần xuất hiện trước công chúng cũng như trước các hoạt động của đảng. Ông cũng không tiếp xúc cử tri hay tham gia kỳ họp thứ ba của Quốc Hội.”

Vẫn theo Facebooker này, “Vì ông Ðinh Thế Huynh là người đứng thứ năm trong số những người có ảnh hưởng nhất đến các quyết sách quốc gia nên công chúng có quyền biết tình hình sức khỏe và năng lực ra các quyết định của ông. Ban Bí Thư nên có một thông báo về sự vắng mặt của ông Huynh. Sức khỏe của lãnh đạo không phải là bí mật quốc gia. Cần tạo ra tiền lệ công khai trước dân, trước đảng.”

Ông Ðinh Thế Huynh, 64 tuổi, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí Thư đảng CSVN, người được cho là có nhiều khả năng thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò tổng bí thư đảng CSVN, nên sự vắng mặt gần hai tháng nay của ông rất đáng được chú ý.

Hồi cuối Tháng Mười, 2016, ông Huynh có chuyến thăm đầu tiên Hoa Kỳ, bởi vì ông là lãnh đạo cao thứ nhì trong đảng CSVN sau Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nên ông “có đủ tư cách” nói chuyện với Washington.

Trước đó, thủ tục ngoại giao của Mỹ không bao giờ tiếp lãnh đạo đảng trong một hệ thống chính trị “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý.” Sự kiện mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Washington, DC, cách đây ba năm đã phá bỏ thủ tục này.

Lâu nay, sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính Trị lẫn ủy viên Trung Ương Ðảng CSVN đều được cho là “bí mật.”

Vào ngày 12 Tháng Tám, 2015, báo điện tử VietNamNet dẫn lời ông Huỳnh Ngọc Sơn, phó chủ tịch Quốc Hội, phàn nàn hội chứng “mật” rằng: “Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh sao phải mật? Sao không cung cấp sớm cho báo chí, để báo chí phải canh chụp từ xa, rồi độc quyền ảnh…” Theo ông, trong khi đó, người dân muốn hỏi về thông tin đang tràn lan trên mạng có thật không nhưng căn cứ vào “mật” thì cơ quan chức năng có quyền từ chối.

Thời điểm đó, ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Ðảng CSVN được gia đình đưa sang Hoa Kỳ để điều trị bị nhiễm độc phóng xạ. Cho tới khi dư luận xã hội có quá nhiều tin đồn thổi về bệnh tình của ông thì ngày 29 Tháng Mười Hai, 2014, Thành Ủy Ðà Nẵng mới xác nhận với báo chí rằng ông Nguyễn Bá Thanh vẫn sống và đang được chữa bệnh tại Mỹ.

Cũng thời điểm đó, ông Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương, khẳng định tin đồn “ông Thanh bị đầu độc” là điều xuyên tạc. Tuy nhiên, đến ngày 9 Tháng Giêng, 2015, phi cơ chở ông Thanh từ Mỹ về Việt Nam và được truyền thông nhà nước đưa tin là sức khỏe của ông vẫn bình thường, vẫn ăn được cháo. Cuối cùng, ngày 13 Tháng Hai, 2015, ông qua đời, ngay trước Tết Nguyên Ðán.

Tương tự là tình hình sức khỏe của ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Trong suốt một thời gian dài, ông đều vắng mặt trong các sự kiện chính trị quan trọng ở trong nước. Ông không tham dự Ðại Hội Thi Ðua Quyết Thắng Toàn Quân lần thứ IX năm 2015 khai mạc sáng 1 Tháng Bảy, 2015, tại Hà Nội. Ông cũng vắng mặt trong cuộc họp Chính Phủ thường kỳ Tháng Sáu hôm 29 Tháng Sáu, 2015. Và vì lý do sức khỏe ông Phùng Quang Thanh cũng không tham gia được chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Một thời gian dài các mạng xã hội dồn dập tin đồn về ông. Cuối cùng, ngày 1 Tháng Bảy, 2015, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương cho hay ông Phùng Quang Thanh “đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần,” và cho biết ông Thanh “đã được phẫu thuật, có thể là một khối u phổi.”

