6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư

6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư

Ngày nay, không ít người vẫn cho rằng ung thư là căn bệnh “tử thần”. Nhưng thực tế, nhờ phát hiện sớm và điều trị đúng, vẫn có rất nhiều người chiến thắng loại bệnh nguy hiểm này.

Mới đây, trang “Sức khỏe nam giới” tại Mỹ đã công bố danh sách 6 loại ung thư nam giới có tỷ lệ mắc cao nhất và chỉ ra không ít sai lầm trong việc nhận biết ung thư mà chúng ta vẫn thường lầm tưởng dưới đây.

1. Ung thư tuyến tiền liệt

Nhận định sai lầm: Có không ít quý ông vẫn lầm tưởng rằng những đặc điểm như tiểu nhiều, tiểu gấp, nước tiểu “rò rỉ” có liên quan tới ung thư tuyến tiền liệt. Kỳ thực, đó chỉ là dấu hiệu của chứng tăng sản tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.

Dấu hiệu nhận biết chính xác: Cần lưu ý rằng, triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng, đến giai đoạn nặng đa phần bệnh nhân bị sụt cân, đau vùng khung chậu, đau lưng hông, tiểu buốt hoặc có máu trong nước tiểu.

6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, nam giới cần tiến hành kiểm tra bằng các xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm PSA, khám DRE… để có kết quả chính xác nhất.

2. Ung thư phổi

Nhận định sai lầm: Không ít bệnh nhân mắc ung thư phổi đều từng có tiền sử bị viêm phổi. Hai loại bệnh này cũng có những biểu hiện ban đầu tương đối giống nhau như sốt, ho khan, ho có đờm…

Dấu hiệu nhận biết đúng: Do nhiều người thường nhầm lẫn ung thư phổi với viêm phổi nên thường bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Vì thế, khi thấy xuất hiện tình trạng ho khan kéo dài, ho ra máu, ngực đau…người bệnh nên thường xuyên tái khám từ 4-6 tuần/ lần và tiến hành chụp X – quang vùng phổi.

6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư - Ảnh 2.

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất về đường hô hấp. (Ảnh minh họa).

3. Ung thư ruột kết

Nhận định sai lầm: Những dấu hiệu như đại tiện ra máu không thấy đau đớn, máu có màu đỏ tươi và ngừng chảy khi kết thúc quá trình đại tiện không phải là dấu hiệu của ung thư ruột kết mà là biểu hiện sớm của bệnh trĩ.

Dấu hiệu nhận biết đúng: Tương tự như việc đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu dù chỉ xuất hiện một vài lần cũng là tình trạng không thể coi thường.

Nếu người bệnh mắc ung thư ruột kết, đại tiện ra máu thường kèm theo chất nhày hoặc mủ, máu có màu tối hơn so với bệnh trĩ và có biểu hiện đi tả.

6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư - Ảnh 3.

Việc chú ý quan sát tình trạng phân sau mỗi lần đại tiện sẽ giúp người bệnh phát hiện ung thư ruột kết kịp thời. (Ảnh minh họa).

4. Ung thư bàng quang

Nhận định sai lầm: Những biểu hiện của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như bàng quang kích thích, đau niệu đạo thường xuyên bị nhầm lẫn thành ung thư bàng quang.

Dấu hiệu nhận biết đúng: Khi phát hiện máu trong nước tiểu, nam giới nên đặc biệt cảnh giác trước nguy cơ mắc ung thư bàng quan. Tuy nhiên, hầu hết các chứng ung thư bàng quan đều phát sinh ở niêm mạc của cơ quan này, nên nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị dứt điểm là tương đối cao.

6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư - Ảnh 4.

Nếu được phát hiện sớm, ung thư bàng quang hoàn toàn có thể được chữa khỏi. (Ảnh: nguồn Internet).

5. Ung thư hạch bạch huyết

Nhận định sai lầm: Nhiều người cho rằng, hạch bạch huyết bị phù to chính là biểu hiện của ung thư. Nhưng trên thực tế, các bệnh lý về khoang miệng, mũi và một số cơ quan khác cũng có thể gây ra tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết đúng: Hạch bạch huyết sưng to ở các vị trí cổ, nách, háng và không gây cảm giác đau đớn. Khoảng từ 1 đến 2 tháng sau đó, người bệnh thấy thể trọng bị suy giảm không rõ nguyên nhân, khi uống rượu sẽ có cảm giác đau hạch.

