Ngoài Mỹ, người Việt còn có xu hướng di cư đến những quốc gia nào?

Việt Nam được xếp vào top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Đi đến 4 châu trên thế giới, trừ châu Phi, bạn đều có thể gặp những người Việt.

Cuối tuần qua, con số 3 tỷ USD mà người Việt dùng để mua nhà ở Mỹ (con số thực tế có thể nhiều hơn nhiều lần con số sổ sách) được công bố đã khiến nhiều người phải giật mình. So sánh với số liệu báo cáo về tổng vốn doanh nghiệp Việt đầu tư vào Mỹ thì con số này gấp tới 20 lần.Điều này cũng gây ra chính sự bất ngờ với những người Việt đã di cư sang Mỹ và trở thành công dân xứ Cờ hoa từ lâu. Trong một bài phỏng vấn gần đây, Giáo sư Hà Tôn Vinh – một Việt kiều Mỹ thành công đã trở về để góp phần xây dựng Việt Nam –chia sẻ: “Rõ ràng, đã có sự thất thoát nguồn tài chính trong nước, làm hại cho sự phát triển của quốc gia. 3 tỷ USD đáng lẽ cần được giữ lại đầu tư phát triển”.Nhìn rộng ra, chúng ta có thể nói về câu chuyện người Việt di cư sang nước ngoài. Và như thế, điểm đến của tiền bạc, chất xám mang quốc tịch Việt Nam sẽ không còn chỉ là Mỹ nữa.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA) thì từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 (hơn 2,5 triệu) người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài. Cũng theo IMO, tính đến năm 2015, có 2,67% công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Đích đến mà người Việt di cư lựa chọn phần lớn là các nước phát triển trên thế giới. Cụ thể, người Việt Nam rất ưa chuộng di cư đến các nước như Mỹ (hơn 1,3 triệu người Việt di cư tại đây), Úc (227,3 nghìn người Việt), Pháp (125,7 nghìn người Việt), Đức (gần 113 nghìn người Việt), Canada (182,8 nghìn người Việt) hay Hàn Quốc (114 nghìn người),…

Các nước có trình độ phát triển không cao, hoặc ngang bằng Việt Nam, cũng là địa điểm mà người di cư Việt Nam lựa chọn.

Tất nhiên, số lượng những người Việt sẽ ít hơn nhiều, với chỉ khoảng từ 10.000 đến dưới 100.000 người Việt di cư được ghi nhận tại các nước Đông Âu và một số nước Đông Nam Á lân cận như Lào (12.000), Campuchia (36.000) hay Trung Quốc (28.000). Tuy nhiên, đặc biệt có Malaysia đã thu hút được đáng kể ngưởi Việt di cư với con số 87.000 người sống ở đây.

Nhìn trên cả thế giới, có thể thấy người di cư Việt Nam đã đặt chân đến khắp 4 châu lục của thế giới (trừ châu Phi, nơi chỉ có một nhóm nhỏ người Việt sống tại Nam Phi).

Nếu đi khắp châu Âu, bạn đều có thể gặp người Việt ở bất cứ đâu bởi hầu hết các nước ở châu lục này đều có người Việt di cư sinh sống. Thậm chí, người Việt còn đặt chân lên và sống tại những xứ xa xôi như Nam Mỹ, tại các nước như Brazil, Argentina, Bolivia, Chile…dù số lượng còn rất hạn chế.

Với tất cả những số liệu trên, Việt Nam đã được nhắc đến trong ấn bản “Migration and remittances factbook 2016” về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới của Ngân hàng Thế giới Việt Nam. Vị trí mà chúng ta được nhắc đến là nằm trong top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, với số liệu tính đến năm 2013.

Các số liệu từ các cơ quan quản lý cũng cho thuế các nhu cầu liên quan đến quốc tịch của cả người Việt trong và ngoài nước luôn tương đối lớn. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp cho biết đã trình Chủ tịch nước giải quyết tổng cộng 4.974 hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam. Tính chung trong 5 năm qua, Bộ đã tham mưu, trình Chủ tịch nước cho phép hơn 40.000 trường hợp xin nhập, trở lại và thôi quốc tịch Việt Nam.

