20+ giá sách siêu sáng tạo làm bừng sáng không gian nhà bạn

Sách điện tử có lẽ sẽ không bao giờ thay thế được cảm giác lướt tay qua từng trang sách và đắm chìm trong câu chuyện như khi đọc sách giấy. 

Chắc hẳn những ai thích đọc và mua sách đều mong muốn sở hữu một giá sách đẹp và sáng tạo để có thể trưng bày “bộ sưu tập” của mình. Sau khi chiêm ngưỡng xong những tác phẩm dưới đây, có thể bạn sẽ thay đổi cách nhìn về các mẫu giá sách truyền thống và bắt đầu tìm kiếm những mẫu nội thất đặc biệt và độc đáo hơn cho ngôi nhà của mình.

#1. Giá sách hình cây 

#2. Sách luôn trong tầm với của bạn với chiếc kệ sách sofa này! 

#3. Thư viện sách của gia đình

#4. Bước trên những trang sách 

#5. Giá sách cố định đặt trong bức tường 

#6. Tận dụng chiếc Piano cũ để làm giá sách  

#7. Giá sách bốt điện thoại 

#8. Bản đồ lịch sử và kiến thức nước Mỹ 

#9. Vòng quay tri thức

#10. Giá sách “vô hình” 

#11. Không chỉ là giá sách, nó còn là món đồ khiến không gian trong phòng hiện đại hẳn lên. 

#12. Mái vòm chứa đầy tri thức 

#13. Đựng sách bên trong khung ảnh 

#14. Sách đặt trên những nhánh cây 

#15. Dành cho dân “mọt sách” 

#16. Giá sách cho người yêu phim hành động 

#17. Dành cho những người đơn giản 

#18. Một nhánh cây “mọc” đầy sách

#19. Dành cho người yêu động vật 

#20. Tiết kiệm không gian với việc “nhét” sách vào các khoang rỗng của ghế sofa. 

#21. Dành cho cô nàng dễ thương, mộng mơ 

#22. Giá sách dành riêng cho những cuốn sách dạy nấu nướng 

#23. Dành riêng cho người thích đọc những cuốn truyện ly kỳ, hấp dẫn

2

 

Ảnh: Bored Panda

Độc đáo ngôi làng rực rỡ sắc hoa ở Balan, nơi mỗi người phụ nữ là một họa sỹ

Zalipie là ngôi làng nhỏ cổ kính ở vùng Đông Nam Ba Lan. Nơi này hấp dẫn khách du lịch không phải vì những khách sạn sang trọng hoặc các kiến trúc hiện đại, mà trái lại, điểm nổi bật của nơi đây chính là những ngôi nhà gỗ xinh đẹp được người dân sơn bằng màu sắc hết sức tươi vui và sống động. 

Truyền thống này bắt nguồn từ hơn 100 năm về trước. Thời đó, Zalipie trông thật ảm đạm, những mảng tường bám đầy muội than và bồ hóng do các gia đình chủ yếu dùng lò để đun nấu và sưởi ấm. Những người phụ nữ trong làng đã nảy ra ý tưởng sơn những hoa văn sặc sỡ lên nhà mình để che đi những vết nhọ nồi và ố bẩn đó. Vì chưa có dụng cụ chuyên dụng để sơn, họ tự làm chổi từ lông đuôi bò và dùng mỡ trộn với thuốc nhuộm để tạo ra các màu sơn.

Village Of Zalipie

Giờ đây, hầu hết các hộ gia đình trong làng Zalipie đã không dùng bếp lò nữa nhưng truyền thống sơn nhà vẫn được phụ nữ trong làng gìn giữ qua nhiều thế hệ. Họ bắt đầu sơn những mảng vẽ lớn hơn và sặc sỡ hơn.

Village Of Zalipie

Trải qua năm tháng, ngôi làng khoác lên mình vẻ lãng mạn, nên thơ như một lăng kính vạn hoa nhiều sắc màu. Từ nhà cửa, chuồng trại cho tới những kiến trúc khác, đâu đâu cũng tràn ngập sự tươi sáng, rực rỡ của những đóa hoa.