6. Ung thư da

Nhận định sai lầm: Trên da xuất hiện các khối u lành tính, có đường kính từ vài mm đến centimét có thể biến đổi màu từ hồng đến màu nâu sẫm là dấu hiệu của chứng dày sừng tiết bã chứ không phải ung thư như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Dấu hiệu nhận biết đúng: Những khối u xuất hiện trên bề mặt da nếu đi kèm với các dấu hiệu như bề mặt sần cứng, có dịch, có máu hoặc có cảm giác đau đớn khi chạm vào rất có thể là dấu hiệu báo trước ung thư da.

*Theo Sina Health

Những thách thức cho cuộc sống của trẻ em Việt Nam ngày nay

Mặc dù còn khó khăn, thiếu thốn ở một số địa phương trên cả nước, cuộc sống của gần 30 triệu trẻ em Việt Nam hiện được cải thiện hơn nhiều so với các năm trước. Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 4

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 1

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em vào năm 1990. Công ước đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản mang tính toàn cầu về một tuổi thơ tốt đẹp, mạnh khỏe và được bảo vệ. Từ khi phê chuẩn Công ước, cuộc sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực giáo dục, giảm đói nghèo, tử vong ở bà mẹ và trẻ em.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 2

Theo kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu phụ nữ và trẻ em Việt Nam năm 2014, số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non tham gia chương trình giáo dục đạt tỷ lệ 71,3%. Ở cấp tiểu học, số trẻ em nhập học đạt 98,6%; cấp THCS đạt 90,4% và cấp THPT đạt 70,7%.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 3

Phần lớn các em đều có cơ hội được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ y tế và dự kiến có tuổi thọ trung bình cao hơn các thế hệ trước. Tỷ lệ tiêm chủng cao đã giúp thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, bệnh uốn ván ở mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 4

Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng thành quả của những tiến bộ này. Trẻ em dân tộc thiểu số có khả năng không được thực hiện quyền nhiều gấp hai lần so với trẻ em dân tộc Kinh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tảo hôn, không được đi học và không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cao hơn rất nhiều ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 5

Bên cạnh những thành tích về kinh tế xã hội, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một thực tế là khoảng cách giàu nghèo, giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Có 40% trẻ em nghèo sống ở các vùng nông thôn, trong khi đó tỷ lệ trẻ em nghèo sống ở các thành phố là khoảng 10%.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 6

Tình trạng chênh lệch về giáo dục vẫn còn tồn tại với khoảng 75% trẻ em thành phố được học mẫu giáo, trong khi chỉ có 51% trẻ em nông thôn được học mẫu giáo. Điều kiện cơ sở vật chất của trẻ em vùng núi như trường học, nhà vệ sinh còn nhiều thiếu thốn.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 7

Trong khi trẻ em nông thôn, miền núi luôn được sống trong không gian thiên nhiên khá trong lành thì trẻ em thành phố hay bị “nhốt” trong nhà. Đây là tình trạng phổ biến hiện nay khi các tòa nhà cao tầng mọc san sát, thiếu sân chơi cho trẻ em. Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 2.000 điểm vườn hoa, sân chơi công cộng, trong khi số lương trẻ em lên đến gần 2 triệu.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 8

Máy vi tính, điện thoại, đồ công nghệ trở thành đồ chơi quen thuộc của trẻ em ngày nay, đặc biệt là khu vực thành thị. Nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, cảm xúc của trẻ.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 9

Nước và điều kiện vệ sinh môi trường không an toàn là nguyên nhân gây ra 50% ca bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, trong khi các số liệu năm 2008 cho thấy khoảng 20% trẻ em bị thiếu cân và suy dinh dưỡng.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 10

Nhiều trẻ em phải sống trong khói bụi, ô nhiễm từ rác thải, khí thải… Những chất gây ô nhiễm không những làm tổn hại đến sự phát triển phổi của trẻ mà nó còn vượt qua hàng rào máu não và gây tổn thương vĩnh viễn cho sự phát triển của não bộ, do đó ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 11