Cũng theo một báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội… đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt là từ những năm 2000, Nhà nước đã áp dụng chính sách mở cửa trong quan hệ đối ngoại. Từ đó, kết hợp với việc cả thế giới toàn cầu hóa, số người Việt Nam ra nước ngoài định cư ngày càng đông. Họ ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình hoặc làm ăn, kinh doanh, hay đi du học rồi ở lại. Cũng có nhiều trường hợp kết hôn với công dân nước ngoài rồi theo chồng ra nước ngoài định cư.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

2 anh em đáng thương vượt 50km bằng xe đạp đến thăm cha ngồi tù nhưng lại không được vào…

Mới đây, một câu chuyện về tình cảm trong sáng, vô điều kiện mà hai đứa trẻ dành cho cha chúng đã làm rất nhiều người Thái Lan xúc động: Hai em nhỏ đã đạp xe cả 5 tiếng đồng hồ tới thăm cha đang ở tù, nhưng thật không may các em lại đến vào ngày không được thăm nuôi.

Câu chuyện được ghi lại tại một nhà tù quận Kantharalak, Thái Lan. Anh Apichai Manthong – người canh gác tại cổng nhà tù là người trực tiếp chứng kiến và chia sẻ câu chuyện cảm động này trên Facebook cá nhân của mình ngày 16 tháng 07 vừa qua.

Ngày hôm đó, vào 12 giờ 10 phút, Apichai thấy hai đứa trẻ chưa tới 10 tuổi đạp xe trong cái nắng oi ả, tiến về phía nhà tù. Sau khi hỏi chuyện, anh được biết hai đứa trẻ không phải là người dân quanh đây, cũng không phải chúng đi ngang qua đây để dạo chơi. Hai anh em chủ đích tới thăm cha, người đang phải thi hành án phạt của mình trong nhà tù của quận Kantharalak này.

Hai người thăm tù nhỏ tuổi không may mắn

Hai đứa trẻ sống tại Sisaket. Được nghỉ học và rất nhớ cha nên hai anh em đã quyết định dành cả ngày nghỉ của mình để đạp xe tới nhà tù. Chúng đã rời khỏi nhà từ 7 giờ 30 sáng, đạp xe suốt 5 tiếng đồng hồ, vượt 50 cây số để tới được đây. Nghĩ về quãng đường mà hai đứa trẻ cùng nhau vượt qua trên hai chiếc xe đạp thể thao nhỏ, bậc làm cha mẹ nào cũng cảm thấy thót tim. Bởi chắc chắn hai anh em đã phải đi qua những cung đường lớn, nơi những chiếc xe tải lưu thông.

Nhưng thật không may, hai cậu bé đã tới đúng vào ngày không được phép thăm nuôi tù nhân. Chưa kể, trên đường đi, cậu em trai đã đánh rơi và làm vỡ chiếc điện thoại mà chúng mượn của một người thân. Apichai đã kiểm tra và trấn an cậu bé rằng,chiếc điện thoại vẫn có thể nghe gọi bình thường.

Cậu bé vô tư cho người canh gác xem chiếc điện thoại bị vỡ

Người canh gác chia sẻ rằng anh thực sự rất cảm động trước những tình cảm mà hai cậu bé dành cho cha nên đã ân cần hỏi thăm chúng. Khi được hỏi, mẹ các cháu đang ở đâu và tại sao không đi cùng với cả hai. Chúng trả lời một cách rụt rè: “Mẹ chúng cháu đang đi làm ở Bangkok”. Hiện cả hai em đang sống cùng với bà và anh trai.

Vì ngày hôm đó không phải là ngày thăm nuôi nên Apichai không thể để hai đứa trẻ vào thăm cha chúng. Anh bày tỏ rằng mình rất tiếc cho hai bạn nhỏ này. Không muốn để hai đứa trẻ quá thất vọng sau một chuyến đi rất dài và vất vả, anh đưa chúng tới gặp người có thẩm quyền, những mong ông ấy có thể làm cho hai cậu bé một điều gì đó.