Với việc loan tin về “sức khỏe bí mật” của ông Ðinh Thế Huynh trên Facebook của nhà báo Huy Ðức, Facebooker Nguyễn Vinh Trung nhắc lại sức khỏe ông Phùng Quang Thanh: “Có ai biết tin gì của ông Phùng Quang Thanh không nhỉ, cho em biết với, vì tò mò lâu rồi không thấy ông ấy đâu cả.”

Còn với nhiều, chuyện sức khỏe của ông Ðinh Thế Huynh là: “Có ông Huynh hay không vẫn thế dân nào quan tâm ba cái chuyện linh tinh đó với lại ông ấy có phải là người tài giỏi gì cho cam,” Facebooker Quan Vũ viết.

Facebooker Tri Trung Nguyen bình luận: “Nước mình rất khác biệt. Có những tay đang rất khỏe, đột nhiên xin đi nước ngoài chữa bệnh rồi lặn luôn. Có những tay không thấy mặt từ rất lâu nhưng cứ thông báo là rất khỏe.”

Facebooker Trần Như Vân thì: “Ðảng lãnh đạo, người này chết hoặc bệnh nặng không làm việc được, đảng cử người khác thay, dân đâu có quyền gì mà quan tâm.” (Q.D.)

Đưa cha già vào tiệm mỳ ăn, người con trai để lại bài học xúc động lòng người

Vào một buổi tối đẹp trời, người con trai đưa cha đến một tiệm ăn. Sau khi ngồi vào bàn, anh ân cần hỏi cha món ông thích ăn rồi đặt món với người phục vụ.

Cha của anh có lẽ đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông già yếu hơn nhiều so với những người ở độ tuổi của ông. Cặp kính ông đeo dày cộp và giọng nói của ông khàn khàn. Ông không nói nhiều, chủ yếu ngồi im lặng và nhìn con trai bởi dường như việc nói cũng khiến ông mất sức lực.

Người phục vụ mang đồ ăn lên và đó là hai bát mỳ bò thơm phức. Người con trai cầm đôi đũa đặt vào tay cha rồi anh nhanh chóng mời cha ăn cho nóng. Đôi tay cha gượng gạo gắp từng sợi mỳ, giống hệt như anh những ngày đầu mới tập cầm đũa. Sợi mỳ rơi khắp mặt bàn, nhưng mỗi lần thấy vậy, anh chỉ mỉm cười nhìn cha. Anh kiên nhẫn ngồi đợi cha gắp từng sợi mỳ cho vào miệng, đôi khi anh dùng đũa của mình đỡ những sợi mỳ quá dài.

(Ảnh minh họa: Dẫn theo vtv.vn)

Trong khi người con trai bình thản ăn cùng cha, những vị khách khác trong quán ăn này lại quay sang nhìn họ với vẻ khó chịu vì cách người cha ăn khiến họ mất khẩu vị.

Một lát sau, hầu hết khách trong tiệm ăn đều hướng sự chú ý vào hai cha con nhưng người con trai lại không cảm thấy xấu hổ hay e ngại về việc cha mình đã làm rơi đồ ăn lên cả quần áo.

Sau khi ăn xong, người con đưa cha đến phòng vệ sinh để làm sạch quần áo, chải tóc và đeo lại kính cho ông.

Khi cả hai ra khỏi nhà vệ sinh, tất cả các khách hàng ở đó đều nhìn họ trong yên lặng. Họ không thể hiểu được tại sao người con có thể bình thản như vậy dù cha anh đã làm anh rất mất mặt.

Người con trai thanh toán tiền cho bữa tối rồi dìu cha bước ra khỏi tiệm.

Đúng lúc đó, một trong những vị khách lớn tuổi ở đó đã gọi người con trai lại và nói: “Chàng trai, cậu có biết cậu đã bỏ quên thứ gì không?”

Người con trai đáp: “Không, thưa ông, tôi không bỏ quên gì cả”.

Vị khách nói tiếp: “Ồ, có đấy. Cậu đã để lại một bài học cho mỗi người con và niềm hy vọng cho mỗi người cha”.

***

Chắc hẳn khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng có một vài lần kêu khóc ngoài phố, ăn uống rơi vãi hay ngay ở chốn đông người mà nằng nặc đòi cha mẹ phải mua cho một món đồ chơi mới. Nhưng cha mẹ lại không bao giờ thấy phiền lòng hay cảm thấy xấu hổ về chúng ta.