Không chỉ ô nhiễm từ bên ngoài mà còn xuất hiện sự ô nhiễm nặng của không khí trong nhà, thường là do sử dụng các nhiên liệu như than và củi để nấu ăn hay sưởi ấm. Điều này thường xảy ra và ảnh hưởng đến trẻ em ở vùng nông thôn.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 12

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, ở khu vực châu Á cứ 15 phút lại có một trẻ bị đuối nước. Ở nước ta mỗi năm có 6.400 người tử vong do đuối nước, trên 50% là trẻ em, trẻ vị thành niên. Nhận thấy những nguy hiểm này, nhiều bậc cha mẹ đã có ý thức cao trong việc cho trẻ luyện tập kỹ năng bơi lội. Tuy nhiên, để cho trẻ có môi trường học bơi an toàn là một trong những vấn đề cần được quan tâm và xem xét kỹ.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 13

Trong khi đó, các gia đình phải chịu áp lực hơn bao giờ hết để có đủ thu nhập trang trải các phí sử dụng dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục. Điều này đồng thời góp phần làm tăng sự chênh lệch xã hội. Với tỷ lệ di cư và tình trạng gia đình tan vỡ tăng lên, trẻ em Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cao hơn bị lạm dụng, bóc lột, bạo lực và xao nhãng.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 14

Trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan, dù họ là những người ít liên quan nhất đến nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 15

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến quyền trẻ em từ nhiều góc độ, kể cả sức khỏe, tính mạng, tiếp cận giáo dục, y tế, kinh tế gia đình…

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 16

Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta có khoảng 200.000 người bị tự kỷ. Thực tế, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay. Theo các chuyên gia, tự kỷ có thể phát hiện, can thiệp sớm để giúp trẻ sớm hòa nhập.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 17

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2016, Việt Nam ghi nhận hơn 1.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Những hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 18

Nếu như năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh tại nước ta là 112,8/100 thì trong 6 tháng năm 2016, tỷ lệ này đã đạt mức 113,4/100, tương đương cứ 100 bé gái được sinh ra có hơn 113 bé trai cũng ra đời. Các chuyên gia lo ngại, nếu tỷ số giới tính tiếp tục gia tăng và ngày càng lan rộng như hiện nay thì vấn đề về cân bằng giới của Việt Nam trong 20-25 năm sau là hết sức nghiêm trọng.

Loat 'khoanh khac vang' va tinh trang bao dong ve tre em Viet Nam hinh anh 19

Việc Việt Nam ban hành Luật Trẻ em gần đây là bước đột phá trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực bằng cách lần đầu tiên đưa ra cơ chế nhằm ngăn chặn và giải quyết bạo lực. Tuy nhiên, Luật trẻ em vẫn quy định trẻ em là những người dưới 16 tuổi, chưa phù hợp với độ tuổi quy định trong Công ước là 18 tuổi, điều này đã làm cho nhóm trẻ em 16-18 tuổi không được bảo vệ. UNICEF sẽ tiếp tục kêu gọi Việt Nam nâng độ tuổi của trẻ em trong Luật trẻ em lên 18 tuổi.

Theo QUỲNH TRANG / TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Ấn Độ và Trung Quốc: Hai câu chuyện tăng trưởng hay nhất thế giới

Bài viết dưới đây là góc nhìn về câu chuyện tăng trưởng của hai cường quốc kinh tế châu Á mà Noah Smith, nhà báo chuyên mục Bloomberg View kiêm giáo sư tài chính tại Đại học Stony Brook (Mỹ) đưa ra.

Với việc toàn cầu hóa đang đi lùi còn kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, có suy đoán cho rằng sự bùng nổ của châu Á kết thúc. Nó không kết thúc. Việc đi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là câu chuyện kinh tế quan trọng nhất trên thế giới.Để có cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng của hai nước này, hãy nhìn vào mức độ quan trọng của họ trong những năm gần đây. Dưới đây là biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước châu Á. Mỹ được thêm vào để so sánh.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều phát triển nhanh hơn nhiều so với Mỹ. Đây là điều bình thường đối với những nước nghèo, các quốc gia vẫn còn nhiều chỗ trống để đuổi kịp nước giàu. Song quy mô dân số của cả hai nước lớn, với mỗi nước có số dân nhiều gấp bốn lần dân số Mỹ, những con số phần trăm này thêm vào tổng thể rất nhiều tiền. Dưới đây là số liệu tăng trưởng đô la tổng cộng của ba nền kinh tế.