Luật vẫn phải chấp hành, nhưng cấp trên của anh Apichai cũng không muốn làm hai đứa trẻ phải trở về trong tâm trạng quá thất vọng. Ông đã tiết lộ cho hai em ngày cha chúng hết hạn tù. Khi nghe được thông tin này, gương mặt hai anh em sáng lên vì vui mừng.

Nụ cười rạng rỡ của hai chàng trai dũng cảm và tràn đầy tình thương đối với cha

Ánh mắt và nụ cười hồn nhiên của chúng khi ấy đã khiến Apichai rất xúc động, anh cảm nhận được tình yêu trong sáng mà những đứa trẻ dành cho cha. Những tâm hồn thơ ngây này hẳn đã ý thức được rằng cha các em đã làm sai điều gì đó nên phải chịu phạt. Tuy vậy, các em vẫn yêu cha và nhớ cha. Tình yêu của hai đứa trẻ dường như không hề bị sứt mẻ hay phai nhạt bởi nơi mà cha chúng đang ở. Dù người khác có đánh giá cha thế nào, với chúng cha vẫn là một người vô cùng quan trọng.

Hai anh bạn nhỏ tuổi còn tỏ ra rất biết ơn những người lớn đã thăm hỏi và còn cho chúng biết thông tin quý giá về cha.

Trước khi lũ trẻ ra về, Apichai đã tặng cho chúng 100 bạt để có thể dùng một bữa trưa đầy đủ và ngon lành. Anh cũng cẩn thận đổ đầy hai chai nước để hai bạn nhỏ này có đủ nước cho chặng đường tiếp theo. Người canh tù cũng không quên cầu xin Đức Phật che chở cho hai đứa trẻ để chúng có thể an toàn trở về nhà.

Hai cậu bé được tặng 100 bạt để có một bữa trưa đầy đủ và ngon lành

Trên trang cá nhân của mình, Apichai chia sẻ câu chuyện thăm tù ngày hôm đó cũng để nhắn gửi đến những người hàng xóm hay chính quyền nơi hai cậu bé đang sinh sống: Xin hãy giúp đỡ các em, giúp chúng có thể lên một chuyến xe để tới thăm bố, bởi đạp xe một quãng đường dài như vậy thật quá nguy hiểm cho hai đứa trẻ.

Câu chuyện của người canh tù quận Kantharalak và những tấm hình anh chia sẻ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Không ít người dùng mạng thừa nhận rằng họ đã khóc khi đọc những dòng này và được nhìn ngắm hai khuôn mặt vô tư ấy.

Nhiều người vẫn để lại lời nhắn dưới bình luận giống như thể họ có mặt lúc tiễn các em về: “Hãy cẩn thận với những chiếc xe tải nhé, các cậu bé!”. Và rất nhiều người đã đồng ý rằng hai cậu bé thực sự rất ngoan và họ đều cầu chúc cho các em lớn lên trong an lành và trở thành những người tốt trong tương lai.

Hai anh em lại tiếp tục hành trình trở về của mình

Câu chuyện nhỏ của Apichai khép lại với bức ảnh hai cậu bé đạp xe ra về. Apichai dõi theo cho tới khi hai bóng dáng nhỏ bé khuất hẳn, anh vẫn lo rằng quãng đường trở về của các em còn rất dài và nhiều những nguy hiểm rình rập.

Đôi khi người lớn chúng ta có thể học được rất nhiều từ những đứa trẻ trong sáng. Hai cậu bé Thái Lan trong câu chuyện trên đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc rằng: Một tình yêu vô điều kiện chứa đựng thật nhiều sự khoan dung trong đó.