Tuy nhiên ngày nay, phần lớn con cái lại không muốn dành thời gian đi ăn, đi dạo, đi mua sắm cùng cha mẹ bởi họ sợ sự vụng về tuổi già của cha mẹ sẽ khiến họ mất thể diện.

Khi còn nhỏ, cha mẹ sẵn sàng dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi trong ngày chỉ để chơi trò nấu ăn hay chăm sóc mấy con búp bê với bạn. Nhưng khi cha mẹ về già, bạn lại không muốn ở bên họ để trò chuyện, tâm sự hay động viên họ, bởi bạn tiếc khoảng thời gian đó của mình, cho rằng sẽ hữu ích hơn nếu bạn làm thêm một chút việc để kiếm thêm một chút tiền.


(Ảnh minh họa: Dẫn theo quentinlebegue.blogspot.com)

Từ xa xưa, lòng hiếu thảo luôn là một trong những đức tính được người đời ca ngợi. Cổ nhân vẫn thường dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Hiếu kính và lễ phép với cha mẹ là một trong những biểu hiện của đạo làm con. Nhưng cuộc sống bận rộn và những lo toan vật chất đôi khi cuốn chúng ta đi mất, khiến ta lãng quên những đấng sinh thành của mình.

Cha mẹ vốn dĩ luôn yêu thương chúng ta và chẳng bao giờ ngừng quan tâm tới chúng ta. Dù có lúc ta lãng quên hoặc làm tổn thương cha mẹ nhưng tình yêu thương họ dành cho ta vẫn là vô điều kiện.

Có thể nói hiếu kính cha mẹ, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ là một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của con người. Nếu không thể yêu thương và bao dung cha mẹ mình, bạn làm sao có thể yêu thương và bao dung những người khác? Phận làm con nếu không làm tròn chữ Hiếu, sống trên đời còn ý nghĩa gì đâu?

Cuộc sống quả là ngắn ngủi, trăm năm thoáng qua trong chớp mắt. Bởi vậy, hãy tận dụng những năm tháng còn ở bên cha mẹ để cảm ân bằng cả tấm lòng mình.

Ngọc Tâm – Đông Mai

Loạt ảnh hiếm có về nữ sinh Đồng Khánh ở Huế năm 1942

Trường Đồng Khánh là ngôi trường của các thiếu nữ con nhà quyền quý ở Huế thời thuộc địa. Nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng về sự quý phái và thanh lịch.

Các nữ sinh Đồng Khánh mặc áo dài thăm lăng vua Minh Mạng trong một buổi dã ngoại ở Huế năm 1942.

Một nhóm nữ sinh tán gẫu dưới bóng mát cây xanh ở lăng Tự Đức.

Các người đẹp khám phá thiên nhiên trên Đồi Vọng Cảnh.

Ở bến thuyền điện Hòn Chén.

Nụ cười duyên dáng của nữ sinh Đồng Khánh. Ả

Nét thơ mộng của những tà áo dài trên lối xưa.

Một số hình ảnh khác về nữ sinh Đồng Khánh trong loạt ảnh chụp ở Huế năm 1942.

Theo KIẾN THỨC

Phong cách Italy trong dự án Park Riverside Premium

Dự án được ví như thành phố Venice thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn, mang phong cách kiến trúc đặc trưng của Italy.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium

Bên cạnh âm nhạc, bóng đá, ẩm thực, thời trang…, Italy còn nổi tiếng với những công trình đồ sộ hàng nghìn năm. Trong đó, thành phố Venice lãng mạn với kiến trúc độc đáo là nguồn cảm hứng cho nhiều công trình trên khắp thế giới.