Trong thập niên qua, Đại lục thêm vào kinh tế thế giới số tiền gấp ba lần so với số tiền Mỹ cộng vào kinh tế toàn cầu. Ấn Độ, nước có mức tăng trưởng vượt Trung Quốc hồi năm ngoái, hiện nghèo hơn nhiều. Vì vậy mỗi năm, họ chỉ góp vào kinh tế thế giới khoảng 1/5 số tiền tính bằng USD so với Trung Quốc.

Hai nền kinh tế quan trọng với các nước đang phát triển vì nhiều lý do khác nhau. Ấn Độ, nước đang rất nghèo và rất đông dân, trên lý thuyết có nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong dài hạn. Số liệu chủ chốt cho Ấn Độ là tốc độ tăng trưởng theo tỷ lệ phần trăm cao, vì đây là hướng dẫn sơ bộ về lợi nhuận đầu tư mà giới đầu tư ngoại rót vốn vào nước có thể kỳ vọng. Với Trung Quốc, số liệu chủ chốt là sự tăng trưởng USD tuyệt đối, đại diện cho kích thước các thị trường mới được thêm vào mỗi năm.

Do đó các câu hỏi về tăng trưởng toàn cầu vẫn xoay quanh Trung Quốc và Ấn Độ. Thực ra có lý do rất tốt cho việc này. Nhiều thị trường mới nổi có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên thay vì sản xuất hay dịch vụ. Khi giá hàng hóa lên cao, những cái tên này thể hiện tốt song khi thế giới cần tìm tài nguyên mới hay phát minh ra công nghệ tiên tiến để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, họ chịu thiệt.

Ấn Độ và Trung Quốc thì khác. Hai nước có rất nhiều người nhưng không có nhiều tài nguyên dành cho mỗi người. Đơn cử, Trung Quốc có mỏ than lớn song hiện cũng là nước nhập khẩu than lớn. Hai quốc gia châu Á đông dân đến mức người dân phải làm ra tiền từ chính mồ hôi nước mắt của họ. Lao động, không phải đất đai, mới chính là tài nguyên cơ bản mà Ấn Độ cùng Trung Quốc đang có.

Đây là tin tốt cho sự phát triển lâu dài. Trung Quốc, Ấn Độ không chịu lời nguyền tài nguyên khắc nghiệt – sự kết hợp của chính sách ưu đãi xấu và tỷ giá hối đoái không thuận lợi, vốn neo các nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên vào trạng thái thu nhập trung bình.

Ví dụ lịch sử cho Trung Quốc và Ấn Độ đều tích cực. Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều từng là nền kinh tế nông nghiệp với nhiều người, song lại không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Các khu vực này giàu lên theo cách tương tự nhau: di chuyển dân từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ khu vực nông thôn lên khu vực thành thị, sau đó bổ sung nhiều ngành công nghiệp dịch vụ. Ấn Độ cùng Trung Quốc có vẻ như đang theo đúng hướng của những thành công buổi đầu thay vì dẫm lại dấu chân của nhiều nền kinh tế đang phát triển.

Tất nhiên, câu hỏi được đặt ra là điều này sẽ tiếp tục trong bao lâu. Những rủi ro được nhiều người biết. Tại Trung Quốc, mối đe dọa chính là bong bóng bất động sản có thể kéo tuột giới doanh nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống tài chính. Việc dân số trong độ tuổi lao động hạ trong dài hạn và nhu cầu làm sạch môi trường cũng là hai yếu tố tiêu cực. Ở Ấn Độ, câu hỏi lớn là liệu chính phủ có thể vượt qua tình trạng trì trệ và tham nhũng để cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng cùng giáo dục hay không.

Với các nước tiên tiến, điều họ cần làm quá rõ ràng. Trước hết, họ nỗ lực càng nhiều càng tốt để tạo thuận lợi cho đầu tư ở Trung Quốc, Ấn Độ cũng như xuất khẩu đến cả hai nước này. Sức khỏe của nhiều doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và Đông Á phụ thuộc vào cách họ tận dụng những cơ hội mà hai cái tên lớn này cung cấp.