Chúng đánh đổi cả ngày nghỉ và sự an toàn của mình để cha biết chúng yêu và nhớ ông tới nhường nào. Trong trái tim những đứa trẻ, vị trí của cha vẫn vẹn nguyên. Chúng không giận cha, cũng không xấu hổ vì cha phải ở tù. Hai anh em chỉ biết vui mừng khi được đến thăm cha, được ở gần cha hơn và được biết cha chắc chắn sẽ trở về.

Đối với trẻ thơ, sự thuần thiện trong trái tim của chúng đủ để bao dung những lỗi lầm to lớn nhất của người lớn.

Câu chuyện của hai đứa trẻ chắc chắn sẽ được kể cho người cha tù nhân. Không khó để hình dung, với người cha may mắn ấy, cuộc viếng thăm không được gặp gỡ của hai con quý giá tới nhường nào. Hai đứa trẻ đã khiến cha chúng hiểu bên ngoài nhà tù, vẫn có những người yêu thương và chờ đợi ông trở về. Đó chính là động lực mà người cha cần nhất lúc này để thực hiện cải tạo tốt hơn và sớm được mãn hạn tù.

Nguồn ảnh: Facebook

Hy Văn tổng hợp

Con đường chạm đến ngôi vị giàu nhất thế giới của ông chủ Amazon

Jeff Bezos vừa có lần đầu tiên trở thành người giàu nhất thế giới chỉ trong vài giờ, trước khi trở về vị trí thứ hai vào sáng nay.

Bezos sinh năm 1964 tại New Mexico (Mỹ). Ông đã bộc lộ những dấu hiệu của thiên tài ngay từ khi còn nhỏ. Preston Gise – ông của Bezos chính là nguồn cảm hứng, khơi dậy đam mê theo đuổi trí tuệ trong tỷ phú này.

Con đường chạm đến ngôi vị giàu nhất thế giới của ông chủ Amazon 

Thời đi học, Bezos từng nói với các giáo viên rằng tương lai của nhân loại không phải ở trên hành tinh này. Ông muốn trở thành một doanh nhân không gian. Và hiện tại, ông đã có một công ty thăm dò vũ trụ của riêng mình mang tên Blue Origin.

Bezos theo học chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Princeton. Sau khi tốp nghiệp, ông từ chối các lời mời từ Intel và Bell Labs, để tham gia vào hãng khởi nghiệp Fitel. Khi rời khỏi Fitel, Bezos làm việc tại quỹ phòng hộ D.E Shaw và trở thành Phó chủ tịch sau 4 năm.

Năm 1993, Bezos kết hôn với MacKenzie Tuttle – nhà nghiên cứu tại D.E Shaw. Hiện tại, vợ ông là một tiểu thuyết gia.

Năm 1994, Bezos nhận thấy web phát triển 2.300% trong một năm. Con số kinh ngạc này khiến ông quyết định tìm cách nào đó để lợi dụng sự tăng trưởng nhanh chóng của web. Bezos đã đưa ra danh sách 20 sản phẩm để bán trực tuyến nhưng sách là lựa chọn tối ưu nhất.

Bezos nghỉ làm tại D.E Shaw dù đang có một công việc tốt và ông chủ rất muốn ông ở lại. Tuy nhiên, Bezos đã kiên quyết bắt đầu công ty của riêng mình. Ông cảm thấy muốn cố gắng và thất bại với một startup còn hơn không bao giờ hành động.

Nhờ đó, Amazon được ra đời và mặt hàng đầu tiên của công ty là sách. Ban đầu, Bezos tổ chức hầu hết các cuộc họp tại hiệu sách Barnes & Noble.

Trong tháng đầu tiên, Amazon đã bán sách được cho mọi người tại 50 bang, 45 quốc gia, Đến tháng 5/1997, doanh nghiệp này chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq. Amazon ngày càng phát triển và hiện đã trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử bán hầu như mọi thứ, cung cấp cả dịch vụ điện toán đám mây.