Lấy cảm hứng từ Venice, MIK Group – đơn vị phát triển bất động sản chuyên nghiệp ở phân khúc cao cấp, hạng sang chuẩn bị ra mắt một “thành phố Venice” tại khu Đông TP HCM mang tên Park Riverside Premium vào ngày 6/8 tới. Với kiến trúc đa sắc ấn tượng, mang âm hưởng từ Burano – một quần thể 4 hòn đảo ấn tượng nhất thành phố Venice được nối với nhau bằng những cây cầu, Park Riverside Premium sẽ tái hiện sự lãng mạn, đẳng cấp và thịnh vượng của phiên bản gốc.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-1

Nếu như ở Burano, người dân muốn chọn màu sơn cho ngôi nhà phải đệ trình lên chính quyền và chờ xét duyệt thì tại Park Riverside Premium, chủ sở hữu có thể chọn màu sơn ngoại thất theo sở thích hoặc phù hợp với phong thủy dựa trên bảng màu được đơn vị phát triển dự án tư vấn ngay từ đầu. Ý tưởng này xuất phát từ mong muốn đem lại cho cư dân một không gian sống tươi đẹp và gây ấn tượng mạnh về thị giác khi hình thành.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-2

Park Riverside Premium được thiết kế kiến trúc và cảnh quan theo mô hình nhà phố, biệt thự mang phong cách châu Âu hai mặt giáp sông. Các con đường và công viên rợp bóng cây xanh được quy hoạch đan xen vào không gian dành cho cộng đồng, tạo nên môi trường sống lành mạnh.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-3

Dự án giữ nguyên sự tự nhiên với làn nước xanh mát, đón nắng gió mát lành. Hệ thống sông, cây xanh được chủ đầu tư tận dụng tối đa, kiến tạo không gian sống xanh cho cư dân.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-4

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ đầu tư xây dựng hệ thống tiện ích nội khu hiện đại, đồng bộ. Các thế hệ tương lai sinh ra và lớn lên tại Park Riverside Premium sẽ luôn lưu giữ hình ảnh ngôi nhà bên dòng sông và những kỷ niệm ấu thơ tươi đẹp.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-5

Nằm trong tổng thể khu quy hoạch hoàn chỉnh rộng 17,7ha, Park Riverside Premium có các loại hình nhà ở: shophouse, nhà phố liên kế và biệt thự. Các mẫu nhà tại đây được xây dựng trên những khu đất đa dạng diện tích từ 75m2 đến hơn 600m2.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-6

Các sản phẩm đều sở hữu nhiều ưu điểm như nằm ven sông, bên hồ, cạnh công viên… cùng chuỗi tiện ích nội khu được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

phong-cach-italy-dac-trung-trong-du-anpark-riverside-premium-7

“Không chỉ xây một ngôi nhà đơn thuần, Park Riverside Premium còn trao tặng cho cộng đồng cư dân cả một không gian sống đẹp và tràn đầy cảm hứng”, ông Vũ Tiến Đức, Chủ tịch MIK Group – đơn vị phát triển dự án chia sẻ.

Huệ Chi

Lao động xuất khẩu của Việt Nam đang ở đâu so với các nước?

Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây liên tục gia tăng về số lượng. Theo ước tính có khoảng chừng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc trên 40 quốc gia khác nhau, đem về lượng kiều hối từ 1,7 – 2 tỷ USD hàng năm.

Lao động ở Thái Lan. (Ảnh: Asia Foundation.)

Cùng điểm lại bức tranh nguồn lao động Việt Nam qua các con số.

Việt Nam hiện có hơn 300.000 lao động có bằng cấp không có việc làm. Tỷ lệ người có bằng đại học trở lên thất nghiệp là rất lớn, phản ánh tình trạng mất cân bằng trong giáo dục đại học và hiệu quả chưa cao.

Số lượng người trong độ tuổi lao động không có việc làm phân theo trình độ đào tạo (Đồ họa: Trí thức VN)

Mặc dù số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài liên tục gia tăng nhanh (từ 78.860 người năm 2006 lên 126.300 người năm 2016, tăng 60%), nhưng chất lượng hiện vẫn còn thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực.

Số lượng lao động ra nước ngoài làm việc giai đoạn 2000-2016 (Đồ họa: Trí thức VN)

Trong đó tiếng Anh là một điểm yếu. Các ứng viên Việt Nam có điểm trung bình IELTS là 5,78 điểm, thuộc nhóm trung bình thấp, đứng sau Malaysia (6,64 điểm); Philippines (6,53 điểm) và xấp xỉ Indonesia (5,79 điểm).