Tiếp theo, họ cần sử dụng chính sách để giúp các nước này duy trì tăng trưởng, đặc biệt là Ấn Độ. Tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Ấn Độ và các nước giàu là khởi điểm. Giúp Ấn Độ xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao là biện pháp khác. Chính sách thứ ba là các nước tiên tiến nhận vào nhiều người nhập cư Ấn Độ, Trung Quốc, đặc biệt là những người có tay nghề. Những người nhập cư và con cái họ có xu hướng về đầu tư vào quê nhà, bồi đắp liên kết giữa các quốc gia. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng, tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn là một trong những hằng số hạnh phúc. Việc đảm bảo hai nước tiếp tục tăng trưởng là rất quan trọng.

Theo THU THẢO / THANH NIÊN ONLINE (2016)

Bất động sản Đông Hà Nội hút giới đầu tư

Đại diện Vinhomes Riverside cho biết, bất động sản sinh thái là lựa chọn an cư và kênh đầu tư của nhiều đại gia Hà thành.

Với quỹ đất lớn, nền tảng địa chất lành và trù phú, được bồi đắp bởi sông Hồng và sông Đuống, phía Đông Hà Nội trở thành nơi phát triển mô hình đô thị sinh thái của nhiều chủ đầu tư.

Hạ tầng giao thông khu vực liên tục được nâng cấp trong thời gian qua góp phần quan trọng trong việc phát triển loại hình nhà ở thấp tầng cao cấp ở khu vực phía Đông thủ đô. Theo hãng nghiên cứu thị trường Savills, trục phát triển chính của thị trường bất động sản Hà Nội là trục Đông – Tây. Chỉ xét riêng khu đô thị sinh thái, các dự án chủ yếu phân bổ ở khu vực phía Đông.

Ở khu vực này, giá trị bất động sản liên tục tăng trong những năm gần đây. Điều này không nằm ngoài xu hướng vận động thường thấy trên thế giới, đó là địa ốc dần phát triển dọc các con sông lớn của thành phố.

Điểm nhấn tại khu vực phía Đông là quần thể đô thị sinh thái Vinhomes Riverside của chủ đầu tư Vingroup. Nơi đây có không gian sống “3 xanh”: màu xanh của cây cỏ, của nước và màu xanh của khoảng trời thoáng đãng, không bị che khuất bởi khói bụi hay những tòa nhà cao tầng.

Quần thể đô thị sinh thái Vinhomes Riverside

Quần thể đô thị sinh thái Vinhomes Riverside.

Vinhomes Riverside sở hữu lượng lớn tài nguyên xanh: khoảng 4.600 cây bóng mát, tầm 1.200 gốc cây cổ thụ, 150.000m2 thảm cỏ và gần 25.000m2 dành cho các loại hoa. Số cư dân đang sinh sống tại đây hơn 3.000 người, theo đó, mật độ xanh trung bình từ 60 đến 70m2 trên một cư dân. Theo đại diện chủ đầu tư, đây là tỷ lệ cao, ngang ngửa với các quốc gia “xanh” trên thế giới như Singapore, Hà Lan…

Cô Phan Hạnh (56 tuổi) – cư dân của Vinhomes Riverside, cho biết: “Tôi dọn về đây ở được 3 năm. Từ ngày chuyển về, tôi cảm thấy cuộc sống vui vẻ, thoải mái khi không phải đối mặt với khói bụi, tiếng ồn mỗi ngày, sức khỏe cũng tốt hẳn lên. Hàng ngày, tôi thích đi dạo trong khu đô thị, ngắm nhìn cảnh vật thay đổi, cây cối đâm chồi nảy lộc, thấy thêm yêu thiên nhiên và cuộc sống tại đây”.

Tiếp nối không gian xanh lên tới 60ha và 12,8km kênh đào thừa hưởng từ giai đoạn một, phân khu mới nhất Vinhomes Riverside – The Harmony tiếp tục bổ sung 10,5ha cây xanh, 6km kênh đào và 12,4ha hồ điều hòa trung tâm.