Năm 1998, Bezos trở thành một trong những cổ đông đầu tiên của Google. Ông đầu tư 250.000 USD để sở hữu 3,3 triệu cổ phiếu khi hãng công nghệ này niêm yết năm 2004, tương đương 2,2 tỷ USD ở thời điểm hiện nay. Tháng 8/2013, Bezos mua lại báo The Washington Post với giá 250 triệu USD.

Tháng trước, Amazon chi 13,7 tỷ USD tiền mặt mua Whole Foods – chuỗi cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ của Mỹ. Động thái này cho thấy đại gia thương mại điện tử muốn dấn sâu vào thị trường bán lẻ truyền thống, bất chấp việc ngày càng nhiều hãng phải đóng cửa vì cạnh tranh từ chính Amazon. Bezos được CNN đánh giá là kẻ thông minh nhất giới kinh doanh hiện nay và luôn biết gây bất ngờ cho cả hành tinh.

Sau 20 năm niêm yết, vốn hoá của Amazon hiện đạt khoảng hơn 500 tỷ USD. Thậm chí, hãng dịch vụ tài chính Barclays còn dự đoán Amazon có thể là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới đạt giá trị 1.000 tỷ USD.

Bezos hiện nắm 17% cổ phần Amazon. Cổ phiếu hãng này đã tăng 40% năm nay, tính đến hết hôm qua, giúp ông có thêm 23,9 tỷ USD. Từ đầu năm, Bezos liên tục được dự báo sẽ chiếm ngôi giàu nhất hành tinh của Bill Gates, khi lần lượt vượt qua huyền thoại đầu tư Warren Buffett và ông chủ Zara – Amancio Ortega.

Anh Tú (theo BI)

Quan chức cao cấp trong chính quyền Kim Jong-un truy cập web đen và chơi game .

Công ty tình báo Mỹ Recorded Future sau khi giám sát việc sử dụng mạng Internet ở Bắc Triều Tiên, đã phát hiện rằng những quan chức cao cấp trong chính quyền Kim Jong-un có thể vào mạng Internet mà không bị phong tỏa. Có điều, họ vào mạng chủ yếu để lướt các mạng xã hội như Facebook, Instagram, thậm chí còn xem các phim khiêu dâm và chơi game.

 

Bắc Triều Tiên là một quốc gia bị phong bế và kiểm soát thông tin nghiêm ngặt, chính quyền luôn hạn chế người dân dùng mạng Internet và họ không có cách nào giao lưu với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, theo Daily Mail, báo cáo mới nhất của Recorded Future tiết lộ, sau 3 tháng giám sát tình hình truy cập Internet ở Bắc Triều Tiên cho thấy, khá nhiều người tại quốc gia này có thể truy cập mạng Internet. Họ là những quan chức cao cấp trên toàn quốc và những phần tử tinh anh, thậm chí một số tổ chức cũng được phép vào mạng mà không cần dùng phần mềm đột phá tường lửa hay hạn chế gì khi truy cập mạng.

Recorded Future nhận thấy rằng, những quan chức cao cấp khi truy cập Internet thì thông thường nhất sẽ vào các mạng xã hội như Facebook và Instagram, hoặc vào Amazon và Youku của Trung Quốc để xem phim, thậm chí xem một số bộ phim “đen”.

Báo cáo cho biết, họ sử dụng các phần mềm như iTunes hay BitTorrent để tải game mà họ yêu thích nhất, game được chơi thường xuyên nhất chính là World of Tanks.

Cũng theo báo cáo, những người dân phổ thông tại Bắc Triều Tiên không thể nào vào mạng quốc tế, họ chỉ có dịch vụ 3G để phục vụ nhu cầu cơ bản nhất, để gửi tin nhắn thoại, tin nhắn văn bản, hình ảnh, video… và chỉ có thể tiến hành thao tác thông qua nhà cung cấp mạng nội địa Koryolink.