Điểm trung bình IELTS của ứng viên Việt Nam so với các nước trong khu vực (Đồ họa: Trí thức VN)

Lao động có trình độ chuyên môn cao vẫn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, số lượng kỹ sư và kiến trúc sư đạt tiêu chuẩn ASEAN cũng thấp hơn so với nước bạn như Indonesia và Myanmar.

Số lượng lao động trình độ kỹ sư và kiến trúc sư được ASEAN công nhận (Đồ họa: Trí thức VN)

Khu vực Đông Bắc Á là điểm đến ưa thích nhất của lao động Việt Nam, chiếm đến 71,82% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài, kế đến là khu vực Đông Nam Á (15,90%), và Trung Đông (7,34%).

Xuất khẩu lao động phân theo khu vực tiếp nhận (Đồ họa: Trí thức VN)

Xét theo quy mô quốc gia, Đài Loan là nước dẫn đầu về thu hút lao động Việt Nam (44,7%), bởi Đài Loan vốn có rất nhiều cô dâu Việt đang sinh sống tại đó; kế đến là Nhật Bản (14,35%), Hàn Quốc (10,48%) và Malaysia (9,66%).

Các quốc gia tiếp nhận lao động Việt (Đồ họa: Trí thức VN)

Trong 4 thị trường lớn ở trên, thì lao động Việt Nam qua để làm các công việc phổ thông vẫn chiếm phần rất lớn (hơn 99%), mà đa số là làm công nhân trong các nhà máy, xưởng công nghiệp.

Số liệu khảo sát do Viện khoa học Lao động – Xã hội (Molisa) công bố năm 2012 cho thấy:

Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại 4 thị trường lớn: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan (Đồ họa: Trí thức VN)

Tính bình quân chung, thu nhập sau khi trừ chi phí sinh hoạt của lao động Việt Nam tại các thị trường thu nhập thấp, sử dụng lao động giản đơn (Malaysia) khoảng từ 3-4 triệu đồng/tháng; từ 7-12 triệu tại thị trường có thu nhập trung bình (Trung Đông, Đông Âu) và từ 15-20 triệu đồng ở những thị trường thu nhập cao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan).

Thu nhập sau khi trừ chi phí sinh hoạt của lao động Việt Nam tại các thị trường (Đồ họa: Trí thức VN)

Hàng năm, Việt Nam thu về lượng kiều hối 1,7 đến 2 tỷ USD từ 500.000 lao động làm việc tại hơn 40 quốc gia.

 

Chân Hồ (t/h)

Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’

Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự tin về thông tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017.

Việt Nam đang ở trong thế ‘chỉ có một mình’ khi đương đầu với Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần này.

Trao đổi tại cuộc Tọa đàm hôm 27/7/2017, khi đưa ra thông tin bình luận có tính tham khảo về tình huống hiện nay của Việt Nam ở trong khu vực trong lúc có những thông tin khác nhau và quan tâm của dư luận về việc khai dầu, khí của Việt Nam ở khu vực Lô 136-03, ông Bill Hayton nói:

“Tôi được cho biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (Bộ Chính trị ĐCSVN) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này, ngược với chuyện (nếu Hoa Kỳ) dưới lãnh đạo của bà Hillary Clinton thì có lẽ Việt Nam sẽ nhận được nhiều hậu thuẫn hơn từ Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ phải một mình đối diện với Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất,” khách mời này nói với BBC Tiếng Việt.

Sau đây là toàn bộ nội dung ý kiến mà ông Bill Hayton đưa ra tại Bàn tròn thứ Năm:

BBC: Hãng tin Reuters của Anh tuần này, hôm 25/7, nói rằng BBC đưa tin Việt Nam đã dừng khoan dầu ở khu vực sau khi có các đe dọa của Trung Quốc, nhưng không có nguồn tin khẳng định độc lập trong lúc cả giới chức Việt Nam lẫn hãng Repsol đều chưa đưa ra bình luận nào về tin trên. Với tư cách là tác giả bài báo, ông có ý kiến gì?

Bill Hayton: Tôi nghĩ mọi người hiện đều đang ở trong tình huống rất khó. Không ai muốn khẳng định điều này, và điều đó có thể làm người dân ở Việt Nam bối rối, không hài lòng. Đồng thời, cũng có những thu xếp về thương mại ở đây. Hãng Repsol đã bỏ ra hàng chục, có thể là hàng trăm triệu đô-la để khoan tìm khí ở địa điểm đó. Ai sẽ trả cho những khoản chi phí đó?