Hồ điều hòa 12,4ha - ngọc xanh giữa lòng khu đô thị Vinhomes Riverside

Hồ điều hòa 12,4ha – điểm nhấn “xanh” giữa lòng khu đô thị Vinhomes Riverside.

Bên cạnh đó, gần đây chủ đầu tư chính thức ra mắt tiểu khu Hướng Dương mang kiến trúc Đông Dương – hội tụ tinh hoa của kiến trúc dân gian Việt Nam và cổ điển Pháp.

Các biệt thự của tiểu khu Hướng Dương có hệ thống mái dốc truyền thống, cửa kính 2 lớp cách nhiệt cùng những họa tiết trang trí đậm chất Á Đông. Sống tại những căn biệt thự đậm chất thơ, chủ nhân sẽ có cảm giác như đang nghỉ dưỡng ở những resort cao cấp giữa thiên nhiên và hệ thống tiện ích đắt giá như: sân tập golf hướng hồ, nhà hàng nổi, clubhouse, bể bơi vô cực…

Chọn an cư tại Vinhomes Riverside, cư dân được hưởng thụ cuộc sống sinh thái yên bình biệt lập chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 9 phút lái xe.

Thu Ngân

Doanh nghiệp quân đội đang kinh doanh những lĩnh vực gì?

Dù số lượng không quá nhiều nhưng các doanh nghiệp quốc phòng đang giữ vị thế lớn ở nhiều lĩnh vực.

Bộ Quốc phòng hiện là bộ trực tiếp quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty với hơn 20 doanh nghiệp trực thuộc. Do đặc thù hoạt động, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng – bất động sản, viễn thông, tài chính, logistics, cơ khí, xăng dầu, cho tới nông nghiệp.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động đang trở thành những doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình như Viettel, Ngân hàng Quân đội, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội hay Tổng công ty Đông Bắc…

Đứng đầu trong danh sách này là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Dù chỉ là doanh nghiệp duy nhất của Bộ Quốc phòng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nhưng Viettel lại là đơn vị đang giữ vị thế lớn nhất trên thị trường và tạo sự cách biệt lớn với hai nhà mạng đứng sau là VinaPhone và Mobifone.

Năm 2016, Viettel đạt hơn 226.000 tỷ đồng doanh thu, xấp xỉ 10 tỷ USD và hơn 43.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tổng doanh thu của Viettel cũng gấp gần 3 lần doanh thu của VinaPhone và Mobifone cộng lại, đồng thời là đơn vị đang đóng góp vào ngân sách lớn nhất trong số các doanh nghiệp quốc phòng, đạt trên 40.000 tỷ đồng.

doanh-nghiep-quan-doi-dang-kinh-doanh-nhung-linh-vuc-gi

Viettel là doanh nghiệp quốc phòng đứng đầu về đóng góp vào ngân sách với hơn 40.000 tỷ đồng.

Không chỉ ở thị trường trong nước, Viettel cũng là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động ra nước ngoài. Tính đến năm 2016, Tổng công ty Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) – công ty con của Viettel, có 35 triệu thuê bao trên 9 thị trường quốc tế, cung cấp dịch vụ tới khách hàng trải dài từ châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Kết thúc năm, doanh nghiệp này đạt hơn 15.300 tỷ đồng doanh thu, nhưng báo lỗ hơn 3.000 tỷ đồng do tỷ giá, chủ yếu tại thị trường Mozambique.

Một cái tên thường được nhắc đến ngay sau Viettel là Ngân hàng Quân đội (MBB). Nhà băng này cũng thuộc top một trong những ngân hàng lớn nhất hiện nay và được xét trong nhóm “Big 4” của thị trường. Được niêm yết từ năm 2011 nhưng phải đến đầu năm 2017 và đặc biệt là cuối tháng 5/2017, cổ phiếu MBB mới thực sự thăng hoa và đưa vốn hóa thị trường của Ngân hàng Quân đội lên hơn 38.000 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý I/2017, MBB đạt tổng tài sản hơn 250.000 tỷ với vốn điều lệ hơn 17.000 tỷ đồng. Năm 2016, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này cũng đạt tới 24% – cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực Logistics, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn giữ thị phần container xuất nhập khẩu trên 85% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước. Doanh nghiệp này ghi nhận hơn 17.200 tỷ đồng doanh thu và gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2016, với hệ thống 19 cảng biển tại TP HCM, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Hải Phòng…

Tương tự Viettel và Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipecorp) cũng là doanh nghiệp lớn dù là doanh nghiệp duy nhất của Bộ Quốc Phòng hoạt động trong lĩnh vực này. Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trên thị trường xăng dầu nội địa, cung ứng các chủng loại xăng dầu, mỡ nhờn cho quốc phòng và các đối tượng kinh tế khác.