Ngày 21/9/2016, theo kênh truyền thông Ibtimes của Mỹ, chính quyền Bắc Triều Tiên vô tình bị rò rỉ tên miền máy chủ, ngay sau đó Bắc Triều Tiên đã dốc toàn lực để phong tỏa truy cập mạng khắp toàn quốc, nhưng những thông tin này vẫn bị lọt ra ngoài. Vụ rò rỉ cho thấy, tại Bắc Triều Tiên chỉ có 28 trang web đăng ký tên miền “.kp”, và hầu hết nội dung đều là nhằm mục đích tuyên truyền, ca ngợi công đức tán dương Kim Jong-un, và một số trang web thì cập nhật hoạt động hàng ngày của Kim Jong-un.

Mặc dù Bắc Triều Tiên cố gắng ngăn cản người dân tiếp xúc với văn hóa phương Tây, nhưng hồi năm 2014, theo Daily Telegraph (Anh) đưa tin, các dữ liệu mà Scan Eye thống kê cho thấy, có 1 địa chỉ IP từ Bắc Triều Tiên đã truy cập đến 178 lần vào các trang web đen của Nhật, Mỹ, vào chuyên mục Top Gear của đài BBC, bộ phim Manhunt: The Search for Bin Laden (Manhunt: Cuộc săn lùng Bin Laden) trên kênh HBO của Mỹ và đã chơi game như Angry Birds, Far Cry 3, Troopers Tiny cũng như hàng loạt game khác.

Đáng chú ý, địa chỉ nơi truy cập mạng Internet tìm thấy là tại khu vực Ryugyong-dong phía đông bắc của Bình Nhưỡng, đây chính là nơi đặt trụ sở Bộ Công nghiệp Kim loại Triều Tiên và Trung tâm Truyền thông Quốc tế Bình Nhưỡng. Trụ sở chính của Koryolink, nhà cung cấp mạng điện thoại di động của Triều Tiên cũng tọa lạc tại đây.

Minh Ngọc

Công dân Việt và giấc mơ căn nhà Mỹ

Bui Van Phu
Một căn nhà ở vùng Vịnh San Francisco, 4 phòng ngủ và 2 phòng tắm rưỡi, đang được rao bán với giá 680 nghìn đôla.  ảnhBUI VAN PHU

Hôm 18/7 vừa qua Hiệp hội Chuyên viên Địa ốc Hoa Kỳ (National Association of Realtors – NAR) đã phổ biến tài liệu về mua bán nhà ở Mỹ. Bản báo cáo cho thấy số công dân nước ngoài, trong đó có Việt Nam, mua bất động sản tại Hoa Kỳ tăng nhiều so với năm trước.

Việt Nam xếp hạng 9, với 3,06 tỉ đôla được sử dụng trong việc mua nhà ở Mỹ. Đứng đầu bảng là Trung Quốc với 31,7 tỉ, sau đó là Canada 19 tỉ, Anh Quốc 9,5 tỉ, Mexico 9,3 tỉ và Ấn Độ 7,8 tỉ.

Theo số liệu của NAR thì tổng số tiền người nước ngoài chi cho việc mua nhà ở Mỹ trong năm qua, tính từ tháng 4/2016, là 153 tỉ đôla, tăng 49% so với năm 2016. Số tiền đó để mua 284.455 đơn vị gia cư, nhiều nhất ở các bang Florida, California và Texas.

 

Công dân nước ngoài chi tiêu cho việc mua nhà ở Mỹ chiếm 10% tổng số tiền mua bán nhà trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Sự kiện người nước ngoài có thể mua được nhà và cơ sở kinh doanh tại Mỹ không phải là điều mới lạ, vì từ nhiều thập niên qua Hoa Kỳ đã có chính sách rất mở trong việc này.

Nhà ở bờ biển Mỹ
 Nhà ở bờ biển Mỹ. ảnhBLOOMBERG

Không chỉ những đơn vị gia cư hay cơ sở thương mại giá vài trăm nghìn đô mà công dân nước ngoài có thể làm chủ, trên thực tế, nếu muốn, người nước ngoài còn có thể mua những toà nhà cao tầng sang trọng, những cơ sở thương mại giá vài trăm triệu hay cả tỉ đôla. Công dân từ Trung Quốc, Nhật Bản và Anh Quốc hiện đang làm chủ nhiều cơ sở thương mại lớn ở Mỹ.