Repsol c 
Repsol có nhiều hoạt động về dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, bên cạnh dự án ở Lô 136-03, theo ông Bill Hayton.ảnhGETTY IMAGES

Thông tin của tôi đến từ ngành công nghiệp năng lượng, không đến từ chính phủ Việt Nam, là tàu khoan đã phát hiện ra một mỏ khí đốt khá quy mô ở khu vực đó. Vì đã tìm thấy khí đốt, họ không thể đơn giản là dừng việc khoan lại và rời đi, bởi vì nó có thể bị nổ. Họ phải làm một số công việc kỹ thuật để dừng, mà theo nghĩa đen là đổ xi-măng vào giếng khoan trước khi có thể rời đi.

BBC: Khi nói rằng Việt Nam đã dừng khoan dầu sau các đe dọa của Trung Quốc, ông đã hỏi chính phủ Việt Nam, chính phủ Trung Quốc, hay các bên liên quan, như hãng Repsol hay chưa?

Bill Hayton: Như đã chỉ ra, cho đến hôm nay, chưa có tuyên bố từ phía giới chức Việt Nam, họp báo (của Bộ Ngoại giao) chưa được tổ chức ngày hôm nay, Repsol không phát biểu gì, công ty khoan dầu ở giếng dầu, khí không phát biểu gì và chỉ có phát biểu ngắn của chính phủ Trung Quốc.

Hệ quả nghiêm trọng?

 

BBC:Nếu thực sự diễn ra những gì như thông tin ông đưa, mà theo đó do có các đe dọa của Trung Quốc mà Việt Nam chấm dứt việc khoan dầu, thì điều này ảnh hưởng thế nào tới vị thế của Việt Nam, tới uy tín của Việt Nam trong mắt của các đối tác, các nhà thầu, các hàng thăm dò, khai thác dầu khí đã đang hợp tác với Việt Nam ở khu vực? Có nghiêm trọng không?

Bill Hayton: Tôi nghĩ có hai điểm ở đây. Thứ nhất, việc khoan hiện nay có vẻ như đã dừng lại. Tuy nhiên, có một điểm nghiêm trọng hơn, đó là tôi nghe thấy rằng Việt Nam đã hứa sẽ không bao giờ khoan dầu, khí ở vùng biển này nữa.

Giàn khoan HD-981 
Biển Đông tiếp tục là điểm nóng trong quan hệ Việt – Trung và giữa một số quốc gia có tranh chủ quyền ở khu vực.ảnhGETTY IMAGES

Và đó là vấn đề nghiêm trọng hơn vì ở đây gọi là những giếng khoan thăm dò, nơi mà các công ty chỉ tìm hiểu xem có bao nhiêu khí đốt ở đó. Nhưng nếu họ (Việt Nam) hứa là sẽ không bao giờ khoan nữa trong tương lai, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều.

BBC:Có thông tin nói Trung Quốc không chỉ ‘đe dọa’, mà thậm chí đã có ‘tấn công’ thực sự vào một số cơ sở của Việt Nam ở khu vực khoan dầu, ông có bình luận gì về thông tin đó?

Bill Hayton: Tôi không nghe thấy gì về chuyện đó. Tôi có nghe được cùng một thông tin mà quý vị đã nghe, là đã có một biến cố nào đó, nhưng không phải là một sự cố lớn. Do đó, nếu điều đó xảy ra, tôi nghĩ nó có thể chỉ có tính chất biểu tượng.

Điều mà tôi nghe được, nhưng trước hết tôi muốn nói là mọi người, tất cả các quý vị khán giả, thính giả đều hiểu là chúng ta không bao giờ biết chắc về điều gì đã xảy ra trong nội bộ chính trị Việt Nam. Có rất nhiều tin đồn, cho nên tôi phải nói trước như vậy, trước khi bàn tới chuyện này. Đó là tôi có nghe một tin đồn mà có thể là thú vị.