Village Of Zalipie

Cả ngôi nhà trông ấm cúng hơn nhờ những bông hoa đủ sắc màu.

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Đặt chân đến Zalipie, du khách không chỉ quên đi cuộc sống bận rộn, căng thẳng nơi thành phố mà còn có cơ hội thư giãn và trải nghiệm một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo.

Village Of Zalipie

Hãy cùng ngắm nhìn một số tác phẩm của những con người khéo tay nơi đây nhé!

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Village Of Zalipie

Từ một ý tưởng đơn giản để cải thiện cuộc sống, những người phụ nữ hơn 100 năm trước không thể ngờ rằng nó đã có sức mạnh để thay đổi toàn bộ diện mạo ngôi làng. Vậy nên hãy bắt tay làm việc mình yêu thích ngay hôm nay và hãy gắng sức làm thật tốt vì khi bạn nỗ lực làm điều gì mà không hề mong đợi kết quả, trái lại, có thể điều bạn nhận được sẽ thật to lớn, nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn.

Nguồn ảnh: Bored Panda
Mại Hạ tổng hợp

Nghịch lý ở nền giáo dục hàng đầu thế giới: Làn sóng trí thức trẻ rời bỏ quê hương

Chính phủ Phần Lan cho rằng người dân sau khi được hưởng nền giáo dục tốt và trở thành tầng lớp lao động có ích ở nước ngoài sẽ quay về “báo hiếu” quốc gia bằng tư duy rộng mở và kinh nghiệm quốc tế. Nhưng đó là một vòng luẩn quẩn.

Giới trí thức trẻ của Phần Lan đang bị các thủ đô châu Âu “quyến rũ”. Họ rủ nhau chuyển đến Stockholm, Berlin, Amsterdam và thậm chí cả những nơi xa hơn như Dubai, New York và Washington. Nghề nghiệp của những người di cư Phần Lan rất đa dạng. Họ là những nhân viên ngân hàng, kiến trúc sư, nhà thiết kế, kỹ sư máy tính, nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.

Không chỉ mới gần đây, hiện tượng này đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Từ 100 năm trước, người Phần Lan đã di cư đến Bắc Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Phần Lan bùng nổ làn sóng di cư đến Thụy Điển. Trong cả hai trường hợp, người Phần Lan di cư đến các nền kinh tế phát triển chủ yếu để làm công nhân nhà máy.

Tuy nhiên ngày nay, người Phần Lan di cư đều là những lao động trình độ cao, được hưởng nền giáo dục và chế độ phúc lợi xếp vào hạng tốt nhất thế giới. Tại sao họ vẫn ra đi và thậm chí ít người muốn quay trở lại?

Cùng với Johannes Niemeläinen – một nhà báo người Phần Lan, tác giả bài viết đã thực hiện khảo sát đối với những người Phần Lan sống ở nước ngoài trong độ tuổi từ 20 – 40. Trong số 799 người tham gia khảo sát, chỉ có 19% người cho rằng có thể họ sẽ quay trở lại. Con số này giảm hơn 20% so với kết quả khảo sát năm 2006 (bao gồm cả những người Phần Lan đã nghỉ hưu đang định cư ở nước ngoài). Nếu chỉ so sánh với nhóm 20-40 tuổi, sự suy giảm còn sắc nét hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, số lượng người Phần Lan di cư đang trong độ tuổi lao động tăng lên cũng khiến cho tỷ lệ người Phần muốn hồi hương giảm đi. Năm 2015, có khoảng 2.000 người dân di cư ra khỏi Phần Lan, trong đó hơn một nửa có trình độ giáo dục đại học và đa số là phụ nữ. Con số này tăng gấp bốn lần so với năm 2009. Người Phần Lan làm việc ở nước ngoài được đánh giá là có khả năng thích nghi cao, tư duy đa ngôn ngữ tốt và được trọng dụng.