Các đơn vị thành viên Mipecorp trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 58 tỉnh, thành phố với gần 100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc Tổng công ty và hàng trăm cửa hàng đại lý. Năm 2016, doanh nghiệp này đạt hơn 8.500 tỷ đồng doanh thu và 130 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Trong số hơn 20 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực hàng không, chủ yếu phục vụ hoạt động bay dầu khí và cho thuê chuyên nghiệp. Đơn vị này đang sở hữu đội ngũ phi công 120 người với 28 chiếc trực thăng, theo kế hoạch đội bay sẽ tăng lên 36 chiếc vào năm 2020.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Tổng công ty 15 cũng là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trồng cao su và khai thác cao su thiên nhiên. Tuy nhiên với đà lao dốc của giá mặt hàng này trong những năm gần đây, hoạt động của Tổng công ty 15 dần trở nên mờ nhạt so với những doanh nghiệp khác trong nhóm.

Với xây dựng – bất động sản, Tổng công ty 36 và Tổng công ty 319 là những doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng nổi trội nhất. Năm 2016, Tổng công ty 319 đạt gần 9.400 tỷ đồng doanh thu và gần 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Hoạt động chính của doanh nghiệp này là đầu tư hạ tầng giao thông thông qua các dự án BT, BOT và đầu tư bất động sản.

Trong khi đó, Tổng công ty 36 lại hướng tới hoạt động thi công xây lắp và xây dựng cơ bản (chiếm trên 80% tổng doanh thu). Năm 2016, tổng doanh thu của doanh nghiệp này đạt gần 3.700 tỷ đồng, so với quy mô tổng tài sản gần 7.000 tỷ. Những năm gần đây, giá trị doanh thu của doanh nghiệp luôn duy trì ở mức cao, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 12% mỗi năm.

Cùng xuất phát từ Binh đoàn 11, Tổng công ty Thành An góp mặt trong nhiều công trình trọng điểm như Nhà ga T1 Sân bay Nội Bài, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai cơ sở II, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba – Đồng Hới, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cùng một số dự án BOT Quốc lộ 1; còn Tổng công ty 789 lại nổi bật với hoạt động xây dựng dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong số này, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty xây dựng Lũng Lô là đơn vị có thế mạnh trong xây lắp các công trình thủy điện. Trường Sơn cũng là đơn vị lắp đặt đường dây tải điện 500Kv Bắc Nam và nhiều công trình thủy điện miền Trung, trong khi Lũng Lô từng nhận những công trình hàng trăm tỷ đồng từ Tổng công ty Điện lực Việt Nam thi công đường hầm Thủy điện Đa Him và Thủy điện Hàm Thuận.

Với lĩnh vực hoạt động khá chuyên biệt, Tổng công ty Hợp tác Kinh tế đầu tư chủ yếu vào các công trình tại Lào và 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, trong khi Tổng công ty xây dựng Công trình Hàng Không (ACC) sản xuất chủ yếu các sản phẩm bê tông cho các dự án lớn.

Với lĩnh vực đóng tàu, hai doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ Quốc phòng đang hoạt động này gồm Tổng công ty Sông Thu và Tổng công ty Ba Son, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp hoạt động với một đặc thù riêng.

Trong khi hoạt động chính của Ba Son hướng đến loại tàu chở hàng tổng hợp và tàu container (chiếm trên 50% số sản phẩm trong những năm gần đây), thì Sông Thu hướng tới các sản phẩm mang công năng riêng biệt như tàu công trình, tàu tuần tra quốc phòng và tàu đa năng xử lý các sự cố trên biển.

Minh Sơn/VNNet