Điều mà tôi nghe được nhưng tôi không có cách nào biết được có đúng hay không, là khi Bộ Chính trị bàn luận về sự việc, thì 17/19 (?) ủy viên đã muốn tiếp tục tiến hành khoan tìm dầu, nhưng có hai (ủy viên) thì không. Hai người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Tôi không có cách nào biết được việc đó là chân thực hay không, vì có các viết lách khác nhau từ mọi người. Nhưng tôi nghĩ người ta đã nhắc đến rằng những người thực sự quyết định việc này là Tổng Bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng.

‘Thân cô, thế cô’?

Biển Đông 
ảnhGETTY IMAGES
PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông

BBC:Có gợi ý cho rằng việc thay đổi về hoạt động khoan thăm dò dầu, khí ở Biển Đông của Việt Nam vừa rồi, nếu có, là do lý do thời tiết, bão lớn, mà không phải là vì lý do chính trị nào. Ngoài ra, cũng có ý kiến nói lô dầu, khí (136-03) được đề cập trong bài báo của tác giả Bill Hayton là không chuẩn xác, không phải là lô đố. Ông có bình luận gì?

Bill Hayton: Về điểm thứ hai, tôi muốn nói là Repsol có một số hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam. Họ đã mua Talisman-Vietnam, một hãng của Canada vào năm 2015, do đó họ có các hoạt động ở các lô khác nhau, chẳng hạn có lô 07-03, ở rất gần, ngay bên cạnh Lô 136-03, là lô mà tôi nói tới. Chắc chắng Lô 136-03 là lô gây ra vấn đề hiện nay.

Tôi tin chắc rằng đây đúng là giếng khoan và tôi được nghe rằng chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Repsol đưa ra lý do kỹ thuật để dừng sớm việc khoan tìm dầu. Họ cần có một lý do nào đó để tuyên bố vì lý do kỹ thuật hoặc do thời tiết xấu mà người ta đã phải ngừng việc khoan thăm dò ở đây. Nhưng Repsol đã từ chối.

BBC:Nếu quả thực có việc vì chính quyền Việt Nam yêu cầu dừng, mà Repsol phải ngừng việc khai thác ở đó, thì chính phủ Việt Nam có phải bồi thường hay không, bồi thường thế nào? Có thông tin nói Repsol đã đầu tư, chi phí hàng trăm triệu đô la và có thông tin nói khoản bồi thường đó có thể lên tới khoảng 1 tỷ đô-la, ông có ý kiến gì?

Bill Hayton: Tôi được nghe rằng giá trị khí đốt ở mỏ khí đốt có trữ lượng khá lớn, khiến cho Repsol khá vui vì đã giành được quyền khai thác. Tôi muốn nói là rõ ràng sẽ có những bàn luận về việc bồi thường, Repsol có các hoạt động khác ở Việt Nam, do đó sẽ có thể có các điều chỉnh, cân bằng về chi phí của họ. Nhưng chúng ta phải nhìn vào các chi tiết của hợp đồng. (Một tỷ) là con số khoảng chừng mà tôi đã nghe được về giá trị của khí ở lô đó. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn vào chi tiết của hợp đồng mới biết được là ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho các chi phí.

BBC:Thông tin ông nói về một ‘quyết định’ ở cấp Bộ Chính trị ĐCSVN về việc ‘ngừng khoan tìm dầu’ trong diễn biến này là điều khá đáng quan tâm. Nếu thực sự có quyết định đó, thì làm thế nào ý kiến của một thiểu số (hai phiếu, hay hai ý kiến) lại có thể chống lại được quyết định của đa số trong Bộ Chính trị được?

Bill Hayton: Tôi được cho biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này, ngược với chuyện (nếu Hoa Kỳ) dưới lãnh đạo của bà Hillary Clinton thì có lẽ Việt Nam sẽ nhận được nhiều hậu thuẫn hơn từ Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ phải một mình đối diện với Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất.

Mời quý vị bấm vào các đường link sau đây để tham khảo và theo dõi các ý kiến phản hồi, bình luận từ các nhà quan sát, nghiên cứu, hay phân tích khác về ý kiến của ông Bill Hayton mà BBC Việt ngữ đã thực hiện sau Bàn tròn ngày 27/7/2017 về khoan dầu ở Biển Đông.

BBC