Chính phủ Phần Lan cho rằng người dân sau khi được hưởng nền giáo dục tốt và trở thành tầng lớp lao động có ích ở nước ngoài sẽ quay về báo hiếu quốc gia bằng tư duy rộng mở và kinh nghiệm quốc tế. Nhưng đó là một vòng luẩn quẩn. Khủng hoảng kinh tế và thế hệ bùng nổ dân số nghỉ hưu đã khiến cho phúc lợi xã hội hào phóng của Phần Lan trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Do đó, chính phủ bắt buộc phải thắt chặt chi tiêu. Nền kinh tế và hệ thống giáo dục sau khi bị thiệt hại lại trở thành động lực để giới trẻ di cư ra nước ngoài.

Một số học giả nổi tiếng người Phần Lan đã phản đối quyết định cắt giảm trợ cấp 500 tỷ USD cho hệ giáo dục đại học. Kể từ năm 2006, số lượng tiến sĩ muốn trở về nước giảm 36%. Đây cũng là nhóm ít mong muốn hồi hương nhất. Họ cho rằng hệ thống giáo dục bị cắt giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ làm việc của họ ở Phần Lan.

Bên cạnh đó, nhiều người nói rằng những kinh nghiệm mà họ đã thu thập được ở nước ngoài không đem lại cho họ công ăn việc làm tốt hơn ở Phần Lan.

Những quốc gia nhỏ có hệ thống phúc lợi như Phần Lan phụ thuộc vào lực lượng lao động trình độ cao nhiều hơn là các quốc gia thị trường. Nếu họ không đào tạo đủ người mới hoặc tuyển từ nơi khác, nền kinh tế sẽ nảy sinh ra những vấn đề cấu trúc như thất thoát đầu tư nước ngoài.

Và trong một hệ thống phần lớn được chính phủ tài trợ, cắt giảm phúc lợi ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhiều hơn là đối với những quốc gia chỉ hỗ trợ người nghèo. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu chất xám, dẫn đến rủi ro suy yếu mạng lưới tri thức và quan hệ sản xuất. Giống như dầu rò rỉ ra khỏi động cơ máy, nó không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngay lập tức, nhưng qua thời gian nó sẽ phá hủy đến mức không thể sửa chữa được.

Theo ANH SA / TRÍ THỨC TRẺ

Kỷ lục 10 năm: 500 triệu USD lặng lẽ vào Việt Nam

Kỷ lục 10 năm

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), tổng giá trị mua ròng của các nhà đầu tư ngoại trên 2 sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) và Hà Nội (HNX) trong 6 tháng đầu năm lên tới 9,2 ngàn tỷ dồng.

Hết phiên giao dịch 10/7, con số này đã là khoảng 10 ngàn tỷ, sắp chạm mốc 500 triệu USD. Số vốn mua ròng trong nửa đầu năm của khối ngoại tăng vọt so với các năm trước đó và phá kỷ lục gần 8 ngàn tỷ đồng ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2008.

Tính tới thời điểm này, giá trị mua ròng của khối ngoại đã áp đảo tất cả các năm, trừ năm 2010 (hơn 16 ngàn tỷ đồng) và trái ngược với tình trạng bán ròng gần 8 ngàn tỷ đồng (trên sàn HSX) của khối nhà đầu nước ngoài.

cổ phiếu, chứng khoán, thị trường chứng khoán, vốn ngoại, dòng tiền
Chứng khoán tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Xu thế mua ròng diễn ra trong bối cảnh giá đa số cổ phiếu Việt Nam đã tăng mạnh và cao hơn nhiều so với trước đó. Khối ngoại mua mạnh các cổ phiếu lớn trên sàn, nhất là các mã cổ phiếu vốn hóa lớn lên sàn cuối 2016 và đầu 2017.

Không chỉ các tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài cũng đang đổ dồn vào Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch tăng vọt lên mức kỷ lục trong 6 tháng đầu năm. Riêng trong quý II, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp hơn 700 mã, trong đó có 590 cá nhân và 115 tổ chức. Tính đến nay, đã có gần 21,5 ngàn mã được cấp, trong đó có gần 3,4 ngàn mã tổ chức.

Khối ngoại cũng đang mua ròng chứng chỉ quỹ ETF như một tín hiệu cho thấy niềm tin vào thị trường của khối này đang khá cao. Tuy nhiên, tất cả những con số này có lẽ chưa nói lên được con sóng ngầm vốn ngoại đang vào Việt Nam.

Nguồn tin từ một số công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy giám đốc quản lý các quỹ và danh mục đầu tư ngoại (fund manager và portfolio manager – FM và PM) đang rất bận với công việc đi săn hàng và huy động tiền. Từ đầu năm tới nay, các quỹ ngoại không có thời gian để ra các báo cáo đánh giá về triển vọng mà thay vào đó là im hơi lặng tiếng để mua cổ phiếu.

Cơ hội hàng tỷ USD vốn ngoại

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng phòng Môi giới chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, triển vọng TTCK Việt Nam rất tốt, ít có yếu tố có thể bẻ ngược xu thế này và dòng vốn ngoại sẽ còn tiếp tục là điểm nhấn trong 2 quý còn lại và là yếu tố giúp thị trường tiếp tục bùng nổ. Và năm nay, dòng vốn ngoại sẽ vượt kỷ lục 16 ngàn tỷ 2010.

cổ phiếu, chứng khoán, thị trường chứng khoán, vốn ngoại, dòng tiền
Dòng vốn ngoại cuồn cuộn đổ vào chứng khoán Việt.

Theo ông Tuấn, điểm sáng mà khối ngoại rất quan tâm đó là những cải cách từ thể chế cho tới những chính sách hỗ trợ tăng trưởng trưởng kinh tế vừa được đưa ra trong vài tháng gần đây. Đó là những cải cách giúp giảm chi phí ngầm, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Các chính sách về xử lý nợ xấu ngân hàng và gần đây là chính sách tiền tệ giảm lãi suất điều hành,… đều hướng tới mục tiêu giảm chi phí cho doanh nghiệp, từ chi phí hoạt động cho tới chi phí tài chính.

Ông Tuấn cho rằng, quyết định điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước gửi đi một thông điệp rất rõ ràng: giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Trong tương lai, thu nhập các công ty sẽ tăng lên rất rõ ràng. Lãi suất giảm cũng giúp tăng thanh khoản các thị trường, bao gồm thị trường bất động sản và chứng khoán. Một mũi tên trúng nhiều đích.

Trong khi đó, nền kinh tế lại được hưởng lợi từ các chi phí đầu vào thấp, trong đó có giá dầu sau cuộc chiến giữa Mỹ và OPEC nhằm giành thị trường. Chỉ số giá tiêu dùng CPI thấp khiến lạm phát thấp tạo điều kiện cho Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vốn ngoại vào Việt Nam nhiều và dự báo còn tăng mạnh, theo BVSC, còn do quy mô vốn TTCK tăng mạnh với hàng loạt các doanh nghiệp vốn hóa lớn lên sàn trong gần một năm qua, như: Sabeco (SAB), Habeco (BHN), Cảng hàng không ACV, Petrolimex (PLX), Viet Jet Air, Novaland (NVL),… và sắp tới là các ngân hàng,…

Ông Huỳnh Minh Tuấn cho rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) hiện đang dồn rất mạnh vào M&A, đấu giá và thoái vốn, thời gian tới sẽ đa dạng hơn.

Theo ông Tuấn, quy mô TTCK lớn hơn giúp các NĐT nước ngoài có cơ hội giải ngân khối tiền khổng lồ. Tính hấp dẫn của chứng khoán Việt còn nằm ở tiềm năng được nâng hạng thị trường. TTCK khi đó sẽ trở trở về đúng nghĩa kênh huy động vốn, thay vì đặt nặng lên vai hệ thống ngân hàng như vừa qua. Điều đáng nói nữa là, vốn từ TTCK sẽ là dòng vốn chất lượng và giá rẻ.

Có thể thấy, với chỉ một số chuyển biến trong khoảng 1 năm qua, trong đó có nỗ lực giảm chi phí hiện hữu và chi phí ngầm cho doanh nghiệp, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam đã lên mức kỷ lục.

Nếu loại bỏ được một số điểm yếu kém, dọn dẹp được những “bãi rác” để lấy lại niềm tin của NĐT, thì dòng tiền sẽ còn đổ và rất mạnh. Khối ngoại không chỉ dừng lại ở con số 10 ngàn tỷ, mà có thể hàng tỷ USD.

Theo nhiều chuyên gia, nhóm cổ phiếu ngân hàng, sắt thép, tiêu dùng, bảo hiểm, điện nước, công ích, hàng không, dịch vụ,… sẽ có triển vọng tươi đẹp trong năm nay. Còn với khối ngoại, nhóm ngành hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, dầu khí,… đang là lựa chọn số một. Về nguồn gốc, dòng vốn ngoại trong thời gian qua đến chủ yếu từ Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Nhật, Hàn, Thái, Singapore,… thông qua nhiều tổ chức, trong đó có HSBC.

M. Hà/VNNet

Ngày dân số thế giới: Mỗi giây có bao nhiêu người ‘đến’ và ‘đi’?

Trái Đất có quá tải? (Ảnh: Express)

Dưới đây là 9 thông tin thú vị về dân số thế giới.

Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11/7 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu.

Nhân dịp này, chúng ta cùng điểm lại một số thông tin thú vị về tình hình dân số thế giới:

1. Tốc độ tăng chóng mặt?

Vào năm 1960 dân số thế giới đạt dấu mốc 3 tỷ người. Nhưng chỉ trong 40 năm tiếp theo, đến năm 2000, thế giới đã tăng gấp đôi lượng dân số, lên đến 6 tỷ người.

Và trong 17 năm tiếp theo, dân số tăng thêm 1,5 tỷ người. Tức là hiện nay, năm 2017, dân số thế giới đang là 7,5 tỷ người.

2. Phân bố dân số thế nào?

Nếu Trái Đất là một ngôi làng có 100 người, thì họ đến từ đâu?

  • 60 người đến từ Châu Á
  • 16 người đến từ Châu Phi
  • 10 người đến từ Châu Âu
  • 9 người đến từ Nam và Trung Mỹ
  • 5 người đến từ Bắc Mỹ
Phân bổ dân số thế giới. (Ảnh: DW)

3. 5 quốc gia đông dân nhất hiện nay?

Theo báo DW, hiện nay Trung Quốc có 1,37 tỷ người, Ấn Độ có 1,26 tỷ người, Mỹ 324 triệu người, Indonesia 258 triệu người, và Brazil 205 triệu người.

5 quốc gia đông dân nhất. (Ảnh: DW)

4. Mỗi giây có bao nhiêu người “đến” và “đi”?

Mỗi giây trên thế giới có 4,2 người được sinh ra và 1,8 người chết đi, theo BBC. Cho dù tỷ lệ sinh đã giảm từ những năm 1960 đến nay, nhưng mỗi năm cũng có thêm 83 triệu người.

5. Nơi nào có tỷ lệ sinh cao nhất? 

Châu Âu đang có tỷ lệ sinh ít nhất: 1,6%. Còn Châu Phi cao nhất với 4,7%.

6. Độ tuổi nào đông nhất?

Trên 52% dân số thế giới ở độ tuổi dưới 30. Độ tuổi đông dân nhất là từ 10 -24, với 1,8 tỷ người.

7. Khi nào dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc?

Dự kiến dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2025 với 1,6 tỷ người. Vào lúc đó, Nigeria cũng có dân số vượt Mỹ.

8. Đến năm 2050 sẽ ra sao?

Vào năm 2050, 9 quốc gia sau sẽ đóng góp vào 50% dân số thế giới: Mỹ, Ấn Độ, Congo, Nigeria, Uganda, Ethiopia, Pakistan, Tanzania, Indonesia.

9. Còn đến năm 2100?

Giới chuyên gia dự đoán đến năm 2100, dân số thế giới sẽ là 11,2 tỷ người.

Nhưng mới đây, giáo sư Hawking nổi tiếng người Anh đã cảnh báo rằng nhân loại cần phải di cư sang hành tình khác trong vòng 100 năm tới hoặc đối mặt với nạn tuyệt chủng. [1]

Ông cho biết hành tinh chúng ta đang đối mặt với một loạt các vấn đề nghiêm trọng như “biến đổi khí hậu, va chạm tiểu hành tinh, dịch bệnh và tăng trưởng dân số. Vì vậy Trái Đất trở thành nơi sinh sống “ngày càng bấp bênh”.

Thanh Long/Daikynguyen