Đối với người Việt trong nước, cơ hội để thực hiện “Giấc mơ Mỹ” được mở ra từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam nối lại bang giao năm 1995 và trong hai thập niên qua, quan hệ song phương đã phát triển về nhiều mặt, trong đó có giáo dục với số sinh viên Việt Nam qua Mỹ du học hiện nay mỗi năm lên đến hai chục nghìn.

Trong những năm đầu của thiên niên kỷ này phần lớn sinh viên du học là con cháu quan chức nhà nước, sau đó những người giầu cũng có thể cho con du học Mỹ.

Từ đó việc mua nhà, thay vì ở thuê, cũng là một cách tiết kiệm và đầu tư lâu dài của công dân Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ vì giá nhà trong thập niên qua tăng trung bình 5% một năm. Ở những khu có đông người Việt như Quận Cam hay Thung lũng Điện tử San Jose mức tăng còn cao hơn.

Căn cứ vào số liệu của NAR, giá nhà trung vị mà công dân nước ngoài đã chi trong năm qua là 302.290 đôla cho một đơn vị, cao hơn giá cho toàn nước Mỹ là 235.792 đôla.

Vài vạn công dân Việt Nam đã có nhà ở Mỹ

Công dân Việt Nam chi hơn 3 tỉ đô thì số tiền đó đã mua được khoảng 10 nghìn đơn vị gia cư trong năm qua. Nếu tính cả một thập niên qua thì cũng đã có vài vạn công dân Việt đang làm chủ bất động sản tại Hoa Kỳ.

Vấn đề đặt ra, mà truyền thông trong nước cũng đã nêu lên tuần qua, là tuy số tiền lên đến 3 tỉ đôla được người trong nước chi tiêu ở Hoa Kỳ, nhưng việc chuyển ngân không qua đường chính thức của các ngân hàng. Sự kiện này cho thấy có những đường dây chuyển tiền chui mà công dân Việt Nam đã sử dụng để đem tiền vào Mỹ.

Việc này liên quan đến số tiền 10 tỉ đôla được cho là từ người Việt hải ngoại gửi về nước mỗi năm, trong đó nhiều nhất từ Mỹ. Ngân khoản đó có thực sự được chuyển về trong nước, hay chỉ được chuyền tay qua những dịch vụ mua bán tại Hoa Kỳ.

Ted Odsius
 ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Hoa Kỳ mời gọi sinh viên từ Việt Nam sang du học: Đại sứ Ted Osius tại một hội chợ giáo dục tại Hà Nội

Tài liệu của NAR cho thấy 44% công dân nước ngoài mua nhà trả bằng tiền mặt và có 10% mua nhà trên 1 triệu đôla.

Chuyện công dân Việt Nam mua nhà hay cơ sở thương mại tại Mỹ đã có từ nhiều năm qua.

Năm 2009 một công ty của ông Trầm Bê mua khu thương mại Vallco ở vùng San Jose với giá 64 triệu đôla, trả tiền mặt. Vài năm sau bán đi lời được vài chục triệu. Có những công dân Việt cũng đã làm chủ khách sạn ở khu du lịch Fisherman’s Wharf ở thành phố San Francisco, vườn nho ở Napa.

Năm 2012 cả nước Việt Nam xôn xao với tin một người từ Việt Nam đã mua được thị trấn nhỏ Budford ở Hoa Kỳ với giá 900 nghìn đôla.

Budford của tiểu bang Wyoming nằm trên xa lộ 80, là đường xuyên bang từ San Francisco đến New York. Thị trấn nhỏ này được biết đến là nơi có dân số ít nhất nước Mỹ, chỉ vỏn vẹn có một cư dân, nhưng ở đó có một trạm xăng, tiệm cà phê và tạp hóa, một căn nhà ba phòng ngủ và có số bưu cục riêng.

Trong buổi đấu giá trên mạng với người mua từ hơn 40 quốc gia, ông Phạm Đình Nguyên từ Việt Nam đã giành mua được thị trấn này. Sau đó ông thêm tên Phindeli vào Budford để quảng cáo thương hiệu cà phê Việt Nam.

Sự kiện ông Trầm Bê hay ông Phạm Đình Nguyên mua được bất động sản và cơ sở kinh doanh tại Hoa Kỳ cho thấy chính sách mua bán nhà cửa, cơ sở thương mại tại Mỹ rất mở cho người nước ngoài.

Những năm của thập niên 1990, người Hoa từ Hong Kong cũng đã ào ạt vào Mỹ đầu tư, mua nhà, lập cơ sở kinh doanh vì lo sợ tương lai bất định của điạ tô này trước ngày Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc.

Giấc mơ Mỹ của công dân Hoa Kỳ, của thường trú nhân hay của người nước ngoài tạm cư thì cũng là mua được một căn nhà làm nơi sinh sống.

Theo Cục Thống kê Dân số, con số người Mỹ làm chủ một căn nhà hiện nay là 64%, giảm xuống từ 69% trong gần một thập niên qua.

10 nước mua nhà nhiều nhất ở Mỹ trong 12 tháng qua ảnhHIỆP HỘI QUỐC GIA CHUYÊN VIÊN ĐỊA ỐC HOA KỲ
10 nước mua nhà nhiều nhất ở Mỹ trong 12 tháng qua

Ở California, số người làm chủ được căn nhà chỉ có 54%. Trước sự kiện nhiều công dân nước ngoài đổ tiền vào bất động sản, trả tiền mặt với giá cao hơn thị trường, đã có những phản ánh với chính quyền tiểu bang vì đẩy giá lên đã khiến nhiều cư dân không thể mua được nhà.

Dù chính trị nội bộ Hoa Kỳ gần đây có những bất ổn, nhưng công dân ngoại quốc vẫn muốn đổ tiền vào Mỹ đầu tư. Theo ông Lawrence Yun, kinh tế gia hàng đầu của NAR, thì đầu tư vào Hoa Kỳ vẫn có lợi, vì đất nước này là nơi an toàn để sống, làm việc và đầu tư.

So sánh với các nước tư bản phát triển khác, Hoa Kỳ vẫn luôn mở cửa chào đón những ai có thể đem tiền hay đem trí tuệ vào đầu tư và lập nghiệp.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

BBC

‘Đế chế’ của Jeff Bezos đồ sộ như thế nào?

Ngày 27/7, ông chủ của Amazon – Jeff Bezos – đã vượt qua Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản trị giá hơn 90 tỷ USD, tuy chỉ trong một thời gian ngắn. 

Vinh dự này tồn tại chỉ vài giờ, khi cổ phiếu của Amazon chao đảo vì kết quả kinh doanh công bố của công ty không được như các nhà phân tích kỳ vọng, dù Amazon vẫn đang làm ăn tốt. Vào cuối ngày, Bezos chốt lại với tổng tài sản 89,8 tỷ USD, so với Bill Gates là 90,8 tỷ USD, theo bảng Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

Doanh thu của Amazon trong quý 2/2017 đạt 38 tỷ USD (tăng 25%) nhưng vì tập đoàn đang đẩy mạnh đầu tư mạng lưới toàn cầu và nội dung video nên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu chỉ là 40 cent, thấp hơn nhiều so với con số kỳ vọng là 1,42 đôla. Trước đây, Amazon đã từng sử dụng chiến lược “tăng trưởng trước, lợi nhuận sau” như thế này.

Với đế chế ngày càng mở rộng và Amazon giờ có giá trị bằng gấp 2 Walmart, thêm vào đó là Bill Gates ngày càng làm từ thiện nhiều hơn, thì có lẽ việc Bezos dứt khoát vượt qua nhà sáng lập Microsoft vào một ngày không xa sẽ là tất yếu. Dưới đây là các biểu đồ cho thấy “đế chế” mà Jeff Bezos đang sở hữu: